intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình nội bộ Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(LHNB) Cuốn giáo trình "Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp" giúp cho sinh viên nắm được các kiến thức về thiết kế các mô hình trồng trọt, nông lâm nghiệp, nắm được một số kỹ thuật trồng trọt, đánh giá được hiệu quả kinh tế, tìm hiểu thị trường các sản phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình nội bộ Rèn nghề 4 – Tìm hiểu hệ thống sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ NGUYỄN THỊ GIANG ­ LƯU THỊ THÙY LINH – TRẦN VIỆT DŨNG GIÁO TRÌNH NỘI BỘ RÈN NGHỀ 4 – TÌM HIỂU HỆ  THỐNG SẢN XUẤT TRỒNG  TRỌT, LÂM NGHIỆP Dành cho sinh viên ngành:  Phát triển nông thôn (Tài liệu lưu hành nội bộ)
  2. LỜI NÓI ĐẦU Cuốn giáo trình này giúp cho sinh viên nắm được các kiến thức về thiết  kế các mô hình trồng trọt, nông lâm nghiệp, nắm được một số kỹ thuật trồng   trọt, đánh giá được hiệu quả kinh tế, tìm hiểu thị trường các sản phẩm. Trong quá trình biên soạn, tuy đã cố gắng nhưng không tránh khỏi sai sót, rất   mong sự đóng góp từ đồng nghiệp. Xin trân thành cảm ơn. TẬP THỂ TÁC GIẢ 2
  3. MỤC LỤC 3
  4. Bài 1 KỸ THUẬT THIẾT KẾ MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT 1. Tìm hiểu về thiết kế vườn cây ăn quả  1.1. Các mẫu thiết kế vườn 1.1.1. Mẫu thiết kế vườn trên đất dốc – Nên thiết lập vườn tại vùng có đất phù sa ven sông, đất phù sa cổ, đất đồi  Feralit đỏ  hoặc Feralit vàng đỏ, đất thung lũng  ở  các vùng núi. Các loại đất trên  thường có kết cấu đất xốp và nhẹ  với tầng bề  mặt dầy trên 80 cm; thoát nước;   mực nước ngầm dưới 1m; độ pH từ 5,5 – 6,5; độ dốc không quá 20 – 250. – Lập vườn trên đất dốc cần chống xói mòn bằng cách tạo các luống bậc  thang rộng 3­5 m theo đường đồng mức. Các hàng cây bố trí theo hướng Bắc­Nam.   Bố trí vườn cạnh hoặc gần nguồn nước để chủ động nướ tưới trong điều kiện khô  hạn, có rãnh thoát nước trong mùa mưa lũ. 4
  5. Ngoài các chú ý trên còn nên chọn vị  trí thuận lợi giao thông để  dễ  vận  chuyển quả đến nơi tiêu thụ. Tránh các vùng hay xảy ra rét đậm, rét hại và sương   giá. Toàn bộ  vườn trồng kín cỏ  trừ  tán cây xung quanh gốc. Cỏ  Axonopus được trồng   trong các rãnh thoát nước. – Keo tai tượng là loại cây thích hợp và đã được trồng làm hàng rào chắn gió.  Chúng được trồng 2­3 hàng tạo thành vành đai bao quanh phía đỉnh đồi (Bắc), phía  Nam và đường bao phía Đông của vườn. – Thiết kế hệ thống tưới: Nước được bơm từ trạm bơm nằm cuối vườn  về phía Nam theo đường ống phi 4”  đặt ngầm dưới đất lên bể  chứa trên đỉnh đồi (Hình 3). Nước tưới sau đó theo 5  đường  ống dẫn chính (phi 2”) chia nước xuống các lô. Tại mỗi lô chính sẽ  có 10   van khóa (phi 0,5”) để lấy nước trực tiếp tưới cho cây theo hệ thống tưới nhỏ giọt. 1.1.2. Lập vườn trên đất thấp trũng  Cần lên líp tôn cao đất để trồng cây. Đặc biệt chú trọng các biện pháp chống  úng ngập cho cây. a) Chuẩn bị vườn trồng:Toàn bộ cây hoang chặt bỏ và đào gốc rồi vùi xuống rạch  nằm trong vườn. b) Thoát nước bề  mặt: Vườn bao gồm 5 hàng trồng cây chính, mỗi hàng rộng 5­ 5,6m .  Rãnh thoát nước chính A chạy dọc hướng Bắc và rộng 180x sâu 30­ 60cm. Toàn bộ  nước bề  mặt sẽ  được dồn về  một hố  ga chính trước khi thoát ra   rạch quanh vườn. Giữa các hàng trồng cây là rãnh B rộng 150x sâu 30cm cùng đổ dồn vào rãnh A, bao   quanh vườn là rãnh C rộng 30cm x sâu 30cm. Rãnh D bao quanh nhà vườn rộng   20cm x sâu 20cm. Cả hai rãnh C và D cùng chảy thẳng ra rạch. c)Thoát nước ngầm:  Các hệ  thống rãnh thoát nước ngầm rộng 30cm và  ở  độ  sâu 90­100cm nối  liền với nhau. Cành cây nhãn chặt bỏ được đặt nằm dưới đáy rồi phủ bằng thân lạc  hoặc sỏi đá và cuối cùng lấp đất lên. Nước ngầm trong hệ thống thoát ngầm được  đổ dồn vào một hố ga sâu 140cm (Hình 6) trước khi được bơm đổ ra ngoài rạch. 5
  6. 1.2. Trồng cây trong vườn 1.2.1. Đào hố, bón phân lót và lấp hố Hố trồng CAQ có múi cần đào to, kích thước hố nên là 0,8 x 0,8 x 0,8m hoăc   1 x 1 x 1m tùy thuộc vào tính chất đất và địa hình. Nếu tầng đất dưới rắn chắc (đất   sét, đá ong…) hoặc mạch nước ngầm cao nên đào hố  rộng hơn thay vì đào sâu,  ở  vùng đất xấu nghèo dinh dưỡng cần đào hố to và sâu hơn. Khi đào đất trồng cây cần lưu ý đổ  riêng lớp đất màu phía trên về một bên,   lớp đất phía dưới về một bên. Khi đào hố xong, phần đất màu của mỗi hố được trộn đều với phân chuồng,   phân hóa học và vôi bột. Khi lấp hố cần cho một lớp đất đáy xuống trước, sau đó  cho hỗn hợp phân xuống sau. Trộn đều phân với đất, vun thành vồng đất cao 15­ 20   cm so với mặt đất vườn (Hình 8) để  khi đất lún cây không bị  trũng, không bị  úng  nước, tránh,được nấm bệnh Phytophthora gây thối gốc. 1.2.2. Trồng cây, chống cây và tưới nước Dùng dao hay kéo cắt đáy và phía bên túi bầu ra. Lúc trồng chỉ cần đào một hố  lớn hơn bầu cây một ít ở  giữa vồng đất, tháo  bỏ  túi bầu và mặt thẳng cây xuống rồi lấy ngay phần đất vừa đào lên lấp lại cho   kín và nén nhẹ, không nên lấp đất cao phủ lên mắt ghép. Sau khi trồng cây xong dùng một hoặc hai đoạn cọc tre hoặc gỗ  chống giữ  cho cây luôn đứng thẳng. Cọc chống cần cắm nghiêng và cách một khoảng cách  nhất định với thân cây để tránh làm bộ rễ cây bị tổn thương. Dùng dây vải hoặc dây cao su (cắt từ  săm xe cũ) buộc nhẹ vào cọc. Sau khi  trồng phải tưới nước ngay cho cây (kể  cả  trong mùa mưa). Phải tưới cây sao cho   giữ được độ ẩm đất đạt 70% trở lên trong 2 tuần để cây không chết. Lượng nước   tưới lần đầu khoảng 10 lít/cây, sau đó tùy thời tiết có thể  cách 2­3 ngày tưới một  lần. Trước khi tưới nên chọc hai lỗ bên gốc cây để nước ngấm dễ. Không tưới vào   thân cây để tránh bị bệnh. 1.2.3. Mật độ trồng Tùy thuộc vào giống và khả  năng thâm canh của từng hộ  gia đình, cam nên  trồng với mật độ  400 hoặc 500 cây/ha tương đương 4 x 5m hoặc 5 x 5m. Quít có  6
  7. thể  trổng dày hơn 600 – 700 cây/ha, nhưng bưởi lại trồng thưa hơn 300 – 350   cây/ha. 1.2.4. Làm cỏ Thời kỳ  kiến thiết cơ  bản có thể  trồng xen các loại cây họ  đậu để  cải tạo  đất và chống xói mòn. Thân lá cây họ  đậu có thể  dùng tủ  gốc cho cây. Chú ý xới  nhẹ làm sạch cỏ xung quanh tán cây koặn tủ gốc để chống cỏ mọc. Phần ngoài tán  cây cũng như  giữa các hàng cây phải giữ  thảm cỏ  để  vừa giữ   ẩm đất, vừa chống   xói mòn đất và tạo nơi cư trú của những côn trùng có ích. Khi cây đang  ở  thời kỳ  kinh doanh vẫn phải duy trì thảm cỏ  trong vườn.   Không nên cày xới giữa các hàng cây quanh tán cây. 1.3. Phân bón và kỹ thuật bón Cây ăn quả  cần được bón phân đầy đủ  để  cho năng suất cao và chất lượng   quả tốt. 1.3.1. Bón lót: Cần 3 loại chính: phân chuồng, vôi bột và phân hóa học, liều lượng tùy loại  cây. Các loại phân bón kể trên trộn đều với đất và cho vào hố đào trước khi trồng. 1.3.2. Bón định kỳ hàng năm ở thời kỳ kiến thiết cơ bản – Phân chuồng: Hàng năm bón bổ  sung 40­50kg phân hữu cơ cho một cây, đào rãnh xung  quanh tán cây hoặc rãnh đứt đoạn theo tán cây sâu 25­30cm, bón phân chuồng kết   hợp với phân hóa học vào rãnh rồi lấp đất lại. – Phân hóa học: lượng phân bón nên bón từ 3­4 lần/năm. 1.3.3. Bón định kỳ hàng năm ở thời kỳ kinh doanh Thời kỳ này lượng phân hữu cơ cũng bón tương tự như thời kỳ kiến thiết cơ  bản. Thông thường người ta bón phân hữu cơ  sau khi thu hoạch quả  một tháng.   Lượng phân hóa học bón cho cây 4­5 tuổi tăng dần theo nhu cầu của cây. Từ  năm  thứ 6 trở đi phân hóa học được bón theo năng suất quả/cây của vụ trước. Ví dụ bón cho cam: Loại phân Cây thời kỳ kinh doanh căn cứ vào năng suất quả/câycủa vụ trước 7
  8. 20kg 40kg 60kg 90kg 120kg 150kg quả/cây quả/cây quả/cây quả/cây quả/cây quả/cây Ure 650 1100 1300 1750 2200 2600 Lân Super 850 1400 1700 2250 2800 3400 KCL 350 650 750 1000 1250 1500 Thời kỳ bón phân và số lượng từng lần bón hiệu quả với cây ăn quả  có múi  được tổng kết như sau: Sau thu hoạch một tháng, tiến hành bón 40% đạm + 100% lân + 30% kali +   toàn bộ phân hữu cơ (tháng 11­12). Thời kỳ ra lộc xuân, ra hoa và sau đậu quả (tháng 2­4) Thời kỳ quả lớn: 30% đạm + 40% Kali (tháng 7­8). Ngoài   phân  đa   lượng  cần  chú   ý   bón  bổ   sung  các   loại   phân  bón  có   chứa   mangan. kẽm, magiê. Trên đất thiếu lưu hùynh có thể  bón ½ đạm Ure + ½ đạm  Sulfate. Vôi cũng rất cần cho CAQ vì vừa cung cấp canxi cho cây vừa chống chua cho đất.   Nếu đất bị chua với độ pH dưới 5,0 rễ cây sẽ bị ngộ độc bởi nhôm (aluminium) hay   mangan (manganese) và có thể gây ra hiện tượng thiếu những nguyên tố dinh dưỡng  dễ liên kết với đất như canxi (Ca), manhê (Mg), Lân (P) và molypden (Mo). 1.4. Tưới nước và phương pháp tưới nước 1.4.1. Nhu cầu nước của các giai đoạn sinh trưởng cây Nước rất cần cho sinh trưởng và phát triển của cây. Do vậy nên chọn điểm  lập vườn bên cạnh hoặc gần nguồn nước hoặc có thể đào giếng để  có nước tưới.  Thiết kế vườn trồng phải luôn gắn liền với hệ thống tưới hoặc tiêu nước. Ngay sau khi trồng, cây con cần được tưới nước ngay để  cho cây sớm hồi   xanh và bén rễ. Trong thời kỳ cây non chưa ra quả, mỗi tháng phải tưới ít nhất 1­2   lần cho cây nếu trời không mưa. Khi cây đã trưởng thành ra quả, nhu cầu tưới nước thay đổi tuỳ  theo giai   đoạn sinh trưởng của cây. – Giai đoạn ra hoa, đậu quả  và phát triển lộc mới: Giai đoạn này nếu trời  không mưa rất cần tưới để  có một độ  ẩm đất tối ưu cho cây. Cây chỉ  hơi bị thiếu  nước ở giai đoạn này sẽ dẫn tới lá bị nhỏ và cành lộc bị ngắn. Thiếu nước nghiêm  8
  9. trọng sẽ làm lá kém phát triển, hoa nở không đầy đủ, đậu quả  kém và quả  bị rụng   nhiều. – Giai đoạn quả phát triển: Đó là khi kết thúc rụng quả sinh lý và những quả  còn trên cây bắt đầu phát triển, lá của các lộc mới cũng mọc đạt kích thước đầy đủ.  Đây là lúc cây cần một lượng nước lớn nhất. Nhất thiết phải tưới cho cây nếu trời  không mưa hoặc mưa không đủ nước cho cây. – Giai đoạn quả  chín:  Ở  giai đoạn này nếu độ   ẩm đất cao sẽ  làm cành lá   phát triển tạo ra một tác động tiêu cực đến chất lượng quả  và phân hoá mầm hoa.  Do vậy không nên tưới nước vào giai đoạn này. Nếu trời mưa cần thoát nước  nhanh khỏi vườn. – Sau thu hoạch: Nếu trời không mưa, khô hạn nên tưới một lượng nước   nhỏ đủ giúp cho cây phục hồi sau khi cho quả và tăng cường phân hoá học. 1.4.2. Các phương pháp tưới: – Tưới rãnh: Phương pháp này được sử dụng nếu vườn có địa hình bằng phẳng và nguồn  nước dồi dào. Đào những rãnh dọc theo luống cây rồi tháo nước vào đầy rãnh để  cho nước ngấm vào đất quanh tán cây. Khi bảo đảm toàn bộ  rễ  cây đã nhận đủ  nước thì tháo nước khỏi rãnh. Phương pháp này tiết kiệm  đầu tư nhưng lãng phi  nước. – Tưới bằng ống dẫn cho từng cây: Xem phần thiết kế vườn. 1.5. Tạo tán và đốn tỉa cây ăn quả Cây ăn quả là cây lâu năm, khỏe mạnh chúng có thể sống đến 20­30 năm và  ra hoa kết quả hàng năm. Tuy nhiên, nếu không duy trì cây đúng kích thước và chiều   cao, tán cây trong vườn sản xuất sẽ không đồng đều và phát triển rậm rạp. Trong   những vườn cây rậm rạp như  vậy sâu bệnh dễ  phát sinh gây hại, chất lượng quả  trở  nên kém và không ra quả  đều hàng năm. Do vậy, một chương trình tạo tán và   đốn tỉa đúng đắn sẽ rất quan trọng để duy trì một vườn CAQ khỏe mạnh, năng suất  và chất lượng. 1.5.1. Mục đích của tạo tán và đốn tỉa Tạo tán và đốn tỉa nhằm 3 mục đích: 9
  10. Một là: Giúp cho ánh sáng và không khí tới lá để  nâng cao tổng số diện tích   lá hữu hiệu và tăng cường quang hợp. Nếu các cành cây được phân bổ  và định   hướng tốt chúng sẽ  có một không gian đầy ánh sáng. Điều đó cải thiện tính hữu  hiệu của việc sử  dụng nước cũng như  chuyển đổi các chất dinh dưỡng của cây.   Kết quả là năng suất và chất lượng quả được nâng cao. Hai là: Tạo tán và đốn tiả đúng cách sẽ giúp cho cây có một kích thước đúng  đắn. Nhờ  vậy, người trồng có thể  dễ  dàng kiểm soát và quản lý các cây trong   vườn, nâng cao sức sống (thể  chất) của cây, tăng cường sức chống chịu với các  điều kiện bất thuận cũng như duy trì một cân bằng hữu hiệu nhất giữa sinh trưởng   thân lá và ra quả. Ba là: Một vườn CAQ được đốn tỉa cẩn thận ngăn nắp sẽ tạo một ấn tượng   tốt đẹp về cảnh quan sinh thái cũng như  tay nghề quản lý của chủ  vườn. Điều rất   cần   cho   trang   trại   du   lịch   sinh   thái   thời   công   nghiệp   hóa,   hiện   đại   hóa nông  nghiệp nông thôn. 1.5.2. Các tập tính nảy chồi (lộc) và sinh quả của cây có múi – Sự  bật chồi: Tại các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, các chồi mới thường  mọc vào mùa xuân, hè, thu và đôi khi cả trong mùa đông. Các chồi mùa xuân và mùa  hè là quan trọng nhất chúng phải được phát triển đúng cách không quá mạnh mẽ. – Tập tính sinh quả: Ở CAQ trưởng thành, cành sinh quả phát triền chủ yếu  từ  các chồi xuân và hè. Các chồi xuân mọc từ  các cành sinh quả  cho năng suât cao  nhất. Các hoa đơn hoặc chùm hoa có thể phát triển từ đỉnh chồi hoặc các chồi nách  (mắt nách). 1.5.3. Dáng cây và hệ thống tạo tán Các cây ăn quả có thể mọc rất cao. Chúng nên được tạo tán để có dáng thích  hợp với một trung tâm mở hay còn gọi là tán hình phễu, hình cốc. Người trồng cây  sẽ có lợi nếu làm theo hệ thống này dễ dàng chăm sóc cây kể cả phun thuốc và thu  hái quả, các cây trẻ  cho tán mọc nhanh và ra quả  sớm. Việc đốn tỉa cây được dễ  dàng và tán sunh quả chiếm một diên tích lớn. 1.5.4. Các phương pháp đốn tỉa 10
  11. Các nhà trồng cây nên chọn thời gian thích hợp để đốn tỉa. Tại các vùng cây  ăn quả  ôn đới và Á nhiệt đới có mùa đông lạnh, việc trao đổi chất giảm trước lúc   phát lộc xuân (ra chồi xuân) vì nhiệt độ thấp và mùa khô. Thời kỳ cây bị giảm trao   đổi chất chính là thời điểm đốn tỉa cây. Tỉa nhẹ (tỉa phớt) cũng có thể tiến hành vào  thời vụ khác để loại bỏ các chồi không mong muốn hoặc mọc dầy. 1.5.5. Các nguyên tắc và thủ tục đốn tỉa Tỉa quả: Tỉa bỏ  các quả  ra sớm trong năm thứ  hai, thứ  3 để  cây lớn nhanh.   Tỉa quả khi cây trưởng thành (5­6 tuổi trở đi) sẽ làm tăng chất lượng quả. Nói chung, người trồng cây không nên tỉa bỏ trên 15% tổng số chồi. Họ nên nghiên   cứu cấu trúc của mỗi cây trước khi đốn tỉa chúng. Đốn tỉa nên bắt đầu từ ngọn cành   khung thứ 3, tiếp đến là cành khung thứ 2 và sau cùng là cành khung thứ  nhất. Tại   mỗi cành khung, đốn tỉa nên bắt đầu từ cành cấp hai sau đến các chồi bên, các cành  và chồi không mong muốn. 1.2. Kỹ thuật trồng và thiết kế vườn cà chua Cây cà chua có thể phát triển được ở bất cứ nơi nào, chỉ cần ấm áp và một   chút ẩm ướt. Giống với hầu hết các loại rau xanh cho quả, cà chua rất cần sự chăm  sóc nhẹ nhàng, đủ ánh sáng và nước. Hướng dẫn 2 cách trồng cà chua sai trĩu quả Bước 1: Chuẩn bị 11
  12. Nếu trồng lần đầu tiên, bạn nên mua cây cà chua giống ngoài chợ  hoặc các  cửa hàng cây giống. Nếu muốn trồng từ  hạt, bạn cần gieo hạt trước thời  điểm  muốn trồng 1 tháng. Có thể  gieo hạt vào bất kỳ  vật dụng nào từ  cốc, bát, hộp   nhựa..., để chúng trong nhà ở gần bậu cửa sổ để đón nắng. Trong trường hợp không đủ ánh sáng, có thể treo một bóng đèn huỳnh quang  hoặc đèn ánh sáng vàng phía trên chậu  ươm, khoảng cách từ  12 ­ 15 cm để  kích   thích hạt nảy mầm nhanh hơn. Khi cây non cao được 15 ­ 25 cm thì có thể đánh ra  trồng ngoài vườn hoặc trong chậu. Quy tắc trồng quen thuộc là 2 cây cà chua cho mỗi thành viên trong gia đình,  áp dụng với những người ăn nhiều cà chua. Nếu bạn muốn làm thêm các sản phẩm  khác từ cà chua như đồ hộp, nước sốt... thì có thể tăng lên 4 cây cho mỗi người. Bước 2: Chuẩn bị chỗ trồng Vị  trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ  ánh nắng mặt   trời, ít nhất là 6 ­ 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương  vị thơm ngon. Ở vùng thời tiết nóng, khi nhiệt độ vào ban đêm xuống thấp nhất là 24oC thì  hầu hết cây cà chua sẽ ngừng ra quả mới. Trong khi đó, những quả đã ra thì sẽ lớn   rất nhanh. 12
  13. Đối với đất trồng, cần thêm nhiều phân xanh hữu cơ  đã ủ  cho mục nát, lớp  phân này dày khoảng 6 ­ 8 cm. Bởi vì, cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất   dinh dưỡng hữu cơ. Nếu bạn không thể  tự   ủ  phân xanh hữu cơ  tại nhà thì có thể  mua sẵn ở các cửa hàng. Bước 3: Trồng cây non Cây non phải được trồng sâu xuống đất từ 50 ­ 75% chiều cao thân, đặc biệt   là những cây thân cao, mảnh dẻ. Nếu có lấp đi một vài lá bên dưới cũng không sao.   Rễ mới sẽ mọc dọc theo phần thân được trồng trong đất, cung cấp một bộ rễ khỏe   mạnh cho cây. Các cây non mới trồng sẽ tập trung phát triển bộ rễ trước tiên. Trong vòng 10 phút đầu sau khi trồng, tưới cho cây khoảng 4 lít nước  ấm  tầm 25 ­ 30oC để giúp cây không bị sốc với môi trường mới. Lượng nước tưới có   thể tùy chỉnh theo diện tích trồng lớn hay nhỏ. 13
  14. Khoảng cách lý tưởng giữa mỗi cây cà chua là từ 45 ­ 90 cm. Nếu ở vùng khí  hậu ấm áp hơn, đặc biệt là trồng cây trong lồng thì có thể rút ngắn khoảng cách lại  còn một nửa, từ 25 ­ 45 cm. Khoảng cách được khuyến khích ban đầu thích hợp với những giống cà chua  bụi, cần không gian lớn để phát triển tràn trên mặt đất. Trong khi đó, cà chua được  trồng gần nhau thì lá cây sẽ  tạo thành bóng râm che chắn cho quả  không bị  rám  nắng. Ngoài ra, nó còn đảm bảo bạn có đủ không gian để tưới nước, làm cỏ và thu hoạch  quả. Bước 4: Tưới nước Trong 7 ­ 10 ngày đầu tiên sau khi trồng, tưới đều đặn 500ml nước ấm 25 ­   30oC cho cây mỗi ngày. Sau 1 ­ 2 tuần, phủ một lớp rơm khô (hoặc cỏ khô, lá thông khô) xung quanh   cây để kiểm soát cỏ dại và giữ ẩm cho đất trong thời tiết khô. Độ dày của lớp phủ  khoảng 2 ­ 3 cm, đường kính khoảng 30 cm. Lá thông đặc biệt trong việc giúp tăng  độ axit của đất. Chú ý : Giữ ẩm cho đất không phải là tưới nước liên tục. Nếu đất bị sũng nước sẽ  giết chết bộ rễ và tạo điều kiện để nấm phát triển, nhất là khi trời thực sự ấm áp   hoặc nóng. 14
  15. Tưới nước tập trung từ phần thân trở xuống, tưới đều quanh cây sẽ tốt hơn là tưới   trực tiếp lên phần lá. Vì cách tưới này sẽ khuyến khích một số bệnh dễ gặp ở cây  cà chua phát triển. Tăng dần lượng nước tưới sau 10 ngày và đảm bảo rằng cây nhận được 3 ­  8 cm nước mưa mỗi tuần. Nếu không, cung cấp đủ  khoảng 7.5 lít nước cho cây  mỗi tuần, bắt đầu từ cuối tuần thứ 2 sau khi trồng. Tưới nước sâu cho cây từ 2 ­ 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tưới từ 3 ­ 4 lít nước. Có thể  tăng lượng nước nếu cây lớn hơn và thời tiết nóng hơn. Trong trường hợp thời tiết  quá khô và nóng, bạn có thể tưới nước thường xuyên hơn so với mức tiêu chuẩn. Bước 5: Thêm giàn, cọc hoặc lồng... Xem xét làm thêm giàn leo, cọc hoặc lồng để  hỗ  trợ  cây cà chua leo lên cao  khoảng 14 ngày sau khi trồng. Mỗi cọc phải có đường kính ít nhất từ  3 ­ 5 cm, cao 1.8 ­ 2.4 mét, chôn sâu  xuống đất từ 30 ­ 60 cm, cách cây tối thiểu 5 cm. Cần đảm bảo những chiếc cọc hỗ  trỡ này không cản trở sự phát triển của cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ phế liệu,  ống  nước hoặc sắt... Ít phổ  biến hơn là sử  dụng lưới mắt cáo để  giúp cây cà chua leo   lên cao. Bước 6: Bón phân Ở  bước này cần sử  dụng phân bón hóa học, không tiếp tục sử  dụng phân  xanh như  lúc đầu. Bởi vì tỷ  lệ  khoảng chất trong phân xanh sẽ  thúc đẩy sự  phát  15
  16. triển của cành và lá. Hãy tìm kiếm loại phân hữu cơ  tốt để  kích thích cây ra quả.   Đất càng giàu hữu cơ thì chất lượng quả cà chua sẽ càng tốt hơn. Quá trình tạo quả có thể làm cây phát triển quá nhanh, khiến cây dễ bị nhiễm  bệnh và bị côn trùng tấn công. Hãy nhớ mục tiêu của bạn trồng cà chua để lấy trái   chứ không phải là lá. Vì thế, phải sử dụng phân bón chính xác và hiệu quả bởi nếu   dùng sai loại thì cây cà chua có khả năng phát triển nhiều lá hơn là quả. Lắc nhẹ giàn hoặc lồng bao quanh cây trong khoảng 5 giây từ 1 ­ 2 lần mỗi   tuần khi cây ra hoa để  thúc đẩy sự thụ  phấn. Thao tác này tuy đơn giản nhưng lại  giúp tăng sản lượng quả so với cây tự thụ phấn. Bước 7: Chăm sóc cây khi ra quả Trung bình từ  45 ­ 90 ngày, phổ  biến nhất là 60 ngày sau khi trồng sẽ xuất   hiện quả. Quả  ban đầu thường nhỏ  và có màu xanh lá cây. Khi đã đạt kích thước   hoàn chỉnh thì quả sẽ chuyển dần sang màu đỏ đậm hơn. Điều này có nghĩa quả đã   bắt đầu chín và sẵn sàng để thu hoạch. Quả cà chua khi chín thường có màu đậm, chà nhẹ ngón tay bên ngoài lớp vỏ  cảm nhận được sự mềm mại, hoàn toàn không cần phải cấu vào phần thịt quả. Có thể thu hoạch cà chua sớm hơn nếu muốn, bất kỳ lúc nào sau khi quả  bắt đầu  thay đổi màu sắc. Việc thu hoạch sớm cũng giảm khả năng quả bị chín quá và thối  trên cây hoặc bị chim ăn mất. 16
  17. Bước 8: Bảo vệ quả chín cây Chuẩn bị một số túi nhỏ với phần miệng có đường zip (túi vuốt miệng). Khi  quả  gần chín, nhẹ  nhàng lồng túi từ  phía dưới lên trên phần cành cây để  bảo vệ  quả khỏi bị côn trùng hoặc chim ăn. Dùng tay vuốt chặt phần miệng túi lại đều từ hai bên, chừa lại khoảng 5 ­ 6   cm mỗi bên để lưu thông không khí. Có thể cắt các góc túi để thoát hơi ẩm và lưu thông khí tốt hơn, đặc biệt là   khi thời tiết nóng ẩm. 17
  18. Cà chua cần thời gian sinh trưởng tương đối dài, do đó, kiên nhẫn là tất cả  những gì bạn cần để có thể nhận lại phần thưởng xứng đáng là những cây cà chua  cao lớn, khỏe mạnh và sai quả. 1.3. Kỹ thuật trồng dưa lưới Dưa lưới là một trong những giống dưa có thời gian sinh trưởng nhanh, cho  năng suất cao. thời gian thu hoach từ 80 – 90 ngày. Hiện nay dưa lưới được trồng  các các nhà màng, nhà lưới và có thể  kết hợp với trồng dưa lưới trong công nghệ  bán thủy canh sẽ cho năng suất cao. Tuy nhiên nếu bạn không có đủ  điều kiện để  thực hiện trồng dưa lưới với các kỹ thuật trên thì có thể tham khảo cách trồng dưa  lưới tại nhà, tận dụng khu sân thượng của mình nhé. 1. Chuẩn bị Với dưa lưới, thời vụ gieo trồng thích hợp là từ  tháng 2 – 3, thu hoạch vào  tháng 4 – 5. Nếu trồng tháng 8 – 9 thì có thể thu hoạch vào tháng 11 – 12. Tuy nhiên  từ tháng 2 – 9 vẫn có thể trồng được. ­ Hạt giống dưa lưới mua tại các cửa hàng bán hạt giống uy tín. Khi chọn  hạt giống lựa chọn hạt giống chất lượng, tỉ lệ nảy mầm cao, không sâu bệnh. 18
  19. ­ Đất trồng: Lựa chọn đất trồng nhiều dinh dưỡng như đất tribat. Bạn có thể  mua đất tại các cửa hàng. Bạn có thể dùng đất thịt trộn trấu hay đất cát đều được.  Thành phần giá thể  có thể  trộn 40% than bùn + 30% mùn hữu cơ  và 30 trấu hun.   Sau khi trộn giá thể  được bón lót bằng phân Dynamic 3­4­3 với lượng bón lót là   50g/chậu ­ Thùng xốp: Với những thùng xốp có dung tích 40 lít thì trồng khoảng 1 ­ 2   cây dưa. Dưa ưa nước nên chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát  triển mà không trôi hết phân bón. 2. Gieo hạt ­ Bỏ đất vào chậu sau đó tiến hành ươm hạt. Gieo  hạt giống dưa lưới trực  tiếp vào bầu và tưới nhẹ nước tạo độ  ẩm cho cây. Khoảng 1 – 2 ngày hạt sẽ nảy  mầm. Trong giai đoạn này không nên tưới nhiều sẽ  làm hạt dễ  ngập úng và khó   nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn. Có thể trồng dưa lưới ngay trên sân thượng bằng thùng xốp vẫn cho trái rất to và   đẹp 3. Chăm sóc dưa lưới ­ Thời kỳ cây con phát triển, khi cây có 3 – 4 lá pha dung dịch thủy canh tưới   cho cây. 19
  20. ­ Làm giàn: Tiến hành làm giàn khi cây ra 4 – 5 lá. Bạn có thể đóng cọc hoặc  có thể lấy nilong buộc nhẹ vào giàn lưới. ­ Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Cần   ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ  8 hoặc 10 thì để  nhánh đó lại. Khi đó, nách lá  đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh mọc dài ra, bấm ngọn của nhánh đó   chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái. ­ Phòng trừ  sâu bệnh: Dưa lưới không có nhiều sâu bệnh nếu như  bạn có  phương pháp phòng tránh thích hợp. Tốt nhất nên vệ sinh sạch sẽ đất trồng và chậu   trồng ngay từ đầu, như vậy sẽ phòng trừ được sâu bệnh gây hại dưa lưới. Trồng dưa lưới bằng thùng xốp không tốn diện tích bề mặt xung quanh vẫn có thể  trồng rau. ­ Thu hoạch: Khi có quả đến khi chín sẽ mất khoảng 1 tháng. Quả dưa lưới  chín sẽ có  màu vàng, gân lưới rõ nên dễ nhận biết và có mùi thơm. Nếu như quả  đang màu xanh tức là quả đang non, không nên hái quả lúc này vì khi ăn sẽ nhạt và   có vị đắng. Hái dưa xong để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn  dưa sẽ ngọt và ngon hơn. 1.3. Thu thập thông tin hiệu quả sản xuất của mô hình trồng trọt 1.3.1. Cách tính hiệu quả kinh tế  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0