Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học: Phần 1 - ThS. Nguyễn Lăng Bình
lượt xem 44
download
Giáo trình “Mĩ thuật và phương pháp dạy - học mĩ thuật” được biên soạn nhằm củng cố nâng cao một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về mĩ thuật và PPDH mĩ thuật cho giáo viên, giúp cho giáo viên sau khi học xong chương trình này nắm được nội dung kiến thức cơ bản của mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học. Giáo trình gồm có 4 tiểu mô đun, trong phần 1 của giáo trình này sẽ trình bày 2 tiểu mô đun đầu tiên. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học: Phần 1 - ThS. Nguyễn Lăng Bình
- Bộ Giáo dục và đào tạo Dự án phát triển giáo viên tiểu học -------------------------------------------------------------------------------- Ths. Nguyễn Lăng Bình Mĩ thuật và Phương pháp dạy- học mĩ thuật ở tiểu học Hệ đào tạo từ THSP lên CĐSP Hà Nội, 9-2005
- Mục lục Tiểu mođun 1: Vẽ theo mẫu (8tiết) STT Tên chủ đề Số tiết Trang Số 1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản 1 2 Thực hành 4 3 PPDH vẽ theo mẫu 1 4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2 Tiểu môdun 2 : Vẽ trang trí (8 tiết) STT Tên chủ đề Số tiết Trang số 1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản 2 2 Thực hành 3 3 PPDH vẽ trang trí 1 4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2 Tiểu môdun 3 : Vẽ tranh, tập nặn và tạo dáng (11 tiết) STT Tên chủ đề Số tiết Trang số 1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản vẽ tranh 2 2 Thực hành 3 3 PPDH vẽ tranh 1 4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2 5 Một số kiến thức cơ bản về tập nặn và tạo dáng 1 6 Thực hành 1 7 PPDH tập nặn và tạo dáng 1 Tiểu môdun 4 :Thường thức mĩ thuật và phương pháp giới thiệu tranh thiếu nhi (3 tiết) STT Tên chủ đề Số tiết số trang 1 Một số đặc điểm và vẻ đẹp trong tranh vẽ thiếu nhi 1 2 Thực hành phân tích tranh 1 3 PP hướng dẫn HS xem tranh 1
- Bảng thống kê các từ ngữ viết tắt GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy- học PPDHTC phương pháp dạy học tích cự c SGA Soạn giáo án KHBH Kế hoạch bài học SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên ĐDDH Đồ dùng dạy học
- Lời nói đầu Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học đã tổ chức biên soạn các môđun đào tạo theo chương trình Cao đẳng sư phạm và chương trình liên thông từ Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm; biên soạn các môđun bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy- học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới. Điểm mới của các tài liệu viết theo môđun là thiết kế các hoạt động, nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học; chú trọng sử dụng tích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in, băng hình/ băng tiếng...,) giúp cho người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập. Mĩ thuật và phương pháp dạy -học Mĩ thuật nhằm củng cố nâng cao một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về Mĩ thuật và PPDH Mĩ thuật cho giáo viên chưa đạt chuẩn CĐSP tiểu học. Giúp cho giáo viên sau khi học xong chương trình này nắm được nội dung kiến thức cơ bản của mĩ thuật và PPDH Mĩ thuật ở tiểu học, có thể dạy được chương trình Mĩ thuật ở tiểu học trong điều kiện chưa có giáo viên dạy chuyên. Cấu trúc nội dung gồm 4 tiểu môdun: 1. Vẽ theo mẫu và PPDH 2. Vẽ trang trí và PPDH 3. Vẽ tranh, tập nặn và tạo dáng và PPDH 4. Thường thức mĩ thuật và PPDH giới thiệu tranh thiếu nhi Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban điều phối Dự án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên các trường Sư phạm, giáo viên tiểu học trong cả nước. Trân trọng cám ơn. Dự án Phát triển GVTH
- Tiểu môdun 1: Vẽ theo mẫu Và phương pháp dạy - học (8 tiết) I.Mục tiêu 1. Kiến thức Củng cố và nâng cao một số kiến thức về vẽ theo mẫu và PPDH vẽ theo mẫu. 2. Kĩ năng Biết cách chọn mẫu , bày mẫu , vẽ theo mẫu có 2- 3 đồ vật bằng chì, màu. Vận dụng các PPDH tích cực trong dạy vẽ theo mẫu ở tiểu học. 3. Thái độ Tích cực vận dụng các PPDH tích cực trong xây dựng kế hoạch bài dạy. II.Giới thiệu tiểu môđun STT Tên chủ đề Số tiết Trang số 1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản 1 2 Thực hành 4 3 PPDH vẽ theo mẫu 1 4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2 III. Tài liệu và thiết bị để thực hiện tiểu môđun - Vật mẫu:lọ hoa và quả, vải nền - Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ - Băng hình minh hoạ cho PPDH tích cực trong vẽ theo mẫu ở tiểu học. - Sách GK, SGV, Vở bài tập mĩ thuật ở tiểu học - Tài liệu tham khảo : Mĩ thuật và phương pháp dạy- học. Giáo trình Đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP tập II, NXBGD 1998 . Tác giả Nguyễn Quốc Toản - Triệu Khắc Lễ- Nguyễn Lăng Bình.
- IV. Nội dung Chủ đề 1. Một số kiến thức cơ bản về vẽ theo mẫu ( 1 tiết) Hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và ngôn ngữ mĩ thuật trong vẽ theo mẫu Nhiệm vụ : 1. Nhớ lại khái niệm vẽ theo mẫu 2. Tìm hiểu ngôn ngữ mĩ thuật trong vẽ theo mẫu Thông tin cho hoạt động 1 - Khái niệm Vẽ theo mẫu còn được gọi là vẽ tả thực, ở các trường đào tạo chuyên nghiệp vẽ theo mẫu được gọi là hình hoạ. Hình hoạ là môn học nghiên cứu sâu về cấu trúc, tỉ lệ hình dáng người, đồ vật một cách cơ bản giúp cho người học có cơ sở để vận dụng trong sáng tác tranh, tượng. ở trường phổ thông nói chung, tiểu học nói riêng vẽ theo mẫu là một phân môn trong môn Mĩ thuật. Tên gọi vẽ theo mẫu biểu hiện mức độ của nội dung nhằm cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về Mĩ thuật, góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ, giúp các em có thể vận dụng vào đời sống hàng ngày. Vẽ theo mẫu là mô tả những đặc điểm về hình dáng, cấu trúc của đồ vật, con người bằng đường nét, hình khối,đậm nhạt, màu sắc trên mặt phẳng của giấy vẽ. Vẽ theo mẫu hình thành ở người học kĩ năng: + Quan sát: hiểu được vẻ đẹp của đồ vật, con người qua đặc điểm hình dáng, ước lượng tỉ lệ;
- + Sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy; + Vẽ hình; +Vẽ đậm nhạt , vẽ màu . Bài vẽ theo mẫu được đánh giá là đẹp không phải là sự sao chép thật giống mẫu như ảnh chụp mà nó thể hiện được cảm xúc của người vẽ qua bút pháp diễn tả. 2.Ngôn ngữ Mĩ thuật trong vẽ theo mẫu a, Nét vẽ Nét là một trong những tiếng nói của hội hoạ. Với nét cong và nét thẳng có thể vẽ được tất cả mọi đồ vật xung quang chúng ta.Đường nét trong hội hoạ không chỉ để cấu tạo hình thể mà nó còn diễn tả tình cảm hay cảm xúc của người vẽ. Nét bút to nhỏ, thanh đậm mau thưa, thoáng đạt, mềm mại là những yếu tố gợi tình cảm cho bức vẽ. - Nét thẳng tạo cảm giác yên tĩnh, buồn tẻ. - Nét gấp khúc tạo cảm giác khoẻ khoắn, sôi nổi. - Nét cong gợi cảm giác uyển chuyển, mềm mại. Người vẽ khi làm chủ được đường nét, thể hiện theo ý tứ riêng người ta thường gọi là bút pháp.
- Hình 1 Nét vẽ đẹp là nét vẽ phóng khoáng, không rụt rè, tủn mủn nhưng chính xác. Nét vẽ phải dài và đơn giản.
- Hình 2 Nét phác dài Nét phác vụn vặt tủn mủn b, Hình Nét kép kín tạo nên hình , mọi đồ vật trong thiên nhiên xung quanh ta đều có hình dạng chung có thể quy về các hình khối cơ bản. Ví dụ : quả cam có hình dáng khái quát giống hình tròn, lọ hoa có hình dáng khái quát có thể quy vào dạng hình chữ nhật...Hình đẹp là hình vững chắc thể hiện đúng đặc điểm hình dáng của đồ vật trong mối tương quan chung về tỉ lệ giữa các vật đặt cạnh nhau. Nét tạo nên hình có chỗ thanh, chỗ đậm do cấu tạo và nguồn sáng chiếu vào.
- Tiểu môdun 2 : Vẽ trang trí Và phương pháp dạy - học (8 tiết) I.Mục tiêu 1. Kiến thức Củng cố và nâng cao một số kiến thức về vẽ trang trí và PPDH vẽ trang trí. 2. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức trang trí vào các bài trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. - Vận dụng các PPDH tích cực trong dạy vẽ trang trí ở tiểu học. 3. Thái độ Tích cực vận dụng các PPDH tích cực trong xây dựng kế hoạch bài dạy vẽ trang trí trong chương trình tiểu học. II.Giới thiệu tiểu môđun STT Tên chủ đề Số tiết Trang số 1 Củng cố nâng cao một số kiến thức cơ bản 2 2 Thực hành 3 3 PPDH vẽ trang trí 1 4 Thực hành thiết bài học và dạy thử 2 III. Tài liệu và thiết bị để thực hiện tiểu môđun - Một số bài mẫu trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. - Băng hình minh hoạ cho PPDH tích cực trong vẽ trang trí ở tiểu học - Sách GK, SGV, Vở bài tập mĩ thuật ở tiểu học - Tài liệu tham khảo : Mĩ thuật và phương pháp dạy học. Giáo trình Đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP tập II, NXBGD1998 . Tác giả Nguyễn Quốc Toản - Triệu Khắc Lễ- Nguyễn lăng Bình. - Phương tiện DH: máy chiếu qua đầu, ti vi đầu video máy chiếu vật thể (nếu có). IV. Nội dung Chủ đề 1. Một số kiến thức cơ bản về vẽ trang trí ( 1 tiết) Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và ngôn ngữ Mĩ thuật trong vẽ trang trí 1
- Nhiệm vụ - Suy nghĩ, nhớ lại các nội dung sau 1.Khái niệm vẽ trang trí 2.Ngôn ngữ Mĩ thuật trong vẽ trang trí - Trao đổi trong nhóm hoặc đồng nghiệp về nội dung trên Thông tin cho hoạt động 1 1 - Khái niệm Con người sinh ra đã thích cái đẹp và luôn có nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Mọi đồ vật phục vụ cho đời sống con người ngày càng đẹp hơn về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc... đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Những việc làm đó được gọi chung là nghệ thuật trang trí. Trang trí là loại hình nghệ thuật luôn đi sát với đời sống để sắp xếp, bố trí các vật dụng cho thuận tiện đẹp mắt và dùng màu sắc, chất liệu tạo ra những kiếu dáng khác nhau phục vụ nhu cầu sử dụng của đời sống hằng ngày. Nghệ thuật trang trí rất cần cho đời sống tinh thần của con người: trang trí nhà ở, trang trí câu lạc bộ, trang trí trường , lớp học trang trí sân khấu, trang trí đồ dùng sách báo, phim ảnh,...trang trí làm cho đời sống thêm tươi vui, khích lệ con người thêm yêu lao động , yêu cuộc sống. Nghệ thuật trang trí Việt nam đã có nhiều đồ vật có giá trị nghệ thuật thể hiện phong cách của từng thời đại như: đồ gốm, các kiểu chạm gỗ, chạm đá, chạm gỗ, đúc đồng, khảm trai , thêu, dệt,...trang trí trên y phục, trên các loại thổ cẩm của các dân tộc thiểu số... Hình 1: Hoạ tiết trang trí dân tộc 2
- Trang trí trên gốm thời Lý - Trần, Trang trí trên gốm thời Lý - Trần, Thanh Hóa, thế kỷ XI-XII Thanh Hóa, thế kỷ XI-XII Hình 2: Hoạ tiết trang trí dân tộc a) c) b) g) d) e) h) i) 3
- Hình 3: Hoạ tiết trang trí dân tộc Chạm gỗ, chùa Tây Phương (hình a, c) Chạm gỗ, Hà Nội, thế kỷ XIX (hình d, h) 2.Ngôn ngữ Mĩ thuật trong vẽ trang trí a, Đường nét Đường nét khép kín tạo nên hình, trong trang trí đường nét tạo nên hình dáng của hoạ tiết, làm phong phú các hình mảng, góp phần tạo nên nhịp điệu làm cho bố cục sinh động. Trong trang trí đường nét phải đa dạng phong phú luôn luôn có sự tương phản giữ nét thanh, nét đậm, nét cong, nét thẳng, nét gấp khúc, nét dài, nét ngắn,...Nét vẽ đều nhau, giống nhau tạo cảm giác đơn điệu, buồn tẻ. Trong trang trí các nét cong nét lượn sóng ... thường tạo nên sự uyển chuyển, mềm mại. Những nét thẳng, nét nhọn thường tạo nên sự khoẻ khắn dứt khoát. Những nét gấp khúc thường tạo nên sự dồn dập nhịp nhàng. Đường nét góp phần làm phong phú bố cục . Vì vậy khi sử dụng nét trong trang trí cần sắp xếp cho hợp lí có thể đặt nét cong cạnh nét nhọn hoặc nét thẳng để tạo nên sự cân bằng giữa sự mềm mại và khoẻ khoắn. Khi sử dụng quá nhiều nét cong cần bổ sung thêm nét thẳng hoặc nét gấp khúc để phá thế đơn điệu. 4
- Hình 4: Nét trong trang trí b,Hoạ tiết Hoạ tiết là những hình vẽ hoa lá, chim muông, loài vật, con người ... được đơn giản và cách điệu, lược bỏ những chi tiết làm cho nó trở lên đẹp hơn nhưng vẫn giữ được dáng vẻ ban đầu. Từ buổi sơ khai con người đã có ý thức làm đẹp cho bản thân và đồ dùng sinh hoạt. Những nét chạm khắc thô sơ trên cán rìu , cán giáo đến những nét hoa văn trên đồ gốm sứ, những hình trang trí trên mặt trống đồng những chạm khắc trang trí trên các kèo cột, bia đá... ở đình chùa cung điện, là những nét trang trí rất tinh tế độc đáo, phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên, của hình dáng con người, của cỏ cây hoa lá, của nếp sống phong tục tập quán , sở thích, ước mơ , nguyện vọng của con người. Những hình người đua thuyền,tế lễ, săn bắn, giã gạo và chim thú trên mặt trống đồng thuộc nền văn hoá Đông sơn cách đây khoảng hai nghìn năm trăm năm. Những hình người, chim thú đó được đơn giản, cách điệu và được vẽ bằng những nét thẳng, được sắp xếp bằng các thể thức nhắc lại, xen kẽ tạo thành những đường diềm chạy xung quanh hình tròn, ở giữa hình tròn là biểu tượng của mặt trời. Các hình trang trí đó phản ánh đời sống, tín ngưỡng tôn giáo của tổ tiên ta trong thời kì xa xưa của lịch sử . 5
- Hình 5: Hoạ tiết trên mặt trống đồng thế kỷ I trước Công nguyên. a) b) c) 6
- d) Hình 6: Chạm gỗ chùa Tây phương, Sơn tây, Thế kỉ thứ XVII c,Hình mảng Trong các bề mặt đồ vật được trang trí bao giờ cũng có mảng chính, mảng phụ. Mảng chính là mảng trọng tâm thường lớn hơn các mảng phụ và nằm ở vị trí trung tâm.Tỉ lệ giữa mảng chính và mảng phụ phải cân đối, phù hợp với diện tích của hình trang trí. Mảng chính lớn quá gây cảm gia tức mắt, chật chội, mảng chính nhỏ quá làm cho trọng tâm bị chìm không thể hiện được ý đồ trang trí. Trong trang trí hình mảng phải phong phú đa dạng về kích thước và hình thể, tạo cho bố cục chặt chẽ, vui mắt, sinh động. Các mảng hình luôn có sự tương phản giữa mảng lớn, mảng nhỏ, mảng dài, mảng ngắn, mảng vuông , mảng tròn, mảng tam giác... Cũng như đường nét, những mảng hình bằng nhau , giống nhau tạo cảm giác đơn điệu , buồn tẻ. Trong trang trí các mảng trống và mảng đặc có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Mảng trống là phần nền, mảng đặc là mảng hình trang trí. Sắp xếp mảng đặc phải chú ý đến mảng trống, sao cho mảng trống làm tôn vẻ đẹp của hoạ tiết, tạo nên sự nhịp nhàng uyển chuyển cho hoạ tiết đồng thời là chỗ nghỉ mắt. Trên bề mặt trang trí nếu sử dụng quá nhiều mảng đặc hoặc tỉ lệ của mảng đặc quá lớn làm cho bố cục chật chội, rối mắt hoặc làm cho hoạ tiết bị trơ trẽn gây cảm giác khó chịu, tức mắt. 7
- Hình 7: Sắp xếp hình mảng trong trang trí d, Đậm nhạt Đậm nhạt trong trang trí cũng rất quan trọng có thể làm cho bố cục cân đối chặt chẽ hay chống chếnh, mờ nhạt, mất cân đối . Phân bố đậm nhạt trong trang trí phải làm nổi được phần chính, chi tiết chính và tạo nên sự cân bằng, hài hoà, thuận mắt. Phân bố đậm nhạt trong trong trí có thể sử dụng 3 sắc độ: đậm , nhạt và trung gian. Có thể xác định màu trung gian trước rồi trên cơ sở đó xác định màu nhạt và màu đậm. -Bài trang trí thiếu đậm tạo cảm giác bồng bềnh, chống chếnh, thiếu sự chắc chắn. - Bài vẽ thiếu độ sáng tạo cảm giác nặng nề, buồn tẻ. - Bài vẽ sử dụng đậm nhạt không đúng sẽ tạo cảm giác rối mắt, không ăn nhập, không thể hiện được trọng tâm. 8
- a) Nền màu nhạt, nên vẽ họa tiết màu đậm hơn b) Nền màu đậm, nên vẽ họa tiết màu nhạt hơn Hình 8: Đậm nhạt trong trang trí e, Màu sắc Trang trí không thể thiếu màu sắc. Màu sắc làm cho sản phẩm trang trí đẹp hơn, hấp dẫn hơn đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của con người. Trong trang trí màu sắc phải phù hợp với yêu cầu, nội dung, hình thức của từng thể loại trang trí, thể hiện sở thích và tình cảm của người vẽ. - Màu sắc thể hiện được trọng tâm: Hình mảng chính cần tập trung các màu sáng, màu mạnh để thu hút mắt người xem, tạo sự cân bằng, vững chắc cho bố cục. - Màu sắc hài hoà: Trong trang trí màu sắc có thể rực rỡ hay êm dịu, có thể là hoà sắc nóng hay hoà sắc lạnh. Các màu đặt cạnh nhau phải phù hợp hoặc tôn nhau lên tạo thành hoà sắc đẹp. Sử dụng quá nhiều màu nguyên chất, tương phản sẽ tạo nên màu loè loẹt, sặc sỡ gây khó chịu cho thị giác. 9
- Hình 9: Mầu sắc trong trang trí g, Bố cục Bố cục trang trí là nghệ thuật sắp xếp hình mảng, đường nét, đậm nhạt, màu sắc, theo những quy tắc chung của trang trí phù hợp với từng thể loại và nội dung của hình trang trí tạo nên một tổng thể hài hoà, nhịp nhàng , uyển chuyển, cân đối hợp lí, mang tính thẩm mĩ phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người. Bố cục trang trí quyết định hiệu quả của bài trang trí. Một số thể thức trang trí Các thể thức trang trí được sử dụng rất nhiều trong thực tế như các hình trang trí trên mặt trống đồng, các hình trang trí được chạm khắc trên gỗ, đá của đình chùa cung điện. Các hình trang trí thêu dệt trên y phục và thổ cẩm của các dân tộc thiểu số, các hình trang trí trên gạch hoa, vải hoa , bao bì,..Các thể thức đó là: + Nhắc lại Nhắc lại là sự sắp xếp, đặt nhiều hoạ tiết hay mảng hình giống nhau ở cạnh nhau liên tiếp theo chiều dài hay chu vi của hình vuông, hình tròn .. Nhắc lại hoạ tiết được sử dụng nhiều trong trang trí đường diềm, nền vải hoa, gạch hoa... có thể đặt ngược chiều các hoạ tiết để tạo ra nhịp điệu nhưng vẫn giữ được trật tự các hình mảng một cách liên tục. Hình 10a: Thể thức nhắc lại 10
- Hình 10b: Thể thức nhắc lại + Xen kẽ Xen kẽ là sự sắp xếp hai hay nhiều hoạ tiết không giống nhau, đặt xen kẽ nhau theo thứ tự lần lượt từ hoạ tiết này đến hoạ tiết khác trên một đoạn thẳng kéo dài hay khép kín. Thể thức nhắc lại thường được sử dụng trong trang trí đường diềm , hình vuông , hình tròn, nền vải hoa, gạch hoa , bao bì,... Hình 11: Thể thức xen kẽ + Đăng đối Một hoạ tiết được nhắc lại ở hai bên đường trục được gọi là thể thức đăng đối. Hai bên hoặc trên dưới đăng đối với nhau gọi là đăng đối đơn. Bốn góc đều nhắc lại một hoạ tiết giống nhau theo hai đường trục cắt đôi nhau ở giữa gọi là đăng đối kép. Có thể dùng hoạ tiết đăng đối trên hình 4 góc, 6 hoặc 8 góc. Thể thức đăng đối được sử dụng trong trang trí hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác,... 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non: Phần 2
85 p | 1172 | 138
-
Dạy Mĩ thuật cho trẻ tiểu học theo dự án “Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật tiểu học” (SAEPS) Việt Nam – Đan Mạch
8 p | 370 | 42
-
Dạy lớp hai theo chương trình Tiểu học mới (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên)
180 p | 230 | 39
-
Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học: Phần 2 - ThS. Nguyễn Lăng Bình
52 p | 211 | 24
-
Giáo trình Mĩ thuật - Tập 2 (tập nặn và cắt xé dán): Phần 2
21 p | 146 | 18
-
Mô đun Mĩ thuật và Phương pháp dạy học mĩ thuật
29 p | 177 | 18
-
Giáo trình Mĩ thuật - Tập 2 (tập nặn và cắt xé dán): Phần 1
46 p | 97 | 17
-
Tiểu mô đun 3: Vẽ tranh, tập nặn và tạo dáng
39 p | 100 | 9
-
Thực trạng kĩ năng dạy vẽ của giáo viên ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
5 p | 143 | 9
-
Giáo dục nghệ thuật cho học sinh trung học phổ thông theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
6 p | 22 | 6
-
Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Mĩ thuật
57 p | 20 | 4
-
Phương pháp dạy học theo dự án trong môn Mĩ thuật
3 p | 18 | 4
-
Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở
9 p | 73 | 2
-
Quản lý hoạt động dạy học môn Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở
3 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn