intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc cây cảnh (Nghề: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

58
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình này là quyển 4 trong số 5 mô đun chuyên môn của chương trình đào tạo nghề “Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh” trình độ đào tạo dưới 3 tháng. Trong mô đun này gồm có 03 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp như sau: Thay đất thay chậu;Tưới nước và bón phân cho cây cảnh; Quản lý dịch hại cây cảnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc cây cảnh (Nghề: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC CÂY CẢNH MÃ SỐ: MĐ04 NGHỀ T O DÁNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢNH Trình độ: Đào tạo nghề dưới 03 tháng (Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) NĂM 2016
  2. LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình đào tạo nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng trong dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình “Chăm sóc cây cảnh” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về về cách nhận biết các loại phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh, nhận biết được các loại dịch hại cây cảnh từ đó đưa ra được các biện pháp phòng chống chúng một cách an toàn và hiệu quả. Đây là giáo trình mô đun trình độ dạy nghề dưới 3 tháng được tổng hợp trên tài liệu chính là mô đun “Chăm sóc cây cảnh” trình độ sơ cấp nghề1 được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là quyển 4 trong số 5 mô đun chuyên môn của chương trình đào tạo nghề “Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh” trình độ đào tạo dưới 3 tháng. Trong mô đun này gồm có 03 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp như sau: Bài 1. Thay đất thay chậu Bài 2. Tưới nước và bón phân cho cây cảnh Bài 3. Quản lý dịch hại cây cảnh. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn nhóm biên soạn Giáo trình mô đun “Chăm sóc cây cảnh” trình độ sơ cấp nghề gồm: 1. ê Hoài Nam 2. Nguy n Đức Ngọc 1 Giáo trình được biên soạn kèm theo Quyết định số 539 /QĐ-BNN-TCCB ngày 11/4/ 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT 1
  3. MỤC ỤC ỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1 MỤC ỤC ...................................................................................................................... 2 MÔ ĐUN CHĂM SÓC CÂY CẢNH ............................................................................ 3 Bài 1. Thay đất thay chậu ............................................................................................... 3 Bài 2. Tưới nước và bón phân cho cây cảnh .................................................................. 8 Bài 3. Quản lý dịch hại cây cảnh.................................................................................. 13 Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ............................................................... 40 Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 40 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 41 2
  4. MÔ ĐUN: CHĂM SÓC CÂY CẢNH Mã mô đun: MĐ 04-1 Thời gi n: 51 giờ Giới thiệu mô đun Mô đun Chăm sóc cây cảnh giúp cho học viên hiểu biết về thay đất thây chậu, tưới nước, bón phân, dịch hại và các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nghề trồng cây cảnh. Bài 1. Th y đất th y chậu Mã ài: MĐ 04-1 Thời gi n: 16 giờ Mục tiêu Sau bài học, người học có khả năng sau: - Trình bày được tiến trình các bước trong quy trình thay đất thay chậu cho cây. - ựa chọn được thời điểm, dụng cụ thay đất thay chậu phù hợp với từng loại cây và mùa vụ. - Thực hiện thành thạo các thao tác thay đất, thay chậu cho cây cảnh. A. Nội dung 1. Các iểu hiện củ cây cần th y đất th y chậu Sau một thời gian, chậu sẽ không đáp ứng được sự phát triển của cây. Bạn nên thay chậu khi thấy r của cảnh dày đặc, cuộn xoắn lại thành một khối, chiếm hết thể tích của chậu. Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều r con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây. 2. Th y đất th y chậu 2.1. Đất trồng cây cảnh Độ xốp, chất lượng dinh dưỡng và sự chăm sóc đất là những yếu tố xác định sức khỏe và dáng vẻ của cây dáng thế - Bonsai. Đất lý tưởng cho cây dáng thế Bonsai phải là đất thịt nhẹ, xốp, d thoát nước, ít vôi. Hiện nay đất dành cho cây dáng thế thường là: - Đất thịt: Với những hạt đất thô, cứng. Khả năng giữ nước và giữ ẩm tốt, dùng làm đất để trồng cây cảnh. - Đất sét pha cát: Tương tự như đất thịt, nhưng có chứa sét với những hạt đất cứng. Đất này thường được trộn với đất thịt để trồng các cây dáng thế Bonsai không thay lá. - Đất thịt đen: Màu nâu đen với những hạt đất cứng. Pha trộn với đất thịt đỏ để làm đất trồng cây cảnh. - Đất sét nhẹ pha cát: Màu vàng nhạt, biến thành màu vàng khi ẩm ướt. Có thể giữ ẩm và giữ chất dinh dưỡng tốt. 3
  5. - Đất dành cho cây cảnh, cây dáng thế: Đây là loại đất được các nhà máy sản xuất để chuyên phục vụ cho việc trồng cây cảnh, cây dáng thế Bonsai. oại đất thích hợp nhất cho cây dáng thế là lấy chính loại đất mà cây cảnh sống trên đó. Sau khi chọn được đất, chúng ta tiến hành xử lý đất và tạo ra đất trồng cây cảnh. Việc tao ra theo các bước sau: - Xử lý đất: Phơi đất 5 – 7 ngày hoặc dùng thuốc Viben C phun đều lên đất và ủ lại để diệt nấm bệnh. Sau bước này có 2 cách tạo đất trồng cây cảnh: Cách 1. Sàng lọc đất: Dùng sàng hay rây sàng đất để phân thành các dạng hạt đất có kích thước khác nhau. Trồng cây: Đặt cây vào chậu, xếp đất thành các lớp theo nguyên tắc dạng hạt to xuống dưới đáy chậu và kích thước hạt nhỏ dần lên trên. Cách 2. Để nguyên đất không sàng và tiến hành phối trộn tạo nên đất trồng phù hợp cho cây cảnh. Trộn đất: Đất lý tưởng cho cây mọc phải là đất tơi xốp thoáng khí đồng thời thoát nước và giữ ẩm tốt. 2.2. Th y chậu - Chọn chậu trồng cây Cây thấp thì dùng chậu cao, nhất là cây dáng huyền. Cây cao thì dùng chậu thấp. Xu hướng chung đối với cây cảnh nghệ thuật là dùng ang hay bể mong với lượng đất tối thiểu đủ duy trì sự sống của cây. Hạn chế dần các chậu quá sâu vừa nạng nề vừa không đẹp. Để thực hiện việc trồng cây trên ang hay bể mỏng trước tiên cần trồng cây trong chậu sâu để cho bộ r tôm phát phong phú. Sau mỗi lần thay đất ta lại lạng bỏ bớt đất ở phần đáy vầng để đưa ra chậu nông hơn, làm một vai lần như vậy, khi bộ r tôm đã phong phú và dàn trải đều trên một mặt phẳng mỏng thì ta có thể trồng trên chậu mỏng đúng yêu cầu. - Chậu trồng cây có 2 vai trò: Chứa chất trồng để đảm bảo cho cây sinh trưởng, tăng mỹ thuật của cây cảnh nói chung và cây cảnh nghệ thuật nói riêng. Trong thời gian ươm cây thì có thể chọn chậu bất kỳ, sao có đủ đất và chất dinh dưỡng để cho cây sống, phát triển đạt yêu cầu. Khi cây đã tương đối ổn định nhất là được tạo hình thì nên chọn chậu phù hợp. - Các kiểu chậu: Ngày nay kiểu chậu, ang, bể trồng cây rất phong phú, bao gồm nhiều kiểu Á, Âu, trò, vuông, lục lăng, chữ nhật với đủ các kích cỡ to, nhỏ, nông sâu khác nhau. Chất liệu làm chậu bao gồm: Sành, sứ, gốm,xi măng, đá, nhựa…Chất men chậu rất nhiều màu được phân chia làm 3 loại chủ yếu như: + Men sáng: Trắng, xanh ngọc, đông thanh + Men lạnh: Các loại men xanh + Men nóng: Tím, nâu, da chu, da lê, trứng ếch… - Nguyên tắc chọn chậu + Dựa vào màu men: Men chậu coi như màu nền để làm nổi bật màu của hoa, quả đối với cây chơi hoa, quả là chính hoặc màu lá đối với cây chơi lá là chính. 4
  6. Hình 4.1. Chọn chậu Không dùng chậu có màu men có màu của hoa hay quả. Đối với hoa trắnh vàng: Dùng chậu tím, nâu hay da chu. Đối với hoa đỏ, tím: Dùng chậu men trắng, xanh ngọc, đông thanh. Đối với da màu của lá cũng tương tự như vậy. + Dựa vào độ cao của thân cây: Cây thấp thì dùng chậu cao, nhất là cây dáng huyền. Cây cao thì dùng chậu thấp. Xu hướng chung đối với cây cảnh nghệ thuật là dùng ang hay bể mong với lượng đất tối thiểu đủ duy trì sự sống của cây. Hạn chế dần các chậu quá sâu vừa nạng nề vừa không đẹp. Để thực hiện việc trồng cây trên ang hay bể mỏng trước tiên cần trồng cây trong chậu sâu để cho bộ r tôm phát triển phong phú. Sau mỗi lần thay đất ta lại lạng bỏ bớt đất ở phần đáy vầng để đưa ra chậu nông hơn, làm một vài lần như vậy, khi bộ r tôm đã phong phú và dàn trải đều trên một mặt phẳng mỏng thì ta có thể trồng trên chậu mỏng đúng yêu cầu. Cần chú ý không để các đầu r to cao hơn thành chậu vì sau khi đất trôi đi đầu r sẽ trơ ra. Trồng trên chậu mỏng rất đẹp nhưng phải thay đất hàng năm, đất trồng cần trộn đủ các chất dinh dưỡng để cho cây sinh trưởng, ra hoa kết quả, qua cây cảnh nước ngoài ta thấy cây có bộ gốc r rất to nhưng lại được trồng trên bể mỏng rất ít đất trồng, vậy mà hoa vẫn nở rực rỡ trông thật hấp dẫn. - Nơi đặt chậu cảnh Nơi đặt chậu cảnh cần đặc biệt chú ý đến điều kiện ánh sáng, thông gió, không khi trong lành và cần chú ý đến sương đêm nếu có. Ánh sáng lá yêu cầu tất yếu để cây tiến hành quang hợp. Tuỳ loài cây khác nhau mà yêu cầu ánh sáng khác nhau, cây trong chậu cần có tối thiểu 5 giờ chiếu sáng trở lên, tốt nhất là ánh sáng ban mai ôn hoà, tránh ánh sáng gay gắt vào buổi trưa, mỗi tuần cây thay đổi phương hướng che bóng. Ngoài ánh sáng ra cần có thông gió tốt, quan tâm đến thay đổi nhiệt độ các mùa, giữ cây cần ánh sáng cả ngày và nửa ngày. Nhiệt độ giới hạn sinh lý của cây sẽ làm giảm tác 5
  7. dụng quang hợp, ảnh hưởng khả năng hút thức ăn của r , lá cây có thể bị khô héo. nếu ánh sáng không đầy đủ để dẫn đến cây sẽ mọc vóng vượt, sức sống yếu. Nói chung, giá để cây cao khoảng trên dưới 60cm thì d chăm sóc, quản lý cũng thuận tiện cho việc quan sát, thưởng thức; không nên trực tiếp đặt trên mặt đất để tránh kiến, giun qua lỗ chậu chui lên và tránh r cây chui qua lỗ chậu xuống đất làm cho cơ năng của r giảm sút, tán cây sẽ mọc lộn xộn; cũng không nên đặt trực tiếp lên mái nhà xi măng trong mùa hè, cây sinh trưởng yếu. Khi đã có chậu và đất sẵn sàng, chúng ta tiến hành bắt đầu công việc thay chậu cho cây. Ngoài ra bạn phải có một bình xịt nước bằng tay để giữ ẩm cho r khi làm việc. Dùng kéo cắt bớt r lớn cách gốc khoảng cách vừa phải. Điều này thúc đẩy r tăng trưởng tốt hơn và d hấp thu hơn. Cắt bớt để phần r còn lại vừa vặn thoải mái trong chậu xung quanh sạch gọn chuẩn bị cho sự tăng trưởng mới. Cho đất mới vào chậu và đặt cây ngay ngắn vào vị trí trồng. Cuối cùng, tưới đủ nước để cho đất trong chậu được ẩm đều. Giữ cho cây tránh sương gió cho đến khi nó có thể tự tái sinh và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Không bón phân cho chúng khoảng 3 tuần. Kiểm tra thường xuyên không để đất khô, nhưng điều quan trong nhất là bạn không tưới quá nhiều nước trong giai đoạn chủ yếu này. Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ. - Trồng cây vào chậu mới Chọn chậu, bể có màu sắc, hình thể kích cỡ phù hợp với cây. Nếu chậu có nhiều lô thoát nước càng tốt. Chuẩn bị sẵn sàng đất đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Nếu đất đã được phơi nỏ lại để nơi bán âm bán dương (lán, hiên) hàng năm rồi càng tốt. Việc trồng cây vào chậu rất cần có kiến thức. Đầu tiên là xử lý lỗ thoát nước. Những cây d tính, đọng nước đôi chút không chết thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng lên lỗ là được. Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như lan, trà, đỗ quyên, sử thì phải kê cao mảnh sành lên một chút. Sau đó đặt một lớp dưới đáy chậu toàn những cục xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi mời đặt cây vào. Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rồi nhỏ dần. Xung quanh bầu r phải cho toàn đất màu. Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lên gây đóng váng mặt chậu.Thông thường các cây khác không cần cầu kỳ quá như vậy, chỉ cần lưu ý là xung quanh bầu r bao giờ cũng phải cho đất màu. Quan trọng là vị trí của gốc cây trong chậu, cần chính giữa hay lệch về bên nào, độ cao thấp của gốc đúng tấm, độ nghiêng đúng dáng thế. Muốn vậy, ta đặt cây, chèn tạm đất rồi ngắm 4 mặt, ngắm gần và ngắm từ xa để điều chỉnh, bao giờ cây ở đúng vị trí đẹp nhất mới lấp đất. Tra đất vào xung quanh bầu từ từ từng lớp, dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu, tiếp theo là tưới nước kiểu mưa rào cho đất len vào mọi ngóc ngách của r , không còn một lỗ hổng nào mới được. Những cây như trà, đỗ quyên, địa lan thoải mái xếp những cục đất to cao trên mặt chậu. Các cây khác không được vào đất đầy khít miệng chậu, vì như vậy khi tưới nước sẽ chảy tuột đi hết ngay, ít nhất phải để rãnh chạy vòng theo miệng chậu để giữ được nước tưới. Nếu trời nắng cần che hoặc để cây chỗ râm mát khoảng mươi ngày. 6
  8. B. Câu hỏi và ài tập thực hành I. Câu hỏi - Trình bày quy trình thay đất thay chậu cho cây cảnh? - Chúng ta cần căn cứ vào những yếu tố gì để xác định thời điểm thay đất thay chậu cho cây? Cần có những dụng cụ gì để có thể thực hiện thay đất thay chậu cho cây cảnh? II. Thực hành Thực hành th y đất th y chậu cho cây cảnh 1. Mục đích: Hướng dẫn học viên thực hành việc thay đất thay chậu cho cây cảnh. 2. Yêu cầu - Học viên nắm vững các biểu hiện khi cần thay đất thay chậu. - Biết cách phối trộn đất với các chất trồng phù hợp cho từng loại cây. - Nắm vững kỹ thuật thay đất thay chậu. 3. Dụng cụ, vật tư - Các dụng cụ thay đất: Xẻng, kéo, kìn, dao - Cây phôi, cây cảnh, vườn cây cảnh - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ 5 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: 100% học viên biết thay đất thay chậu đúng kỹ thuật 6. Nội dung thực hành Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2. Thực hành đánh giá thực trạng cây Bước 3. Thực hành thay đất thay chậu Bước 4. Trình bày sản phẩm. 7. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất cây cảnh. Học viên quan sát các vườn cây, lựa chọn, đánh giá và cắt tỉa. - Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá lựa chọn các thao tác của từng nhóm. C. Ghi nhớ: Xác định đúng thời điểm cần thay đất, thay chậu và trộn tỉ lệ đất thay phù hợp. 7
  9. Bài 2. Tưới nước và ón phân cho cây cảnh Mã ài: MĐ 04-2 Thời gi n: 15 giờ Mục tiêu Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng: - Xác định được các bước trong quy trình chăm sóc cây sau trồng. - Thực hiện được việc tưới nước, bón phân đúng quy trình kỹ thuật phù hợp với thời vụ và loài cây. - Rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ, vệ sinh, an toàn lao động. A. Nội dung 1. Tưới ẩm Một cây Bonsai có thể chết nếu không có nước. Tưới nước đúng lịch thường chỉ mất công sức, nhưng bù lại nước sẽ thấm sâu vào cây. Khi đã trồng cây vào chậu với hốn hợp đất bạn lựa chọn việc chăm sóc sẽ d dàng hơn. Dù Bonsai phụ thuộc vào việc tưới nước đều đặn, nhưng trên thực tế nhiều cây đã chết vì úng ngập hơn là khô hạn. Nước nhiều vì tưới quá lâu sẽ làm cho r không nhận được oxy, sau đó nó sẽ bị chết và bắt đầu thối rữa. Do đó điều quan trọng cần lưu ý là: không bao giờ tưới nước cho cây khi nó không cần nước. 1.1. Thời điểm tưới nước Vần đề chính đi kèm với nước mà cây cần là làm sao đoán được sự ẩm ướt của đất ở bên dưới bề mặt có vẻ như hoàn toàn khô hạn, bạn có thể cào một lớp đất mỏng trên bề mặt chậu để quan sát và đoán biết độ ẩm của đất. Ttuy nhiên, có một cách rất d để biết độ ẩm ở đất sâu bên dưới chậu là bao nhiêu: Cầm một cây đũa bằng gỗ mềm và đẩy nó sâu xuống đất, bằng mọi cách phải sâu xuống đáy chậu. Nếu cảm thấy r đâm vào r bạn hãy thử một chỗ khác của chậu, góc chậu là tốt nhất. Giữ yên đũa khoảng 20 phút, sau đó lấy ra và sờ dưới cuối của phần đã chôn vào đất. Nếu thấy ẩm, chưa cần phải tưới nước, nếu thấy khô thì cần phải bổ sung nước ngay cho cây. Nên tưới nước vào buổi sáng và chiều mát, không nên tưới nước vào lúc trời nắng gắt. 1.2. Cách tưới - Tưới bình: Dùng ô doa tưới cho chậu cây, lưu ý chọn doa tạo ra dòng nước nhỏ để trành làm trôi đất và làm đất chặt bí. Không nên dung xô, thùng tưới nước đổ thẳng nước vào gốc cây sẽ làm đất nhanh bị dí chặt, trôi màu thậm chí tưới rồi cây vẫn chết vì đất quá chặt không thấm được nước. - Tưới phun mưa: Đây là cách tưới phổ biến hiện nay. Tưới nước từ trên xuống với bình tưới có vòi sen là tốt nhất. Nếu bạn không dung bình tưới vòi sen, nước không thấm đều vào đất. - Tưới kiểu nhỏ giọt thấm dần: Thường áp dụng trong trường hợp khi đi vắng 2 – 3 ngày mà vẫn tưới được cho cây. Cách làm như sau: đổ nước vào bình, can treo lên cao và dùng bấc đèn hay giẻ quấn chặt vào gốc cây rồi nối vào bình nước, cho nước ngấm từ từ duy 8
  10. trì được sự sống của cây. - Ngâm chậu: Phương pháp này là một cách giải quyết khẩn cấp, chỉ cần thiết khi đất đã quá khô đến mức độ đẩy nước ra hoặc khi các loại đất có thành phần chủ yếu là đất sét đã trở nên quá cứng. Trong trường hợp như thế, bề ngoài có thể nhìn thấy mặt đất ẩm ướt, tạo cảm giác đất đã được thấm nước đều nhưng trên thực tế phía dước đất vẫn còn khô hạn. Bạn nên ngâm chậu vào nước, hạ thấp từ từ chậu vào nước, cho đến khi nước đã ngập đất. úc này bọt khí sẽ bắt đầu sủi lên. Đất chỉ thực sự ướt đều khi không còn các bọt khí. Khi ban đem chậu ra khỏi nước, chậu phải nặng hơn, nếu không nặng đất vãn chưa thấm nước đầy đủ. 2. Bón phân Nhìn vào nhãn của bất kỳ gói phân nào bạn sẽ thấy các chữ đầu N, P, K đều có ba con số đi theo. Các số này cho biết tỉ lệ giữa ba chất dinh dưỡng này và nồng độ tương quan của phân bón. Số cao chỉ nồng độ cô đọng của chất dinh dưỡng cao. VD: NPK 6:6:6 là một loại phân bón cân bằng với nồng độ vừa phải, trong khi đó N.P.K 20:5:5 là phân có hàm lượng N cao, loại này thường dùng để bón cho thảm cỏ. Ngoài ra, gói phân cũng liệt kê các chi tiết tỉ lệ pha loãng và sử dụng. Bạn làm theo hướng dẫn này là điều quan trọng vì dùng ít hơn liều thì nồng độ sẽ giảm đi. Ttuy nhiên, nếu dùng quá nhiều phân bón có thể làm “sót” r gây hư hại cho cây. Nói chung, dùng ít hơn liều lượng vẫn tốt hơn là dùng quá nhiều. 2.1. Thời điểm ón - Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có một vai trò nhất định, sự thiếu hụt của bất kỳ nguyên tố nào đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Sự thiếu hụt này có thể do đất trồng không thỏa mãn và việc bón bổ sung dinh dưỡng không đủ hoặc bón đủ nhưng cây trồng không sử dụng được, hoặc bón mất cân đối. Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây trồng được thể hiện dưới đây: + Thiếu đạm: Sinh trưởng còi cọc, xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Tiếp đó là các lá già bị chết hoặc bị rụng tùy theo mức độ thiếu. Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều, hàm lượng protein thấp hơn. + Thiếu lân: Cây còi cọc toàn bộ, các lá trưởng thành có màu xanh sẫm đến lam lục, r bị kìm hãm. Khi thiếu trầm trọng lá và thân có vết tím, thân mảnh, không có hoặc phát triển kém về hạt, quả kém phát triển. + Thiếu kali (K): a vàng dọc mép lá, chóp lá già chuyển nâu, sau đó các triệu chứng này dần phát tnển vào phía trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào. Cây phát triển chậm và còi cọc, thân yếu, cây d bị đổ ngã. + Thiếu canxi (Ca): Thiếu canxi thường ít thấy trên đống ruộng vì các ảnh hưởng phụ gân liền với độ chua hạn chế sinh trưởng. Các lá non của cây mới trồng thường bị ảnh hưởng trước tiên. Chúng bị biến dạng, nhỏ và có màu xanh lụa sẫm không bình thường. á có hình đài hoa và quăn, các chồi tận cùng suy thoái, Sinh trưởng của r bị suy yếu, cổ r thường gãy. Đỉnh sinh trưởng (chồi tận cùng) của cây bị khô khi thiếu nặng, chồi và hoa rụng sớm, cấu trúc thân bị yếu. + Thiếu ma nghê (Mg): a vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục. 9
  11. Khi thiếu trầm trọng có thể bị khô và chết. á nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cọng lên. Nhánh yếu và d bị nấm bệnh tấn công, trường bị rụng lá sớm. + Thiếu lưu huỳnh (S): Các lá non trở nên xanh vàng nhẹ hoặc vàng lợt, Sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa. Thân cứng, hóa gỗ sớm và đường kính thân nhỏ. + Thiếu kẽm (zn): Xuất hiện chủ yếu trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn (lá thứ 2 và 3 từ trên xuống). + Thiếu đồng (Cu): Ở cây ngũ cốc xuất hiện màu vàng và quăn phiến lá, số bông bị hạn chế, hạt kém phát triển. + Thiếu Fe: a vàng ở các gân lá điển hình, các lá non bị ảnh hưởng trước tiên, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất. Trường hợp thiếu nặng, toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và cuối cùng trở thành trắng nhợt. - Yêu cầu phân bón cho cây Bonsai bón phân cho cây Bonsai cá nghãa là chú ý kỹ đến các nhu cầu chuyên biệt của cây ở mỗi giai đoạn phát của nó, cung cấp cho nó đúng những chất dinh dưỡng mà nói cần và vào đúng lúc. Mặc dù đúng là các yếu tố cần thiết cho tăng trưởng của cây là lấy từ nước, không khí và đất, nhưng cũng đúng các cây Bonsai không phải luôn luôn có được những điều kiện tối ưu cho sự sống còn của chúng ở trong những chậu nhỏ Phân bón có thể giúp cho chúng thích nghi được với những điều kiện dưới mức lý tưởng ì lượng đất trồng rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây. Một số nguyên t c hi ch n và s dụng phân ón + Thăm dò các nhu cầu chuyên biệt của cây; +Lập kế hoạch bón phân, phân hữu cơ phải được bón ít nhất là một tháng sớm hơn phân hóa học; + Nếu sang chậu (và như thế là thay đất) mỗi năm, thì có thể giảm được các nguy cơ bất ngờ nếu dùng phân hóa học; + Tưới nước thường xuyên có xu hướng làm trôi các chất dinh dưỡng: Do đó nên bón phân thêm vào mùa mưa và mùa khô; nếu dùng phân hóa học thì hai tuần bón một lần; + Không nên bón phân vào thời kỳ nóng nhất trong năm; + Nếu bón phân hoá học thì chỉ nên dùng phân nửa liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo; Nếu dùng phân hữu cơ ở thể khô, thì chỉ nên bón hai lần trong một năm vào đầu mùa tăng trưởng (mùa mưa) và cuối mùa khô; + Không nên bón phân cho cây khi mới thay chậu, chỉ bón khi cây đã tái tạo đủ r và lá. 2.2. Các loại hân ón Phân hữu cơ: Thường được sử dụng để trồng cây cảnh vì chúng phân hủy chậm, giải phóng các chất dinh dưỡng thông qua hoạt động của các vi sinh vật trong đất. Khi sử dụng phân hữu có cần phải chọn các loại phân đã được ngâm ủ và hoai mục. Phân vô cơ: phân NPK, DAP, phân bón qua lá... 10
  12. Hình 4.2. Các loại phân bón 2.3. Cách ón Vì lượng đất trồng ít nên thường một năm ta bón hai lần cho cây, một lần vào mùa khô và một lần vào mùa mưa. Cây đang phát triển thì bón nhiều còn cây đã định hình thì bón ít, những loại cây thay lá theo mùa thì bón sau khi lá rụng, không nên bón phân cho cây khi cây đang tạo nụ, trổ hoa, ra trái vì chúng có thể gây hiện tượng rung hoa trái. Thường một năm bón phân 2 lần: Một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều). ượng phân bón: Tùy tình trạng, tùy loài cây và tùy theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn. Những loài cây cho ra một đợt chồi mỗi năm thì chỉ bón phân vào lúc cây trưởng thành. Những loài cây ra chồi quanh năm thì bón phân đều đặt hơn, mỗi lần một ít. Những loài thay lá thì nên bón phân sau khi lá rụng. Bón phân vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ làm cho thân cây Bonsai dày lên và cứng nhấc hơn. Không nên bón phân khi cây đang tạo nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rụng hoặc bị "cháy". Không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ r rồi hãy bón phân. Phân bón thuộc loại vô cơ (gọi là phân hóa học) hay hữu cơ cũng đều có chứa những nguyên tố mà ta có thể phân ra thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. Đạm, lân và kali được gọi là nguyên tố đại lượng là vì cây sử dụng chúng với mỗi lượng lớn, còn nguyên tố vi lượng như manghê, bore, kẽm, Mangan, canci, sắt, đồng, cabalt, molybden: thì cây chỉ cần thiết t à thôi. Mặc dầu các nguyên tố trên đây là cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động của cây, nhưng nếu bón với những liều lượng không đúng thì có thể ức chế cây. Do đó, tốt hơn nên dùng những loại phân bón đã được pha trộn đầy đủ. Lúc bón phân cần phải chú ý đến mùa màng và loài cây. ào mùa mưa, phân bón có chứa nhiều đạm sẽ giúp cho lá tăng trưởng mùa khô thì bón phân có kali nhiều hơn để trợ lực cho sự phát triển thân và cành. Cây có hoa và trái thì cần được bón nhiều lân vào đầu mùa mưa hoặc trước khi trổ hoa. Phân bón cho cây Bonsai cần có 3 chất căn bản là: N-P-K theo tỉ lệ tương ứng là 50-30- 20. N: nói chung là giúp cây tăng trưởng. P: giúp điều hòa các chức năng sinh sản ra hoa kết trái. K: giúp tạo và vận chuyển nhựa trổ hoa sinh trái. Bánh dầu thường được dùng cho kiểng Bonsai vì nó làm cho màu lá đẹp hơn. Nên bón thêm kali với bánh dầu thì càng tốt có thể dùng bột xương, bột cá, tro gỗ, tro rơm. 11
  13. - Hòa với nước để tưới: Một muỗng cà phê phân trong 5 lít nước tưới 5 ngày lần. Tuy nhiên, người ta ưa dùng phân viên để trên mặt đất. Lấy phân bội tẩm nước nhồi thành viên nhỏ khoảng đầu ngón tay cái. Trung bình nếu đường kính của chậu là 10 - 15 cm thì dùng muỗng cà phê phân bột để vo thành viên. Tuy nhiên số lượng chính xác thì còn tùy thuộc mùa, tuổi và chủng loại cây. Các cụm phân phải đặt ở vùng giữa bờ chậu và gốc cây. Nếu đặt gần gốc thì có thể cháy r , nếu đặt gần bờ chậu thì có thề bi nước tưới cuốn trôi đi. Cũng giống như trường hợp của đất, việc sử dụng phân để trồng Bonsai cũng có nhiều quan điểm khác nhau; một điều phân vân thường nghe nhắc đến là nên dùng phân hoá học là phân hữu cơ hay ngược lại? muốn giải đáp điều này thì phải xét đến thời gian mà cây cần để đồng hóa các nguyên tố trong phân bón. Phân hóa học thì được đồng hóa nhanh, còn phân hữu cơ thì thường là tác động chậm và cần một hoặc hai tháng khi có hiệu qủa đối với cây. Mặt khác, loại phân bón hữu cơ đặc hiệu cho Bonsai, mặc dầu không phải d tìm, nhưng không bao giờ gây ra những bất ngờ phiền phức. B. Câu hỏi và ài tập thực hành I. Câu hỏi - Trình bày các bước trong quy trình chăm sóc cây sau trồng? - Trình bày cách xác định thời điểm tưới nước? Trong quá trình tưới nước cho cây cảnh chúng ta cần chú ý những gì? - Trình bày những căn cứ xác định thời điểm bón phân và các nguyên tắc khi chọn và sử dụng phân bón cho cây cảnh? II. Thực hành Thực hành thuật tưới nước và ón phân 1. Mục đích: Hướng dẫn học viên thực hành xác định thời điểm kỹ thuật tưới nước và bón phân cho cây cảnh. 2. Yêu cầu - Học viên nắm vững các biểu hiện khi cần tưới nước, bón phân. - Nắm vững kỹ thuật tưới và bón phân cho cây. 3. Dụng cụ, vật tư - Các dụng cụ thay đất tưới nước và bón phân: xẻng, ô doa, vòi tưới; - Cây phôi, cây cảnh, vườn cây cảnh; - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ 5 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: 100% học viên biết tưới nước và bón phân đúng kỹ thuật 6. Nội dung thực hành Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2. Thực hành đánh giá thực trạng cây Bước 3. Thực hành tưới nước, bón phân Bước 4. Trình bày sản phẩm. 7. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất cây cảnh.Học viên quan sát các 12
  14. vườn cây, lựa chọn, đánh giá và cắt tỉa. - Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá lựa chọn các thao tác của từng nhóm. C Ghi nhớ - Quy trình chăm sóc cây sau trồng. - Những căn cứ xác định thời điểm bón phân và các nguyên tắc khi chọn và sử dụng phân bón cho cây cảnh. Bài 3. Quản l dịch hại cây cảnh Mã ài: MĐ 04-3 Thời gi n: 16 giờ Mục tiêu - Nhận biết được các loại hóa chất thường sử dụng trong nghề trồng cây cảnh. - Biết cách tính toán liều lượng, nồng độ và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cảnh. - Sử dụng thành thạo trang thiết bị, dụng cụ phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. - Trình bày được các đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển của các loại sâu, bệnh hại cây cảnh. - Chọn và sử dụng đúng các loại thuốc để phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây cảnh đạt hiệu quả cao nhất. - Đảm bảo nguyên tắc an toàn lao động, tiết kiệm vật tư và an toàn đối với người, động vật và môi trường sinh thái. A. Nội dung củ ài 1. Hó chất s dụng trong quản l dịch hại cây cảnh 1.1. Định nghĩ về thuốc ảo vệ thực vật 1.1.1. Định nghĩ Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng trong nông nghiệp để phòng chống các đối tượng gây hại cho cây trồng và nông sản trên đồng ruộng, vườn tược và kho tàng được gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật. 1.1.2. Phân loại thuốc ảo vệ thực vật Thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều loại khác nhau (khoảng trên 10.000 hợp chất độc) 13
  15. và có nhiều cách phân loại khác nhau. * Phân loại theo đối tượng diệt trừ có: - Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ bệnh - Thuốc trừ vi khuẩn - Thuốc trừ tuyến trùng - Thuốc trừ nhện - Thuốc trừ ốc sên - Thuốc trừ chuột - Thuốc trừ cỏ dại… * Phân loại theo cách xâm nhập của thuốc vào cơ thể dịch hại có: - Thuốc vị độc: Gây độc qua đường tiêu hóa - Thuốc tiếp xúc: Gây độc qua da, qua vỏ cơ thể - Thuốc xông hơi: Gây độc qua đường hô hấp… * Phân loại theo nguồn gốc và thành phần hóa học có: - Thuốc hóa học vô cơ - Thuốc hóa học tổng hợp hữu cơ - Thuốc thảo mộc… 1.1.3. Các dạng thuốc ảo vệ thực vật - Thuốc dạng sữa: EC, ND - Thuốc dạng bột thấm nước: WP, BTN, BHN - Thuốc bột: D - Thuốc dạng hạt: G, H - Thuốc dạng dung dịch: S , DD - Thuốc dạng bột tan trong nước: SP - Thuốc dạng dung dịch huyền phù: SC - Thuốc phun lượng cực nhỏ: U V 1.1.4. Quy định độ độc củ thuốc ảo vệ thực vật - Căn cứ vào độ độc cấp tính của thuốc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân chia thành 4 nhóm độc có biểu tượng viết trên nhãn mác khi chuyên chở, bảo quản hoặc cất giữ. 14
  16. Bảng: Phân chia nhóm độc theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Phân nhóm và hiệu nhóm độc Biểu tượng nhóm độc Màu s c in trên nhãn thuốc Độc mạnh “Độc” chữ đen trên nền đỏ (Màu đỏ) Độc trung ình (c o) “Chữ đen trên nền vàng” (Màu vàng) Độc ít “Chữ đen trên nền xanh nước biển” (Màu xanh lam) Độc nhẹ “Chữ đen trên nền xanh lá cây” (Màu xanh lục) 1.1.5. Một số hiệu trên o ì, nhãn mác củ thuốc ảo vệ thực vật Hình 4.3. Ký hiệu đeo găng tay khi sử dụng thuốc H.4.4. Đeo mặt nạ hoặc kính khi sử dụng thuốc H.4.5.Đeo khẩu trang khi sử dụng thuốc 15
  17. H.4.6. Mặc quần áo dài tay khi sử dụng thuốc H.4.7. Đeo ủng khi sử dụng thuốc H.4.8. Rửa tay sạch H.4.9. Thuốc độc với cá H.4.10. Thuốc độc với gia súc 1.1.6. Cách đ c tên thuốc ảo vệ thực vật - Trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật có ghi tất cả các thông tin của thuốc như: tên thương mại, dạng thuốc, tên hoạt chất, độ độc, đối tượng phòng trừ của thuốc và hướng dẫn sử dụng. Ví dụ: Thuốc Pegasus 500 SC - Pegasus: à tên thương mại của thuốc - 500 là hàm lượng hoạt chất - SC: à dạng thuốc dung dịch huyền phù - Hoạt chất: à Diafenthioron - Công dụng: Đặc trị sâu, nhện có tính kháng thuốc bọ phấn, nhện đỏ, rệp… cho cây cảnh… - Thời gian cách lý: 3 ngày - Công ty sản xuất: Syngenta 16
  18. Hình 4.11. Mẫu thuốc Pegassus - Độ độc: Biểu thị bằng vạch vàng cuối bao thuốc là độc trung bình 1.1.7. Quy t c đảm ảo n toàn khi d ng thuốc ảo vệ thực vật - Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có khả năng gây độc cho người, gia súc, sinh vật có ích và môi trường sống nếu không thực hiện những quy tắc đảm bảo an toàn trong suốt quá trình bảo quản, sử dụng và vận chuyển… * Bảo quản: - Nơi bảo quản thuốc phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, xa dân cư, trường học và nguồn nước, đặc biệt phải xa tầm với của trẻ em. - Trong kho thuốc phải được xếp ngăn nắp theo từng loại đảm bảo an toàn, d lấy, d kiểm tra. Các thùng thuốc không được xếp cao, không được để trực tiếp dưới sàn đất. - Trong trường hợp đổ vỡ hoặc làm rò rỉ thuốc phải tìm cách bịt kín lỗ rò, lấy mùn cưa hoặc cát thấm và quét sạch thuốc trên sàn rồi cho vào các hộp để tiêu hủy đúng theo quy định và an toàn cho môi trường. * Quy tắc sử dụng thuốc: - Trước khi dùng thuốc: Không chọn người đi phun thuốc mắc bệnh thần kinh, mới ốm dậy, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, đang trong kỳ kinh nguyệt và trẻ em dưới 6 tuổi. Kiểm tra phòng hộ đầy đủ, bình phun, dụng cụ pha chế thuốc, khi đảm bảo an toàn mới triển khai công việc. - Trong khi phun thuốc: Tránh thuốc bắn vào người, quần áo (không phun thuốc ngược chiều gió, không đùa nghịch, cấm hút thuốc ăn uống…). Khi hỏng hóc phải đặt bình xuống đất sửa chữa cẩn thận mới được tiếp tục công việc. Đong pha thuốc đúng chỉ dẫn, cấm ước lượng đại khái qua loa. - Sau khi phun thuốc: Phải rửa sạch dụng cụ, bình phun bằng nước sạch. Thuốc thừa và nước rửa bình, dụng cụ phải cho vào hố nơi an toàn. Cấm không được rửa bình xuống ao, hồ gần nguồn nước uống. Quần áo phải được giặt sạch bằng xà phòng. Phải tắm rửa người sạch sẽ, sau đó có thể ăn những thứ giải độc: như nước chè, nước hoa quả tươi. Người tiếp xúc với thuốc phải được khám sức khỏe định kỳ. Nơi phun thuốc phải đảm bảo đủ thời gian cách ly mới thu hoạch. 17
  19. 1.1.8. Triệu chứng nhi m độc và sơ cứu - Người bị nhi m độc thuốc bảo vệ thực vật thường có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt buồn nôn, ngạt thở run rẩy… tùy theo loại thuốc bị nhi m độc. Về nguyên tắc cần phải đưa ngay người bị nạn đến bệnh viện để cứu chữa. Trường hợp nơi bị nạn xa cơ sở y tế, nạn nhân cần được sơ cứu ngay. - Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhi m độc đến nơi yên tĩnh, thoáng khí, thay quần áo có dính thuốc. Nơi dính thuốc phải được rửa bằng xà phòng rồi dùng khăn thấm khô. - Thuốc bắn vào mắt phải rửa bằng nước sạch nhiều lần hoặc rửa trong chậu nước sạch 20 phút. Tuyệt đối không nhỏ thuốc đau mắt hoặc thủ thuật trung hòa hóa học. - Nạn nhân ăn phải thuốc phải tìm mọi cách nôn mửa (pha 3 thìa muối ăn vào nước ấm cho nạn nhân uống, sau đó kích thích họng cho nôn hết). Trường hợp nạn nhân bị độc bởi thuốc Asen hoặc thủy ngân phải cho nôn bằng lòng trắng trứng gà hoặc cho uống sữa bò chứ không gây nôn bằng nước muối. - Sau nôn cho nạn nhân uống 0,5 lít nước ấm + 30 gam than hoạt tính + 30 gam Natri sunfat hoặc rửa dạ dày bằng nước ấm có 2 than hoạt tính. - Nạn nhân bị ngạt thở phải được hô hấp nhân tạo, không được uống bất cứ dịch lỏng nào. - Giữ ấm cho nạn nhân: Có thể cho uống nước chè đặc hoặc cà phê, ăn cháo loãng, uống vitamin C, B1 và nước hoa quả. Không cho uống sữa và các chất kích thích khác (trừ ngộ độc Asen và thủy ngân). - Khiêng nạn nhân đến bệnh viện cần đặt nằm nghiêng về bên phải, đem theo cả thuốc gây độc và trình bày những việc đã sơ cứu cho bác sĩ. 1.2. Nguyên t c s dụng thuốc ảo vệ thực vật - Khi sử dụng thuốc ảo vệ thực vật, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc 4 đúng: * Đúng thuốc: Mỗi loại thuốc chỉ trừ được một số dịch hại nhất định, nhất là thuốc có tính chọn lọc. Yêu cầu chọn phải đúng đối tượng phòng trừ, trong đó ưu tiên thuốc trừ đặc hiệu và các thuốc có tác dụng tương tự. * Đúng lúc: Đó là lúc dịch hại d mẫm cảm và d chết nhất (tuổi sâu nhỏ 1 – 2, sâu lột xác, trứng nở hoặc bệnh mới xuất hiện, cỏ mới mọc…). Khi cây và thiên địch an toàn nhất và đúng vào thời điểm trong ngày tốt nhất: Trời quang khô ráo, lặng gió, tránh lúc nắng to… ới thuốc nội hấp nên phun vào buổi sáng sớm vì cây hấp thụ d hơn. * Đúng liều lượng, nồng độ: Mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật đều có quy định sử dụng nồng độ và liều lượng trừ dịch hại đạt hiệu quả, an toàn đối với người và cây trồng. iều lượng này tính bằng gam, kg hoạt chất a.i hay thuốc thương phẩm cho một đơn vị diện tích hoặc thể tích nhất định. Yêu cầu người sử dụng phải cân đong chính xác, tránh tùy tiện, ước lượng gây lãng phí tiền bạc và những hậu quả đáng tiếc cho vật nuôi, cây trồng và môi trường. * Đúng cách: Mỗi loại thuốc thương phẩm có kỹ thuật sử dụng riêng nhất thiết phải tuân thủ. - Với loại thuốc bột: Yêu cầu phải phun hoặc rắc đều trên diện tích quy định. Trường hợp thuốc bột ít, có thể trộn thêm đất bột hoặc cát khô để rắc cho đều. 18
  20. - Với loại thuốc phun dạng lỏng: Yêu cầu cân đong pha chế cẩn thận (thuốc và nước thường tính cho bình phun), đổ ít nước vào bình rồi đổ nước khuấy đều cho tan sau đó đổ hết lượng nước quy định. Khi phun cần phun kỹ, đều, tập trung vào nơi có dịch hại. 1.2.1. Cách tính lượng thuốc cần pha Công thức tính lượng thuốc thương phẩm cần pha theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất: C% = m/V*100 C%: Nồng độ thuốc cần pha để phun m: Lượng thuốc thương phẩm cần cân hoặc đong để pha chế V: Thể tích nước để pha chế Ví dụ: Pha thuốc Pegasus 500 SC có nồng độ 0,1% trong 10 lít nước: Lượng thuốc cần đong cho 10 lít nước là: m = C% x V = 0,1% 10 lít nước bằng 1/1.000 x 10.000 cc = 10 cc thuốc hoặc 10 g - Lấy ống đong, đong 10 lít nước vào thùng pha thuốc (hoặc bình thuốc) dùng que khắc dấu mức nước. - Cách pha: Đổ 1 lít nước vào thùng hoặc bình pha thuốc. Đổ thuốc vào khuấy cho tan. Sau đó đổ hết lượng nước quy định vào. - Nếu pha thuốc vào các xô chậu, thùng dùng cho nhiều người phun cùng một lúc cũng phải thuân thủ theo các mức như trên. Tính lượng thuốc cần pha, đánh dấu thể tích nước trong dụng cụ pha và cách pha tuần tự như trên. 1.3. Các loại thuốc trừ côn tr ng, ốc và nhện hại cây cảnh 1.3.1. Thuốc trừ côn tr ng a. Thuốc trừ rệp sáp Ecasi 20 EC * Hoạt chất: Acetamiprid: 2% + Chlorpyrifos Ethyl 8 + dầu cọ * Tác dụng: Ecasi 20 EC có hiệu lực trừ rệp sáp rất cao: - à hỗn hợp giữa 2 hoạt chất đều có hiệu lực trừ rệp sáp. - Vừa có tác động tiếp xúc, vừa có tính lưu dẫn. - Dung môi chứa dầu cọ,có tác dụng làm thấm nhanh thuốc qua lớp sáp hoặc làm tan lớp sáp để thuốc nhanh chóng tiếp xúc với rệp sáp. * Sử dụng: 20-25 m / 16 lít nước + Phun ướt đều lá, quả hoặc gốc cây (sau khi gạt lớp đất che phủ) khi rệp sáp xuất hiện. + Nếu mật độ rệp sáp cao, phun lặp lại sau phun lần đầu 5-7 ngày. b. Thuốc trừ sâu mới Elincol 12ME * Hoạt chất: Azadirachtin 1g/l + Abamectin 6g/l + Emamectin Benzoate 5g/l * Tác dụng: Phổ rộng, hiệu quả cao với nhiều loại sâu chích hút, ăn lá, nhện (kể cả sâu đã kháng thuốc): đã đăng ký trừ sâu tơ hại rau, sâu cuốn lá lúa, các sâu chích hút hại chè, nhện đỏ hại cây cảnh. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2