intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Mô phỏng lái tàu (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Mô phỏng lái tàu (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) gồm 4 đơn vị bài học: Bài 1 - Cơ sở lái tàu; Bài 2 - Phương pháp lái tàu theo khẩu lệnh; Bài 3 - Phương pháp lái tàu theo la bàn; Bài 4 - Phương pháp lái tàu theo mục tiêu, chập tiêu;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Mô phỏng lái tàu (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

  1. CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: MÔ PHỎNG LÁI TÀU NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 10 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021
  2. BÀI 1. CƠ SỞ LÁI TÀU 1. Mục tiêu, chập tiêu 1.1. Khái niệm mục tiêu, chập tiêu Khái niệm: Chập tiêu hàng hải được tạo bởi hai mục tiêu, chẳng hạn, hai mục tiêu A và B, có cùng giá trị phương vị thật. Đường thẳng nối hai mục tiêu được xác định chính xác về phương và có thể được thể hiện luôn trên hải đồ (đặc biệt là các chập tiêu nhân tạo). Thông thường mục tiêu sau cao hơn mục tiêu trước. 1.2. Đặc điểm chập tiêu Tùy theo tính chất, đặc điểm và chức năng khác nhau trong ngành Điều khiển tàu, có thể chia làm các loại sau: - Theo đặc điểm và tính chất: Chập tiêu tự nhiên và chập tiêu nhân tạo. - Theo chức năng: Chập tiêu đặc biệt, chập tiêu dẫn đường và chập tiêu chuyển hướng Trong thực tiễn hàng hải, chập tiêu được sử dụng gồm hai loại, chập tiêu nhân tạo và chập tiêu tự nhiên. Chập tiêu được xây dựng có đường tim chập xác định tin cậy, tùy theo vị trí của nó mà được ứng dụng làm chập tiêu dẫn đường, chập tiêu chuyển hướng, xác định vị trí hoặc sử dụng trong trường thử tàu để xác định độ lệch la bàn, tốc độ tàu,... Chập tiêu đặc biệt là chập tiêu để xác định độ lệch riêng la bàn, thường đặt ở các khu vực thuộc trường khử độ lệch riêng. Chập tiêu dẫn đường là chập tiêu dùng để dẫn đường cho tàu hành trình an toàn. Vì vậy, loại chập tiêu này thường đặt ở những nơi hàng hải khó khăn, khu vực có nhiều chướng ngại vật nguy hiểm cho việc hàng hải. Mặt khác, chập tiêu này cũng được bố trí ở các khu vực dẫn tàu vào cảng, kênh hay các eo biển. Chập tiêu chuyển hướng dùng để chỉ dẫn người đi biển biết vị trí chuyển hướng sang hướng khác hoặc chỉ cho biết quãng đường đã chạy một cách chính xác theo chập tiêu dẫn đường. Loại chập tiêu này thường đặt ở các tuyến phân luồng, luống hẹp và có nhiều khúc phải chuyển hướng,... 2. Báo hiệu dẫn luồng Thiết bị báo hiệu hàng hải bao gồm các loại dấu hiệu, đèn hiệu, âm hiệu, tín hiệu vô tuyến lắp đặt trên các tuyến luồng giao thông, vùng nguy hiểm, các điểm cảnh báo đặc biệt,... để hỗ trợ cho công tác dẫn tàu an toàn. Nhằm mục đích thống nhất qui định về tính chất, sự phân bố đối với phao tiêu hàng hải trên toàn thế giới. Năm 1957 Hiệp hội Quốc tế các tổ chức quản lý hải đăng IALA (International Association
  3. Lighthouse of Authorities) được thành lập Sơ đồ phân bố ranh giới áp dụng hệ thống IALA vùng A và B Năm 1980 IALA thống nhất áp dụng quy tắc phân chia ranh giới áp dụng hệ thống phao tiêu hàng hải. Hình 6.1 mô tả sơ đồ minh họa sự phân chia thống nhất áp dụng chế độ phao tiêu hàng hải khu vực A và B trên Thế giới theo qui định của IALA. Hai khu vực có đặc điểm khác biệt như sau: Theo hướng thận tiện của hệ thống, khu vực A có phao xanh bên phải và phao đỏ bên trái. Ngược lại, khu vực B có phao đỏ bên phải và phao xanh bên trái. Xác định vùng địa lý áp dụng khu vực A hay B của hệ thống dựa vào các tài liệu: Hệ thống phao tiêu hàng hải “IALA Maritime Bouyage System NP 735”. Sổ tay hàng hải “Marine handbook”. Hàng hải chỉ nam “Sailing directions” Phao tiêu là các thiết bị trợ giúp hàng hải tầm gần có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc radar, được bố trí ở bờ, cảng, khu vực tiếp cận cảng và tuyến hàng hải ven bờ. Tùy theo yêu cầu hàng hải, nhiều dạng phao tiêu hàng hải có cấu trúc và đặc tính khác nhau. Thông tin phao tiêu được cho trên hải đồ hoặc đầy đủ hơn trong danh mục tín hiệu đèn và sương mù (ALFS) Hướng của hệ thống
  4. - Hướng cục bộ: là hướng từ biển vào cảng, sông, cửa sông hoặc vùng nước hàng hải nội thuỷ. - Hướng chung: là hướng do cơ quan bảo đảm an toàn hàng hải qui định. - Trong điêù kiện cho phép, hướng chính sẽ dựa trên hướng thuận chiều kim đồng hồ - của khu vực. - Hướng của hệ thống được chỉ dẫn trong “Hàng hải chỉ nam” và trên hải đồ thể hiện bằng mũi tên màu đỏ Phân loại theo mục đích sử dụng - Phao mép luồng. - Phao chỉ hướng. - Phao nguy hiểm độc lập. - Phao an toàn. - Phao đặc biệt. Màu sắc - Phao mép luồng: xanh hoặc đỏ toàn bộ - Phao đặc biệt: vàng toàn bộ. - Phao khác: vạch ngang đen vàng, vạch ngang đen đỏ hoặc vạch đứng đỏ và - trắng. Hình dạng - Hình trụ, áp dụng cho phao chỉ giới hạn trái luồng. - Hình nón, áp dụng cho phao chỉ giới hạn phải luồng. - Hình cầu, áp dụng cho phao chỉ tim luồng. - Trụ hình đứng. - Cột tròn đứng Dấu hiệu đỉnh - Dấu hiệu đỉnh có 4 loại là hình trụ, hình nón, hình cầu và hình chữ “X”. Phao cấu tạo dạng trụ hay cột tròn đứng thì dấu hiệu đỉnh quan trọng và quyết định đặc tính của nó. - Phao mép luồng hình trụ hoặc hình nón, phao tim luồng hình cầu không cần mang dấu hiệu đỉnh vì bản thân hình dạng của nó có tính định dạng Phạm vi áp dụng Phao tiêu hệ thống IALA áp dụng cho tất cả các dấu hiệu hàng hải trừ nhà đèn, đèn rẻ quạt, chập tiêu, phao tự động lớn, phao có sự cố và thuyền đèn. Hệ thống phao đèn thiết lập nhằm mục đích chỉ dẫn: Giới hạn luồng và tim luồng. Giới hạn khu vực hàng hải dưới chân cầu. Nguy hiểm tự nhiên và các cấu trúc khác. Khu vực hàng hải theo qui định.
  5. Dấu hiệu hàng hải quan trọng khác, (kể cả nguy hiểm mới xuất hiện chưa được thể hiện trong các tài liệu hàng hải). Nhận dạng và xác định thông tin trên phao tiêu hàng hải thuộc hệ thống IALA có thể tham khảo tài liệu phao đèn, hải đồ hoặc danh mục tín hiệu đèn. Mỗi phao đều có số hiệu và đặc điểm nhận dạng riêng về cấu trúc, đặc tính kỹ thuật như màu sắc, chu kỳ phát sáng, tần số phát sáng, cường độ phát sáng,... Nhận dạng và xác định thông tin sẽ biết được tính năng, công dụng của phao tiêu phục vụ công tác dẫn tàu. Sau đây chúng ta sẽ giới thiệu một số loại phao tiêu hàng hải thuộc hệ thống IALA về mục đích sử dụng và cách phân biệt nhận biết đơn giản. Phao mép luồng Phao mép luồng (Lateral marks) được áp dụng chỉ ra giới hạn an toàn của luồng hàng hải bên phải và bên trái. Hình 6.2 và hình 6.3 mô tả hệ thống phao mép luồng khu vực A và B. Đặc điểm nhận dạng chính như sau: Giới hạn mép luồng bên trái sử dụng hình trụ, bên phải là hình nón. Màu xanh hoặc đỏ sơn phủ toàn bộ phao. Tín hiệu ban đêm sử dụng đèn xanh hoặc đỏ tương ứng. Tại vị trí mà một đoạn luồng được chia làm hai ngả, nhưng đều về cùng điểm tiếp theo được đặt phao nhánh (bifurcation bouy) để chỉ nhánh luồng ưu tiên. Phao nhánh là phao mép luồng nhưng có thay đổi về màu sắc và có tín hiệu ban đêm riêng, cụ thể như sau: Phao ưu tiên luồng bên phải thuộc khu vực A có thân phao sơn 2 dải đỏ và 1 dải xanh ở giữa đều nhau (RGR) còn dấu hiệu đỉnh màu xanh. Tín hiệu ban đêm là nhóm 2 chớp đỏ liên tiếp sau đó đến chớp đỏ sau Fl(2+1)R. Phao ưu tiên luồng bên trái thuộc khu vực A có thân phao sơn 2 dải xanh và 1 dải đỏ ở giữa đều nhau (GRG) còn dấu hiệu đỉnh màu đỏ. Tín hiệu ban đêm là 2 chớp xanh liên tiếp sau đó đến chớp xanh sau Fl(2+1)G. Khu vực B ngược lại.
  6. Phao chỉ hướng Phao chỉ hướng (Cardinal marks) kết hợp với la bàn giúp tìm được phương án dẫn tàu tốt nhất nhất (hình 6.4). Phao chỉ hướng được đặt ở một trong bốn góc phần tư (N, S, E, W) giới hạn bởi phương vị NW-NE, NE-SE, SE-SW và SW-NW tính từ điểm nguy hiểm cần cảnh báo. Phao chỉ hướng đặt ở góc phần tư nào thì lấy tên của góc phần tư đó. Như vậy vùng nước hàng hải an toàn là phía N của phao chỉ hướng N, phía S của phao chỉ
  7. hướng S, phía E của phao chỉ hướng E và phía W của phao chỉ hướng W. Một vị trí hoặc khu vực nguy hiểm có thể được đặt 1 – 4 phao chỉ hướng tùy yêu cầu cụ thể. Phao chỉ hướng có thể sử dụng cho các mục đích xác định: vùng nước sâu nhất trong khu vực, là tên của dấu hiệu chỉ hướng; khu vực hàng hải an toàn; điểm đặc biệt của luồng như khúc cua, chỗ tiếp nối, chỗ phân nhánh hay kết thúc một bãi cạn. Đặc điểm nhận dạng chính như sau: Phao chỉ hướng bắc (N) là 2 hình nón màu đen đặt theo chiều thẳng đứng đỉnh quay lên trên. Tín hiệu ban đêm là chớp trắng ngắn liên tục (Q or VQ); Phao chỉ hướng đông (E) là 2 hình nón màu đặt theo chiều thẳng đứng đỉnh quay vào nhau. Tín hiệu ban đêm là nhóm 3 chớp ngắn và 1 chớp dài trắng liên tục Q(3)+LFl. or VQ(3)+Fl.; Phao chỉ hướng nam (S) là 2 hình nón màu đen đặt theo chiều thẳng đứng đỉnh quay xuống dưới. Tín hiệu ban đêm là nhóm 6 chớp ngắn và 1 chớp dài trắng liên tục Q(6)+LFl. or VQ(6)+Fl.; Phao chỉ hướng tây (W) là 2 hình nón màu đen đặt theo chiều thẳng đứng đáy quay vào nhau. Tín hiệu ban đêm là nhóm 9 chớp ngắn và 1 chớp dài trắng liên tục Q(9)+LFl. or VQ(9)+Fl.
  8. Phao nguy hiểm Phao độc lập nguy hiểm (Isolated Danger Marks) được đặt tại vị trí cảnh báo hàng hải nhằm chỉ báo một khu vưc nguy hiểm. Phạm vi vùng nước hàng hải an toàn gần phao không phân định rõ ràng mà chỉ là dấu hiệu thể hiện khả năng có thể hàng hải. Ví dụ phao đặt trên bãi cạn chỉ báo vùng nước hàng hải giữa phao và bờ hay phao đặt trên cồn cạn giữa kênh hẹp chỉ báo luồng hẹp hai bên phao là vùng nước có thể hàng hải. Trên hải đồ, vị trí nguy hiểm là tâm của dấu hiệu hoặc độ sâu nguy hiểm.. Đặc điểm nhận dạng chính như sau: Dấu hiệu đỉnh sử dụng 2 hình cầu mầu đen đặt thẳng đứng, tách biệt.
  9. Thân phao sơn dải đen và đỏ xen kẽ đều nhau. Tín hiệu ban đêm là nhóm 2 chớp trắng lặp đi lặp lại. Phản quang xanh và đỏ Phao báo nguy hiểm mới xuất hiện Nguy hiểm hàng hải mới được phát hiện (New danger), chưa kịp thể hiện trên hải đồ, hàng hải chỉ nam và thông báo hàng hải gọi là nguy hiểm mới phát sinh (New danger). Trường hợp này sẽ được đánh dấu bằng cách đặt phao chỉ hướng hoặc phao mép luồng tại đó. Tuy nhiên, số lượng phao được tăng là 2 hoặc hơn nữa, ví dụ vị trí tàu mới đắm được đặt 2 phao chỉ hướng. Ngoài ra cần lắp tín hiệu Racon chữ “D” hoặc thiết bị định dạng đáp trả (AIS transponder). Tín hiệu âm thanh
  10. Tăng cường cho việc nhận dạng các phao tiêu hàng hải, đặc biệt khi tầm nhìn xa hạn chế, còn thiết kế tín hiệu âm thanh (Sound signals) bổ trợ cho phao đèn. - Diaphone: còi sương mù, âm dài và âm ngắn, - Horn: còi hơi hoặc điện phát âm thanh cộng hưởng nhờ màng rung, - Siren: còi hơi hoặc điện, âm thanh rõ, vang xa, - Whistles: còi hơi nén, - Bell: chuông, - Gong: cồng Tín hiệu vô tuyến điện Một số phao tiêu hàng hải có trang bị thiết bị vô tuyến (Radio signals) hỗ trợ đặt tại các vị trí hàng hải quan trọng giúp người đi biển có thể dẫn tàu an toàn trong các điều kiện đặc biệt.. Đối với các thiết bị trợ giúp hàng hải tầm gần, chủ yếu là tiêu Radar như Racon, Ramark. Racon hỗ trợ nhập bờ, nhận dạng mục tiêu, xác định vị trí tàu. Ramark hỗ trợ nhập bờ, định hướng, xác định giới hạn nguy hiểm. Các thiết bị trợ giúp hàng hải tầm xa có thiết bị vô tuyến như hải đăng vô tuyến, trạm phát vô tuyến định hướng, trạm vô tuyến định vị Decca, Loran-C. Hệ thống phao tiêu hàng hải IALA cho khu vực A vào ban ngày.
  11. Hệ thống phao tiêu hàng hải IALA cho khu vực A ban đêm.
  12. 3. Thiết bị lái Hệ thống lái là một tập hợp của nhiều hệ thống, thiết bị kết nối với nhau và có nhiệm vụ đảm bảo cho việc điều khiển con tàu theo yêu cầu của người lái. Tuỳ theo từng hệ thống lái mà kết cấu của chúng khác nhau nhưng một hệ thống lái tối thiểu phải có các phần như: bánh lái, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền dẫn tín hiệu điều khiển, hệ thống động lực, hệ thống chỉ báo. 1. Bánh lái (Rudder) Bánh lái được đặt ở cuối thân tàu, phía sau chân vịt, là thiết bị có tác dụng làm thay đổi hướng chuyển động của con tàu, hay là bộ phận tác động trực tiếp lên con tàu trong quá trình điều khiển. 2. Hệ thống điều khiển (Control stand) La bàn lái (Steering Compass) Đ ặt h ư ớng lái t ự đ ng (Course setting) ộ C ầ n lái không truy theo (NFU rod) Cấp nguồn Vô lăng Chỉ báo góc bẻ lái Lựa chọn chế độ lái (System) (Steering wheel) (Steering angle indicator) (Mode) Hệ thống điều khiển (còn gọi là máy lái) được đặt trên buồng lái và là nơi người lái thực hiện công tác bẻ lái để điều khiển hệ thống lái (Hình 1). Máy lái là nơi phát tín hiệu điều khiển theo ý muốn của người điều khiển. Tín hiệu điều khiển từ máy lái có tính quyết định đối với hoạt động của các hệ thống, các thiết bị khác trong hệ thống lái, mỗi tín hiệu thường xuất phát từ máy lái và kết thúc tại bánh lái. Tuỳ theo hệ thống lái mà tín hiệu điều khiển truyền tới các hệ thống khác phát ra từ máy lái dưới nhiều chế độ lái khác nhau. Với các hệ thống lái đơn giản, thông thường chỉ có một chế độ đó là chế độ lái tay đơn thuần, tức là chế độ bẻ lái trực tiếp trên tay lái. Với các hệ thống lái hiện đại, thông thường có các chế độ lái như: - Lái tay (Hand steering): Là chế độ bẻ lái trực tiếp của người điều khiển lên tay lái chính của máy lái.
  13. - Lái tự động (Auto pilot): Là chế độ lái do máy lái thực hiện theo ý muốn của người điều khiển. - Lái từ xa (Remote steering): Là chế độ bẻ lái trực tiếp của người lái nhưng trên một bộ điều khiển cầm tay được kết nối bằng dây với máy lái chính. - Lái sự cố (NFU): Là chế độ bẻ lái trực tiếp của người lái nhưng trên một hệ thống điều khiển khác, nhằm điều khiển trực tiếp hệ thống động lực bẻ lái trong trường hợp có sự cố đối với hệ thống điều khiển chính. Tất cả các hệ thống lái khác đều có một hình thức điều khiển khác gọi là lái nóng. Hình thức này được áp dụng khi hệ thống điều khiển chính và lái sự cố trên buồng lái đã mất tác dụng. Người lái trực tiếp bẻ lái trên trục cơ của bánh lái (đối với hệ thống lái cơ đơn giản), đóng điện trực tiếp cho hệ thống động lực hoặc tác động lực trực tiếp lên trục cơ của hệ thống động lực để làm quay bánh lái (đối với hệ thống lái điện), đóng mở van trực tiếp hoặc dùng bơm tay điều khiển hệ thống động lực làm quay bánh lái (đối với hệ thống lái điện thủy lực). 3. Hệ thống truyền tín hiệu điều khiển Là hệ thống có nhiệm vụ truyền các tín hiệu điều khiển từ máy lái tới nơi thực hiện việc bẻ lái, trong các hệ thống lái hiện đại nó còn là hệ thống truyền dẫn tín hiệu phản hồi từ bánh lái, nơi thực hiện bẻ lái về hệ thống điều khiển. 4. Hệ thống động lực (Steering gear) Là hệ thống nhận tín hiệu điều khiển và thực hiện cung cấp năng lượng để làm quay bánh lái. Trong hệ thống lái cơ đơn giản việc bẻ lái tại tay lái đồng thời cung cấp năng lượng và được truyền dẫn bằng hệ thống dây xích hoặc trục cơ trực tiếp tới bánh lái thay cho hệ thống động lực. Trong các hệ thống lái cơ giới, cung cấp năng lượng làm quay bánh lái thường là các động cơ điện, động cơ thuỷ lực hoặc các bơm thuỷ lực. 5. Hệ thống chỉ báo (Indicator) Hệ thống chỉ báo trong hệ thống lái có nhiệm vụ chỉ báo các thông số. Nó giúp cho người lái thực hiện chính xác mệnh lệnh lái, kiểm tra kết quả việc thực hiện mệnh lệnh bẻ lái tại bánh lái (Hình 3.2). Hệ thống chỉ báo phục vụ công tác lái tàu bao gồm: - Chỉ báo góc bẻ lái (Steering angle indicator): Là đồng hồ được gắn cơ khí với tay lái chính, dùng cho người điều khiển biết trị số góc bẻ tay lái và hướng mạn hiện tại như thế nào. - Chỉ báo góc bẻ của bánh lái (Rudder angle indicator): Là đồng hồ chỉ báo vị trí hay góc bẻ của bánh lái so với mặt phẳng trục dọc tàu và mạn bẻ hiện tại của bánh lái. Đồng hồ này chỉ báo đối với mọi hình thức bẻ lái và lấy tín hiệu phản hồi từ bánh lái. Nếu việc bẻ lái là để đưa ra mệnh lệnh lái cần thực hiện thì đồng hồ chỉ báo góc bẻ của bánh lái là thiết bị báo cáo kết quả hoàn thành việc thực hiện các lệnh đó. Trong trường hợp sử dụng chế độ lái tay (Hand steering) các chỉ thị trên đồng hồ chỉ báo góc bẻ của bánh lái luôn là sự kế tiếp của đồng hồ chỉ báo góc bẻ lái và phải có trị số tương đương.
  14. Chỉ báo góc bẻ lái Đồng hồ chỉ báo góc bẻ của bánh lái (Steering angle indicator) (Rudder angle indicator) Các hệ thống, thiết bị khác liên quan tới việc điều khiển tàu 1. La bàn (Compass) La bàn chuẩn (La bàn từ) La bàn lái (Loại la bàn điện) (Standard Compass - Magnetic) (Steering Compass – Gyro) La bàn là thiết bị chỉ hướng cơ bản trên tàu, nhờ nó mà ta có thể xác định được phương hướng, hướng đi của tàu và nhờ nó ta có thể thực hiện việc bẻ lái để điều khiển con tàu (Hình 3). Trên tàu thường có các loại la bàn sau: a. La bàn từ (Magnetic compass) La bàn từ hoạt động dựa trên nguyên lý tính định hướng của kim nam châm dưới tác dụng của từ trường trái đất. Loại la bàn này có điểm Bắc của mặt số nằm trên hướng Bắc của kim nam châm và định hướng Bắc địa từ trong điều kiện không có các ảnh hưởng xung quanh. La bàn từ sử dụng trên tàu có hai loại là la bàn chuẩn (Standard compass) và la bàn lái (Steering compass). La bàn chuẩn được đặt trên nóc buồng lái và được chỉ báo theo nguyên tắc quang học xuống buồng lái. La bàn từ được dùng làm la bàn lái trên các tàu không có la bàn điện, nó được đặt cạnh máy lái và được sử dụng cho người lái làm chuẩn để thực hiện bẻ lái điều khiển con tàu. b. La bàn điện (Gyro compass) La bàn điện là một thiết bị điện hoạt động dựa trên nguyên lý về tính định hướng của trục con quay tự do. Hướng của trục con quay đi qua điểm Bắc
  15. Nam trên mặt số la bàn và chỉ theo hướng Bắc la bàn (có nghĩa là nó vẫn có sai số so với hướng Bắc thật). La bàn điện có chỉ số rất chính xác nhưng do là một thiết bị điện cơ nên độ tin cậy không cao. La bàn điện bao gồm la bàn chủ và các mặt phản ảnh. Chỉ số từ la bàn chủ có thể truyền dẫn bằng tín hiệu điện đến các mặt phản ảnh để các mặt phản ảnh có chỉ số đồng nhất với la bàn chủ. Các mặt phản ảnh la bàn điện được sử dụng làm la bàn lái (gắn ngay trên máy lái) và các la bàn tác nghiệp, theo dõi v.v. Tín hiệu chỉ báo của la bàn điện được đưa đến máy lái làm tín hiệu điều chỉnh trong chế độ lái tự động (Gyro pilot). Ngoài ra tín hiệu chỉ báo của la bàn điện còn được đưa đến một số các thiết bị khác hàng hải khác như Radar, GPS, v.v. 2. Tay chuông truyền lệnh (Telegraph) Hình 3.4. Hệ thống tay chuông truyền lệnh đặt tại buồng lái Tay chuông truyền lệnh là thiết bị liên lạc giữa buồng lái và buồng máy, dùng để điều khiển chế độ máy theo yêu cầu điều khiển tàu (Hình 3.4). 3. Hệ thống chỉ báo (Indicator) Hệ thống chỉ báo trên tàu bao gồm tập hợp các đồng hồ chỉ báo như: Chỉ báo tốc độ tàu, hướng đi của tàu, vòng tua của máy chính, góc nghiêng của tàu, hướng và tốc độ gió, hướng mạn và tốc độ quay trở của tàu v.v. 4. Hải đồ (Chart) Hải đồ trang bị trên tàu có nhiều loại, nhiều tỷ lệ xích, phù hợp với vùng hoạt động của tàu. Trên hải đồ, sĩ quan hàng hải sẽ kẻ sẵn tuyến hành trình an toàn và kinh tế nhất, với đường đi cụ thể của con tàu. 5. Radar hàng hải (Marine Radar) Radar hàng hải là thiết bị dẫn đường và tránh va phổ biến trên tàu. Nó được sử dụng để tránh các mục tiêu nguy hiểm và dẫn tàu trong các điều kiện khó khăn như vùng hàng hải hạn chế, đông tàu bè, tầm nhìn xa hạn chế. 4.Chuẩn bị thiết bị lái, buồng lái trước khi tàu hành trình Công tác chuẩn bị buồng lái thường bao gồm nhiều việc và do nhiều người cùng thực hiện theo chức trách riêng.
  16. Trước mỗi chuyến tàu hành trình, phải lập sẵn tuyến hành trình trên hải đồ. Tất cả các hải đồ phục vụ cho chuyến hành trình phải được tu chỉnh, sắp xếp theo thứ tự sử dụng. Khởi động và kiểm tra toàn bộ các thiết bị hàng hải, nhập dữ liệu cho các máy định vị, các thông số về tuyến hành trình vào GPS, chuẩn bị các tài liệu hàng hải cần thiết. Trước giờ hành trình, phải kết hợp với buồng máy kiểm tra tay chuông truyền lệnh, kiểm tra hệ thống lái, chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ về tàu, nhật ký hàng hải, nhật ký điều động và các giấy tờ có liên quan tới quá trình điều động tàu. Lắp đặt và kiểm tra hệ thống liên lạc bằng loa giữa các vị trí mũi, lái và buồng lái của tàu nếu có. Kiểm tra hệ thống liên lạc vô tuyến (VHF cầm tay) với mũi và lái. Chuẩn bị và kiểm tra hệ thống liên lạc với trạm bờ, với các tàu khác. Chuẩn bị các tín hiệu thủ tục, các cờ hiệu cần thiết cho quá trình điều động tàu. Tiến hành vệ sinh toàn bộ buồng lái, sắp xếp lại vị trí của các đồ dùng cho hợp lý và đúng chỗ. 5. Khẩu lệnh lái SỐ LỆNH TRẢ LỜI THỰC HIỆN BÁO CÁO TT (Order) (Reply by (Action to take) (Final Report) Helmsman) Test steering Test steering gear. Turn wheel hard over Gear in order, Sir. gear. Kiểm tra máy lái. each way and return to Máy lái hoạt động Kiểm tra máy amidships. tốt, Thưa ngài. lái. Bẻ hết lái về hai bên mạn 01 sau đó trả lái về O0. Midships. Midships. Turn wheel to midships. Midships, Sir. 02 Zero lái. Zero lái. Bẻ lái về O0. Zero lái, Thưa ngài Port Ten (or Port Port Ten (or Port Turn wheel to Port until Port Ten (or Port X). X). ten (or X) degrees is X), Sir. Trái Mười (hay Trái Mười (hay shown on the indicator. Mười Trái (hay X Trái X). Trái X). Bẻ lái sang trái cho tới khi Trái), Thưa ngài. đồng hồ chỉ báo góc bẻ lái chỉ 10O (hay X0) mạn 03 Trái. Starboard Ten Starboard Ten Turn wheel to Starboard Starboard Ten (or Starboard X). (or Starboard X). until ten (or X) degrees is (or Starboard X), Phải Mười (hay Phải Mười (hay shown on the indicator. Sir. Phải X). Phải X). Bẻ lái sang phải cho tới Mười Phải (hay X 04 khi đồng hồ chỉ báo góc Phải), Thưa ngài
  17. bẻ lái chỉ 10O (hay X0) mạn Phải. Hard (A) port. Hard (A) port. Turn wheel hard over to Hard (A) port, Sir. Hết lái Trái. Hết lái Trái. Port. Trái Hết lái, Thưa 05 Bẻ hết lái sang trái. ngài Hard (A) Hard (A) Turn wheel hard over to Hard (A) starboard, starboard. starboard. Starboard. Sir. Hết lái Phải. Hết lái Phải. Bẻ hết lái sang phải. Phải Hết lái, Thưa 06 ngài Easy to ten (or Easy to ten (or Turn wheel till the Now, Port (or X) X) Indicator show 100 (or Starboard) Ten (or It's to ten (or X). It's to ten (or X). X0) of rudder at the same X), Sir. side. 10 Trái (hay Phải) 07 Lái còn 10 (hay Lái còn 10 (hay X). X). Bẻ lái sao cho đồng hồ chỉ (hay X), Thưa ngài. báo góc bẻ của bánh lái chỉ 10O (hay X0) về phía mạn cùng bên. Steady. Steady. Note compass course and Steady on Thẳng thế. Thẳng thế. steady ship on that course. course..., Sir. Xác định hướng chỉ trên Thẳng thế, la bàn khi nhận lệnh và hướng…, Thưa đưa tàu về chạy trên ngài. 08 hướng đó. Ten (or X) to Ten (or X) to Port Turn wheel to alter the Ten (or X) to Port Port (or (or Starboard). course to Port (or (or Starboard), Starboard). Starboard) 100 (or X0). Course..0, Sir. Sang Trái (hay Sang Trái (hay Phải) 100 (hay Bẻ lái để chuyển hướng Sang Trái (hay Phải) 100 (hay 0 X ). sang Trái (hay Phải) 100 Phải) 100 (hay X0), X0). (hay X0) so với hướng hướng hiện tại...0, 09 hiện tại. Thưa ngài.
  18. One Two Six (or Turn wheel to alter the Now, Course One One Two Six (or X Y Z). 0 course to 126 (or X Y Z). Two Six (or X Y X Y Z). Z), Sir. Course One Two Bẻ lái chuyển hướng về Course One Two Hiện nay Hướng Six (or X Y Z). 1260 (hay X Y Z). Six (or X Y Z). Một, Hai, Sáu (hay Hướng Một, Hai, Hướng Một, X, Y, Z) Thưa ngài. Sáu (hay X, Y, Z). Hai, Sáu (hay X, 10 Y, Z). Nothing to Port Nothing to Port Turn wheel to keep the (Starboard). (Starboard), Sir. Ship course do not alter Không sang Không sang Trái to Port (Starboard). Bẻ lái Trái (hay Phải). (hay Phải). để giữ cho mũi tàu không lệch sang Trái (hay Phải) 11 so với hướng đi hiện tại. What's the Look at the compass to Now, Course is ... course, Now… confirm the present (Present course) Hướng hiện tại course. Hướng hiện tại là... bao nhiêu. Nhìn vào mặt la bàn, xác (Báo hướng hiện 12 định hướng hiện thời. tại). What's rudder Look at the rudder angle Now, Starboard (or now. Indicator to confirm the Port)... (present present rudder angle. rudder angle), Sir. Nhìn vào đồng hồ chỉ báo Hiện tại Phải (hay góc bẻ bánh lái, xác định Trái)... (góc bẻ góc bẻ hiện thời của bánh hiện thời của bánh 13 lái. lái ), Thưa ngài. Auto pilot (or Auto pilot (or Keep present course (or Now, Auto pilot, Auto pilot on Auto pilot on alter the course to the new course ..., Sir. Course...). Course...). course as the order) then Hiện tại lái tự Chuyển lái tự Chuyển lái tự action to put Auto pilot. động, hướnghiện động. (Chuyển động. (Chuyển Giữ hướng hiện tại (hay tại là..., Thưa ngài lái tự động theo lái tự động theo chuyển về hướng mới hướng...) hướng...) theo lệnh), đặt hướng và 14 chuyển sang lái tự động. Finish with the Finish with the Turn wheel to put the Wheel midships, wheel. wheel. rudder amidships. Sir. Kết thúc lái. Kết thúc lái. Bẻ lái đưa bánh lái về O0. Hiện tại lái zero, 15 Thưa ngài.
  19. BÀI 2. PHƯƠNG PHÁP LÁI TÀU THEO KHẨU LỆNH 1. Các khẩu lệnh lái (xem trong bảng khẩu lệnh lái ở bài 1) 2. Các bước lái tàu theo khẩu lệnh Lái theo khẩu lệnh là hành động bẻ lái theo mệnh lệnh cụ thể của người chỉ huy. Lúc này nhiệm vụ của thuỷ thủ lái không phải chỉ là giữ hướng mà là thực hiện một cách chính xác các mệnh lệnh của người chỉ huy. Công việc này đòi hỏi sự nhanh nhậy để có thể nắm bắt chính xác và nhanh chóng các mệnh lệnh và thực hiện đúng các mệnh lệnh đó. Khi lái theo khẩu lệnh, thuỷ thủ lái phải thực hiện đầy đủ và chính xác các hành động theo thứ tự 4 bước như sau: - Nhận lệnh của người chỉ huy. - Nhắc lại mệnh lệnh đó thật rõ ràng. - Thực hiện mệnh lệnh. - Báo cáo kết quả thực hiện. Các mệnh lệnh lái khi đã được phát ra thì người lái không được phép tự ý thay đổi mà phải thực hiện cho tới khi nhận được mệnh lệnh tiếp theo. Khi đang thực hiện một lệnh lái mà có sự thay đổi của người chỉ huy thì các bước như trên phải được lặp lại một cách chính xác. Các mệnh lệnh lái khi đã được phát ra thì người lái không được phép tự ý thay đổi mà phải thực hiện cho tới khi nhận được mệnh lệnh tiếp theo. Khi đang thực hiện một lệnh lái mà có sự thay đổi của người chỉ huy thì các bước như trên phải được lặp lại một cách chính xác. Lưu ý: Cách thực hiện lái như sau đối với từng khẩu lệnh khác nhau: Đối với các khẩu lệnh bẻ lái như các lệnh 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, sau khi nhận lệnh phải thực hiện như sau: - Nhắc lại mệnh lệnh. - Quan sát đồng hồ chỉ báo góc bẻ lái phía trên tay lái và bẻ lái tới giá trị góc bẻ như mệnh lệnh. - Quan sát đồng hồ chỉ báo góc bẻ bánh lái, khi thấy kim chỉ thị chỉ đúng giá trị như trên đồng hồ chỉ báo góc bẻ lái thì báo cáo. Đối với các lệnh về hướng 08, 09, 10, sau khi nhận lệnh phải thực hiện như sau: - Nhắc lại mệnh lệnh. - Bẻ lái và quan sát chỉ số trên mặt la bàn sao cho vạch dấu mũi tàu trùng với giá trị vạch chia độ theo mệnh lệnh, giữ cho tàu ổn định trên hướng đó rồi mới báo cáo. Như vậy, người lái cần phân biệt rõ ràng giữa các hình thức lái và giữa các lệnh lái. Với các lệnh lái liên quan tới hướng, việc bẻ lái của người lái là không giới hạn, mục đích đạt được là đặt mũi tàu trên một hướng nào đó đã định. Ngược lại, với các khẩu lệnh bẻ lái, người lái không được quan tâm tới hướng la bàn mà phải quan tâm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2