Giáo trình Tạo hình cơ bản cho cây cảnh - MĐ02: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh
lượt xem 273
download
Giáo trình Tạo hình cơ bản cho cây cảnh - MĐ02: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Các dáng thế cơ bản của cây cảnh, kỹ thuật cắt tỉa, uốn nắn tạo hình cho cây cảnh nghệ thuật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Tạo hình cơ bản cho cây cảnh - MĐ02: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MÔ ĐUN TẠO HÌNH CƠ BẢN CHO CÂY CANH̉ MÃ SỐ: MĐ 02 Nghề: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 1
- LỜI GIỚI THIỆU Những năm gần đây tình hình dạy nghề của nước ta đã có những đổi mới, từ cách đào tạo theo truyền thống, hàn lâm chuyển sang đào tạo theo phương pháp mới dạng Môđun, giảng dạy công việc. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy; nhóm biên sọan chúng tôi đã bám sát theo yêu cầu đào tạo, sản xuất, nhu cầu của người học và bản chất công việc để biên soạn tập tài liệu bài giảng tích hợp làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập cho học sinh trong quá trình đào tạo nghề. Tập bài giảng tích hợp và bộ phiếu phân tích công việc sẽ là cẩm nang của người học nghề. Chúng tôi tin rằng tập bài giảng tích hợp sẽ góp phần đáp ứng công tác dạy nghề cho chương trình nghề Ta ̣o dáng và chăm sóc cây cảnh . Mô đun này giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Các dáng thế cơ bản của cây cảnh, kỹ thuật cắt tỉa, uốn nắn tạo hình cho cây cảnh nghệ thuật. Mô đun được chia làm 3 bài: Bài 1. Xây dựng ý tưởng ta ̣o hinh cây cảnh ̀ Bài 2. Cắt tỉa tạo hình cho cây Bài 3. Uốn nắn tạo hình cho cây Phương pháp biên soạn bài giảng theo phương pháp tích hợp là một phương pháp mới đối với giáo viên nhà trường, quá trình biên soạn vẫn bị ảnh hưởng của phương pháp truyền thống đồng thời biên soạn trong một thời gian ngắn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, bạn đọc để tập giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn./. Nhóm biên soạn Lê Hoài Nam Nguyễn Đức Ngo ̣c 2
- PHỤ LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 2 Bài 1. Xây dựng ý tưởng ta ̣o hình cây ................................................................ 4 1.1. Khái quát chung về cây cảnh, cây cảnh nghệ thuật ...................................... 4 1.1.1. Cây cảnh, Cây dáng thế, Cây bonsai .................................................... 4 1.1.2. Triết lý – tinh thần của cây cảnh, cây dáng thế ..................................... 5 1.2. Phân loại cây cảnh ....................................................................................... 6 1.2.1. Dựa vào tình trạng của cây................................................................... 6 1.2.2. Dựa vào trọng lượng hay kích cỡ.......................................................... 6 1.2.3. Dựa vào dáng thế của cây .................................................................... 7 1.3. Các dáng thế cơ bản .................................................................................... 7 1.3.1. Dáng cơ bản ......................................................................................... 7 1.3.1.1. Dáng trực (thế đứng) α = 0o .......................................................... 7 1.3.1.2. Dáng xiên (xiêu)/ nghiêng hay dáng tà (Hình 2.2) ......................... 8 1.3.1.3. Dáng hoành (hình 2.3) ................................................................... 9 1.3.1.4. Dáng huyền.................................................................................. 10 1.3.2. Một số thế cơ bản ............................................................................... 11 1.3.2.1 Thế từ cây một thân ...................................................................... 11 1.3.2.2 Thế từ cây 2 thân một gốc ............................................................. 17 1.3.2.3 Những thế từ cây một gố c ba thân hoặc ba thân trồ ng ghép trở lên ................................................................................................................. 20 1.3.2.4. Một số thế khác ............................................................................ 21 1.4. Quy ước thẩm mỹ về cây cảnh nghệ thuật ................................................. 24 1.4.1. Những quy ước cơ sở .......................................................................... 24 1.4.2. Một số quy ước cụ thể ......................................................................... 24 1.4.2.1. Rễ cây .......................................................................................... 24 1.4.2.2 Thân cây ....................................................................................... 25 1.4.2.3. Cành, tán lá ................................................................................. 26 1.5. Ý nghĩa một số con số dùng trong nghệ thuật cây cảnh ............................. 27 Bài 2: Cắt tỉa tạo hình ....................................................................................... 33 2.1. Những cơ sở để uốn nắn, cắt tỉa cây .......................................................... 33 2.1.1. Các tính hướng ................................................................................... 33 2.1.2. Ưu thế ngọn ........................................................................................ 34 3
- 2.1.3. Tăng trưởng ........................................................................................ 34 2.2. Dụng cụ cắt tỉa cây cảnh ............................................................................ 34 2.2.1. Cưa..................................................................................................... 34 2.2.2. Kéo ..................................................................................................... 35 2.2.3. Kìm ..................................................................................................... 35 2.3. Cắt tỉa tạo hình cho cây ............................................................................. 35 2.3.1. Nguyên tắ c chung khi cắ t tạo hình dáng ............................................. 36 2.3.2. Kỹ thuật cắt thân, ngọn ....................................................................... 37 2.3.3. Kỹ thuật cắt cành ................................................................................ 38 2.4. Cắt tỉa giữ dáng - tu bổ .............................................................................. 39 2.4.1. Tỉa thưa .............................................................................................. 40 2.4.2. Tỉa ngọn ............................................................................................. 40 Bài 3. Uốn, nắn tạo hình cho cây ...................................................................... 44 3.1. Dụng cụ vật tư dùng đề uốn, nắn tạo hình cây cảnh ................................... 44 3.1.1. Uố n bằ ng dây đồ ng, dây kem .............................................................. 44 ̃ 3.1.2. Sử dụng dây chằng xoắn ..................................................................... 45 3.1.3. Sử dụng nẹp uốn ................................................................................. 46 3.1.4. Khóa uốn cành .................................................................................... 46 3.1.5. Nẹp ba chân ........................................................................................ 46 3.2. Kỹ thuật uốn nắn cây cảnh ..................................................................... 47 3.2.1. Phương pháp buộc dây ...................................................................... 47 3.2.2. Chằ ng buộc bằ ng dây kim loa ̣i .......................................................... 48 3.2.3. Phương pháp dùng ke sắ t .................................................................. 50 3.2.4. Phương pháp kéo có gậy chố ng ......................................................... 50 3.2.5. Phương pháp xuyên thấ u trợ cong .................................................... 50 3.2.6. Phương pháp cắ t răng cưa trợ cong .................................................. 51 3.2.7. Phương pháp xẻ rãnh ........................................................................ 51 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC ...................................... 54 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN .......................................................... 54 II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN ....................................................................... 54 III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN ...................................................................... 55 IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP, THỰC HÀNH ............................ 55 V. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP ..................................... 56 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 57 4
- ̉ MÔ ĐUN: TẠO HÌNH CƠ BAN CHO CÂY CẢNH Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun Mô đun Tạo hình cơ bản cho cây cảnh là mô đun là một trong số các mô đun kỹ năng quan trọng của nghề tạo dáng và chăm só c cây cảnh . Sau khi học xong mô đun này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản của kỹ thuật Cắt tỉa tạo hình cho cây cảnh. Bài 1. Xây dƣ ̣ng ý tƣởng ta ̣o hinh cây ̀ Mục tiêu: - Nhận thức được giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế của cây cảnh nghệ thuật trong đời sống và trong sản xuất kinh doanh - Trình bày được đặc điểm của các dáng thế cơ bản của cây cảnh nghệ thuật - Phân biệt được các dáng thế cây A. Nội dung của bài 1.1. Khái quát chung về cây cảnh, cây cảnh nghệ thuật 1.1.1. Cây cảnh, Cây dáng thế, Cây bonsai - Cây cảnh: Cây cảnh là những cây trồng để trang trí, thưởng thức vẻ đẹp của hoa, lá, dáng... - Cây dáng thế: Là cây cảnh nghệ thuật với sự tác động của con người tạo thành tác phẩm thể hiện ý nghĩa văn hoá phù hợp với thời đại. - Cây Bonsai: Là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có, hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, 5
- được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt. Vì thế người ta nói Bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống, hay là một tác phẩm điêu khắc sống. Cái đẹp ở Bonsai là đơn giản, vừa đủ, hóa cách, mà quan trọng nhất là gợi ý, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định. Cũng có quan niệm cho rằng Bonsai là một hình thái nghệ thuật đơn nhất vì nó là sự hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Cũng có người cho Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp, có người thì nói Bonsai là một hình thức đặc trưng của nghề làm vườn. Tóm lại tùy theo quan niệm, trong khi người này xem Bonsai như là một trong những lẽ sống đầy ý nghĩa thiêng liêng cao cả của tư tưởng, triết học, tôn giáo, thì người khác lại xem đó chỉ là một thú vui lúc nhàn rỗi. Bon: cái khay, cái chậu. Sai: cây, trồng cây. 1.1.2. Triết lý – tinh thần của cây cảnh, cây dáng thế Cây cảnh không chỉ thuần tuý là bức tranh phác thảo thiên nhiên, mà là sự kết hợp tài tình giữa thiên nhiên và nghệ thuật. Tính triết lý của cây cảnh nghệ thuật có thể là: - Hoà hợp với thiên nhiên, thiên nhiên là bà mẹ nuôi dưỡng chúng ta chứ thiên nhiên không phải là kho vô tận của con người. - Con người là một phần trong thiên nhiên, sống hài hoà với thiên nhiên chứ con người không phải là trung tâm của vũ trụ. - Khi làm và chơi cây dáng thế nghĩa là rèn luyện đức tính khiêm nhường, giản dị, kiên nhẫn tin tưởng vào cuộc sống vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hiện tại. 6
- Cây dáng thế, Bonsai là kết quả của một quá trình lao động chuyên môn và nghệ thuật vất vả từ cắt tỉa, uốn nắn, chăm sóc với các nguyên tắc tạo hình, thẩm mỹ phù hợp để tạo nên một tác phẩm mang tính nghệ thuật cao. Cây dáng thế Bonsai với nghệ thuật thể hiện ở mức đơn giản vừa đủ song rất tinh tế, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định. Việc tạo cho cây nhỏ, lùn lại không phải là bỏ đói hành hạ cây, mà chúng ta có biện pháp kỹ thuật tạo cho cây dáng vẻ cổ thụ với sức sống khoẻ mạnh thể hiện sự từng trải phong sương của cây. Thiên nhiên liên tục vận động biến đổi và tiến hoá hoàn thiện, nghệ thuật cây cảnh Bonsai luôn hướng tới sự sang tạo hoàn thiện. Sự sâu xa nhất của nghệ thuật cây cảnh “Con người chỉ có thể góp phần hoàn thiện thiên nhiên chứ không thể tạo ra thiên nhiên”. 1.2. Phân loại cây cảnh Hiện nay ở Thế giới và Việt Nam có nhiều cách phân loại cây dáng thế. Tuỳ theo từng mục đích có cách phân loại khác nhau: 1.2.1. Dựa vào tình trạng của cây - Cây nguyên liệu: Chưa được uốn tỉa - Cây sơ chế: Mới uốn tỉa sơ bộ - Cây thành phẩm: Là cây đã định hình có thể trưng bày 1.2.2. Dựa vào trọng lượng hay kích cỡ - Bonsai 1 tay: Loại bonsai mini - Bonsai 2 tay : Dễ di chuyển, cao 15 – 70cm thịnh hành nhất - Bonsai 4 tay : Hai người khiêng, còn gọi là bonsai sân vườn, cao 70 – 180 cm. Ở Việt Nam rất thịnh hành loại Bonsai này. 7
- 1.2.3. Dựa vào dáng thế của cây Để phân loại dnág thế, trước hết chúng ta cùng nhau phân biệt và làm rõ dáng, thế là gì ? - Dáng cây : là phương của cây (chiều dọc của thân cây) so với mặt phẳng nằm ngang hay so với mặt chậu. VDeo : Dáng thẳng, dáng nghiêng... - Thế/kiểu : Thế cây là nghệ thuật biểu đạt sự ẩn dụ ý nghĩa, tinh thần, tư tưởng th truyền thống văn hoá và được thể hiện qua một tên nào đó hay thế mà tác giả muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào tác phẩm. VD : Thế nhân văn, thế ngũ phúc... 1.3. Các dáng thế cơ bản Phân loại cây dáng thế dựa vào dáng thế cây và số lượng cây trên gốc mà người ta chia thành các loại như sau : 1.3.1. Dáng cơ bản 1.3.1.1. Dáng trực (thế đứng) α = 0o Là cây có trục thân cây thẳng góc với mặt đất (hình 2.1). (nhìn tổng thể giữa ngọn và gốc hình thành đường thẳng hoặc gần thẳng đứng). * Ý nghĩa : Dáng trực trong nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ thuật hoá để ẩn dụ thế hiên ngang, bất khuất... Hình 2.1a: Cây thông dáng trực thế trươ ̣ng phu 8
- Hình 2.1b: Si dáng trực Hình 2.1c: Sanh dáng trực 1.3.1.2. Dáng xiên (xiêu)/ nghiêng hay dáng tà (Hình 2.2) Là dáng mà trục của thân cây hơi nghiêng so với phương nằm ngang khoảng α = 200 – 70o. * Ý nghĩa : Ngoài thiên nhiên những cây này gặp trắc trở, thiên tai làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên. Về mặt thẩm mỹ các cây có dáng xiêu thường trông rất mềm mại, duyên dáng nhã nhặn, thường thể hiện hình tượng của người phụ nữ. Hình 3.2a: Cây Sanh dáng nghiêng Hình 3.2b: Cây Hoa giấ y dáng nghiêng 9
- Hình 2.2c: Cây Sanh dáng nghiêng cành Hình 2.2d: Cây Sanh dáng nghiêng phóng 1.3.1.3. Dáng hoành (hình 2.3) Là dáng cây mà trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu. Dáng hoành ở ngoài tự nhiên thường là những cây có điều kiện sống khó khăn nhưng cây vẫn sống và nảy lộc đâm chồi (cây nằm ngang trên mặt đất α = 70 ≤ 900) * Về thẩm mỹ : Dáng cây này khá khác thường, ngoạn mục biểu hiện sự mềm mại dịu dáng, duyên dáng... Hình 2.3a: Cây Hoa giấ y dáng hoành 10
- Hình 2.3b: Cây Cầ n thăng dáng hoành Hình 2.3c: Cây Sanh dáng hoành 1.3.1.4. Dáng huyền Cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới như dòng thác đổ (hình 2.4). Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu hướng ngóc lên. Cây mọc vách đá α > 900. Hình 2.4a: Cây sanh dáng huyề n Hình 2.4b: Cây Hoa giấ y dán g huyên * Ý nghĩa : Ngoài thiên nhiên những cây này thường sống trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất (cây ở sườn núi, vách đá...) nhưng cây vẫn có thể sống, gốc cây bám chắc vào đá, treo leo giữa trười mây, ngọn cây vươn lên tạo hình ảnh của sự kiên trì nhẫn nại vượt qua phong ba bão táp hướng tới tương lai phát triển. 11
- Về mặt thẩm mỹ : Dáng cây thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự tươi trẻ... song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt. 1.3.2. Một số thế cơ bản 1.3.2.1 Thế từ cây một thân a. Thế trượng phu Cây dáng trực thân nhỏ đều từ gốc đến ngọn, bộ rễ to, khoẻ, vững trắc. cây có 2 hoặc 4 cành và ngọn, cành số 1 có chiều dài bằng 2/3 chiều cao của cây (hình 2.5). Cây trong chậu nhưng có cảm giác cao ngút ở đại ngàn phỏng theo cây thông ngạo nghễ, hiên ngang đứng trên núi cao. Cây nói nên khí tiết của đấng trượng phu, thẳng thắn, cương trực... Hình 2.5: Tùng la hán Thế trươ ̣ng phu b. Thế nhất trụ kình thiên Là cây dáng trực, khoẻ khoắn, vững chắc, cành và ngọn tập trung ở trên cao, để lộ thân cây to cho ta một cảm giác khoẻ khoắn (hình 2.6). Ý nghĩa nói về thế lực nhỏ bé nh- ng dũng ảm chống lại thế lực tiêu cực rất to lớn Hình 2.6: Sanh-Thế nhấ t tru ̣ kinh thiên ̀ 12
- c. Thế tam đa (Phúc – Lộc – Thọ) Tam đa gồm: đa phúc (nhiều con), đa lộc (nhiều tiền của), đa thọ (sống lâu). Đó là ước muốn chung của con người xa xưa . Thế được tạo hình từ cây 2 cành 1 ngọn (cây 3 thân cũng gọi là thế tam đa). Kiểu cổ các tán được cắt tả tròn trịa như hình đĩa xôi, theo quan niện quả phúc thì phải tròn. Ngày nay, cành và ngọn đẫ được cắt tỉa phóng thoáng , linh hoạt, tự nhiên hơn. và dáng sử dụng là trực biến hoá. Hình 2.7: Thế tam đa - Ngày nay, quan niệm về thế tam đa cũng thay đổi: “Nhiều con – Túng thiếu – Giảm thọ Ít con – Dư dật – Trường thọ” d. Thế ngũ phúc Cây thế ngũ phúc (4 cành 1 ngọn) cũng tương tự như cây tam đa. Thế này thường ở dáng trực biến hoá Thế tam đa và thế ngũ phúc đi đôi với nhau, hai thế này đều là cây trực thọ, cây ngũ phúc năm tầng, có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tán nữa y như vậy là đạt 13
- Hình 2.8: Thế Ngũ phúc Nhưng cũng có thể đối thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện cũng được. Thế ngũ phúc to cao đẹp hơn thế Phước,Lộc, Thọ, ý muốn chúc tụng cao hơn nữa là Phước, Lộc, Thọ, An, Khang, nghĩa là có phúc, tốt lành may mắn, có lộc giàu có nhiều ruộng đất, có thọ là sống lâu trăm tuổi, An là sống yên ổn không bị xáo trộn, có khang là vui vẻ, chết êm ải thoải mái. Đúng là câu chúc tụng đầy đủ đẹp đẽ nhất. e. Thế bạt phong Hình 2.9: Thế Ba ̣t phong 14
- Thường là cây dáng xiêu(hình 2.9), thường gọi là xiêu phong. Trong tạo hình các nhánh, cành được kéo xuôi về phía sau trái chiều với dáng của cây. Các tán thưa, rõ tán, nhánh, cành lượn sóng có cảm giác gió đang thổi mạnh Thế cây như một con người đang vượt qua bão táp để đi tới đích, nói nên khí phách quả cảm, ý chí kiên cường của con ngời trước mọi bão táp của cuộc đời. f. Thế bạt phong hồi đầu - Tương tự như thế bạt phong chỉ khác là cổ cây quặt về phía sau, ý nghĩa thể hiện con người cố gắng vượt qua bão táp nhưng còn ngoảnh nhìn về phía sau đầy luư luyến và hứa hẹn đối với quê hương Hình 2.10: Thế ba ̣t phong hồ i đầ u g. Thế long thăng - Cách thứ nhất: Uốn đầu rồng ở trên ngọn cây. Cách này hợp lý vì rồng bay lên thì đầu phải ở trên, nhưng rất khó uốn, làm sao ngọn cây nhỏ hơn gốc cây mà uốn đầu nằm trên ngọn cho đạt. Rồng lúc nào cũng đầu to, đuôi nhỏ, cho nên phải tìm cách cưa cắt cách nào để cho đầu rồng to, lại thêm mũi miệng nữa thật là khó tạo dáng cho đẹp. Thân rồng thì dễ, chỉ cần uốn cong cong, các nhánh làm chân làm mây ôm lấy thân cây không mấy khó, nhiều người vẫn uốn được. 15
- - Cách thứ hai: Thăng lên nhưng đầu năm dưới gốc cây, phải tạo dáng làm sao khi nhìn là thấy rồng cất đầu bay lên mới tài. Phải tạo dáng cho rồng vươn lên, mắt, mũi, miệng xừng lên, hai chân trước làm hai chân vươn móng chòm lên, hai chân sau hạ thấp đuôi vẫy đập để cất cánh bay bổng lên. Nghệ thuật trong thăng là thân mình phải quật khởi mới mới đúng điệu. Hình 2.11: Thế Long thăn g Thế này đẹp hơn vì đầu to đuôi nhỏ, tàn nhánh cân đối. Thế này tượng trưng cho lòng cương quyết, lúc nào cũng vươn lên tiến bộ. h. Thế thác đổ Hình 2.12: Thế thác đổ Thế này cây cảnh cổ ít có thấy, là thế huyền độc thụ thân nằm bò qua miệng chậu (hình 2.12), như bị trận cuồng phong xô ngã xuống ao, nên ngọn cây bẻ cong, thòng xuống thấp hơn đáy chậu. Dáng thật mềm mại uốn cong hợp lý 16
- theo luật hồi đầu tự nhiên, vươn lên lúp búp có từng bậc rất đẹp, biều hiện cho sức sống làm cho người xem có cảm giác dễ chịu. i.Thế Hạc lập Thế này biến đổi từ thế phượng vũ, nhưng hai cánh không xòe ra, đầu ngẩng lên cao hơn nữa, đuôi cũng không xòe ra, cành hầu cũng ôm lấy thân cây làm cho mình chim hạc hơi dài ra, ngọn vươn cao và hồi đầu hạ để làm mỏ hạc. Thế này gọn gàng, nhưng oai vệ rất đẹp. Biểu hiện lòng tự tin, tính khiêm tốn, nhưng nhất định sẽ thành công. Hình 2.13: Thế Hạc lập k. Thế phượng vũ Thế này sửa theo dáng hình chim phượng đang múa. Là cây độc phụ chân phượng có hai rễ nổi cao lên thành 2 chân, thân ngắn vặt làm mình ngọn hồi đầu làm đầu chim. Cành thứ nhất uốn xèo ra phía sau làm đuôi chim, hai cành tả hữu uốn xèo ra thành hình cánh chim đang múa, đây là phân hay giở của nghệ nhân, phải uốn sao cho uyển chuyển mềm mại như cánh chim múa. Cành phụ che thân làm hầu, ức ngắn gọn. Thế này phải có nét mỹ thuật, khi nhìn là biết chim phượng bay múa, tượng trưng cho tính yêu đời vui tươi. 17
- Hình 2.14: Thế phượng vũ 1.3.2.2 Thế từ cây 2 thân một gốc a. Cây thế phụ tử, mẫu tử Cách làm cây: Cây có 2 thân cùng gốc. Đường kính thân cây con tối đa bằng 2/3 đường kính cây cha mẹ. Chiều cao thân cây con không vợt quá 1/2 chiều cao cây cha mẹ Hình 2.15: Thế phu ̣ tử 18
- + Cây thế phụ tử có dáng trực, khoẻ khoắn.Thân con thường ở giữa canh số 1 và số 2 Hình 2.16: Thế mẫu tử + Cây thế mẫu tử có dáng xiêu, mềm mại, uyển chuyển. + Vị trí thân cây con không bị các cành của thân cha mẹ che lấp + Thân cha mẹ có thể lấy 2 hoặc 4 cành 1 ngọn tuỳ theo nét đi của cha mẹ. Thân tử sẽ phân cành ngọn tuỳ theo cành ngọn của cha mẹ làm sao cho tổng số cành của 2 thân là số lẻ. b. Cây thế huynh đệ Người chơi cây thế quan tâm tìm những cây hai thân một gốc để tạo thế huynh đệ với ý nghĩa về giáo dục đạo đức. Ông cha ta có câu “Quyền huynh thế phụ – Anh thay mặt cha Huynh đệ như thủ túc – Anh em như chân tay” - Yêu cầu đối với thế này + Chạc cây liền cùng với gốc 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi - MĐ01: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi
67 p | 746 | 235
-
Giáo trình Chăm sóc cây tiêu - MĐ05: Trồng hồ tiêu
64 p | 515 | 190
-
Giáo trình Chuẩn bị cây nguyên liệu - MĐ01: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh
56 p | 304 | 122
-
Giáo trình Trưng bày và tiêu thụ sản phẩm - MĐ05: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh
39 p | 186 | 65
-
Giáo trình mô đun Phân loại động vật thủy sản (Nghề Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Cao đẳng) - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
82 p | 63 | 11
-
Giáo trình Tạo hình cơ bản cho cây cảnh (Nghề: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
46 p | 52 | 10
-
Giáo trình Hình thái và phân loại tôm cá (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
119 p | 28 | 9
-
Giáo trình môn Giải phẫu sinh lý vật nuôi (Nghề: Thú y - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
75 p | 27 | 9
-
Giáo trình mô đun Côn trùng đại cương (Ngành/nghề: Bảo vệ thực vật) – Phần 1
40 p | 55 | 8
-
Giáo trình Vi sinh vật (Nghề: Thú y) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai
59 p | 41 | 6
-
Giáo trình Hình thái và phân loại tôm cá (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
119 p | 18 | 5
-
Giáo trình Hình thái và phân loại tôm cá (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
119 p | 20 | 5
-
Giáo trình Hình thái và phân loại tôm cá (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
119 p | 16 | 5
-
Giáo trình Nông hóa-Thổ nhưỡng - Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn
165 p | 12 | 4
-
Giáo trình Nhân giống vô tính (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
78 p | 15 | 4
-
Giáo trình Thổ nhưỡng (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
71 p | 16 | 3
-
Giáo trình Ngư loại (Ngành: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
158 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn