Giáo trình Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá - MĐ04: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
lượt xem 79
download
Giáo trình “Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá” là mô đun chuyên môn, được biên soạn theo chương trình đã được phê duyệt. Mô đun có thể dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. Mô đun này được học sau mô đun “Chăm sóc cá nuôi” và trước mô đun “Phòng, trị bệnh cá nuôi”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá - MĐ04: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ LỒNG BÈ NUÔI CÁ MÃ SỐ: MĐ04 NGHỀ: NUÔI CÁ LỒNG BÈ NƯỚC NGỌT (CÁ CHÉP, CÁ TRẮM CỎ) Trình độ: Sơ cấp nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ04
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Cá chép và cá trắm cỏ là hai đối tượng nuôi truyền thống của nghề nuôi cá nước ngọt ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua bệnh đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá chép và cá trắm cỏ trong lồng bè. Vì vậy, vấn đề kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh là cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người nuôi cá có những hiểu biết về chuẩn bị lồng bè nuôi, chọn và thả cá giống, chăm sóc cá, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh và lồng bè nuôi cá để nâng cao năng suất nuôi và phát triển bền vững nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng trên các hệ thống sông, suối, hồ chứa. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” được dựa trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” là cấp thiết hiện nay nhằm giúp cho người làm nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng bè và bà con lao động nông thôn giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng bè phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” trình độ sơ cấp nghề do trường Cao đẳng Thủy sản chủ trì xây dựng và biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” được tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” gồm 06 mô đun cụ thể như sau: 1) Mô đun 01. Chuẩn bị lồng bè nuôi cá 2) Mô đun 02. Chọn và thả cá giống 3) Mô đun 03. Chăm sóc cá nuôi 4) Mô đun 04. Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá 5) Mô đun 05. Phòng, trị bệnh cá nuôi 6) Mô đun 06. Thu hoạch và tiêu thụ cá Giáo trình “Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá” là mô đun chuyên môn, được biên soạn theo chương trình đã được phê duyệt. Mô đun có thể dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. Mô đun này được học sau mô đun “Chăm sóc cá nuôi” và trước mô đun “Phòng, trị bệnh cá nuôi”.
- 4 Mô đun “Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá” dạy cho người học những hiểu biết về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến đời sống của cá nuôi, biện pháp đo và xử lý một số yếu tố môi trường, quản lý lồng bè trong quá trình nuôi cá. Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 60 giờ, gồm 3 bài: Bài 1: Giới thiệu quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành nuôi tốt Bài 2: Kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường nước Bài 3: Kiểm tra lồng bè nuôi cá và xử lý sự cố Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là mô hình nuôi thực tế tại các địa phương Yên Bái, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội… Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Th.S Nguyễn Thanh Hoa 2. Th.S Ngô Thế Anh 3. Th.S Ngô Chí Phương 4. K.S Nguyễn Tuấn Duy
- 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ............................................................................. 2 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................. 3 MÔ ĐUN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ LỒNG BÈ NUÔI CÁ ................. 7 Bài 01: Giới thiệu quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành nuôi tốt ............................................................................................................................. 8 1. Lợi ích của thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt .............................. 8 2. Nội dung của thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt ở Việt Nam ....... 9 3. Áp dụng quản lý môi trường và cá chép, trắm cỏ nuôi theo tiêu chí thực hành tốt ........................................................................................................................ 9 Bài 02: Kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường nước ............................ 14 1. Kiểm tra và xử lý pH nước........................................................................... 14 2. Kiểm tra và xử lý ôxy hòa tan trong nước ................................................... 24 3. Kiểm tra và xử lý nhiệt độ nước................................................................... 29 4. Kiểm tra và xử lý lưu tốc dòng chảy ............................................................ 31 Bài 03: Kiểm tra lồng bè nuôi cá và xử lý sự cố ............................................ 36 1. Kiểm tra và vệ sinh thành, đáy lồng............................................................. 36 2. Kiểm tra dây, neo lồng bè ............................................................................ 37 3. Xử lý sự cố ................................................................................................... 38 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ....................................................... 44 I. Vị trí, tính chất của mô đun: ......................................................................... 44 II. Mục tiêu: ...................................................................................................... 44 III. Nội dung chính của mô đun: ...................................................................... 44 IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ......................................................... 45 V. Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 49 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 50
- 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT - Bộ test/ test kit: Bộ kiểm tra nhanh yếu tố môi trường. - DO: Hàm lượng ôxy hòa tan - %: Phần trăm - ‰: Phần nghìn - ppm: Phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3
- 7 MÔ ĐUN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ LỒNG BÈ NUÔI CÁ Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu mô đun: Mô đun ”Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá” là mô đun chuyên môn thuộc chương trình dạy nghề ”Nuôi cá lồng bè nước ngọt” (cá chép, cá trắm cỏ). Thời gian học cuả mô đun là 60 giờ, trong đó lý thuyết 12 giờ, thực hành 40 giờ và 8 giờ kiểm tra. Nội dung giảng dạy của mô đun mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng nội dung bài đều có các bài tập, các bài thực hành để học viên áp dụng vào trong thực tiễn sản xuất. Mô đun trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: - Kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường nước; - Kiểm tra lồng bè nuôi cá và xử lý sự cố. Để hoàn thành mô đun này, người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa; - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở lồng nuôi cá của các hộ gia đình… tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: giáo viên (chuyên gia) kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo các thao tác của người học. Kết thúc mô đun: giáo viên kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng của người học. Trong quá trình giảng dạy thực hiện kiểm tra đánh giá theo Quyết định số 14/2007 /QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - “Quy chế thi kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”.
- 8 Bài 01: Giới thiệu quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành nuôi tốt Mã bài: MĐ04-01 Mục tiêu: - Trình bày được lợi ích của quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành tốt; - Mô tả được nội dung quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành tốt tại Việt Nam. A. Nội dung: 1. Lợi ích của thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt - Đối với người lao động: Áp dụng thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt trước tiên bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động và tạo cơ hội, biện pháp để nâng cao trình độ sản xuất thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật và việc thường xuyên ghi chép sổ sách, tạo điều kiện thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một khi sản phẩm thủy sản của họ làm ra được nhiều người tiêu dùng chấp nhận thì lợi nhuận mang lại ngày càng nhiều hơn. Do đó càng khuyến khích họ hăng hái đầu tư vào công nghệ và cải tiến phương thức làm việc, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ chung của nền sản xuất. - Lợi ích của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất. - Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm thủy sản chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt mang lại. Đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm thủy sản tốt cho xã hội. - Lợi ích của xã hội: Đây chính là bằng chứng để chống lại việc bôi nhọ tên tuổi của các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Tăng kim ngạch xuất khẩu do các sản phẩm thủy sản vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định về các chất tồn dư trong thủy sản. Áp dụng thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Giúp giảm thiểu mâu thuẫn hoặc giải
- 9 quyết sớm các mâu thuẫn trong cộng đồng, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng, ổn định trật tự xã hội và sự phát triển bền vững. 2. Nội dung của thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt ở Việt Nam - Về kỹ thuật sản xuất: Với mục tiêu giảm thiểu ảnh hưởng xấu của dư lượng hóa chất tới môi trường, xâm nhập vào cơ thể khi sử dụng thực phẩm nên càng sử dụng ít thuốc, hóa chất càng tốt. - Về an toàn thực phẩm: Với mục tiêu đảm bảo không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. Như vậy, cần xác định và giảm thiểu các nguy cơ nhiễm sinh học (vi khuẩn, virus, nấm mốc...), nguy cơ hóa học và nguy cơ về vật lý. - Quản lý sức khỏe cá nuôi: Đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho cá nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các rủi ro về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất. - Bảo vệ môi trường: Với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông, hồ. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo các quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế. Phải có đánh giá các tác động đối với môi trường của việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản. 3. Áp dụng quản lý môi trường và cá chép, trắm cỏ nuôi theo tiêu chí thực hành tốt - Vị trí lồng bè nuôi cá chép, trắm cỏ phù hợp với khung pháp lý của quốc gia và của địa phương: + Liên hệ với các cơ quan quản lý địa phương trong phạm vi pháp luật nuôi cá lồng bè để thu thập các thông tin về những yêu cầu cần thiết trong bối cảnh địa phương và quốc gia; + Tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan quản lý về giấy phép cần phải có để xây dựng và hoạt động nuôi cá chép, trắm cỏ ở vị trí này; + Thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý địa phương và quốc gia về giấy phép cần thiết để minh chứng tính hợp pháp của hoạt động nuôi cá
- 10 chép, trắm cỏ trong lồng bè. Nếu có những qui định về giới hạn năng suất cho phép nuôi trong khu vực nhất định, người nuôi cá cần khẳng định rằng đã tuân theo những qui định đó. Các nhà nuôi cá nên có sẵn bản sao giấy phép hợplệ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các loại giấy phép, chuyển nhượng…; + Các nhà nuôi cá cần xác định các cơ quan chức năng và được xác nhận bằng văn bản của chính phủ rằng các loại thuế thích hợp đã được thanh toán; - Vị trí nuôi, thiết kế, xây dựng và quản lý môi trường, cá nuôi để tránh hoặc hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến người khác và môi trường: + Liên hệ với chính quyền địa phương và quốc gia để tìm hiểu về quy hoạch phát triển nuôi cá chép, trắm cỏ và nuôi cá trong lồng bè trên hệ thống sông, hồ nước ngọt. + Xác định vị trí nuôi lồng bè trong bản đồ quy hoạch để khẳng định lồng bè nuôi nuôi cá nằm trong khu vực đã được qui hoạch cho nuôi thủy sản. + Nếu không có bản qui hoạch phát triển thủy sản nào áp dụng cho khu vực trang trại, phải thường xuyên cập nhật ở chính quyền địa phương và ngành xem đã có bản qui hoạch đã được xây dựng hay chưa. + Ở nhiều khu vực nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè, có những hệ động vật hiếm và duy nhất tồn tại. Nhiều loài động vật quý hiếm nhất nằm trong danh mục nguy cấp hoặc bị đe dọa, được gọi là Danh sách đỏ. Người nuôi cá cần đặc biệt lưu ý đến hệ động vật bản địa và Danh sách đỏ để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, tránh những tác động tiêu cực đến các loài nếu chúng di cư qua hoặc sinh sống ở khu vực xung quanh lồng bè nuôi. Các giải pháp phòng ngừa bao gồm tăng số lượng các thiết bị ngăn chặn xung quanh khu vực trại nuôi, hạn chế sự tác động quanh khu vực bơm nước hoặc làm xáo trộn các khu vực tự nhiên và gia tăng hoạt động của con người. + Cần phải liên hệ với các cộng đồng địa phương để tìm kiếm các thông tin về sự không làm ảnh hưởng đến các loài nguy cấp gây ra bởi trại nuôi và con người. Liên hệ với chính quyền địa phương và yêu cầu họ xác nhận những thông tin đó nếu đúng. + Hãy chắc chắn rằng hệ thống lồng bè nuôi không chặn hoàn toàn sự di chuyển của tàu thuyền, động vật thủy sản, nước trong thủy vực hoặc kênh rạch. Nếu có, hãy loại bỏ những vật cản để đảm bảo dòng chảy. + Liên hệ với chính quyền địa phương để xin giấy xác nhận rằng hệ thống lồng bè nuôi không ảnh hưởng đến giao thông. + Vẽ sơ đồ khu nuôi và vị trí lồng bè nuôi cá liên quan đến bờ sông, kênh rạch. Đo kích thước của lồng bè nuôi và xác định khoảng cách đến bờ sông, kênh rạch.
- 11 - Giảm thiểu tác động lên hệ sinh thái và sức khỏe con người, đồng thời tối đa hóa sức khỏe cá, an sinh cho cá nuôi và an toàn thực phẩm. + Giữ lại các hóa đơn mua cá giống chỉ khối lượng cá thả và kích cỡ cá thả ở mỗi lồng bè. + Giữ lại các hóa đơn bán cá chỉ khối lượng cá thu hoạch, cỡ cá thu hoạch trung bình ở mỗi lồng bè. + Tính tỷ lệ sống cho mỗi lồng bè. + Tính toán tỷ lệ chết trung bình bằng cách cộng tỷ lệ chết ở tất cả các lồng bè và chia cho tổng số lồng bè. + Nếu tỷ lệ cá chết cao hơn 20%, có thể làm những việc sau đây: mời chuyên gia về bệnh động vật thủy sản giúp đỡ để nâng cao tỷ lệ sống của cá nuôi; thả cá giống khỏe mạnh và có kích cỡ lớn hơn + Liên hệ với chính quyền địa phương/Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản để hỏi xin danh mục thuốc, hóa chất và các sản phẩm sinh học được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Chỉ được phép sử dụng những thuốc, hóa chất nằm trong danh mục này. + Ghi chép lại tất cả các loại thuốc thú y, hóa chất và các chế phẩm sinh học bạn sử dụng. Ghi chép chi tiết đã sử dụng thuốc cho lồng nào, chủng loại và liều lượng mỗi loại sản phẩm đã sử dụng. + Lưu giữ lại cả thông tin tên nhà cung cấp và địa chỉ liên lạc. + Không lưu trữ bất kỳ sản phẩm thuốc, hóa chất nào đã bị cấm, ngay cả khi không có ý định sử dụng các sản phẩm đó. + Khi xảy ra các vấn đề dịch bệnh, liên hệ với một nhân viên về bệnh cá. Nhân viên về bệnh cá phải đáp ứng những yêu cầu sau: 1) Nhân viên về bệnh động vật thủy sản được nhà nước chỉ định. Vì vậy người đó phải cho bạn xem quy định về quản lý sức khỏe cá. Giữ bản sao của quy định đó và bản sao giấy chứng minh của nhân viên đó. 2) Người làm công tác thú y thủy sản phải được đào tạo ít nhất 3 tháng về quản lýsức khỏe động vật thủy sản (ít nhất là 60 giờ). Khóa đào tạo này có thể là một môn học trong chương trình đào tạo đại học về thú y thủy sản. Người làm công tác thú y thủy sản phải cho bạn xem bằng đại học và giấy chứng nhận của họ về đã tham gia đào tạo về quản lý sức khỏe cá. Sao lưu bằng đại học và giấy chứng nhận để tham khảo. + Trước khi sử dụng bất kỳ thuốc hay hóa chất để chữa bệnh cá phải hỏi ý kiến của các chuyên gia bệnh cá và ghi chép lại những thông tin sau đây: Bệnh của cá nuôi;
- 12 Những loại thuốc hóa chất nên dùng; Cách dùng những loại thuốc hóa chất đó (cách dùng, liều lượng vv); Cách thao tác và bảo quản những chất đó; Thông báo cho ai về tình hình dịch bệnh; Biện pháp để hạn chế sự lây lan dịch bệnh đến những trại nuôi xung quanh và quần thể cá tự nhiên; + Nếu phải thông báo cho ai đó về tình hình dịch bệnh cá xảy ra trong trại nuôi, đề nghị họ cho văn bản xác nhận họ đã nhận được thông báo. + Giữ lại nhãn các thuốc, hóa chất vạn dùng và giải thích lý do tại sao dùng những chất đó. + Sau khi áp dụng thuốc, hóa chất đảm bảo chắc chắn rằng phải có thời gian để thuốc và hóa chất được đào thải trước khi thu hoạch. Thời gian đào thải đôi khi được ghi trên nhãn sản phẩm. + Không được phép sử dụng thuốc thú y (ví dụ kháng sinh) trước khi chuyên gia về bệnh cá xác định được bệnh cần phải điều trị. Tuy nhiên có thể áp dụng vắc xin trước khi dịch bệnh xảy ra. + Tương tự, không được phép sử dụng thuốc để kích thích cho cá sinh trưởng nhanh hơn, do thuốc chỉ nên sử dụng để chữa bệnh và không được phép sử dụng thuốc trước khi bệnh xảy ra. + Đề nghị chuyên gia bệnh xác nhận rằng không có dấu hiệu đã sử dụng thuốc kháng sinh cho một bệnh cụ thể trước khi có ý kiến tư vấn của chuyên gia. + Thiết lập một bản kế hoạch phòng trị bệnh cá chép, trắm cỏ và đảm bảo chắc chắn những thông tin sau đây được đưa vào kế hoạch: • Tên và địa điểm trại nuôi • Danh sách các bệnh đã được xác định trước đây • Kế hoạch phòng bệnh và phác đồ điều trị những bệnh đã từng gặp trước đây (bao gồm hóa chất, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và thời gian đào thải) • Phương pháp chuẩn bị lồng nuôi • Phương pháp áp dụng vắc xin, nếu có • Quy trình an toàn sinh học • Chương trình sàng lọc các bệnh liên quan • Phương pháp quản lý chất lượng nước nhằm phòng ngừa dịch bệnh • Ghi chép kết quả kiểm tra định kỳ của chuyên gia bệnh được chỉ định • Số lần và phương pháp loại bỏ cá bị yếu và xử lý cá chết
- 13 • Ghi chép kết quả kiểm tra định kỳ của chuyên gia bệnh được chỉ định • Số lần và phương pháp loại bỏ cá bị yếu và xử lý cá chết • Các phương pháp phòng bệnh khác nếu có • Quy trình vận chuyển thả giống và cá thu hoạch • Nguyên nhân và cơ chế liên quan đến xảy ra dịch bệnh, bao gồm cả báo cáo về tình hình xảy ra dịch bệnh của chuyên gia bệnh cá và những người khác nếu có • Phương pháp phòng ngừa sự lây lan của bệnh (ví dụ, qua nước thải và cá) + Đề nghị chuyên gia bệnh cá xem xét và phê duyệt kế hoạch bằng cách ký vào bản kế hoạch. + Chỉnh sửa lại bản kế hoạch phòng trị bệnh hàng năm, cập nhật thêm thông tin khi cần thiết và yêu cầu chuyên gia bệnh phê duyệt lại bản kế hoạch đã sửa đổi. + Theo dõi bệnh cá hàng ngày và ghi chép lại những thông tin sau đây: xuất hiện các dẫu hiệu bất thường ví dụ tập tính ăn, bơi lội, các dấu hiệu ngoài thân ca (lở loét, các điểm chấm, ký sinh trùng hay mòn vây), số lượng cá chết, tham khảo ý kiến của chuyên gia bệnh về tỷ lệ chết tự nhiên của cá nuôi trong lồng bè hàng tuần, hàng tháng đến khi thu hoạch. Cần đảm bảo rằng có giấy xác nhận đã tham khảo ý kiến của chuyên gia bệnh theo định kỳ như trên và có chữ ký xác nhận; + Hàng ngày nếu tỷ lệ cá chết trong lồng bè vượt quá tỷ lệ chết tự nhiên do chuyên gia bệnh cung cấp thì phải liên lạc với chuyên gia bệnh để xin ý kiến tư vấn về những việc cần phải làm + Lưu trữ hồ sơ liên quan đến: Chủng loại, mùa vụ sử dụng, liều lượng sử dụng và thời gian đào thải của tất cả các thuốc thú y đã sử dụng cho mỗi lồng bè. Đảm bảo rằng việc sử dụng là đúng với kê đơn của chuyên gia bệnh cá; Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc kiểm tra bệnh theo quy định. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1: Nêu ý nghĩa của thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt? Câu hỏi 2: Nêu nội dung áp dụng quản lý môi trường và cá nuôi vào nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè. C. Ghi nhớ: Quản lý môi trường và cá chép, trắm cỏ nuôi trong lồng bè theo tiêu chí thực hành nuôi thủy sản tốt tại Việt Nam sẽ tạo ra sản phẩm nuôi chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và góp phần bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
- 14 Bài 02: Kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường nước Mã bài: MĐ04-02 Mục tiêu: - Trình bày được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường chủ yếu đến cá chép, trắm cỏ nuôi lồng bè; - Đo và xử lý được các yếu tố môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của cá chép, trắm cỏ nuôi lồng bè; - Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động. A. Nội dung: 1. Kiểm tra và xử lý pH nước 1.1. Ảnh hưởng của pH nước đến cá Chúng ta đều biết vị chua của chanh, dấm... đó là các chất có tính axít và ngược lại cũng đều biết vị nồng của vôi đó là chất có tính kiềm. Để đặc trưng cho các mức độ diễn biến khác nhau của tính axít và tính kiềm của môi trường nước người ta dùng đại lượng "Độ pH". Độ pH có giá trị từ 0 - 14. pH < 7: môi trường axít. pH = 7: môi trường trung tính. pH > 7: môi trường kiềm. Cá có thể phát triển, sinh trưởng tốt trong môi trường có pH từ 6,5-8,5, tốt nhất là pH từ 7-8. Độ pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của cá: sinh trưởng, sinh sản, tỉ lệ sống và dinh dưỡng. Khi pH môi trường nước quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của cá. Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. Khi pH cao làm phá huỷ mang và da cá. Cá sống trong môi trường có pH thấp sẽ chậm sinh trưởng. Hàm lượng khí NH3 tăng dần khi pH tăng và hàm lượng khí H2S tăng dần khi pH giảm.
- 15 Nếu chênh lệch pH nước giữa buổi trưa và buổi sáng lớn hơn 0,5 đơn vị sẽ gây ảnh hưởng đến cá nuôi. pH nước vùng nuôi cũng có thể giảm thấp vào những ngày trời mưa do phèn bị rửa trôi từ lưu vực xuống sông, suối, hồ chứa. Do đó, người nuôi cần kiểm tra pH hàng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời khi pH nước không nằm trong giới hạn thích hợp với cá hoặc thay đổi quá lớn trong ngày. 1.2. Đo pH nước nuôi 1.2.1. Đo pH giấy quỳ Giấy quỳ được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp (rượu quỳ), sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tuỳ thuộc vào pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau. - Hộp giấy quỳ gồm: + Giấy quỳ + Thang so màu + Lưu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ. Thang so màu Hình 4.2.1: Giấy quỳ Tiến hành đo pH bằng giấy quỳ như sau:
- 16 Bước 1: Lấy một mẩu giấy quỳ. Hình 4.2.2 A: Lấy mẩu giấy quỳ Bước 2: Nhúng 1 đầu giấy quỳ vào dung dịch cần đo Lưu ý: Giấy quỳ ngâm trong nước lâu chỉ thị từ giấy sẽ bị khuếch tán ra môi trường. Do vậy, cần phải rút giấy ra ngay sau khi nhúng vào nước. Hình 4.2.2 B: Nhúng mẩu giấy quỳ vào nước cần đo pH Bước 3: Để ráo khoảng 5-10 giây, giấy quỳ sẽ chuyển mầu theo độ pH của môi trường nước kiểm tra Lưu ý: Để chỉ thị có mầu đồng đều, khi để ráo giấy quỳ phải được để theo phương song song với mặt đất Hình 4.2.2 C: Để ráo giấy quỳ
- 17 Bước 4: So màu: Đặt mẩu giấy quỳ lên thang so màu, so sánh màu của màu giấy với các ô màu trên thang so màu. Hình 4.2.2 D: So màu Bước 5: Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng so với màu mẩu giấy. Hình 4.2.2 E: Kết quả của pH=8 đo bằng giấy quỳ Hình 4.2.2: Đo pH nước bằng giấy quỳ 1.2.2. Đo pH bằng bộ kiểm tra nhanh (Test kit) Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất kèm theo.
- 18 Hình 4.2.3: Bộ xác định nhanh pH của Đức - Dụng cụ: + Lọ thủy tinh + Dung dịch thử + Bảng mầu - Xác định bằng bộ thử nhanh Sera của Đức thực hiện như sau: Bước 1: Cho nước mẫu vào lọ, tráng đều lọ vài lần (hình bên) Hình 4.2.4: Tráng lọ Đổ nước tráng lọ ra
- 19 Hình 4.2.5: Đổ nước tráng lọ Bước 2: Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định Lau khô bên ngoài lọ Hình 4.2.6: Lấy mẫu nước Bước 3: Cho thuốc thử vào lọ với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất. Lưu ý trước khi cho thuốc thử vào mẫu nước cần lắc đều chai thuốc thử. Hình 4.2.7: Cho thuốc thử vào lọ
- 20 Bước 4: Lắc nhẹ tròn đều lọ để thuốc thử hòa tan vào mẫu nước thử. Mẫu nước thử biến màu Hình 4.2.8: Lắc đều lọ nước mẫu Bước 5: So màu và dọc kết quả: Đặt lọ nước mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu. Hình 4.2.9: So màu mẫu nước với thang so màu Bước 6: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra. 1.2.3. Đo pH bằng máy - Máy đo pH cầm tay có 2 loại: + Bút đo pH: có đầu dò (điện cực) nằm trực tiếp, phía dưới của máy (bên trong). Được dùng nhiều do dễ sử dụng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý môi trường - MĐ03: Nuôi cua biển
52 p | 166 | 54
-
Giáo trình Quản lý dịch hại nho - MĐ04: Trồng nho
104 p | 158 | 50
-
Giáo trình Quản lý ao, bè nuôi cá tra, cá ba sa - MĐ03: Nuôi cá tra, cá ba sa
115 p | 139 | 33
-
Giáo trình Bảo vệ môi trường - Nghề: Bảo vệ thực vật (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
80 p | 74 | 16
-
Giáo trình Quản lý bộ phận máy - MĐ05: Máy trưởng tàu cá hạng 4
97 p | 93 | 15
-
Giáo trình Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
42 p | 36 | 9
-
Giáo trình Quản lý chất lượng thủy sản (Nghề: Chế biến và bảo quản thủy sản) - Trường TC Nghề Trà Vinh
55 p | 77 | 9
-
Giáo trình Quản lý dịch hại tổng hợp trong lâm nghiệp: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp
66 p | 22 | 7
-
Giáo trình Quản lý chất lượng ao nuôi thuỷ sản (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
107 p | 17 | 7
-
Giáo trình Quản lý chất lượng ao nuôi (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
107 p | 20 | 7
-
Giáo trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
38 p | 42 | 7
-
Giáo trình Quản lý trang trại: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
70 p | 30 | 7
-
Giáo trình Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
107 p | 17 | 6
-
Giáo trình Quản lý môi trường ao nuôi thuỷ sản (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
107 p | 34 | 6
-
Giáo trình Sinh lý môi trường (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
106 p | 24 | 5
-
Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
60 p | 16 | 5
-
Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
122 p | 15 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn