Giáo trình Chăm sóc và quản lý môi trường - MĐ03: Nuôi cua biển
lượt xem 54
download
Giáo trình Chăm sóc và quản lý môi trường - MĐ03: Nuôi cua biển được phân bổ giảng dạy trong thời gian 96 giờ và bao gồm 06 bài: giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển, tính khối lượng thức ăn và xác định chế độ cho ăn, chuẩn bị thức ăn và cho ăn, kiểm tra sinh trưởng và quản lý môi trường nuôi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc và quản lý môi trường - MĐ03: Nuôi cua biển
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI CUA BIỂN Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
- 2 LỜI GIỚI THIỆU - Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi cua biển thương phẩm ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. - Chương trình đào tạo nghề nuôi cua biển đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề và được kết cấu theo mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề nuôi cua biển theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. - Giáo trình Mô đun Chăm sóc và quản lý môi trường nuôi là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. - Giáo trình là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài trong chương trình dạy nghề Nuôi cua biển trình độ sơ cấp nghề. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 96 giờ và bao gồm 06 bài: Bài mở đầu Bài 1. Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển Bài 2: Tính khối lượng thức ăn và xác định chế độ cho ăn Bài 3: Chuẩn bị thức ăn và cho ăn Bài 4: Kiểm tra sinh trưởng Bài 5: Quản lý môi trường nuôi - Giáo trình là tài liệu học tập chính cho các học viên học nghề. - Nhóm biên soạn xin được cám ơn Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm thực hiện cuốn giáo trình này. - Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn giáo trình còn có nhiều khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình 2. KS. Đinh Quang Thuấn 3. ThS. Trương Văn Thượng 4. TS. Bùi Quang Tề
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Lời giới thiệu………………………………………………. 2 2. Mục lục…………………………………………………….. 3 3. MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI……………………………………………………….. 4 4. Giới thiệu mô đun………………………………………… 4 5. Bài mở đầu............................................................................. 5 6. Bài 1: Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển.................................................................................. 7 7. Bài 2: Tính khối lượng thức ăn và xác định chế độ cho ăn... 10 8. Bài 3: Chuẩn bị thức ăn và cho ăn………………………… 16 9. Bài 4: Kiểm tra sinh trưởng………………………………... 24 10. Bài 5. Quản lý môi trường nuôi............................................ 28 11. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN............................... 45
- 4 MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG NUÔI Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu mô đun: - Mục tiêu mô đun: + Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển. + Xác định được khẩu phần dinh dưỡng, lượng thức ăn cho cua qua các giai đoạn phát triển; + Chuẩn bị được thức ăn, cho ăn và kiểm tra sinh trưởng đúng kỹ thuật theo quy trình kỹ thuật phù hợp. + Mô tả được phương pháp quản lý môi trường ao nuôi; + Xử lý các yếu tố môi trường bất lợi đúng kỹ thuật theo quy trình kỹ thuật phù hợp; + Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong xác định chế độ cho ăn, chuẩn bị, cho ăn, kiểm tra sinh trưởng và quản lý môi trường nuôi, rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc. - Nội dung mô đun: + Bài mở đầu + Bài 1. Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển + Bài 2: Tính khối lượng thức ăn và xác định chế độ cho ăn + Bài 3: Chuẩn bị thức ăn và cho ăn + Bài 4: Kiểm tra sinh trưởng + Bài 5: Quản lý môi trường nuôi + Kiể m tra kế t thúc mô đun - Phƣơng pháp học tập: + Học lý thuyết trên lớp về nội dung các chủ đề trong mô đun + Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà + Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành của các bài được thực hiện tại ao nuôi cua của các cơ sở nuôi hoặc ao nuôi hộ gia đinh - Phƣơng pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức viết (tự luận, trắc nghiệm); kiểm tra thực hành bằng bài thực hành, quan sát đánh giá mức độ thành thạo thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện.
- 5 Bài mở đầu: Giới thiệu: Chăm sóc và quản lý môi trường ao nuôi là một trong những khâu rất quan trọng để nuôi cua thành công vì thức ăn, thuốc, hóa chất là những thứ phải đầu tư cao và chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất trong nuôi cua biển. Mục tiêu là nuôi phải bền vững và khả năng lợi nhuận cao nhất. Chăm sóc và quản lý môi trường nuôi tốt giúp môi trường nuôi ổn định, cua tăng trưởng tối đa, nâng cao sức khỏe và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Từ đó, nâng cao tỉ lệ sống, năng xuất và sản lượng cua nuôi. Mục tiêu: Hiểu biết tầm quan trọng, các nội dung chính, mối liên hệ với các mô đun khác và những yêu cầu chính với người học để xác định thái độ đúng đắn giúp người học tiếp thu kiến thức mô đun tốt nhất. Nội dung chính: 1. Tầm quan trọng của mô đun Mô đun Chăm sóc và quản lý môi trường nuôi giúp người nuôi cua xác định được các chỉ số môi trường; chế độ cho ăn. Đây là những khâu kỹ thuật then chốt nhằm giúp cho người nuôi điều chỉnh và ổn định các yếu tố môi trường; tính toán được số lượng, khối lượng cua có trong ao, kích cỡ cua nuôi, điều kiện môi trường để từ đó đưa ra kế hoạch điều chỉnh môi trường và xác định lượng thức ăn cần sử dụng và lựa chọn loại thức ăn cho cua nhằm nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Cho ăn hợp lý, đúng kỹ thuật cua nhanh lớn, khỏe mạnh, không gây ô nhiễm môi trường, sức đề kháng cao và ngược lại cho ăn không hợp lý cua chậm lớn, khả năng cảm nhiễm với mầm bệnh tăng. Sau khi học bài này người học có thể tính được lượng thức ăn cần sử dụng, biết cách cho cua ăn và quản lý thức ăn trong quá trình nuôi. Kiểm tra sinh trưởng của cua trong quá trình nuôi giúp cho người nuôi điều chỉnh thức ăn cả về chất lượng và số lượng. Sau khi học bài này người học có thể tính được lượng cua có trong ao, tốc độ sinh trưởng của cua trong quá trình nuôi, từ đó tính được lượng thức ăn cần sử dụng. Thu mẫu, xác định hàm lượng ôxy, độ mặn và pH làm cơ sở để người nuôi đưa ra những quyết định về cách xử dụng hoá chất để cải tạo và quản lý môi trường trong quá trình nuôi giúp cho môi trường ổn định ở trong khoảng thích hợp tạo điều kiện cho cua sinh sống và phát triển tốt nhất.
- 6 2. Nội dung chƣơng trình mô đun Mở đầu Bài 1. Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển Bài 2: Tính khối lượng thức ăn và xác định chế độ cho ăn Bài 3: Chuẩn bị thức ăn và cho ăn Bài 4: Kiểm tra sinh trưởng Bài 5: Quản lý môi trường nuôi Kiể m tra kế t thúc mô đun 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun Chăm sóc và quản lý môi trường ao nuôi có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác: Chọn và chuẩn bị nơi nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác cải tạo, chuẩn bị nước, gây màu nước tạo môi trường sạch cho cua sinh trưởng phát triển, thuận lợi cho công tác thả cua giống. Chọn giống và thả giống là mô đun cung cấp kiến thức về lựa chọn giống tốt và kỹ thuật thả giống nhằm có đàn giống thuần và giống thả thích nghi tốt với môi trường nuôi để cua sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 4. Những yêu cầu đối với ngƣời học - Học viên tham dự học ít nhất 80% số giờ lý thuyết và 100 % số giờ thực hành của mô đun. - Học viên phải chăm chỉ, nghiêm túc. - Học viên phải hiểu được kiến thức đại cương về đặc điểm sinh học cua biển và kỹ thuật quản lý môi trường ao nuôi. - Sau khi học xong học viên phải hiểu biết kiến thức và thực hiện được chế độ cho ăn, chuẩn bị thức ăn, cho ăn và kiểm tra sinh trưởng của cua nuôi và quản lý môi trường.
- 7 Bài 1: Giới thiệu đặc điểm dinh dƣỡng và sinh trƣởng của cua biển Mục tiêu: - Mô tả được loại thức ăn, tập tính ăn của cua biển qua các giai đoạn phát triển; - Mô tả được sự phát triển của cua biển từ giai đoạn cua giống đến cua thịt; A. Nội dung: 1. Giới thiệu đặc điểm dinh dưỡng Tính ăn của cua biển thay đổi tùy vào giai đoạn phát triển. 1.1. Giai đoạn cua giống - Giai đoạn này cua ăn động vật phù du. Trong nuôi nhân tạo ấu trùng cua được cho ăn với nhiều loại thức ăn khác nhau như luân trùng, Artermia, lòng đỏ trứng, bột sữa và thức ăn viên kích thước nhỏ. - Khác với cua lớn hoạt động nhiều về đêm, ấu trùng có tính hướng quang rất mạnh và có thể dùng ánh sáng để kích thích chúng bắt mồi. - Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong, tảo, giáp xác, nhuyễn thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2 – 7 cm (chiều rộng giáp đầu ngực) chúng chủ yếu ăn giáp xác. Cua tiền trưởng thành 7 – 13 cm, ăn nhiều bọn 2 mảnh vỏ và phúc túc (động vật chân bụng). Trong khi đó cua lớn hơn thường ăn cua con và cá. - Cua con là loài ăn tạp. Giáp xác là thức ăn chủ yếu trong giai đoạn đầu. Thức ăn của cua tiền trưởng thành là nhóm động vật gây hại. 1.2. Giai đoạn cua trưởng thành - Tập tính dinh dưỡng và sự khéo léo của phần miệng làm cho cua có thể ăn nhiều loại nhuyễn thể vỏ cứng và giáp xác. Tuy nhiên, những thông tin chi tiết về tính ăn của cua trong tự nhiên không nhiều. - Thức ăn tự nhiên của cua là động vật như: có 50% động vật thân mềm, 21% tô, cua, còng, phần còn lại ít thấy cá có trong ống tiêu hóa của cua. Cua không thích nghi tốt với việc bắt mồi di động. Hơn nữa tập tính kiếm ăn thay đổi theo tuổi. - Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10-15 ngày. - Các loại thức ăn tự chế biến dùng để nuôi cua thịt gồm cá, tôm, nhuyễn thể, tảo sợi và các loại phế phẩm từ nhà bếp, lò mổ, xưởng đông lạnh thủy hải sản để giảm giá thành và tái sinh phế phẩm nguồn gốc động vật. Nuôi cua thịt
- 8 được sủ dụng thức ăn là mồi chết nhưng phải còn tươi và có nguồn gốc động vật (tôm, tép, cá, hai mảnh vỏ, mực có kích thước nhỏ). - Trong tự nhiên, tỷ lệ tử vong của cua rất cao và xảy ra trong suốt chu kỳ sống, cũng giống như các loài động vật biển khác có ấu trùng sống trôi nổi. Tuy nhiên, bên cạnh những kẻ thù của chúng, tính ăn nhau cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm đáng kể tỷ lệ sống của quần đàn, nhất là trong điều kiện nuôi. 2. Giới thiệu đặc điểm sinh trưởng - Quá trình phát triển của cua trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn, kích thước. Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển của cua - Ấu trùng có thể lột xác trong vòng 2 – 3 ngày/lần hoặc 3 – 5 ngày/lần. - Cua lớn lột xác chậm hơn cua khi còn nhỏ, nửa tháng hay một tháng một lần. Sự lột xác của cua có thể bị tác động bởi 3 loại kích thích tố: kích thích tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều khiển hút nước lột xác. - Đặc biệt trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân hoặc càng. Cua thiếu phần phụ do bị tổn thương thường có
- 9 khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này vào trong kỹ thuật nuôi cua lột. - Qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình từ 20 - 50%, tuổi thọ trung bình của cua từ 2 - 4 năm. Kích thước tối đa của cua biển có thể từ 19 - 28cm với trọng lượng từ 1 - 3kg/con. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong khoảng 7,5 - 10,5 cm. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng thì cua đực nặng hơn cua cái. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: Hãy cho biết đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cua biển? C. Ghi nhớ: - Đặc điểm dinh dưỡng của cua biển. - Đặc điểm sinh trưởng và quá trình lột xác của cua biển qua các giai đoạn phát triển.
- 10 Bài 2: Tính khối lƣợng thức ăn và xác định chế độ cho ăn Mục tiêu: - Mô tả được phương pháp tính khối lượng thức ăn cho cua biển; - Thực hiện được chế độ cho ăn đúng kỹ thuật; - Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong xác định chế độ cho ăn. A. Nội dung: 1. Tính khối lượng thức ăn cho cua biển - Định kỳ hàng tháng kiểm tra sinh trưởng của cua. Chỉ tiêu cần quan tâm xác định chiều dài và khối lượng trung bình của cua nuôi. - Xác định kích cỡ cua biển ở các giai đoạn phát triển nhằm mục đích lựa chọn kích cỡ thức ăn và khẩu phần thức ăn phù hợp với giai đoạn đó. 1.1. Xác định cỡ cua biển 1.1.1. Thu mẫu cua Hình 2.1. Thu mẫu cua
- 11 - Lẫy mẫu để ước lượng tương đối chính xác số cua có trong ao để giúp quản lý thức ăn cho tốt. - Ước lượng số lượng cua có trong ao phải kết hợp nhiều cách bao gồm: sự hiện diện của cua ở bờ ao, sử dụng lưới kiểm tra sàng ăn. + Có thể dùng lưới ước lượng số lượng cua tuy nhiên cũng chỉ cho một con số phỏng chừng. + Sử dụng sàng ăn là rất quan trọng để kiểm tra việc cho ăn. Mức ăn của cua tốt hay không phản ánh khả năng sử dụng thức ăn, sức khỏe và số lượng cua có trong ao và điều kiện môi trường sống. - Căn cứ vào số lượng cua thả, số lượng cua ước lượng còn lại trong ao tại thời điểm xác định ta tính toán được tỷ lệ sống của cua nuôi. Hình 2.2. Vị trí thu mẫu cua
- 12 - Cách làm: + Bước 1. Xác định vị trí lấy mẫu Sàng ăn thường là một tấm lưới mịn với khung có gờ cao không quá 5cm và diện tích sàng ăn từ 0,4 – 0,5 m2 với sàng hình tròn với đường kính 70 – 80cm và 0,64m2 đối với sàng hình vuông (cạnh 80 x 80 cm). Số lượng sàng ăn khoảng 1 cái cho 1500m2; sàng ăn nên đặt sát đáy ao và những nơi có môi truờng trong sạch và hơi xa bờ ao. Vị trí sàng được đặt đều trong ao kể cả khu vực giữa ao. Số lượng sàng ăn cần tính theo diện tích ao nuôi như sau: Diện tích ao số lượng sàng TT (ha) (chiếc) 1 0,5 4 2 0,6 – 0,7 5 3 0,8 - 1 6 -8 4 2 10-12 + Bước 2. Xác định số lượng mẫu Để đảm bảo kết quả chính xác cần thu ngẫu nhiên ít nhất 30 con cua, sau đó đem cân khối lượng của 30 con và tính giá trị trung bình. Thu mẫu bằng vó hoặc sàng ăn tại các vị trí xác định. + Bước 3. Xác định khối lượng trung bình: Khối lượng trung bình của 1 con cua được xác định bằng cách: Khối lượng cua mẫu thu (kg) Khối lượng trung bình 1 con (kg/con) = ------------------------------------- Số lượng con cua có trong mẫu (con) Chú ý: + Mẫu thu phải ngẫu nhiên. + Số lượng mẫu thu để cân càng lớn độ chính xác càng cao.
- 13 1.1.2. Xác định cỡ cua + Bước 1. Cân trọng lượng 30 con cua mẫu bằng cân đĩa. Hình 2.4. Cân trọng lượng cua + Bước 2. Đo lần lượt 30 con cua mẫu, trước tiên đo chiều dài bằng thước đo. Hình 2.3. Đo mẫu cua - Đếm số cua trong sàng làm căn cứ xác định khối lượng cua nuôi có trong ao để quyết định lượng thức ăn cần sử dụng. - Cần phải xác định tương đối chính xác khối lượng cua có trong ao, nếu xác định khối lượng cua nhiều thì đưa thêm thức ăn và ngược lại, tránh dư thừa hoặc thiếu thức ăn. - Để xác định số lượng cua có trong ao, dựa vào: + Số lượng cua trung bình của 1m2 sàng ăn x diện tích ao nuôi + Số lượng cua trung bình của 1m2 sàng ăn = Tổng số cua có trong các sàng ăn/ tổng diện tích (m2) của các sàng ăn kiểm tra. 1.2. Xác định khối lượng cua biển trong ao/đầm - Xác định khối lượng cua trong sàng
- 14 - Xác định khối lượng cua trung bình: cân mẫu 30 con Khối lượng 30 con cua Khối lượng TB (gr) = --------------------------------------- 30 - Tính khối lượng cua trong ao - Khối lượng của cua có trong ao được xác định như sau: số lượng cua xác định có trong ao x khối lượng cua trung bình 1 con cua (kg) 2. Tính khối lượng thức ăn Để xác định khối lượng thức ăn cho cua trước tiến chúng ta tiến hành thu mẫu cua, xác định cỡ cua như nội dung 1 để làm căn cứ tính toán xác định khẩu phần thức ăn và tính khối lượng thức ăn. - Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày được xác định căn cứ vào khối lượng cua nuôi trong ao tại thời điểm kiểm tra và khẩu phần cho ăn. - Khẩu phần ăn hàng ngày dao động từ 4 - 6 % (Khối lượng cua có trong ao). Nếu là động vật nhuyễn thể cả vỏ thì phải đạt 30 % (trọng lượng thân cua) + Tháng nuôi 1: khẩu phần ăn là 6% (Khối lượng cua có trong ao) + Tháng nuôi 2: khẩu phần ăn là 6 % (Khối lượng cua có trong ao) + Tháng nuôi 3: khẩu phần ăn là 5 % (Khối lượng cua có trong ao) + Tháng nuôi 4: khẩu phần ăn là 5 % (Khối lượng cua có trong ao) + Tháng nuôi 5: khẩu phần ăn là 4 % (Khối lượng cua có trong ao) + Tháng nuôi 6: khẩu phần ăn là 4 % (Khối lượng cua có trong ao) - Khối lượng thức ăn cho cua ăn = Khối lượng cua nuôi x khẩu phần ăn. Ví dụ 1: + Khối lượng cua thả ban đầu là 100kg; + Khẩu phần ăn theo tháng: 6% 100 x 6% > Khối lượng thức ăn cho ăn hàng ngày là: --------------(kg) 100 Khối lượng thức ăn/ngày là 6kg. Ví dụ 2: + Tháng nuôi thứ 3 kiểm tra khối lượng cua có trong ao là 300kg. + Khẩu phần thức ăn theo thời gian nuôi xác định là 5%. 300 x 5% > Khối lượng thức ăn hàng ngày là: ---------------------(kg) 100
- 15 - Xác định chế độ cho ăn: + giai đoạn cua còn nhỏ chúng ta cho ăn 1 lần/ngày + khi cua lớn cho ăn 2 lần/ngày và tốt nhất là cho cua ăn vào lúc mát của buổi sáng và chiều tối. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Bài tập 1: Hãy xác định: tỷ lệ sống; nhiệt độ; độ mặn; pH nước; tính lượng cua có trong ao và lượng thức ăn sử dụng cho một ao nuôi cua cụ thể. 2. Bài tập thực hành: Thực hiện thao tác thu mẫu cua C. Ghi nhớ: Lượng thức ăn cần dùng được xác định qua tỷ lệ cho ăn, khối lượng của cua trong ao và phụ thuộc vào nhiệt độ, độ mặn, pH nước. Thức ăn phải đảm bảo chất lượng và chủng loại phù hợp với từng giai đoạn.
- 16 Bài 3: Chuẩn bị thức ăn và cho ăn Mục tiêu: - Mô tả những kiến thức cơ bản về lựa chọn thức ăn, cân khối lượng thức ăn, lựa chọn cỡ thức ăn, làm sạch thức ăn, ngâm và trộn thức ăn bổ sung. - Thực hiện kỹ thuật chuẩn bị thức ăn, và cho ăn. - Rèn luyện tính cẩn thận A. Nội dung: 1. Chuẩn bị thức ăn 1.1. Lựa chọn thức ăn Cua ăn thức ăn động vật là chính. Cho đến hiện nay, phần lớn các hộ nuôi cua đều sử dụng thức ăn động vật tươi sống là chính. 1.1.1. Chọn loại thức ăn - Cua ăn thức ăn động vật là chính, nhưng có thể ăn cả mùn bã hữu cơ thực vật. Thức ăn chủ yếu của cua là: cá vụn, còng, ba khía, đầu cá, don, dắt, trai, ốc, cá, tôm, còng, cáy v.v.... Các loại thực vật bao gồm: rau, củ, bèo, khoai, sắn, bã đậu cám gạo v.v.. Hình 3.1. Các loại thức ăn của cua Việc sử dụng thức ăn tự nhiên cho cua cũng cần phải quan tâm đến việc làm sạch trước khi sử dụng vì khi thu mua thức ăn tự nhiên còn lẫn nhiều tạp chất, dơ bẩn và có thể lẫn các loại khác và đôi khi có mầm bệnh trong đó. Chính vì vậy khi chuẩn bị cho ăn cần phải làm sạch thức ăn.
- 17 1.1.2. Chọn cỡ thức ăn Tùy vào giai đoàn phát triển của cua mà người nuôi cần xác định loại thức ăn, kích cỡ thức ăn phù hợp để cua dễ dàng sử dụng và nâng cao được cường độ sử dụng mồi. Hình 3.2. Làm nhỏ cỡ thức ăn cho cua 1.1.3. Đánh giá chất lượng thức ăn bằng cảm quan - Thức ăn tươi sống: Gồm động vật còn nguyên con, còn sống hoặc đã chết nhưng thịt còn tươi. Không dùng thịt động vật đã bị ươn ôi và thịt động vật đã ướp mặn không có khả năng rửa sạch mặn. Các động vật, thịt động vật sử dụng làm thức ăn cho cua gồm: + Cá tươi: thường sử dụng các loài cá biển vụn cá Sơn, cá Linh, cá Chốt chuột, cá biển vụn... + Động vật nhuyễn thể: gồm các động vật nhuyễn thể như don, dắt... + Động vật giáp xác: chủ yếu là các loại tôm, cua rẻ tiền. + Động vật khác: thường là tận dụng thịt của các động vật rẻ tiền không thuộc diện dùng làm thực phẩm cho người, và thịt phế liệu của các xí nghiệp chế biến thực phẩm như cá, tôm, mực... Khi lựa chọn thức ăn cần xây dựng công thức thức ăn và phản ánh thành phần nguyên liệu và tỷ lệ phối trộn giữa các nguyên liệu với nhau. Thường phải phối hợp các loại thức ăn với nhau tạo thành một hỗn hợp thức ăn mới thỏa mãn được đồng thời nhu cầu các chất dinh dưỡng. Một công thức thức ăn tốt, thể hiện: - Cân đối và đủ thành phần theo nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn của đối tượng nuôi. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - Thời gian bảo quản dài. - Hiệu quả sử dụng thức ăn đạt tốt nhất. - Giá thành thấp
- 18 Muốn đạt được như trên, khi xây dựng công thức thức ăn phải dựa trên 2 nguyên tắc: - Nguyên tắc khoa học: + Đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng theo giai đoạn phát triển của cua đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng: axit amin, khoáng, vitamin... + Khối lượng phải thích hợp với sức chứa của bộ máy tiêu hoá. Thường dùng: Lượng thức ăn theo tỷ lệ khối lượng cơ thể. - Nguyên tắc kinh tế: + Khẩu phần thức ăn phải có giá cả hợp lý và rẻ. + Cần chú ý: + Tính sẵn có, chất lượng và giá cả của nguồn nguyên liệu thức ăn + Đặc tính sinh học của cua và cách cho ăn + Mục tiêu nuôi. + Đặc điểm cơ bản của hệ thống nuôi dưỡng, ăn tự do hay hạn chế + Nhiệt độ, độ ẩm của môi trường... 1.2. Cân thức ăn - Cân khối lượng thức ăn rất quan trọng, căn cứ khối lượng thức ăn đã xác định tiến hành cân khối lượng thức ăn cho cua. Nếu cân không chính xác sẽ gây dư thừa và làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống và tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Hình 3.3. Cân thức ăn 2. Cho ăn 2.1. Vệ sinh sàng ăn và khu vực cho ăn Cho ăn hợp lý, đúng kỹ thuật giúp cua nhanh lớn, khỏe mạnh, không gây ô nhiễm môi trường, sức đề kháng cao và ngược lại cho ăn không hợp lý cua chậm lớn, khả năng cảm nhiễm với mầm bệnh tăng. Chính vì vậy sàng ăn và
- 19 khu vực cho ăn phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ, tránh dơ bẩn, có địch hại và mầm bệnh. Hàng ngày cần vệ sinh sàng ăn và khu vực cho ăn bằng cách sử dụng vôi để khử trùng. 2.2. Cho cua ăn Muốn nuôi cua có năng suất cao giá thành hạ người nuôi phải tìm cách giảm hệ số thức ăn. Một trong những biện pháp có hiệu quả góp phần giảm hệ số thức ăn là việc sử dụng hợp lý thức ăn trong đó kỹ thuật cho ăn giữ vai trò rất quan trọng. Kỹ thuật cho ăn đúng được thế hiện ở những điểm sau đây: - Cua lớn nhanh - Cua ít bệnh - Cua sử dụng hết thức ăn - Nước ao không bị nhiễm bẩn, màu nước và mùi vị không có những biến đổi lớn. Để đảm bảo cho cua ăn đúng kỹ thuật, cần chú ý đến 5 điểm sau đây: a. Thời gian và số lần cho ăn: - Thời gian cho ăn: ở giai đoạn cua còn nhỏ chúng ta cho ăn 1 lần/ngày và khi cua lớn cho ăn 2 lần/ngày và tốt nhất là cho cua ăn vào lúc mát của buổi sáng và chiều tối. - Số lần cho ăn hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến hệ số chuyển hoá thức ăn, đến tốc độ tăng trưởng của vật nuôi, vì vậy một việc làm rất quan trọng trong chế độ cho ăn là xác định được số lần cho ăn trong một ngày. Ít nhất cũng phải cho cua ăn 2 lần/ngày. b. Vị trí cho ăn - Nơi cho cua ăn phải thoáng mát, xa đường đi lại và người làm việc đông đúc. - Nên có sàn ăn. Để sàn ăn chìm dưới mặt nước. Thông qua sàn ăn có thể theo dõi được xem cua có ăn hết thức ăn hay không để điều chỉnh mức ăn tăng hay giảm. - Cũng có thể chọn những vị trí sạch cho ăn. c. Đảm bảo chất lượng và số lượng thức ăn - Chất lượng thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng thức ăn,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý tôm thẻ chân trắng - MĐ04: Nuôi tôm thẻ chân trắng
123 p | 752 | 269
-
Giáo trình Trồng, chăm sóc cây cao su - MĐ03: Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
87 p | 347 | 86
-
Giáo trình Chăm sóc cá nuôi - MĐ03: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
93 p | 236 | 73
-
Giáo trình Chăm sóc lúa - MĐ03: Trồng lúa năng suất cao
180 p | 184 | 66
-
Giáo trình chăm sóc lúa
177 p | 199 | 59
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý tôm sú - MĐ05: Nuôi tôm sú
115 p | 160 | 56
-
Giáo trình Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi - MĐ04: Nuôi tôm càng xanh
140 p | 162 | 51
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý - MĐ04: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi
136 p | 186 | 50
-
Giáo trình Chăm sóc dâu và thu hoạch dâu - MĐ02: Trồng dâu – nuôi tằm
46 p | 187 | 38
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng - MĐ04: Nuôi cá chim vây vàng trong ao
97 p | 127 | 35
-
Giáo trình Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén - MĐ07: Trồng dâu – nuôi tằm
52 p | 161 | 33
-
Giáo trình Chăm sóc và thu hoạch - MĐ03: Nhân giống lúa
81 p | 152 | 24
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý - MĐ05: Ương giống và nuôi ngao
61 p | 84 | 15
-
Giáo trình Quản lý, chăm sóc và phòng bệnh - MĐ03: Ương giống và nuôi tu hài
50 p | 94 | 12
-
Giáo trình Chăm sóc cây cảnh (Nghề: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
42 p | 57 | 10
-
Giáo trình Chăm sóc lúa (Nghề: Trồng lúa năng suất cao) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
94 p | 68 | 10
-
Giáo trình Trưng bày và tiêu thụ sản phẩm (Nghề: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
23 p | 44 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn