Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 13
lượt xem 21
download
Thảo luận để chọn người tham gia phụ trách tổ chức thực hiện kế hoạch. Thường thường nếu các thành viên dự án phụ trách phần việc nào thì người ấy chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phần đó. Người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch là người thuộc ban quản lý dự án hoặc là người do ban quản lý cử để tổ chức thực hiện từng phần việc cụ thể trong kế hoạch. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 13
- rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc công việc. Nếu xác định thời gian thực hiện kế hoạch đối với dự án xây dựng cơ bản thì phải lưu ý tránh lúc thời vụ của người tham gia dự án và tránh thời tiết không thuận lợi. Bước 5: Thảo luận để chọn người tham gia phụ trách tổ chức thực hiện kế hoạch. Thường thường nếu các thành viên dự án phụ trách phần việc nào thì người ấy chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phần đó. Người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch là người thuộc ban quản lý dự án hoặc là người do ban quản lý cử để tổ chức thực hiện từng phần việc cụ thể trong kế hoạch. Ví dụ bản kế hoạch chi tiết về các hoạt động xây dựng trạm bơm xã Đồng Liên thuộc dự án "Nghiên cứu giảm nghèo tại các địa phương Việt Nam" như sau: Bảng 5.2. Kê hoạch chi tiết xây dựng trạm bơm xã Đồng Liên Địa điểm Thời gian Người chịu TT Công việc Đơn KL Đơn giá Kinh phí (VNĐ) Đóng góp thực hiện thực hiện Tồng số Từ dự án trách nhiệm vị của dân chính tính m3 1 Đào đắp 252 11.010 2.777.823 2.777.823 Xóm Đá 1/10-15/11/ ông Mười kênh Gân 2001 UBND xã 2 Xây kênh ông Sơn C.Ty XD thuỷ lợi tỉnh m3 - Gạch xây 32.6 228.250 7.440.950 7.440.950 xóm Đá 5/12 25/12j vữ a Gân 2001 m3 - Bê tông 0 08 396.512 31.721 31.721 - - - giằng móng m2 Trát vữa xi 158 5.897 931.725 931.726 - - - măng M100 3 Mua máy cái 1 18860000 18.860.000 18.860.000 xóm Đá 1-10/12/ ông Sơn bơm Gân 2001 1.4.2. Tập huấn kỹ thuật cho nông dân * Chọn học viên Cần biết ai là người chủ chốt trong gia đình sẽ thực hiện kỹ thuật của dự án để mời người đó tham dự tập huấn. Ví dụ: Kỹ thuật mới sẽ áp dung là trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp thì phần lớn nam giới và thanh niên thực hiện kỹ thuật đó. Kỹ thuật mới là trồng ngô, lúa, đỗ, lạc giống mới và bón phân hoá học cho các cây trồng này thì phần lớn là phụ nữ thực hiện các kỹ thuật này. Một dự án nọ mở 5 lớp tập huấn cho 1 50 học viên, trong đó chỉ có 35 người là nữ . Đến khi đánh giá dự án thì chỉ có 46 nam giới trực tiếp thực hiện kỹ thuật, 18 người hướng dẫn cho vợ con làm, 69 người khác không làm cũng không hướng dẫn cho mọi người trong gia đình. Nhìn chung cần phải quan lâm một cách thích dáng lới tỷ lệ phụ nữ tham gia tập 71
- huấn kỹ thuật. * Đặc điểm của học viên - nông dân. - Làm việc suốt ngày, ít khi ngồi hội họp và học tập kéo dài. - Khó nhớ các bài học lý thuyết nhưng nếu được xem việc làm cụ thể, họ bắt chước rất nhanh. - Khi ngồi nghe giảng kéo dài, họ sẽ buồn ngủ. nói chuyện hoặc làm việc riêng (đan, vá… ) - Khó nhớ các lừ ngữ khoa học, các tên nước ngoài. * Phương pháp tổ chức lớp học và giảng dạy cho nông dân Với các đặc điểm trên của nông dân, việc tổ chức lớp học và giảng dạy cho nông dân phải chú ý một số vấn đề sau: Một khoá học không nên quá dài, thường từ 1 - 3 ngày là phù hợp. Lớp học không nên quá đông, thường từ 15 - 30 người là phù hợp. Tập huấn vào đầu mùa vụ để nông dân áp dụng ngay sau khi học xong. Ví dụ: tập huấn trồng ngô CVI khi mùa vụ trồng ngô bắt đầu. Phải thay đổi nội dung giảng dạy thường xuyên. Ví dụ: sáng nghe lý thuyết, chiều thực hành. Hoặc vừa học lý thuyết vừa xen kẽ xem bằng vi deo thực hành. Bài giảng phải ngắn gọn nhưng đủ ý quan trọng. Lời nói phải giản dị, gần gũi với những từ thường dùng của địa phương. Những chỗ quan trọng cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Sử dụng phương pháp đối thoại trong khi giảng dạy. Nên thay việc đọc bài giảng bằng các cuộc thảo luận. tranh luận, phân tích theo nhóm, hỏi đáp và trao đổi kinh nghiệm giữa các nhóm. Việc thảo luận nhóm sau khi thực hành, tham quan là hết sức cần thiết. Trong khi giảng tăng cường khen ngợi, hết sức hạn chế phê bình. Tăng cường dùng hình vẽ, phim slide, vi deo, các mẫu vật... Tăng cường thực hành (thực hành nhiều hơn lý thuyết) vì rằng một người có thể nhớ 10% những gì anh ta nghe, 50% những gì anh ta đã thấy và 90% những gì anh ta đã nghe, thấy và làm. Trong khoá học nên tổ chức cho học viên đi thăm quan các mô hình trình diễn của các nông dân khác. Học viên - nông dân sẽ có suy nghĩ các nông dân khác làm được, mình cũng làm được Chuyến thăm quan này cũng có thể trở thành phần thưởng cho những người nông dân có mô hình trình diễn. Cần giành quyền cho chủ nhà giới thiệu những cây trồng, vật nuôi mà họ đã gây dựng thành công, giãi bày những kinh nghiệm, những thành công và thất bại của họ. Như vậy sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với cán bộ thuyết trình. Sau chuyến thăm quan cấp chia học viên thành các nhóm thảo luận về những gì học viên đã học hỏi được và cảm tưởng của họ. Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, làm như vậy sẽ bổ sung được kiến thức cho nhau giữa các nhóm và làm cho lớp học sôi nổi hơn. 72
- Cán bộ kỹ thuật khó có thể tập huấn cho tất cả nông dân ở vùng dự án. Tốt nhất là tập huấn cho đại diện các thôn, bản (thường là trưởng bản, đội trưởng sản xuất, những người sản xuất giỏi yêu thích kỹ thuật mới, nhiệt tình với công tác xã hội), đào tạo họ trở thành giáo viên để họ tập huấn lại cho nông dân trong thôn bản của họ. Các lớp học thôn bản chủ yếu là thực hành, giáo viên vừa làm, vừa giảng giải cho bà con trong thôn bản. Thời gian một khoá học ở thôn bản chỉ bằng 1/2 đến 1/3 thời gian khoá học do cán bộ kỹ thuật giảng. Địa điểm học là vườn, đồi, bãi, ruộng của một nông dân nào đó trong bản. ưu điểm của "giáo viên thôn bản" là họ nói dễ hiểu và có thể dùng tiếng dân tộc giảng giải cho bà con. Cán bộ kỹ thuật dự án phải kết hợp chặt chẽ với trưởng bản hoặc đội trưởng sản xuất để tổ chức lớp học thôn bản và theo dõi suất quá trình diễn ra lớp học này. Muốn vậy phải chỉ rõ mỗi cán bộ kỹ thuật phụ trách mấy bản và họ phải tổ chức tập huấn theo kiểu cuốn chiếu. Nếu không làm được như trên sẽ không bao giờ có lớp học thôn bản. 1 5. Khởi đầu của một kỹ thuật và xây dựng mô hình mẫu Bước đầu áp dụng một kỹ thuật nào đó cho nông dân trong vùng dự án là bước quyết định cho sự thắng lợi hay thất bại sau này của kỹ thuật đó. Vì thế cán bộ kỹ thuật dự án phải chuẩn bị chu đáo cả về người hướng dẫn kỹ thuật và vật tư kỹ thuật và dự đoán các tình huống xẩy ra để có phương án giải quyết kịp thời. Cần huy động tất cả các cán bộ kỹ thuật, các trưởng thôn, đội trưởng sản xuất, các "giáo viên thôn bản" vừa giám sát kỹ thuật vừa hướng dẫn tất cả nông dân tham gia dự án làm đúng kỹ thuật. Một số dự án do thiếu kiểm tra, giám sát và hướng dẫn nông dân trong bước ban đầu áp dụng kỹ thuật của dự án nên đã xảy ra các hiện tượng sau: Phát cây ăn quả nhưng nông dân để sau 1 -2 tuấn mới trồng, cây bị chết héo, một số trồng nhưng đào hố bé không bón phân, không tưới nước, một số khác trồng vào gần bờ tre, gần gốc các cây to. . . Các hộ nông dân đều nhận hạt giống cây họ đậu để làm SALT, nhưng một số không trồng, còn số khác thì trồng làm hàng rào vườn hoặc trồng trên đất dốc nhưng không theo đường đồng mức. Mặc dù kỹ thuật trong giống ngô mới đã được giảng giải nh~mg đại bộ phận nông dân vẫn trồng theo mật độ cũ là khóm cách khóm im và mỗi khóm có 5-6 cây ngô... Những sai sót trên khó có thể khắc phục được ngay mà phải chờ tới mùa vụ khác. Bước khởi đầu của một kỹ thuật cũng nên chú ý chọn hộ làm mô hình mẫu cho kỹ thuật đó. Hộ được chọn làm mô hình mẫu cần theo các tiêu chuẩn sau: Vị trí làm mô hình mẫu để quan sát, thăm quan. Thực sự say mê với kỹ thuật được áp dụng. Có điều kiện (nhân lực, kinh phố để thực hiện tết mô hình. Các hộ làm mô hình mẫu nên làm quy mô 1 lớn gấp 2 - 3 lần các hộ khác. 73
- 1.6. Khuyến cáo mở rộng mô hình và áp dụng các kỹ thuật khác cho nông dân Nếu dự án tiến hành vài năm thì sau mỗi năm cần lập kế hoạch khuyến cáo mở rộng các kỹ thuật đã áp dụng đạt kết quả tốt cho năm tới. Kế hoạch này có thể điều chỉnh lại . kế hoạch đặt ra từ ban đầu nay thấy không phù hợp. Ví dụ: theo kế hoạch ban đầu của ' dự án là năm 1995 áp dụng trồng giống ngô CVI cho 100 gia đình và giống lúa bao thai cấp 1 cho 50 gia đình, sang năm 1996 sẽ phố triển cho 200 gia đình trồng giống ngô CV1 và 80 gia đình trồng lúa bao thai cấp I. Nhưng cuối năm 1995 thấy rằng vì khó khăn trong canh tác và bảo quản ngô nên có rất ít gia đình quan tâm đến giống ngô mới, nhưng nhiều gia đình quan tâm đến giống lúa mới. Như vậy ta phải điều chỉnh lại kế hoạch trồng ngô và lúa năm 1996. Việc mở rộng áp dụng kỹ thuật cũng cần tiến hành tuần tự các bước như xác định quy mô, chọn hộ nông dân mới, tập huấn kỹ thuật, dự trù vật tư, kinh phí (của nông dân là chính), hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra... Ngoài việc mở rộng các kỹ thuật đã áp dụng trước đây, mỗi năm tiếp theo cần khuyến cáo nông dân áp dụng thêm một vài kỹ thuật mới, Việc phổ triển tăng thêm các kỹ thuật mới nên tiến hành theo kiểu hình chóp ngược sau đây: Năm thứ ba D G N L V M B N: Ngô Năm thứ hai L: Lúa G N L V M Năm thứ nhất V: Vải N L V M: Mận G: Gà D: Dê B: Bò Việc tăng thêm kỹ thuật nào trong từng năm cần được dự kiến khi lập kế hoạch ban đầu của dự án, tuy nhiên sau mỗi năm cần khẳng định lại hoặc điều chỉnh lại. Việc thực hiện các kỹ thuật mới cũng phải tiến hành theo các bước như xác định quy mô áp dụng (khối lượng công việc), dự trù vật tư, kinh phí, chọn hộ nông dân, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra, đôn đốc... 2. KIỀM TRA, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 2.1. Kiểm tra dự án Kiểm tra dự án là hoạt động xem xét và nhìn nhận lại các công việc của dự án đã được thực hiện. Các công việc đó có được thực hiện đúng tiến độ không? Có đúng như thiết kế ban đầu đã được phê duyệt hay không? Thông qua kiểm tra, ban quản lý dự án kịp thời điều chỉnh những sai lệch nhằm đảm bảo cho dự án được triển khai đúng như đã định. Công việc kiểm tra cần tiến hành nhẹ nhàng nhưng có hiệu quả, không làm căng thẳng gây tác động xấu tới người bị kiểm tra, làm cho người bị kiểm tra cảm thấy sợ 74
- hãi. Nên thực hiện một cách linh hoạt. Tốt nhất nên lựa chọn phương pháp kiểm tra mềm dẻo, biến kiểm tra thành tự kiểm tra. Nên thực hiện một cách tinh tế, lựa chọn người kiểm tra từ cộng đồng để kiểm tra người thực hiện trong cộng đồng sẽ đảm bảo được kiểm tra thường xuyên, sát thực và giảm bớt được sự căng thẳng do tâm lý bị kiểm tra. Trong suốt quá trình thực hiện dự án cần kiểm tra một cách thường xuyên. Kiểm tra thường xuyên sẽ phát hiện kịp thời các sai sót kỹ thuật để uốn nắm ngay. Kiểm tra thường xuyên sẽ thu thập được ý kiến của nông dân về những khó khăn trong quá trình họ áp dụng kỹ thuật để giúp đỡ họ kịp thời hoặc cải tiến công việc cho các lần sau. Kiểm tra còn nhằm thăm dò tư tưởng của nông dân về kỹ thuật họ đang áp dụng (tác dụng tết hay xấu? Năm tới họ còn áp dụng hay không? Có nhiều gia đình quan tâm đến kỹ thuật đó không và năm tới liệu có mở rộng được quy mô của kỹ thuật đó không?) Sau môi lần kiểm tra, cần kiểm điểm lại ngay trong ban quản lý dự án, các cán bộ kỹ thuật dự án và các nông dân tham gia dự án về các vấn đề sau: Khâu trì trệ chính nằm ở đâu? Những phần công việc của ai làm chưa tốt? Kế hoạch công việc đã hợp lý chưa và có cần thay đổi không? Nhân sự đã hợp lý chưa? có cần thay đổi không? Mối quan hệ của các thành viên quản lý dự án cổ vấn đề gì không? Kinh phí của dự án có được sử dụng hiệu quả tối đa hay không? Kiểm tra kết hợp với đánh giá sơ bộ khi kết thúc một mùa vụ trồng trọt (lúa, ngô, khoai...) hoặc một chu kỳ của vật nuôi (chu kỳ đẻ trứng, chu kỳ tiết sữa, kết thúc giai đoạn nuôi lợn thịt...) . Tuy đánh giá sơ bộ nhưng có thể biết được sự thành công hay thất bại của kỹ thuật và triển vọng của việc áp dụng kỹ thuật đó sau này. Phải đưa ra được các biện pháp khắc phục những tồn tại. Nghĩa là khi phát hiện ra những điểm chưa hợp lý, người kiểm tra phải đưa ra được các giải pháp khắc phục đảm bảo cho công việc được thực hiện bình thường. Khi đi kiểm tra, đánh giá sơ bộ nên quay phim, chụp ảnh để ghi lại các hình ảnh nhằm sử dụng vào việc khuyến cáo hoặc tập huấn kỹ thuật cho riêng dân sau thời kỳ dự án và các hội nghị nghiệm thu, tổng kết. Yêu cầu của công tác kiểm tra Phải phản ánh đúng tính chất và sự thật của các hoạt động. Phải phản ánh được những điểm mạnh, yếu về cách thức tổ chức hoạt động, điều hành, phối hợp trong dự án. 75
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Máy điều khiển số và Robot công nghiệp
176 p | 548 | 194
-
Giáo trình máy tiện và gia công trên máy tiện part 10
25 p | 244 | 96
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 1
6 p | 406 | 93
-
Giáo trình máy tiện và gia công trên máy tiện part 9
29 p | 275 | 88
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 2
6 p | 156 | 55
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 5
6 p | 167 | 35
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 3
6 p | 140 | 32
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 10
6 p | 101 | 31
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 4
6 p | 120 | 30
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 12
5 p | 150 | 30
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 6
6 p | 122 | 29
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 9
6 p | 118 | 28
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 14
5 p | 91 | 26
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 15
5 p | 109 | 26
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 8
6 p | 114 | 25
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 11
5 p | 150 | 24
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 7
6 p | 91 | 22
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn