intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nghiên cứu khoa học (Ngành: Xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Nghiên cứu khoa học (Ngành: Xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng liên thông) được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên nắm được các kiến thức và kỹ năng cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học thường sử dụng trong Y sinh học, các phương pháp chọn mẫu nghiên cứu cơ bản, xử lý số liệu thống kê & viết báo cáo khoa học, cách trình bày một đề tài khoa học, tiểu luận tốt nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nghiên cứu khoa học (Ngành: Xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIẢNG DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH: XÉT NGHIỆM LIÊN THÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định 549/QĐ-CĐYT ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) THANH HÓA NĂM 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Giáo trình Nghiên cứu khoa học được các giảng viên Bộ môn Y tế công cộng biên soạn dùng cho hệ cao đẳng dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học Nghiên cứu khoa học giúp cho người học nắm Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học thường sử dụng trong Y sinh học, các phương pháp chọn mẫu nghiên cứu cơ bản, xử lý số liệu thống kê & viết báo cáo khoa học, cách trình bày một đề tài khoa học, tiểu luận tốt nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Mai Văn Bảy 2. Nguyễn Thị Kim Liên 3. Nguyễn Thanh Tuấn 4. Nguyễn Đăng Tấn 5. Trịnh Xuân Nhất
  4. MÔN HỌC Tên môn học: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Mã môn học: MH 29 Thời gian thực hiện môn học: 15 giờ (Lý thuyết: 14 . Thực hành: 0 giờ. Kiểm tra: 1) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC 1. Vị trí: Môn học “Nghiên cứu khoa học” là môn học thuộc khối kiến thức tự chọn, học năm thứ 3 là cơ sở để sinh viên viết tiểu luận tốt nghiệp. 2. Tính chất: - Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học thường sử dụng trong Y sinh học, các phương pháp chọn mẫu nghiên cứu cơ bản, xử lý số liệu thống kê & viết báo cáo khoa học, cách trình bày một đề tài khoa học, tiểu luận tốt nghiệp. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm và tầm quan trọng về nghiên cứu khoa học trong y sinh học - Nêu được các các phương pháp nghiên cứu Y sinh học - Nêu được các cách chọn mẫu, cách tính toán để có cỡ mẫu phù hợp - Nêu được cách trình bày và phiên giải số liệu. - Trình bày được các bước viết đề cương và đề tài nghiên cứu khoa học 2. Kỹ năng - Xây dựng được các bước và cách trình bày một đề cương hoặc một đề tài nghiên cứu khoa học. Từ đó vận dụng vào viết chuyên đề báo cáo tốt nghiệp - Nhận định đúng về tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học và bước đầu tiếp cận được cách làm đề cương và đề tài nghiên cứu khoa học. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Rèn luyện tính chịu khó và đam mê làm nghiên cứu khoa học và ý nghĩa thực tiễn của NCKH. - Có khả năng sáng tạo, làm việc độc lập và phối hợp theo nhóm. - Tự giác, tích cực và phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập. 4
  5. Bài 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG Y HỌC Thời gian : 2 giờ GIỚI THIỆU Nghiên cứu khoa học đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng hiểu biết của chúng ta về thế giới xung quanh và tìm ra giải pháp cho các vấn đề khác nhau. Đó là một quá trình khám phá, thử nghiệm, ứng dụng và nâng cao kiến thức một cách có hệ thống. A.Mục tiêu (Sau bài học này sinh viên phải nắm được): 1. Trình bày được các khái niệm về nghiên cứu khoa học trong Y học 2. Phân loại loại được các loại nghiên cứu khoa học B. Nội dung 2.1. Khái niệm về khoa học và nghiên cứu khoa học 2.1.1. Khoa học và nghiên cứu Khoa học là một hệ thống tri thức nhằm phản ánh các quy luật của tự nhiên và xã hội được thực tiễn kiểm nghiệm và có khả năng cải tạo thế giới hiện thực. Nghiên cứu (Research): là quá trình tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu một cách có tổ chức và có hệ thống. Bản chất cũng được coi là quá trình học tập, học hỏi và ngược lại học tập cũng là một quá trính nghiên cứu. Có hệ thống: vì NCKH bắt buộc phải được triển khai theo một quy trình báo gồm các bước khác nhau, để đảm bảo thu được các thông tin mong muốn một cách đầy đủ và chính xác. Có tổ chức: Các bước triển khai NCKH phải được cấu trúc và xắp xếp theo đúng trình tự với những phương pháp thích hợp, trong một phạm vi nhất định. Ví dụ: Nghiên cứu sản xuất thuốc kháng virus Covid-19. Nghiên cứu sản xuất Vaccin phòng Covid-19. 2.1.2. Nghiên cứu khoa học NCKH là quá trình tìm kiếm và phát hiện những vấn đề mà các nhà khoa học hoặc các nhà quản lý, hoạch định chính sách chưa biết hoặc chưa rõ ràng. Ví dụ: Nghiên cứu sản xuất Vaccin Nanocovax tại Việt Nam. Tại sao phải làm NCKH: Sinh viên kỹ thuật làm đồ án, sinh viên Đại học và sau đại học phải làm luận văn và luận án. Vì vậy giảng viên phải hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học ( Sinh viên cao đẳng làm Tiểu luận Tốt nghiệp để báo cáo trước Hội đồng khoa học). 2.2. Phân loại nghiên cứu khoa học 2.2.1. Phân loại theo loại hình nghiên cứu * Loại nghiên cứu khoa học cơ bản (Basic research): là loại NC mang tính phát minh tìm kiếm những vấn đề khoa học chưa biết. 5
  6. Ví dụ: Nghiên cứu lập bản đồ gen người, tìm thuốc điều trị ung thư, Covid- 19… * Loại nghiên cứu ứng dụng (Applied Research): là loại NC ứng dụng thành quả từ các nghiên cứu khác vào thực tiễn. Ví dụ: Nghiên cứu thử nghiệm Vacxin Nanocovax trên tình nguyện viên tại Việt Nam. Ứng dụng kỹ thuật đặt Stein mạch vành, ghép thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2021. * Loại nghiên cứu hành động (Action Research): là loại nghiên cứu ứng dụng đặc biệt được đề xuất để khắc phục nhược điểm của nghiên cứu ứng dụng. Ví dụ: Nghiên cứu hoạch định chính sách, nghiên cứu tiền khả thi các Dự án 2.2.2. Phân loại theo loại bản chất nghiên cứu * Nghiên cứu định lượng: Theo phương pháp ngoại suy, suy diễn dựa theo chủ nghĩa thực chứng. Có minh chứng, số liệu cụ thể có thể cân, đong, đo, đếm.. * Nghiên cứu định tính: Theo phương pháp quy nạp, dựa theo chủ nghĩa tự nhiên (cảm tính). Theo quan điểm, sở thích, nhận thức của từng người. 2.2.3. Phân loại theo thiết kế nghiên cứu dịch tễ học Đây là loại nghiên cứu Y học phổ biến nhất, bao gồm nghiên cứu quan sát và nghiên cứu can thiệp. Nghiên cứu quan sát bao gồm nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích. Nghiên cứu can thiệp bao gồm can thiệp phòng bệnh và thử nghiệm lâm sàng và thực địa. GHI NHỚ 1. NCKH là quá trình tìm kiếm và phát hiện những vấn đề mà các nhà khoa học hoặc các nhà quản lý, hoạch định chính sách chưa biết hoặc chưa rõ ràng. 2. Phân loại theo loại hình nghiên cứu * Loại nghiên cứu khoa học cơ bản * Loại nghiên cứu ứng dụng * Loại nghiên cứu hành động 3. Phân loại theo loại bản chất nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng và Nghiên cứu định tính: 4. Phân loại theo thiết kế nghiên cứu dịch tễ học Nghiên cứu quan sát và nghiên cứu can thiệp. Nghiên cứu quan sát bao gồm nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích.Nghiên cứu can thiệp bao gồm can thiệp phòng bệnh và thử nghiệm lâm sàng và thực địa. 6
  7. LƯỢNG GIÁ Câu 1: Nghiên cứu là quá trình tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu một cách………………… A. Có tổ chức B. Có hệ thống C. Có tổ chức và hệ thống. Câu 2; Phân loại NCKH theo loại hình nghiên cứu có mấy loại: A. Loại nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng B. Nghiên cứu hành động và nghiên cứu ứng dụng C. Loại nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu hành động. Câu 3; Phân loại NCKH theo loại bản chất nghiên cứu bao gồm: A. Nghiên cứu định lượng B. Nghiên cứu định tính: C. Cả 2 loại trên Câu 4; Phân loại NCKH theo thiết kế nghiên cứu dịch tễ học bao gồm: A. Nghiên cứu quan sát và nghiên cứu can thiệp. B. Nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích. C. Can thiệp phòng bệnh và thử nghiệm lâm sàng và thực địa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường đại học Y Hà Nội – Phương pháp nghiên cứu trong Y sinh học tập I, NXB. Y học, 2020. 2. Trường đại học Y Hà Nội - Phương pháp nghiên cứu trong Y sinh học tập II, NXB. Y học, 2020. 7
  8. Bài 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG Y HỌC Thời lượng: 2 giờ GIỚI THIỆU Nghiên cứu khoa học được thúc đẩy bởi mục tiêu nâng cao hiểu biết trong các lĩnh vực khác nhau như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y học, công nghệ, v.v. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng kiến thức, thúc đẩy đổi mới và giải quyết các vấn đề phức tạp mà xã hội đang phải đối mặt. Bằng cách tuân theo các nguyên tắc khoa học các nhà nghiên cứu tạo ra những kiến thức đáng tin cậy và có giá trị góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của các ngành tương ứng. A. Mục tiêu (Sau bài học này sinh viên phải nắm được): 1.Trình bày được các khái niệm cơ bản trong nghiên cứu khoa học. 2. Nêu được các loại thiết kế nghiên cứu dịch tễ học và nghiên cứu định tính. B. Nội dung I. Nghiên cứu định lượng 1. Khái niệm nghiên cứu khoa học NCKH là quá trình tìm kiếm và phát hiện những vấn đề mà các nhà khoa học hoặc các nhà quản lý, hoạch định chính sách chưa biết hoặc chưa rõ ràng. Chia nghiên cứu định lượng thành hai nhóm chính dựa trên bản chất của đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ban đầu và nghiên cứu sử dụng số liệu từ nghiên cứu khác. Nghiên cứu ban đầu là các nghiên cứu được thiết kế để thu thập các số liệu ban đầu ( primary data), sau đó tổng hợp, phân tích, trình bày và cuối cùng là công bố dưới dạng các báo cáo, luận văn và các bài báo khoa học. Nghiên cứu sử dụng số liệu từ nghiên cứu khác: Nghiên cứu tổng hợp có hệ thống và phân tích gộp. 2. Một số thiết kế nghiên cứu dịch tễ học phổ biến 2.1. Nghiên cứu quan sát: là nghiên cứu không hề tác động gì vào hiện tượng mình quan tâm mà chỉ đơn thuần quan sát hiện tượng đó mà không can thiệp gì. Chia 2 loại: Nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích. 2.1.1. Nghiên cứu mô tả Tùy theo thông tin mà người nghiên cứu muốn thu thập chia ra 2 loại: Thông tin quần thể và thông tin cá thể. A. Nghiên cứu tương quan: Thăm dò mối tương quan giữa yếu tố được cho là nguy cơ và một yếu tố khác được cho là hậu quả. Ví dụ: Tìm hiểu lượng tiêu thụ bia/rượu/ Người dân Thanh Hóa với tỷ lệ tử vong của tỉnh Thanh hóa. 8
  9. B. Nghiên cứu mô tả các bệnh hiếm/lạ: * Mô tả 1 ca bệnh chưa hề gặp, tỉ mỉ, chi tiết… * Mô tả một chùm bệnh hiếm. Ví dụ năm 2019 về bệnh Covid-2019 tại Vũ Hán Trung Quốc. C. Nghiên cứu mô tả các bệnh phổ biến * Mô tả một loạt các trường hợp bệnh: Hay dùng trong lâm sàng, mô tả các bệnh nhân đã và đang nằm viện. Ví dụ: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân sỏi mật tại khoa ngoại Gan mật Bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2021. * Nghiên cứu cắt ngang: Đây là nghiên cứu phổ biến nhất trong các nghiên cứu cộng đồng. Chủ nhiệm đề Đơn vị công TT Tên đề tài tài: tác Khảo sát nhận thức về đạo đức nghề Bộ môn Lý luận nghiệp của sinh viên ngành Dược ở chính trị -GDTC 1 ThS. Vũ Thị Thơm Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa hiện nay. Khảo sát tính tích cực học tập của sinh Bộ môn Lý luận 2 viên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa ThS. Đỗ Thị Hà chính trị - GDTC năm học 2020-2021. 2.1.2. Nghiên cứu phân tích: là loại nghiên cứu dọc do đối tượng nghiên cứu được theo dõi theo thời gian (hồi cứu hoặc tiến cứu). Ví dụ: So sánh kết quả xử trí khối u buồng trứng lành BSCKII.Nguyễn Bộ môn tính bằng phẫu thuật tại Bệnh viện phụ sản Thị Dung Sản Thanh Hóa trong 02 năm 2015 và 2020. * Nghiên cứu bệnh - chứng: Từ quần thể chọn nhóm bệnh và nhóm đối chứng tại thời điểm nghiên cứu và tương đồng để so sánh, đối chiểu. * Nghiên cứu thuần tập hay còn gọi là nghiên cứu dọc: Thuần tập tương lai và thuần tập lịch sử. 2.2. Nghiên cứu can thiệp 2.2.1. Can thiệp phòng bệnh: Can thiệp tại cộng đồng nhằm phòng ngừa sự xuất hiện bệnh tại cộng đồng. Ví dụ: Các nghiên cứu đánh giá tác dụng phòng bệnh của việc tiêm vaccine, giáo dục sức khỏe. 9
  10. 2.2.2. Các nghiên cứu lâm sàng: Bao gồm thử nghiệm lâm sàng, lâm sàng bắc cầu. 2.2.3. Thử nghiệm thực địa: thuộc nhóm nghiên cứu ghép cặp 3.3. Can thiệp cộng đồng có lồng ghép nhiều loại thiết kế nghiên cứu 3.4. Nghiên cứu tổng hợp có hệ thống Thu thập, tham khảo và tổng quan tài liệu. Tổng hợp có hệ thống là một loại hình thiết kế nghiên cứu có giá trị, sử dụng số liệu thứ cấp (các bài báo, báo cáo công bố) giúp tổng hợp và so sánh các nghiên cứu khác nhau trên thế giới. II. Nghiên cứu định tính 1.Khái niệm. NC định tính là sự hiểu biết về thế giới phức tạp thông qua quan điểm của con người sống trong đó. Nó quan tâm đến sự hiểu biết của những đối tượng nghiên cứu theo nguyên tắc tôn trọng bản chất tự nhiên của sự vật. 2. Các phương pháp và công cụ nghiên cứu định tính 2.1. Phỏng vấn sâu 2.1.1. Phỏng vấn không cấu trúc: giống nói chuyện, thoải mái và cởi mở trả lời 2.1.2. Phỏng vấn bán cấu trúc: Dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến 2.1.3. Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống: Phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau. 2.2. Thảo luận 2.2.1. Thảo luận nhóm tập trung; từ 6-8 người, có một số đặc điểm phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận 2.2.2. Phỏng vấn nhóm không chính thức:có giá trị đối với các can thiệp đã được lập kế hoạch trước. 2.3. Phương pháp quan sát: cung cấp thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi tự thuật của đối tượng. GHI NHỚ 1. Nghiên cứu quan sát chia 2 loại: Nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích. 2. Nghiên cứu mô tả bao gồm 4 nghiên cứu: Nghiên cứu tương quan, Nghiên cứu mô tả các bệnh hiếm/lạ, Nghiên cứu mô tả các bệnh phổ biến, Nghiên cứu cắt ngang. 3. Nghiên cứu phân tích: Nghiên cứu bệnh - chứng và nghiên cứu thuần tập hay còn gọi là nghiên cứu dọc. 4. Nghiên cứu can thiệp: Can thiệp phòng bệnh, thử nghiệm lâm sàng, thử nghiệm thực địa. 5. Các phương pháp và công cụ nghiên cứu định tính 10
  11. * Phỏng vấn sâu:Phỏng vấn không cấu trúc, Phỏng vấn bán cấu trúcvà Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống * Thảo luận: Thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn nhóm không chính thức * Phương pháp quan sát LƯỢNG GIÁ Câu 1: NCKH là quá trình ………………………..những vấn đề mà các nhà khoa học hoặc các nhà quản lý, hoạch định chính sách chưa biết hoặc chưa rõ ràng. A. Tìm kiếm và phát hiện B. Khám phá và phát minh C. Ứng dụng và sáng tạo Câu 2; Nghiên cứu ban đầu là các nghiên cứu được thiết kế để thu thập các số liệu ……………………sau đó tổng hợp, phân tích, trình bày và cuối cùng là công bố dưới dạng các báo cáo, luận văn và các bài báo khoa học. A. Đã có B. Ban đầu C. Được phân tích Câu 3; Nghiên cứu mô tả bao gồm mấy loại nghiên cứu. A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại Câu 4; Nghiên cứu phân tích là loại nghiên cứu …………..do đối tượng nghiên cứu được theo dõi theo thời gian (hồi cứu hoặc tiến cứu). A. Ngang B. Dọc C. Theo thời gian Câu 5: Phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính bao gồm: A. Phỏng vấn không cấu trúc và phỏng vấn bán cấu trúc B. Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống C. Cả 2 phương án trên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường đại học Y Hà Nội – Phương pháp nghiên cứu trong Y sinh học tập I, NXB. Y học, 2020. 2. Trường đại học Y Hà Nội - Phương pháp nghiên cứu trong Y sinh học tập II, NXB. Y học, 2020. 11
  12. BÀI 3. XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Thời lượng: 2 giờ GIỚI THIỆU Một trong những thao tác đầu tiên của việc triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học là… lựa chọn đề tài. Đối với nhà nghiên cứu, các đề tài thường được lựa chọn qua kinh nghiệm và kiến thức tích luỹ được, đặt trong bối cảnh yêu cầu về mặt chuyên môn, quản lí hoặc nhu cầu thực tế của xã hội. Nội dung nghiên cứu của một đề tài khoa học được phản ánh một cách cô đọng nhất trong tiêu đề của nó. Tên của đề tài cần có tính đơn nghĩa, khúc chiết, rõ ràng, mục tiêu cụ thể có thể đánh giá, đo lường và khả thi. A.Mục tiêu (Sau bài học này sinh viên phải nắm được): 1. Trình bày được lựa chọn và phân tích vấn đề nghiên cứu 2. Trình bày được cách viết tên đề tài và mục tiêu nghiên cứu. B. Nội dung 1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu ưu tiên 1.1. Tính bức thiết của vấn đề nghiên cứu 1.2. Tính xác đáng 1.3. Tính lặp lại 1.4. Sự chấp nhận của chính quyền và cơ quan quản lý đề tài 1.5. Vấn đề đạo đức 1.6. Tính khả thi 1.7. Tính ứng dụng của các kết quả có được Cho điểm từ 1-3 cộng tổng điểm của 7 vấn đề lại, điểm càng cao ưu tiên càng lớn. 2. Phân tích vấn đề nghiên cứu 2.1. Các bước phân tích trong vấn đề nghiên cứu Bước 1: Tham khảo tài liệu của các nghiên cứu trước đây 12
  13. Bước 2: Xác định rõ quan điểm của lãnh đạo, nhân viên y tế, người dân tại cộng đồng và người nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu. Bước 3: Mô tả và làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. Bước 4: Phân tích vấn đề 2.2. Phát triển cây vấn đề: Các yếu tố chính của một cây vấn đề gồm: 1. Vấn đề cốt lõi 2. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề cốt lõi 3. Các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến vấn đề cốt lõi 4. Các yếu tố hậu quả gần do vấn đề cốt lõi gây ra 5. Các yếu tố hậu quả xa do vấn đề cốt lõi gây ra 3. Cách viết đề tài và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Tên đề tài - Đặt tên đề tài trước khi bắt đầu nghiên cứu, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp - Tên đề tài thường bao gồm: Ai, cái gì, ở đâu, khi nào? - Phải bao phủ được vấn đề nghiên cứu - Càng ngắn gọn càng súc tích càng tốt. Không nên quá 30 từ - Có thể có hoặc không có động từ hành động Ví dụ: - Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của Sinh viên cao đẳng năm cuối Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2021. - Đánh giá hiệu quả phòng bệnh của Vaccin Nanocovax trên người từ 18 tuổi trở lên tại tỉnh Thanh Hóa năm 2021. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Khái niệm: Mục tiêu NC là cái mà nghiên cứu đó mong muốn đạt được. Tiêu chuẩn: - Phải bắt đầu bằng động từ hành động, có nội dung mong muốn đạt, thời gian, địa điểm nghiên cứu cụ thể. - Phù hợp với tên đề tài và liên quan đến phần trình bày vấn đề nghiên cứu. - Phù hợp với mục tiêu chung và được bao trùm bởi mục tiêu chung - Có thể sửa đổi lại sau khi triển khai nghiên cứu - Tên đề tài phải bao trùm cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Ví dụ: tên đề tài “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của Sinh viên cao đẳng năm cuối Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2021”. Mục tiêu chung: Đánh giá/Mô tả thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của Sinh viên cao đẳng năm cuối Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2021. 13
  14. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Mô tả/Đánh giá thực trạng kết quả học tập của Sinh viên cao đẳng năm thứ 3 Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2021. Mục tiêu 2: Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của Sinh viên cao đẳng năm thứ 3 Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2021. Các bước chuẩn bị cho xây dựng đề cương nghiên cứu CÂU HỎI CẦN ĐẶT CÁC BƯỚC TIẾN CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG RA HÀNH - Xác định vấn đề nghiên cứu. Vấn đề gì cần nghiên Lựa chọn, phân tích - Lụa chọn ưu tiên cho nghiên cứu. cứu? vấn đề cần nghiên - Phân tích vấn đề nghiên cứu. Tại sao phải nghiên cứu. - Điều chỉnh vấn đề nghiên cứu. cứu? Đã có sẵn những thông Tổng quan tài liệu. Tài liệu và các thông tin hiện có tin nào? khác. Tại sao chúng ta muốn Xác định mục tiêu - Các mục tiêu tổng quát và cụ thể. tiến hành nghiên cứu nghiên cứu - Giả thuyết nghiên cứu. này? Nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu gì? - Biến số. Cần phải có thêm thông Phương pháp nghiên - Các loại hình nghiên cứu. tin nào để đạt được mục cứu. - Kỹ thuật thu thập thông tin. Tiêu nghiên cứu? Dự - Chọn cỡ mẫu. định thu thập những - Kế hoạch thu thập số liệu. thông tin này như thế - Kế hoạch xử lý và phân tích số nào? liệu. Ai sẽ làm việc gì? Làm Kế hoạch nghiên - Nhân lực. khi nào? cứu. - Chương trình. - Quản lý. Quản lý nghiên cứu, kết Kế hoạch quản lý và - Giám sát. quả sẽ được sử dụng sử dụng kết quả - Xác định những người có thể sử như thế nào? nghiên cứu. dụng kết quả nghiên cứu. Cần những nguồn lực Dự trù tài chính. - Vật liệu. Phương tiện. nào để thực thi nghiên cứu. - Tiền (Kinh phíNCKH). Dự định trình bày đề Tóm tắt đề cương - Thời gian bảo vệ đề cương theo cương nghiên cứu thế kế hoạch dự kiến (Tiến độ thực nào? hiện). 14
  15. GHI NHỚ 1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu ưu tiên có 7 tiêu chí: 2. Các bước phân tích trong vấn đề nghiên cứu: có 4 bước Bước 1: Tham khảo tài liệu của các nghiên cứu trước đây Bước 2: Xác định rõ quan điểm của lãnh đạo, nhân viên y tế, người dân tại cộng đồng và người nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu. Bước 3: Mô tả và làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. Bước 4: Phân tích vấn đề 3. Tiêu chuẩn:Phải bắt đầu bằng động từ hành động, có nội dung mong muốn đạt, thời gian, địa điểm nghiên cứu cụ thể.Phù hợp với tên đề tài và liên quan đến phần trình bày vấn đề nghiên cứu.Phù hợp với mục tiêu chung và được bao trùm bởi mục tiêu chung. Có thể sửa đổi lại sau khi triển khai nghiên cứu. Tên đề tài phải bao trùm cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. 4. Yêu cầu tên đề tài: Đặt tên đề tài trước khi bắt đầu nghiên cứu, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp. Tên đề tài thường bao gồm: Ai, cái gì, ở đâu, khi nào. Phải bao phủ được vấn đề nghiên cứu. Càng ngắn gọn càng súc tích càng tốt. Không nên quá 30 từ. Có thể có hoặc không có động từ hành động. LƯỢNG GIÁ Câu 1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu ưu tiên có mấy tiêu chí. A. 5 tiêu chí B. 6 tiêu chí C. 7 tiêu chí Câu 2: Có mấy bước phân tích trong vấn đề nghiên cứu A. 3 bước B. 4 bước C. 5 bước Câu 3; Đặt tên đề tài NCKH khi nào. A. Trước khi bắt đầu nghiên cứu, B. Sau khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu C. Sau khi phân tích vấn đề nghiên cứu Câu 4; Khái niệm mục tiêu nghiên cứu nào là đúng nhất. A. Tiêu chí phải đạt được B. Cái mà nghiên cứu đó mong muốn đạt được. C. Đích để phấn đấu TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
  16. 1. Trường đại học Y Hà Nội – Phương pháp nghiên cứu trong Y sinh học tập I, NXB. Y học, 2020. 2. Trường đại học Y Hà Nội - Phương pháp nghiên cứu trong Y sinh học tập II, NXB. Y học, 2020. 16
  17. BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU GIỚI THIỆU Chọn mẫu là nội dung rất quan trọng trong nghiên cứu vì liên quan trực tiếp đến tính đại diện cho nhóm. Mẫu mang tính đại diện cho nhóm càng cao thì số liệu khảo sát càng có giá trị và độ tin cậy của nghiên cứu càng cao. Bài viết này giới thiệu khái quát một số khái niệm liên quan đến mẫu và các phương pháp chọn mẫu. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên phải: 1. Trình bày được các phương pháp chọn mẫu thường áp dụng trong nghiên cứu Y sinh học. 2. Trình bày được nguyên tắc thu thập số liệu, thiết kế một số công cụ thu thập số liệu Nội dung: I. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 1. Đại cương về mẫu và cỡ mẫu Một nghiên cứu sẽ có giá trị hơn nếu tất cả các cá thể trong một quần thể được bao hàm trong nghiên cứu. Tuy nhiên điều này thường rất khó thục hiện vì đa số các quần thể nghiên cứu thường quá lớn. Trên thực tế, một đặc trưng của quần thể có thể được ngoại suy từ kết quả thu được từ một mẫu được rút ra từ quần thể này. Sự ngoại suy này sẽ chính xác hơn neếu nư mẫu nghiên cứu đại diện cho quần thể và đủ lớn. Ba câu hỏi thường được đặt ra khi chọn mẫu là: - Quần thể nào mà từ đó mẫu sẽ được lấy ra cho nghiên cứu? - Làm thế nào để mẫu có thể đại diện cho quần thể nghiên cứu? - Mẫu bao nhiêu là đủ cho một nghiên cứu? Trả lời cho 3 câu hỏi này chính là giải quyết vấn đề xác định quần thể nghiên cứu, chịn mẫu và xác định cớ mẫu cho một nghiên cứu. Một thiết kế mẫu được cho là tốt nếu như nó đáp ứng một số tiêu chuẩn sau: - Đại diện cho quần thể nghiên cứu: Khi nó có tất cả các tính chất cơ bản của quần thể mà từ đó nó được rút ra - Mẫu là đủ lớn: Để có thể cho phép khái quát hóa một cách tin cậy cho quần thể nghiên cứu - Tính thực tế và tiện lợi: Thu thập số liệu dễ dàng - Tính kinh tế và hiệu quả: Thông tin thu được là nhiều nhất trong khi chi phí là thấp nhất 17
  18. 2. Chọn mẫu Có hai loại chọn mẫu cơ bản: Chọn mẫu xác suất và không xác suất. 2.1. Mẫu không xác suất - Mẫu mục đích: Là loại mẫu nghiên cứu dựa vào mục đích của người nghiên cứu; không có các yêu cầu của chọn mẫu và tính cỡ mẫu. - Mẫu kinh nghiệm: Là loại mẫu nghiên cứu dựa vào kinh nghiệm của nhà nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu. - Mẫu tiện lợi (Thuận tiện): Là loại mẫu thiết kế để làm sao cho việc lấy đơn giản và tiện lợi. Yêu cầu phải có tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân, đối tượng nghiên cứu chính xác, cụ thể. 2.2. Mẫu xác suất Bao gồm các loại chọn mẫu sau: - Mẫu ngẫu nhiên đơn. - Mẫu ngẫu nhiên hệ thống. - Mẫu ngẫu nhiên phân tầng. - Mẫu chùm. 2.2.1. Mẫu ngẫu nhiên đơn. Là loại mẫu nghiên cứu trong đó các cá thể có cơ hội được chọn như nhau vào mẫu nghiên cứu. - Cách tiến hành: + Sử dụng bảng số ngẫu nhiên. + Có thể dùng cách bốc thăm, rút số đồng tiền, quay cổ chai để chọn (khi quần thể nghiên cứu nhỏ). + Ưu điểm: Là cơ sở cho các kỹ thuật chọn mẫu khác. + Nhược điểm: Tốn kém, tốn thời gian vì mẫu phân tán trong quần thể; không thuận tiện; không thích hợp cho các bệnh phân bổ theo tuổi, giới v.v. 2. 2.2. Mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Là loại mẫu nghiên cứu giống như mẫu ngẫu nhiên đơn nhưng các cá thể được chọn cách nhau một khoảng cách nhất định. - Các bước tiến hành chọn: + Tính khoảng cách mẫu k = N/n + Chọn số ngẫu nhiên đầu tiên < k ( theo bảng số ngẫu nhiên). + Tìm các số sau bằng số trước nó + k * Ví dụ: Chọn 7 cá thể trong số 70 người để nghiên cứu ta làm như sau: Tính k = N/n = 70/7 = 10 18
  19. Chọn trên bảng số được một số ngẫu nhiên nhỏ hơn 10, giả sử đó là 8, đó chính là các thể đầu tiên, Cá thể thứ hai là 8 + 10 = 18, cá thể thứ ba là 28…cá thể cuối cùng là 68. * Ưu điểm: Dễ triển khai hơn mẫu ngẫu nhiên đơn. * Nhược điểm: Không thích hợp cho các đặc trưng nghiên cứu phân bố theo chu kỳ. 2.2.3. Mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Là một mẫu nghiên cứu mà quần thể được chia làm nhiều tầng riêng biệt, mỗi tầng có số lượng cá thể nhất định được chọn vào mẫu nghiên cứu. + Định nghĩa tầng: Là tập hợp các cá thể tương đối giống nhau về đặc trưng nghiên cứu. + Phân bổ các cá thể vào các tầng: cân xứng và không cân xứng. * Ví dụ: Một nghiên cứu về mô hình bệnh tật và sử dụng dịch vụ y tế được tiến hành tại huyện A năm 1995. Mẫu phân tầng được chọn để nghiên cứu được chọn như sau: Đầu tiên chia huyện thành 3 vùng: vùng núi cao, vùng núi, vùng trung du. Sau đó liệt kê các xã vào từng vùng rồi chọn ngẫu nhiên mỗi vùng 2 xã để nghiên cứu . Tất cả các cá thể trong 6 xã đều được nghiên cứu. * Ưu điểm: Giá thành thấp; chính xác hơn các mẫu khác nếu các đặc trưng nghiên cứu đồng nhất trong từng tầng; có cả thông tin trên từng tầng lẫn cả thông tin của các tầng. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 1. Nguyên tắc thu thập số liệu Việc lựa chọn phương pháp thu thập số liệu thích hợp là bước rất quan trọng đảm bảo tính chính xác của thông tin cũng như tính khả thi trong nghiên cứu. Một số nguyên tắc lựa chọn phương pháp và công cụ thu thập số liệu: - Đơn giản, dễ sử dụng, đặc biệt là khi triển khai trên một phạm vi rộng lớn tại cộng đồng - Có giá trị khoa học cao, ít sai số trong quá trình thu thập - Sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có tại địa phương - Dễ dàng phân tích, xử lý các số liệu thu được 2. Thiết kế một số công cụ thu thập số liệu 2.1. Tính phù hợp giữa kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu Kỹ thuật thu thập số liệu Công cụ thu thập số liệu - Sử dụng thông tin có sẵn - Phiếu điền, khung số liệu - Quan sát, thăm khám, xét nghiệm - Cảm quan, bảng kiểm, bệnh án.. - Phỏng vấn, thảo luận nhóm - Phiếu hướng dẫn phỏng vấn, băng ghi - Tự điền vào phiếu hỏi âm - Bộ câu hỏi 19
  20. 2.2. Yếu tố quyết định việc lựa chọn kỹ thuật thu thập số liệu - Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: quyết định các biến số cần thu thập - Đối tượng nghiên cứu ( hộ gia đình, người, mẫu đất, nước), đối tượng quan sát đo lường (hố xí, giếng nước..) - Loại nghiên cứu ( định tính hay định lượng hoặc phối hợp, thăm dò, mô tả hay phân tích..) - Thông tin thu thập : thông tin có sẵn ( hồ sơ, bệnh án...) hay phải điều tra 2.3. Loại công cụ thu thập số liệu Trong các công cụ thu thập số liệu, bộ câu hỏi và bảng kiểm là hai loại hay gặp nhất 2.3.1. Phiếu hỏi cho phỏng vấn Bao gồm: - Phiếu hỏi phỏng vấn qua bưu điện - Phiếu hỏi phỏng vấn trực tiếp - Phiếu hỏi cho phỏng vấn sâu - Bệnh án, phiếu ghi chép kết quả xét nghiệm Số liệu được thu thập bằng cách người điều tra hỏi và ghi chép trực tiếp vào phiếu hỏi, do vậy, nó thường đơn giản hơn, có thể kết hợp giữa hỏi, quan sát, thăm khám, xét nghiệm để lây thông tin 2.3.2. Bộ câu hỏi Bao gồm: - Bộ câu hỏi chuyển qua bưu điện - Phiếu thăm dò, biểu mẫu Đối tượng tự đọc, hiểu và trả lời trực tiếp vào phiếu, không cần có điều tra viên do vậy, phải thiết kế chặt chẽ, dễ hiểu 2.3.3. Loại kết hợp Đối tượng tự trả lời câu hỏi với sự có mặt của ngừơi điều tra: thường làm với một nhóm đối tượng cùng lúc 2.4. Các yếu tố cân nhắc khi thiết kế bộ câu hỏi - Mục đích nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu - Các giả thuyết nghiên cứu: thông tin cần có để kiểm định giả thuyết - Các biến số, chỉ số, thông tin cần thu thập - Kế hoạch phân tích số liệu, các thành phần trong bảng giả - Các nguồn lực hiện có - Đặc điểm quần thể nghiên cứu 2.5. Loại câu hỏi 2.5.1. Câu hỏi đóng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1