Giáo trình mô đun Nuôi thủy đặc sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
lượt xem 6
download
"Giáo trình mô đun Nuôi thủy đặc sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu" trang bị những kỹ năng của nghề về chuẩn bị ao, chọn giống, chăm sóc, quản lý và thu hoạch một số đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế tại địa phương như: baba, lươn, ếch,... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình mô đun Nuôi thủy đặc sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: NUÔI THỦY ĐẶC SẢN NGÀNH/NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Lưu hành nội bộ) Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Bạc Liêu, năm 2020
- MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Lời giới thiệu ......................................................................................................... 0 Danh mục hình ...................................................................................................... Danh mục bảng ...................................................................................................... Bài 1. Chọn địa điểm nuôi 1. Khảo sát điều kiện tự nhiên và xã hội ........................................................... 05 2. Chọn chất đất ................................................................................................. 06 3. Khảo sát nguồn nước ..................................................................................... 08 Bài 2. Xây dựng công trình nuôi 1. Xây dựng ao nuôi ................................................................................................... 2. Xây dựng cống ....................................................................................................... Bài 3. Cải tạo ao nuôi 1. Làm cạn ao ............................................................................................................. 2. Tu sửa bờ ao, cống và san phẳng đáy ao ............................................................... 3. Bón vôi và phơi đáy ao ........................................................................................... 4. Cấp nước vào ao ..................................................................................................... Bài 4. Chọn và thả giống 1. Chọn giống .................................................................................................... 37 2. Thả giống ....................................................................................................... 41 Bài 5. Chăm sóc và quản lý 1. Chuẩn bị thức ăn và cho ăn ........................................................................... 47 2. Quản lý ao nuôi ............................................................................................. 49 Bài 6. Phòng và trị bệnh 53 1. Phòng bệnh .................................................................................................... 53 2. Trị bệnh ........................................................................................................ 55 Bài 7. Thu hoạch 61
- 1. Thời điểm thu hoạch...................................................................................... 61 2. Kích cỡ thu hoạch.......................................................................................... 63 3. Phương pháp thu hoạch ................................................................................. 65 4. Thực hiện thu hoạch ...................................................................................... 65
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách bài giảng nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Do đó việc xây dựng và biên soạn bài giảng/giáo trình giảng dạy là vô cùng cần thiết. Tài liệu này biên soạn dựa vào chương trình chi tiết mô đun, chương trình đào tạo nghề Nuôi trồng thủy sản trình độ cao đẳng. Mô đun Nuôi thủy đặc sản trang bị những kỹ năng của nghề về chuẩn bị ao, chọn giống, chăm sóc, quản lý và thu hoạch một số đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế tại địa phương như: baba, lươn, ếch,.. Trong quá trình biên soạn tài liệu, tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh, mô hình và công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn tài liệu này còn nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy chuyên ngành để tài liệu hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả! Lã Thị Nội
- BÀI 1. CHỌN VỊ TRÍ NUÔI Giới thiệu: Bài chọn vị trí nuôi thủy đặc sản nhằm giúp cho học sinh sau khi học hiểu được tiêu chí để chọn địa điểm nuôi, xây dựng công trình nuôi. Thực hiện được công việc chọn địa điểm, xây dựng hệ thống các công trình phục vụ nuôi một số đối tượng thủy đặc sản thương phẩm. Bài chọn vị trí nuôi thủy đặc được viết dưới dạng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Người học tiếp thu chủ yếu thông qua thực hành thao tác và đánh giá kết quả học tập của mô đun qua thao tác thực hành. Mục tiêu: - Mô tả được cách chọn địa điểm nuôi thủy đặc sản thương phẩm. - Lựa chọn được vùng nuôi đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Có trách nhiệm tuân thủ đúng vùng quy hoạch tại địa phương. A. Nội dung: 1. Khảo sát điều kiện tự nhiên và xã hội 1.1. Khảo sát điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động. Vì vậy vùng đất xây dựng trại phải đạt được một số tiêu chí sau: - Vùng đất phải bằng phẳng và cao trình vị trí trại không nên cao quá 3 – 4 m so với mực nước triều cực đại. Nếu cao trình vùng nuôi quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc bơm nước và tăng chi phí sản xuất. - Có nguồn nước ngọt đảm bảo cho sinh hoạt, vệ sinh trại và hạ độ mặn khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nguồn nước không bị ô nhiễm, không nhiễm phèn… - Diện tích mặt bằng xây dựng trại không nên quá hẹp, tối thiểu ở mức 300 – 100m 2 , đảm bảo tiêu chuẩn và bố trí các hạng mục công trình và hơn nữa là quan tâm tới khả năng mở rộng công trình sản xuất trong tương lai. Chọn vùng nuôi có các loài thủy đặc sản tự nhiên xuất hiện nhiều. 1.2. Khảo sát điều kiện xã hội nơi nuôi Vùng nuôi nên tránh xa khu vực đông dân cư đặc biệt là nguồn nước thải sinh hoạt. Giao thông thuận tiện, nguồn điện năng ổn định. Vùng nuôi nằm trong hệ thống quản lý về tài nguyên, môi trường của địa phương. Vùng nuôi phải đảm bảo về an ninh trật tự. 2. Chọn chất đất 2.1. Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn.
- Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngược lại hoàn toàn đất cát. Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặt. Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguội sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đất cát. Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngả về đất cát, đất thịt nặng thì có tính chất ngả về đất sét. 3. Khảo sát nguồn nước 3.1. Khảo sát lượng nước Nguồn nước quyết định đến diện tích có thể xây dựng trại. Khảo sát nguồn nước để nắm được sự biến động lượng nước hàng năm, trong năm có đủ cung cấp cho ao nuôi. Thời điểm khảo sát: mùa mưa (tháng 4 – tháng 10), mùa khô (tháng 11 đến tháng 03 năm sau) 3.2. Kiểm tra chất nước Bảng 1.Yêu cầu về chất lượng nước nuôi thủy đặc sản STT Yếu tố Dạng tồn tại trong Yêu cầu nước 1 Oxy O2 5- 15mg/L 2 H+ pH 7-9 3 Nito NH4 0,2 - 2 NH3
- + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra. + Bước 3: Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước ngọt sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra. Hình 1.3. Các bước sử dụng bộ kít đo ôxy hòa tan + Bước 4: Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ ôxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu. Kết quả so màu được ..(theo hình 1.4) Hình 1.4. So màu các chỉ số ôxy hòa tan 3.2.2.Kiểm tra độ pH nước - Thu mẫu nước tương tự với thu mẫu đolượng ôxy hòa tan. - Thao tác sử dụng bộ kít để đo độ pH Hình 1.5. Bộ thử nhanh độ pH Sera pH Test Kit – Đức + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ,lắc nhẹ rồi mở nắp ra. + Bước 3: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.
- Hình 1.6. Các bước sử dụng bộ kít đo pH + Bước 4: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng. Hình 1.7. So màu các chỉ số pH 3.2.3. Kiểm tra hàm lượng NH3 - Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy). - Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định. - Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng NH3 Hình 1.8. Bộ thử nhanh Sera NH4 + Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng. + Bước 2: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 3: Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều. + Bước 4: Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra.
- + Bước 5: Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3. + Bước 6: Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. Chú ý: Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn + Bước 7: Đối chiếu giá trị NH4+ với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong nước ao. Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em. Chú ý: Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ. 3.2.4. Kiểm tra hàm lượng NO2 - Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy). - Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định.Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng NO2 Hình 1.9. Bộ thử nhanh Sera NO2 Test Kit – Germany + Bước 1: Vệ sinh lọ đựng mẫu Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 2: Nhỏ thuốc thử: Nhỏ 5 giọt thuốc thử số1 và 5 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra. + Bước 3: Trộn mẫu: Đóng nắp lọ và lắc nhẹ. Mở nắp ra. + Bước 4: Đọc kết quả Chờ 3 - 5 phút, sau đó đem đối chiếu với bảng so màu. Nên thực hiện việc so màu với ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em. 3.2.5. Kiểm tra độ mặn - Thu mẫu nước tương tự với thu mẫu khi xác định hàm lượng ôxy
- Dụng cụ đo:… Hình 1.10: khúc xạ kế - Các thao tác sử dụng khúc xạ kế để đo độ mặn như sau: + Bước 1: Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch cần đo lên lăng kính Hình 1.11. Nhỏ dung dịch vào lăng kính + Bước 2: Đậy tấm chắn sáng Hình 1.12. Đậy nắp chắn sáng + Bước 3: quan sát độ phủ giọt nước trên lăng kính Yêu cầu: nước phải phủ đều trên lăng lính (hình 1.13 a) Hình 1.13. Kiểm tra nước trên lăng kính
- + Bước 4: Đọc số trên thang đo: Đưa lên mắt ngắm Hình 1.14. Đưa lên ngắm Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất. Hình 1.15. Đọc chỉ số độ mặn + Bước 6: Vệ sinh khúc xạ kế: Lau khô bằng giấy thấm mềm Hình 1.16. Vệ sinh khúc xạ kế Ghi chú: không được làm ướt khúc xạ kế. Hình 1.17. Không để khúc xạ kế bị ướt Ghi chú: Khi nồng độ muối của dung dịch quá cao, trên màn hình quan sát chỉ xuất hiện màu trắng.
- 3.3. Đánh giá kết quả So sánh số các yếu tố môi trường nước đo được ở nguồn nước với tiêu chuẩn chất lượng nước đòi hỏi trong nuôi thủy đặc sản thương phẩm (bảng 1) và kết luận đạt yêu cầu và cần xử lý yếu tố nào? B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 1. Câu hỏi: Câu 1. Trình bày các tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên, xã hội khi lựa chọn địa điểm nuôi các loài thủy đặc sản. Câu 2 . Trình bày các tiêu chuẩn về chất lượng nguồn nước khi lựa chọn địa điểm nuôi các loài thủy đặc sản. Câu 3. Mô tả cách sử dụng bộ test kiểm tra độ pH trong nước, oxy, NO2,… 2. Bài tập thực hành: Bài 1. Kiểm tra hàm lượng ôxy, NH 3, NO 2, độ mặn, độ pH ở nguồn nước chuẩn bị sử dụng nuôi baba. Bài 2. Lập bảng ghi các chỉ số hàm lượng ôxy, NH3, NO2 , độ mặn, độ pH (theo mẫu sau) ở nguồn nước chuẩn bị sử dụng nuôi lươn. Chỉ số Chỉ số Đánh giá STT Các yếu tố môi trường thực tế tiêu chuẩn (phù hợp/không phù hợp) 1 Ôxy hòa tan (mg/l) 2 NH3 (mg/l) 3 NO2 (mg/l) 4 pH 5 Độ mặn (‰) C. Ghi nhớ: Tiêu chuẩn chất lượng nước xây dựng ao nuôi thủy đặc sản là: Độ mặn 4mg/L, pH = 7 – 9; NH3
- - Kết quả cần đạt được: đo đúng độ mặn, pH nước, pH đất NH3, NO2, và đánh giá chất lượng môi trường Bài tập 2 - Nguồn lực: khúc xạ kế đo độ mặn, test kit pH nước, máy đo pH đất. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên đo độ mặn, pH nước, pH đất, NH3, NO2, ghi lại kết quả và so sánh với kết quả đúng. - Kết quả cần đạt đƣợc: đo đúng độ mặn, pH nước, pH đất, NH3, NO2, và đánh giá chất lượng môi trường
- BÀI 2. XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NUÔI Giới thiệu: Bài xây dựng công trình nuôi thủy đặc sản nhằm giúp cho học sinh sau khi học hiểu được kỹ thuật xây dựng và chuẩn bị công trình nuôi. Thực hiện được công việc xây dựng và chuẩn bị các công trình phục vụ nuôi một số đối tượng thủy đặc sản thương phẩm. Mục tiêu: - Đắp được bờ ao, làm cống cấp và thoát nước - Mô tả được các thao tác tháo cạn nước ao, tu sửa bờ, cống và đáy ao, bón vôi và cấp nước cho ao. - Cải tạo được ao nuôi đúng kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận trong việc tẩy dọn ao. A. Nội dung chính: 1. Xây dựng ao nuôi 1.1. Lựa chọn diện tích và hình dạng ao 1.1.1. Diện tích ao: Diện tích ao phụ thuộc vào quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên,… diện tích ao được thiết kế sao cho phù hợp với trình độ và quy mô sản xuât. Diện tích ao tốt nhất là từ 300 – 1000m2, độ sâu 0,8 – 1,2m. Xác định diện tích ao của từng hệ thống ao phải tính toán tổng hợp dựa vào: • Điều kiện địa lý vùng miền. • Yêu cầu đối tượng nuôi và kỹ thuật nuôi. • Tính toán chi phí xây dựng trên một diện tính ao. • Đối với ao nuôi ba ba thương phẩm nên có diện tích từ 100-200m2/ao, lớn nhất không quá 1000m2. Trình tự thực hiện cắm tiêu xác định diện tích ao trên thực địa: + Bước 1: Cắm cọc tiêu ở vùng đã được xác định xây dựng ao nuôi ba ba + Bước 2: Cắm cọc tiêu ở 4 góc theo dạng ao đã xác định (hình chữ nhật) + Bước 3: Tiến hành ngắm các điểm xen kẽ ở các cạnh chiều dài và chiều rộng của ao. Các cọc được cắm theo tỷ lệ khoảng 10m thì cắm 1 cọc lấy điểm tiêu thẳng hàng ở hai góc ao. + Bước 4: Dùng dây căng giữ các điểm với nhau để hình thành hình dáng cũng như diện tích ao cần xây dựng 1.1.2. Hình dạng ao. Xác định diện tích ao nuôi ba ba nhằm mục đích tiến hành lên sơ đồ và xây dựng ao nuôi phù hợp. Ao nuôi ba ba có nhiều hình dạng khác nhau, vì hình dạng ao không phải là nhân tố quyết định đến đời sống của ba ba.
- Hiện nay, ao nuôi ba ba thường có hình dạng chữ nhật là thích hợp cho quá trình bố trí dãy ao, quản lý, đánh bắt và thi công. Ao hình chữ nhật thường chọn chiều dài lớn hơn chiều rộng từ 4 - 6 lần. Trình tự xác định hình dạng ao: + Bước 1: Tiến hành xác định hình dáng, diện tích vùng đất tiến hành xây dựng ao + Bước 2: Xác định hướng ao (hướng chiều dài, hướng chiều rộng) + Bước 3: Vẽ hình dạng ao thông qua thực địa lên giấy theo tỷ lệ xác định. Hình 2.1. Hình dạng ao nuôi thủy đặc sản phổ biến 1.2. Thiết kế bờ ao Bờ có chiều rộng đáy 3m, mặt bờ 1 – 1,5m và cao 1 – 1,5m, cao hơn mức triều cường ít nhất là 0,5m. Xung quanh bờ phải rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa và lưới cước. Đặt hơi nghiêng vào ao góc 450C Sau khi đã cắm tiêu hình thành hình dạng và diện tích của ao thì tiến hành cắm tiêu bờ để đắp bờ ao. 1.3. Trình tự xây dựng bờ ao. + Bước 1: Xác định chiều rộng đáy ở bờ: từ 3- 5m và cắm tiêu theo chiều rộng đáy ở hai bên, số lượng cọc tiêu được cắm tùy thuộc vào chiều dài của từng cạnh trong ao. Khoảng cách giữa các cọc tiêu từ 5- 10m. + Bước 2: Xác định chiều rộng của mặt bờ: từ 1,5- 2,5 m và cắm cọc tiêu theo chiều rộng mặt bờ. Các cọc tiêu được cắm thẳng hàng và song song với cọc tiêu chiệu rộng đáy bờ. Lưu ý: Cọc cắm tiêu chiều rộng mặt bờ phải có chiều cao lớn hơn hoặc bằng chiều cao bờ đã xác định (cọc cao ≥ 2m) + Bước 3: Thực hiện căng dây nối lại những cọc tiêu của chiều rộng đáy bờ tạo thành hai đường thẳng song song (thường tạo hàng dây sát đáy cọc) + Bước 4: Thực hiện căng dây nối lại những cọc tiêu của chiều rộng bề mặt bờ tạo thành hai đường thẳng song song (thường tạo hàng dây cách chân cọc từ 0,8- 1,5m)
- Kết thúc quá trình cắm tiêu bờ ao sẽ hình thành hệ thống bờ mô phỏng bằng cọc tiêu và dây căng, bờ mô phỏng có hình thanh. Đáy lớn là chiều rộng đáy bờ và đáy nhỏ là chiều rộng mặt bở để làm căn cứ tiến hành thi công xây dựng bờ ao nuôi thủy đặc sản. Hình 2.2. Đào ao và đắp bờ 2. Xây dựng cống 2.1. Thiết kế cống Là công tác quan trọng liên quan đến quá trình thiết kế vì địa điểm tốt hay xấu có ảnh hưởng đến tuổi thọ, giá thành công trình, khả năng cấp thoát nước, vì vậy cần chú ý: - Khống chế được toàn bộ khu vực cấp hay tiêu nước - Tim cống trùng với hướng dòng chảy để tránh hiện tượng nước đổi dòng đột ngột gây xói lở lòng kênh - Tranh các đoạn sông cong vì nước bị đổi hướng gây hư hỏng nền cống - Chọn nền thích hợp - Tránh các lòng sông cũ. 2.2. Xây cống Hình 2.3. Cống ao Nền cống: phần đất nằm dưới đáy cống, gánh chịu toàn bộ trọng lượng cống và kiến trúc vật khác như cầu giao thông, người, xe cộ qua lại,…do đó nền dễ bị lún. Trong
- thiết kế phải tính toán để độ lún nằm trong giới hạn cho phép. Nếu đất xấu chịu tải kém phải xử lý để tăng khả năng chịu tải của nền. Kiến trúc vật dưới cống + Tấm đáy: là bộ phận nối liền giữa thân với nền cống có tác dụng truyền áp lực cản tải trọng phân bố đều trên nền cống để tránh hiện tượng lún không đều. Ngoài ra lực ma sát giữa đáy và nền còn có tác dụng chống lại sự chuyển trượt do áp lực nước gây ra + Chân khay: là bộ phân nối liền giữa tấm đãy với nền và ăn sâu vào nền cống, có tác dụng kéo dài đường nước thẩm thấu làm giảm áp lực thảm thấu và tăng khả năng chống trượt của đáy cống + Ván cừ: là những tấm gỗ được gia công thành những cọc đóng xuống nền cống tạo thành bức tường gỗ có tác dụng như chân khay. + Bể tiêu năng: là bể được xây dựng liền với tấm đáy và kéo dài về phía hạ lưu. Tác dụng tiêu hao một phần dộng năng của dòng chảy khi qua cống để đảm bảo an toàn cho lòng kênh và đáy cống + Sân trước, sân sau: xây liền với tấm đáy ở trước và sau cống, có tác dụng chống xói lở lòng kênh, đảm bảo an toàn cho nền cống. 2.3. Trình tự xây dựng cống. Cống được xây dực trên hệ thống bờ ao nên sau khi hình thành bờ ao thì tiến hành cắm tiêu cống. Trình tự xây dựng cống được thực hiện như sau: Cắm tiêu vị trí cống cấp Cắm tiêu vị trí cống thoát Cắm tiêu nền cống Cắm tiêu thân cống Cắm tiêu khẩu độ cống. B. Bài tập thực hành của học viên. CÂU HỎI: Câu hỏi 1. Mô tả các chỉ tiêu xây dựng một ao nuôi thủy đặc sản. Câu hỏi 2. Nêu ưu và nhược điểm của cống kiên cố và cống đơn giản. BÀI TẬP THỰC HÀNH Thực hiện các công việc đo đạc, thiết kế, xây dựng ao, bờ, cống trong mô hình nuôi thủy đặc sản. C. Ghi nhớ: Thao tác đo đạc, cắm tiêu, xây dựng ao, bờ cống ngoài thực địa. D. Hướng dẫn thực hiện: Bài tập 1 - Nguồn lực: bảng câu hỏi về tiêu chuẩn ao nuôi, bờ, cống trong mô hình nuôi thủy đặc sản.
- - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 30 phút. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: chọn chính xác các tiêu chuẩn tiêu chuẩn ao nuôi, bờ, cống trong mô hình nuôi thủy đặc sản.
- Bài 3. CẢI TẠO AO NUÔI Giới thiệu: Bài cải tạo ao nuôi thủy đặc sản nhằm giúp cho học sinh sau khi học hiểu được quy trình kỹ thuật các bước cải tạo ao. Thực hiện được công việc trong quy trình cải tạo ao phục vụ nuôi một số đối tượng thủy đặc sản thương phẩm. Mục tiêu: - Mô tả được các thao tác tháo cạn nước ao, tu sửa bờ, cống và đáy ao, bón vôi và cấp nước cho ao. - Cải tạo được ao nuôi đúng kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận trong việc tẩy dọn ao. A. Nội dung chính: Mục tiêu của việc cải tạo ao là cung cấp cho đối tượng nuôi một ao nuôi sạch với chất lượng nước ổn định. Những hoạt động cần thực hiện trước khi tiến hành nuôi thủy đặc sản theo trình tự sau Làm cạn Xử lý đáy ao Tu sửa bờ cống và đăng chắn Cấp nước Gây màu Kiểm tra ao nuôi trước khi thả giống Sơ đồ 1. Quy trình cải tạo ao nuôi
- 1. Làm cạn nước ao a/ Tìm hiểu nguyên tắc làm cạn nước ao Trong quá trình cải tạo ao, làm cạn nước ao thường kết hợp với thời điểm thu hoạch tổng thể thủy đặc sản trong ao của chu kỳ nuôi trước để tiết kiệm chi phí và thời gian. Có thể làm cạn nước ao bằng cách tháo qua cống thoát nước hoặc dùng máy bơm nước. Khi tháo nước qua cống thoát, nếu không tháo cạn được hết nước cần kết hợp sử dụng máy bơm nước. Khi sử dụng máy bơm điện cần đảm bảo an toàn điện. Đối với máy bơm xăng, dầu cần cẩn thận tránh cháy, nổ. Trong quá trình làm cạn nước ao, cần sử dụng bảo hộ lao động: quần áo lội nước, mũ, khẩu trang và găng tay. b/ Trình tự thực hiện công việc Sơ đồ trình tự thực hiện: Chuẩn bị dụng cụ, Tháo nước qua Bơm cạn thiết bị, vật tư cống Bước 1/. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị: + Máy bơm nước (máy bơm chạy bằng xăng, dầu hoặc máy bơm điện) + Ống dẫn: ống nhựa cứng, mềm; đường kính 110mm; chiều dài phù hợp điều kiện ao. + Xô, chậu + Bảo hộ lao động: ủng, găng tay, khẩu trang, mũ - Chuẩn bị vật tư: theo yêu cầu loại máy bơm sử dụng, có thể chuẩn bị xăng, dầu hoặc nguồn điện 2 pha hoặc 3 pha, dây dẫn…. Bước 2/. Tháo nước qua cống Tháo nước trong ao được tiến hành ngay sau khi kết thúc quy trình nuôi trước. Điều chỉnh cao trình cống để tháo được nhiều nước nhất. Làm đục nước trong ao để tháo nước kết hợp với tháo lượng bùn lỏng đáy ao. Bước 3/. Bơm cạn nước Đối với những ao nuôi thiết kế có hệ thống cống phù hợp thì việc tháo cạn một phần nguồn nước trong ao là có thể thực hiện được, tuy nhiên việc này thường chỉ giúp một phần công việc, lượng nước còn lại trong ao sẽ phải sử dụng máy bơm. - Lắp đặt máy bơm: + Thời điểm lắp đặt: ngay sau khi không còn khả năng tháo nước bằng cống. + Địa điểm lắp máy: khu vực sâu nhất của ao (rốn ao).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Mô đun Cho tôm đẻ: Phần 1- Lê Tiến Dũng (chủ biên)
42 p | 125 | 22
-
Giáo trình Mô đun Cho tôm đẻ: Phần 2 - Lê Tiến Dũng (chủ biên)
24 p | 100 | 15
-
Giáo trình Mô đun Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục: Phần 2 - Lê Tiến Dũng (chủ biên)
43 p | 114 | 14
-
Giáo trình Mô đun Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục: Phần 1 - Lê Tiến Dũng (chủ biên)
30 p | 108 | 12
-
Giáo trình mô đun Phân loại động vật thủy sản (Nghề Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Cao đẳng) - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
82 p | 63 | 11
-
Giáo trình mô đun Nuôi cá và đặc sản nước ngọt (Nghề Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
49 p | 32 | 9
-
Giáo trình mô đun Nuôi cá và đặc sản nước ngọt (Nghề Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
56 p | 35 | 9
-
Giáo trình mô đun Nuôi cá nước lợ mặn (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
72 p | 19 | 8
-
Giáo trình mô đun Nuôi cua biển (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
46 p | 18 | 7
-
Giáo trình mô đun Nuôi tôm cá nước lợ (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
36 p | 22 | 7
-
Giáo trình mô đun Sản xuất giống cá nước ngọt (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
67 p | 18 | 6
-
Giáo trình mô đun Sản xuất giống và nuôi cua biển (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
66 p | 18 | 6
-
Giáo trình mô đun Sản xuất giống cua (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
33 p | 25 | 5
-
Giáo trình mô đun Nuôi động vật thân mềm (Ngành: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
34 p | 19 | 5
-
Giáo trình mô đun Động thực vật thủy sinh (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
39 p | 16 | 4
-
Giáo trình mô đun Kinh tế thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
32 p | 12 | 4
-
Giáo trình mô đun Nuôi cua (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
36 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn