intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Múa hiện đại (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Chia sẻ: Behodethuonglam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Múa hiện đại cũng có thể coi đó là sự tìm tòi mới của thế kỷ 20 của nghệ thuật múa. Nhưng múa hiện đại, đương đại cho tới nay chưa bao giờ được chiếm ngôi chủ soái trong nghệ thuật múa của nước nó tồn tại. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết về Múa hiện đại!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Múa hiện đại (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: MÚA HIỆN ĐẠI NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC Lào Cai, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nghệ thuật múa của dân tộc Việt Nam từ xa xưa đã có ba hình thái múa: múa dân gian, múa cung đình và múa tôn giáo. Hơn nửa thế kỷ qua, ba loại hình múa này được sáng tạo, phát triển khá phong phú và đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn với những tác phẩm múa được cải biên, phát triển, sáng tạo, nâng được bản sắc dân tộc lên tầm cao mới cùng thời đại chứ không làm mất đi cái hồn, cái gốc của dân tộc. Tiêu biểu như các điệu múa "Mùa hoa ban nở", "Múa Ka Tu", "Múa sạp", "Xòe hoa", "Múa rong chiêng", "Sắc bùa", "Múa Chàm rông"...Múa hiện đại cũng có thể coi đó là sự tìm tòi mới của thế kỷ 20 của nghệ thuật múa. Nhưng múa hiện đại, đương đại cho tới nay chưa bao giờ được chiếm ngôi chủ soái trong nghệ thuật múa của nước nó tồn tại. Bởi vì trong mỗi nước, múa dân tộc, truyền thống vẫn được nhân dân và nhà nước họ coi là "quốc vũ", là tài sản, di sản văn hóa quý báu của dân tộc mình. Bởi vì nghệ thuật múa dân tộc truyền thống đã góp phần vẽ nên diện mạo riêng biệt của từng quốc gia độc lập, còn múa hiện đại thì không làm được điều đó vì ngôn ngữ múa hiện đại bản chất là thứ ngôn ngữ pha trộn nhiều yếu tố ngoại lai, mãi mãi không bao giờ có thể được xếp ngang hàng với nghệ thuật múa dân tộc truyền thống. Ngoài ra nghệ thuật ballet cổ điển cũng được coi trọng, bởi nó đã được nhân loại công nhận là một di sản văn hóa bác học của nhân loại. Nó là niềm tự hào chung của nền nghệ thuật múa bác học thế giới. Giáo trinh múa hiện đại cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản của múa hiện đại, từ đó người học sẽ hiểu và thực hành được các tác phẩm múa hiện đại. Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Hà Văn Trung
  4. MỤC LỤC Bài 1. CƠ BẢN MÚA HIỆN ĐẠI...................................................................................1 I. Phần lý thuyết ...........................................................................................................1 1. Nguồn gốc của múa hiện đại ................................................................................1 2. Đặc điểm múa hiện đại .........................................................................................3 3. Thực trạng của múa Hiện đại ở Việt Nam ............................................................ 5 4. Tính năng của các phần trong cơ bản múa hiện đại: ...........................................9 4.1. Thư giãn – Tập trung – Tưởng tượng (Relaxing – Concentrating – Visualizing): ..........................................................................................................9 4.2. Khởi động (Warm-up) ....................................................................................9 4.3. Tăng cường (Strengthening) ........................................................................10 4.4. Nghỉ giải lao (Break) ....................................................................................10 4.5. Phân nhịp (Phrasing) ......................................................................................10 4.6. Nhảy (Jumping) ............................................................................................10 4.7. Kéo dài – thư giãn – làm dịu xuống (Stretching – Relaxing – Cooling down) .............................................................................................................................10 II. Phần thực hành ......................................................................................................11 BÀI 2. THỰC HÀNH SÂN KHẤU ..............................................................................13 I. PHẦN LÝ THUYẾT ..............................................................................................13 1. Ngẫu hứng...........................................................................................................13 1.1. Cơ thể ...............................................................................................................13 1.2. Kết nối .............................................................................................................14 1.3. Tự do ngẫu hứng không phải là không có quy tắc ..........................................15 1.4. Sự linh động .....................................................................................................15 2. Các kỹ năng trong múa .......................................................................................15 II. Phần thực hành ......................................................................................................16 PHỤ LUC ...................................................................................................................18
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Múa hiện đại Mã môn học: MH27 Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Là môn học sau các môn Múa Cổ điển Châu Âu và Múa dân gian dân tộc Việt Nam. Môn học tự chọn để học sinh tiếp thu thêm các loại hình múa khác nhau. - Tính chất: thuộc khối kiến chuyên ngành Mục tiêu môn học - Về kiến thức: Học sinh nắm được phong cách múa hiện đại, những tư thế dáng nét, luật động chuyển đông cơ bản trong múa hiện đại đặc biệt là di chuyển trong không gian các tầng thấp, trung, cao. - Về kỹ năng: Học sinh thực hiện được kỹ thuật kỹ xảo đặc trưng độc đáo của múa hiện đại. Cảm nhận tốt về chuyển động của cơ thể và xúc cảm âm nhạc. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự học và ôn luyện. NỘI DUNG CHI TIẾT:
  6. Bài 1. CƠ BẢN MÚA HIỆN ĐẠI Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được nguồn gốc múa hiện đại. - Trình bày được lịch sử múa hiện đại của Việt Nam. - Trình bày được các nguyên tắc trong múa hiện đại - Trình bày được các kỹ thuật cơ bản trong múa hiện đại - Thực hiện các động tác cơ bản trong múa hiện đại: phân nhịp, nhảy, … I. Phần lý thuyết 1. Nguồn gốc của múa hiện đại Xuất hiện lần đầu trên thế giới từ những năm 1900, Múa Hiện đại (tiếng Anh gọi là “Modern dance”) như một phản ứng đối chọi lại với kỹ thuật, quy tắc cứng nhắc của múa Ba-lê cổ điển. Isadora Duncan (1877-1927) và Martha Graham (1894-1991) được biết đến là những người tiên phong tìm kiếm sự di chuyển bằng cách sử dụng những đường nét tự nhiên của cơ thể và năng lượng bên trong cơ thể mở ra một loại hình múa mới hay còn gọi là múa Hiện đại. Với loại hình múa mới này, các vũ công đã vượt ra ngoài sự thống trị của sân khấu múa Ba-lê cổ điển, đem đến nhiều màu sắc hơn, như Francois Delsarte (1811-1871, người Pháp) đã mang tới cảm hứng sáng tạo ra hệ thống các luật động, cử chỉ biểu cảm tự nhiên phát triển theo ngẫu hứng của vũ công, hay với cảm hứng sáng tạo của Emile Jacques – Dalcroze (1865-1950, người Thụy Sĩ) với hệ thống thông qua các nhịp điệu âm nhạc để chuyển động cơ thể. Múa "Khau Cút thương nhớ" của dân tôc Thái. Ảnh: Thanh Hà- TTXVN 1
  7. Bước sang thế kỷ XX, vào những năm 1930, các biên đạo múa đã xác định được sự đối lập giữa múa Hiện đại và múa Ba-lê cổ điển, điển hình với làn sóng múa Hiện đại nổi lên ở New York được coi là trường phái phát triển từ hơi thở tự nhiên và những khám phá từ bên trong cơ thể của Martha Graham, hay từ sự phục hồi của Doris Humphrey (1895-1958) và sự hài hước trong múa của Hanya Holm (1893-1992) – người được coi là “tứ trụ” của nghệ thuật Múa Hiện đại Hoa Kỳ. Từ khi ra đời và hình thành, múa Hiện đại đã được mô tả không phải Jazz cổ điển cũng không phải dân gian văn hóa truyền thống, nó là hình thức múa kết hợp với các yếu tố của khiêu vũ hiện đại cùng ba-lê cổ điển nhưng không thuần nhảy và được sử dụng bàn chân theo khái niệm đương đại. Múa Hiện đại có thể sử dụng các yếu tố, các chất liệu, ngôn ngữ, động tác từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Trở thành một tên gọi trong nhóm những dòng múa ở thế kỷ XX, múa Hiện đại đã được thừa nhận có sự khác biệt tại Úc, châu Âu, Canada, Mỹ, Nhật Bản bởi nó phụ thuộc vào tính bản địa hóa cũng như phụ thuộc rất nhiều vào môi trường, đời sống, tôn giáo, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia nơi múa Hiện đại du nhập và phát triển, điều đó khiến múa Hiện đại mang dấu vết nội sinh. Quan niệm thẩm mỹ của múa Hiện đại là khám phá cảm xúc phong phú trong thế giới nội tâm của con người, sử dụng lực hấp dẫn kiểm soát trọng lượng cơ thể để thực hiện các kỹ thuật thấm, thả và rơi – một sự đối ngược căn bản với các kỹ thuật trong ba-lê cổ điển luôn phấn đấu để có thể biểu diễn trên đôi chân một cách vững vàng và thoải mái. Chính bởi mục đích tối cao của múa Hiện đại là tìm tòi và thể hiện những cung bậc sâu thẳm nhất trong thế giới nội tâm của con người nên nó luôn gần gũi với chính bản thân người trình diễn và với cuộc sống của con người hiện tại. Những người mở đường đã khám phá ra hình thức múa mới dựa trên trải nghiệm và phát huy sự sáng tạo để đưa ra những cách diễn đạt mới bằng những chuỗi luật động liên tiếp dựa trên logic chuyển động tự nhiên của cơ thể một cách hết sức phóng khoáng, tạo cho vũ công sự thoải mái, đề cao ngẫu hứng sáng tạo, khuyến khích lối phát triển tư duy tưởng tượng theo chiều hướng sáng tạo ra những luật động, ngôn ngữ mới trên cơ sở phát huy tối đa sức mạnh về kỹ thuật và hình thể của người diễn. Hình thức múa này mang yếu tố mở khi nó có thể múa trên bất kỳ thể loại âm nhạc nào, trình diễn ở mọi không gian, hoặc có thể kết hợp với bất kỳ hình thức nghệ thuật nào đủ nhân tố để sáng tạo ra chuyển động mới của động tác mang tính tạo hình đa chiều. Từ những buổi đầu xuất hiện, múa Hiện đại đã hình thành bốn trường phái mang những đặc điểm kỹ thuật đặc trưng theo tên gọi của những người sáng tạo ra nó: Trường phái của Cunningham được biểu hiện rõ ràng qua quan điểm “Đường nét năng động” của vẻ đẹp cơ thể hướng đến sự tự nhiên trong chuyển động và thực hiện kỹ thuật động tác. Trường phái này chú trọng về nghệ thuật tạo hình trong không gian, nhịp điệu và sự ăn khớp. Trường phái của Graham trái ngược với những đặc điểm của múa ba-lê. Nếu ba-lê là sự yểu điệu nhẹ nhàng như hơi gió thì Graham là sự thả lỏng, ngã, gãy và phục hồi. Nếu ba-lê là bay bổng trên những đôi giày mũi cứng thì Graham chú trọng về mặt 2
  8. sàn với những kỹ thuật sát đất. Nếu ba-lê là luôn giữ phom, dáng chuẩn mực thì Graham chú trọng đến các quy ước về bụng và hông, đặc biệt là xương chậu, để phát triển, sáng tạo ra chuyển động của cơ thể và phát triển luật động mới. Trường phái của Limon chú trọng khám phá trọng lực của cơ thể, từ đó quán chiếu mọi chuyển động giúp cho diễn viên làm việc với sức nặng của chính mình qua từng bộ phận trên cơ thể, kết hợp cùng bạn diễn, đạo cụ, không gian, mặt sàn… Mối quan hệ giữa trọng lực của người diễn viên được đặt ở nhiều độ cao khác nhau trên sàn diễn, trong lúc ngã, bật dậy, phục hồi và kiểm soát trọng lực khi thực hiện những kỹ thuật và chuyển động khi treo lơ lửng. Trường phái của Release chú trọng tới hơi thở tự nhiên là sợi dây dẫn đến hơi thở của chuyển động, hơi thở trong cung cách thực hiện kỹ thuật động tác với những kỹ thuật chủ đạo là thả lỏng, buông lơi cơ bắp và các khớp xương, thả trôi cơ thể để thư giãn, tĩnh tại trong lúc múa, giảm thiểu sự căng thẳng tìm đến sự nhẹ nhàng, trôi, mượt. Trong quá trình lan tỏa khắp các châu lục, mặc dù múa Hiện đại mang theo một nền tảng chung được xác lập trên cơ sở kết hợp bốn trường phái trên với nhau, đồng thời nó đã tạo ra ảnh hưởng rất lớn tới phong cách sáng tác khi nó gia nhập vào văn hóa múa của từng quốc gia, múa Hiện đại luôn vẫn giữ được 4 điểm chung, có thể giúp khán giả dễ dàng nhận diện, đó là: 2. Đặc điểm múa hiện đại - Hướng tới mối quan hệ giữa diễn viên và khán giả được kết nối qua tư duy thông qua câu chuyện, sự việc đang diễn ra trên sân khấu. - Trao quyền năng cho người diễn viên điều hành không gian biểu diễn, thể hiện chính mình với tất cả sức mạnh về kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo, trình độ chuyên môn, ngay cả bản năng chân thật nhất cũng được kích hoạt để làm chủ sân khấu trình diễn. - Không bó buộc ngôn ngữ về kỹ thuật, tư duy, không gian, thời gian mà hoàn toàn dựa vào luật động tự nhiên của cơ thể, có thể phối hợp với tất cả các kỹ thuật múa khác để tạo dựng những chuỗi động tác chở ý, đoạn, phần và toàn bộ kết cấu mở của ý tưởng. - Múa Hiện đại phù hợp với thẩm mỹ và trình độ thẩm thấu nghệ thuật đương đại của nhiều người vì yếu tố mở, quay về với tự nhiên, có thể trình diễn hoặc sáng tạo dựa trên nền bất kỳ thể loại âm nhạc nào; có thể kết hợp với bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào hoặc đơn giản chỉ là sự vật, hiện tượng nào đó trong cuộc sống mang đến một ý niệm, một xúc cảm khơi gợi rung động,… đều có thể hình thành một tác phẩm múa hiện đại; không nhất thiết phải bó buộc trong không gian sân khấu nhà hát, nó có thể bắt đầu gây sự chú ý tại bãi biển, trong công viên, trong hẻm phố, trong nhà kho, xưởng máy…bất cứ nơi nào, yếu tố nào đưa lại cảm hứng cho người nghệ sĩ ở đó có thể là nơi trình diễn. 3
  9. Qua thực tế sáng tác của nhiều nghệ sĩ, nhiều đoàn múa, công ty múa Hiện đại trên khắp thế giới cũng như trong khu vực, nhiều phong cách sáng tác khác nhau đã hình thành, song tựu trung có thể tạm chia thành 5 xu hướng sáng tác chính: - Cấu trúc kịch: Tác phẩm được cấu tứ và phát triển theo một câu chuyện hoặc xoay quanh một nội dung chi phối tất cả các tình tiết, sự kiện, sự biến, cao trào cho tới kết thúc. - Ấn tượng: Bóc trần kết cấu tác phẩm, cấu trúc của vở múa, đặc tả vào các thủ pháp dàn dựng như nhịp điệu, thiên về thị giác (có nơi gọi là nghệ thuật sắp đặt, người diễn viên múa chỉ là một phần trong tổng thể tác phẩm nghệ thuật được trình diễn mà thôi), cách chơi ánh sáng (đôi khi làm biến đổi hình khối, chuyển động, đặc tả cơ thể người diễn viên, làm cho chuyển động hư ảo, bay bổng hoặc rõ ràng trực diện), mảng màu trên sân khấu tạo không gian đa chiều; đặc tả từng bộ phận cơ thể để gợi mở tư duy của khán giả; thiên về thính giác khi tác động về âm thanh với kỹ thuật, công nghệ hiện đại hoặc sử dụng thủ pháp trình diễn âm thanh, tiếng động, tiết tấu, để ức chế hay hòa cảm khán giả với tiết tấu chuyển động của người diễn viên trên sân khấu; tạo nên hiệu ứng qua trang trí bục bệ sân khấu; chất liệu trang phục đạo cụ tham gia tạo hình khối trong chuyển động; khai thác không gian đa chiều để cơ thể diễn viên được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều mảng khối khác nhau. Các thủ pháp trực diện của nghệ thuật không gian, thị giác, thính giác chính là cái vỏ gợi ra hàm ý bị ẩn đi của nội dung, ý tưởng sâu sa chất chứa trong lòng nó cũng chính là ngôn ngữ mới, lạ, tiên tiến trong tính hiện đại của Múa hiện đại. - Trừu tượng: Đưa tới sự nhận thức mang tính triết học sâu sắc qua cảm hứng được đúc rút từ quy luật tự nhiên “Thiên, địa, nhân”. Ở đây tư tưởng mang tính triết học sâu sắc có thể được trình bày thông qua những hiện tượng, sự vật quen thuộc, đơn giản, gần gũi nhưng được quy ước bởi cộng đồng mang hàm ý tư tưởng nhân văn giúp cho người thưởng thức suy tư về mối quan hệ của con người với bản thể, con người với con người trong xã hội và con người trong mối quan hệ với vũ trụ. Xu hướng này tạo ra thế giới đa nghĩa, đòi hỏi người xem phải có trí tuệ để tự đi tìm câu trả lời cho mọi sự cảm nhận và rung động. - Tương tác: Nền tảng của mọi sáng tạo và quá trình lao động sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật Múa hiện đại. Xu hướng này yêu cầu mỗi thành phần sáng tạo đều phải có trình độ và kinh nghiệm nhất định: đối với người biên đạo múa phải có nghề, có đôi mắt tinh tế, sắc sảo, rung động, nhanh nhậy, sâu sắc, khơi gợi được sự sáng tạo ngẫu hứng của người diến viên. Ngay từ khi phôi thai ý tưởng đã phải tương tác ngẫu hứng để tìm ra thủ pháp nghệ thuật, ứng biến với mọi điều kiện, mọi thành phần đồng sáng tạo, tương tác và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của mọi phương tiện để nói lên được ý đồ cần chuyển tải; đối với diễn viên phải có tài năng thực sự, ngoài kỹ thuật, kỹ xảo chuyên môn đạt yêu cầu phải có sự thông minh trong làm việc nhóm, ngẫu hứng, tương tác với bạn diễn và tất cả những yếu tố có thể giúp cho nghệ thuật biểu diễn được thăng hoa, tuyệt đối tuân thủ những quy tắc mà người biên đạo yêu cầu nhưng lại hoàn toàn chủ động và làm chủ không gian gồm tất cả những gì sắp đặt trong không 4
  10. gian ấy, chủ động về thời gian, liều lượng, tiết tấu của nghệ thuật biểu diễn để lôi cuốn khán giả vào câu chuyện của mình; đối với các thành phần đồng sáng tạo ngoài những quy tắc cụ thể mà người biên đạo là người tổng chỉ huy cao nhất thì trong quá trình tập luyện và biểu diễn đều phải chủ động tương tác để rèn luyện khả năng phối hợp nhịp nhàng, ăn ý. - Kết hợp: Tổng hòa của tất cả các xu hướng trên hoặc kết hợp từng xu hướng với nhau tùy theo ý đồ và thủ pháp của người biên đạo trong quá trình sáng tạo tác phẩm múa. 3. Thực trạng của múa Hiện đại ở Việt Nam Múa Hiện đại chính thức du nhập vào Việt Nam từ năm 1988 ẩn trong các tác phẩm múa hiện đại qua các chương trình giao lưu, trình diễn và sự giúp đỡ của các tổ chức, các chuyên gia, biên đạo đến từ châu Âu, Úc, Mỹ. Bằng con đường giao lưu văn hóa, các nghệ sĩ quốc tế đã giới thiệu cái hay, cái đẹp, cái tiên tiến, cái lạ của múa Hiện đại qua các tác phẩm múa. Tuy nhiên, phải đến những năm cuối của thế kỷ XX, múa Hiện đại mới thực sự gia nhập vào dòng chảy chính thống của nghệ thuật múa Việt Nam sau khi một số nghệ sĩ múa Việt Nam được cử đi du học, làm việc tại các công ty múa, đoàn múa của các nước có nền nghệ thuật múa Hiện đại phát triển, như Đức, Pháp, Úc, Thụy Điển, Anh, Hà Lan, Đan Mạch… Dù rằng múa Hiện đại giữa mỗi nước có sự chênh lệch khá lớn về cấp độ bởi yếu tố bản địa hóa khi du nhập của thể loại múa này, bản thân múa Hiện đại ở trong từng nước cũng có sự khác biệt lớn về phong cách ở mỗi nhà hát, mỗi đoàn múa, công ty múa. Những nghệ sĩ Việt Nam khi được học tập hay tham gia biểu diễn trong các tác phẩm, vở diễn cụ thể thì đều phải thích ứng với yêu cầu về phong cách, kỹ thuật rất khác biệt trong nội hàm tác phẩm ấy theo chất riêng và cá tính nổi trội của người biên đạo. Để thấy hết được sự phong phú trên con đường tiếp nhận cái mới sẽ là chưa thật đầy đủ và chính xác nếu chúng ta quên mất vế thứ hai đó là người tiếp nhận. Những nghệ sĩ được tiếp nhận họ xuất phát điểm từ những định danh khác nhau: biên đạo, giáo viên, diễn viên, sinh viên, chiếm đa số là diễn viên và sinh viên giỏi mới tốt nghiệp ra công tác tại hai nhà hát có đặc thù chuyên môn về ba-lê là Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh; từ năng lực, trình độ, kinh nghiệm hoàn toàn khác nhau dẫn đến sự tiếp cận cũng hoàn toàn khác nhau, đó là lý do chính dẫn đến sự khác biệt, tính đa dạng khi thể loại Múa Hiện đại trình làng tại Việt Nam và đi vào các tác phẩm múa hiện đại. Sự đa dạng trong hiện thực sáng tác cũng như giảng dạy về thể loại Múa Hiện đại tại việt Nam là do mỗi nghệ sĩ được “tiếp cận” ở một nước khác nhau, chứ chưa thể gọi là “đào tạo” có bài bản theo một hay nhiều trường phái cụ thể của Múa Hiện đại. Ở một khía cạnh khác, việc được tiếp cận múa Hiện đại ở vai trò là diễn viên đã tạo điều kiện để tiếp cận cái sáng tạo của sáng tạo từ gốc, hiển nhiên được tích hợp cả phong cách này với phong cách khác, trường phái này với trường phái khác khiến không phải diễn viên nào cũng có đủ lý luận để gọi tên được phong cách, trường phái mà mình đã được tiếp cận. Như đã trình bày ở trên, mỗi 5
  11. trường phái đều có một yêu cầu, quan điểm, cảm nhận riêng, nếu bị trộn lẫn và pha tạp thì có thể ai đó hiểu đơn giản múa Hiện đại là chuyển động phóng khoáng, tự do, ngẫu hứng hoặc có thể kết hợp với tất cả mọi thứ có tên gọi là nhảy, múa hoặc các loại hình nghệ thuật sân khấu, âm nhạc, hội họa, ánh sáng… rơi vào đường đi của nó. Đôi khi sự vận dụng thiếu lý luận hoặc vận dụng không nắm rõ “gốc rễ” của vấn đề đang vận dụng sẽ làm cho Múa Hiện đại trở nên là một thể loại múa “làm dâu trăm họ”. Số nghệ sĩ múa được Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ), hiện nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cử đi học theo con đường chính thống về múa Hiện đại không nhiều, chủ yếu dựa vào con đường hợp tác phát triển văn hóa nghệ thuật từ các Trung tâm Văn hóa của các nước có nền nghệ thuật múa Hiện đại phát triển. Dự án trao đổi văn hóa tại các nước châu Á trong đó có Việt Nam của Biên đạo múa Cheryl Stock – Giám đốc nghệ thuật Đoàn múa Phương Bắc trong 10 năm với Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Trường Cao Đẳng Múa Việt Nam đã cho ra đời một số vở múa hiện đại đầu tiên như Qua miền đất lạ (1989), Đất và nước (1991), Những người bạn đồng hành (1993), Em, người phụ nữ Việt Nam (1996), Qua mắt Phượng Hoàng (1998). Những năm 1993 – 1994, Dự án giao lưu văn hóa Pháp – Việt với biên đạo múa Philip Cohen, Giám đốc Học viện Nghệ thuật Lion (Pháp) đã sang Việt Nam giảng dạy và tuyển chọn một số học sinh, sinh viên Việt sang Pháp biểu diễn và học tập. Tiếp sau đó, Công ty biểu diễn Coline (Pháp) đã hợp tác với nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam để đón những diễn viên giỏi sang đào tạo và biểu diễn về múa hiện đại tại Pháp như: Hồng Phong, Minh Thông, Quốc Tuấn, Ngọc Quân, Phượng Hoàng, Vũ Long, Huyền Thanh, Hoàng Điệp, Văn Hiền. Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có những nghệ sĩ của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Thành phố được tham gia các dự án hợp tác biểu diễn cũng như đào tạo về múa Hiện đại như: Phúc Hùng, Ngọc Khải, Mạnh Trung tại Hà Lan; Phúc Hải, Quỳnh Châu tại Pháp; Tấn Lộc tại Nhật Bản. Một số vũ công giỏi của Việt Nam sau khi được cử đi học đã ở lại làm việc tại các công ty múa nước ngoài như: Ngọc Quân (Bỉ và Pháp), Ngọc Văn, Ngọc Anh (Anh), Ngọc Khải, Ngọc Tú, Tiến Huy (Đức), Hải Hà (Thụy Sĩ)... Từ năm 2000 đến năm 2005, Dự án của Trung tâm Văn hóa Pháp L’espace (có trụ sở tại Hà Nội) thuộc Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã đưa Biên đạo múa nổi tiếng Pháp Regine Chopinot tới Việt Nam, nữ Biên đạo múa này có công rất lớn trong việc đào tạo một thế hệ giáo viên, diễn viên, biên đạo múa đã và đang hoạt động tích cực, hiệu quả cho sự nghiệp phát triển của múa Việt Nam đương đại. Bà trực tiếp tuyển chọn, huấn luyện, truyền cảm hứng và tư duy cho một lớp diễn viên, giáo viên trẻ, sinh viên giỏi như: Hà Thế Dũng, Tuyết Minh, Ly Ly, Tuyết Dung, Thy Ngọc, Anh Đức, Hoàng Điệp, Văn Hiền, Thanh Tùng, Thái Sơn, Tuấn Anh làm việc liên tục trong 6 năm cho ra đời những tác phẩm tiêu biểu, như: Dưới làn da, Ánh mắt, Giáp Thân. Tuy là một xu thế tất yếu, nhưng quá trình hòa nhập của thể loại múa này với nghệ thuật múa bản địa Việt Nam do không có một lớp nghệ sĩ được cử đi đào tạo bài bản và được sự công nhận, đón nhận khi trở về như lớp các nghệ sĩ được đào tạo Ba-lê cổ điển ở Nga (Liên Xô cũ) nên không tránh khỏi sự hoài nghi, thậm chí thiếu niềm tin 6
  12. vào thế hệ trẻ và không ít những cây đại thụ lên tiếng phê phán, quay lưng lại với thể loại múa Hiện đại nhưng lại nhầm lẫn thuật ngữ “đương đại” được dùng để diễn tả nội dung của một thể loại trong loại hình nghệ thuật múa chuyên nghiệp. Không dừng lại trong giới hoạt động chuyên nghiệp, trong quan kiến và sự cẩn trọng của các nhà quản lý; công nghệ hiện đại và nhu cầu thẩm mỹ của công chúng đương đại trước sự mở cửa của nền kinh tế thị trường trong dòng chảy giao lưu, tiếp biến với tinh thần hội nhập, với sự bùng nổ của các Gameshow truyền hình thực tế, đời sống múa hiện đại phát triển ngoài sự kiểm soát của giới chuyên môn đáp ứng nhu cầu “Thời thượng” của khán giả. Điều đáng chú ý là những nghệ sĩ trẻ dù không được công nhận những họ vẫn âm ỉ cháy với đam mê, nhiệt huyết và sự tìm tòi không ngừng nghỉ để đưa thể loại Múa hiện đại mà họ đang theo đuổi trước hết sống trong tác phẩm, vở diễn của họ. Người tiên phong trong sáng tác tác phẩm múa hiện đại Việt Nam vận dụng phong cách thể loại múa Hiện đại phải kể đến là NSND Phạm Anh Phương sau khi học tập và làm việc tại Úc trở về. Sau thời gian không ngắn được thưởng thức các tác phẩm, vở diễn múa Hiện đại của nhiều biên đạo múa nước ngoài dẫn đến sự e ngại của công chúng và giới làm nghề chuyên nghiệp về những bất cập của một số tác phẩm múa Hiện đại xa rời tinh thần dân tộc, phá cách những tạo hình, tư thế động tác thiếu thẩm mỹ nghệ thuật. NSND Phạm Anh Phương ngay từ những ngày đầu công bố tác phẩm Lời ru của rừng một sự kết hợp nhuần nhuyễn, chừng mực, tinh xảo đầy trí tuệ đã mang lại cách nhìn gần gũi, trân trọng hiệu quả nghệ thuật trong sự kết hợp thể loại giữa Múa Hiện đại với ngôn ngữ múa của Cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Sự thành công này đã định hướng một trào lưu sáng tác mới, được các Biên đạo múa trẻ, các sinh viên chuyên ngành biên đạo say sưa học tập, tìm hiểu múa hiện đại để sáng tạo ra ngôn ngữ chuyển động mới cho các tác phẩm múa hiện đại của mình. Tiếp theo sự thành công ấy, NSND Phạm Anh Phương đã khẳng định phong cách, chất riêng sâu đậm trong hình thức múa tập thể dân gian đương đại với tác phẩm Mênh mang mùa xuân. Đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác là tác phẩm gắn với tên tuổi của NSND Phạm Anh Phương và trở thành tiêu chí đánh giá diễn viên trẻ tài năng trong các Cuộc thi múa chuyên nghiệp toàn quốc là tác phẩm múa dân gian đương đại ở hình thức múa một người (solo) Bến Lụy. Đến hôm nay, ta có thể thấy sự bền bỉ của những người trẻ mở đường, múa Hiện đại không những đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng đương đại mà các tác phẩm của họ đã thuyết phục được những người làm nghề có nghĩa thể loại múa này đã được chấp nhận trước hiệu quả nghệ thuật của nó. Đến mức, chưa Cuộc thi nào, chưa Liên hoan nào của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức mà nội dung tổng kết không nhắc đến sự thành công do các tác phẩm ca có phụ họa, tác phẩm múa hiện đại, dân gian đương đại, ngay cả múa dân gian, dân tộc, truyền thống cũng có dấu vết các thủ pháp, mảng miếng của múa Hiện đại; thậm chí tác phẩm nào không sử dụng những yếu tố của nghệ thuật múa Hiện đại lại bị coi như là lạc hậu, không bắp kịp nhịp điệu phát triển. Không ít những người trong nghề, 7
  13. những nhà quản lý nghệ thuật chỉ dựa vào việc được xem nhiều, được duyệt nhiều tác phẩm múa hiện đại, nhưng đáng tiếc là không phải tác giả được duyệt nào cũng được tiếp cận và học về múa Hiện đại một cách trực tiếp và bài bản, “té nước theo mưa” cứ “lạ hóa” sẽ thành đương đại rồi tự cho mình là đã hiểu thấu nghệ thuật múa Hiện đại, cho mình cái quyền được phán xét rồi đi đến sự lạm dụng múa Hiện đại như một thực tế hiển nhiên; gọi nhiều thành quen, thuật ngữ “đương đại” được dùng để diễn tả nội dung của một thể loại khiến múa hiện đại từ một xu thế sáng tác trở thành thể loại đánh đồng với múa Hiện đại từ lúc nào cũng không hay biết. Nhìn vào bức tranh tổng thể của nghệ thuật múa Việt Nam ngày hôm nay, ta thấy rõ vị thế và vai trò của thể loại múa Hiện đại. Từ góc độ cung-cầu, múa Hiện đại đã phát triển và được công nhận từ chính chu cầu của xã hội, của công chúng Việt Nam rồi mới chảy ngược vào nghệ thuật múa chính thống. Một số cây đại thụ trong ngành nghệ thuật múa Việt Nam từng bày tỏ sự khắt khe với múa Hiện đại vào thập niên cuối của thế kỷ 20 khi thể loại này lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, nay đã dần bị nó thuyết phục bởi chính từ nhu cầu của khán giả thưởng thức nghệ thuật đương đại nói chung và nghệ thuật múa hiện đại nói riêng, trong đó tất yếu phải có sự góp mặt của múa Hiện đại. Trong kỷ yếu hội thảo Những bất cập trong công tác đào tạo múa hiện đại tại các trường Văn hóa Nghệ thuật, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam – NSND Ứng Duy Thịnh đã nhận định: “Tác phẩm múa Việt Nam trên con đường phát triển cần được bổ sung những công cụ mới và phương tiện biểu đạt mới. Một trong những công cụ được bổ sung vào nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ múa dân tộc là múa hiện đại. Những gì khán giả được chứng kiến trong những năm qua cho thấy, ngôn ngữ múa hiện đại phù hợp và đáp ứng được đòi hỏi đó”. Với khán giả, vấn đề tồn tại khi đối diện với múa Hiện đại nằm ở chỗ không phải ai cũng có thể cảm nhận và thấu hiểu được tác phẩm múa Hiện đại vốn mang đậm tính huyền thoại của thế giới vũ trụ lung linh huyền ảo, nên những người thưởng thức ngoài việc cần có một sự cảm nhận tinh tế, khán giả cũng cần tự trang bị cho mình một phông văn hóa đủ rộng, có tư duy thầm mỹ tổng hợp, sự sâu sắc trong nhận thức đến ngưỡng trìu tượng, cao nhất là hướng tư tưởng con người vươn tới tầm triết học nhận thức lại những vấn đề về con người, xã hội và vũ trụ. Hiện nay, không ít khán giả, thậm chí cả biên đạo múa vẫn có sự nhầm lẫn giữa trào lưu nhảy múa hiện đại (đơn cử như Hiphop, Dancesport, Jazz) hoặc gọi chung các xu thế múa hiện đại thành một thể loại múa hiện đại, rồi gọi đó là múa Hiện đại, quy chụp cho nó là thể loại mang tính ngẫu hứng, tự do, có thể kết hợp với bất kỳ ngôn ngữ nào, với lý lẽ rằng nó có màu sắc và mang âm hưởng náo nhiệt, gần gũi với cuộc sống đương đại thành những đặc trưng của múa Hiện đại, làm cho ở một số nơi giá trị của múa Hiện đại chưa được nhận thức, tuyên truyền và phát huy đúng mức với tầm của nó trong mạch chảy của nghệ thuật đương đại nói chung, nghệ thuật múa hiện đại nói riêng ở Việt Nam, cũng như khi nhận diện về múa Hiện đại trong khu vực và trên thế giới. 8
  14. 4. Tính năng của các phần trong cơ bản múa hiện đại: 4.1. Thư giãn – Tập trung – Tưởng tượng (Relaxing – Concentrating – Visualizing): Thư giãn là một phần quan trọng trong loại hình múa hiện đại vì những lý do khác nhau: – Về mặt kỹ thuật nó cho phép các vũ công tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng của mình, nó cũng quan trọng để làm mềm những cơ bắp, tạo ra cảm giác trơn tru trong phong cách đặc biệt của múa hiện đại. – Về tâm lý nó giúp cho người học có một tinh thần thoải mái trong việc tiếp thu, thực hành bài học(động tác) có hiệu quả cao. – Tưởng tượng là một đặc tính đặc biệt của đào tạo Múa hiện đại. Nó tập trung sự cảm nhận của cơ thể và chuyển tải hình ảnh tưởng tượng sang chuyển động của cơ thể. Mục tiêu tổng quát: – Kích hoạt cơ thể và chuyển động hình ảnh tinh thần (hình ảnh trong tưởng tượng). – Kích thích cơ thể tập trung vào sự chuyển động của các khớp xương một cách riêng biệt. Kéo dãn nhẹ nhàng để kích thích các cơ bắp. Đặc điểm: Không gian: mức thấp (trên sàn nhà, nằm …) và mức độ trung bình (ngồi, quỳ …), ở tại chỗ. Thời gian: di chuyển vị trí rất chậm hoặc tĩnh. Chuyển động: mềm, lỏng, trọng lượng, trọng lực. 4.2. Khởi động (Warm-up) Khởi động là một phần cần thiết không thể thiếu của buổi học, nó làm nóng các cơ bắp và giúp cho vũ công cảm thấy cơ thể thoải mái và linh hoạt hơn. Mục tiêu tổng quát: – Kích hoạt tim và nhịp tim mạch. – Kích hoạt kết nối các chi của cơ thể với trung tâm của nó. Làm việc trên hình ảnh tinh thần của toàn bộ cơ thể như là một sự thống nhất. Đặc điểm: Không gian: di chuyển ngắn trong không gian và thay đổi các hướng. Thời gian: chậm và nhịp nhàng. Chuyển động: mềm dẻo,kéo căng, thả lỏng. 9
  15. 4.3. Tăng cường (Strengthening) Đây là một phần đặc biệt đối với các vũ công chuyên nghiệp. Nó được làm ra bởi các bài tập giúp tăng cường thể chất của họ như sức khỏe và sự linh hoạt. Có bốn đến bảy bài tập, tập trung vào công việc của chân, theo một cấu trúc ballet rất đơn giản. Không gian: cao, thấp, tại chỗ, di chuyển trong phạm vi ngắn. Thời gian: từ chậm đến tốc độ trung bình đến nhanh, các nhịp điệu được thay đổi dần. Năng động: đa dạng, theo mỗi một chuỗi tổ hợp. 4.4. Nghỉ giải lao (Break) Đây là nhu cầu của các vũ công (để uống nước, thả lỏng cho cơ thể được nghỉ ngơi trong thời gian ngắn) Thời gian: 2 – 5 phút. 4.5. Phân nhịp (Phrasing) Mục đích tổng quát của phần này là để làm việc về kỹ năng của các vũ công ( ghi nhớ, cảm nhận, thể hiện). Đặc điểm: Không gian: di chuyển toàn bộ không gian, các phương hướng và tầng cao thấp. Thời gian: tốc độ trung bình, nhanh, hoặc không có nhịp điệu. Năng động: các loại. 4.6. Nhảy (Jumping) Đối với các vũ công chuyên nghiệp ta phải có một thời gian cho phần nhảy riêng biệt. Để thực hiện theo phương pháp học mới, sẽ tốt hơn khi tạo ra các chùm tổ hợp nhảy chéo trong không gian. Điều này sẽ tạo ra một luồng mạch cao trào cho các vũ công và mang lại cho họ cảm giác hăng hái. Không gian: di chuyển trong không gian, chủ yếu là mức độ cao. Thời gian: nhanh, đều. Năng động: các loại. 4.7. Kéo dài – thư giãn – làm dịu xuống (Stretching – Relaxing – Cooling down) Bây giờ họ đang ướt đẫm mồ hôi và thở dốc nhưng trước khi kết thúc buổi học, chúng ta sử dụng phương pháp kéo dãn – thả lỏng và kết hợp với hít – thở để hướng dẫn họ làm dịu xuống khoảng 5-10 phút. Tùy thuộc vào thời gian nghỉ ngơi, chúng ta quyết định để kéo dài hoặc để đi trực tiếp đến một vị trí cho thư giãn. Trên đây là hệ thống các phần cho một buổi học cơ bản của múa hiện đại. Mỗi phần đều mang trong nó một sự quan trong riêng và hỗ trợ cho nhau. Phần trước làm nền tảng cho phần sau. Tùy từng điều kiện hoàn cảnh hoặc đối tượng hoc và thời gian 10
  16. cho phép, giáo viên có thể kéo dài hoặc thu ngắn thời gian của các phần. Nhưng vẫn phải có đầy đủ các phần trong hệ thống. Có như vậy mới đảm bảo được kết quả học tập tốt. Ngoài ra với tư cách là giảng viên đang giảng dậy môn múa hiện đại tại Trường Cao đẳng Múa Việt Nam. Tôi xin được gợi ý một điều: đây là một hệ thống múa có tính đặc thù cao, các bài học múa hiện đại không có sẵn mà do chính người giáo viên phải tự nghiên cứu và sáng tạo ra các tổ hợp, bài tập cho học sinh thực hành. II. Phần thực hành PHIẾU THỰC HÀNH 1. Khởi động PHIẾU THỰC HÀNH Công việc: Khởi động Bước công Trang thiết Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú việc bị Bước 1 Khởi động chậm Làm mềm dẻo cơ Không thể, các khớp Bước 2 Khởi động nhanh Thích ứng được các Không động tác kỹ thuật khó Bước 3 Kết thúc phần Cơ thể sẵn sàng thực Không khởi động hiện các động tác kỹ thuật 2. Phân nhịp PHIẾU THỰC HÀNH Công việc: Phân nhịp Bước công Trang thiết Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú việc bị Bước 1 Nghe nhạc Cảm nhận được nhịp điệu Bước 2 Thực hiện theo Thực hiện theo nhịp nhịp điệu điệu, đúng nhạc Bước 3 Cảm nhận hơi thở Biểu lộ được cảm múa với âm nhạc xúc trong trong động tác 3. Nhảy 11
  17. PHIẾU THỰC HÀNH Công việc: Nhảy Bước công Trang thiết Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú việc bị Bước 1 Khởi động cơ thể Cơ thể sẵn sàng thực hiện các động tác kỹ thuật Bước 2 Nhảy nhỏ Đúng động tác Bước 3 Nhảy lớn Đúng động tác: độ cao, độ dài bước nhảy, tốc độ nhảy 12
  18. BÀI 2. THỰC HÀNH SÂN KHẤU Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được các đặc điểm, nguyên tắc trong múa hiện đại - Thực hiện được các kỹ năng trong tác phẩm múa hiện đại. NỘI DUNG CHÍNH: I. PHẦN LÝ THUYẾT 1. Ngẫu hứng Ngẫu hứng không chỉ là muốn làm gì thì làm, tại vì nhiều khi không biết mình muốn gì và mình có thể muốn gì. Bằng chứng là để một người mới bắt đầu đứng không ra giữa sàn đấy họ biết làm gì đâu… Lúc đầu không biết gì thì nhảy cái gì? Việc cần làm là phải dần dần đánh thức được cái tiềm năng vốn có sẵn của mình. Để làm như vậy không dễ, vì mình đã quá quen với kiểu khác rồi. Nhiều người cứ nghĩ ngẫu hứng thì biết thế nào là đúng với sai mà sửa. Công nhận là một trong những thử thách lớn của bộ môn này là đối với những người quen với việc đúng sai rõ ràng (đặc biệt là dân học ballet.. phục lăn lóc bạn Tú dạy ở Hà Nội xong còn là dân múa ballet nữa.) Thực ra vẫn có, chẳng qua nó không còn rõ rành rành như trước vậy thôi. Bạn nhảy với mình giơ tay sang phải thì mình nên giơ sang trái hay sao? Nó ngoẹo cổ như vậy thì mình ngoẹo theo hay đứng thẳng? Ai làm nghệ thuật thì hiểu được một điều khó gọi tên đó mỗi người có một cái chất và vị khác nhau. Lúc mới bắt đầu thì bắt chước tạm chất của người khác, về sau sẽ dần có cái vị của riêng mình. Các đặc điểm của ngẫu hứng: 1.1. Cơ thể Thân-tâm quan hệ mật thiết, không phải chỉ dùng người mà không dùng não hay là ngược lại vì cả hai phụ thuộc với nhau. Mình là một người làm việc cần động não nhiều nên khi tìm đến bộ môn này. Hồi trước cũng tập chạy, đá banh, đi tập gym.. nhưng rồi đến một lúc nào đấy thấy mình thích làm công tác sáng tạo & kết nối hơn, và muốn sử dụng nhiều yếu tố nghệ thuật hơn. (“nghệ thuật” ở đây đơn giản là những thứ khó định nghĩa là quy kết hơn là tư duy logic) Quan trọng nhất là thay đổi nhận thức, nhận ra là cơ thể không chỉ là một công cụ cho cái đầu điều khiển (“rèn luyện thân thể” theo lời Bác Hồ dạy) mà còn là một 13
  19. mảnh đất phì nhiêu để mình tiếp tục tìm tòi và khám phá, một cánh cửa mở ra một chân trời mới. Cái dòng suy nghĩ trong đầu chỉ là một phần của con người (mà hay lầm tưởng suy nghĩ là sếp có quyền quyết định tất cả, trong khi thực sự quyết định đến từ sự tương giao giữa các phần khác nhau cùng cấu thành bản thân mình. Có não nên dùng não, có thân nên dùng thân, có tâm nên dùng tâm, nói chung là có gì dùng nấy. Vấn đề và phải biết mình có những gì mà nhiều khi không tò mò thì không biết Người khác nhìn vào thấy nửa nạc nửa mỡ, chả ra thể thống gì cả còn bên trong mình thì thấy các hướng đi này đều rất thú vị, kết hợp được những mặt khác nhau của chính mình và tạo ra những cái mớ hay ho. 1.2. Kết nối Kết nối với mặt sàn: Mình luôn kết nối với mặt sàn (hay trọng lực) dù mình có để ý đến không. Cái hay ở đây không phải là tìm cách vượt lên khỏi trọng lực (kiểu cái bài hát Defying Gravity của Glee). Cái hay là với trọng lực là một thứ bất biến trên mặt sàn như vậy, mình còn có thể làm được những gì hay ho nữa?Như thế nào để mình có thể vừa tôn trọng những thứ sẵn có và vừa tìm những thứ hay ho hơn trong đó? Kết nối với chính mình: nhiều khi mình còn chả biết chuyện gì đang xảy ra ở bên trong, xảy ra rồi về nhà mới ớ người ra. Có nhiều người giỏi lắng nghe người khác quá mà không giỏi lắng nghe chính mình, nhảy với họ rất nhuần nhuyễn làm gì họ cùng nhịp nhàng dính theo mà nhiều khi mình tự hỏi “ê mình không cảm thấy con người bạn cho lắm..” Mọi người đều biết câu châm ngôn “biết chính mình” muôn thuở nay rồi, có người ngồi thiền trên núi hàng chục năm cho câu hỏi này. Giờ thông qua bộ môn Contact Improv mình thấm hơn chuyện mình luôn là một dòng chảy vẫn đang tiếp tục diễn ra, sẽ định hình qua những kết nối với người khác và vật thể khác (kiểu ”now that we know who you are, I know who I am” trong phim Unbreakable đó.) Dạo này trong ngôn từ của cộng đồng phát triển bản thân, đặc biệt là phụ nữ, rất chú trọng vào từ “trái tim”. Mình thấy rất thú vị là nhiều người sống trên đầu, có người sống trong trái tim mà không thấy bảo sống ở lòng bàn chân cả? Nếu để ý lắng nghe bàn chân thì sẽ nghe chân nói “Tôi biết rất rõ mặt đất, nói là muốn hiểu đất mà chả ai thèm đến hỏi tôi..” Bàn chân cũng có trí khôn chứ đâu phải đùa? Tội nghiệp, bị chà đạp suốt ngày mà không được công nhận rồi chăm sóc…. Ý quan trọng ở đây là cái cách mình diễn đạt và phân tách đầu-trái tim hay thân-tâm đó nhiều khi chính là một phần của vấn đề. Cái kết nối giữa những phần khác nhau mới là nơi những hướng đi mới xuất hiện. Kết nối với người khác: Khi tham gia vào một điệu nhảy với người khác, mục đích của mình không phải làm bó buộc người ta theo cái mình muốn. Thay vào đó, mình để người ta tự do. Họ muốn chơi kiểu gì (hay không muốn chơi) mình cũng nhận hết. Ở đây có hai điều quan trọng. 14
  20. Mà chấp nhận không có nghĩa là đồng ý. Mình chấp nhận là bạn ấy có ý muốn quẹo phải, mà chân phải mình đau nên mình không đồng ý theo được. (tất nhiên lúc đấy luồng suy nghĩ không được nhanh như vậy mà dùng đến trí khôn của cơ thể, mà phải tập lắng nghe cơ thể thì mới dùng được cái trí khôn đó) Ví dụ này ap dụng trong đời sống, bạn mình nói cái gì làm mình bực, mình chấp nhận là trong hoàn cảnh này cách bạn ý như vậy nhưng mà mình không đồng ý. Có sự cảm thông không có nghĩa là nhu mì dung chứa. 1.3. Tự do ngẫu hứng không phải là không có quy tắc Chẳng qua quy tắc nó ẩn phía sau từ những điều mình làm mà chưa gọi tên được. Nhiều khi phải làm nhiều rồi mới hiểu cái quy tắc thật sự mà mình đang theo chứ không phải cái mình nói miệng là mình theo. Môn ngẫu hứng này mọi người thường là dạng “go with the flow”, được nửa chừng thấy nhàm nhàm thì đổi hướng. Hình dung như kiểu mọi người đang tìm đường cùng nhau, vừa tìm được lối đi mà vừa vui. Tuy nhiên cũng không hẳn như vậy, có những cái gọi là structured improvisation (ngẫu hứng có tổ chức), ví dụ cả hai người đều thích việc lập kế hoạch thì có thể lên kế hoạch với nhau rồi thử từng bước một, thành nửa biên đạo nửa ngẫu hứng. Cuối cùng, các yếu tố này lại tiếp tục đan xen với nhau để điệu múa càng sâu hơn, chất hơn, có hồn hơn. Nó luôn có giới hạn, và giới hạn luôn thay đổi để điệu múa trở nên bất tận. 1.4. Sự linh động Không chỉ như là dòng nước hay tấm lụa mềm mại như nhiều người thường nghĩ. Linh động là lúc nhu lúc cương, tùy lúc, tùy hoàn cảnh và tuỳ hứng nữa. 2. Các kỹ năng trong múa - Kỹ năng mô phổng + Kỹ năng mô phổng còn gọi là kỹ năng bắt chước, tiếp thu múa chủ yếu bằng cách bắt chước, nghĩa là nhìn người khác múa rồi làm theo + Kỹ năng này phụ thuộc một phần vào yếu tố bẩm sinh + Kỷ năng này quan trọng nhất trong quá trình học múa - Kỹ năng khống chế + Là điều khiển cơ bắp, hình thể cho hòa nhập với âm nhạc +Động tác, tư thế múa có hồn hay không chính là nhờ kỹ năng khống chế + Muốn có được kỹ năng khống chế phải rèn luyện cách điều khiển cơ bắp theo ý muốn và mục đích thể hiện + Kỹ năng mềm dẻo + Kỹ năng này được quan niệm như thuộc tính của múa, kỹ năng mềm dẻo cũng có 1 phần yếu tố bẩm sinh 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2