Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
lượt xem 4
download
(NB) Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp được đưa vào chương trình giảng dạy nhằm mục đích giúp cho học sinh làm quen với kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn tổng hợp nhiều hình thức, thể loại biểu diễn, học sinh vận dụng những kỹ thuật, kỹ năng, năng lực múa cơ bản đã học được ở các môn múa dân gian dân tộc, múa cổ điển Châu Âu và các môn múa hiện đại vào việc thể hiện tác phẩm múa với cảm nhận cảm xúc âm nhạc để biểu đạt nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
- UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: THỰC HÀNH BIỂU DIỄN TỔNG HỢP NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC Lào Cai, năm 2019 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Thực hành biểu diễn tổng hợp là một trong những môn học nằm trong chương trình giảng dạy của ngành đào tạo Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc, là một bộ môn cung cấp những kiến thức và kỹ năng biểu diễn múa đông người, múa ít người và tổng hợp các hình thức, thể loại biểu diễn về ngôn ngữ, phong cách múa của một số dân tộc Việt Nam: Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông kết hợp với ngôn ngữ chất liệu múa khác thông qua các tác phẩm biên đạo, sáng tác mới của biên đạo múa. Thực hành biểu diễn tổng hợp được đưa vào chương trình giảng dạy nhằm mục đích giúp cho học sinh làm quen với kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn tổng hợp nhiều hình thức, thể loại biểu diễn, học sinh vận dụng những kỹ thuật, kỹ năng, năng lực múa cơ bản đã học được ở các môn múa dân gian dân tộc, múa cổ điển Châu Âu và các môn múa hiện đại vào việc thể hiện tác phẩm múa với cảm nhận cảm xúc âm nhạc để biểu đạt nội dung, ý nghĩa của tác phẩm múa mà biên đạo muốn truyền tải đến khán giả. Thể hiện một số tác phẩm múa tập thể, múa ít người được đưa vào hàng tác phẩm tiêu biểu của múa Việt Nam và một số tác phẩm múa sáng tác của các biên đạo trong thời kỳ mới. Thực hành biểu diễn tác tổng hợp là môn học cần học sinh phát huy vai tập thể, cá nhân và mối liên kết giữa các thành viên trong lớp học, trong quá trình học tập cần đạt được những kỹ năng múa đồng đều, múa nội tâm, kỹ thuật kỹ xảo cá nhân về tổ hợp động tác, đội hình tập thể cần mỗi học sinh có ý thức cảm nhận tốt vị trí đứng của mình với vị trị của những học sinh khác xung quanh mình, luôn giữ khoảng cách đều đặn, duy trì tuyến múa hợp lý. Đặc biệt rèn cho học sinh có cảm nhận âm nhạc đều nhau, cảm nhận lắng đọng chi tiết nội tâm, kết hợp hài hòa giữa múa tập thể và múa ít người để tạo ra những chuyển động cơ thể, những động tác ăn khớp với nhạc và thực hiện đều nhau trên các tuyến múa và đội hình múa. Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Hà Văn Trung 3
- MỤC LỤC BÀI 1. Tác phẩm múa “Mẹ Việt Nam”______________________________________6 I. Lý thuyết _________________________________________________________6 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm _________________________________________6 1.1 Tác giả biên đạo múa NSND Văn Quang ___________________________6 1.2. Tác giả âm nhạc múa NSND Quang Vinh___________________________7 1.3. Nội dung tác phẩm ____________________________________________8 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm __________________________________8 1.3.2. Nội dung tác phẩm _________________________________________8 1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa _____________________________8 2. Các bước thực hiện _______________________________________________8 II. Thực hành ________________________________________________________9 BÀI 2. Tác phẩm múa “Những cô gái Việt Nam” ____________________________10 I. Lý thuyết ________________________________________________________10 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm ________________________________________10 1.1 Tác giả biên đạo múa NSND Chu Thúy Quỳnh ______________________10 1.2. Tác giả âm nhạc múa NSND Quang Vinh__________________________11 1.3. Nội dung tác phẩm ___________________________________________12 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm _________________________________12 1.3.2. Nội dung tác phẩm ________________________________________12 1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa ____________________________12 2. Các bước thực hiện ______________________________________________12 II. Thực hành _______________________________________________________13 BÀI 3. Tác phẩm múa “Mùa ban nở” _____________________________________14 I. Lý thuyết ________________________________________________________14 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm ________________________________________14 1.1 Tác giả biên đạo múa Nghệ sĩ nhân dân Minh Tiến __________________14 1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ Lê Lan _____________________________16 1.3. Nội dung tác phẩm ___________________________________________17 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm _________________________________17 1.3.2. Nội dung tác phẩm ________________________________________17 1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa ____________________________17 2. Các bước thực hiện ______________________________________________17 II. Thực hành _______________________________________________________18 BÀI 4. Tác phẩm múa “Nước Thiêng” _____________________________________19 I. Lý thuyết ________________________________________________________19 4
- 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm ________________________________________19 1.1 Tác giả biên đạo múa Mạnh Long ________________________________19 1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn ______________________20 1.3. Nội dung tác phẩm ___________________________________________21 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm _________________________________21 1.3.2. Nội dung tác phẩm ________________________________________21 1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa ____________________________21 2. Các bước thực hiện ______________________________________________21 II. Thực hành _______________________________________________________22 BÀI 5. Tác phẩm múa “Hồn tre Việt” _____________________________________23 I. Lý thuyết ________________________________________________________23 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm ________________________________________23 1.1 Tác giả biên đạo múa Hà Trung _________________________________23 1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ NSUT Hồ Hoài Anh___________________24 1.3. Nội dung tác phẩm ___________________________________________25 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm _________________________________25 1.3.2. Nội dung tác phẩm ________________________________________25 1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa ____________________________25 2. Các bước thực hiện ______________________________________________26 II. Thực hành _______________________________________________________26 BÀI 6. Tác phẩm múa “Những cô gái Lô Lô” _______________________________28 I. Lý thuyết ________________________________________________________28 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm ________________________________________28 1.1 Tác giả biên đạo múa Trương Thị Hảo ____________________________28 1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ Anh Tú _____________________________28 1.3. Nội dung tác phẩm ___________________________________________29 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm _________________________________29 1.3.2. Nội dung tác phẩm ________________________________________29 1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa ____________________________29 2. Các bước thực hiện ______________________________________________30 II. Thực hành _______________________________________________________30 5
- BÀI 1. Tác phẩm múa “Mẹ Việt Nam” Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được nội dung, ý nghĩa tác phẩm múa “Mẹ Việt Nam”. - Thực hiện biểu diễn được tác phẩm múa “Mẹ Việt Nam”. Nội dung chính: I. Lý thuyết 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1.1 Tác giả biên đạo múa NSND Văn Quang Tác phẩm múa “Mẹ Việt Nam” là một sáng tác biên đạo của Nghệ sĩ nhân dân Văn Quang, nguyên hiệu trưởng Học viện múa Việt Nam. Từ một diễn viên giỏi trở thành người nghệ sĩ thành đạt, một thầy giáo và là nhà biên đạo, đạo diễn nghệ thuật tổng hợp. Lĩnh vực sáng tạo, NSND Văn Quang đã tạo dựng nhiều tác phẩm múa có giá trị thẩm mĩ, nghệ thuật, có nhiều tìm tòi sáng tạo mới, được đồng nghiệp và công chúng, hoan nghênh, ghi nhận. Trong hàng loạt tác phẩn của Văn Quang, có những tác phẩm nổi bật như tác phẩm múa: “Nguyệt cô hóa cáo“; “Nổi trống đồng lên“; “Ngẫu hứng triền non“; “Kiếp cầm ca“; “Then cọi gọi trăng“; “Nguồn cội“; “Những chàng trai cô gái Khơ mú” Đã từng là tổng đạo diễn chương trình sử thi huyền thoại “Đẻ đất đẻ nước“; “Âm vang cội nguồn” chương trình nghệ thuật Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á, chương trình sử thi khánh thành tượng đài Bác Hồ và nhiều chương trình văn hoá, nghệ thuật khác. Song ấn tượng hơn cả, tác phẩm gắn với tên tuổi NSND Văn Quang là tác phẩm múa đơn “Nguyệt cô hóa cáo” từ sự tích trong Tuồng cổ Việt Nam, Văn Quang đã sáng tạo rất thành công tác phẩm này. Vốn là giảng viên múa truyền thống (múa Tuồng) nên nắm và hiểu thấu giá trị, đặc trưng múa Tuồng, đã là cơ sở quan trọng sáng tác múa “Nguyệt cô hóa cáo“. 6
- Với sự tưởng tượng phong phú, sáng tạo mới, độc đáo, thủ pháp kỹ thuật hiện đại, ngôn ngữ múa dân tộc được hiện đại hóa, đi lên từ cội nguồn dân tộc, phù hợp với thẩm mĩ thời đại. Tác phẩm rất biến hóa hình tượng, tạo hình, tính triết lý cao, kết cấu ngôn ngữ mạch lạc, giàu chất biểu hiện, phong phú, đa dạng tính kỹ thuật, là một tác phẩm múa đặc sắc. Tác phẩm đã phát huy tối đa sức biểu hiện và kỹ thuật của diễn viên múa đơn. Tác phẩm được diễn viên và khán giả rất yêu thích để tại ấn tượng tốt đẹp trong đồng nghiệp và công chúng yêu thương nghệ thuật múa. Với những kết quả thành tích sáng tạo nghệ thuật, NSND Văn Quang đã nhận được nhiều huy chương vàng, huy chương bạc, bằng khen qua nhiều đợt hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc. Song vinh dự lớn lao hơn cả là Văn Quang đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2012. 1.2. Tác giả âm nhạc múa NSND Quang Vinh Âm nhạc tác phẩm múa “Mẹ Việt Nam” là sáng tác của NSND Quang Vinh. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội năm 1992, ông chuyển công tác về Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam. Nhiều tiết mục nhạc múa, âm nhạc cho phim và ca khúc của ông được đánh giá cao xuất hiện trong giai đoạn này. Về nhạc múa có Những cô gái Việt Nam , Hoa đất nước, Hương quê, sức sống… Về ca khúc có Tuổi mây, Thu cuối, Người Dao gọi mùa, Sông quê…cùng phần âm nhạc cho các phim Gặp gỡ sân ga, Lời nói dối chân thành, Hoàng hôn dang dở v.v… Đặc biệt nhiều chương trình lớn như Khai mạc Tiger Cup 98, Khai mạc Giọng hát vàng ASEAN 98, chương trình khai mạc và kết thúc Seagame 2003, ông đã được mời tham gia cùng một số nhạc sĩ nổi tiếng khác. Đáng chú ý, bài hát Vì một thế giới ngày mai của ông đã được chọn là bài hát chính thức của Seagames 22 được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam năm 2003. Ông đã được nhận nhiều huy chương, bằng khen, kỷ niệm chương của nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể về những hoạt động nghệ thuật của mình. Ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007. Được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2015. 7
- 1.3. Nội dung tác phẩm 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm Tác phẩm múa sức sống là tác phẩm múa ở hình thức Solo nữ và tập thể nam nữ được tác giả biên đạo múa sử dụng chất liệu múa Cổ điển Châu Âu, múa Hiện đại trên hình tượng người mẹ Việt Nam. 1.3.2. Nội dung tác phẩm Thể hiện sự hi vinh cao cả của người mẹ Việt Nam trong thời kỳ chiến trang cứu nước nhằm giải phóng dân tộc khỏi áp bức chiến tranh miền nam Việt Nam, Mẹ hi sinh lần lượt nhìn các con ra đi nơi chiến trường lòng đau thắt khi các con của mẹ mãi nằm lại chiến trường hóa thành sông núi. Sự hi sinh của mẹ như tác vào hình hài đất nước trường tồn cùng thời gian. 1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa Tác phẩm múa sức sống gồm có 3 đoạn tương ứng với 3 đoạn âm nhạc: Chậm – nhanh – chậm. Sử dụng linh hoạt các tuyến, đội hình múa chủ yếu là tuyến chéo, tròn, ngang với đặc trưng đội hình đối xứng nam nữ theo cụm góc chéo trên dưới. Nhân vật trung tâm là người mẹ luôn chiếm vị trí chính giữa sân khấu. 2. Các bước thực hiện - Bước 1. Chuẩn bị + Trang phục + Giầy + Tự khởi động - Bước 2. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa - Bước 3. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa trên tuyến và đội hình với âm nhạc 8
- - Bước 4. Luyện thuần thục các động tác, tổ hợp múa trên tuyến và đội hình với âm nhạc có sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt II. Thực hành PHIẾU THỰC HÀNH PHIẾU THỰC HÀNH Công việc: Thực hành múa tác phẩm “Mẹ Việt Nam” Bước công Trang thiết Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú việc bị Bước 1 Chuẩn bị - Đúng, đủ trang Không phục Bước 2 Thực hành động Đúng chuẩn Không tác đơn lẻ Bước 3 Thực hiện động - Thực hiện đúng Không tác trên tuyến, động tác với âm nhạc đội hình với âm - Thực hiện được nhạc liên tục nhiều lần Bước 4 Thực hiện động - Thực hiện đúng Không tác trên tuyến, động tác với âm nhạc đội hình với âm - Thực hiện được nhạc có sắc thái liên tục nhiều lần biểu cảm trên - Biểu cảm sắc thái khuôn mặt 9
- BÀI 2. Tác phẩm múa “Những cô gái Việt Nam” Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được nội dung, ý nghĩa tác phẩm múa “Những cô gái Việt Nam”. - Thực hiện biểu diễn được tác phẩm “Những cô gái Việt Nam”. Nội dung chính: I. Lý thuyết 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1.1 Tác giả biên đạo múa NSND Chu Thúy Quỳnh Tác phẩm múa “Những cô gái Việt Nam là một sáng tác biên đạo của Nghệ sĩ nhân dân Chu Thúy Quỳnh, nguyên Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam. Chu Thuý Quỳnh (sinh 1941) là một diễn viên, biên đạo múa và đạo diễn chương trình, hiện đang là chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, nguyên Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Bà được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1988), Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001) và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2017). Chu Thuý Quỳnh là người Hà Nội gốc, là hậu duệ của danh nhân Chu Văn An. Năm 14 tuổi, bà thi vào Đoàn ca múa nhân dân Trung ương, trúng tuyển cùng đợt với Xuân Quỳnh. Bà cùng với Xuân Quỳnh đi biểu diễn đầu tiên tại Hải Phòng, sau đó đi công tác dài ngày lên Tây Bắc, về nông thôn biểu diễn trong Cải cách ruộng đất. Năm 1958, bà bắt đầu chính thức đi học múa. Năm 1960, bà đóng vai chính trong vở kịch múa Tấm Cám (một trong ba vở kịch múa đầu tiên của Việt Nam). Thập niên 1960, bà công tác tại Đoàn ca múa nhân dân Trung ương, là solist múa được nhiều người ái mộ với những tác phẩm múa như Cánh chim và mặt trời (Thái Ly), Tiếng gọi quê hương, Gặp gỡ bên mâm pháo,... Thời gian này bà cùng đoàn đi biểu diễn ở các chiến trường, biểu diễn ở các sân khấu ngoài nước. 10
- Năm 1983, bà đi học múa cổ điển Ấn Độ khi đã hơn 40 tuổi. Sau khi đi tu nghiệp ở Ấn Độ, bà trở về Việt Nam, giữ cương vị Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương. Năm 1994, bà giữ cương vị Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam khoá II, sau này tiếp tục giữ Tổng thư ký Hội khoá III (2000) và chủ tịch Hội khoá IV (2005). Bà là Đại biểu Quốc hội khoá IV, VIII, IX và X, hiện là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội, đồng thời là một trong những người sáng lập và là ủy viên Hôi Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam. Ngoài công tác quản lý, Chu Thuý Quỳnh còn hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Với vai trò biên đạo múa, bà đã cho ra đời nhiều tác phẩm đạt giải thưởng cao của Hội Nghệ sĩ múa, như Hoa Tràng An, Vũ khúc đàn T'rưng, Hương xuân, Hương quê, Cánh chim không mỏi, Trống hội, Những cô gái Việt Nam... Bà còn là nhà nghiên cứu phê bình múa, tác giả của nhiều giáo trình múa và các công trình nghiên cứu. Bà là tổng đạo diễn, chỉ huy nhiều chương trình lớn như Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam 6 -7 - 8, Hội nghị cấp cao các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao các nước ASEAN, Cúp Bóng đá ASEAN Tiger 1998, Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội (cùng với Phạm Thị Thành), Chương trình khai mạc và bế mạc Sea Games 22... Năm 1988, bà nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Năm 1998, bà được tặng Huân chương Lao động hạng nhất. Năm 2001, bà nhận Giải thưởng Nhà nước đợt II về văn học nghệ thuật. Năm 2017, bà được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về văn học nghệ thuật. 1.2. Tác giả âm nhạc múa NSND Quang Vinh Âm nhạc tác phẩm múa “Mẹ Việt Nam” là sáng tác của NSND Quang Vinh. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội năm 1992, ông chuyển công tác về Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam. Nhiều tiết mục nhạc múa, âm nhạc cho phim và ca khúc của ông được đánh giá cao xuất hiện trong giai đoạn này. Về nhạc múa có Những cô gái Việt Nam , Hoa đất nước, Hương quê, sức sống… Về ca khúc có Tuổi mây, Thu cuối, Người Dao gọi mùa, Sông quê…cùng phần âm nhạc cho 11
- các phim Gặp gỡ sân ga, Lời nói dối chân thành, Hoàng hôn dang dở v.v… Đặc biệt nhiều chương trình lớn như Khai mạc Tiger Cup 98, Khai mạc Giọng hát vàng ASEAN 98, chương trình khai mạc và kết thúc Seagame 2003, ông đã được mời tham gia cùng một số nhạc sĩ nổi tiếng khác. Đáng chú ý, bài hát Vì một thế giới ngày mai của ông đã được chọn là bài hát chính thức của Seagames 22 được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam năm 2003. Ông đã được nhận nhiều huy chương, bằng khen, kỷ niệm chương của nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể về những hoạt động nghệ thuật của mình. Ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007. Được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2015. 1.3. Nội dung tác phẩm 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm Tác phẩm múa “Những cô gái Việt Nam” là tác phẩm múa hình thức tập thể nữ được tác giả biên đạo múa sử dụng chất liệu múa dân gian dân tộc Kinh vùng đồng bằng Bắc bộ để sáng tác. 1.3.2. Nội dung tác phẩm Thể hiện sự duyên dáng thùy mị khóe léo của những cô gái vùng quê miền đồng bằng Bắc bộ, e ấp trong chiếc nón quai thao, đảm đang khéo léo, thêu thùa dệt vải. 1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa Tác phẩm múa sức sống gồm có 3 đoạn tương ứng với 3 đoạn âm nhạc: Nhanh – chậm – nhanh. Sử dụng linh hoạt các tuyến, đội hình múa chủ yếu là tuyến chéo, tròn, ngang với đặc trưng đội hình cụm nữ. 2. Các bước thực hiện - Bước 1. Chuẩn bị 12
- + Trang phục + Giầy + Tự khởi động - Bước 2. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa - Bước 3. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa trên tuyến và đội hình với âm nhạc - Bước 4. Luyện thuần thục các động tác, tổ hợp múa trên tuyến và đội hình với âm nhạc có sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt II. Thực hành PHIẾU THỰC HÀNH PHIẾU THỰC HÀNH Công việc: Thực hành múa tác phẩm “Cô gái Việt Nam” Bước công Trang thiết Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú việc bị Bước 1 Chuẩn bị - Đúng, đủ trang Không phục Bước 2 Thực hành động Đúng chuẩn Không tác đơn lẻ Bước 3 Thực hiện động - Thực hiện đúng Không tác trên tuyến, động tác với âm nhạc đội hình với âm - Thực hiện được nhạc liên tục nhiều lần Bước 4 Thực hiện động - Thực hiện đúng Không tác trên tuyến, động tác với âm nhạc đội hình với âm - Thực hiện được nhạc có sắc thái liên tục nhiều lần biểu cảm trên - Biểu cảm sắc thái khuôn mặt 13
- BÀI 3. Tác phẩm múa “Mùa ban nở” Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được nội dung, ý nghĩa tác phẩm múa “Mùa ban nở”. - Thực hiện biểu diễn được tác phẩm múa “Mùa ban nở”. Nội dung chính: I. Lý thuyết 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1.1 Tác giả biên đạo múa Nghệ sĩ nhân dân Minh Tiến Tác phẩm múa “Mùa ban nở” là một sáng tác biên đạo NSND Minh Tiến. Ðại tá, NSND, biên đạo múa Ðỗ Minh Tiến, nguyên Ðoàn trưởng Ðoàn ca múa quân đội, một trong những con chim đầu đàn của nghệ thuật múa Việt Nam nói chung và ngành múa quân đội nói riêng đã qua đời. Với 75 tuổi đời và hơn 50 năm tuổi nghề, ông đã cống hiến những sáng tạo rất đáng kể cho nền nghệ thuật múa của đất nước Với hàng trăm tác phẩm nghệ thuật múa lớn nhỏ, trong đó có những tác phẩm khắc họa sự nghiệp chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta trong suốt hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như: các thơ múa, kịch múa: Ngọn lửa Nghệ Tĩnh (đồng tác giả), Bão lửa Thăng Long, Mùa xuân bão táp, Cánh chim biên giới, Huyền thoại nữ biệt động Sài Gòn, Nước non một dải, Khải hoàn ca, Trở lại Ðiện Biên. v.v. Có người nói: NSND Minh Tiến chiếm kỷ lục về sáng tác những tác phẩm hoành tráng trong ngành múa, vì từ trước tới nay chưa ai trong số các biên đạo của ngành múa lại 14
- có được số lượng tác phẩm lớn như anh. Những tác phẩm đó đều mang lại thành công cả việc khắc họa nội dung tư tưởng tác phẩm cũng như hình thức thể hiện nghệ thuật. Mặt khác anh còn có những thành công trong lĩnh vực múa dân tộc, sưu tầm vốn cổ dân tộc và phát triển nâng cao những tinh hoa sáng tạo nghệ thuật của múa dân gian, đưa những yếu tố múa cổ xưa vào trong những tác phẩm mang hơi thở thời đại. Một trong số những tác phẩm đó là: Mùa hoa ban nở, phát triển từ chất liệu múa Nón Thái (Tây Bắc), múa xòe hoa... Múa Mùa hoa ban nở, còn tham gia thi múa dân tộc trong các cuộc thi quốc tế và được tặng nhiều huy chương vàng. Ðó là một tác phẩm đạt kỷ lục về biểu diễn và được hầu hết các nhà hát, các đoàn nghệ thuật trong nước dàn dựng, biểu diễn, kể cả một số đoàn nghệ thuật múa nước ngoài như Ðoàn nghệ thuật Phương Ðông, Trung Quốc. Trong từ điển Bách khoa nghệ thuật thế giới (của Liên Xô trước đây) đã có ghi tác phẩm và tác giả điệu múa này. Ngoài lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo trên sân khấu múa chuyên nghiệp, anh còn là tổng đạo diễn của nhiều chương trình biểu diễn mang tính sử thi trong những dịp kỷ niệm các sự kiện lịch sử của đất nước ở một số địa phương, gần đây nhất là kỷ niệm Ngày Bác Hồ trở về đất nước ở Cao Bằng, và Chào mừng Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ X. Một tác phẩm với hàng trăm người biểu diễn và thu hút sự tham gia của hàng chục nhạc sĩ, biên đạo có tên tuổi chung sức cùng anh sáng tạo nên, tác phẩm đã được giới thiệu trên Ðài Truyền hình Việt Nam. NSND Minh Tiến còn là một cây bút lý luận, phê bình nghệ thuật múa. Vì sao trong tác phẩm múa của NSND Ðỗ Minh Tiến lại có nhiều thành công và được sự công nhận của dư luận nhân dân, kể cả trong giới hoạt động chuyên nghiệp. Có lẽ ngoài tâm hồn nghệ sĩ và tài năng trong sáng tạo nghệ thuật của anh, ta hãy nghe thêm những điều anh tâm sự khi trả lời Tạp chí Nhịp Ðiệu (Tạp chí chuyên ngành múa HNSVN số 3-1995): "Trước hết tôi cho rằng, nghệ thuật không phải là sự tùy hứng của một khối óc thông minh nào, và nó cũng không sinh ra để thưởng thức giải trí một cách vô nghĩa. Hơn nữa, nếu không kịp thời, nghệ thuật sẽ tách mình ra khỏi cuộc sống, không đuổi kịp thời gian thì người nghệ sĩ sẽ để trôi đi những cảm xúc của những sự kiện lịch sử sẽ không bao giờ trở lại...". Ý nghĩ ấy đã trở thành phương châm và chi phối trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật của anh. Trước khi lâm bệnh hiểm nghèo, anh được Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội bầu vào cương vị Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội. Anh đề xuất nhiều vấn đề trong việc phát triển nghệ thuật múa của thủ đô và chương trình hoạt động đón chào sự kiện lịch sử 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Anh đã viết xong đề cương một kịch bản múa: Người mẹ Thăng Long. Kịch bản này được Ban Tuyên giáo Thành ủy và Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội chấp nhận. Anh mong muốn sẽ cùng các nghệ sĩ Nhà hát ca múa Thăng Long dựng trong dịp kỷ niệm Ngày giải phóng thủ đô 10-10- 2006. Những ngày lâm bệnh, NSND Ðỗ Minh Tiến được gia đình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tận tình điều trị, chăm sóc, bạn bè xa gần đến động viên, thăm hỏi, 15
- an ủi, cầu mong cho anh thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Nhưng 2 giờ 15 phút ngày 30-9-2006, NSND Ðỗ Minh Tiến đã qua đời, để lại niềm thương tiếc về một người nghệ sĩ sinh ra, lớn lên trong nghèo khổ, từ tuổi 13 đã tham gia cách mạng, rèn luyện, nuôi dưỡng ý chí trong cuộc sống chiến đấu và sáng tạo nghệ thuật, được đi du học ở nước ngoài và trở thành nhà biên đạo nổi tiếng, với danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý (đồng tác giả) và Giải thưởng Nhà nước trong các tác phẩm múa của đất nước. 1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ Lê Lan Âm nhạc tác phẩm múa “Mùa ban nở” là sáng tác của nhạc sĩ Lê Lan. Sinh ngày 28 tháng 1 năm 1934 ở Thanh Trì, Hà Nội. Là nhạc sĩ của Phòng Văn nghệ Quân đội thuộc Tổng cục Chính trị. Đã mất tại Hà Nội. Năm 2012 ông được truy tặng Giải Thưởng Nhà nước về văn học – nghệ thuật Nhạc sĩ Lê Lan tham gia công tác âm nhạc trong quân đội vào những năm cuối kháng chiến chống Pháp, là nhạc công đàn violoncelle Đoàn Văn công Trường Lục quân Việt Nam. Hòa bình lập lại, ông về Đoàn Ca Múa Tổng cục Chính trị, sau đó theo học và tốt nghiệp Sáng tác tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội ). Ông là tác giả của những ca khúc như: Chị Mai đi chợ, Sao cô em chưa về, Đường về Khe Sanh, Tiểu đội ta đoạt ba danh hiệu, Có chiến công em, Kèn tiến công vang dội bốn phương trời, Giữa mênh mông trời xanh và Chương IV Tổ khúc hợp 16
- xướng Tiến lên giành toàn thắng… Ngoài ra, ông còn viết nhạc múa, như các vũ kịch Thạch Sanh, Ngọn lửa Nghệ Tĩnh (viết cùng một số nhạc sĩ khác). Lê Lan còn có một số tiểu phẩm khí nhạc. Đã xuất bản Tuyển tập ca khúc Lê Lan và băng cassette riêng tác giả (Hội Nhạc sĩ Việt Nam và DIHAVINA). 1.3. Nội dung tác phẩm 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm Tác phẩm múa “Mùa ban nở” là tác phẩm hình thức múa tập thể nữ được tác giả biên đạo múa sử dụng chất liệu múa dân gian dân tộc Thái vùng Tây Bắc để sáng tác. Phần múa nón Thái trắng 1.3.2. Nội dung tác phẩm Thể hiện nét đẹp trong văn hóa của người Thái giữa núi rừng đại ngàn Tây Bắc. Những cô gái Thái xinh đẹp duyên dáng e ấp như những bông hoa ban nở khi mùa xuân về. Những động tác múa nón duyên dáng uyển chuyển và sinh động. 1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa Tác phẩm múa sức sống gồm có 4 đoạn tương ứng với 4 đoạn âm nhạc: Chậm - nhanh – chậm – nhanh. Sử dụng linh hoạt các tuyến, đội hình múa chủ yếu là tuyến chéo, tròn, ngang với đặc trưng đội hình cụm nữ linh hoạt. 2. Các bước thực hiện - Bước 1. Chuẩn bị + Trang phục 17
- + Giầy + Tự khởi động - Bước 2. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa - Bước 3. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa trên tuyến và đội hình với âm nhạc - Bước 4. Luyện thuần thục các động tác, tổ hợp múa trên tuyến và đội hình với âm nhạc có sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt II. Thực hành PHIẾU THỰC HÀNH PHIẾU THỰC HÀNH Công việc: Thực hành múa tác phẩm “Mùa ban nở”s Bước công Trang thiết Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú việc bị Bước 1 Chuẩn bị - Đúng, đủ trang Không phục Bước 2 Thực hành động Đúng chuẩn Không tác đơn lẻ Bước 3 Thực hiện động - Thực hiện đúng Không tác trên tuyến, động tác với âm nhạc đội hình với âm - Thực hiện được nhạc liên tục nhiều lần Bước 4 Thực hiện động - Thực hiện đúng Không tác trên tuyến, động tác với âm nhạc đội hình với âm - Thực hiện được nhạc có sắc thái liên tục nhiều lần biểu cảm trên - Biểu cảm sắc thái khuôn mặt 18
- BÀI 4. Tác phẩm múa “Nước Thiêng” Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được nội dung, ý nghĩa tác phẩm múa “Nước thiêng”. - Thực hiện biểu diễn được tác phẩm múa “Nước thiêng”. Nội dung chính: I. Lý thuyết 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1.1 Tác giả biên đạo múa Mạnh Long Tác phẩm múa “Nước thiêng” là một sáng tác biên đạo múa Mạnh Long. Biên đạo múa Mạnh Long tên thật là Nguyễn Văn Mạnh. Hiện nay là giảng viên của Khoa Văn hóa nghệ thuật Trường Cao đẳng Lào Cai. Tốt nghiệp Khoa múa trường Đại học sân khấu Điện Ảnh Hà Nội về nhận công tác Lào Cai trực tiếp giảng dạy môn múa Dân gian dân tộc Việt Nam. Ngoài công tác giảng dạy anh đã có nhiều sáng tác góp phần vào sự phát triển nghệ thuật múa của Lào Cai. Các tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng khác giả là các tác phẩm: “Sen Việt”, “Nước thiêng”… 19
- 1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn Âm nhạc tác phẩm múa “Nước thiêng” là sáng tác của nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn. Nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn (sinh năm 1973) đã từng học tập ở Trường Nghệ thuật Quân đội chuyên ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây và sáng tác âm nhạc, sau đó ở lại Trường làm giảng viên cho đến nay. Anh đã tham gia sáng tác, dàn dựng âm nhạc cho nhiều chương trình lớn thường niên như: Festival Chè (Thái Nguyên), Festival Hạ Long, Về miền Quan họ, và các chương trình nghệ thuật lớn như 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại hội thể dục thể thao Đông Nam Á… Các ca khúc: Sao anh và Sao em, Thằng Bờm, Thằng Cuội, Mẹ Âu Cơ, Thăng Long Việt Nam bay lên… Giải thưởng nhạc sĩ xuất sắc hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc năm 2013, Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân năm 2014; trên 20 huy chương vàng, bạc trong các kỳ hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình môn tâm lý học đại cương
119 p | 196 | 45
-
TÂM LÝ ĐẠI CƯƠNG CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ THUỘC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC – Phần 1
21 p | 225 | 40
-
SLIDE - TIN HỌC CƠ SỞ - CÁC KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH MÁY TÍNH
21 p | 151 | 14
-
Lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
11 p | 76 | 8
-
Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới: Phần 1
668 p | 29 | 7
-
Thực hiện văn hóa ứng xử nơi công sở của giảng viên trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng
5 p | 75 | 6
-
Giáo dục ý thức phản bác biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” cho sinh viên hiện nay
8 p | 17 | 6
-
Thực trạng và giải pháp cho hành vi gian lận trong giáo dục Việt Nam hiện nay qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực tiễn
9 p | 49 | 4
-
Cấu trúc ngữ nghĩa của cú trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
14 p | 13 | 4
-
Giáo trình Thực hành biểu diễn tác phẩm múa ít người (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
20 p | 63 | 3
-
Giáo trình Thực hành biểu diễn tác phẩm múa tập thể (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
17 p | 57 | 3
-
Phật giáo dấn thân của thiền sư Thích Nhất Hạnh: Khái niệm và các phương diện biểu hiện
31 p | 9 | 2
-
Tarot và trò chơi trần thuật trong tiểu thuyết “Lâu đài của những số phận giao thoa” của Italo Calvino
6 p | 7 | 2
-
Truyền tải văn hóa vào giảng dạy tiếng Nhật và các lưu ý
14 p | 1 | 1
-
Hành vi không lời trong lớp học của sinh viên và mối quan hệ với hứng thú và kết quả học tập
13 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn