Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 15
lượt xem 26
download
Tham khảo tài liệu 'giáo trình máy cnc và robot công nghiệp 15', kỹ thuật - công nghệ, cơ khí - chế tạo máy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 15
- Việc đánh giá thực hiện dự án phải phân định được các yếu tố khách quan và chủ quan, từ đó chỉ ra cho người thực hiện biết được chỗ nào họ có thể chủ động khắc phục tránh được những rủi ro không đáng có. Việc đánh giá chi tiết đối với mỗi dự án phụ thuộc vào từng nội dung hoạt động của mỗi dự án, nhưng về cơ bản việc đánh giá mỗi dự án đều phải đưa ra được các nội dung chủ yếu sau. 2.3.2.1 . Đánh giá tiên độ thực hiện dự án Đánh giá tiến độ thực hiện dự án là việc xem xét thời gian thực hiện triển khai thực hiện các nội dung của dự án có đúng thời gian đã dự định hay không, nhanh chậm thế nào, phân tích nguyên nhân gì đã giúp cho chúng ta hoàn thành công việc nhanh hơn so với dự kiến. Nếu hoàn thành công việc chậm hơn so với dụ kiến thì tại sao? Các bên tham gia dự án có thực hiện đúng cam kết của mình để mỗi công việc được hoàn thành đúng thời gian đã ghi trong dự án hay không? Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho lần sau. 2.3.2.2. Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính quản Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính là xem xét lại việc sử dụng kinh phí chi tiêu tiền của dự án có đúng theo các nguyên tắc đã được quy định cho dự án không? Có đảm bảo đúng các khoản mục đã được ghi trong dự án và có phù hợp với định chế của Chính phủ không? Từ đó rút kinh nghiệm cho các dự án khác. 2.3.2.3. Đánh giá về việc tổ chức phối hợp thực hiện giữa các bên tham gia của dự án và kết quả thực hiện triển khai dự án. Đánh giá về việc tổ chức, phối hợp thực hiện giữa các thành phần tham gia dự án là việc phân tích xem công tác tổ chức, cách phối hợp các thành phần tham gia trong dự án như thế nào, đã hợp lý hay chưa? Những nguyên nhân làm hạn chế thành công là những nguyên nhân nào, có phải do cách thức tổ chức, phối hợp giữa các thành phần với nhau chùn hợp lý hay không. Xin lấy ví dụ về một dự án trồng cây vải: Trước khi cung cấp cấy giống cho các hộ nông dân trong, dự án đã mời các chuyên gia đến tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng trọt như chọn dết trồng, kích thước hố đào, kỹ thuật trồng và bón phân. Sau một tháng kể từ ngày cấp cây giống, cán bộ dự án đi kiểm tra và thấy một số hộ để cây chết khô ở nhà, một số hộ khác có trồng vải nhưng lại không biết chọn khu vực trồng cho hợp lý. Phân tích nguyên nhân thì thấy sai lầm do công tác tổ chức. Cán bộ dự án đã không thuê chuyên gia kỹ thuật để giám sát các hộ, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể cho từng hộ tại vườn của họ, nên các hộ đã không biết phải trồng vải như thế nào, ở đâu và trồng khi nào. Bài học rút ra từ dự án trên là muốn nâng cao hiệu quả của dự án thì phải kết hợp chặt chẽ giữa hướng dẫn kỹ thuật trên lớp với hướng dẫn tại chỗ, và cả hai khâu này người hướng dẫn phải là một, họ phải có quá trình làm việc liên tục từ đầu tới cuối với công việc đó, họ sẽ biết phải giúp đỡ người nông dân như thế nào để nâng cao hiệu 81
- quả của dự án. Ngoài ra còn cần đánh giá sự phối hợp giữa các dự án trên cùng một địa bàn. Đánh giá xem các dự án đã phối hợp với nhau những hoạt động gì? và hiệu quả của sự phối hợp đó. Ví dụ khi thực hiện tiểu dự án thuỷ lợi tại xã Đồng Liên, Trung tâm nghiên cứu giảm nghèo Thái Nguyên đã phối hợp với dự án "cứng hoá kênh mương nội đồng" của tỉnh Thái Nguyên và nguồn lực của địa phương. Trung tâm cung cấp kinh phí xây trạm, kênh nổi, dự án của tỉnh cung cấp kinh phí xây dựng mương chìm, còn nhân dân thì đào đắp kênh mương. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đã tăng lên nhiều lần nhờ sự phối hợp đó. 2.3.2.4. Đánh giá kỹ thuật của dự án Là xem xét lại những kỹ thuật mà dự án đã đưa ra có phải là những vấn đề mới không, tính mới mẻ của nó được thể hiện như thế nào. Quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật của từng công việc có đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra không, nếu không thì nguyên nhân dẫn tới sai lầm từ đâu. Ví dụ: Chương trình phát triển cây vải ở xã Q.K, huyện ĐH năm 1998 đã gặp rủi ro. Mặc dù số vải do cán bộ dự án cấp đã được chọn rất kỹ nhưng sau khi trồng thì số vải ấy đã chết khoảng 90%, gây mất lòng tin ở người dân. Tìm hiểu nguyên nhân, cán bộ dự án được biết đó là do người dân trồng vải không đúng thời điểm. Người dân đã đem trồng những cành vải ngay sau cơn mưa, khi nắng lên, đất nóng làm cho cây vải chết hàng loạt Những giáo viên đến đây chỉ hướng dẫn kỹ thuật đào hố, bón phân, đặt cành nhưng họ lại quên không nhắc người dân trồng cành vải vào lúc thời tiết như thế nào. 2.3.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tê'xãllội của dự án Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án là việc nhìn nhận lại xem dự án đem lại lợi ích về mặt kinh tế, xã hội như thế nào cho cộng đồng dân cư cũng như toàn xã hội. Trên thực tế có những dự án sau khi kết thúc chúng ta có thể đánh giá được ngay hiệu quả kinh tế, xã hội của nó nhưng cũng có những dự án thì sau khi kết thúc đòi hỏi cần phải có một thời gian nữa mới có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội mà nó mang lại. So sánh hiệu quả kinh tế. Là phân tích đối chiếu hiệu quả kinh tế (mức tăng thu nhập, mức tăng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận vốn) thu được sau khi có dự án so với khi chưa có dự án. So sánh hiệu quả xã hội: Là phân tích đối chiếu mức độ ảnh hưởng về mặt xã hội như sự tăng nhận thức của người dân, ý thức cộng đồng, khả năng tiếp cận các kỹ thuật mới v.v... so sánh hiệu quả sau khi có dự án với trước khi có dự án. 2.3.2.6. Đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường sinh thái. Hiện nay vấn đề môi trường là một vấn đề bức xúc của toàn cầu vì vậy các nhà 82
- hoạch định chính sách cũng như các nhà thực thi chính sách đều quan tâm tới vấn đề môi trường. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới môi trường của một dự án như thế nào chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Dự án có gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí hay không? Có giúp cho môi trường nước, không khí trong sạch hơn không? Có ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái động, thực vật hay không? Thường để đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường tốt hay xấu, người ta sử dụng một số chỉ tiêu sau: Mức độ giảm xói mòn đất Mức độ tăng tỷ lệ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Mức độ ô nhiễm nguồn nước, mức độ làm trong sạch nguồn nước. Mức độ tăng số lượng động thực vật, mức độ tăng số loài động thực vật. Chẳng hạn, một dự án về trồng rừng thì rõ ràng tạo ra một hệ thực vật phủ xanh đất, chống xói mòn, làm cho sạch bầu không khí. Nhưng nếu là một dự án xây dựng một nhà máy sản xuất giấy thì rõ ràng quá trình sản xuất phải sử dụng tới hoá chất và đương nhiên nó sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, không khí. 2.3.2.7. Đánh giá khả năng triển khai mở rộng Là quá trình phân tích, xem kết quả của dự án có thể áp dụng rộng rãi cho các vùng khác hay không, nếu áp dụng được thì cần có điều kiện gì? Ví dụ đặt ra câu hỏi: Mô hình xây dựng trạm bơm nước nhỏ bằng sử dụng máy bơm đầu là mô hình có thể áp dụng rộng rãi cho các vùng địa hình đồi núi, đồng ruộng nằm rải rác hay không? Khi thảo luận, người dân đánh giá như sau: Cần vốn đầu tư ít, phù hợp với vùng có mức thu nhập thấp. Máy dễ mua, dễ sử dụng, dễ sửa chữa thay thế phụ tùng. Dễ vận chuyển để tưới di động, phù hợp cho vùng chưa có lưới điện. Vì vậy có thể áp dụng cho các vùng miền núi rộng rãi được. 3. TỔNG KẾT DỰ ÁN Cần phải nói rõ thời hạn kết thúc dự án từ khi bắt đầu dự án và kết thúc dự án đúng thời hạn. Làm như vậy không tạo ra sự trông chờ của nông dân vào sự giúp đỡ của dự án một cách vô thời hạn. Nó tạo ra tinh thần làm việc khẩn trương của cán bộ dự án, còn người dân địa phương thấy rõ ràng mình chỉ có thể tranh thủ dự án trong thời gian này, cần phải tích cực học hỏi để khi kết thúc dự án họ có thể tự áp dụng các kỹ thuật mới được. Tổng kết dự án nên tiến hành ở từng thôn bản và tổng kết chung cho cả vùng dự án. Không nên tổ chức phô trương hoặc quá tốn kém. Việc tổng kết này nhằm thu hồi các ý kiến của nông dân về dự án, đồng thời trao đổi kinh nghiệm giữa các nhóm nông dân và tuyên truyền mở rộng áp dụng các kỹ thuật đã thực hiện. 83
- Thông thường khi một dự án kết thúc người ta tổ chức hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn nhận lại quá trình thực hiện dự án, đánh giá về những thành công và chưa thành công, phân tích các nguyên nhân thất bại, lấy đó làm các bài học để tránh vấp phải những sai lầm cho các dự án sau. Tổ chức một hội nghị tổng kết bao gồm các phần việc sau: * Xác định những người tham gia hội nghị: Thành phần tham gia hội nghị gồm các tổ chức tài trợ, cơ quan quản lý cấp trên, đại diện chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã, thôn), đại diện các đơn vị, các cá nhân tham gia thực hiện dự án, đại diện nhân dân vùng hưởng lợi từ dự án. Đối với một số dự án có thể mời thêm đại diện các tổ chức phi Chính phủ (NGO) hoặc các quan sát viên, cơ quan thông tấn, truyền hình v.v... * Thành lập ban tổ chức hội nghị tổng kết Để tổ chức một hội nghị nói chung, hội nghị tổng kết dự án nói riêng được chu đáo thì phải thành lập ban tổ chức hội nghị tuỳ theo quy mô, nội dung của từng hội nghị mà xác định số lượng người tham gia ban tổ chức hội nghị nhiều hay ít. Đối với hội nghị tổng kết một dự án, thường thành lập ban tổ chức từ ba đến năm người. * Công tác chuẩn bị hội nghị: Công tác chuẩn bị có ảnh hưởng lớn tới sự thành công của hội nghị. Công tác chuẩn bị bao gồm những công việc sau: - Viết báo cáo và nhân bản báo cáo - Xác định thời gian hội thảo phù hợp - In ấn giấy mời, gửi giấy mời và thu nhận thông tin phản hồi từ người được mời. - Chuẩn bị phù hiệu, cặp, tài liệu... - Chuẩn bị hội trường và trang âm - Mời phiên dịch (nếu có đại diện người nước ngoài tham dự) - Chuẩn bị kế hoạch đón đưa (đối với các đại biểu ở xa và nước ngoài). - Chuẩn bị nhà nghỉ cho đại biểu - Lập kế hoạch tài chính cho hội nghị - Xây dựng chương trình chi tiết của hội nghị... * Các nội dung chính của hội nghị: - Trình bày các báo cáo đánh giá. - Rút ra những kết luận cuối cùng về tất cả những nội dung đã đánh giá - Rút kinh nghiệm về xây dựng giải pháp duy trì bền vững. - Đề ra các giải pháp hỗ trợ cho thực thi các giải pháp duy trì bền vững. * Trình tự của một hội nghị tổng kết 1 Đón tiếp đại biểu 84
- 2. Giới thiệu đại biểu và những người tham gia hội nghị 3. Giới thiệu chương trình làm việc của hội nghị gồm: - Đọc báo cáo đánh giá tổng kết - Hội nghị tiến hành thảo luận báo cáo, phân tích thành công và chưa thành công, nguyên nhân của những thành công và những thất bại. - Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến. - Rút kinh nghiệm và bàn các giải pháp tiếp theo (nếu có) 4. Hội nghị bế mạc: Chủ trì hội nghị kết luận lại kết quả hội nghị, có lời cảm ơn đại biểu và tuyên bố kết thúc hội nghị. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1 "Báo cáo kết quả đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia tại xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Thái Nguyên". Dự án nâng cao năng lực cộng đồng, 1994. 2. "Báo cáo kết quả đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia tại xã A Ngơ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế'. Dự án nâng cao năng lực cộng đồng, 1994. 3. "Báo cáo kết quả xây đựng dự án có sự tham gia của người dân tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên". Dự án Nghiên cứu giảm nghèo Đại học Thái Nguyên, 1999 và 2000. 4. Bunch R. Hai bắp ngô (tài liệu dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 1992. 5. CIDSE. Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, Quyển 1 và Quyển 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1992. 6. Từ Quang Hiển, Xây dựng và quản lý dự án nông, lâm nghiệp (in nội bộ), 1995. 7. Từ Quang Hiển và CS, Xây dựng và quản lý dự án có sự cùng tham gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. 85
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Máy điều khiển số và Robot công nghiệp
176 p | 548 | 194
-
Giáo trình máy tiện và gia công trên máy tiện part 10
25 p | 244 | 96
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 1
6 p | 406 | 93
-
Giáo trình máy tiện và gia công trên máy tiện part 9
29 p | 275 | 88
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 2
6 p | 156 | 55
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 5
6 p | 168 | 35
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 3
6 p | 140 | 32
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 10
6 p | 101 | 31
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 4
6 p | 120 | 30
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 12
5 p | 150 | 30
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 6
6 p | 122 | 29
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 9
6 p | 118 | 28
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 14
5 p | 91 | 26
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 8
6 p | 114 | 25
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 11
5 p | 151 | 24
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 7
6 p | 91 | 22
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 13
5 p | 112 | 21
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn