intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng - MĐ04: Nuôi cá chim vây vàng trong ao

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

128
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình mô đun “Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng” giới thiệu về việc chuẩn bị, lựa chọn thức ăn, bảo quản thức ăn, phương pháp cho cá ăn, và các biện pháp quản lý môi trường ao nuôi cá; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 84 giờ, gồm 5 bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng - MĐ04: Nuôi cá chim vây vàng trong ao

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ AO NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình mô đun “Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng” được biên soạn theo chương trình mô đun đã được thẩm định, là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Sau khi học mô đun này học viên có thể hành nghề Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng. Giáo trình mô đun “Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng” giới thiệu về việc chuẩn bị, lựa chọn thức ăn, bảo quản thức ăn, phương pháp cho cá ăn, và các biện pháp quản lý môi trường ao nuôi cá; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 84 giờ, gồm 5 bài. Nội dung giảng dạy gồm các bài: Bài 1. Chuẩn bị thức ăn cho cá Bài 2. Cho cá ăn Bài 3. Quản lý môi trường ao nuôi Bài 4: Kiểm tra cá định kỳ Bài 5: Quản lý ao nuôi Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề về lựa chọn thức ăn và quản lý ao nuôi cá thực tế tại các địa phương như Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình… Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý của các đơn vị như Viện Nghiên cứu NTTS 1, Viện Nghiên cứu NTTS 2, Trường Trung cấp Thủy sản, Chi Cục Thủy sản các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình… đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. TS. Thái Thanh Bình (Chủ biên) 2. ThS. Nguyễn Văn Quyền 3. ThS. Trần Thanh 4. KS. Nguyễn Văn Sơn 5. ThS. Nguyễn Mạnh Hà 3
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN.............................................................................. 2 LỜI GIỚI THIỆU ........................................... Error! Bookmark not defined. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT ................................ 7 MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ AO NUÔI......................................... 8 CÁ CHIM VÂY VÀNG ................................................................................... 8 Bài 1: Chuẩn bị thức ăn cho cá ......................................................................... 9 1. Lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng................................. 9 1.1. Yêu cầu lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá ............................................. 9 1.2. Chọn thức ăn công nghiệp cho cá ......................................................... 10 2. Chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng................................... 12 2.1. Lựa chọn loại cá làm thức ăn cho cá chim vây vàng ............................ 12 2.2. Chế biến cá tạp ...................................................................................... 13 3. Bảo quản thức ăn cho cá chim vây vàng ................................................... 14 3.1. Bảo quản thức ăn công nghiệp .............................................................. 14 3.2. Bảo quản cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng ............................. 14 Bài 2: Cho cá ăn.............................................................................................. 17 1. Xác định thời điểm cho cá ăn .................................................................... 17 2. Chọn vị trí cho cá ăn .................................................................................. 18 3. Tính lượng thức ăn trong ngày .................................................................. 19 3.1. Xác định khối lượng trung bình của 1 con cá ....................................... 19 3.2. Xác định số lượng cá có trong ao .......................................................... 19 3.3. Tính khối lượng cá trong ao .................................................................. 19 3.4. Tính khối lượng thức ăn/ngày/ao .......................................................... 20 4. Kiểm tra chất lượng thức ăn ...................................................................... 21 5. Cho cá ăn ................................................................................................... 25 5.1. Cân thức ăn ............................................................................................ 25 5.2. Thực hiện cho ăn ................................................................................... 25 6. Điều chỉnh lượng thức ăn .......................................................................... 27 6.1. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá........................................................ 28 6.2. Kiểm tra thức ăn trên sàng ăn................................................................ 28 6.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn ....................................................... 29 Bài 3: Quản lý môi trường ao nuôi ................................................................. 31 4
  5. 1. Quản lý pH trong ao nuôi cá: ..................................................................... 31 1.1. Tiêu chuẩn pH trong ao nuôi cá ............................................................ 31 1.2. Đo pH: ................................................................................................... 32 1.3. Quản lý pH ............................................................................................ 39 2. Quản lý độ mặn trong ao nuôi cá ............................................................... 42 2.1. Tiêu chuẩn độ mặn trong ao nuôi cá ..................................................... 42 2.2. Đo độ mặn ............................................................................................. 42 2.2.1. Đo bằng tỷ trọng kế .......................................................................... 42 2.2.2. Đo bằng khúc xạ kế .......................................................................... 44 2.3. Quản lý độ mặn ..................................................................................... 45 3. Quản lý nhiệt độ nước ao nuôi cá .............................................................. 46 3.1. Tiêu chuẩn nhiệt độ ............................................................................... 46 3.2. Đo nhiệt độ ............................................................................................ 46 3.3. Quản lý nhiệt độ .................................................................................... 48 4. Quản lý hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong ao nuôi cá ............................ 49 4.1. Tiêu chuẩn hàm lượng oxy hòa tan ....................................................... 49 4.2. Xác định hàm lượng oxy hòa tan .......................................................... 50 4.3. Xử lý hàm lượng oxy hòa tan ................................................................ 52 5. Quản lý hàm lượng một số chất khí hòa tan (H2S, NH3) trong ao nuôi cá 54 5.1. Nguyên nhân xuất hiện khí NH3, H2S trong ao ..................................... 54 5.2. Quản lý hàm lượng khí hydrosunfua (H2S) trong ao nuôi .................... 54 5.3. Quản lý hàm lượng khí ammoniac (NH3) trong ao nuôi ....................... 58 6. Kiểm tra an toàn ao nuôi ............................................................................ 60 Bài 4: Kiểm tra cá định kỳ .............................................................................. 64 1. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra ......................................................................... 64 2. Thu mẫu cá................................................................................................. 66 3. Cân khối lượng .......................................................................................... 67 4. Tính kết quả sinh trưởng và đánh giá ........................................................ 70 Bài 5: Quản lý ao nuôi .................................................................................... 72 1. Kiểm tra và xử lý bờ ao ............................................................................. 72 1.1. Kiểm tra bờ ao ....................................................................................... 72 1.2. Xử lý bờ ao ............................................................................................ 73 2. Kiểm tra và xử lý cống ao.......................................................................... 74 5
  6. 2.1. Kiểm tra cống ao ................................................................................... 74 2.2. Xử lý cống ao ........................................................................................ 75 3. Kiểm tra và xử lý đăng chắn ...................................................................... 76 3.1. Kiểm tra đang chắn................................................................................ 76 3.2. Xử lý đăng chắn .................................................................................... 77 4. Kiểm tra và xử lý mức nước trong ao ........................................................ 77 4.1. Kiểm tra mức nước ................................................................................. 77 4.2. Xử lý mức nước ..................................................................................... 78 5. Kiểm tra và bảo dưỡng quạt nước ............................................................. 79 5.1. Kiểm tra quạt nước ................................................................................ 79 5.2. Xử lý, bảo dưỡng quạt nước .................................................................. 81 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ....................................................... 84 I. Vị trí, tính chất của mô đun ......................................................................... 84 II. Mục tiêu ..................................................................................................... 84 III. Nội dung chính của mô đun...................................................................... 84 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ............................................ 85 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ......................................................... 92 VI. Tài liệu tham khảo .................................................................................... 96 6
  7. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT Bộ test/test kit : Bộ kiểm tra nhanh các yếu tố môi trường CO2 : Khí cacbonic DO : Hàm lượng oxy hòa tan H2S : Khí hydrosunfua NH3 : Khí amoniac NTTS : Nuôi trồng thủy sản 7
  8. MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ AO NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG Mã mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun Mô đun “Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng” có thời gian học tập là 85 giờ, trong đó có 15 giờ lý thuyết, 62 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: - Xác định chế độ cho cá ăn, chuẩn bị thức ăn, kỹ thuật cho cá ăn, kiểm tra sinh trưởng và quản lý yếu tố môi trường ao nuôi cá, kiểm tra an toàn ao nuôi. - Thực hiện công việc chuẩn bị thức ăn, cho ăn, kiểm tra sinh trưởng, đo và quản lý các yếu tố môi trường. Nội dung mô đun, gồm - Chuẩn bị thức ăn cho cá - Cho cá ăn - Quản lý môi trường ao nuôi - Kiểm tra cá định kỳ - Quản lý ao nuôi Để hoàn thành mô đun này, người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa. - Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở ao nuôi cá chim vây vàng của các hộ gia đình tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo các thao tác. Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, người học phải: - Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết và có mặt đầy đủ các buổi thực hành. - Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun. - Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun phải đạt ≥ 5 điểm. 8
  9. Bài 1: Chuẩn bị thức ăn cho cá Mã bài: MĐ 04-01 Mục tiêu - Biết yêu cầu lựa chọn thức ăn công nghiệp, lựa chọn cá tạp làm thức ăn và kỹ thuật chế biến, bảo quản thức ăn cho cá; - Chọn được thức ăn công nghiệp, cá tạp làm thức ăn cho cá; - Bảo quản được thức ăn. A. Nội dung 1. Lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng 1.1. Yêu cầu lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá - Ngoài tự nhiên cá chim vây vàng là loài cá ăn thiên về động vật. - Trong ao nuôi chúng có thể sử dụng thức ăn công nghiệp. - Thức ăn công nghiệp (dạng viên nổi) cho cá chim vây vàng giai đoạn nuôi thương phẩm nên có hàm lượng đạm 25 - 40%, thức ăn không bị ẩm, mốc, không có mùi lạ và không trộn thuốc kháng sinh. - Độ ẩm: thức ăn có độ ẩm ≤ 14%. - Trên bao bì phải có: + Hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng. + Tên và địa chỉ nhà sản xuất. + Khối lượng tịnh. Hình 4.1.1: Thông tin trên bao bì thức ăn + Thức ăn có bổ sung thuốc, phải ghi trên nhãn hàng chữ “có sử dụng thuốc”. 9
  10. + Trên bao bì phải ghi đầy đủ các thành phần nguyên liệu và thành phần dinh dưỡng của thức ăn, loại thức ăn, ngày sản xuất. Hình 4.1.2: Thành phần nguyên liệu trên bao bì thức ăn - Khi lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng phải đáp ứng nhu cầu chất đạm, kích cỡ viên thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá, cụ thể như bảng sau: Bảng 4.1.1: Cỡ thức ăn và độ đạm cho từng giai đoạn nuôi cá STT Cỡ thức ăn Hàm lượng đạm Cỡ cá (g) 1 Φ = 2mm 35 - 40 % 20 - 80 2 Φ = 3 mm 30 - 35 % 90 - 250 3 Φ = 5mm 25 - 30% > 250 - Màu sắc của thức ăn phải nâu hoặc vàng sẫm, có mùi thơm đặc trưng của dầu mực, dầu cá có trong thức ăn. Hình 4.1.3: Màu sắc của thức ăn công nghiệp 1.2. Chọn thức ăn công nghiệp cho cá Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất thức ăn công nghiệp dạng viên nổi cho cá. Tuy nhiên thức ăn công nghiệp chuyên cho cá chim vây 10
  11. vàng ít gặp trên thị trường. Vì vậy người nuôi cá chim vây vàng có thể lựa chọn các loại thức ăn dùng cho cá biển có hàm lượng đạm từ 25 - 40%. Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp dành cho cá nước ngọt, giá thành rẻ hơn, tuy nhiên hàm lượng đạm thường thấp hơn thức ăn cho cá biển. Hình 4.1.4: Các loại thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng Nên chọn thức ăn của các công ty lớn có uy tín trên thị trường mặc dù giá thành cao hơn nhưng chất lượng thức ăn tốt hơn, hệ số thức ăn thấp hơn. Khi mua thức ăn cho cá cần dự trù khối lượng, kích cỡ thức ăn cho từng giai đoạn nuôi để sử dụng cho hợp lý. Nên mua thức ăn mỗi đợt dùng cho khoảng 1 tháng, để tiết kiệm tiền vốn và hạn sử dụng thức ăn còn dài. Muốn làm được điều này cần phải xác định được khối lượng cá trong ao, tỉ lệ % khẩu phần thức ăn hằng ngày, khối lượng thức ăn cần cho 1 ngày. Ví dụ: Xác định khối lượng thức ăn trong một tháng cho ao nuôi 5000 cá chim vây vàng? biết khối lượng trung bình mỗi con đạt 200 g, khẩu phần ăn là 3% khối lượng cá trong ao. Bước 1: Tính tổng khối lượng cá trong ao (A): A = 5000 con x 200 g/con = 1000.000 g = 1000 kg Bước 2: Tính khối lượng thức ăn sử dụng trong 1 ngày (B): B = 1000 kg x 3 % = 30 kg Bước 3: Tính khối lượng thức ăn cho 1 tháng (C): C = 30 ngày x 30 kg/ngày = 900 kg Với các bước này chúng ta có thể dự trù tương đối chính xác khối lượng thức ăn cần cho 1 tháng. Các tháng tiếp theo tính tương tự như trên, tuy nhiên cần phải kiểm tra sinh trưởng của cá, tỉ lệ sống của tháng tiếp theo để tính lượng thức ăn cần thiết. 11
  12. 2. Chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng 2.1. Lựa chọn loại cá làm thức ăn cho cá chim vây vàng Cá tạp là nguồn thức ăn rất lớn để nuôi cá ở các vùng ven biển. Các vùng ven biển thường có nguồn cá tạp tươi, giá rẻ vì thế người dân nuôi cá vẫn thường sử dụng cá tạp làm thức ăn nuôi cá. Tuy nhiên thành phần cá tạp bao gồm nhiều loài cá, kích cỡ khác nhau, chất lượng khác nhau, vì vậy cần lựa chọn cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng phù hợp: - Các loài cá có độ đạm từ 30 – 45%. - Cá tạp phải tươi, không ươn thối. - Cá tạp phải không có xương gai, xương cứng có thể gây tổn thương như cá dìa, cá hói... - Cá tạp là những loài có giá hợp lý. Hình 4.1.5: Cá tạp Hiện nay ở một số vùng ven biển, người dân thường sử dụng một số loại cá tạp như cá nhưng, cá đối nhỏ, cá ngạnh nhỏ, cá mòi... làm thức ăn cho cá chim vây vàng. Mỗi loại thức ăn đều có ưu điểm, nhược điểm. Tùy vào điều kiện đầu tư của người nuôi, điều kiện vùng nuôi có thể sự dụng thức ăn công nghiệp hoặc cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng. Bảng 4.1.2: So sánh ưu nhược điểm của thức ăn công nghiệp và cá tạp Loại thức ăn Ưu điểm Nhược điểm - Giá thành thấp - Nguồn thức ăn thường bị - Tận dụng được nguyên liệuđộng do điều kiện đánh bắt, từ đánh bắt của địa phương thời tiết. - Chất lượng thức ăn không Thức ăn cá tạp ổn định (do từng mùa vụ đánh bắt được các loại cá khác nhau). - Không tiện sử dụng như thức ăn công nghiệp. 12
  13. - Dễ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. - Chủ động được nguồn - Chi phí thức ăn cao thức ăn. - Nhiều địa phương chưa có - Hàm lượng dinh dưỡng ổn đại lý thức ăn công nghiệp Thức ăn công định. cho cá biển. nghiệp - Dễ dàng sử dụng, vận chuyển và bảo quản. - Môi trường nuôi ít bị ô nhiễm. 2.2. Chế biến cá tạp Chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng tương đối đơn giản, chủ yếu các bước cơ bản sau: - Loại bỏ rác, tạp chất - Rửa sạch cá tạp bằng nước biển hoặc nước ngọt - Để ráo nước - Dùng dao băm nhỏ cá tạp cho vừa kích cỡ miệng cá nuôi. Hình 4.1.6: Băm nhỏ cá tạp - Những tháng đầu vụ nuôi khi cá giống mới thả còn nhỏ thì phải dùng máy xay nhuyễn cá tạp trước khi cho ăn. Hình 4.1.7: Máy xay cá tạp 13
  14. 3. Bảo quản thức ăn cho cá chim vây vàng 3.1. Bảo quản thức ăn công nghiệp - Bảo quản thức ăn công nghiệp trong kho thoáng mát, không bị ẩm ướt, có mái che mưa nắng chắc chắn. - Kho bảo quản thức ăn phải kín tránh bị mất trộm hoặc chuột vào phá thức ăn. - Nền nhà kho phải được lót bạt, túi nilon chống ẩm. Hình 4.1.8: Bạt lót nền nhà kho chống ẩm - Các bao thức ăn phải đặt trên kệ gỗ cao từ 12-15 cm so với nền kho, mỗi dãy không xếp quá 6 bao theo chiều cao để thức ăn không bị dập nát, vụn. Hình 4.1.9: Thức ăn được xếp trên kệ gỗ - Thức ăn công nghiệp chỉ sử dụng trong thời gian 3 tháng kể từ ngày sản xuất. - Các bao thức ăn kích cỡ khác nhau xếp vào các dãy khác nhau để tiện sử dụng. - Không giẫm lên các bao thức ăn tránh hiện tượng thức ăn bị vụn nát. 3.2. Bảo quản cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng 14
  15. Sử dụng cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng khi giá cá rẻ và thuận lợi nguồn cung cấp. Nhiều thời điểm giá cá tạp chỉ từ 3.000 – 5.000 đ/kg, rẻ hơn rất nhiều so với thức ăn công nghiệp. Vì vậy có thể sử dụng cá tạp làm thức ăn để giảm chi phí thức ăn cho cá. Tuy nhiên, sử dụng cá tạp làm thức ăn dễ gây ô nhiễm nước ao nuôi, và lây bệnh cho đàn cá nuôi. Thức ăn không sử dụng hết trong ngày cần được bảo quản đúng kỹ thuật như sau: - Rửa sạch bằng nước - Để ráo nước - Cho cá tạp vào các túi nilon khối lượng từ 5 – 10 kg rồi cho vào tủ bảo ôn. - Điều chỉnh chế độ nhiệt cho máy từ 0 – 4 oC để bảo quả cá tạp. Hình 4.1.10: Tủ bảo ôn bảo quản cá tạp Lưu ý: - Sau quá trình bảo quản cá tạp, trước khi đưa ra sử dụng cần kiểm tra xem cá có còn tươi hay không, nếu cá có mùi ươn thối cần loại bỏ ngay, không được cho cá ăn loại thức ăn này. - Cá tạp sau khi bảo quản, trước khi đưa đi cho cá ăn cần rửa sạch bằng nước ngọt để ngăn ngừa các loại dịch bệnh lây lan cho đàn cá nuôi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Nêu tiêu chuẩn để lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng? Câu hỏi 2: Nêu tiêu chuẩn để lựa chọn cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng? 2. Bài tập thực hành 15
  16. 2.1. Bài thực hành số 4.1.1: Chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng. C. Ghi nhớ - Lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng phải phù hợp kích cỡ, độ đạm cho từng giai đoạn của cá. Tránh nấm mốc, vụn nát, quá hạn sử dụng. - Lựa chọn cá tạp cho cá chim vây vàng phải đảm bảo tươi, tránh sử dụng thức ăn bị ươn thối làm ô nhiễm môi trường ao nuôi và gây bệnh cho cá. 16
  17. Bài 2: Cho cá ăn Mã bài: MĐ 04-02 Mục tiêu - Nêu được phương pháp tính lượng thức ăn, kỹ thuật cho cá ăn; - Tính được lượng thức ăn, thực hiện được thao tác cho cá ăn; - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. A. Nội dung Xác định thời điểm cho cá ăn Chọn vị trí cho cá ăn Tính lượng thức ăn trong ngày Kiểm tra chất lượng thức ăn Cho cá ăn Điều chỉnh lượng thức ăn 1. Xác định thời điểm cho cá ăn - Cá giống sau khi thả vào ao nuôi 1 ngày là có thể cho cá ăn. - Nên cho cá ăn vào lúc trời râm mát và cho ăn 2 lần/ngày, buổi sáng từ 7 – 8h, buổi chiều từ 16 – 17h. Vào mùa hè buổi sáng có thể cho ăn sớm hơn, buổi chiều có thể cho ăn muộn hơn. Vào mùa đông thì ngược lại, chọn thời điểm ấm, có ánh nắng mặt trời cho cá ăn. - Cần cho cá ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho cá. 17
  18. 2. Chọn vị trí cho cá ăn - Khi sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, có thể cho cá ăn trên diện tích rộng để đảm bảo trong khi bắt mồi cá không bị đâm vào nhau làm xây xát cá. - Đối với thức ăn công nghiệp + Cho cá ăn đầu hướng gió, chọn 1 nơi mà hướng gió ít tác động nhất để cho cá ăn thường xuyên + Nên làm khung bằng ống nhựa cho cá ăn. Khung cho cá ăn có kích thước dài khoảng 6m, rộng khoảng 4m và đặt nơi cho cá ăn, cách bờ khoảng 1 – 2m để hạn chế thức ăn trôi dạt vào bờ. Hình 4.2.1: Khung nhựa cho cá ăn - Vị trí cho cá ăn nên tránh xa đường đi lại, nơi người làm việc đông đúc và đảm bảo an toàn tránh dễ mất trộm. - Đối với thức ăn là cá tạp phải làm sàng cho cá ăn. Thông qua sàng ăn có thể theo dõi được xem khả năng sử dụng thức ăn của cá, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi. + Sàng cho cá ăn thường được làm bằng lưới hoặc tre, diện tích từ 0,8 – 1 m2, mỗi ao 1000 m2 cần đặt từ 10 – 15 sàng ở vị trí cố định. Hình 4.2.2: Sàng cho cá ăn hình vuông 18
  19. + Sàng cho cá ăn cũng có thể làm bằng hình tròn với diện tích 0,8 - 1 m2. Hình 4.2.3: Sàng cho cá ăn hình tròn 3. Tính lượng thức ăn trong ngày 3.1. Xác định khối lượng trung bình của 1 con cá Để xác định khối lượng cá trong ao phải dựa vào khối lượng trung bình của một con cá và số lượng cá trong ao. - Chuẩn bị: dừng cho cá ăn ít nhất 01 bữa trước khi chài, chuẩn bị xô, chậu, vợt, găng tay và sổ ghi chép. - Thời gian thực hiện: sáng sớm hay chiều mát, khi thời tiết mát mẻ - Có thể dùng chài hoặc kéo vó thu hoàn toàn ngẫu nhiên ít nhất 30 con cá, tiến hành cân khối lượng và tính khối lượng trung bình của 1 con cá. - Khối lượng trung bình của một con cá: Tổng khối lượng của số cá mẫu (kg) Khối lượng của một con cá = --------------------------------------------------- Tổng số cá mẫu (con) Ví dụ: Cân 30 con cá chim vây vàng được 4,5 kg; Khối lượng trung bình của 1 con cá = 4,5/30=0,15 kg 3.2. Xác định số lượng cá có trong ao - Số lượng cá trong ao được xác định dựa vào sổ ghi chép số lượng cá thả ban đầu trừ đi số lượng cá chết tại mỗi thời điểm. - Vì kích thước cá giống thả khá lớn nên khi cá bị chết có thể thấy cá nổi trên mặt nước và có thể ghi chép lại được. 3.3. Tính khối lượng cá trong ao 19
  20. Khối lượng cá = Số lượng cá trong ao(con) x Khối lượng trung bình (kg). Ví dụ: Qua 5 điểm chài trong ao ta tính được tổng cộng là 500 con, tổng khối lượng cá trong 5 lần chài là 60 kg, số lượng cá trong ao là 62500 con. Như vậy: 62500 (con) x 60 (kg) Khối lượng cá = ------------------------------------- = 7500 (kg) 500 (con) 3.4. Tính khối lượng thức ăn/ngày/ao - Khối lượng thức ăn dựa vào khẩu phần ăn và khối lượng cá trong ao - Trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi cá chim vây vàng nói riêng, xác định lượng thức ăn tối ưu là việc làm rất khó khăn, vì: + Khả năng sử dụng thức ăn của cá bị ảnh hưởng bởi các yếu như: điều kiện thời tiết, khí hậu, tình trạng sức khỏe của cá nuôi. + Phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhiệt độ nước, hàm lượng oxy hòa tan.... - Khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao sẽ làm cho cá giảm sức ăn, giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. - Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá sử dụng thức ăn và sinh trưởng từ 20- 0 30 C. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ càng tăng thì khả năng sử dụng thức ăn của cá càng tăng. Bảng 4.2.1: Khẩu phần ăn của cá chim vây vàng STT Cỡ thức ăn Cỡ cá (g/con) Lượng thức ăn cho ăn (% trọng lượng thân) 1 Φ = 2mm 20 - 80 3-4 2 Φ = 3 mm 90 - 250 2-3 3 Φ = 5mm > 250 1,5 - 2 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1