Giáo trình phân tích khả năng vận dụng các cú pháp trong quá trình viết mã lệnh khai báo biến p1
lượt xem 3
download
Tham khảo tài liệu 'giáo trình phân tích khả năng vận dụng các cú pháp trong quá trình viết mã lệnh khai báo biến p1', công nghệ thông tin, tin học văn phòng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình phân tích khả năng vận dụng các cú pháp trong quá trình viết mã lệnh khai báo biến p1
- Giáo trình phân tích khả năng vận dụng các cú pháp trong quá ƯƠNG IIIviết ẢN VỀ lệnh NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC CH trình : CƠ B mã NGÔN khai báo biến Một chương trình con đơn giản được tạo ra như sau: Public Sub Test(ByRef a As Long, b As Long, ByVal c As Long) a = 100: b = 200: c = 300 End Sub Chú ý đến khai báo biến a, b và c của chương trình con này: Trước biến a là từ khóa ByRef. Trước biến b không có từ khóa, nghĩa là sử dụng kiểu mặc định của VB. Trước biến c là từ khóa ByVal. Chương trình con thứ hai được xây dựng trên cùng một mô-đun với chương trình con trên như sau: Public Sub CallTest() Dim va As Long, vb As Long, vc As Long va = 500: vb = 500: vc = 500 ' In giá trị của biến trước khi gọi chương trình con thứ nhất Debug.Print " Cac gia tri bien truoc khi goi chuong trinh con:" Debug.Print "va=" & Str(va) Debug.Print "vb=" & Str(vb) Debug.Print "vc=" & Str(vc) ' Gọi chương trình con thứ nhất Test va, vb, vc ' In giá trị của biến sau khi gọi chương trình con thứ nhất Debug.Print " Cac gia tri bien sau khi goi chuong trinh con:" Debug.Print "va=" & Str(va) Debug.Print "vb=" & Str(vb) Debug.Print "vc=" & Str(vc) End Sub Trong chương trình con thứ 2 có lời gọi đến chương trình con thứ nhất để thực hiện thay đổi giá trị của các biến. Kết quả khi thực thi chương trình con thứ 2 như sau: Qua kết quả trên có thể thấy rằng: Giá trị của biến có thể bị thay đổi hoặc không bị thay đổi khi chúng được truyền vào chương trình con là phụ thuộc vào cách định nghĩa tham số trong chương trình con đó. Biến a trong Sub Test được khai báo với từ khóa ByRef và khi truyền biến ở vị trí này (biến va trong CallTest) thì giá trị của biến ban đầu bị thay đổi tương ứng với các tác động trong chương trình con. 53
- Biến b trong Sub Test được khai báo mặc định (không có từ khóa nào phía trước nó) và khi truyền biến ở vị trí này (biến vb trong CallTest) thì giá trị của biến ban đầu bị thay đổi tương ứng với các tác động trong chương trình con. Biến c trong Sub Test được khai báo với từ khóa ByVal và khi truyền biến ở vị trí này (biến vc trong CallTest) thì giá trị của biến ban đầu không bị thay đổi cho dù trong chương trình con biến này bị tác động. Qua ví dụ trên có thể thấy rằng việc truyền tham số cho chương trình con có thể được phân làm hai trường hợp và được đặt tên là truyền tham số theo tham chiếu và truyền tham số theo tham trị. 9.3.1. Truyền tham số theo tham chiếu Khi truyền một biến vào tham số theo kiểu tham chiếu, địa chỉ của biến sẽ được truyền cho chương trình con. Do đó, bất kì câu lệnh nào của chương trình con tác động lên tham số sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên biến được truyền tương ứng, nghĩa là khi chương trình con kết thúc, giá trị của biến được truyền theo kiểu này sẽ bị thay đổi do chương trình con. Truyền tham số theo kiểu tham chiếu là mặc định trong VB, người dùng cũng có thể chỉ rõ việc truyền theo tham chiếu bằng cách thêm từ khoá ByRef vào trước khai báo tham số. 9.3.2. Truyền tham số theo tham trị Khi truyền một biến vào tham số theo kiểu tham trị, bản sao giá trị của biến sẽ được truyền cho cho chương trình con. Do đó, nếu trong chương trình con có các câu lệnh tác động lên tham số thì chỉ bản sao bị ảnh hưởng và biến truyền vào sẽ không bị thay đổi, nghĩa là sau khi chương trình con kết thúc, giá trị của biến vẫn được giữ nguyên như ban đầu. Để xác định cách thức truyền dữ liệu cho một tham số theo kiểu tham trị, thêm từ khoá ByVal vào trước khai báo tham số. Trong Sub Test ở trên, a và b là hai tham số được truyền theo kiểu tham chiếu còn c được truyền theo kiểu tham trị. 9.3.3. Tham số tuỳ chọn. Tham số tuỳ chọn là tham số có thể có hoặc được bỏ qua khi gọi chương trình con. Các tham số tuỳ chọn được khai báo với từ khoá Optional và trong một chương trình con, các khai báo của các tham số tuỳ chọn luôn phải nằm cuối danh sách tham số được khai báo. Ví dụ: viết chương trình con tính toán diện tích của mặt cắt chữ nhật có khoét lỗ (như hình dưới) với yêu cầu sau: Tính diện tích mặt cắt với các thông số về chiều rộng w, chiều cao h và bán kính r của lỗ khoét. Trong trường hợp thiếu thông số về bán kính r, chỉ tính diện tích mặt cắt chữ nhật và bỏ qua lỗ khoét. Dưới đây là một chương trình con có sử dụng tham số tuỳ chọn: Public Function DT(w As Double, h As Double, Optional r As Variant) If Not IsMissing(r) Then If (2 * r
- CHƯƠNG III: CƠ BẢN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC DT = w * h - pi * r ^ 2 Else MsgBox " Co loi, lo khoet vuot ra ngoai hinh" DT = "Error" End If Else DT = w * h End If End Function Sau khi tạo mã lệnh trên, nếu muốn tính diện tích cho mặt cắt với w =100, h =200, r =20 có thể gọi hàm như sau: DT(100,200,20) để tính diện tích có xét đến khoét lỗ với bán kính là 20, hoặc DT(100,200) để tính diện của hình chữ nhật (không có lỗ). CHÚ Ý Để biết được một tham số tuỳ chọn có bị bỏ qua khi gọi chương trình con hay không, dùng hàm IsMissing(tham_số_tuỳ_chọn) và đồng thời tham số tuỳ chọn bắt buộc phải có kiểu dữ liệu là Variant (vì hàm IsMissing chỉ có hiệu lực đối với các biến kiểu Variant). Hàm này trả về TRUE nếu tham số bị bỏ qua, FALSE nếu tham số có mặt. 9.3.4. Danh sách tham số với số lượng tham số tuỳ ý. Visual Basic 6.0 cho phép tạo một chương trình con với danh sách tham số tuỳ ý (nghĩa là số lượng các tham số có thể thay đổi khi gọi chương trình con) thông qua việc đặt từ khoá ParamArray trước danh sách tham số. Khi đó danh sách tham số là tuỳ chọn và có dạng một mảng kiểu Variant. Ví dụ: viết một hàm tính tổng của tất cả các số truyền vào với số lượng số được truyền là tuỳ ý. Mã lệnh tham khảo như sau: Public Function TinhTong(ParamArray ds()) Dim So As Variant Dim Tong As Variant Tong = 0 For Each So In ds Tong = Tong + So Next TinhTong = Tong End Function Khi đó: TinhTong(100,200,-200) cho kết quả là 100 TinhTong(2,300) cho kết quả là 302 9.3.5. Hàm có giá trị trả về là kiểu mảng. Để khai báo một hàm trả về mảng, thêm cặp kí tự “( )” sau khai báo hàm [Private/Public] Function ([danh sách tham số]) as _ () [Khối_lệnh] End Function Ví dụ: viết chương trình con sắp xếp các phần tử trong mảng một chiều và trả về một mảng có thứ tự tăng dần. 55
- Mã lệnh tham khảo như sau: Public Function Mang_tangdan(Mang_bandau() As Double) As Double() Dim Lb As Long, Ub As Long ' bien dau va cuoi cua mang Dim i As Long, j As Long Lb = LBound(Mang_bandau): Ub = UBound(Mang_bandau) Dim Mang_tamthoi() As Double ‘ Khai bao mot mang tam thoi Mang_tamthoi = Mang_bandau Dim Tg As Double For i = Lb To Ub - 1 For j = i + 1 To Ub If Mang_tamthoi(i) > Mang_tamthoi(j) Then Tg = Mang_tamthoi(i) Mang_tamthoi(i) = Mang_tamthoi(j) Mang_tamthoi(j) = Tg End If Next Next Mang_tangdan = Mang_tamthoi Erase Mang_tamthoi ' Huy mang tam thoi End Function Chương trình thử nghiệm hàm trên: Public Sub test() Dim a(2 To 6) As Double a(2) = 1: a(3) = 6: a(4) = 0.5: a(5) = 2.3: a(6) = 4 Dim b() As Double b = Mang_tangdan(a) ‘ Goi ham da viet Dim so As Variant Debug.Print "Cac phan tu cua mang ban dau:" For Each so In a Debug.Print so Next Debug.Print "Cac phan tu cua mang sau khi sap xep:" For Each so In b Debug.Print so Next End Sub Kết quả như sau: 56
- CHƯƠNG III: CƠ BẢN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 9.4. Biến trong chương trình con Như đã trình bày ở phần trước, biến trong chương trình con luôn có tính chất cục bộ. Tuy nhiên hình thức cấp phát bộ nhớ cho biến thì có thể khác nhau. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể: Trường hợp: trong phần khai báo của chương trình con không sử dụng từ khóa Static Với các biến được khai báo bình thường với từ khoá Dim: mỗi lần chương trình con được gọi, biến sẽ được tạo và cấp phát bộ nhớ. Khi chương trình con kết thúc, bộ nhớ dành cho biến được giải phóng. Do đó, giá trị của biến sau mỗi phiên làm việc của chương trình con sẽ không được lưu trữ. Với các biến được khai báo với từ khoá Static: biến sẽ được khởi tạo một lần khi mô-đun chứa chương trình con được nạp vào trong bộ nhớ và sẽ tồn tại trong bộ nhớ cùng với mô-đun đó. Vì vậy, giá trị của biến sau mỗi phiên làm việc của chương trình con sẽ được lưu trữ. Các biến kiểu này được gọi là biến tĩnh (Static) Ví dụ: trong chương trình con StVariable dưới đây có hai biến địa phương, stA là biến tĩnh và B là biến thông thường. Public Sub StVariable() Static stA As Long Dim B As Long B=B+1 stA = stA + 1 Debug.Print "Lan chay " & Str(stA), "stA=" & Str(stA), "B=" & Str(B) End Sub Kết quả sau 2 lần chạy chương trình con trên như sau: Giải thích Ngay khi được khai báo, tất cả các biến đều được tự động khởi tạo giá trị ban đầu, nếu kiểu dữ liệu của biến là dạng số thì giá trị khởi tạo bằng 0, còn nếu kiểu dữ liệu của biến là chuỗi thì giá trị khởi tạo mặc định là chuỗi rỗng. Trong chương trình trên, ngay trước khi kết thúc ở lần chạy đầu tiên, giá trị của các biến như sau: Biến B = 1. Biến stA = 1. Khi kết thúc lần chạy thứ nhất, biến B (biến thông thường) sẽ được giải phóng, còn biến stA (biến tĩnh) vẫn được lưu giá trị (=1) của nó lại trong bộ nhớ. Do đó đến lần chạy thứ hai, biến B được tạo mới sẽ nhận giá trị là B=B+1=0+1=1, còn biến stA do vẫn tồn tại từ lần trước nên giá trị của nó là stA=stA+1=1+1=2. Trường hợp: trong khai báo của chương trình con có sử dụng từ khóa Static Khi đó tất cả các biến khai báo trong chương trình con sẽ là các biến tĩnh. Ví dụ: trong chương trình con StPro dưới đây đã sử dụng khai báo Static ở đầu chương trình. 57
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình phân tích khả năng truy cập các thành phần tùy biến trong mảng có kích thước khác nhau p7
5 p | 82 | 8
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng giao thức phân giải địa chỉ ngược RARP p4
5 p | 83 | 8
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng giao thức phân giải địa chỉ ngược RARP p3
5 p | 105 | 7
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng giao thức phân giải địa chỉ ngược RARP p6
5 p | 78 | 6
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng giao thức phân giải địa chỉ ngược RARP p5
5 p | 66 | 6
-
Giáo trình phân tích khả năng truy cập các thành phần tùy biến trong mảng có kích thước khác nhau p2
5 p | 68 | 6
-
Giáo trình phân tích khả năng truy cập các thành phần tùy biến trong mảng có kích thước khác nhau p5
5 p | 68 | 5
-
Giáo trình phân tích khả năng truy cập các thành phần tùy biến trong mảng có kích thước khác nhau p9
5 p | 63 | 5
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng giao thức phân giải địa chỉ ngược RARP p7
5 p | 81 | 4
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng giao thức phân giải địa chỉ ngược RARP p8
5 p | 53 | 4
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng giao thức phân giải địa chỉ ngược RARP p1
5 p | 86 | 4
-
Giáo trình phân tích khả năng truy cập các thành phần tùy biến trong mảng có kích thước khác nhau p10
5 p | 62 | 4
-
Giáo trình phân tích khả năng truy cập các thành phần tùy biến trong mảng có kích thước khác nhau p8
5 p | 64 | 4
-
Giáo trình phân tích khả năng truy cập các thành phần tùy biến trong mảng có kích thước khác nhau p6
5 p | 60 | 4
-
Giáo trình phân tích khả năng truy cập các thành phần tùy biến trong mảng có kích thước khác nhau p4
5 p | 73 | 4
-
Giáo trình phân tích khả năng truy cập các thành phần tùy biến trong mảng có kích thước khác nhau p3
5 p | 73 | 4
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng giao thức phân giải địa chỉ ngược RARP p2
5 p | 68 | 3
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng giao thức phân giải địa chỉ ngược RARP p9
5 p | 70 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn