intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình môn học Luật liên quan đến tàu cá - MĐ01: Thuyền trưởng tàu cá hạng tư

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

128
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình môn học Luật liên quan đến tàu cá - MĐ01: Thuyền trưởng tàu cá hạng tư đề cập đến nội dung các Luật trong nước và quốc tế có liên quan đến tàu cá, một vấn đề rất quan trọng của người làm thuyền trưởng, nhất là trong tình hình hiện nay, có nhiều diễn biến phức tạp trên Biển Đông. Giáo trình này có quan hệ với tất cả các mô đun khác trong nghề Thuyền trưởng tàu cá hạng tư vì nội dung các luật này đều có liên quan đến các công việc khác trên tàu cá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình môn học Luật liên quan đến tàu cá - MĐ01: Thuyền trưởng tàu cá hạng tư

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN _____________________________ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÀU CÁ MÃ SỐ MH01 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNGTÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MH 01
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn, tạo thêm cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân; góp phần quan trọng cho việc xây dựng nông thôn mới. Dọc theo vùng duyên hải nước ta, ngoài nhu cầu học các nghề nông nghiệp, diêm nghiệp,.. của bà con nông dân, còn có một nhu cầu lớn về học các nghề thủy sản như: nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, khai thác thủy sản…. đặc biệt là nhu cầu học nghề thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá, để bà con ngư dân có thể tham gia khai thác hải sản trên biển một cách an toàn và hiệu quả, đồng thời góp phần bảo vệ biển, đảo quê hương. Được sự phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề thuyền trưởng tàu cá của bà con ngư dân, chúng tôi biên soạn Giáo trình Môn học Luật có liên quan đến tàu cá của nghề Thuyền trưởng tàu cá hạng tư. Trong quá trình biên soạn giáo trình, để đảm bảo chất lượng, chúng tôi luôn tuân thủ theo Thông tư 31/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ LĐTBXH về Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chúng cũng tôi luôn tiếp cận với thực tế, kiểm chứng lại những vấn đề được trình bày trong giáo trình, để giáo trình phù hợp với thực tế, giúp người học có thể áp dụng được những kiến thức về Luật vào công việc của nghề sau khi tốt nghiệp khóa học. Giáo trình này đề cập đến nội dung các Luật trong nước và quốc tế có liên quan đến tàu cá, một vấn đề rất quan trọng của người làm thuyền trưởng, nhất là trong tình hình hiện nay, có nhiều diễn biến phức tạp trên Biển Đông, nếu không biết luật, người thuyền trưởng sẽ không bảo vệ được quyền lợi của mình và cũng sẽ không góp được phần bảo vệ quyền lợi quốc gia trên biển. Giáo trình này có quan hệ với tất cả các mô đun khác trong nghề Thuyền trưởng tàu cá hạng tư vì nội dung các luật này đều có liên quan đến các công việc khác trên tàu cá. Giáo trình Môn học Luật có liên quan đến tàu cá, gồm các bài: Luật Biển, Luật Tránh va, Luật Thông tín hiệu, Luật Hàng hải, Luật Thủy sản và các quy định có liên quan. Chúng tôi xin được gửi lới cám ơn đến: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng công ty Hải sản Biển Đông; Quý bà con ngư dân, bạn bè đồng nghiệp….. đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp chúng tôi hoàn thiện Giáo trình mô đun này. Chúng tôi xin gửi lời xin phép và cảm ơn đến nhiều tác giả trên mạng vì chúng tôi đã có sử dụng tư liệu, hình ảnh của quý vị trong khi biên soạn.
  4. 4 Trong quá trình biên soạn, mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn không khỏi có thiếu sót, rất mong được sự góp ý của Quý đồng nghiệp và Quý đọc giả, chúng tôi rất biết ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011 Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Huỳnh Hữu Lịnh 2. Nguyễn Duy Bân 3. Trần Ngọc Sơn
  5. 5 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 MỤC LỤC ........................................................................................................ 3 MÔN HỌC LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÀU CÁ .............................................. 8 Bài 1: LUẬT BIỂN ........................................................................................... 9 Giới thiệu: ......................................................................................................... 9 Mục tiêu: ........................................................................................................... 9 A. Nội dung ....................................................................................................... 9 1. Giới thiệu Luật Biển ....................................................................................... 9 1.1. Giới thiệu tổng quát ..................................................................................... 9 1.2. Ý nghĩa của Luật Biển ................................................................................. 9 2. Nội dung liên quan: ........................................................................................ 9 2.1. Đường cơ sở ................................................................................................ 9 2.2. Nội thủy: ................................................................................................... 13 2.3. Lãnh hải: ................................................................................................... 13 2.4. Vùng tiếp giáp ........................................................................................... 14 2.5. Vùng kinh tế đặc quyền ............................................................................. 14 2.6. Thềm lục địa .............................................................................................. 15 2.7. Biển quốc tế (biển cả): ............................................................................... 15 2.8. Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển: .... 17 2.9. Chủ quyền quốc gia trên biển giảm dần từ đất liền ra hướng biển.............. 18 B. Câu hỏi và bài tập ...................................................................................... 18 1. Câu hỏi: ........................................................................................................ 18 2. Bài tập: ......................................................................................................... 18 C. Ghi nhớ ...................................................................................................... 18 Bài 2 : LUẬT TRÁNH VA ............................................................................. 19 Giới thiệu: ....................................................................................................... 19 Mục tiêu: ......................................................................................................... 19 A. Nội dung ..................................................................................................... 19
  6. 6 1. Giới thiệu Luật Tránh va: ............................................................................. 19 1.1 Giới thiệu tổng quát .................................................................................... 19 1.2. Ý nghĩa ...................................................................................................... 19 2. Nội dung liên quan: ...................................................................................... 19 2.1. Khi tàu hoạt động trên biển ta phải làm gì? ............................................... 19 2.2. Trách nhiệm trong quan hệ về vị trí giữa các tàu ....................................... 20 2.3. Hành động của tàu nhường đường và của tàu được nhường đường ........... 20 2.4. Thứ tự ưu tiên giữa các tàu trên biển ......................................................... 21 2.5. Sử dụng đèn tín hiệu và dấu hiệu ............................................................... 21 2.6. Sử dụng còi ............................................................................................... 27 2.7. Tín hiệu cấp cứu ........................................................................................ 28 2.8. Những điều cần biết để tránh va ............................................................... 30 B. Câu hỏi và bài tập ...................................................................................... 32 1. Câu hỏi: ........................................................................................................ 32 2. Bài tập: ......................................................................................................... 32 C. Ghi nhớ ...................................................................................................... 32 Bài 3: LUẬT THÔNG TÍN HIỆU ................................................................... 33 Giới thiệu ........................................................................................................ 33 Mục tiêu: ......................................................................................................... 33 A. Nội dung ..................................................................................................... 33 1. Giới thiệu Luật Thông tín hiệu: .................................................................... 33 1.1. Giới thiệu tổng quát:.................................................................................. 33 1.2. Ý nghĩa của Luật Thông tín hiệu: .............................................................. 33 2. Nội dung liên quan: ...................................................................................... 33 2.1. Những phương pháp thông tin: .................................................................. 33 2.2. Những vấn đề chung về thông tin theo Luật thông tín hiệu quốc tế: .......... 34 2.3. Thông tin bằng cờ chữ: .............................................................................. 35 2.4. Thông tin bằng vô tuyến điện thoại: .......................................................... 39 2.5. Thông tin bằng cờ tay (Semaphore) ........................................................... 41
  7. 7 B. Câu hỏi và bài tập ...................................................................................... 44 1. Câu hỏi: ........................................................................................................ 44 2. Bài tập: ........................................................................................................ 44 C. Ghi nhớ ...................................................................................................... 44 Bài 4: LUẬT HÀNG HẢI ............................................................................... 45 Giới thiệu: ....................................................................................................... 45 Mục tiêu: ......................................................................................................... 45 A. Nội dung ..................................................................................................... 45 1. Giới thiệu Luật Hàng hải .............................................................................. 45 1.1. Giới thiệu tổng quát ................................................................................... 45 1.2. Ý nghĩa của Luật Hàng hải ........................................................................ 45 2. Nội dung liên quan ....................................................................................... 45 2.1. Báo hiệu hàng hải ...................................................................................... 45 2.2. Hải đăng .................................................................................................... 48 2.3. Tìm kiếm và cứu nạn ................................................................................. 50 2.4. Tai nạn hàng hải ........................................................................................ 50 2.5. Kháng nghị hàng hải .................................................................................. 51 2.6. Bảo hiểm hàng hải ..................................................................................... 53 B. Câu hỏi và bài tập ...................................................................................... 54 1. Câu hỏi: ........................................................................................................ 54 2. Bài tập: ......................................................................................................... 55 C. Ghi nhớ ...................................................................................................... 55 Bài 5: LUẬT THỦY SẢN VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ..................... 56 Giới thiệu: ....................................................................................................... 56 Mục tiêu: ......................................................................................................... 56 A. Nội dung ..................................................................................................... 56 1. Giới thiệu Luật Thủy sản và các quy định liên quan: .................................... 56 1.1. Giới thiệu tổng quát ................................................................................... 56 1.2. Ý nghĩa của Luật Thủy sản và các quy định liên quan: .............................. 56
  8. 8 2. Nội dung liên quan ....................................................................................... 57 2.1. Chức trách thuyền viên tàu cá.................................................................... 57 2.2. Chức trách, nhiệm vụ của thuyề n trưởng tàu cá ......................................... 58 2.3. Nhiệm vụ cụ thể của các chức danh khác .................................................. 59 2.4. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong hoạt động khai thác thủy sản .......... 60 2.5. Những hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản: ....................... 61 2.5. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc đảm bảo an toàn ...................... 71 2.6. Quy định về trang thiết bị an toàn tối thiểu trên tàu cá ............................... 71 2.7. Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển ................................. 75 B. Câu hỏi và bài tập ...................................................................................... 76 1. Câu hỏi: ........................................................................................................ 76 2. Bài tập: ......................................................................................................... 76 C. Ghi nhớ ...................................................................................................... 76 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC ...................................................... 77 I. Vị trí, tính chất của mô đun :.......................................................................... 77 II. Mục tiêu: ..................................................................................................... 77 III. Nội dung chính của mô đun ........................................................................ 77 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập ...................................................................... 78 Bài 1: Luật Biển ............................................................................................... 78 Bài tập 1: Chỉ trên bản đồ, nói tên từng vùng nước và chế độ pháp lý trên từng vùng nước đó. ........................................................................................................ 78 Bài 2: Luật Tránh va ........................................................................................ 79 Bài tập 2: Khi tàu đánh cá, ta phải làm gì để thực hiện Luật tránh va? ............. 79 Bài 3. Luật thông tín hiệu ................................................................................. 79 Bài tập 3-1. Phát tín hiệu bằng cờ chữ: ............................................................. 79 Bài 4. Luật Hàng hải ........................................................................................ 80 Bài tập 4-1. Giả định tình huống phải lập Kháng nghị hàng hải. Học viên lập Kháng nghị hàng hải và làm các thủ tục trình Kháng nghị hàng hải đến cơ quan chức năng. .............................................................................................................. 80 1. Bài 5. Luật thủy sản và các quy định có liên quan .................................. 81
  9. 9 Bài tập 5. Học viên xác định những việc cấm trong hoạt động khai thác thủy sản .......................................................................................................................... 81 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................ 81 Bài 1:................................................................................................................ 81 Bài 2:................................................................................................................ 81 Bài 3:................................................................................................................ 82 Bài tập 3-2. ....................................................................................................... 82 Bài 4 ................................................................................................................. 82 Bài 5 ................................................................................................................. 83 VI. Tài liệu tham khảo: .................................................................................. 83
  10. 10 MÔN HỌC LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÀU CÁ Giới thiệu môn học Vị trí: Môn học Luật liên quan đến tàu cá là Môn học chuyên môn, được giảng dạy đầu tiên trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thuyền trưởng tàu cá hạng tư; tuy nhiên cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. Tính chất: Để con tàu hoạt động trên biển đúng quy định và an toàn, Thuyền trưởng tàu cá cần phải có hiểu biết và tuân thủ các quy định pháp luật trong nước và quốc tế có liên quan. Môn học này được giảng dạy tại lớp học, tổ chức học thích hợp vào thời gian nghỉ giữa hai chuyến biến của ngư dân. .
  11. 11 Bài 1: LUẬT BIỂN Giới thiệu: Khi hoạt động trên biển, thuyền trưởng phải biết ranh giới và chế độ pháp lý trên các vùng biển. Trên cơ sơ đó mà bảo vệ quyền lợi của tàu minh, góp phần bảo vệ quyền lợi quốc gia trên biển và không đánh bắt cá trái phép trên vùng biển của nước khác. Mục tiêu: - Biết ranh giới và chế độ pháp lý của các vùng nước trên biển; - Áp dụng Luật Biển vào các hoạt động của tàu đánh cá nhằm đảm bảo quyền lợi và an toàn; - Góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. A. Nội dung 1. Giới thiệu Luật Biển 1.1. Giới thiệu tổng quát Công ước Luật Biển năm 1982 c1.ủa Liên hợp quốc (thường được gọi tắt là Công ước Luật Biển năm 1982 – UNCLOS 1982) có hiệu lực từ ngày 10-12-1982. Công ước có 17 Phần với 320 Điều, 9 Phụ lục và 9 Nghị quyết. Công ước là một văn kiện quốc tế tổng hợp toàn diện, bao quát được những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, quy định được những quyền lợi và nghĩa vụ đối với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia cũng như đối với những vùng biển thuộc phạm vi quốc tế. 1.2. Ý nghĩa của Luật Biển Luật biển quy định việc phân định ranh giới và chế độ pháp lý các vùng nước trên biên. Do đó Luật biển là căn cứ rất quan trọng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên biển. 2. Nội dung liên quan: 2.1. Đường cơ sở Là đường được dùng để làm cơ sở xác định các vùng nước của quốc gia ven biển như: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng kinh tế đặc quyền.. Có hai loại đường cơ sở: - Đường cơ sở thông thường: Sử dụng ngấn nước triều thấp nhất ven bờ biển hoặc đảo.
  12. 12 - Đường cơ sở thẳng: Nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển. Việt Nam có chuỗi đảo dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường cơ sở thẳng. Năm 1982 Chính phủ ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam, gồm 10 đoạn nối 11 điểm (trừ phần trong vịnh Bắc Bộ và vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia). Bảng1-1: Tọa độ các điểm xác định đường cơ sở của Việt Nam
  13. 13 Hình 1-1. Đường cơ sở của nước CHXHCNVN
  14. 14 Hình 1-2. Hòn Nhạn thuộc xã đảo Thổ Chu, huyện Phú Quốc (điểm A1 09015’N – 103027’E) Hình 1-3. Đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị (điểm A11 17010’N – 107020’6E)
  15. 15 2.2. Nội thủy: Vùng nước nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nước nội thuỷ bao gồm: Các vùng nước cảng biển, vũng tàu, cửa sông, vịnh, các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với vùng nước Nội thủy, cũng như bầu trời phía trên giống như trên lãnh thổ đất liền. Hình 1-4. Ranh giới trên Vinh Bắc bộ 2.3. Lãnh hải: Là vùng nằm ngoài đường cơ sở. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Theo tuyên bố năm 1982 của Chính phủ Việt Nam, Lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam rộng 12 hải lý Trên vùng Lãnh hải, quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền "qua lại không gây hại" mà không cần xin phép. Các hoạt động gây hại gồm: Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám Quốc gia ven biển cũng có thể tạm thời
  16. 16 cấm việc "qua lại không gây hại" này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh. Hình 1-5. Ranh giới trên Vịnh Thái Lan 2.4. Vùng tiếp giáp Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Trong vùng tiếp giáp, nước ven biển có quyền quy định biện pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế khóa, y tế, thậm chí cả an ninh, xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình. 2.5. Vùng kinh tế đặc quyền Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng biển này, nước ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu
  17. 17 khoa học bảo vệ môi trường biển, xây dựng và lắp đặt những công trình và thiết bị nhân tạo. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải và đặt đây cáp và ống dẫn ngầm. Theo tuyên bố của Chính phủ Việt Nam năm 1977, vùng đặc quyền kinh tế acủa nước CHXHCN Việt Nam tiếp liền lănh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở. 2.6. Thềm lục địa Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc tới giới hạn 200 hải lý tính tử đường cơ sở lãnh hải, khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn. Tuy nhiên bề rộng tối đa của thềm lục địa tính theo bờ ngoài của rìa lục địa không được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính tử đường cơ sở lãnh hải hoặc không quá 100 hải lý bên ngoài đường đẳng sâu 2.500 m. Theo tuyên bố của Chính phủ Việt Nam năm 1977, thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý. 2.7. Biển quốc tế (biển cả): Là vùng nước không thuộc vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của bất kỳ quốc gia nào; cũng không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đào nảo. Trên vùng biển quốc tế, tất cả các quốc gia có quyền: - Tự do hàng hải, tự do hàng không; - Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; - Tự do xây dựng các đảo nhân tạo; - Tự do đánh bắt hải sản; - Tự do nghiên cứu khoa học.
  18. 18 Hình 1-6. Ranh giới và chế độ pháp lý các vùng nước trên biển
  19. 19 Hình 1-7. Ranh giới thềm lục địa NT: Nội thủy, LH: Lãnh hải;TGLH: Vùng tiếp giáp lãnh hải; ĐQKT: Vùng đặc quyền kinh tế; BQT: Biển quốc tế; TLĐ: Thềm lục địa; ĐĐD: Đáy đại dương. 2.8. Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển: Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia đó. Quốc gia ven biển có chủ quyền đối với vùng nước nội thuỷ và lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới các vùng nước đó. Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió. Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển được quy định, cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó. Ngoài các quyền đã liệt kê ở trên, trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển còn có một số thẩm quyền riêng biệt nhằm ngăn ngừa và trừng trị các vi phạm
  20. 20 đối với các quy định về hải quan, thuế khoá, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình, cũng như thẩm quyền đối với các hiện vật lịch sử và khảo cổ dưới đáy biển của khu vực này. 2.9. Chủ quyền quốc gia trên biển giảm dần từ đất liền ra hướng biển Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với vùng nước nội thủy (như trên đất liền), hoàn toàn và đầy đủ đối với lãnh hải (trừ quyền tự do hàng hải không gây hại của tàu thuyền các nước). Tại vùng tiếp giáp, Việt Nam chỉ có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật liên quan đến hải quan, thuế khóa, nhập cư và vệ sinh dịch tễ. Tại vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia với một số hoạt động nhất định, trong đó có đặc quyền thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các công trình nhân tạo,... cũng như những hoạt động khác vì mục đích kinh tế, nguồn lợi của biển. Trên thềm lục địa, Việt Nam có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và độc quyền khai thác tài nguyên sinh vật thuộc đáy biển, khoáng sản thuộc lòng đất dưới đáy biển. Tàu đánh cá Việt Nam có quyền khai thác cá trên các vùng biển Việt Nam (theo quy định) đến vùng biển quốc tế. B. Câu hỏi và bài tập 1. Câu hỏi: - Đường cơ sở là gí? - Lãnh hải là gì? - Vùng tiếp giáp là gì? - Vùng đặc quyền kinh tế là gí? 2. Bài tập: Đề bài: Chỉ trên bản đồ, nói tên từng vùng nước và chế độ pháp lý trên từng vùng nước đó. C. Ghi nhớ - Chủ quyền của quốc gia ven biển giảm dần từ đất liền trở ra biển quốc tế - Tàu đánh cá có quyền đánh cá từ nội thủy đến biển quốc tế - Khi khai thác tại vịnh Bắc bộ và vịnh Thái Lan, cần chú ý để không vi phạm ranh giới trên biển của nước láng giềng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2