intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình PLC cơ bản - CĐ Công Nghệ Hà Tĩnh

Chia sẻ: Agatha25 Agatha25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

63
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình PLC cơ bản với mục tiêu giúp các bạn đọc có thể trình bày được quy trình lắp đặt, sửa chữa những hư hỏng thường gặp của mạch điện điều khiển sử dụng PLC; Lắp đặt, lập trình và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của mạch điện điều khiển sử dụng PLC;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình PLC cơ bản - CĐ Công Nghệ Hà Tĩnh

  1. TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH GIÁO TRÌNH PLC CƠ BẢN Hà Tĩnh, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1
  2. Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU 2
  3. Tự động hóa công nghiệp và dân dụng ngày càng phát triển. Bộ não trong các hệ thống tự động hóa là các bộ điều khiển lập trình PLC. Việc học tập nghiên cứu PLC cũng như vận hành nó dang là nhu cầu cấp thiết đối với học sinh, sinh viên các ngành kỹ thuật. Hiện nay tài liệu về giảng dạy lập trình về bộ điều khiển lập trình PLC có rất nhiều tuy nhiên những giáo trình này viết còn khá chung chung, mang nặng tính lý thuyết và chủ yếu dành cho các đối tượng sinh viên đại học. Quyển giáo trình này ra đời với mục tiêu giúp cho các đối tượng học sinh, sinh viên học nghề có thể tiếp cận dễ dàng hơn với bộ điều khiển khả trình này. Tài liệu được chia làm 4 bài, giới thiệu các kiến thức cơ bản về PLC họ S7-1200 của Siemens. Mỗi bài ngoài phần lý thuyết cơ bản còn bổ sung thêm các ví dụ minh họa và các bài toán điều khiển ngoài thực tế giúp cho học sinh sinh viên nắm rõ hơn về loại thiết bị này. Dù đã rất cố gắng tuy nhiên tài liệu không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý chân thành của quý đọc giả để giúp tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến góp ý xin được gửi về địa chỉ email dosinguyenbkdn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn. Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 05 năm 2020 Tham gia biên soạn Đỗ Sĩ Nguyên - Chủ biên 3
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: PLC Cơ Bản Mã mô đun:MĐ17 Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ; (Lý thuyết: 40 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 76 giờ; Kiểm tra: 4 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun PLC cơ bản được thực hiện sau khi người học đã học xong các môn học, mô đun cơ sở; chuyên môn nghề liên quan như: Đo lường điện, Kỹ thuật cảm biến, Trang bị điện. - Tính chất: Là mô đun trong phần chuyên môn nghề. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: Trình bày được quy trình lắp đặt, sửa chữa những hư hỏng thường gặp của mạch điện điều khiển sử dụng PLC ; - Kỹ năng: Lắp đặt, lập trình và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của mạch điện điều khiển sử dụng PLC; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tuân thủ đúng quy trình trong quá trình thực hành. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian(giờ) Số Thực hành, thí Tên các bài trong mô đun Lý Kiểm TT Tổng số nghiệm, thảo thuyết tra luận, bài tập Bài 1: Tổng quan về PLC và 40 20 20 hệ thống điều khiển 1. Tổng quan về hệ thống điều khiển bằng PLC 2. Tổng quan về PLC Siemens 3. Đấu nối tín hiệu vào/ra số 1 cho PLC 4. Lập trình cơ bản 4.1. Quy ước địa chỉ 4.2. Cấu hình phần cứng 4.3.Tập lệnh bit logic 4.4. Timer 4.5. Counter Bài 2: Lập trình điều khiển 2 đảo chiều quay động cơ KĐB 16 4 11 1 3 pha 1. Yêu cầu công nghệ 2. Thiết kế mạch điện 4
  5. 3. Lắp đặt 4. Lập trình 5. Vận hành chạy thử Bài 3: Lập trình điều khiển khởi động đổi nối sao tam giác 16 4 11 1 động cơ KĐB 3 pha 1. Yêu cầu công nghệ 3 2. Thiết kế mạch điện 3. Lắp đặt 4. Lập trình 5. Vận hành chạy thử Bài 4: Bài tập mở rộng 48 12 34 2 1. Yêu cầu công nghệ 4 2. Lập trình 3. Vận hành chạy thử Cộng 120 40 76 4 5
  6. BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ PLC VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN I. Mục tiêu của bài: - Trình bày được cấu trúc, hình dạng bên ngoài của PLC; - Lắp đặt và đấu nối được các tín hiệu vào/ ra số cho PLC; - Thiết lập được một dự án lập trình PLC sử dụng phần mềm Tia Portal; - Sử dụng được các lệnh lập trình cơ bản của PLC; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tuân thủ đúng quy trình trong quá trình thực hành. II. Nội dung 1.Tổng quan về hệ thống điều khiển bằng PLC 1.1 Khái niệm điều khiển Điều khiển là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin và tác động lên hệ thống để hệ thống đó đáp ứng được mục đích định trước Ví dụ: - Điều khiển bật tắt bóng đèn theo thời gian - Điều khiển khởi động động cơ,đảo chiều quay động cơ. - Điều khiển chuông báo. - Điều khiển tự động hóa các hệ thống sản xuất công nghiệp.... 1.2. Các thành phần cơ bản của một hệ thống điều khiển Hình 1.1. Sơ đồ của một hệ thống điều khiển cơ bản - Trong đó:  r(t): tín hiệu vào  c(t): tín hiệu ra  cht(t): tín hiệu phản hồi  e(t) (error): sai số điều khiển  u(t) : tín hiệu điều khiển. - Để thực hiện được quá trình điều khiển như định nghĩa ở trên, một hệ thống điều khiển gồm có ba thành phần cơ bản là bộ điều khiển, đối tượng điều khiển và thiết bị đo lường (cảm biến). Cụ thể như sau: 6
  7.  Thiết bị đo lường: có chức năng thu thập thông tin của hệ thống sau đó trả về các tín hiệu phản hồi;  Bộ điều khiển: thực hiện chức năng nhận thông tin từ cảm biến sau đó xử lý thông tin, thực thi chương trình và đưa ra quyết định điều khiển;  Đối tượng điều khiển: sẽ nhận tín hiệu từ bộ điều khiển sau đó sẽ tác động lên cơ cấu chấp hành 1.3. Bộ điều khiển khả trình PLC 1.3.1. Khái niệm PLC viết tắt của Programmable Logic Control, là thiết bị điều khiển Logic lập trình được, hay khả trình, cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình 1.3.2.Phân loại Hiện nay trên thị trường có rất nhiều PLC của các hãng khác nhau, phổ biến có các thương hiệu như sau: - Siemens - Mitsubishi - Allen Bradley - Omron - Schneider - ABB… 2.Tổng quan về PLC S7-1200 2.1 Vị trí của PLC S7-1200 - PLC S7-1200 thuộc dòng PLC S7 của Siemens ra đời năm 2009 để thay thế cho PLC S7-200. Hình 1.2 biểu diễn mức độ ứng dụng của các loại PLC Siemens trong nhà máy 7
  8. - Dòng PLC S7 của Siemens bao gồm các loại như sau: S7-200, S7-1200, S7-300, S7-1500, S7-400. Mỗi loại có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau trong hệ thống tự động hóa - PLC S7-1200 thuộc dòng Compact CPU chuyên dùng cho những ứng dụng vừa và nhỏ trong nhà máy cũng như ngoài đời sống. Hình 1.3: Biểu diễn vị trí 2 dòng PLC S7-1200&1500 trong họ PLC S7 Siemens Lệnh đếm lên và xuống Count up and down có năm ngõ vào là CU, CD, R, LD và PV; ba ngõ ra là Q và CV. Chức năng của các ngõ vào/ra như sau:  CU: Khi ngõ vào CU chuyển trạng thái logic từ 0 lên 1 sẽ kích hoạt Count up and down đếm lên 1 một đơn vị  CD: Khi ngõ vào CD chuyển trạng thái logic từ 0 lên 1 sẽ kích hoạt Count up and down giảm xuống 1 một đơn vị  R: Ngõ vào reset cho Counter, khi ngõ vào Reset có trạng thái logic bằng 1 thì giá trị đếm của Counter bằng 0  LD: Ngõ vào Load Input của Counter, khi ngõ vào LD có trạng thái logic bằng 1 thì giá trị đếm của Counter bằng với giá trị cài đặt trước PV 8
  9.  PV: Giá trị đếm cài đặt cho Counter  QU: Ngõ ra của Counter, khi giá trị đếm của counter lớn hơn hoặc bằng giá trị cài đặt PV thì ngõ ra Q được đưa lên mức logic 1  QD: Ngõ ra của Counter, khi giá trị đếm của counter bằng hoặc nhỏ hơn 0 thì ngõ ra QD được đưa lên mức logic 1  CV: Giá trị đếm hiện thời của Counter Hoạt động:  Gắn một tiếp điểm thường hở với tag là Count up signal có địa chỉ M2.2 với ngõ vào CU của counter;  Gắn một tiếp điểm thường hở với tag là Count down signal có địa chỉ M2.1 với ngõ vào CD của counter;  Gắn một tiếp điểm thường hở với tag là Reset có địa chỉ M1.7 với ngõ vào R của counter;  Gắn một tiếp điểm thường hở với tag là Load Input có địa chỉ M2.0 với ngõ vào LD của counter  Cài đặt giá trị đếm là 5 Ban đầu giá trị đếm của Count up ad down là 0. Khi cho tag Count up signal chuyển trạng thái logic từ 0 lên 1 sẽ kích hoạt counter đếm lên 1 một đơn vị. Khi cho tag Count down signal chuyển trạng thái logic từ 0 lên 1 sẽ kích hoạt counter đếm xuống 1 một đơn vị. Khi cho tag Reset có trạng thái logic bằng 1 thì giá trị đếm của counter bằng 0. Khi cho tag Load Input có trạng thái logic bằng 1 thì giá trị đếm của counter bằng với giá trị cài đặt trước PV. Khi giá trị đếm của counter lớn hơn hoặc bằng giá trị cài đặt PV thì ngõ ra QU có mức logic 1. Khi giá trị đếm của counter bằng hoặc nhỏ hơn 0 thì ngõ ra QD có mức logic bằng 1 Ví dụ: 9
  10. Đèn 3 sẽ sáng khi giá trị đếm của counter up and down bằng hoặc lớn hơn 5 Đèn 4 sẽ sáng khi giá trị đếm của counter up and down bằng hoặc nhỏ hơn 0 5. Bài tập Bài 1: Điều khiển đèn giao thông 10
  11. Bài 2: Kiểm soát băng tải sảm phẩm Bài 2: Lập trình điều khiển đảo chiều quay động cơ không đồng bộ ba pha I. Mục tiêu của bài: - Trình bày được quy trình lắp đặt mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ KĐB 3 pha sử dụng PLC; - Lắp đặt và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ KĐB 3 pha sử dụng PLC; - Lập trình được mạch điện điều khiển đảo chiều quay động cơ KĐB 3 pha sử dụng PLC; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tuân thủ đúng quy trình trong quá trình thực hành. 11
  12. II. Nội dung chính: 1. Yêu cầu công nghệ Lắp đặt và lập trình mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ không đồng bộ ba pha sử dụng PLC S7-1200 với những yêu cầu như sau:  Ấn nút khởi động thuận S0 (Nút nhấn tự phục hồi - NO) động cơ quay theo chiều thuận và duy trì hoạt động đến khi dừng;  Ấn nút khởi động ngược S1 (Nút nhấn tự phục hồi - NO) động cơ quay theo chiều ngược và duy trì hoạt động đến khi dừng;  Động cơ chỉ dừng khi ấn nút dừng S2 (Nút nhấn tự phục hồi - NC) hoặc rơ le nhiệt OL tác động báo hiệu quá tải 2. Thiết kế mạch điện 2.1. Danh mục thiết bị, vật tư cần sử dụng Số Đơn vị STT Tên thiết bị Chủng loại Chức năng lượng tính CPU 1214C 1 PLC S7-1200 1 Cái Bộ điều khiển trung tâm DC/DC/DC 2 Bộ nguồn 24V 1 Cái Cấp nguồn cho PLC Nút nhấn tự 2 Nút nhấn 3 Cái Tín hiệu điều khiển phục hồi Rơ le trung 14 chân, cuộn Trung gian điều khiển 3 2 Cái gian dây 24VDC công tắc tơ qua PLC Trực tiếp điều khiển 4 Công tắc tơ Cuộn dây 220V 2 Cái on/off động cơ Đóng cắt nguồn cho mạch 5 Át tô mát 3 pha 1 Cái động lực và bảo vệ ngắn mạch Đóng cắt nguồn cho mạch 6 Át tô mát 1 pha 1 Cái điều khiển và bảo vệ ngắn mạch 7 Rơ le nhiệt 1 Cái Bảo vệ quá tải động cơ Không đồng bộ 8 Động cơ 1 Cái Thiết bị chấp hành ba pha 9 Dây dẫn 50 m Dẫn dòng điện 2.2. Thiết kế mạch điều khiển PLC Cơ sở: Dựa vào tài liệu của nhà sản xuất để thiết kế mạch điều khiển PLC Căn cứ vào yêu cầu của công nghệ và bảng danh mục vật tư, thiết bị ta lập được bảng các tín hiệu vào/ra số đưa đến PLC như sau: 12
  13. Tín hiệu STT Tên thiết bị Kiểu tiếp điểm Chức năng ngõ vào/ra Thường mở Mở máy theo chiều 1 Nút nhấn S0 Ngõ vào (NO) thuận Thường mở Mở máy theo chiều 2 Nút nhấn S1 Ngõ vào (NO) ngược Thường đóng 3 Nút nhấn S2 Ngõ vào Dừng máy (NC) Thường mở 4 Rơ le nhiệt Ngõ vào Bảo về quá tải (NO) Điều khiển công tắc 5 Rơ le trung gian 1 Ngõ ra tơ quay thuận Điều khiển công tắc 6 Rơ le trung gian 2 Ngõ ra tơ quay ngược Từ bảng tổng hợp các tín hiệu vào/ra số đưa đến PLC ta sẽ thiết kế mạch điện điều khiển PLC với các nguyên tắc như sau:  Nguồn cấp cho PLC được lấy từ bộ nguồn 24VDC  Các tín hiệu ngõ vào một đầu sẽ nối với chân L+ của PLC, đầu còn lại nối đến các chân ngõ vào số. Thứ tự nối các chân sẽ do người thiết kế quyết định  Chân chung một 1M sẽ nối chung với chân M  Nguồn cấp cho ngõ ra PLC lấy chung với nguồn cấp chính cho CPU  Hai đầu cuộn dây của rơ le trung gian thì một đầu sẽ nối với chân 3M, đầu còn lại nối đến các ngõ ra số của PLC. Thứ tự nối các chân sẽ do người thiết kế quyết định 2.2. Thiết kế mạch điều khiển công tắc tơ Nguyên tắc thiết kế mạch điều khiển công tắc tơ:  Mỗi rơ le trung gian sẽ điều khiển một công tắc tơ;  Thiết kế dùng các tiếp điểm thường đóng của công tắc tơ này để khống chế hoạt động của công tắc tơ kia đảm bảo hai công tắc tơ không cùng làm việc cùng một lúc;  Sử dụng tiếp điểm phụ thường đóng của rơ le nhiệt để ngắt mạch khi xảy ra sự cố quá tải  Ký hiệu và đánh chân số thiết bị rõ ràng 2.3. Thiết kế mạch động lực 13
  14. Nguyên tắc thiết kế mạch động lực:  Sử dụng áp tô mát 3 pha để cấp nguồn và bảo vệ ngắn mạch;  Sử dụng rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ;  Ký hiệu và đánh chân số thiết bị rõ ràng 3. Lắp đặt 3.1. Quy trình lắp đặt Quy trình lắp đặt trải qua ba bước đó là: Bước 1 : Đấu nối mạch động lực Bước 2 : Đấu nối mạch điều khiển công tắc tơ Bước 3 : Đấu nối mạch điều khiển PLC 3.2. Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục TT Các lỗi thường gặp Nguyên nhân Cách khắc phục - Đấu nhầm 220V vào L+, M - Kiểm tra nguội thật I.Đấu nhầm nguồn kỹ và đấu lại 1 cho PLC - Đấu cực dương vào M, cực - Kiểm tra nguội thật âm vào L+ kỹ và đấu lại II. Lỗi đấu nối tín hiệu đầu vào: 1.Cấp nguồn cho PLC - Chưa đấu M và 1M - Kiểm tra đấu thêm led chân DIa 2 không M và 1M sáng - Đấu nhầm nút STOP sang - Kiểm tra nút STOP thường mở và đấu lại - Đấu nhầm nút STOP sang - Kiểm tra xem đấu 2 chân khác nhầm chân nào và đấu lại - Đấu sai từ chân L+ vào S0, - Xem lại bản vẽ, 2. Cấp nguồn cho PLC S1 hoặc từ S0, S1 về các chân dùng đồng hồ đo và ấn S0 led chân DIa 0 0,1 kiểm tra không sáng hoặc ấn S1 led chân DIa 1 không sáng III. Lỗi đấu nối tín hiệu đầu ra: - Ấn S0 đèn DQa 0 - Đấu nhầm chân 13/14 của - Kiểm tra lại các 3 sáng nhưng rơ le TG1 rơ le TG chân 13/14 không tác động - Rơ le trung gian bị hỏng - Thay thế rơ le TG 14
  15. - Ấn S1 đèn DQa 1 sáng nhưng rơ le TG2 không tác động IV.Lỗi mạch điều khiển 220V 1. Rơ le TG tác động - Tiếp điểm 5-9 của rơ le trung - Kiểm tra lại các tiếp nhưng công tắc tơ gian, tiếp điểm 31-32 của điểm không hút công tắc tơ hoặc tiếp điểm 95- 96 của rơ le nhiệt bị hỏng - Đấu nhầm cầu đấu 4 - Kiểm tra và đấu nối lại - Công tắc tơ bị hỏng - Kiểm tra và thay thế công tắc tơ - Công tắc tơ tự khống chế 2. Công tắc tơ hút nhả chính nó - Kiểm tra lại phần liên tục khóa chéo công tắc tơ và đấu nối lại V. Lỗi mạch động lực - Động cơ không đảo - Đấu nhầm mạch động lực - Kiểm tra lại mạch chiều động lực và đấu nối 5 - Khi đang quay theo - Đấu nối mạch động lực lại chiều ngược động cơ chiều ngược không qua rơ le quá tải rơ le nhiệt nhiệt không tác động 4. Lập trình Bước 1: Khởi tạo project mới với PLC S7-1200 CPU 1214C DC/DC/DC Bước 2: Khai báo các tag vào ra cho PLC 15
  16. Bước 3: Viết chương trình điều khiển Có rất nhiều cách viết chương trình đảm bảo đúng yêu cầu cảu bài toán. Sau đây là một trong số đó. Bạn đọc có thể lập trình theo những cách khác 5. Vận hành chạy thử Quy trình vận hành chạy thử mạch điện trải qua các bước đó là: Bước 1 : Cấp nguồn cho mạch điều khiển Bước 2 : Vận hành mạch điều khiển Bước 3 : Nếu mạch điều khiển hoạt động sai thì tìm lỗi và khắc phục sau đó quay lại bước 1, nếu mạch điều khiển hoạt động đúng thì chuyển sang bước 4 Bước 4 : Cấp nguồn cho mạch động lực Bước 5: Vận hành toàn bộ mạch điện, nếu mạch chạy sai thì chuyển sang bước 6 Bước 6: Sửa chữa nếu có những sai hỏng nếu có của mạch động lực sau đó lặp lại bước 5 16
  17. Bài 3: Lập trình điều khiển khởi động đổi nối sao tam giác động cơ KĐB 3 pha I. Mục tiêu của bài: - Trình bày được quy trình lắp đặt mạch điện điều khiển khởi động khởi động đổi nối sao tam giác động cơ KĐB ba pha sử dụng PLC; - Lắp đặt, sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của mạch điện điều khiển khởi động đổi nối sao tam giác động cơ KĐB ba pha sử dụng PLC; - Lập trình được mạch điện điều khiển khởi động đổi nối sao tam giác động cơ KĐB 3 pha sử dụng PLC; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tuân thủ đúng quy trình trong quá trình thực hành. II. Nội dung: 1. Yêu cầu công nghệ Lắp đặt và lập trình mạch điều khởi động đổi nối sao tam giác động cơ KĐB 3 pha sử dụng PLC S7-1200 với những yêu cầu như sau:  Ấn nút khởi động S0 (Nút nhấn tự phục hồi - NO) động cơ khởi động với chế độ chạy sao;  Sau 10 giây kể từ khi khởi động, động cơ chuyển chế độ chạy tam giác  Động cơ chỉ dừng khi ấn nút dừng S1 (Nút nhấn tự phục hồi - NC) hoặc rơ le nhiệt OL tác động báo hiệu quá tải 2. Thiết kế mạch điện 2.1. Danh mục thiết bị, vật tư cần sử dụng Đơn ST Số Tên thiết bị Chủng loại vị Chức năng T lượng tính CPU 1 PLC S7-1200 1 Cái Bộ điều khiển trung tâm 1214DC/DC/DC 2 Bộ nguồn 24V 1 Cái Cấp nguồn cho PLC 17
  18. Nút nhấn tự 2 Nút nhấn 2 Cái Tín hiệu điều khiển phục hồi Rơ le trung 14 chân, cuộn Trung gian điều khiển 3 3 Cái gian dây 24VDC công tắc tơ qua PLC Điều khiển động cơ khởi 4 Công tắc tơ Cuộn dây 220V 3 Cái động sao – tam giác Đóng cắt nguồn cho mạch 5 Át tô mát 3 pha 1 Cái động lực và bảo vệ ngắn mạch Đóng cắt nguồn mạch 6 Át tô mát 1 pha 1 Cái điều khiển và bảo vệ ngắn mạch 7 Rơ le nhiệt 1 Cái Bảo vệ quá tải động cơ Không đồng bộ 8 Động cơ 1 Cái Thiết bị chấp hành ba pha 9 Dây dẫn 50 m Dẫn dòng điện 2.2. Thiết kế mạch điều khiển PLC Cơ sở: Dựa vào tài liệu của nhà sản xuất để thiết kế mạch điều khiển PLC Căn cứ vào yêu cầu của công nghệ và bảng danh mục vật tư, thiết bị ta lập được bảng các tín hiệu vào/ra số đưa đến PLC như sau: Tín hiệu STT Tên thiết bị Kiểu tiếp điểm Chức năng ngõ vào/ra Thường mở Mở máy theo chiều 1 Nút nhấn S0 Ngõ vào (NO) thuận 18
  19. Thường đóng 2 Nút nhấn S1 Ngõ vào Dừng máy (NC) Thường mở 3 Rơ le nhiệt Ngõ vào Bảo về quá tải (NO) Điều khiển công tắc 4 Rơ le trung gian 1 Ngõ ra tơ nguồn Điều khiển công tắc 5 Rơ le trung gian 2 Ngõ ra tơ sao Điều khiển công tắc 6 Rơ le trung gian 2 Ngõ ra tơ tam giác Từ bảng tổng hợp các tín hiệu vào/ra số đưa đến ta sẽ thiết kế mạch điện điều khiển PLC với các nguyên tắc như sau:  Nguồn cấp cho PLC được lấy từ bộ nguồn 24VDC  Các tín hiệu ngõ vào một đầu sẽ nối với chân L+ của PLC, đầu còn lại nối đến các chân ngõ vào số. Thứ tự 5. Vận hành chạy thử Quy trình vận hành chạy thử mạch điện trải qua các bước đó là: Bước 1 : Cấp nguồn cho mạch điều khiển Bước 2 : Vận hành mạch điều khiển Bước 3 : Nếu mạch điều khiển hoạt động sai thì tìm lỗi và khắc phục sau đó quay lại bước 1, nếu mạch điều khiển hoạt động đúng thì chuyển sang bước 4 Bước 4 : Cấp nguồn cho mạch động lực Bước 5: Vận hành toàn bộ mạch điện, nếu mạch chạy sai thì chuyển sang bước 6 19
  20. Bước 6: Sửa chữa nếu có những sai hỏng nếu có của mạch động lực sau đó lặp lại bước 5 Bài 4: Bài tập mở rộng I. Mục tiêu - Trình bày được nguyên lý của các mạch điện ứng dụng được điều khiển bằng PLC; - Lập trình được những mạch điện ứng dụng được điều khiển bằng PLC; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tuân thủ đúng quy trình trong quá trình thực hành. II. Nội dung: 1. Điều khiển thiết bị rót chất lỏng 1.1. Yêu cầu công nghệ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2