Giáo trình Thực hành biểu diễn tác phẩm múa ít người (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
lượt xem 3
download
(NB) Giáo trình Thực hành biểu diễn tác phẩm múa ít người được đưa vào chương trình giảng dạy nhằm mục đích giúp cho học sinh làm quen với kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn múa ít người, thể hiện năng lực biểu diễn cá nhân, học sinh vận dụng những kỹ thuật, kỹ năng, năng lực múa cơ bản đã học được ở các môn múa dân gian dân tộc, múa cổ điển Châu Âu vào việc thể hiện tác phẩm múa với cảm nhận cảm xúc âm nhạc để biểu đạt nội dung, ý nghĩa của tác phẩm múa tập thể mà biên đạo muốn truyền tải đến khán giả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực hành biểu diễn tác phẩm múa ít người (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
- UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: THỰC HÀNH BIỂU DIỄN TÁC PHẨM MÚA ÍT NGƯỜI NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC Lào Cai, năm 2019 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Thực hành biểu diễn tác phẩm múa ít người là một trong những môn học nằm trong chương trình giảng dạy của ngành đào tạo Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc, là một bộ môn cung cấp những kiến thức và kỹ năng biểu diễn múa ít người (solo, duo, trio) cơ bản về ngôn ngữ, phong cách múa của một số dân tộc Việt Nam: Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông … thông qua các tác phẩm biên đạo, sáng tác mới của biên đạo múa. Thực hành biểu diễn tác phẩm múa ít người được đưa vào chương trình giảng dạy nhằm mục đích giúp cho học sinh làm quen với kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn múa ít người, thể hiện năng lực biểu diễn cá nhân, học sinh vận dụng những kỹ thuật, kỹ năng, năng lực múa cơ bản đã học được ở các môn múa dân gian dân tộc, múa cổ điển Châu Âu vào việc thể hiện tác phẩm múa với cảm nhận cảm xúc âm nhạc để biểu đạt nội dung, ý nghĩa của tác phẩm múa tập thể mà biên đạo muốn truyền tải đến khán giả. Đặc biệt diễn tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ hình thể kết hợp với biểu hiện sắc thái nét mặt. Thể hiện một số tác phẩm múa ít người được đưa vào hàng tác phẩm tiêu biểu của múa Việt Nam và một số tác phẩm múa tập thể sáng tác mới của các biên đạo trong thời kỳ mới. Thực hành biểu diễn tác phẩm múa ít người là môn học cần học sinh phát huy vai trò cá nhân, trong quá trình học tập cần đạt được những kỹ năng múa kỹ xảo múa chuẩn xác, học sinh thực hiện được những ký thuật khó trong kỹ thuật quay, nhảy, nhanh trong tiết tấu, chắc trong khống chế, dẻo trong tạo hình. Đặc biệt rèn cho học sinh có cảm nhận âm nhạc sâu sắc trong từng hơi thở tạo ra những chuyển động cơ thể, những động tác có hồn và ăn khớp với nhạc và thực hiện tác phẩm múa bằng xúc cảm nội tâm nhân vật. Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Hà Văn Trung 3
- MỤC LỤC BÀI 1. Tác phẩm múa “Bến lụy” __________________________________________5 I. Lý thuyết _________________________________________________________5 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm __________________________________________5 1.1 Tác giả biên đạo múa NSND Anh Phương___________________________5 1.2. Tác giả âm nhạc múa Nhạc sỹ Phó Đức Phương _____________________7 1.3. Nội dung tác phẩm ____________________________________________8 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm __________________________________8 1.3.2. Nội dung tác phẩm _________________________________________8 1.3.3. Đoạn múa và tuyến múa. ____________________________________9 2. Các bước thực hiện _______________________________________________9 II. Thực hành ________________________________________________________9 BÀI 2. Tác phẩm múa “Duyên quê” ______________________________________11 I. Lý thuyết ________________________________________________________11 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm _________________________________________11 1.1 Tác giả biên đạo múa NSND Chu Thúy Quỳnh ______________________11 1.2. Tác giả âm nhạc múa NSND Quang Vinh__________________________12 1.3. Nội dung tác phẩm ___________________________________________13 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm _________________________________13 1.3.2. Nội dung tác phẩm ________________________________________13 1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa ____________________________13 2. Các bước thực hiện ______________________________________________14 II. Thực hành _______________________________________________________14 BÀI 3. Tác phẩm múa “Hoa núi” _________________________________________16 I. Lý thuyết ________________________________________________________16 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm _________________________________________16 1.1 Tác giả biên đạo múa Hà Trung _________________________________16 1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ NSUT Hồ Hoài Anh___________________17 1.3. Nội dung tác phẩm ___________________________________________18 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm _________________________________18 1.3.2. Nội dung tác phẩm ________________________________________18 1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa ____________________________18 2. Các bước thực hiện ______________________________________________19 II. Thực hành _______________________________________________________19 4
- BÀI 1. Tác phẩm múa “Bến lụy” Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được nội dung, ý nghĩa tác phẩm múa “Bến lụy”. - Thực hiện biểu diễn được tác phẩm múa “Bến lụy”. Nội dung chính: I. Lý thuyết 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1.1 Tác giả biên đạo múa NSND Anh Phương Tác phẩm múa sức sống là một sáng tác biên đạo của Nghệ sĩ nhân dân Phạm Anh Phương. Nắm giữ cương vị Giám đốc Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam từ năm 1999, NSND Phạm Anh Phương đã đưa nghệ thuật hàn lâm đến gần hơn với công chúng. Nói về sự lựa chọn của mình với múa, ông rất tâm đắc câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Sinh ra trong một gia đình không có ai theo nghệ thuật, Phạm Anh Phương sớm bộc lộ tài năng múa bẩm sinh khi còn là cậu bé 11 tuổi sinh hoạt trong CLB Thiếu nhi của phường. Năm 1969, tài năng nhí ấy đã được tuyển vào trường múa Việt Nam. Tốt nghiệp trường Múa với tấm bằng loại ưu, Phạm Anh Phương được giữ lại trường giảng dạy. Từ 1980 đến 1986, anh được Nhà nước cử đi học ở Liên Xô. Về nước, anh tham gia sáng tác, biên đạo múa, đồng thời làm Giảng viên trường múa Việt Nam. Từ năm 1997 đến nay, anh được bổ nhiệm giữ cương vị Giám đốc Nhà hát Vũ kịch Việt Nam. 5
- Trong lĩnh vực sáng tác, NSND để lại cho nghệ thuật múa Việt Nam nhiều tác phẩm ấn tượng về giá trị nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mỹ cao. Và những cái tên như “Hơi thở tình yêu” “Một lần và mãi mãi”, ‘Khai sơn phá thạch” (Kỷ niệm 300 năm Sài gòn), “Bến lụy” “Nghệ sĩ Lê Vi biểu diễn), Hồ tương tư (âm nhạc Nguyễn Thiện Đạo)… là những tác phẩm gắn liền với nghệ thuật múa Việt Nam từ những ngày đầu phát triển. Bên cạnh đó, Nghệ sĩ cũng tham gia xây dựng kịch múa cùng NSND Lê Công Nhạc, sáng tác tác phẩm múa Y Đăng, xây dựng vở balê “Nguồn sáng” cùng với Nghệ sĩ Lê Phong… NSND Phạm Anh Phương cũng là người đầu tiên được Bộ Văn hóa Thông tin (cũ) cử đi học về múa đương đại ở Australia. Sau một năm du học và biểu diễn ở Australia, nghệ sĩ Phạm Anh Phương đã dựng vở múa đương đại Cuộc sống, con người và vũ trụ biểu diễn tại Hà Nội và TP.HCM, mang đến cho đời sống múa hơi thở mới… Năm 1994, Phạm Anh Phương dựng Lời ru của rừng – tác phẩm múa đầu tiên thể nghiệm khuynh hướng mới: dân gian kết hợp với múa đương đại. Sau này, Lời ru của rừng cùng với chùm tác phẩm của ông đã được tặng giải thưởng Nhà nước. Trong suốt quãng đường hoạt động, gắn bó và cống hiến cho nghệ thuật Múa Việt Nam, NSND Phạm Anh Phương được tặng thưởng nhiều Huy chương vàng, Huy chương bạc và giải thưởng chuyên ngành của Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam; bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin vì có thành tích xuất sắc trong nghệ thuật từ 1996-1999; Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam tặng huy chương vì sự nghiệp Nghệ thuật múa Việt Nam 2000. Danh hiệu NSND anh vinh dự được phong tặng năm 2007. Cách đây khoảng10 năm, nghệ thuật hàn lâm hầu như vắng bóng. Nghệ sĩ luôn mang trong mình một ao ước: được đứng trên sân khẫu biểu diễn, được nhìn thấy khán giả. Với tư cách đoàn trưởng, NSND Phạm Anh Phương đã có không ít băn khoăn, trăn trở. Làm sao để đáp ứng được mong ước biểu diễn của nghệ sỹ? Chỉ có một cách. Đó là xây dựng thật nhiều các chương trình nghệ thuật chất lượng cao. Song song với đó, là việc thu hẹp khoảng cách của công chúng với nghệ thuật hàn lâm. Thời gian đầu, khó khăn chồng chất khó khăn. Mặc dù có những vở diễn khá ấn tượng, được đầu tư công phu nhưng vẫn vắng bóng khán giả. NSND Phạm Anh Phương cho rằng, đó hiện đang là một thực tế đau xót của nước ta. Không phải vở diễn không hay, không phải diễn viên diễn không tốt…mà có lẽ vì chưa có nhiều khán giả thực sự yêu thích bộ môn nghệ thuật này. Để khản giả đến gần hơn với nghệ thuật hàn lâm không phải là việc một sớm, một chiều. Điều đó cần có sự định hướng, cần có chiến lược dài lâu. Cụ thể hơn, bộ môn nghệ thuật này phải đưa vào giảng dạy trong nhà trường, in sách, quảng bá trên tivi. Có như thế, công chúng mới có những hiểu biết để thưởng thức rồi yêu mến được. 6
- Có những vở diễn NSND Phạm Anh Phương cùng toàn thể anh em trong Nhà hát gửi vé nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá nhưng số người đi rất ít. Không thể kéo dài mãi thực trạng này, toàn Nhà hát Vũ kịch nung nấu quyết tâm phải bán được vé. Kiên trì với định hướng ban đầu, sau gần 10 năm miệt mài, NSND Phạm Anh Phương cho biết, anh rất tự hào vì trong mấy năm trở lại đây Nhà hát đã bán được vé và lượng khán giả thì ngày càng đến đông hơn. Trước đây, nhiều anh chị em nghệ sỹ phải bươn chải kiếm sống, nay Nhà hát đã nhận thêm nhiều “sô”, nên đời sống của anh chị em nghệ sỹ cũng được cải thiện hơn. Tuy vậy, vẫn có một số nghệ sỹ muốn dứt áo ra đi khỏi Nhà hát. Về điều này, NSND Phạm Anh Phương chia sẻ rằng: “Người nghệ sỹ muốn ra đi là vì nhiều lẽ. Tôi luôn tôn trọng quyết định của họ bởi nếu một người đã viết đơn xin nghỉ việc tức là họ đã suy nghĩ, cân nhắc rất nhiều”. Đến bây giờ, có lẽ cái được nhất của Nhà hát chính là việc tạo thói quen thưởng thức múa, nghe nhạc giao hưởng cho công chúng Hà Nội. Có rất nhiều hoạt động được NSND Phạm Anh Phương cùng các anh em nghệ sĩ triển khai như tặng vé xem nhạc miễn phí cho thành viên CLB, phát vé cho sinh viên, khuyến khích lớp khán giả trẻ tiếp cận với nghệ thuật. Được đánh giá là một trong những nhân tố đầu tiên của múa đương đại Việt Nam, những tác phẩm NSND Phạm Anh Phương biên đạo luôn mang những nét mới, có tính đột phá. Theo ông, đã đến lúc phải thay đổi để nghệ thuật được thăng hoa hơn nữa. Cơ duyên của sự thay đổi này khởi nguồn từ năm 1998, khi đoàn nghệ thuật múa đương đại Phương Bắc của Australia sang Việt Nam biểu diễn. Nhận thấy, NSND Phạm Anh Phương là người có tố chất, lại được đào tạo bale cơ bản nên đã mời ông sang đó hợp tác 1 năm. “Từ đó, tôi bắt đầu với những thay đổi và tôi mừng là cho đến tận bây giờ, tôi vẫn tiếp tục với hướng đi của mình, tiếp tục có những cống hiến, những thành công nhất định”, NSND Phạm Anh Phương chia sẻ. Nghe cách NSND Phạm Anh Phương say sưa kể về múa và những câu chuyện xoanh quanh múa, không khó để nhận ra múa luôn chảy trong huyết mạch ông. Kiên định với múa mấy chục năm trời, đến ngày hôm nay, NSND Phạm Anh Phương không bao giờ hối hận về con đường mình đã chọn cho dù con đường đó có rất nhiều chông gai. Có gian nan thử thách thì vinh quang mình đạt được càng có ý nghĩa. Người nghệ sĩ ấy rất tâm đắc câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” và coi đó là kim chỉ nam cho cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình. Nhiệt huyết cùng vốn ngoại ngữ thành thạo Nga, Anh, NSND Phạm Anh Phương tự tạo cho bản thân và Nhà hát những cơ hội hợp tác với nhiều nhà biên đạo múa tài năng, để rồi cho ra những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao. Có thể kể ở đây những tác phẩm từng được khán giả đón nhận nồng nhiệt như Spartacus, chương trình múa kỷ niệm 50 năm trường Múa Viêt Nam, và mới đây nhất là Nàng Giselle… 1.2. Tác giả âm nhạc múa Nhạc sỹ Phó Đức Phương 7
- Âm nhạc tác phẩm múa “Bến lụy” là sáng tác của Nhạc sỹ Phó Đức Phương. Phó Đức Phương (23 tháng 7 năm 1944 - 19 tháng 9 năm 2020) là một nhạc sĩ sáng tác ca khúc quần chúng dòng nhạc trữ tình Việt Nam, từng nhận được 1 đề cử tại giải Cống hiến. Quê ông ở Đa Ngưu -Tân Tiến (Văn Giang - Hưng Yên). Ông từng là Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) và là phó chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội. Ông qua đời ngày 19 tháng 9 năm 2020 vì ung thư tụy. Phó Đức Phương sinh năm 1944, tuổi Giáp Thân, quê quán ở Văn Giang, Hưng Yên. Ông có người chú ruột là nhà cách mạng Phó Đức Chính - đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng - nổi tiếng. Năm 1962, ông học khoa Toán trường Đại học Sư phạm. Năm 1965, ông làm nông trường viên chăn nuôi thuộc nông trường Cửu Long (Hòa Bình) rồi năm1966, trở về thi vào trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 2002, Phó Đức Phương làm giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam do chính ông cùng 200 nhạc sĩ khác kiến nghị lên Quốc hội, Trung ương Đảng, Chính phủ. Nhạc sĩ Phó Đức Phương qua đời trưa ngày 19 tháng 9 năm 2020 sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư tụy, hưởng thọ 76 tuổi. Ông đã được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật đợt 1-2001. Cùng nhiều huân huy chương khác 1.3. Nội dung tác phẩm 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm Tác phẩm múa “Bến lụy” là tác phẩm múa đơn nữ được tác giả biên đạo múa sử dụng chất liệu múa dân gian dân tộc Kinh kết hợp với kỹ thuật múa cổ điển Châu Ây và múa đương đại. 1.3.2. Nội dung tác phẩm Thể hiện thân phận của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến nhỏ bé, hồng nhan bạc mệnh, số phận trôi nổi giữa đường đời. Đi tìm hạnh phúc giữa bển đời mênh 8
- mông nhưng vô vọng trong vòng xoay của cuộc đời. Nội tâm nhân vật trải qua nhiều cung bậc cảm xúc của nỗi buồn, từ hi vọng cho đến tuyệt vọng trông chốn nhân gian. 1.3.3. Đoạn múa và tuyến múa. Tác phẩm múa “Bến lụy” gồm có 4 đoạn tương ứng với 4 đoạn âm nhạc: Chậm – nhanh – chậm – nhanh. Sử dụng đạo cụ là dải lụa dòng sông, các kỹ thuật guộn ngón hờ kết hợp với các kỹ thuật quay lớn, nhảy lớn và những kỹ thuật múa đương đại. Di chuyển tuyến linh hoạt. 2. Các bước thực hiện - Bước 1. Chuẩn bị + Trang phục + Giầy + Tự khởi động - Bước 2. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa - Bước 3. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa trên các tuyến với âm nhạc - Bước 4. Luyện thuần thục các động tác, tổ hợp múa trên các tuyến với âm nhạc có sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt. II. Thực hành PHIẾU THỰC HÀNH 9
- PHIẾU THỰC HÀNH Công việc: Thực hành múa tác phẩm “Bến luỵ” Bước công Trang thiết Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú việc bị Bước 1 Chuẩn bị - Đúng, đủ trang Không phục Bước 2 Thực hành động Đúng chuẩn Không tác đơn lẻ Bước 3 Thực hiện động - Thực hiện đúng Không tác trên các tuyến động tác với âm nhạc với âm nhạc - Thực hiện được liên tục nhiều lần Bước 4 Thực hiện động - Thực hiện đúng Không tác trên các tuyến động tác với âm nhạc với âm nhạc có - Thực hiện được sắc thái biểu cảm liên tục nhiều lần trên khuôn mặt - Biểu cảm sắc thái 10
- BÀI 2. Tác phẩm múa “Duyên quê” Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được nội dung, ý nghĩa tác phẩm múa “Duyên quê”. - Thực hiện biểu diễn được tác phẩm múa “Duyên quê”. Nội dung chính: I. Lý thuyết 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1.1 Tác giả biên đạo múa NSND Chu Thúy Quỳnh Tác phẩm múa “Duyên quê” là một sáng tác biên đạo của Nghệ sĩ nhân dân Chu Thúy Quỳnh, nguyên Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam. Chu Thuý Quỳnh (sinh 1941) là một diễn viên, biên đạo múa và đạo diễn chương trình, hiện đang là chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, nguyên Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Bà được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1988), Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001) và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2017). Chu Thuý Quỳnh là người Hà Nội gốc, là hậu duệ của danh nhân Chu Văn An. Năm 14 tuổi, bà thi vào Đoàn ca múa nhân dân Trung ương, trúng tuyển cùng đợt với Xuân Quỳnh. Bà cùng với Xuân Quỳnh đi biểu diễn đầu tiên tại Hải Phòng, sau đó đi công tác dài ngày lên Tây Bắc, về nông thôn biểu diễn trong Cải cách ruộng đất. Năm 1958, bà bắt đầu chính thức đi học múa. Năm 1960, bà đóng vai chính trong vở kịch múa Tấm Cám (một trong ba vở kịch múa đầu tiên của Việt Nam). Thập niên 1960, bà công tác tại Đoàn ca múa nhân dân Trung ương, là solist múa được nhiều người ái mộ với những tác phẩm múa như Cánh chim và mặt trời (Thái Ly), Tiếng gọi quê hương, Gặp gỡ bên mâm pháo,... Thời gian này bà cùng đoàn đi biểu diễn ở các chiến trường, biểu diễn ở các sân khấu ngoài nước. 11
- Năm 1983, bà đi học múa cổ điển Ấn Độ khi đã hơn 40 tuổi. Sau khi đi tu nghiệp ở Ấn Độ, bà trở về Việt Nam, giữ cương vị Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương. Năm 1994, bà giữ cương vị Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam khoá II, sau này tiếp tục giữ Tổng thư ký Hội khoá III (2000) và chủ tịch Hội khoá IV (2005). Bà là Đại biểu Quốc hội khoá IV, VIII, IX và X, hiện là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội, đồng thời là một trong những người sáng lập và là ủy viên Hôi Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam. Ngoài công tác quản lý, Chu Thuý Quỳnh còn hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Với vai trò biên đạo múa, bà đã cho ra đời nhiều tác phẩm đạt giải thưởng cao của Hội Nghệ sĩ múa, như Hoa Tràng An, Vũ khúc đàn T'rưng, Hương xuân, Duyên quê, Cánh chim không mỏi, Trống hội, Những cô gái Việt Nam... Bà còn là nhà nghiên cứu phê bình múa, tác giả của nhiều giáo trình múa và các công trình nghiên cứu. Bà là tổng đạo diễn, chỉ huy nhiều chương trình lớn như Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam 6 -7 - 8, Hội nghị cấp cao các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao các nước ASEAN, Cúp Bóng đá ASEAN Tiger 1998, Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội (cùng với Phạm Thị Thành), Chương trình khai mạc và bế mạc Sea Games 22... Năm 1988, bà nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Năm 1998, bà được tặng Huân chương Lao động hạng nhất. Năm 2001, bà nhận Giải thưởng Nhà nước đợt II về văn học nghệ thuật. Năm 2017, bà được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về văn học nghệ thuật. 1.2. Tác giả âm nhạc múa NSND Quang Vinh 12
- Âm nhạc tác phẩm múa “Duyên quê” là sáng tác của NSND Quang Vinh. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội năm 1992, ông chuyển công tác về Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam. Nhiều tiết mục nhạc múa, âm nhạc cho phim và ca khúc của ông được đánh giá cao xuất hiện trong giai đoạn này. Về nhạc múa có Những cô gái Việt Nam , Hoa đất nước, Hương quê, sức sống… Về ca khúc có Tuổi mây, Thu cuối, Người Dao gọi mùa, Sông quê…cùng phần âm nhạc cho các phim Gặp gỡ sân ga, Lời nói dối chân thành, Hoàng hôn dang dở v.v… Đặc biệt nhiều chương trình lớn như Khai mạc Tiger Cup 98, Khai mạc Giọng hát vàng ASEAN 98, chương trình khai mạc và kết thúc Seagame 2003, ông đã được mời tham gia cùng một số nhạc sĩ nổi tiếng khác. Đáng chú ý, bài hát Vì một thế giới ngày mai của ông đã được chọn là bài hát chính thức của Seagames 22 được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam năm 2003. Ông đã được nhận nhiều huy chương, bằng khen, kỷ niệm chương của nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể về những hoạt động nghệ thuật của mình. Ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007. Được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2015. 1.3. Nội dung tác phẩm 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm Tác phẩm múa “Duyên quê” là tác phẩm múa đơn nữ được tác giả biên đạo múa sử dụng chất liệu múa dân gian dân tộc Kinh vùng đồng bằng Bắc bộ để sáng tác, phần múa guộn ngón tay, xe chỉ, guộn chỉ, múa nón quai thao: các kỹ thuật lăng nón, xoay nón… 1.3.2. Nội dung tác phẩm Thể hiện sự duyên dáng, thùy mị, khóe léo của những cô gái vùng quê miền đồng bằng Bắc bộ trong công việc quay tơ dệt lụa, e ấp trong chiếc nón quai thao, đảm đang khéo léo, thêu thùa dệt vải. 1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa Tác phẩm múa sức sống gồm có 3 đoạn tương ứng với 3 đoạn âm nhạc: Nhanh – chậm – nhanh. Sử dụng linh hoạt các tuyến chủ yếu là tuyến chéo, tròn, ngang, đi lướt khéo léo. 13
- 2. Các bước thực hiện - Bước 1. Chuẩn bị + Trang phục + Giầy + Tự khởi động - Bước 2. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa - Bước 3. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa trên các tuyến với âm nhạc - Bước 4. Luyện thuần thục các động tác, tổ hợp múa trên các tuyến với âm nhạc có sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt II. Thực hành PHIẾU THỰC HÀNH PHIẾU THỰC HÀNH Công việc: Thực hành múa tác phẩm “Duyên quê” Bước công Trang thiết Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú việc bị Bước 1 Chuẩn bị - Đúng, đủ trang Không phục Bước 2 Thực hành động Đúng chuẩn Không tác đơn lẻ 14
- Bước 3 Thực hiện động - Thực hiện đúng Không tác trên các tuyến động tác với âm nhạc với âm nhạc - Thực hiện được liên tục nhiều lần Bước 4 Thực hiện động - Thực hiện đúng Không tác trên các tuyến động tác với âm nhạc với âm nhạc có - Thực hiện được sắc thái biểu cảm liên tục nhiều lần trên khuôn mặt - Biểu cảm sắc thái 15
- BÀI 3. Tác phẩm múa “Hoa núi” Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được nội dung, ý nghĩa tác phẩm múa “Hoa núi”. - Thực hiện biểu diễn được tác phẩm múa “Hoa núi”. Nội dung chính: I. Lý thuyết 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1.1 Tác giả biên đạo múa Hà Trung Tác phẩm múa “Hoa núi” là một sáng tác biên đạo của Hà Trung – Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và biểu diễn nghệ thuật. Là một giảng viên, biên đạo múa trẻ công tác tại Trường Cao đẳng Lào Cai, có uy tín trong lĩnh vức sáng tác biên đạo múa nói riêng và lĩnh vực hoạt động nghệ thuật nói chung của tỉnh Lào Cai. Tốt nghiệp Khoa múa trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2014 anh trở về công tác tại trường Cao đẳng Lào Cai trực tiếp tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc với bộ môn Múa Cổ điển Châu Âu và môn Kỹ thuật biểu diễn. Với kinh nghiệm thực tế và những kiến thức đã học được anh đã biên đạo được nhiều tác phẩm múa thành công tại tỉnh và tại các cuộc thi trong nước và khu vực. Tác phẩm múa “Xuân về trên bản Y Lình Hồ” chất liệu múa gậy tiền dân tộc Mông đạt Huy chương bạc tại Cuộc thi tài năng HSSV Văn hóa nghệ thuật năm 2010 tại Đà Nẵng. Tác phẩm múa “Men say Bắc Hà” với chất liệu múa Mông Bắc Hà đã đại Huy chương vàng tại Cuộc thi tài năng HSSV Văn hóa nghệ thuật năm 2012 tại Đà Nẵng. Tác phẩm múa “Lời then mẹ kể” chất liệu múa dân tộc Tày đã đạt Huy chương bạc tại Liên hoan thi tài năng biên đạo trẻ toàn quốc năm 2014 tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2015 đạt giải Ba giáo viên dạy giỏi Trung cấp chuyên nghiệp toàn quốc tổ 16
- chức tại Đà Nẵng. Hiện nay anh là một trong những Hội viên trẻ tuổi nhất của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam được kết nạp từ năm 2014. 1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ NSUT Hồ Hoài Anh Âm nhạc tác phẩm múa “Hoa núi” là sáng tác của nhạc sĩ NSUT Hồ Hoài Anh. NSƯT Hồ Hoài Anh (sinh năm 1979) là một nhạc sĩ của Việt Nam, từng giành được 2 đề cử và 1 giải Cống hiến. Anh được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú năm 2015. Anh đã sáng tác nhiều ca khúc như Giọt sương và chiếc lá, Dẫu có lỗi lầm... Học vị thạc sĩ âm nhạc. Anh kết hôn năm 2009 với ca sĩ Lưu Hương Giang và đã có hai con gái, một bé 9 tuổi tên Hồ Khánh Hà và một bé 4 tuổi tên Hồ Tú Anh Hồ Hoài Anh sinh năm 1979 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật.Dì của anh là NSƯT Thanh Hằng, nguyên phó khoa âm nhạc truyền thống Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, mẹ anh là NSND Thanh Tâm, nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng, nguyên trưởng khoa nhạc cụ dân tộc ở Nhạc viện,... Vì thế, lên 8 tuổi Hồ Hoài Anh bắt đầu được làm quen với nó. 13 tuổi, Hồ Hoài Anh đã sang Nhật tham gia Festival âm nhạc thiếu nhi châu Á - Thái Bình Dương. 18 tuổi, Hoài Anh đoạt giải nhất Cuộc thi độc tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 1998. Hồ Hoài Anh là giảng viên dạy đàn bầu của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, sau các sáng tác về nhạc trẻ như Dẫu có lỗi lầm, Tình yêu muôn màu, anh bắt đầu được khán giả biết đến với vai trò nhạc sĩ. 17
- Bộc lộ năng khiếu từ sớm, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã sáng tác rất nhiều ca khúc nhạc trẻ được nhiều người mến mộ như: "Dẫu Có Lỗi lầm" (Hiền Thục), "Tình Yêu Muôn Màu" (Minh Quân), "Nuối Tiếc" (Hồ Quỳnh Hương), "Cô Gái Tự Tin" (Lưu Hương Giang), "Giọt Sương Và Chiếc Lá" (Lưu Hương Giang), "Với Anh" (Mỹ Linh), "Gánh Hàng Rau" (Hà Anh Tuấn), "Mưa Và Nỗi Nhớ" (Mỹ Tâm), "Rơi" (Hoàng Thùy Linh)... Các sáng tác khí nhạc cho dàn nhạc dân tộc: Nặng tình phương Nam, Tiếng vọng,...Nhờ các sáng tác của mình, anh đã ghi dấu ấn trong lòng khán giả và thu về nhiều giải thưởng. Hồ Hoài Anh tham gia rất nhiều những chương trình trò chơi trên truyền hình và được khán giả hết sức yêu thích. Anh là một trong 4 huấn luyện viên của chương trình Giọng hát Việt nhí mùa thứ nhất và anh cũng được mời tiếp tục làm huấn luyện viên ở mùa thứ hai của Giọng hát Việt nhí. Năm 2015 được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Anh có nhiều sáng tác nhạc múa đóng góp vào sự phát triển chung của Nghệ thuật múa ở nhiều Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Những sáng tác của anh mang đậm nét dân gian kết hợp hài hòa với âm nhạc đương đại đem đến cho người thưởng thức nhiều cảm xúc mới mẻ. 1.3. Nội dung tác phẩm 1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm Tác phẩm múa “Hoa núi” là tác phẩm múa đơn nữ được tác giả biên đạo múa sử dụng chất liệu múa dân gian dân tộc Mông vùng Tây Bắc để sáng tác với đạo cụ là chiếc ô hoa. 1.3.2. Nội dung tác phẩm Thể hiện nét đẹp của cô gái vùng cao người Mông đẹp như bông hoa núi ẩn hiện trong sương núi. Mùa xuân về thiên nhiên vùng cao thêm rực rỡ hơn, nắng xuân ấm áp như thổi hồn cho sắc đỏ của hoa đào, sắc tắng của hoa ban hoa mận. Lòng người cũng hân hoan rạo rực khoe mình giữa đại ngàn mây núi trập trùng. 1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa Tác phẩm múa “Hoa núi” gồm có 3 đoạn tương ứng với 3 đoạn âm nhạc: Chậm - nhanh – chậm. Sử dụng các kỹ thuật adagio trong múa cổ điển Châu Âu, quay mèo hoa, nhảy trong kỹ thuật múa dân gian dân tộc, kết hợp với biểu hiện nét mặt tơi vui nhí nhảnh. Sử dụng linh hoạt các tuyến múa chủ yếu là tuyến chéo, tròn, ngang. 18
- 2. Các bước thực hiện - Bước 1. Chuẩn bị + Trang phục + Giầy + Tự khởi động - Bước 2. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa - Bước 3. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa trên các tuyến với âm nhạc - Bước 4. Luyện thuần thục các động tác, tổ hợp múa trên các tuyến với âm nhạc có sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt II. Thực hành PHIẾU THỰC HÀNH PHIẾU THỰC HÀNH Công việc: Thực hành múa tác phẩm “Hoa núi” Bước công Trang thiết Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú việc bị Bước 1 Chuẩn bị - Đúng, đủ trang Không phục Bước 2 Thực hành động Đúng chuẩn Không tác đơn lẻ Bước 3 Thực hiện động - Thực hiện đúng Không 19
- tác trên các tuyến động tác với âm nhạc với âm nhạc - Thực hiện được liên tục nhiều lần Bước 4 Thực hiện động - Thực hiện đúng Không tác trên các tuyến động tác với âm nhạc với âm nhạc có - Thực hiện được sắc thái biểu cảm liên tục nhiều lần trên khuôn mặt - Biểu cảm sắc thái 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình môn tâm lý học đại cương
119 p | 196 | 45
-
TÂM LÝ ĐẠI CƯƠNG CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ THUỘC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC – Phần 1
21 p | 225 | 40
-
SLIDE - TIN HỌC CƠ SỞ - CÁC KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH MÁY TÍNH
21 p | 151 | 14
-
Lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
11 p | 78 | 8
-
Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới: Phần 1
668 p | 31 | 7
-
Thực hiện văn hóa ứng xử nơi công sở của giảng viên trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng
5 p | 75 | 6
-
Giáo dục ý thức phản bác biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” cho sinh viên hiện nay
8 p | 17 | 6
-
Thực trạng và giải pháp cho hành vi gian lận trong giáo dục Việt Nam hiện nay qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực tiễn
9 p | 55 | 4
-
Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
31 p | 40 | 4
-
Cấu trúc ngữ nghĩa của cú trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
14 p | 14 | 4
-
Giáo trình Thực hành biểu diễn tác phẩm múa tập thể (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
17 p | 59 | 3
-
Phật giáo dấn thân của thiền sư Thích Nhất Hạnh: Khái niệm và các phương diện biểu hiện
31 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn