intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nghiên cứu khoa học (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:122

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Phương pháp nghiên cứu khoa học" là môn học tự chọn thuộc khối chuyên ngành nghề hướng đến tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, hợp lý; là môn khoa học nghiên cứu về thuốc dựa trên các đặc điểm của từng đối tượng bệnh cụ thể, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp về thuốc phù hợp với đối tượng đó. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nghiên cứu khoa học (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (CQ) Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 /QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động then chốt hàng đầu trong những ngành khoa học. Kết quả từ NCKH là những phát hiện mới về kiến thức, về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao. Thực tế cho thấy, sinh viên khi bắt đầu làm các chuyên đề, đề tài và ngay cả những người mới ra trường làm việc trong các cơ quan nghiên cứu đòi hỏi phải có kiến thức và có phương pháp NCKH. Vì vậy, môn học phương pháp NCKH học là nền tảng để trang bị cho các sinh viên tiếp cận NCKH. Giáo trình “Nghiên cứu khoa học” được biên soạn với nhiều nội dung cung cấp những thông tin, những kiến thức cơ bản, các bước trong NCKH, những kỹ thuật cần thiết để tiếp cận phương pháp thí nghiệm và cách trình bày các kết quả NCKH. Hy vọng rằng giáo trình này sẽ mang lại những kiến thức bổ ích và những thông tin thiết thực cho sinh viên và những người bắt đầu làm công tác NCKH. Giáo trình được biên soạn lần đầu nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến phê bình, đóng góp xây dựng để lần in sau được hoàn thiện hơn. Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: Chương 1: GIỚI THIỆU Chương 2: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương 3: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Chương 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Chương 5: CỠ MẪU Chương 6: KỸ THUẬT CHỌN MẪU Chương 7: THU THẬP DỮ KIỆN Chương 8: XỬ LÝ DỮ KIỆN Chương 9: PHÂN TÍCH DỮ KIỆN Chương 10: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH Chương 11: CÁCH VIẾT MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, của người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. 3
  4. Cà Mau, ngày 10 tháng 02 năm 2022 Tham gia biên soạn Nguyễn Ngọc An Phạm Thị Xuân Trúc Ngô Quốc Hận Nguyễn Thể Tần Lê Chí Tựu Hà Thanh Quang MỤC LỤC 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2. Mã môn học: MH7 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Phương pháp nghiên cứu khoa học là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ bản chuyên ngành, môn học này được bố trí giảng dạy sau môn Vi sinh – ký sinh trùng, Hóa dược, Dược lý, Sinh lý - Sinh lý bệnh,. 3.2. Tính chất: Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học tự chọn thuộc khối chuyên ngành nghề hướng đến tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, hợp lý; Là môn khoa học nghiên cứu về thuốc dựa trên các đặc điểm của từng đối tượng bệnh cụ thể, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp về thuốc phù hợp với đối tượng đó 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Công tác Phương pháp nghiên cứu khoa học ngày càng được chú trọng và quan tâm của các Bệnh viện, đặc biệt Bộ Y tế đã ban hành nhiều hướng dẫn về công tác Phương pháp nghiên cứu khoa học Bệnh viện. Các Bệnh viện, các phòng khám có giường bệnh đều có nhu cầu tuyển dụng và thành lập tổ Phương pháp nghiên cứu khoa học. Chính vì thế Môn học sẽ trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu hướng đến tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, hợp lý; 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Kiến thức: (A) 5
  6. 4.1.1. Cung cấp những kiến thức giúp người học có khả năng phân tích, đánh giá được việc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, hợp lý 4.1.2. Ý nghĩa của các yếu tố tác động đến các thông số dược động của kháng sinh 4.1.3. Biết cơ chế của tương tác thuốc và biện pháp can thiệp dựa trên dược động học, dược lực học của kháng sinh. 4.1.4. Biết ttra cứu, hiệu chỉnh liều kháng sinh cho một số trường hợp bệnh cụ thể 4.2. Kỹ năng: (B) 4.2.1. Vận dụng những kiến thức về dược động học, dược lực học để giải thích, tính toán, lựa chọn, điều chỉnh liều lượng kháng sinh 4.2.2. Vận dụng những kiến thức về tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ của thuốc để tư vấn sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý 4.2.3. Vận dụng kiến thức để có thể tư vấn lựa chọn, thay thế thuốc khấng sinh hợp lý 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: (C) 4.3.1. Nhận thức được tầm quan trọng của kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn. 4.3.2. Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý, hạn chế đề kháng kháng sinh trong thực hành nghề nghiệp. 4.3.3. Rèn luyện tác phong thận trọng, tỉ mỉ, chính xác khi lựa chọn thuốc kháng sinh, tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh 5. Nội dung chương trình môn học: TÊN BÀI SỐ TIẾT TT GIẢNG TS LT TH Kiểm tra Nồng độ tối thiểu ức chế sự phát triển 1 Vi khuẩn và Nồng độ tối thiểu diệt 4 2 2 khuẩn 2 Kháng sinh đồ 4 2 2 Nguyên tắc thực hành tốt sử dụng 3 4 4 kháng sinh điều trị Phân nhóm người bệnh nhiễm khuẩn (nhập viện) theo các yếu tố nguy cơ 4 4 2 2 1 và định hướng kháng sinh kinh nghiệm Nguyên tắc của kháng sinh dự phòng 5 4 4 trong ngoại khoa 6 Liều lượng kháng sinh 5 2 3 7 Hướng dẫn sử dụng các Phụ lục 5 5 1 Tổng 45 30 15 6
  7. 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế, quy định về nội quy, quy định của phòng thực hành, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, giày dép, áo blouse… 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Thời điểm Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Tự luận/ Viết/Thuyết 4., B1, B2, B3,C1, Thường xuyên Trắc nghiệm/ 1 Sau 20giờ. trình C2 Báo cáo Định kỳ Viết/Thuyết Tự luận/ A4, B4, C3 2 Sau 45giờ 7
  8. Trắc nghiệm/ trình Báo cáo A1, A2, A3, A4, A5, Kết thúc môn Viết/trắc Tự luận và 0 B1, B2, B3, B4, B5, Sau 45giờ học nghiệm trắc nghiệm 1 C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Dược sỹ chính quy 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1]. Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban 8
  9. hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. [2]. Quyết định số 25/QĐ-CĐYT ngày 14 tháng 02 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau về việc ban hành Quy định các biểu mẫu trong đào tạo trình độ cao đẳng. [3]. Dương Thiệu Tống. 2002. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh. [4]. Gomez K.A. and Gomez A.A. 1983. Statistical Procedures for Agricultural Research. Los Banos, the Philippines. [5]. Paul C.C. 2004. Methods in Behavioral Research (eighth edition). Mc Graw-Hill College. Mayfield Publishing Company. [6]. Nguyễn Bảo Vệ. 2003. Cẩm nang trình bày luận án tốt nghiệp. Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ. Cần Thơ. [7]. Trung Nguyên. 2005. Phương pháp luận nghiên cứu (Cẩm nang hướng dẫn từng bước dành cho người bắt đầu). Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. Hà Nội. [8]. Vũ Cao Đàm. 2003. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (xuất bản lần thứ IX). Nhà xuất bản KH & KT. Hà Nội. Chương 1: GIỚI THIỆU  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương giới thiệu được trình bày Nghiên cứu là gì; Mục đích của nghiên cứu khoa học trong y khoa; Phương pháp nghiên cứu khoa học; Dàn bài của một đề cương nghiên cứu khoa học trong y khoa  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được Nghiên cứu là gì; Mục đích của nghiên cứu khoa học trong y khoa; Phương pháp nghiên cứu khoa học; Dàn bài của một đề cương nghiên cứu khoa học trong y khoa;  Về kỹ năng: - Lập kế hoạch nghiên cứu bao gồm xác định những mục tiêu nghiên cứu; chọn thiết kế nghiên cứu; xác định dân số và mẫu nghiên cứu; phương pháp thu thập xử lý và phân tích dữ kiện. 9
  10.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Hình thành thái độ học tập tích cực và chủ động, phát huy tinh thần tự học và nghiên cứu; Rèn luyện tác phong khoa học, thận trọng, chính xác trong nghề nghiệp.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng; viết)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có (hình thức: trắc nghiệm) 10
  11.  NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1.1. Nghiên cứu là gì Nghiên cứu là một sự khảo sát, học lập có tính cách khoa học để khám phá kiến thức mới và trắc nghiệm kiến thức. Đó là một hệ thống gồm những bước có trình tự để giải quyết vấn đề. Nghiên cứu khoa học là một công cụ cho sự phát triển của khoa học, bất kỳ là khoa học thuần túy hoặc ứng dụng. 1.2. Mục đích của nghiên cứu khoa học trong y khoa Nghiên cứu khoa học trong y khoa nhằm phát triển những kiến thức và kỹ thuật mới. Những kiến thức và kỹ thuật này sẽ được biến thành những kỹ năng, công cụ để cải thiện tay nghề và sự cung cấp dịch vụ hầu đạt được sức khỏe tốt hơn cho người dân. 11
  12. Hình 1.1. Mục đích của nghiên cứu khoa học trong y khoa [9] 1.3. Các loại nghiên cứu trong y khoa Có thể chia những nghiên cứu khoa học ra làm hai loại chính là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản tìm hiểu về vũ trụ, khảo sát sâu hơn về những luật cơ bản của tự nhiên. Nghiên cứu ứng dụng (hoặc định hướng) khám phá, ứng dụng những kiến thức cơ bản để giải quyết vấn đề. Những nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa có thể xếp vào ba loại chính sau đây. Nghiên cứu cơ bản dùng người khỏe hoặc vật thí nghiệm để tìm những hiểu biết tốt hơn về tự nhiên, về những hiện tượng bình thường trong cơ thể người. Đây là cơ sở cho những hoạt động hoặc ứng dụng trong tương lai. Nghiên cứu dịch tễ dùng những dân số, những nhóm người khỏe mạnh hoặc có bệnh để xác định những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của bệnh. Kết quả của những nghiên cứu này là cơ sở để phát triển những biện pháp phòng chống. Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên người bệnh. Mục đích của những nghiên cứu này là tìm hiểu quá trình bệnh và tác đụng của những biện pháp điều trị kết quả của những nghiên cứu này là cơ sở để phát triển những kỹ thuật, những phương pháp chẩn đoán và điều trị. Dù thuộc loại nào thì những chủ đề của các nghiên cứu y khoa cũng nằm trong ba lĩnh vực y sinh học, dịch vụ sức khỏe và hành vi. Những nguyên tắc và phương pháp cơ bản của dịch tễ học được sử dụng chủ yếu trong những nghiên cứu dịch tễ và nghiên cứu lâm sàng. Trong khi đó, sự phân tích những dữ kiện của một nghiên cứu cần phải sử dụng những nguyên tắc và phương pháp sinh thống kê. Do đó, những kiến thức cơ bản về dịch tễ học và sinh thống kê là thật sự cần thiết cho tất cả những nhà nghiên cứu y khoa, với bất kỳ loại nghiên cứu nào. 1.4. Phương pháp nghiên cứu khoa học Nghiên cứu cơ bản thuần túy thường khó thực hiện, vì nỏ nhằm tìm những cái chưa được biết. Khi đã có kiến thức sơ bộ về chủ đề thì quá trình thực hiện nghiên cứu sẽ dễ hơn. Mỗi một bước trong nghiên cứu khoa học cơ bản dựa vào những thành quả đi trước và khi kiên thức tăng lên, người nghiên cứu có thể nhắm vào một hướng xác định để thực hiện những nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu ứng dụng dễ thực hiện hơn. Với loại nghiên cứu này, người nghiên cứu có thể hình thành trước những giải đáp tạm thôi cho vấn đề mình đang nghiên cứu, hoặc đoán trước được xác suất thành công. Phương pháp nghiên cứu khoa học thay đổi tùy theo loại nghiên cứu, tuy nhiên, chiến lược cơ bản và các bước tiến hành có những nguyên tắc chung. Tùy theo mục đích 12
  13. nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ có những chiến lược và những thiết kế nghiên cứu tương ứng. Do đó, điều quan trọng tiên quyết là khi muôn thực hiện một nghiên cứu, người nghiên cứu phải xác định thật cụ thể mục tiêu nghiên cứu và căn cứ vào mục tiêu đó để biết được chiến lược và thiết kế nghiên cứu mà mình sẽ phải sử dụng. Những mục đích, chiến lược và thiết kế nghiên cứu được trình bày dưới đây tập trung vào những nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe. 1.4.1. Ba mục đích nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe Hầu hết những nghiên cứu trong y khoa lập trung vào những bệnh tật (ví dụ thương hàn, sốt xuất huyết, bệnh mạch vành, ung thư. phổi, chấn thương tai nạn...), hoặc những vấn đề liên quan đến sức khỏe (ví dụ, hút thuốc lá, mại dâm, ma túy...), hoặc sử dụng một dịch vụ sức khỏe (ví dụ, chăm sóc tiền sản, chủng ngừa...). Chúng ta gọi chung tất cả những lĩnh vực đó là những hiện tượng sức khỏe. Khi quan tam đến một hiện tượng sức khỏe, những nhân viên y tế phải trả lời theo thứ tự ba câu hỏi: 1) Hiện tượng sức khỏe đó phổ biến như thế nào, xảy ra đối với ai ở đâu và khi nào; 2) Những yếu tố nào góp phần xác định sự xuất hiện của một hiện tượng sức khỏe, hay nói đơn giản hơn, những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng sức khỏe đó; 3) Nếu can thiệp vào những nguyên nhân đó. sức khỏe của người dân và cộng đồng có được cải thiện hay không và mức độ cải thiện là bao nhiêu. Bản chất của câu hỏi thứ ba là câu hỏi thứ nhì. Ba câu hỏi nói trên thể hiện 3 mục đích chính của những nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe, đó là: 1) Mô tả một hiện tượng sức khỏe; 2) Xác định những nguyên nhân (hay còn gọi là những yếu tố xác định) của một hiện tượng sức khỏe; 3) Đánh giá hiệu lực hoặc tác động của một biện pháp can thiệp sức khỏe. Bản chất của mục đích thứ ba là mục đích thứ nhì. Đê trả lời những câu hỏi nói trên, hay nói một cách khác để đạt được mục đích nghiên cứu, cụ thể là nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe, chúng ta có ba chiến lược cơ bản, mỗi chuyến lược tương ứng với một mục đích cụ thể kể trên. 1.4.2. Ba chiến lược cơ bản trong nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe Dưới đây là ba chiến lược cơ bản trong nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe, tương ứng theo thứ tự của ba mục đích nghiên cứu. Để trả lời câu hỏi thứ nhất, người nghiên cứu sẽ sử dụng chiến lược mô tả những đặc tính của một hiện tượng sức khỏe, bằng cách quan sát cả dân số, hoặc một mẫu đại diện được chọn ra từ dân số. Nội dung chi tiết của sự mô tả này được gọi là sự phân bố. Sự phân bố của một hiện tượng sức khỏe không phải là một sự mô tả chung chung, mà là sự mô tả sự xuất hiện của hiện tượng đó theo những đặc tính cụ thể của đối tượng nghiên cứu, theo không gian và thời gian mà hiện tượng đó đã xảy ra. Một chiến lược phụ, hoặc có thể được xem là kết quả của một dân số xác định. Ví dụ, khi mô tả sự phân bố bệnh của một dân số, gồm hai nhóm người A và B, nếu tỉ suất hiện mắc ở A là cao hơn B và nếu A mang những thuộc tính khác với B, thì những thuộc tính chỉ có (hoặc có nhiều hơn) ở A mà không có (hoặc ít hơn) ở B có thể là những nguyên nhân gây ra bệnh cho những người trong nhóm A. Một giả thuyết sẽ được hình thành về mối liên quan giữa những thuộc tính (được xem là nguyên nhân) chỉ có (hoặc có nhiều hơn) ở A và bệnh. 13
  14. Với câu hỏi thứ nhì, người nghiên cứu sẽ kiểm tra một giả thuyết bằng cách so sánh tần số của những yếu tố hoặc điều kiện trong các nhóm khác nhau, ví dụ so sánh tỉ lệ mắc bệnh trong hai nhóm có hoặc không có nguyên nhân, hoặc tỉ lệ nguyên nhân trong hai nhóm có hoặc không có bệnh. Để đánh giá một biện pháp can thiệp, ví dụ một phác đồ điều trị hoặc một chương trình giáo dục sức khỏe, người nghiên cứu cũng phải kiểm định một giả thuyết về sự khác biệt của hiệu lực can thiệp bằng cách so sánh tần số hiệu lực của phác đồ trong nhóm được can thiệp và nhóm chứng (không được can thiệp). Đây là chiến lược nghiên cứu để trả lời câu hỏi thứ ba và bản chất của chiến lược thứ ba là chiến lược thứ nhì. Những câu hỏi nghiên cứu về mọt hiện tượng sức khỏe, mục đích, chiến lược và những loại thiết kế nghiên cứu tương ứng được tóm tắt trong bảng 1.1. Những thiết kế nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết trong chương 4. Bảng 1.1. Câu hỏi nghiên cứu, mục đích, chiến lược và những thiết kế nghiên cứu tương ứng được sử dụng trong nghiên cứu tương ứng được sử dụng trong nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe. Thiết kế Câu hỏi Mục đích Chiến lược nghiên cứu nghiên nghiên cứu nghiên cứu cứu Mô tả sự phân bố của một Mô tả một hiện Hiện tượng sức hiện tượng sức khỏe tượng sức khỏe Nghiên khỏe xảy ra đối với So sánh tỉ suất hiện mắc Xác định mối liên cứu mô tả ai, ở đâu, khi nào? giữa các nhóm để hình quan nhân quả thành giả thuyết So sánh tần số của những Những nguyên nhân Xác định nguyên Nghiên yếu tố hoặc điều kiện trong của hiện tượng sức nhân của một hiện cứu phân các nhóm khác nhau để khỏe là gì? tượng sức khỏe tích kiểm định giả thuyết Can thiệp vào Đánh giá hiệu lực, So sánh tần số của hiệu quả Nghiên nguyên nhân cải tác động của một trong nhóm chứng để kiểm cứu can thiện được sức khỏe biện pháp can định giả thuyết thiệp hay không? thiệp 1.4.3. Những bước cơ bản trong nghiên cứu y khoa Hình 1.2 tóm lược theo trình tự những bước thực hiện một nghiên cứu khoa học, bao gồm những bước kỹ thuật và những bước quản lý. Bước đầu tiên là xác định vấn đề nghiên cứu bằng cách kỹ thuật và những bước quản lý. Bước đầu tiên là xác định vấn đề nghiên cứu bằng cách phân tích nhu cầu nghiên cứu, có nghĩa là xét nhưng cơ sở lý luận cho thấy tại sao hiện tượng sức khỏe đó cần phải được nghiên cứu. Sau đó, người nghiên cứu sẽ tìm dọc những tài liệu sát hợp với vấn đề àm mình quan tâm để hiểu cặn kẽ những điểm cần khảo sát. Khi đã có đầy đủ kiến thức về vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ xem lại một lần nữa ý nghĩa của vấn đề để khẳng định việc tiến hành nghiên cứu. Trong một số nghiên cứu, người nghiên cứu cần phải hình thành một giả thuyết và giả thuyết này sẽ được chứng minh trong quá trình phân tích dữ kiện. 14
  15. Việc lập kế hoạch nghiên cứu bao gồm xác định những mục tiêu nghiên cứu; chọn thiết kế nghiên cứu; xác định dân số và mẫu nghiên cứu; phương pháp thu thập xử lý và phân tích dữ kiện. Mục tiêu là phần quan trọng nhất của một đề cương nghiên cứu, vì nó chỉ ra cụ thể những đích mà người nghiên cứu phải đạt được và chính nó quyết định toàn bộ những phương pháp phải được sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Dân số nghiên cứu là tập hợp những đối tượng mà từ đó người nghiên cứu tìm những sự thật mà mình muốn biết. Dân số này thường lớn, do đó, người nghiên cứu sẽ chọn ra một số đối tượng cần thiết là những cách thức đo đạc, khảo sát để thu thập được những thông tin cần thiết từ mẫu nghiên cứu. Phương pháp xử lý và phân tích dữ kiện là những phương pháp và kỹ thuật để tính toán những kết quả giúp người nghiên cứu đạt được mục tiêu nghiên cứu, hay nói một cách khác, trả lời được câu hỏi nghiên cứu, có nghĩa là giải quyết được vấn đề mà mình quan tâm. Tất cả những bước kỹ thuật được thực hiện trong quá trình soạn đề cương và kết quả của quá trình này chính là đề cương nghiên cứu. Trong khi đó, những bước thực hiện kế hoạch, lý giải, kết luận và báo cáo thuộc quá trình tiến hành nghiên cứu. Những bước quản lý liên quan đến các hoạt động chuẩn bị và thực hiện nghiên cứu. Sau khi có được kinh phí, người nghiên cứu sẽ sắm những vật tư cần thiết, tìm và huấn luyện nhân sự, là những người tham gia trực tiếp vào các bước khác nhau, ví dụ, thu thập dữ kiện, xử lý, phân tích dữ kiện, giám sát, điều phối... Vì nhóm người nghiên cứu gồm nhiều người khác nhau, do đó, nên có những cẩm nang hướng dẫn cho từng loại thành viên của nhóm để qui định những việc phải làm trong từng tình huống cụ thể. Để tổ chức thu thập dữ kiện, địa bàn nghiên cứu phải được chuẩn bị trước về mặt hành chính và hậu cần và quan trọng nhất là xác định được danh sách những đối tượng sẽ được chọn để khảo sát. Trước khi tiến hành nghiên cứu thật, thông thường có một nghiên cứu nhỏ được thực hiện trong những điều kiện giống hệt như nghiên cứu thử, có mục đích trắc nghiệm tính khả thi của nghiên cứu thật và những kết quả của nó giúp người nghiên cứu chỉnh sửa lại đề cương nghiên cứu, nếu cần. Hoạt động quản lý cuối cùng là xếp đặt, lấy lại nhân sự và vật tư sau khi chấm dứt nghiên cứu. 15
  16. Hình 1.2. Những bước cơ bản để tiến hành một nghiên cứu khoa học trong y khoa 1.5. Dàn bài của một đề cương nghiên cứu khoa học trong y khoa Đề cương nghiên cứu là một văn bản kế hoạch chi tiết, gồm những bước kỹ thuật, theo một trình tự nhất định để thực hiện một nghiên cứu. Có một số ý kiến ý khác nhau về cấu trúc của đề cương, chủ yếu về tên gọi của một đề mục, ví dụ, mở đầu thay vì đặt vấn đề (mục 1, hình 1.3); hoặc thứ tự của một số mục, ví dụ, liệt kê (và định nghĩa biến số) nên được trình bày ở phần thu nhập dữ kiện thay vì đi tiếp theo sau mục tiêu. Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chất lượng của đề cương. Dàn bài được đề nghị trong hình 1.3 bao gồm những nội dung tối thiểu và cần thiết của một đề cương để nghiên cứu có thể được thực hiện với những sai sót ít nhất, nếu có. Tên đề tài nghiên cứu phải thể hiện rõ chủ đề nghiên cứu. Một số tác giả yêu cầu phải bắt đầu bằng một động từ, ví dụ, nghiên cứu, khảo sát, đánh giá. Tuy nhiên, “tên” là một danh từ, do đó, không nên bắt đầu bằng một động từ. Cũng có yêu cầu về số lượng từ tối đa được phép sử dụng. Tên đề tài không nên quá dài, nhưng số từ thật ra không phải là quan trọng tuyệt đối, miễn là chủ đề nghiên cứu được thể hiện rõ với những khóa cụ thể. Ngoài ra, nếu đề tài nghiên cứu là một hiện tượng sức khỏe thuộc 16
  17. lĩnh vực y tế cộng đồng, cần phải xác định thêm những tiêu chí cụ thể về đối tượng (ai), không gian (ở đâu) và thời gian (khi nào) mà nghiên cứu được thực hiện. Những nội dung của đề cương sẽ được trình bày chi tiết trong các chương tiếp theo. Hai điểm ít được quan tâm và thường bỏ bỏ sót trong một đề cương là y đức và khả năng khái quát hóa và tính ứng dụng. Một số người nghiên cứu lầm tưởng rằng chỉ những nghiên cứu can thiệp, ví dụ, thử một loại thuốc, mới cần phải bàn đến y đức và điều này là không cần đối với những nghiên cứu quan sát mà dữ kiện được thu thập bằng một bộ câu hỏi phỏng vấn. Thực ra, một câu hỏi phỏng vấn vần có thể xúc phạm và làm tổn hại đối tượng nghiên cứu. Do đó, bất kỳ nghiên cứu nào cũng phải xem xét xem những phương pháp và điều kiện được sử dụng có xâm hại đến tinh thần và thể xác của đối tượng nghiên cứu hay không. Khả năng khái quát hóa là khả năng suy diễn những kết quả có được từ mẫu nghiên cứu lên dân số chung mà từ đó mẫu đã được chọn. Người nghiên cứu cần căn cứ vào dân số nghiên cứu, cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu đã xác định để xét khả năng khái quát hóa. Ngoài ra, cần xác định những kết quả của nghiên cứu sẽ được ứng dụng trong những lĩnh vực thực tế nào. Tất cả những thông tin này sẽ giúp cho việc xét duyệt đề cương, trên cả hai khía cạnh chuyên môn và tài chính. 17
  18. Hình 1.3. Dàn bài của một đề cương nghiên cứu khoa học trong y khoa 18
  19. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Trong nghiên cứu định tính (qualitative research), giá trị và độ tin cậy liên quan đến: A. Tính trong sạch của phương pháp được sử dụng B. Giá trị lý thuyết và tính mô tả, diễn dịch (descriptive, interpretive) của kết quả C. Báo cáo trong một tạp chí học thuật D. Tất cả đúng 2. Những người tham gia thí nghiệm thường không được thông tin về các điều kiện thí nghiệm được phân công cho họ vì các lý do sau đây: A. Ngăn ngừa người tham gia thông tin bừa bãi B. Tránh việc kết quả bị ảnh hưởng bởi ý tưởng chủ quan C. Tránh việc kết quả bị ảnh hưởng bởi sự tưởng tượng của người đó D. Tất cả đúng 3. Quá trình tiến hành nghiên cứu theo thứ tự bao gồm: A. Tìm tư liệu xác định mục tiêu nghiên cứu, đạt được sự hỗ trợ của cơ quan chủ quản, thực hiện nghiên cứu, báo cáo kết quả B. Xác định đề tài nghiên cứu, nghiên cứu tư liệu liên quan đến đề tài, xác định hướng tiếp cận và phương pháp tiếp cận, xác định khuôn khổ lý thuyết và dữ liệu cần thiết cho việc đánh giá, thực hiện nghiên cứu, báo cáo kết quả. C. Xác định đề tài nghiên cứu, nghiên cứu thành quả cá nhân của các nhà khoa học liên quan đến đề tài, phỏng vấn, thực hiện nghiên cứu, báo cáo kết quả D. Xác định được vấn đề, tìm được người hướng dẫn, thu thập dữ liệu, tiến hành nghiên cứu và phân tích các dữ liệu, báo cáo kết quả. 4. Sự khác biệt chính giữa một nghiên cứu tương quan và thí nghiệm là: A. Trong thí nghiệm, những người tham gia đều nhận thức được về giả thuyết đang được thử nghiệm B. Trong thí nghiệm, tất cả các cá nhân đều được đối xử đồng đều như nhau C. Trong thí nghiệm, ta có thể thiết lập quan sát tự nhiên D. Trong thí nghiệm, ta có thể thay đổi các trị số của các biến độc lập 5. Ưu điểm chính của một nghiên cứu thử nghiệm, trái ngược với một nghiên cứu tương quan là: A. Nghiên cứu thử nghiệm ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi các biến độc lập như nghiên cứu tương quan B. Nghiên cứu thử nghiệm có thể dễ thực hiện hơn C. Nghiên cứu thử nghiệm có thể thực hiện nhanh hơn D. Nghiên cứu thử nghiệm có thể chứng minh được các liên hệ nguyên nhân và hệ quả rõ ràng hơn 6. Kỹ thuật thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định tính bao gồm: A. Quan sát C. Bảng khảo sát B. Phỏng vấn, có cấu trúc và không cấu trúc D. Tất cả đúng 7. Một lý thuyết được gọi là falsifiable (có thể phủ định) khi: A. Lý thuyết đó được dựa trên những kết quả không thể nhân rộng B. Lý thuyết đó có thể được thay thế bằng một nguyên lý đơn giản hay chính xác hơn C. Ứng dụng của lý thuyết đó có thể đưa đến kết quả mâu thuẫn với nó D. Ứng dụng của lý thuyết đó có thể đưa đến kết quả mơ hồ rằng nó phù hợp với bất kỳ và tất cả kết quả có thể đạt được 19
  20. 8. Khi nhóm nghiên cứu A tái lập một thí nghiệm của nhóm nghiên cứu B, nhưng không tái lập được kết quả (kết quả đạt được không giống với kết quả công bố), kết quả của nhóm nghiên cứu B được kết luận là không: A. Có tính tương quan B. Có tính trung thực C. Có ý nghĩa thống kê D. Có thể nhân rộng 9. Một lý thuyết loại suy là một lý thuyết có thể; A. Dùng để dự đoán được kết quả thử nghiệm qua các giả thuyết đối lập B. Làm ra các giả định không cần thiết C. Quá mơ hồ để có thể sử dụng được D. Nhân rộng các kết quả dựa trên lý thuyết đó 10. Phương pháp nghiên cứu nào cho phép thiết lập quan hệ nguyên nhân và hệ quả một cách đáng tin cậy nhất: A. Tương quan B. Thử nghiệm C. Quan sát thực địa D. Phân tích dữ liệu 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2