intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Máy điện (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

39
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Máy điện cung cấp cho người học những kiến thức như: khái niệm chung về máy điện, khái niệm chung về máy biến áp, quấn dây biến áp 1 pha cách ly công suất nhỏ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Máy điện (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: MÁY ĐIỆN NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÕA KHÔNG KHÍ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định Số: ngày …. tháng … năm … của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp) Đồng Tháp, 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Quyển giáo trình này cung cấp cho ngƣời học nhữnh kiến thức cơ bản về máy điện xoay chiều: cấu tạo, nguyên lý; vẽ sơ đồ trãi; quấn dây cho các động cơ 1 pha, 3 pha, máy biến áp. Giáo trình này nhằm trang bị cho sinh viên ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí những kiế thức, kỹ năng cần thiết để ứng dụng vào thực tế. Ngoài ra, giáo trình này cũng là tài liệu hữu ích cho những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu về máy điện. Tài liệu đƣợc biên soạn với sự cố gắng của bản thân, tuy vậy cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đƣợc sự đóng góp của quý đồng nghiệp, quý đọc giả để tôi chỉnh sửa giáo trình này đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô trong tổ bộ môn Điện lạnh cũng nhƣ quý Thầy, Cô trong khoa Điện – Điện tử đã hỗ trợ, giúp đỡ để Tôi hoàn thành đƣợc quyển giáo trình này Tham gia biên soạn Chủ biên: Nguyễn Thanh Tùng I
  4. MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU .....................................................................................................I BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY ĐIỆN. .................................................... 1 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI MÁY ĐIỆN ............................................. 1 1.1. Định nghĩa máy điện. .............................................................................. 1 1. 2. Phân loại máy điện. ................................................................................ 1 2. CÁC ĐỊNH LUẬT ĐIỆN TỪ CƠ BẢN TRONG MÁY ĐIỆN .................... 3 2.1. Định luật cảm ứng điện từ (định luật Faraday): ...................................... 3 2.2. Định luật lực điện từ (định luật Laplace): .............................................. 4 2.3 Định luật ôm từ. ....................................................................................... 4 2.4 Các đơn vị: ............................................................................................... 5 3. NGUYÊN LÝ MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN ........................... 6 3.1. Nguyên lý làm việc ở chế độ máy phát điện ........................................... 6 3.2. Nguyên lý làm việc ở chế độ động cơ: ................................................... 7 4. CÁC VẬT LIỆU CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN. .................................................... 7 4.1. Vật liệu dẫn từ: ........................................................................................ 7 4.2. Vật liệu dẫn điện: .................................................................................... 8 4.3. Vật liệu cách điện: ................................................................................... 8 5. PHÁT NÓNG VÀ LÀM MÁT MÁY ĐIỆN ................................................. 9 5.1 Đại cƣơng: ................................................................................................ 9 5.2. Sự phát nóng và nguội lạnh của máy điện: ........................................... 10 BÀI 2: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY BIẾN ÁP. ............................................ 13 1. ĐỊNH NGHĨA .............................................................................................. 13 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC................................................. 13 2.1. Cấu tạo máy biến áp .............................................................................. 13 2.2. Nguyên lý làm việc: .............................................................................. 15 3. CÁC ĐẠI LƢỢNG ĐỊNH MỨC ................................................................. 16 3.1. Điện áp định mức (Uđm): ....................................................................... 16 -1-
  5. 3.2. Dòng điện định mức (Iđm):..................................................................... 16 3.3. Dung lƣợng hay công suất định mức (Sđm): .......................................... 17 4. CÔNG DỤNG CỦA MÁY BIẾN ÁP.......................................................... 17 5. CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MÁY BIẾN ÁP ..................................... 17 BÀI 3: QUẤN DÂY BIẾN ÁP 1 PHA CÁCH LY CÔNG SUẤT NHỎ ............. 24 1. TÍNH TOÁN SỐ LIỆU DÂY QUẤN MÁY BIẾN ÁP 1 PHA................... 24 1.1. Tính toán số liệu dây quấn máy biến áp cảm ứng một pha ................... 24 1.2. Tính toán số liệu dây quấn máy tự biến thế ( biến áp tự ngẫu) ............. 31 2. THI CÔNG QUẤN BỘ DÂY BIẾN ÁP 1 PHA. ........................................ 39 3. KIỂM TRA, VẬN HÀNH. .......................................................................... 43 BÀI 4: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ................. 45 KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ................................................................................. 45 1. CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA. ........................ 45 1.1. Stator (phần tĩnh) ................................................................................... 46 1.2. Rotor (phần quay) .................................................................................. 47 2. TỪ TRƢỜNG QUAY CỦA DÂY QUẤN 3 PHA. ..................................... 48 3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA.51 4. CÁC THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA. .................................................................................................................. 52 5. MỞ MÁY ĐỘNG CƠ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA. ............... 53 5.1. Mở máy động cơ rotor dây quấn ........................................................... 53 5.2. Mở máy động cơ lồng sóc ..................................................................... 53 BÀI 5: XÂY DỰNG SƠ ĐỒ DÂY QUẤN 1 LỚP STATO ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ................................................................................................. 57 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DÂY QUẤN ..................................................... 57 2. NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ DÂY QUẤN........................................... 58 2.1. Các công thức dùng trong vẽ sơ đồ dây quấn: ...................................... 58 2.2. Các bƣớc thực hiện vẽ sơ đồ trải dây quấn stator động cơ 3 pha ......... 58 3. PHÂN LOẠI DÂY QUẤN .......................................................................... 60 -2-
  6. 4. VẼ SƠ ĐỒ DÂY QUẤN STATO. .............................................................. 61 4.1. Vẽ sơ đồ dây quấn stato kiểu đồng khuôn xếp 1 lớp. ........................... 61 4.2. Vẽ sơ đồ dây quấn stato kiểu đồng tâm hai mặt phẳng ........................ 64 4.3. Vẽ sơ đồ dây quấn stato kiểu đồng tâm ba mặt phẳng.......................... 66 BÀI 6: QUẤN LẠI BỘ DÂY STATO ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA CÓ DÂY QUẤN ĐỒNG KHUÔN TẬP TRUNG 1 LỚP. ................................... 70 1. THÁO, VỆ SINH ĐỘNG CƠ ...................................................................... 70 2. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ DÂY QUẤN. ............................................................ 73 3. LÓT CÁCH ĐIỆN RÃNH. .......................................................................... 74 4. ĐO KHUÔN................................................................................................. 76 5. QUẤN DÂY................................................................................................. 78 6. LỒNG DÂY VÀO RÃNH STATO. ............................................................ 80 7. HOÀN TẤT BỘ DÂY. ................................................................................ 80 7.1. Nối dây: ................................................................................................ 80 7.2. Băng bó (Đai dây):................................................................................ 81 8. VẬN HÀNH THỬ. ...................................................................................... 81 9. TẨM SẤY BỘ DÂY.................................................................................... 81 BÀI 7: QUẤN LẠI BỘ DÂY STATO ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA CÓ DÂY QUẤN ĐỒNG TÂM HAI MẶT PHẲNG............................................ 84 1. THÁO, VỆ SINH ĐỘNG CƠ ...................................................................... 84 2. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ DÂY QUẤN. ............................................................ 87 3. LÓT CÁCH ĐIỆN RÃNH. .......................................................................... 88 4. ĐO KHUÔN................................................................................................. 90 5. QUẤN DÂY................................................................................................. 93 6. LỒNG DÂY VÀO RÃNH STATO. ............................................................ 95 7. HOÀN TẤT BỘ DÂY. ................................................................................ 95 7.1. Nối dây: ................................................................................................ 95 7.2. Băng bó (Đai dây): ................................................................................ 95 8. VẬN HÀNH THỬ. ...................................................................................... 96 -3-
  7. 9. TẨM SẤY BỘ DÂY .................................................................................... 98 BÀI 8: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA. ................................................................................................ 99 1. CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA. ........................ 99 1.1. Phần tĩnh ................................................................................................ 99 1.2. Phần quay ............................................................................................ 100 2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA.101 3. MỞ MÁY ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA ................................. 101 3.1. Động cơ điện không dồng bộ 2 pha .................................................... 101 3.2. Động cơ điện không đồng bộ 1 pha .................................................... 102 BÀI 9: XÂY DỰNG SƠ ĐỒ DÂY QUẤN STATO ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA............................................................................................................ 104 1. NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ DÂY QUẤN......................................... 104 1.1. Khái niệm ............................................................................................ 104 2.2. Các công thức và ký hiệu .................................................................... 104 2.3. Tình tự xây dựng sơ đồ dây quấn ........................................................ 105 2. PHÂN LOẠI DÂY QUẤN ........................................................................ 106 3. VẼ SƠ ĐỒ DÂY QUẤN STATO. ............................................................ 106 BÀI 10: QUẤN LẠI BỘ DÂY STATO ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA RÔ TO LỒNG SÓC ............................................................................................ 109 1. THÁO, VỆ SINH ĐỘNG CƠ .................................................................... 109 2. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ DÂY QUẤN. .......................................................... 112 3. LÓT CÁCH ĐIỆN RÃNH. ........................................................................ 112 4. ĐO KHUÔN. .............................................................................................. 114 5. QUẤN DÂY. .............................................................................................. 117 6. LỒNG DÂY VÀO RÃNH STATO. .......................................................... 119 7. HOÀN TẤT BỘ DÂY. .............................................................................. 119 7.1. Nối dây: .............................................................................................. 119 7.2. Băng bó (Đai dây): .............................................................................. 119 -4-
  8. 8. VẬN HÀNH THỬ. .................................................................................... 120 8.1. Cách xác định các đầu dây ra và đấu dây động cơ 1 pha 3 dây: ......... 120 8.2. Cách xác định các đầu dây ra và đấu dây động cơ 1 pha 4 dây: ......... 121 8.3. Cách xác định các đầu dây ra và đấu dây động cơ 1 pha 6 dây: ......... 121 9. TẨM SẤY BỘ DÂY.................................................................................. 123 -5-
  9. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: MÁY ĐIỆN Mã mô đun: MĐ14 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun này bố trí dạy sau môn học An toàn điện lạnh; Vẽ kỹ thuật - Tính chất: + Cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về các máy điện xoay chiều + Hình thành kỹ năng về vẽ sơ đồ trãi, quấn bộ dây, đấu dây vận hành cho các động cơ điện 1 pha, 3 pha, máy biến áp - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Đây là môn học tự chọn có ý nghĩa khá quan trọng và nó có vai trò hỗ trợ tốt hơn cho việc HSSV trong việc tiếp cận với các Block tủ lạnh, máy lạnh. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Mô tả đƣợc cấu tạo, phân tích nguyên lý của các loại máy điện + Vẽ đƣợc sơ đồ khai triển dây quấn máy điện. - Kỹ năng: + Tính toán đƣợc các thông số kỹ thuật trong máy điện. + Quấn lại đƣợc động cơ một pha, ba pha bị hỏng theo số liệu có sẵn. + Tính toán và quấn đƣợc máy biến áp công suất nhỏ. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chủ động lập kế hoạch, dự trù đƣợc vật tƣ, thiết bị. + Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tƣ duy khoa học trong công việc Nội dung của mô đun: I
  10. BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY ĐIỆN. Mã mô đun: MĐ14-01 * Giới thiệu Trong nội dung bài này, hƣớng dẫn cho HSSV tìm hiểu về những khái niệm, định luật dùng trong máy điện, sự làm việc thuận nghịch của máy điện,... * Mục tiêu: Kiến thức - Trình bày đƣợc định nghĩa và phân loại về máy điện. - Mô tả đƣợc các loại vật liệu sử dụng trong chế tạo máy điện. Kỹ năng - Phân tích đƣợc nguyên lý hoạt động của máy phát và động cơ điện. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - R n luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sáng tạo và khoa học. * Nội dung chính: 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI MÁY ĐIỆN 1.1. Định nghĩa máy điện. Máy điện là thiết bị điện từ, có nguyên lý làm việc dựa vào hiện tƣợng cảm ứng điện từ, cấu tạo gồm có mạch điện và mạch từ và có chức năng biến đổi cơ năng thành điện năng hoặc ngƣợc lại hoặc biến đổi thông số điện năng nhƣ biến đổi điện áp, dòng điện, tần số, góc pha... 1. 2. Phân loại máy điện. Có nhiều cách phân loại máy điện, dƣới đây là một số cách thƣờng gặp.  Phân loại theo chuyển động tƣơng đối giữa các bộ phận của máy, máy điện đƣợc chia làm 2 loại: Máy điện tĩnh: Là loại máy máy điện mà giữa các bộ phận của máy không có chuyển động tƣơng đối. ví dụ: Máy biến áp. Máy điện quay: Là loại máy máy điện mà trong cấu ạo của nó có bộ phận chuyển động quay. Loại này có rất nhiều thành viên, ví dụ: máy phát điện, động cơ điện... Phân loại theo dòng điện gắn với máy, máy điện đƣợc chia làm 2 loại: 1
  11. Máy điện 1 chiều: Là loại máy máy điện mà dòng điện gắn với nó là dòng 1chiều. Máy điện xoay chiều: Là loại máy máy điện mà dòng điện gắn với nó là dòng xoay chiều. (Trong loại này, còn phân thành máy điện 3 pha, máy điện 1 pha). Phân loại theo theo quan hệ giữa tốc độ quay của rotor và tốc độ từ trừong quay, máy điện đƣợc chia làm 2 loại: Máy điện đồng bộ: Là loại máy điện có tốc độ quay của rotor bằng tốc độ từ trƣờng quay. Máy điện không đồng bộ: Là loại máy điện có tốc độ quay của rotor khác tốc độ từ trƣờng quay. Phân loại theo theo công dụng của máy: Máy đƣợc gọi tên theo công dụng của nó. Ví dụ: Máy phát điện, động cơ điện, máy biến áp, máy dịch pha, máy phát tỷ lệ tốc độ... Hình 1.1: là sơ đồ cách phân loại máy điện thường gặp. 2
  12. 2. CÁC ĐỊNH LUẬT ĐIỆN TỪ CƠ BẢN TRONG MÁY ĐIỆN 2.1. Định luật cảm ứng điện từ (định luật Faraday): 2.1.1. Trường hợp từ thông  biến thiên xuyên qua vòng dây (định luật Lenxơ): Hình 1.2. Sức điện động xuyên qua vòng dây biến thiên Giả sử ta có vòng dây, từ thông đi qua diện tích vòng dây là . Qui ƣớc chiều dƣơng cho vòng dây nhƣ sau: Vặn cái vặn nút chai theo chiều tiến của từ thông thì chiều xoay của cái vặn nút chai sẽ là chiều dƣơng của vòng. Khi từ thông  biến thiên xuyên qua dòng dây dẫn, trong vòng dây sẽ cảm ứng sức điện động. Nếu chiều suất điện động cảm ứng phù hợp với chiều đã chọn, sẽ có giá trị dƣơng và ngƣợc lại sẽ có giá trị âm. Cho một thanh nam châm lại gần và dịch xa vòng dây để làm thay đổi từ thông qua vòng sẽ làm xuất hiện sức điện động cảm ứng trong vòng dây. Nếu từ thông biến thiên càng nhanh thì s.đ.đ càng lớn. Nhƣ vậy s.đ.đ cảm ứng tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông. Nếu trong thời gian dt, từ thông qua vòng biến thiên một lƣợng là d thì trị số sức điện động cảm ứng trong một vòng dây đựơc viết theo công thức Maxwell nhƣ sau: e = - d/dt Nếu cuộn dây có w vòng, sđđ cảm ứng của cuộn dây sẽ là: e= Trong đó:  =w. là từ thông móc vòng của cuộn dây. Đơn vị Webe (Wb). 2.1.2. Trường hợp thanh dẫn chuyển động trong từ trường: Một thanh dẫn có chiều dài l, chuyển động với vận tốc v vuông góc với đƣờng sức của từ trƣờng (thƣờng gặp trong máy phát điện), trong thanh dẫn sẽ cảm ứng sđđ e ở trong một từ trƣờng đứng yên có từ cảm B. e = B.v.l (v và B hợp với nhau 1 gúc 90) (1.4) 3
  13. Trong đó: B: là cảm ứng từ tớnh bằng T (tesla). l: chiều dài của thanh dẫn nằm trong từ trƣờng, đo bằng mét (m). v: vận tốc thanh dẫn đo bằng m/s. Chiều của s.đ.đ cảm ứng đƣợc xác định theo qui tắc bàn tay phải: Cho các đƣờng sức từ đâm vào lũng bàn tay phải, chiều ngún tay cỏi chói ra chỉ chiều chuyển động của thanh dẫn thỡ chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều sức điện động. 2.2. Định luật lực điện từ (định luật Laplace): Khi thanh dẫn với chiều dài l mang dũng điện i đặt thẳng góc với từ cảm B (đƣờng sức từ trƣờng, trƣờng hợp rất thƣờng gặp ở động cơ điện). Nó sẽ chịu một lực điện từ F: Chiều và độ lớn của lực f đƣợc xác định là tích vectơ: ⃗ ⃗ ⃗⃗ Cú trị số: F = i.l.B (i B)=90 (1-5) Trong đó: B: từ cảm có đơn vị (T) l: chiều dài tác dụng thanh dẫn đơn vị (m). i: dũng điện đo bằng ampe (A). F: lực điện từ đo bằng Niuton (N). Chiều của lực điện từ xác định theo qui tắc bàn tay trái: Để cho các đƣờng sức từ đâm vào lũng bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều dũng điện thỡ chiếu ngún tay cỏi chói ra chỉ chiều lực điện từ. 2.3 Định luật ôm từ. Định luật ôm từ suy ra từ định lý ampere: Nếu H là cƣờng độ từ trƣờng do một tập hợp dòng điện I1, I2, I3,…In tạo ra và C là một đƣờng kín bao quanh chúng thì  H.dl   i C K Xét một mạch từ có w vòng dây và cho dòng điện I chạy qua ta 4
  14. đƣợc cƣờng độ từ trƣờng H trong mạch từ, tiếp xúc với đƣờng sức từ trung bình (C) có chiều dài l lúc đó trở thành: H.l = w.i = F. Viết tổng quát ta có: n  H .dl   H i .li  w.i  F i 1 Trong đó F là sức từ động để tạo ra từ thông . 2.4 Các đơn vị: Sử dụng 2 loại đơn vị: Hệ tuyệt đối là các đơn vị có thứ nguyên. Hiện nay sử dụng 2 loại đơn vị tuyệt đối là CGS và SI: Quan hệ giữa các đơn vị của hệ MKSA, SI và CGS Bảng 1.1. Bảng quan hệ giữa các đơn vị của hệ MKSA, SI và CGS Tên các Kí hiệu đơn vị Kí hiệu đơn vị Đơn vị MKSA đại lƣợng hệ MKSA và SI hệ CGS chuyển sang hệ CGS Thời gian s s 1 Tần Số Hz Hz 1 Chiều dài m cm 102 Tốc độ dài m/s cm/s 102 Gia tốc m/s2 cm/s2 102 Khối lƣợng kg g 103 Từ thụng Wb Mx 108 Từ cảm Wb/m2 G 104 Điện dung F Điện trở  - Trong nghiên cứu tính toán, thiết kế các máy điện ngƣời ta dùng hệ tƣơng đối. I = I / U= U / P = P / (1-6) Trong đó: I: là dũng điện đơn vị (A) U: điện áp đơn vị (V) 5
  15. P: công suất đơn vị (W) Iđm, Uđm, Pđm: là các đại lƣợng định mức của dũng điện, điện áp, công suất. 3. NGUYÊN LÝ MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN Nguyên lý làm việc của các máy điện dựa trên cơ sở định luật cảm ứng điện từ. Sự biến đổi năng lƣợng trong máy điện đƣợc thực hiện thông qua từ trƣờng. Để tạo đƣợc từ trƣờng mạch và tập trung ngƣời ta dùng vật liệu sắt từ để làm mạch từ. Ở các máy biến áp mạch từ là một lõi thép đứng yên, còn trong các máy điện quay mạch từ gồm hai lõi thép đồng trục: một quay và một đứng yên và cách nhau một khe hở. Theo tính chất thuận nghịch của định luật cảm ứng điện từ máy điện có thể làm việc ở chế độ máy phát điện hoặc động cơ điện: Hình 1.5: Nguyên tắc cấu tạo Hình 1.6: Nguyên tắc cấu tạo và làm việc của máy phát điện và làm việc của động cơ điện 3.1. Nguyên lý làm việc ở chế độ máy phát điện Đưa cơ năng vào phần quay của MĐ nó sẽ làm việc ở chế độ máy phát: Máy gồm một khung dây abcd hai đầu nối với hai phiến góp, khung dây và phiến góp đƣợc quay quanh trục của nó với vận tốc không đổi trong từ trƣờng của hai cực nam châm vĩnh cửu. Theo định luệt cảm ứng điện từ trong thanh dẫn sẽ cảm ứng lên sức điện động: e = B.l.v (V). B: Từ cảm nơi thanh dẫn quét qua (T). l: Chiều dài của thanh dẫn trong từ trƣờng (m). V: Tốc độ dài của thanh dẫn (m/s). Nếu mạch ngòai khép kín qua tải thì sức điện động trong khung dây sẽ sinh ra ở mạch ngòai một dòng điện chạy từ A đến B. Máy làm việc ở chế độ máy phát điện biến cơ năng thành điện năng. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2