Giáo trình Chăm sóc và quản lý tôm sú - MĐ05: Nuôi tôm sú
lượt xem 56
download
Giáo trình Chăm sóc và quản lý tôm sú - MĐ05: Nuôi tôm sú nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản về tính ăn, tăng trưởng của tôm sú, ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường trong ao nuôi tác động đến tôm; hướng dẫn thực hiện các kỹ năng cần thiết trong công việc cho tôm ăn, kiểm tra tôm, kiểm tra và xử lý môi trường nước và đáy ao, vận hành quạt, thay nước cho ao trong quá trình nuôi tôm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc và quản lý tôm sú - MĐ05: Nuôi tôm sú
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ TÔM SÚ Mã số: MĐ04 NGHỀ NUÔI TÔM SÚ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ04
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Nuôi tôm sú là nghề được đông đảo nông, ngư dân ở các địa phương ven biển thực hiện để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, rất nhiều bà con không được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên tính rủi ro trong quá trình nuôi rất cao. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi tôm sú trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho nông, ngư dân hành nghề nuôi tôm sú và bà con lao động nông thôn khác, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi tôm sú phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề Nuôi tôm sú trình độ sơ cấp do Trường Trung học Thuỷ sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 02/2011 đến tháng 5/2011 theo quy trình được hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT- BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chương trình dạy nghề Nuôi tôm sú trình độ sơ cấp gồm các mô đun Mô đun 01. Xây dựng ao nuôi tôm sú, thời gian thực hiện 34 giờ Mô đun 02. Chuẩn bị ao nuôi tôm sú, thời gian thực hiện 34 giờ Mô đun 03. Chọn và thả giống tôm sú, thời gian thực hiện 72 giờ Mô đun 04. Chăm sóc và quản lý tôm sú, thời gian thực hiện 106 giờ Mô đun 05. Phòng trị bệnh tôm sú, thời gian thực hiện 106 giờ Mô đun 06. Thu hoạch và bảo quản tôm sú, thời gian thực hiện 72 giờ Giáo trình Chăm sóc và quản lý tôm sú được biên soạn theo Chương trình mô đun Chăm sóc và quản lý tôm sú của nghề Nuôi tôm sú trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản về tính ăn, tăng trưởng của tôm sú, ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường trong ao nuôi tác động đến tôm; hướng dẫn thực hiện các kỹ năng cần thiết trong công việc cho tôm ăn, kiểm tra tôm, kiểm tra và xử lý môi trường nước và đáy ao, vận hành quạt, thay nước cho ao trong quá trình nuôi tôm. Để tiếp thu các kiến thức và thao tác thành thạo các kỹ năng này, đòi hỏi người học phải cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình học tập, làm việc. Nội dung của giáo trình gồm các bài học: Bài 1. Kiểm tra tôm Bài 2. Cho tôm ăn Bài 3. Kiểm tra và xử lý môi trường ao nuôi Bài 4. Vận hành hệ thống quạt nước Bài 5. Thay nước ao nuôi
- 3 Trong quá trình biên soạn, dù đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia, các hộ nuôi tôm, của bạn bè, đồng nghiệp trong ngành, của lãnh đạo Trường Trung học Thủy sản và Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng do lần đầu biên soạn nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, các tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn./. THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Chủ biên: LÊ TIẾN DŨNG 2. Đồng biên soạn: Th.S LÊ THỊ MINH NGUYỆT
- 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu Mục lục i Giới thiệu mô đun........................................................................................................ 7 ii BÀI 1 KIỂM TRA TÔM.......................................................................................... 8 A. Quy trình kiểm tra tôm định kỳ ............................................................................. 9 B. Các bước tiến hành ................................................................................................ 9 1. Thu mẫu tôm.................................................................................................. 9 1.1. Thu bằng sàng ăn .................................................................................... 9 1.2. Thu bằng chài ....................................................................................... 10 2. Xác định tỷ lệ sống của tôm ......................................................................... 11 2.1. Xác định tỷ lệ sống của tôm ở 1-2 tuần nuôi.......................................... 11 2.2. Xác định tỷ lệ sống của tôm với cách thu mẫu bằng sàng ăn .................. 11 2.3. Xác định tỷ lệ sống của tôm với cách thu mẫu bằng chài ....................... 12 3. Kiểm tra khối lượng tôm .............................................................................. 13 3.1. Cân cá thể ............................................................................................. 13 3.2. Cân toàn bộ ........................................................................................... 14 4. Kiểm tra ngoại hình tôm............................................................................... 15 4.1. Vỏ......................................................................................................... 15 4.2. Mang .................................................................................................... 17 4.3. Gan tụy ................................................................................................. 18 4.4. Ruột ...................................................................................................... 18 4.5. Cơ thịt ................................................................................................... 18 5. Theo dõi hoạt động của tôm ......................................................................... 18 6. Kiểm tra bệnh tôm ....................................................................................... 19 C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên ........................................................ 19 D. Ghi nhớ ............................................................................................................... 21 iii BÀI 2 CHO TÔM ĂN ..................................................................................... 22 A. Nội dung ............................................................................................................. 22 1. Tìm hiểu tính ăn và tăng trưởng của tôm sú .................................................. 22 1.1. Tìm hiểu tính ăn của tôm sú .................................................................. 22 1.2. Tìm hiểu tăng trưởng của tôm sú ........................................................... 23 2. Lựa chọn thức ăn ......................................................................................... 25 2.1. Yêu cầu của thức ăn hỗn hợp cho tôm sú............................................... 25 2.2. Cách thử thức ăn ................................................................................... 26 3. Xác định lượng thức ăn cho tôm................................................................... 28 3.1. Tính lượng thức ăn mỗi ngày ................................................................ 28 3.2. Tính lượng thức ăn cho vào sàng ........................................................... 29 4. Cho ăn ......................................................................................................... 31 4.1. Chuẩn bị thức ăn ................................................................................... 31 4.2. Cho ăn .................................................................................................. 34 5. Kiểm tra sàng ăn .......................................................................................... 37
- 5 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên ........................................................ 38 C. Ghi nhớ ............................................................................................................... 41 iv BÀI 3 KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG NƯỚC .............................................................. 43 A. Giới thiệu quy trình thực hiện .............................................................................. 43 B. Các bước tiến hành .............................................................................................. 45 1. Kiểm tra pH nước ao nuôi tôm ..................................................................... 45 1.1. Ảnh hưởng của pH nước ao nuôi đến tôm ............................................. 45 1.2. Đo pH nước ao nuôi .............................................................................. 45 1.3. Xử lý khi pH nước ao nuôi tôm vượt quá mức thích hợp ....................... 53 2. Kiểm tra oxy hòa tan trong nước .................................................................. 56 2.1. Ảnh hưởng của oxy hòa tan trong nước đến tôm ................................... 56 2.2. Đo oxy hòa tan trong nước .................................................................... 57 2.3. Xử lý khi hàm lượng oxy hòa tan vượt quá mức thích hợp .................... 60 3. Kiểm tra độ mặn .......................................................................................... 61 3.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến tôm ............................................................ 61 3.2. Đo độ mặn ............................................................................................ 61 4. Xử lý khi độ mặn vượt quá mức thích hợp ................................................... 67 5. Kiểm tra độ kiềm ......................................................................................... 68 5.1. Ảnh hưởng của độ kiềm đến tôm........................................................... 68 5.2. Đo độ kiềm ........................................................................................... 68 6. Kiểm tra nhiệt độ nước ................................................................................. 70 6.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến tôm .................................................. 70 6.2. Đo nhiệt độ nước .................................................................................. 71 6.3. Xử lý khi nhiệt độ nước vượt quá mức thích hợp ................................... 72 7. Kiểm tra màu nước....................................................................................... 72 7.1. Ảnh hưởng của màu nước ao đến tôm ................................................... 72 7.2. Quan sát màu nước ao ........................................................................... 73 7.3. Xử lý khi màu nước ao nuôi tôm không thích hợp ................................. 73 8. Kiểm tra độ trong ......................................................................................... 73 8.1. Ảnh hưởng của độ trong của nước ao nuôi đến tôm ............................... 73 8.2. Đo độ trong của nước ao nuôi ............................................................... 74 8.3. Xử lý khi độ trong của nước ao nuôi tôm vượt quá mức thích hợp......... 75 C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên ........................................................ 77 D. Ghi nhớ ............................................................................................................... 78 v BÀI 4 VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẠT NƯỚC ....................................................... 81 A. Giới thiệu quy trình ............................................................................................. 81 B. Các bước thực hiện ............................................................................................. 81 1. Kiểm tra hệ thống quạt nước ........................................................................ 81 2. Vận hành hệ thống quạt nước ....................................................................... 84 2.1. Thời gian vận hành ............................................................................... 84 2.2. Tốc độ quạt ........................................................................................... 84 3. Thực hành an toàn lao động trong vận hành hệ thống quạt nước ................... 84 3.1. Thực hành an toàn điện ......................................................................... 84 3.2. Cấp cứu người bị điện giật .................................................................... 85 3.3. Cấp cứu người bị ngạt nước .................................................................. 92 C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên ........................................................ 94 D. Ghi nhớ ............................................................................................................... 95 vi BÀI 5 THAY NƯỚC AO NUÔI .............................................................................. 96
- 6 A. Nội dung ............................................................................................................. 96 1. Lấy nước vào ao chứa .................................................................................. 97 2. Chọn hóa chất, chế phẩm sinh học................................................................ 98 3. Xử lý nước trong ao chứa ............................................................................. 99 4. Thay nước ao nuôi ..................................................................................... 102 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên ...................................................... 103 C. Ghi nhớ ............................................................................................................. 104 vii HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ................................................................. 105 I. Vị trí, tính chất của mô đun ............................................................................... 105 II. Mục tiêu ............................................................................................................ 105 III.Nội dung chính của mô đun ............................................................................... 106 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................ 106 1.1. Bài 1. Kiểm tra tôm............................................................................. 106 1.2. Bài 2. Cho tôm ăn ............................................................................... 108 1.3. Bài 3. Kiểm tra và xử lý môi trường ao nuôi ....................................... 109 1.4. Bài 4. Vận hành hệ thống quạt nước .................................................... 109 1.5. Bài 5. Thay nước ao nuôi .................................................................... 110 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .................................................................. 110
- 7 MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ TÔM SÚ Mã mô đun: MĐ04 i Giới thiệu mô đun Mô đun Chăm sóc và quản lý tôm sú nhằm hướng dẫn cho người học thực hiện được các việc kiểm tra tôm, cho tôm ăn, kiểm tra môi trường ao nuôi và biện pháp xử lý các sự cố môi trường xảy ra trong quá trình nuôi. Mô đun có các bài Kiểm tra tôm, Cho tôm ăn, Kiểm tra và xử lý môi trường ao nuôi, Vận hành hệ thống quạt nước và Thay nước ao nuôi. Phần lý thuyết của mô đun được trình bày ở lớp học và học viên được thực hành tại ao nuôi tôm sú của mình (hộ gia đình). Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức lý thuyết và thực hiện thao tác của các công việc chăm sóc, quản lý ao. Nhiệm vụ chăm sóc và quản lý tôm sú chiếm thời gian nhiều nhất, quyết định đến sự thành bại của nghề nuôi tôm sú. Nhiệm vụ bao gồm nhiều công việc có tính chuyên môn cao, đòi hỏi kỹ năng tính toán tốt, thái độ làm việc nghiêm túc, chính xác. Do đó, mô đun Chăm sóc và quản lý tôm có vai trò rất quan trọng trong chương trình dạy nghề Nuôi tôm sú trình độ sơ cấp. Để đạt yêu cầu đào tạo, cần bố trí dạy và học mô đun này vào mùa vụ nuôi tôm chính và người học phải có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng của mô đun.
- 8 ii BÀI 1 KIỂM TRA TÔM Thời gian: 24 giờ Mã bài: M04-01 Tiến hành kiểm tra sinh trưởng vào đầu mỗi giai đoạn 7-10 ngày nhằm xác định số tôm hiện còn trong ao và khối lượng trung bình (kích cỡ), từ đó điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho giai đoạn mới. Qua kiểm tra, có thể biết được tình trạng sức khỏe đàn tôm trong ao và tình trạng đáy ao. Mục tiêu - Đánh giá được tỷ lệ sống của tôm trong ao; - Kiểm tra được khối lượng trung bình, tình trạng sức khỏe của tôm trong ao qua từng thời kỳ nuôi.
- 9 A. Quy trình kiểm tra tôm định kỳ Chuẩn bị Dụng cụ thu mẫu: chài, sàng ăn, vợt Vật chứa: xô, thau, sục khí, cân, giấy bút Thu mẫu Đều khắp ao, lúc nhiệt độ không cao Thu bằng sàng ăn khi ở tuần nuôi 3-4 Thu bằng chài khi tôm lớn Số lượng mẫu vừa đủ, khoảng 100-300 con hoặc hơn Quan sát bùn đáy ao Xác định tỷ lệ sống Dựa vào: - Số tôm mẫu nuôi trong giai ở tuần nuôi 1-2 - Tôm mẫu thu bằng sàng ăn ở tuần nuôi 3-4 - Tôm mẫu thu bằng chài ở các tuần nuôi sau Kiểm tra tôm Khối lượng Ngoại hình Theo dõi Bệnh cân cá thể, hoạt động cân toàn bộ B. Các bƣớc tiến hành 1. Thu mẫu tôm 1.1. Thu bằng sàng ăn Thực hiện thu mẫu tôm bằng sàng ăn ở tuẩn nuôi 3-4 như sau: - Tính lượng thức ăn cho vào các sàng trong ao theo cách: Lượng thức ăn cho vào sàng = Lượng thức ăn trong cữ cho ăn buổi sáng x 3/100 - Cân lượng thức ăn cho vào các sàng từ lượng thức ăn trong cữ cho ăn buổi sáng
- 10 - Chia đều lượng thức ăn đã cân vào các sàng ăn - Rải đều lượng thức ăn còn lại trong cữ cho ăn xuống ao - Đặt các sàng có chứa thức ăn vào các vị trí cố định trong ao - Thu sàng ra khỏi ao sau khi cho ăn 2-3 giờ - Đếm số lượng tôm có trong sàng, chứa vào xô, thau có sục khí - Ghi số lượng mẫu tôm đã đếm, các vị trí sàng tôm lớn, tôm nhỏ tập trung nhiều vào sổ ghi chép 1.2. Thu bằng chài Thu mẫu tôm bằng chài khi tôm đã lớn, thực hiện như sau: - Chài thu mẫu tôm lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tôm không bị sốc. - Kéo chài lên từ từ, kết hợp quan sát tình trạng đáy ao qua bùn đáy bị sục lên. - Đếm số lượng tôm có trong chài, chứa vào xô, thau có sục khí. - Ghi số lượng mẫu tôm đã đếm, tình trạng tôm, tình trạng đáy ao ở vị trí chài vào sổ ghi chép. - Thu mẫu tiếp tục ở 4-8 vị trí đều khắp ao để số lượng tôm thu được khoảng 100-300 con. Hình 1.1. Chài thu mẫu tôm
- 11 2. Xác định tỷ lệ sống của tôm 2.1. Xác định tỷ lệ sống của tôm ở 1-2 tuần nuôi - Đặt giai rộng 2m2, cao 1m trong ao sau khi các chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi ở mức thích hợp. - Thả 1.000-2.000 con tôm vào giai cùng lúc với việc thả giống vào ao. - Chăm sóc, cho ăn với tôm trong giai bình thường như với tôm ngoài ao. - Gom tôm về một góc giai, đếm số tôm còn sống và thả trở lại phần giai còn lại sau mỗi 3-5 ngày/lần. - Tính ra tỷ lệ sống của đàn tôm trong giai = số tôm còn sống / số lượng tôm cho vào giai ban đầu x 100, đơn vị là phần trăm (%) - Suy ra tỷ lệ sống của đàn tôm trong ao là tỷ lệ sống của đàn tôm trong giai - Ví dụ: Giả sử số tôm chứa trong giai ban đầu là 1.000 con. Sau 10 ngày, đếm số tôm trong giai, còn được 950 con. Vậy tỷ lệ sống của đàn tôm trong giai là 95%. Suy ra tỷ lệ sống của đàn tôm trong ao là 95% tại thời điểm đó. 2.2. Xác định tỷ lệ sống của tôm với cách thu mẫu bằng sàng ăn - Đếm số lượng tôm mẫu thu được bằng sàng ăn. - Đếm số sàng ăn thu mẫu. - Tính tổng diện tích của các sàng ăn Sàng ăn hình vuông, cạnh 0,8m diện tích sàng là 0,64 m2 (mét vuông) Sàng ăn hình tròn, đường kính 0,8 m, diện tích sàng là 0,5m2 Tổng diện tích của các sàng ăn = diện tích của mỗi sàng ăn x số sàng - Tính số lượng tôm còn lại trong ao tại thời điểm kiểm tra = số lượng tôm mẫu thu được x diện tích ao / tổng diện tích của các sàng ăn - Tính tỷ lệ sống của tôm trong ao = số lượng tôm còn lại trong ao tại thời điểm kiểm tra / số lượng tôm thả ban đầu x 100, đơn vị là phần trăm (%) - Ví dụ: Số lượng tôm mẫu thu được bằng sàng ăn = 56 con Số sàng ăn thu mẫu = 4 sàng tròn 0,5 m2 Tổng diện tích của các sàng ăn = 0,5m2 x 4 sàng = 2m2 Giả sử diện tích ao là 3.000 m2
- 12 Số lượng tôm còn lại trong ao tại thời điểm kiểm tra = 56 con x 3.000 m2 / 2m2 = 84.000 con Giả sử số lượng tôm thả ban đầu là 90.000 con Tỷ lệ sống của tôm trong ao = 84.000 con / 90.000 con x 100 = 93% 2.3. Xác định tỷ lệ sống của tôm với cách thu mẫu bằng chài - Đếm số lượng tôm mẫu thu được bằng chài. - Đếm số lần chài thu mẫu. - Tính diện tích chài = (½ độ dài của đường kính giềng chì căng tròn) x (½ độ dài của đường kính giềng chì căng tròn) x 3,14, đơn vị là mét vuông (m2) - Tính tổng diện tích của các lần chài = diện tích của chài x số lần chài thu mẫu, đơn vị là mét vuông (m2) - Tính số lượng tôm còn lại trong ao tại thời điểm kiểm tra = số lượng tôm mẫu thu được x diện tích ao / tổng diện tích của các lần chài - Tính tỷ lệ sống của tôm trong ao = số lượng tôm còn lại trong ao tại thời điểm kiểm tra / số lượng tôm thả ban đầu x 100, đơn vị là phần trăm (%) - Ví dụ: Số lượng tôm mẫu thu được bằng chài = 298 con Số lần chài thu mẫu = 6 lần Diện tích của chài Chài hình tròn, đường kính trên giềng chì là 2m, ½ độ dài này là 1m Diện tích chài = 1m x 1m x 3,14 = 3,14m2, tính tròn là 3m2 (thường làm tròn số nhỏ hơn do diện tích chài thực tế khi thu mẫu thường nhỏ hơn diện tích chài tính toán) Tổng diện tích của các lần chài = 3m2 x 6 lần = 18m2 Giả sử diện tích ao là 3.000 m2 Số lượng tôm còn lại trong ao tại thời điểm kiểm tra = 298 con x 3.000 m2 / 18m2 = 49.666 con Giả sử số lượng tôm thả ban đầu là 60.000 con Tỷ lệ sống của tôm trong ao = 49.666 con / 60.000 con x 100 = 82,7%
- 13 3. Kiểm tra khối lƣợng tôm 3.1. Cân cá thể Cân cá thể tuy chậm nhưng phản ánh được tình trạng tôm trong ao như sự phân hóa kích cỡ trong đàn, độ cứng của vỏ, độ căng của ruột, tính linh hoạt, mức độ nhiễm bệnh, tổn thương của phụ bộ, ký sinh của sinh vật khác… Áp dụng khi có nhân lực đầy đủ, diện tích nuôi nhỏ hay để nghiên cứu về quy trình nuôi … Một người thực hiện kiểm tra, một người ghi số liệu. Tiến hành như sau: - Lấy ngẫu nhiên khoảng 100-200 con tôm mẫu cho vào xô hoặc thau có sục khí. - Bắt từng con tôm bằng tay, dùng vải mềm lau khô thân tôm. - Quan sát vỏ, mang, ruột, cơ thịt tôm ở nơi đủ ánh sáng. - Đặt tôm lên cân chia vạch là 1g. - Đọc kết quả cân và tình trạng tôm cho người ghi số liệu vào bảng ghi nhận. - Chuyển tôm đã cân sang một xô hoặc thau khác có sục khí. - Cân lần lượt và ghi kết quả cho đến khi hết số tôm mẫu. Cần thao tác nhanh. - Trả tôm về ao sau khi cân hết lượng tôm mẫu. - Đếm số mẫu (số lần cân). - Cộng kết quả cân lại, được tổng khối lượng tôm mẫu. - Tính khối lượng trung bình của tôm = tổng khối lượng tôm mẫu / số mẫu. - Đếm số tôm mẫu có khối lượng cao và thấp hơn khối lượng trung bình, số tôm có vấn đề về sức khoẻ - Tính tỷ lệ tôm có khối lượng cá thể cao và thấp hơn khối lượng trung bình (tôm có vấn đề về sức khỏe) = số lượng tôm mẫu có khối lượng cao và thấp hơn khối lượng trung bình (tôm có vấn đề về sức khoẻ) / số mẫu. - Ghi kết quả vào sổ ghi chép để làm tài liệu vụ nuôi. - Ví dụ: số liệu của lần kiểm tra như sau Số Khối Tình trạng sức khoẻ Ghi TT lượng (g) Mềm vỏ Đóng Cụt râu, Ký sinh … chú rong đuôi 1 8 x
- 14 2 9 3 11 4 10 x 5 7 x 6 8 x 7 8 x 8 10 9 9 10 7 x … … … … 91 9 x 92 10 93 8 x 94 7 x 95 9 96 10 x 97 12 98 9 99 10 x 100 11 Cộng 1063 3 6 2 1 - Số mẫu (số lần cân) là 100. - Cộng kết quả cân lại (8 + 9 + 11 + 10 + 7 + … + 11 + 10 + 9 + 12 + 10), được tổng khối lượng tôm mẫu, giả sử được 1063g. - Tính khối lượng trung bình của tôm = 1063g / 100 = 10,6g. - Số tôm mẫu có khối lượng bằng và cao hơn 10,6g, giả sử là 52 con, chiếm tỷ lệ = 52 / 100 x 100 = 52% - Số tôm mẫu có khối lượng thấp hơn 10,6g, giả sử là 48 con, chiếm tỷ lệ = 48 / 100 x 100 = 48% - Nhận xét: đàn tôm đều cỡ, phân đàn không đáng kể. - Số tôm mềm vỏ là 3 con, chiếm tỷ lệ = 3 / 100 x 100 = 3% - Số tôm vỏ đóng rong là 6 con, chiếm tỷ lệ = 6 / 100 x 100 = 6% - Số tôm cụt râu đuôi là 1 con, chiếm tỷ lệ = 1 / 100 x 100 = 1% - Số tôm bị ký sinh là 2 con, chiếm tỷ lệ = 2 / 100 x 100 = 2% 3.2. Cân toàn bộ
- 15 Cân toàn bộ thì nhanh, tôm khỏe nhưng không phản ánh được tình trạng phân đàn và sức khỏe của chúng trong ao nuôi. Thường áp dụng khi thiếu nhân lực, quy mô sản xuất lớn. Số tôm mẫu được cân, tính ra khối lượng trung bình của tôm trong ao. Thực hiện như sau: - Cân thau chứa nước, ghi khối lượng. - Đếm số lượng tôm cho vào thau. - Cân và ghi khối lượng thau, nước và mẫu. - Tính tổng khối lượng tôm mẫu. - Tính khối lượng trung bình = tổng khối lượng tôm mẫu / số lượng tôm cho vào thau - Ví dụ: Cân thau chứa nước, được khối lượng = 4kg Số lượng tôm cho vào thau = 200 con Cân thau, nước và mẫu = 5,2kg Tính tổng khối lượng tôm mẫu = 5,2kg – 4kg = 1,2kg = 1.200g Khối lượng trung bình = 1.200g / 200 con = 6g/con Hiện nay, trong nuôi tôm mật độ cao, cân toàn bộ phổ biến hơn. Sau mỗi lần kiểm tra sinh trưởng cần ghi số liệu về tỷ lệ sống và khối lượng trung bình vào sổ theo dõi, so sánh giữa số liệu kiểm tra và số liệu dự kiến. Nếu có sự chênh lệch lớn thì phải tìm nguyên nhân để xử lý: Do lấy mẫu sai, cân đo không chính xác Do chất lượng thức ăn biến đổi Do biến động thời tiết, chất lượng nước ao thay đổi Do xử lý hóa chất trong ao Do xuất hiện bệnh 4. Kiểm tra ngoại hình tôm 4.1. Vỏ
- 16 Tôm bình thường có vỏ tươi sáng tự nhiên Hình 1.2. Màu tự nhiên của tôm Thân đỏ, râu bị đứt, có vết đen, đuôi, vẩy râu sưng phồng: tôm bị nhiễm khuẩn do đáy ao bị ô nhiễm Màu xanh da trời: tôm mới lột xác Hình 1.3. Màu xanh da trời của vỏ tôm Đóng rong: ao bị nhiễm bẩn, môi trường bất lợi, tôm yếu, ăn kém, chậm lớn, lâu lột xác Hình 1.4. Tôm đóng rong
- 17 Vỏ tôm mềm do: Nước bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu pH nước thấp kéo dài Độ kiềm thấp Hàm lượng P trong nước thấp Thức ăn không đủ về lượng và chất, thiếu Ca, P Hình 1.5. Tôm mềm vỏ Thức ăn bị ẩm và mốc. 4.2. Mang Tôm khỏe có mang trắng, trong sạch Hình 1.6. Mang tôm bình thường Nâu hoặc đen: tôm yếu, đáy ao bị bẩn, mang bị tổn thương Hình 1.7. Tôm có mang đen
- 18 Hồng: môi trường thiếu oxy kéo dài, NH3 cao. Hình 1.8. Tôm có mang hồng Mang phồng: đáy ao dơ, vật ký sinh bám vào mang tôm. 4.3. Gan tụy Đầy và tạo khối: tôm khoẻ. Gan tụy teo, chảy rữa và đổi màu vàng: bệnh đầu vàng, hoại tử gan tụy hay bệnh do Vibrio mãn tính. Hình 1.9. Khối gan tụy tôm bị teo 4.4. Ruột - Đầy: tôm khoẻ, thức ăn đầy đủ - Không đầy: tôm bỏ ăn hoặc thiếu thức ăn - Đỏ khác với màu thức ăn: có thể tôm ăn xác tôm chết. Phải kiểm tra nguyên nhân tôm chết ở đáy ao. 4.5. Cơ thịt - Đầy vỏ: tôm khoẻ, dinh dưỡng tốt - Không đầy vỏ: tôm mới lột xác hoặc đói kéo dài. - Cơ thịt không đầy nhưng ruột đầy thức ăn: tôm đang phục hồi hoặc mới lột. 5. Theo dõi hoạt động của tôm - Trong điều kiện bình thường về môi trường và sức khỏe, tôm vùi mình ở đáy ao vào ban ngày, lúc nhiệt độ cao.
- 19 - Tôm đói thường bơi hoặc bò quanh bờ ao, cả khi nhiệt độ nước tăng, ruột không đầy Tôm nổi lên mặt nước hoặc dạt vào ven bờ: ao nuôi thiếu oxy ở đáy hoặc tôm bệnh. Nhất là ban đêm và sàng sớm Hình 1.10. Tôm dạt bờ Tôm bệnh thường bơi rất chậm trên mặt nước, giữa ao, mất các phụ bộ. Hình 1.11. Tôm bệnh bơi trên mặt nước 6. Kiểm tra bệnh tôm Việc kiểm tra ngoại hình để phát hiện tôm bệnh được thực hiện hàng ngày. Khi phát hiện tôm có những dấu hiệu bệnh lý bên ngoài thì cần báo ngay cho cơ quan thú y thủy sản địa phương hoặc mang mẫu tôm đến đó để kiểm tra. Các dâu hiệu bệnh lý của một số bệnh tôm phổ biến, cách lấy mẫu tôm bệnh để kiểm tra được trình bày chi tiết trong mô đun Phòng trị bệnh tôm sú. C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên Bài tập 1. Thực hành thu mẫu tôm bằng chài (Thời gian: 7 giờ) - Thực hành theo nhóm 3-4 học viên - Thời điểm tiến hành: 8-9 giờ - Địa điểm: ao nuôi tôm - Dụng cụ: cho mỗi nhóm Thuyền cho 2-3 người: 1 cái Chài: 1 cái Xô (thau): 1 cái Máy sục khí chạy pin: 1-2 cái Sổ ghi chép, giấy bút
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý tôm thẻ chân trắng - MĐ04: Nuôi tôm thẻ chân trắng
123 p | 752 | 269
-
Giáo trình Trồng, chăm sóc cây cao su - MĐ03: Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
87 p | 347 | 86
-
Giáo trình Chăm sóc cá nuôi - MĐ03: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
93 p | 236 | 73
-
Giáo trình Chăm sóc lúa - MĐ03: Trồng lúa năng suất cao
180 p | 184 | 66
-
Giáo trình chăm sóc lúa
177 p | 199 | 59
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý môi trường - MĐ03: Nuôi cua biển
52 p | 166 | 54
-
Giáo trình Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi - MĐ04: Nuôi tôm càng xanh
140 p | 162 | 51
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý - MĐ04: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi
136 p | 186 | 50
-
Giáo trình Chăm sóc dâu và thu hoạch dâu - MĐ02: Trồng dâu – nuôi tằm
46 p | 187 | 38
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng - MĐ04: Nuôi cá chim vây vàng trong ao
97 p | 127 | 35
-
Giáo trình Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén - MĐ07: Trồng dâu – nuôi tằm
52 p | 161 | 33
-
Giáo trình Chăm sóc và thu hoạch - MĐ03: Nhân giống lúa
81 p | 152 | 24
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý - MĐ05: Ương giống và nuôi ngao
61 p | 84 | 15
-
Giáo trình Quản lý, chăm sóc và phòng bệnh - MĐ03: Ương giống và nuôi tu hài
50 p | 94 | 12
-
Giáo trình Chăm sóc cây cảnh (Nghề: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
42 p | 57 | 10
-
Giáo trình Chăm sóc lúa (Nghề: Trồng lúa năng suất cao) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
94 p | 68 | 10
-
Giáo trình Trưng bày và tiêu thụ sản phẩm (Nghề: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
23 p | 44 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn