Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học: Phần 2 - ThS. Nguyễn Lăng Bình
lượt xem 24
download
Phần 2 của giáo trình “Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học” cung cấp đến người đọc 2 tiểu mô đun với các nội dung như: Vẽ tranh, tập nặn và tạo dáng; thường thức mĩ thuật và phương pháp giới thiệu tranh thiếu nhi. Trong các mô đun này sẽ trình bày các phương pháp dạy học vẽ tranh, các kiến thức về tập nặn và tạo dáng, thực hành phân tích tranh, phương pháp hướng dẫn học sinh xem tranh,… Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học: Phần 2 - ThS. Nguyễn Lăng Bình
- Hình 11: Quê em .Tranh sáp màu của Trần Phạm Đại Tân Chủ đề 3:Phương pháp dạy- học vẽ tranh (1 tiết) Hoạt động 1: Vận dụng các phương pháp DHTC trong DH vẽ tranh. Nhiệm vụ Suy nghĩ, nhớ lại 1. Những PPDH thường vận dụng trong DH vẽ trang tranh 2. Liên hệ thực tế giảng dạy các PPDH đó được thực hiện như thế nào? 3. Cần đổi mới PPDH như thế nào để tích cực hoá học sinh trong vẽ tranh góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho HS? 4. Các hình thức tổ chức dạy- học vẽ tranh? Thông tin cho hoạt động 1 49
- 1.Phương pháp quan sát, PPtrực quan, PP giảng giải minh hoạ, PPthực hành, luyện tập ... 2. Các phương pháp trên đã được gíao viên thực hiện trong các gìơ dạy vẽ tranh xong khi thực hiện một số giao viên do không xác định được đối tượng và mục tiêu cụ thể của bài nên thường nói nhiều, phần hướng dẫn thường kéo dài chiếm gần hết thời gian thực hành của học sinh hoặc ngược lại do khả năng chuyên môn hạn chế nên giáo viên hướng dẫn qua loa để học sinh tự vẽ do đó kết quả bài học thấp , HS không hứng thú học tập. 3. Phương pháp dạy học tích cực hoá HS trong vẽ tranh a, Phương pháp trực quan Đồ dùng trực quan trong vẽ tranh là: Tranh ảnh, các bài vẽ minh hoạ, biểu bảng minh hoạ các bước tiến hành. Sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào cho có hiệu quả đó chính là phương pháp trực quan, sử dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ phát huy được hiệu quả và ngược lại. Trong vẽ tranh cũng như vẽ trang trí đồ dùng trực quan nên có bài vẽ minh hoạ đẹp và chưa đẹp để HS so sánh nhận xét (bài vẽ của học sinh các năm trước).Các ví dụ minh hoạ cho các bước thực hiện bài vẽ. Sau khi hướng dẫn , đồ dùng trực quan cần được cất đi trước khi HS bắt đầu bài vẽ. Trong khi sử dụng ĐDTQ chú ý: dùng đến đồ dùng nào thì lấy cái đó, sau đó cất đi rồi lấy cái khác hoặc để chồng lên nhau, Không nên bày tất cả lên bảng, làm phân tán chú ý khi HS quan sát. b, Phương pháp quan sát Trong vẽ tranh, PPQS là hướng dẫn học sinh quan sát bài minh hoạ để nắm được cách vẽ, cách thể hiện nội dung đề tài. Khi HS quan sát, GV cần sử dụng kết hợp PP vấn đáp, đặt câu hỏi, định hướng quan sát để HS nắm được cách vẽ, phân biệt được bài vẽ đẹp và chưa đẹp, hiểu nhiệm vụ và yêu cầu của bài vẽ. c, Phương pháp vấn đáp Khi đặt câu hỏi: câu hỏi cần phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, câu hỏi phải rõ ràng dễ hiểu . Vận dụng cách đặt câu hỏi theo các cấp độ của Bloom. Ví dụ: Câu hỏi cấp thấp: - Trong tranh có những hình ảnh nào? ( biết) - Tranh vẽ về chủ đề gì?( hiểu) - Mảng chính trong tranh có các hình ảnh nào? Mảng phụ là những hình ảnh nào? ( Hiểu) - Trong tranh bạn đã dùng những màu gì? (biết) - Em đã bao giờ nhìn thấy vườn hoa chưa? ở đâu? có những hoa gì? ( liên hệ ) Câu hỏi cấp cao: a. Vì sao vẽ tranh mảng chính cần phải lớn hơn mảng phụ?(phân tích) b. Để vẽ được bức tranh ta phải làm những gì? ( tổng hợp) c. So sánh hai bức tranh này, bức tranh nào đẹp, bức tranh nào chưa đẹp . Vì sao? ( đánh giá) 50
- Sau khi hỏi nên dừng vài giây(3-5 giây) để HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Nếu HS trả lời sai có thể hỏi lại bằng câu hỏi khác hoặc giải thích bằng câu hỏi gợi mở để tạo cơ hội cho HS trả lời đúng hoặc có thể nhờ các HS khác trả lời giúp bạn ... Cách khuyến khích này làm cho HS cảm thấy thoải mái, an toàn, tích cực trong câu trả lời sau. Khi chỉ định HS trả lời không nên chỉ tập trung vào những HS tích cực mà cần quan tâm đến HS thụ động ít tham gia phát biểu ý kiến nhằm tăng cường sự tham gia của HS trong quá trình học tập, tạo sự công bằng trong lớp học. d,Phương pháp giải thích minh hoạ Trong vẽ tranh lời giảng giải của giáo viên cần ngắn gọn, dễ hiểu chủ yếu gợi mở để học sinh quan sát và chốt lại những vấn đề chính, những kiến thức, kĩ năng cơ bản học sinh cần ghi nhớ, vận dụng trong quá trình thực hành. Phân tích nhận xét kết quả bài học để học sinh học hỏi lẫn nhau và rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau. Khi phân tích giảng giải luôn kèm theo các hình ảnh minh hoạ cho lời nói. Ví dụ: Khi phân tích cho HS thấy thế nào là bố cục cân đối giáo viên vừa nói vừa chỉ vào các bài minh hoạ có bố cục cân đối và không cân đối. Cách đó giúp cho học sinh không những hiểu mà còn nảy sinh ý tưởng sáng tạo trong khi tiến hành bài vẽ và không mắc phải những trường hợp bố cục không cân đối. Trên cơ sở đó HS có khả năng đánh giá kết quả bài học của mình và của bạn. e,Phương pháp thực hành luyện tập Thực hành trong vẽ tranh giúp cho học sinh vận dụng những kiến thức của tranh vào bài cụ thể, nhằm củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng.Thực hành trong vẽ tranh giúp cho HS hiểu được ngôn ngữ của hội hoạ : đường nét, hình mảng, màu sắc, bố cục và có khả năng cảm thụ cái đẹp trong tranh trong thiên nhiên và cuộc sống.Trong các giờ học vẽ tranh cần dành nhiều thời gian cho HS thực hành. Trong quá trình HS thực hành giáo viên đến với từng nhóm, từng HS để hướng dẫn các em vận dụng kiến thức đã học vào bài vẽ.Ví dụ: gợi ý để HS sửa lại bố cục cho cân đối, sửa lại hình dáng các nhân vật, đồ vật cho đúng đặc điểm, tỉ lệ hoặc sửa lại,bổ sung để màu sắc trong tranh đẹp hơn. Cần quan tâm giúp đỡ các học sinh yếu tạo điều kiện để HS hoàn thành bài vẽ. Những học sinh chưa hoàn thành bài vẽ tại lớp GV cần khuyến khích các em về nhà tiếp tục hoàn thành. g, Phương pháp trò chơi Đối với vẽ tranh cũng có thể tổ chức một số trò chơi đơn giản... Trò chơi chỉ nên tổ chức trong 2-3 phút, không nên kéo dài làm mất thời gian của giờ học. Ví dụ: Trò chơi xếp hình hoặc vẽ thêm hình vào mảng trống trong tranh. Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, hoặc bìa có thể là là giấy, bìa màu hoặc trắng và một bộ hình người, đồ vật được cắt sẵn có đính sẵn băng dính hai mặt ở phía sau. Yêu cầu các nhóm xếp hình người và đồ vật để tạo thành bức tranh. Các nhóm xếp, dán xong, treo tranh lên bảng để cả lớp nhận xét xem bức tranh của nhóm nào có bố cục hợp lí và đẹp nhất. Hoặc giáo viên chuẩn bị 4 bức tranh vẽ chưa hoàn thiện còn mảng trống yêu cầu 4 nhóm quan sát và trao đổi trong 1 phút và lên vẽ bổ sung thêm hình người hoặc đồ vật vào mảng trống. Nhóm nào vẽ nhanh, đẹp nhóm đó thắng...Khi tổ chức trò chơi cần chú ý thời điểm xuất phát và kết thúc phải rõ ràng. Ví dụ khi GV hô bắt đầu thì cả 3 nhóm đều tiến hành và kết thúc cũng như vậy. Tổ 51
- chức trò chơi sẽ tạo không khí ganh đua giữ các nhóm và khuyến khích HS tích cực học tập. e, Phương pháp hợp tác nhóm Đối với vẽ tranh có thể tổ chức cho học sinh ngồi theo nhóm cùng sử dụng các chất liệu thể hiện như vẽ hoặc xé dán hoặc thực hiện các trò chơi, nhóm có thể trao đổi bàn luận phân công người tham gia trò chơi... Kết thúc giờ học nhóm tự đánh giá nhận xét bài của nhau. Giáo viên sẽ đóng vai trò tổ chức, giám sát và điều khiển. Đánh giá hoạt động 1 - PPDH vẽ trang trí và vẽ tranh có gì giống và khác nhau ? - Theo bạn trong các PPDHTC , PPDH nào khó vận dụng trong dạy vẽ tranh ? - Theo bạn cần phải làm như thế nào để dạy vẽ tranh có hiệu quả ? Hoạt động 2: Xem băng và phản hồi Nhiệm vụ Xem băng hình, ghi chép các hoạt động dạy học trong băng hình và trả lời các câu hỏi: 1.Trong đoạn băng hình GV đã sử dụng các PPDH nào ? 2.Các PPDH đó đã tích cực hoá được HS chưa? Vì sao? 3.Nếu dạy bài học đó bạn sẽ thực hiện như thế nào? cho ví dụ ? 4. Trước khi xem băng bạn hãy đọc đọc hướng dẫn sau: Thông tin cho hoạt động 2 Hướng dẫn học theo băng hình Tên băng hình: “ Dạy và học tích cực trong vẽ tranh” Minh hoạ qua bài: Vẽ tranh vườn hoa, lớp 2 1.Mục đích trích đoạn băng Giúp người học biết vận dụng phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS trong học vẽ tranh. Trích đoạn băng hình giờ dạy vẽ tranh vườn hoa, giáo viên đã sử dụng kết hợp nhiều PPDH nhằm tích cực hoá học sinh. Tạo hứng thú cho học sinh tham gia các hoạt động học tập. Bạn hãy xem băng hình và tìm ra cái mới trong cách tổ chức các hoạt động học tập. 52
- 2. Điều kiện học tập của người học - Đoạn băng minh hoạ cho phần hướng dẫn dạy học vẽ tranh, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát huy cao độ tính tích cực của học sinh. - Để học tốt người học cần nắm vứng mục tiêu của bài học, nội dung bài học và phương pháp dạy - học vẽ tranh. 3. Yêu cầu cần đạt trong trích đoạn băng Đối với giáo viên: - Vận dụng linh hoạt PPDHTC trong dạy - học vẽ tranh - Phối hợp các hình thức dạy- học: hoạt động cá nhân, nhóm, trò chơi.... Đối với học sinh: - Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập như: tham gia trò chơi, các nhóm cử đại diện lên bảng thi vẽ bông hoa, đại diện nhóm nào vẽ nhanh, đẹp nhóm đó thắng. - Quan sát nắm được cách vẽ tranh vườn hoa. 4. Nhứng nét chính trong băng - Đoạn băng minh hoạ phần đầu của tiết dạy vẽ tranh. Học sinh tham gia trò chơi vẽ bông hoa nhằm mục đích tạo hứng thú, hướng học sinh đến trọng tâm của bài học hông qua trò chơi định hướng, tạo hứng thú cho học sinh tới nội dung của bài học. - Giáo viên cho học sinh xem trích đoạn băng hình vườn hoa nhằm gợi mở nội dung đề tài để học sinh dễ dàng lựa chọn, tưởng tượng sáng tạo các hình tượng trong bức tranh của mình. Sau khi xem trích đoạn băng hình giáo viên sử dụng tranh ảnh, bài vẽ của học sinh để học sinh quan sát nhận biết đặc điểm màu sắc của các loại hoa, cách sắp xếp tạo thành bức tranh vườn hoa. - Giáo viên đã sử dụng hình thức tương phẩn để HS nhận ra tranh đẹp và chưa đẹp, trên cơ sở đó HS tự rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình. Hình thức này góp phần hình thành thị hiếu thảm mĩ cho HS phân biệt được cái đẹp và chưa đẹp. 5. Hướng dẫn sử dụng băng hình a. Yêu cầu đối với học viên ttrước khi xem băng - Xem lại mục tiêu bài học, xem lại các hình thức và PPDH vẽ tranh ở lớp 2. - Nghiên cứu bài học này trong sách giáo khoa và sách giáo viên - Tự xác định nếu dạy bài học này sẽ dạy như thế nào. b.Những yêu cầu đối với học viên trong khi xem băng 53
- - Theo dõi thời gian dành cho các hoạt động : hợp lý hay không hợp lý? - Các hoạt động phù hợp hay chưa phù hợp ? - Đồ dùng dạy học được sử dụng như thế nào ? - Ghi lại và đánh giá toàn bộ nội dung của trích đoạn băng vào phiếu quan sát dưới đây: 54
- Phiếu quan sát (băng hình 3) Tên bài học: Lớp: Tên giáo viên: Tên trường: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nhận xét: - Mức độ tích cực của HS 55
- - Các PPDH được sử dụng - Nhận xét về GV C. Yêu cầu đối với học viên sau khi xem băng - Trong đoạn băng hình giáo viên đã sử dụng các phương pháp : + Trò chơi + Hợp tác nhóm + Trực quan + Quan sát + Giải thích minh hoạ - Với bài học này, bạn sẽ dạy như thế nào để tích cực hoá HS? Bạn sẽ sử dụng các PPDH nào? - Bạn sẽ tổ chức các hoạt động dạy - học như thế nào ? Bạn sẽ làm gì?, học sinh sẽ làm gì? bạn hãy nêu một ví dụ cụ thể. 56
- Đánh giá hoạt động 2 - Qua xem đoạn băng hình minh hoạ cho phần tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong vẽ tranh bạn đã học được gì trong đoạn băng này? - Theo bạn các PPDH được giáo viên sử dụng trong băng có ưu, nhược điểm gì . Vì sao? - Trong đoạn băng đó,theo bạn nên bổ sung thêm hoặc bớt gì. Ví dụ cụ thể? - ở địa phương của bạn có thể tổ chức một giờ học như vậy không. vì sao? Chủ đề 4: Thực hành thiết kế bài học và dạy thử ( 2 tiết) Hoạt động 1: Thiết kế kế hoạch bài học Nhiệm vụ Suy nghĩ, nhớ lại 1. Cách thiết kế kế hoạch bài học vẽ tranh 2. Sử dụng sách giáo viên trong thiết kế kế hoạch dạy - học Thông tin cho hoạt động 1 1. Cách thiết kế kế hoạch bài học vẽ tranh a, Xác định mục tiêu bài học - Căn cứ vào mục tiêu của Mĩ thuật ở Tiểu học, căn cứ vào nội dung của bài học và đối tượng học sinh để xác định mục tiêu của bài học. - Mục tiêu của bài học bao gồm 3 thành tố: Kiến thức , kĩ năng , thái độ • Kiến thức : Học sinh biết, hiểu gì sau bài học ? • Kĩ năng: Học sinh có thể làm được gì sau bài học ? • Thái độ: Biểu hiện thái độ của học sinh sau bài học ?. b, Chuẩn bị đồ dùng dạy -học • Chuẩn bị đồ dùng của giáo viên là: Tranh, ảnh phiên bản, hình minh hoạ cho các bước tiến hành,bài vẽ của học sinh năm trước. Các phương tiện dạy học 57
- như máy chiếu qua đầu, giấy trong, máy chiếu vật thể hoặc ti vi đầu video (nếu có ).. • Đồ dùng của học sinh là sách giáo khoa, bút chì, tẩy , màu vẽ hay giấy màu, hồ dán... tuỳ theo nội dung của bài học. c.Các hoạt động dạy họcchủ yếu - Tìm chọn nội dung đề tài - Tìm hiểu cách vẽ tranh - Thực hành Có thể tổ chức trò chơi để khuyến khích học sinh tích cực sáng tạo... - Tổ chức đánh giá Tổ chức cho học sing tham giá đánh giá bài học. Bài học được dán bằng băng dính lên bảng, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét kết quả bài học của mình và của bạn. Sau đó giáo viên đưa ra ý kiến đánh giá nhận xét kết quả của từng học sinh, cách nhận xét mang tính tích cực, khuyến khích học sinh cố gắng cho bài học sau đạt kết quả tốt hơn, không nên phê bình gay gắt làm mất hứng thú học tập của các em. Hoặc có thể cho các nhóm tự đánh giá chọn bài vẽ tốt nhất dán lên bảng để cả lớp cùng nhận xét... Sau khi nhận xét bài của các nhóm giáo viên tuyên dương nhóm có nhiều bài vẽ tốt. Động viên những HS vẽ chưa tốt bài sau cần cố gắng hơn. Cuối mỗi bài học nên dặn dò học sinh làm bài tập về nhà và chuẩn bị cho bài học sau. 2.Sử dụng sách hướng dẫn giáo viên trong thiết kế kế hoạch bài học -Sách giáo viên là những gợi ý tham khảo để giúp giáo viên có chỗ dựa khi thấy cần thiết trong quá trình thiết kế kế hoạch bài học. Không nên nghĩ rằng sách giáo viên có thể sử dụng thay cho kế hoạch bài học. Mục tiêu được xác định trong sách giáo viên cũng có tính chất gợi ý tham khảo không nên sử dụng hoàn toàn vào kế hoạch bài học của mình. Cần căn cứ vào nội dung của bài học và khả năng học tập của học sinh để xác định mục tiêu. Đánh giá hoạt động 1 + Vì sao phải xác định mục tiêu bài học? + Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho Vẽ tranh gồm có những gì? + Các hoạt động dạy học trong Vẽ tranh có gì khác với Vẽ theo mẫu? + Bạn sẽ tổ chức đánh giá kết quả bài học của học sinh như thế nào? Hoạt động 2: Thực hành thiết kế một bài học vẽ tranh Nhiệm vụ 1. Chọn bài vẽ tranh trong chương trình Mĩ thuật ở tiểu học 2. Thiết kế kế hoạch dạy học cho bài học đó 58
- 3. Trao đổi với đồng nghiệp về kế hoạch bài học 4. Dạy thử. Thông tin cho hoạt động 2 1. Bạn hãy chọn một bài vẽ tranh trong chương trình mĩ thuật ở tiểu học để thực hành thiết kế kế hoạch bài học 2. Bạn hãy thiết kế kế hoạch bài học, Khi xác định mục tiêu bạn có thể dựa vào sách giáo viên và trên cơ sở thực tế đối tượng học sinh của bạn để xác định mục tiêu cho phù hợp, mang tính khả thi. Bạn nên sử dụng PPDH tích cực trong bài học. Bạn hãy suy nghĩ có thể tổ chức một trò chơi nào đó để tạo hứng thú cho học sinh hoặc để kiểm tra kiến thức kĩ năng đã học. Các thành viên trong nhóm tự đánh giá kết quả bài học của nhóm mình và lựa chọn bài tốt treo lên bảng để nhận xét chung. Nhóm nào nhiều bài vẽ tốt nhóm ấy sẽ được tuyên dương khen ngợi. Khi thiết kế kế hoạch bài học bạn nên chú ý đến thời gian sao cho cân đối giữa các hoạt động, giành nhiều thời gian cho học sinh thực hành. 3. Bạn trao đổi với đồng nghiệp về kế hoạch bài dạy của mình 4. Bạn hãy dạy thử có thể trên học sinh của mình hoặc dạy sắm vai trong nhóm để rút kinh nghiệm Đánh giá hoạt động 2: Sau khi dạy thử bạn cùng đồng nghiệp rút kinh nghiệm: -Bài học có đạt được mục tiêu không? Vì sao? -Các phương pháp dạy học có phù hợp không ? vì sao? -Thời gian chia cho các hoạt động phù hợp hay chưa phù hợp? - Bạn cần rút kinh nghiệm gì cho bản thân sau bài dạy? Sau khi trao đổi thảo luận, bạn có thể điều chỉnh lại kế hoạch bài học và dạy lại nếu có điều kiện. 59
- Hình 12: Chơi ô ăn quan . Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh Chủ đề 5 : Một số kiến thức cơ bản về tập nặn tạo dáng ( 1tiết) Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và một số kiến thức cơ bản về tập nặn tạo dáng Nhiệm vụ - Suy nghĩ , nhớ lại hoặc thảo luận nhóm: 1. Mục đích của tập nặn và tạo dáng tự do ở tiểu học 2. Các vật liệu đồ dùng để nặn và tạo dáng 3. Cách nặn và tạo dáng 60
- Thông tin cho hoạt động 1 1. Mục đích của tập nặn và tạo dáng ở tiểu học Trước đây môn mĩ thuật ở tiểu học được gọi là môn hoạ hay môn vẽ. Sau đó được đổi tên thành môn Mĩ thuật. Vậy hai tên gọi đó có gì khác nhau? - Gọi là môn hoạ hay môn vẽ vì nội dung của môn học chỉ cung cấp kiến thức và kĩ năng vẽ. - Gọi là môn Mĩ thuật vì nội dung môn học không chỉ có vẽ mà còn có tập nặn tạo dáng và thường thức mĩ thuật. Vẽ tranh, thể hiện đặc điểm hình dáng, của đồ vật, con người, trên mặt phẳng của giấy, bằng các chất liệu bút chì , màu vẽ, ... Nặn tạo dáng: thể hiện đặc điểm, hình dáng của đồ vật, con người trong không gian 3 chiều ( chiều cao, chiều ngang, chiều sâu), có thể quan sát ở nhiều phía, được tạo nên bằng nhiều chất liệu khác nhau như: đất sét, chất dẻo để nặn, các phế liệu như vỏ hộp bằng giấy, bằng kim loại...để lắp ghép tạo dáng Tập nặn tạo dáng nhằm tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với hình khối. Tập sáng tạo ra các đồ vật bằng đất, chất dẻo hoặc các phế liệu ... Thông qua tập nặn và tạo dáng nhằm phát triển tư duy nghệ thuật và tư duy sáng tạo. HS có khả năng cảm thụ được cái đẹp trong nghệ thuật điêu khắc và làm quen với nghệ thuật ứng dụng công nghiệp. 2. Các vật liệu dùng để nặn tạo dáng a, Vật liệu dùng để nặn - Đất sét:Đất sét là loại đất mềm và dẻo thường dùng để nặn - Cách làm đất: Có thể lấy đất sét mềm sử dụng ngay hoặc đất sét khô, trước khi nặn, đất sét cần được nhặt bỏ sạn, sỏi, đá, ... nhào trộn cho dẻo, quánh, không dính tay. Dùng bảng nặn bằng gỗ để nhào trộn. Sau khi dùng, để giữ đất sử dụng lâu dài cần ủ đất vào khăn hay giẻ ẩm, thỉnh thoảng vẩy nước cho đất mềm không bị khô cứng. - Chất dẻo để nặn Chất dẻo dùng để nặn có nhiều màu, mềm dẻo, không dính tay, rất thuận lợi, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho học sinh tiểu học. b, Vật liệu dùng để tạo dáng Để tạo dáng hình người, đồ vật có thể sử dụng các vỏ hộp giấy, hộp nhựa, hộp sắt, vỏ trứng, các loại hột hạt, củ quả, rơm dạ... 3. Cách nặn và tạo dáng a, Cách nặn 61
- - Nặn bằng cách ghép khối Nặn từng bộ phận, chi tiết rồi ghép lại, dùng que tre nhỏ hoặc tăm để gắn đính chúng với nhau. Ví dụ: nặn hình người: + Nặn đầu : vê đất tròn; + Nặn thân : Vê đất thành hình trụ hoặc hình chữ nhật hay hình vuông; + Nặn chân, tay: Vê kéo đất thành thỏi nhỏ, dài; + Dùng que tăm ngắn, gắn đính các bộ phận với nhau; + Nặn thêm chi tiết như: tóc, quần áo, mắt mũi miệng...rồi tạo tư thế ngồi, đứng hoặc đi, chạy... - Nặn trên một khối đất Từ một khối đất, tưởng tượng ra hình dáng đồ vật, con vật hay hình dáng người, lăn đất để được khối hình khái quát của đối tượng định nặn. Ví dụ: nặn hình người, vê, lăn đất thành khối trụ. Nặn ô tô, lăn , đập đất thành khối chữ nhật. Trên khối đất đó ước lượng, phân chia các bộ phận cho đúng với tỉ lệ của đối tượng. Ví dụ: Đầu người, thân, chân, tay. Từ các bộ phận đó, dùng tay nặn hoàn thiện các bộ phận: kiểu dáng đầu, tóc ngắn hay tóc dài; khuôn mặt tròn hay vuông; kiểu dáng quần áo, dài, ngắn, váy...Sau đó bổ sung thêm các chi tiết như: mắt,mũi, miệng, chân, tay... Có thể nặn thêm các chi tiết phụ như: tay cầm cặp sách hoặc cầm hoa hay chống gậy...Khi nặn có thể dùng tay hoặc có thêm một số dụng cụ hỗ trợ như dao nặn để cắt gọt đất ... Dao nặn được làm bằng thanh tre nhỏ vót mỏng giống hình con dao để cắt gọt đất hoặc ấn đính, khoét các chi tiết trong khi nặn. b, Cách tạo dáng Đối với tiểu học, mục đích của tạo dáng là để học sinh làm quen với tạo dáng công nghiệp bằng các phế liệu dễ kiếm . Vì vậy cách tạo dáng rất đơn giản như: tạo dáng ôtô tầu hoả, con vật , hình người... Cách tiến hành - Nhớ lại hình dáng, các bộ phận chính của đồ vật định tạo dáng. - Tìm các vỏ hộp có hình dáng, màu sắc phù hợp. - Có thể dùng kéo để cắt bớt, sửa lại các mảng hình cho vừa vớ các bộ phận. - Ghép đính các bộ phận. - Bổ sung thêm chi tiết. Đánh giá hoạt động 1 - Hãy nêu mục đích tập nặn tạo dáng ở tiểu học? - Nặn tạo dáng có thể dùng các vật liệu gì? - Có mấy cách nặn? - Nêu cách tạo dáng? 62
- Hình 13: Bé tập nặn (ảnh) 63
- Chủ đề 6: Thực hành (2tiết) Hoạt động 1: Nặn con vật theo ý thích Nhiệm vụ 1. Lựa chọn con vật để nặn 2. Chọn vật liệu, dụng cụ để nặn 3. Chọn cách nặn 4. Thực hành nặn Thông tin cho hoạt động 1 1.Lựa chọn con vật để nặn Có thể chọn con vật theo ý thích như : con mèo , con thỏ, con vịt, con chim hay con trâu, ngựa... 2.Chọn vật liệu - Tìm đất sét để nặn (nếu dễ kiếm) hoặc dùng chất dẻo . - Tìm một bảng gỗ nhỏ để lăn đất, làm đất, 1 giẻ lau hoặc khăn nặn để ủ đất hoặc lau tay. - Làm một dao nặn bằng que tre vót mỏng để cắt gọt đất khi cần thiết. 3.Chọn cách nặn Suy nghĩ chọn cách nặn theo ý thích: có thể bằng cách ghép khối hoặc nặn từ một khối đất. 4. Thực hành Đánh giá hoạt động 1 Sau khi hoàn thành bài nặn, bạn hãy chuyển bài cho đồng nghiệp nhận xét chéo bài của nhau trước khi giáo viên đánh giá. + Đã thể hiện được đặc điểm của con vật ? + Hình dáng cân đối, ngộ nghĩnh? Đánh giá sản phẩm theo 4 loại: Tốt , khá, trung bình , chưa đạt. 64
- Nhà điêu khắc tí hon Đá cầu mây Hình 14: Bài tập nặn của học sinh Chủ đề 7:Phương pháp dạy - học tập nặn tạo dáng (1 tiết) Hoạt động 1: Vận dụng các phương pháp dạy- học TC trong DH tập nặn tạo dáng. Nhiệm vụ Suy nghĩ, nhớ lại: 1. Những PPDH thường vận dụng trong DH tập nặn tạo dáng ? 2. Liên hệ thực tế giảng dạy các PPDH đó được thực hiện như thế nào? 3.Theo bạn nên sử dụng các phương pháp dạy học như thế nào để có hiệu quả? 4. Các hình thức tổ chức dạy học tập nặn và tạo dáng? Thông tin cho hoạt động 1 1.Phương pháp quan sát, Phương pháp trực quan, Phương pháp giảng giải minh hoạ, Phương pháp thực hành, luyện tập, ... 2. Các phương pháp trên đã được gíao viên thực hiện trong các gìơ dạy tập nặn tạo dáng Tuy nhiên tập nặn tạo dáng là loại bài giáo viên ngại dạy do đó các bài học này có thể ít được giáo viên thực hiện trong các giờ học mĩ thuật. Bạn đã thực hiện như thế nào? ( Trao đổi với đồng nghiệp) 3. Phương pháp dạy học tích cực hoá HS trong tập nặn tạo dáng a, Phương pháp trực quan Đồ dùng trực quan trong tập nặn và tạo dáng là đồ chơi, có thể là búp bê , các con vật như mèo, chó, thỏ ...ôtô, tầu hoả...Trong các giờ tập nặn các con vật, giáo viên có thể sử dụng nhiều con vật khác nhau để gợi ý cho HS lựa chọn. Hoặc trong các 65
- giờ tạo dáng tự do, con vật ôtô bằng vỏ hộp nên có một số đồ chơi: con vật, ôtô để gợi ý cho HS. Có thể yêu cầu HS chuẩn bị, nhóm phân công nhau mang đồ chơi có nội dung của bài học đến lớp. GV có thể tổ chức để các nhóm giới thiệu về các đồ vật mà nhóm đã chuẩn bị để cả lớp cùng quan sát. Đồ vật hoặc con vật có thể để trên bàn của từng nhóm trong suốt giờ học để học sinh quan sát, thể hiện trong sản phẩm của mình. Cách tổ chức như vậy sản phẩm của HS hết sức phong phú, các em sẽ hứng thú tích cực hơn trong việc thực hiện bài nặn hay tạo dáng của mình. b, Phươn pháp quan sát Trong tập nặn và tạo dáng sinh quan sát bài minh hoạ để nắm được cách nặn, cách tạo dáng. Khi HS quan sát, GV cần sử dụng kết hợp PP vấn đáp, đặt câu hỏi, định hướng quan sát để HS nắm được đặc điểm của đối tượng về hình dáng cấu trúc. Từ đó nảy sinh ý tưởng sáng tạo để tạo ra một sản phẩm mới. c, Phương pháp vấn đáp Khi đặt câu hỏi: câu hỏi cần phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, câu hỏi. phải rõ ràng dễ hiểu . Vận dụng cách đặt câu hỏi theo các cấp độ của Bloom. Ví dụ: Câu hỏi cấp thấp: - Đây là con gì ? ( Biết ) - Vì sao em biết đây là con mèo? ( hiểu) - Nuôi mèo có tác dụng gì ? ( liên hệ) Câu hỏi cấp cao: - Con mèo và con thỏ có đặc điểm gì giống và khác nhau? ( Phân tích ) -Theo em con mèo có những đặc điểm cơ bản gì? ( tổng hợp) - Theo em con mèo bạn Thanh nặn có đẹp không. Vì sao? ( đánh giá) Sau khi hỏi nên dừng vài giây (3-5 giây) để HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Nếu HS trả lời sai có thể hỏi lại bằng câu hỏi khác hoặc giải thích bằng câu hỏi gợi mở để tạo cơ hội cho HS trả lời đúng hoặc có thể nhờ các HS khác trả lời giúp bạn ... Cách khuyến khích này làm cho HS cảm thấy thoải mái, an toàn, tích cực trong câu trả lời sau. Khi chỉ định HS trả lời không nên chỉ tập trung vào những HS tích cực mà cần quan tâm đến HS thụ động ít tham gia phát biểu ý kiến nhằm tăng cường sự tham gia của HS trong quá trình học tập, tạo sự công bằng trong lớp học. đ, Phương pháp giải thích minh hoạ Trong tập nặn tạo dáng, lời giảng giải của giáo viên cần ngắn gọn, dễ hiểu chủ yếu gợi mở để học sinh quan sát và chốt lại những vấn đề chính: những đặc điểm cơ bản của con vật, đồ vật; Cách thể hiện, cách sử dụng dụng cụ, chất liệu để nặn , tạo dán; Phân tích nhận xét kết quả bài học để học sinh học tập và rút kinh nghiệm. Khi phân tích giảng giải, lời nói luôn đi kèm với hình ảnh, đồ dùng minh hoạ. Ví dụ: để HS nắm được đặc điểm của con mèo giáo. viên vừa nói vừa chỉ vào từng bộ phận như đầu, thân, đuôi, tai, mắt, râu,... hoặc phân tích cấu trúc của ôtô gồm các bộ phận: đầu, thân hay thùng xe, bánh xe... Cách đó học sinh không những hiểu, ghi 66
- nhớ bằng lời và hình ảnh mà còn giúp các em hiểu được đặc điểm cấu trúc của đồ vật, con vật và sáng tạo ra sản phẩm theo ý thích của mình. e, Phương pháp thực hành luyện tập Thực hành trong tập nặn và tạo dáng tạo điều kiện cho học sinh tạo ra sản phẩm là con vật, đồ vật bằng các chất liệu khác nhau. Giúp các em phát triển trí tưởng tượng, khả năng tìm tòi sáng tạo, ứng dụng kiến thức mĩ thuật vào thực tế. Trong các giờ học tập nặn và tạo dáng cần dành nhiều thời gian cho HS thực hành. Khi HS thực hành, giáo viên đến với từng nhóm, từng HS để hướng dẫn .Ví dụ: gợi ý để HS lựa chọn vật liệu, sửa lại các bộ phận cho cân đối hoặc sửa lại hình dáng người, con vật cho đúng đặc điểm, tỉ lệ ... Cần quan tâm giúp đỡ các học sinh yếu. Những học sinh chưa hoàn thành bài vẽ tại lớp, GV khuyến khích các em về nhà tiếp tục hoàn thành. g, Phương pháp trò chơi Đối với tập nặn và tạo dáng có thể tổ chức một số trò chơi. Ví dụ: Trò chơi trưng bày sản phẩm, sau khi kết thúc giờ học giáo viên yêu cầu các nhóm bày sản phẩm, có thể bổ sung thêm một số chi tiết phụ để tạo thành chủ đề như : Vườn thú, Trại chăn nuôi, Giao thông trên đường phố...(Tên chủ đề có thể giáo viên gợi ý hoặc HS tự chọn chủ đề để sắp xếp). Các nhóm sắp xếp trưng bày xong GV và HS đến từng nhóm xem sản phẩm, nghe giải thích và cùng bình chọn xem sản phẩm của nhóm nào đẹp và có chủ đề hay. Đánh giá theo các mức đã được qui định chung... h, Phương pháp hợp tác nhóm Đối với Tập nặn và tạo dáng nên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm cùng sử dụng các chất liệu như giấy bìa , hồ dán hoặc đất nặn... nhóm có thể trao đổi bàn luận thực hiện trò chơi... 4. Cách tổ chức giờ học tập nặn tạo dáng Giờ học tập nặn và tạo dáng, nên tổ chức học theo nhóm, nhóm nặn, nhóm thích tạo dáng bằng các chất liệu, phế liệu khác... hoặc cùng nặn , tạo dáng theo mẫu mà nhóm đã chuẩn bị,...Giờ học có thể tổ chức trong lớp hoặc ngoài trời, tuỳ theo điều kiện của trường. Đánh giá hoạt động 1 - PPDH Vẽ tranh và tập nặn tạo dáng có gì giống và khác nhau ? - Theo bạn trong các PPDH tích cực, PPDH nào khó vận dụng trong dạy học tập nặn , tạo dáng ? - Theo bạn cần phải làm như thế nào để dạy-học tập nặn và tạo dáng có hiệu quả ? 67
- Hoạt động 2: Thiết kế kế hoạch dạy - học tập nặn tạo dáng Nhiệm vụ 1. Chọn một bài tập nặn tạo dáng trong chương trình mĩ thuật ở tiểu học để thiết kế? 2. Trao đổi với đồng nghiệp hoặc dạy thử nếu có điều kiện Thông tin cho hoạt động 2 1. Bạn hãy chọn một bài tập nặn tạo dáng, thiết kế bài học vận dụng các PPDHTC, chọn cách tổ chức giờ học. 2. Bạn hãy trao đổi với đồng nghiệp của mình về kế họach bài học đó. Dạy thử mời đồng nghiệp đến dự và rút kinh nghiệm. Đối chiếu kết quả học tập của học sinh với mục tiêu của bài học để đánh giá có thể điều chỉnh mục tiêu hoặc điều chỉnh phương pháp dạy- học để giờ học có hiệu quả hơn. Đánh giá hoạt động 2 - Kết quả bài học đã đáp ứng mục tiêu ? - Các PPDH tích cực đã được vận dụng trong kế hoạch bài học? - Thời gian phân chia cho các hoạt động hợp lí hay chưa hợp lí? - Đồ dùng dạy- học được sử dụng có hiệu quả? - Sản phẩm của học sinh như thế nào ? Đánh giá sau khi học xong tiểu môđun 1. Đặc điểm của tập nặn tạo dáng ở tiểu học? 2.Hãy cho biết các vật liệu để nặn và tạo dáng ở tiểu học, cách nặn và tạo dáng? 3.Hãy nêu các PPDHTC trong tập nặn và tạo dáng ở tiểu học? 4.Tự đánh giá kế hoạch bài học của mình tốt hay chưa tốt. Vì sao? 5.Bài thực hành Nặn con vật theo ý thích được, GV đánh giá cho điểm Thông tin phản hồi của đánh giá 1. đặc điểm của tập nặn và tạo dáng là HS được làm quen với cách tạo khối, ứng dụng các kiến thức của mĩ thuật sáng tạo ra các đồ vật con vật quen thuộc, thể hiện không gian 3 chiều ( dài, rộng và chiều sâu). Các câu hỏi 2,3 bạn hãy nghiên cứu tự trả lời, nếu khó khăn bạn xem lại thông tin phản hồi trong các hoạt động. 4 . Bạn tự đánh giá, có thể tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, giáo viên của bạn. 5.Tiêu chí đánh giá, bài thực hành: 68
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non: Phần 2
85 p | 1172 | 138
-
Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học: Phần 1 - ThS. Nguyễn Lăng Bình
57 p | 413 | 44
-
Dạy Mĩ thuật cho trẻ tiểu học theo dự án “Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật tiểu học” (SAEPS) Việt Nam – Đan Mạch
8 p | 370 | 42
-
Dạy lớp hai theo chương trình Tiểu học mới (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên)
180 p | 230 | 39
-
Giáo trình Mĩ thuật - Tập 2 (tập nặn và cắt xé dán): Phần 2
21 p | 146 | 18
-
Mô đun Mĩ thuật và Phương pháp dạy học mĩ thuật
29 p | 177 | 18
-
Giáo trình Mĩ thuật - Tập 2 (tập nặn và cắt xé dán): Phần 1
46 p | 97 | 17
-
Tiểu mô đun 3: Vẽ tranh, tập nặn và tạo dáng
39 p | 100 | 9
-
Thực trạng kĩ năng dạy vẽ của giáo viên ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
5 p | 143 | 9
-
Giáo dục nghệ thuật cho học sinh trung học phổ thông theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
6 p | 22 | 6
-
Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Mĩ thuật
57 p | 20 | 4
-
Phương pháp dạy học theo dự án trong môn Mĩ thuật
3 p | 18 | 4
-
Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở
9 p | 73 | 2
-
Quản lý hoạt động dạy học môn Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở
3 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn