intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quần vợt: Phần 2

Chia sẻ: Túcc Vânn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Quần vợt" trình bày các nội dung: Chiến thuật quần vợt cơ bản, giảng dạy kỹ thuật quần vợt, phương pháp tổ chức thi đấu, luyện tập thể lực trong quần vợt, chấn thương thường gặp trong quần vợt và biện pháp phòng ngừa, sơ cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quần vợt: Phần 2

  1. CHƯƠNG 4 CHIẾN THUẬT QUẦN VỢT CƠ BẢN 4.1. Kiến thức chung trong chiến thuật quần vợt 4.1.1. Chiến lược, chiến thuật và kỹ thuật Chiến lược: là hệ thống các phương châm, biện pháp mang tính chất toàn cục ở phạm vi rộng nhằm giải quyết những nhiệm vụ lớn dài hạn trong một trận đấu cụ thể, trong các cuộc thi theo thể thức thi đấu vòng tròn, các giải thi đấu theo chu kỳ để đạt kết quả tốt. Chiến thuật: là nghệ thuật tiến hành thi đấu nhằm giải quyết các nhiệm vụ hiện tại của cuộc thi đấu trong quá trình giành điểm trực tiếp. Như vậy, chiến lược và chiến thuật được đặc trưng trước hết ở phạm vi khác nhau của các nhiệm vụ phải giải quyết. Kỹ thuật: là tổng hợp những hoạt động vận động phối hợp, mỗi hoạt động bao gồm hệ thống hợp lý các động tác. Kỹ thuật là phương tiện chủ yếu để thi đấu trực tiếp với đối phương. Mối liên hệ của chiến lược, chiến thuật và kỹ thuật: Giữa chiến lược, chiến thuật và kỹ thuật có mối liên hệ qua lại tương hỗ lẫn nhau. Chiến lược là căn cứ để xác định chiến thuật thi đấu nhằm đạt được kết quả quyết định. Để đạt được các nhiệm vụ chiến lược và chiến thuật thì cần sử dụng các kỹ thuật phù hợp. Về phần kỹ thuật lại có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến thuật và chiến lược. Việc hoàn thiện kỹ thuật sẽ góp phần mở rộng khả năng chiến thuật và chiến lược. Ví dụ, sự phát triển quả phát bóng với tốc độ cực mạnh, đặt đâu trúng đó sẽ tăng thêm tính năng động, hiệu quả của quả phát bóng dẫn đến tăng cường tiềm năng của chiến thuật tấn công mới được gọi là chiến thuật tấn công nhanh, thực hiện chiến thuật lên lưới ngay lập tức sau khi thực hiện quả phát bóng tấn công. 4.1.2. Các khu vực trên sân quần vợt Sân quần vợt được chia thành hai bên, ở giữa là lưới. Ở hai đầu lưới, nơi đặt cột lưới có độ cao 1,07 m. Ở chính giữa lưới có băng trắng để ghìm 154
  2. phần giữa lưới xuống ở độ cao 0,914 m. Như vậy các điểm cần lưu ý: khi đánh quả chéo sân, thông thường bóng đi qua phần thấp của lưới nhưng khi đánh các quả theo dọc đường biên bóng phải được nâng cao để vượt qua mức cao 1,07 m (độ chênh là 15,6 cm). Ở mỗi bên sân chia thành 3 phần như sau: - Khu vực ở sau đường cuối sân gọi là sân sau. - Khu vực ở giữa vạch phát bóng và lưới gọi là sân trước. - Khu vực ở giữa sân trước và sân sau gọi là khu vực không có lợi (khu vực không nên đứng). Khu vực sân sau: Là nơi đấu thủ chơi theo sở trường phòng thủ ở đường cuối sân. Lối chơi này đòi hỏi đấu thủ phải có quả đánh bóng nảy mạnh, có lực xoáy và có các hướng đánh an toàn, hạn chế không cho đối phương lên lưới nhằm duy trì được các loạt quả đánh qua lại, buộc đối phương luôn phải di chuyển liên tục dẫn đến phạm sai lầm. Đấu thủ chơi ở đường cuối sân phải có sức cơ động nhanh, bền bỉ, dẻo dai và phải có ý chí kiên cường. Khu vực không có lợi: Sau khi đánh bóng từ khu vực này, đấu thủ phải di chuyển hoặc về trước để đánh vô lê ở sân trước hoặc lùi về phía sau để lấy lại vị trí cần thiết ở sau đường cuối sân. Sân trước: Khi tiến đến gần lưới, quả đánh bóng sẽ có khoảng cách ít hơn để di chuyển, do đó người chơi cần cố gắng tận dụng mọi khả năng để tấn công. Sử dụng quả đánh tiếp cận từ khu vực sân trước hầu như luôn thành công vì người chơi đã đảm bảo chiếm được vị trí chơi vô lê tốt nhất. Đánh chéo sân cũng có độ tin cậy khi người chơi đánh ở khu sân trước. 4.1.3. Các loại quả đánh bóng trong chiến thuật quần vợt Quả đánh theo đường biên dọc: Quả đánh sát gần và đi song song đường biên dọc, từ bên phải sang bên trái sân hoặc từ bên trái sân sang bên phải sân. Quả đánh chéo sân: Quả đánh theo đường chéo tử bên phải sân bên này sang bên phải sân bên kia hoặc từ bên trái sân bên này sang bên trái sân bên kia. 155
  3. Quả đánh tránh (qua mặt): Quả đánh tránh đối phương khi anh ta đang đi lên phía trước. Quả đánh tiếp cận: Quả đánh ngay lập tức để chuẩn bị đi lên lưới tấn công. Quả đánh ngắn (bỏ nhỏ): Quá đánh ngắn vừa đủ qua lưới với độ nảy rất nhẹ, thấp. Quả đánh chặt bóng: Quả đánh bóng ngắn bằng quả cắt để bóng rơi vào chân của đối phương khi anh ta đang đi lên, hoặc xiên góc để đưa vào sân trước cách xa anh ta. 4.1.4. Lý thuyết điểm giữa (đường phân giác) Lý thuyết điểm giữa nhằm xác định rõ vị trí tốt nhất để di chuyển đến để chuẩn bị cho quả đánh tiếp theo sau khi đã thực hiện một quả đánh. Bằng cách quay trở lại vị trí ở phía sau vạch mốc giữa khoảng 1m trước khi đối phương đánh các quả tiếp sau từ đường cuối sân hoặc sau khi phát bóng, người chơi có thể ở vị trí cơ bản này để yểm trợ cho các quả đánh trả lại. Tóm lại, sau khi đánh bóng đi rồi người chơi phải di chuyển hợp lý trên sân và bảo đảm đứng trên đường phân giác của góc có thể đánh trả của đổi phương. 4.2. Những nguyên tắc cơ bản của chiến lược và chiến thuật trong thi đấu quần vợt - Nguyên tắc chiến lược trong thi đấu quần vợt là phải tận dụng những điểm mạnh của chính mình trong tấn công, phản công và phòng thủ đồng thời làm yếu đi những điểm mạnh của đối phương và phát hiện, khai thác triệt để sự yếu kém và làm suy yếu dần tinh thần của đối phương. - Nguyên tắc chiến thuật trong quần vợt là phải vận dụng phương án chơi và sắp xếp vị trí trong trận đấu nhằm bảo đảm đạt được một mục tiêu - một phần của kế hoạch chiến lược đã định sẵn. Trong mỗi trận đấu, người chơi cần được lập kế hoạch nhằm phát huy điểm mạnh của chính mình để chống lại có hiệu quả sức mạnh của đối 156
  4. phương. Càng hiểu biết nhiều về đối phương, sẽ giúp chúng ta bình tĩnh chọn lựa được chiến thuật đúng. Cần lưu ý, chiến lược cần phải đa dạng, khôn khéo và linh hoạt. Nếu biết rõ về đối phương thì kế hoạch chiến thuật vạch ra có nhiều khả năng là đúng và người chơi chỉ có việc đơn giản là đưa chiến thuật đúng đó vào thực hiện. Nhưng một khi phát hiện ra kế hoạch trận đấu của mình có thiếu sót, không sát với thực tế sử dụng thì cần phải sửa đổi chiến lược hoặc phải giảm bớt mục tiêu ngay lập tức. Đôi khi chiến lược giành thắng lợi chỉ đúng so với sự yếu kém của đối phương nhưng nếu sự lựa chọn chiến thuật của chúng ta không phù hợp thì việc đạt mục tiêu cũng khó khăn. Trong trường hợp này, dễ dàng nhận ra sự chống trả hiệu quả của đối phương và vì thế sự thay đổi chiến thuật để đón nhận các tình huống mới là điều tất yếu. Mỗi người chơi có những sở trường lối chơi riêng, với khả năng lường trước được kết quả, do đó người chơi có thể lựa chọn, thay đổi kế hoạch bất kỳ lúc nào trong trận đấu. Bước kế tiếp là nghiên cứu chiến thuật sử dụng các quả đánh, từng quả đánh một và trong sự kết hợp, người chơi sẽ thấy được quả đánh đó có thể được sử dụng ra sao để có lợi thế tốt nhất trong đánh đơn và đánh đôi. Chiến thuật trong thi đấu quần vợt rất đa dạng và linh hoạt. Có nhiều người yêu thích chơi quần vợt nhưng chỉ chú ý đến kỹ thuật chơi mà ít quan tâm đến chiến thuật. Trong thực tế, chiến thuật có tầm quan trọng không kém gì kỹ thuật, là bộ phận không thể thiếu để nâng cao trình độ toàn diện của quần vợt. Hiện nay có nhiều lối chơi khác nhau trong thi đấu quần vợt và người chơi sẽ phát hiện ra để tự mình phát triển một trong số các lối chơi đó cho phù hợp với điều kiện trình độ kỹ thuật, trình độ thể chất và tinh thần của bản thân. Trong lịch sử quần vợt, những loại hình chiến thuật chơi đã được hình thành cho đến nay gồm: - Lối chơi đánh cuối sân (tấn công và phản công chủ yếu ở đường cuối sân): là đấu thủ có kỹ thuật đánh bóng nảy khá điêu luyện, di chuyển khéo léo, hợp lý trên suốt chiều rộng đường cuối sân. Đấu thủ này thắng nhờ áp dụng các quả đánh bóng nảy, chơi từ đường cuối sân này đến đường cuối sân bên kia, làm mệt mỏi, ép buộc đối phương phạm sai lầm. 157
  5. Đấu thủ chơi ở đường cuối sân sẽ chỉ đến gần lưới khi đã chắc chắn có quả đánh thắng điểm hoặc khi đã đánh lừa được đối phương. - Lối chơi phát bóng, lên lưới đánh vô lê (tấn công chủ yếu ở lưới): Đấu thủ ưa thích chơi vô lê hơn là chơi quả đánh bóng nảy và phải có đủ sức mạnh cả về thể chất và về kỹ thuật để có thể thực hiện được quả phát bóng mạnh và quả vô lê nhanh, chính xác. Phát bóng và đánh vô lê là chiến thuật tấn công ở lưới, uy hiếp đối phương bằng quả phát bóng biến hóa và chơi vô lê chiến thuật. Đấu thủ sử dụng dạng chơi này thường có năng lực duy trì quả đánh qua lại ở đường cuối sân và đặc biệt phải có quả phát bóng mạnh, đặt đâu đúng đó mới tạo được thời cơ để lên lưới. - Lối chơi trên toàn sân (phối hợp tấn công ở lưới với tấn công và phản công ở đường cuối sân): Lối chơi này đòi hỏi đấu thủ phải có trình độ chuyên môn, thể lực, lâm lý toàn diện. Đây là sự kết hợp những kỹ năng của một trong hai lối chơi nói ở trên. Đấu thủ chơi trên toàn sân không được yếu kém trong một tình huống chiến thuật nào và phải tỏ ra luôn gây được sức ép về tinh thần, thể chất và tài năng kỹ thuật ở bất kỳ phần nào trên sân đấu và vì thế đây là lối chơi lý tưởng của mọi người. 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến thuật trong quần vợt Chiến thuật thi đấu là những hoạt động có chủ đích dựa trên cơ sở cố tình đến những điều kiện cụ thể của từng trận đấu nhằm giành được thắng lợi. Khi xây dựng và lựa chọn chiến thuật cho mỗi trận đấu cần tính đến các điều kiện sau: 4.3.1. Năng lực của bản thân VĐV Đây là điều kiện tiên quyết để tiến hành vận dụng chiến thuật một cách hiệu quả. Mỗi VĐV quần vợt chỉ có thể thực hiện chiến thuật thi đấu tốt khi đã chuẩn bị cho bản thân mình được đầy đủ và hoàn thiện về các mặt như kỹ thuật, thể lực, tâm lý và một chiến thuật phong phú. Việc lựa chọn chiến thuật thi đấu phù hợp trước tiên phải dựa vào bản thân để có thể 158
  6. phát huy được những ưu điểm hiện có của mình. Sẽ không thể thực hiện chiến thuật tốt nếu VĐV còn chưa hoàn thiện về kỹ thuật một cách toàn diện hoặc các tố chất thể lực chưa được phát triển đầy đủ với yêu cầu thi đấu của môn thể thào này. Mặt khác, không phải bất cứ VĐV nào cũng có đầy đủ điều kiện hoàn thiện về mọi mặt. Vấn đề đặt ra là họ phải biết che giấu những nhược điểm của mình (trong điều kiện có thể) hoặc áp dụng một chiến thuật thi đấu hợp lý để có thể bù vào những mặt thiếu hụt đó nhằm mang lại hiệu quả thi đấu cao nhất có thể được. 4.3.2. Trình độ và năng lực chuyên môn của đối phương Như đã phân tích ở trên, mỗi VĐV quần vợt đều có những ưu nhược điểm riêng và phong cách đánh khác nhau. Do đó, khi xây dựng và lựa chọn chiến thuật thi đấu của mỗi VĐV, ngoài việc căn cứ vào chính bản thân mình còn cần phải tìm hiểu thêm về đối tượng thi đấu của họ. Những vấn đề cần tìm hiểu bao gồm: trình độ, năng lực của đối phương, ưu nhược điểm về kỹ thuật, thể lực và phong cách đánh, đặc điểm tâm lý hoặc các đặc điểm cá nhân khác (cao, thấp, tay phải hay tay trái...). Chẳng hạn như: Quỹ đạo đường bóng của đối thủ (hướng bóng bay tới, độ cao của bóng, độ sâu, tốc độ và độ xoáy của bóng); Cách lựa chọn cú đánh (vị trí đứng trên sân, những ý đồ chiến thuật, hình thức di chuyển,…). Chỉ có như vậy VĐV mới có thể lựa chọn được một chiến thuật thi đấu hợp lý, phát huy tối đa ưu điểm của mình để đánh vào nhược điểm của đối phương giành thành tích thi đấu cao. 4.3.3. Yếu tố về môi trường - Bề mặt sân: Sân quần vợt được chia làm ba loại chính: Sân bóng nảy chậm (sân đất nện), sân bóng nảy trung bình (sân nhựa tổng hợp, sân bê tông...), sân bóng nảy nhanh (sân cỏ, sân thảm,…). Ở mỗi loại mặt sân, vận động viên phải có sự thích ứng khác nhau về kỹ thuật di chuyển, đánh bóng, nhịp độ đánh bóng cũng như chiến thuật thi đấu phù hợp. - Điều kiện thời tiết: Ngoài ra, VĐV cũng cần phải tìm hiểu thêm một số yếu tố khách quan khác có thể làm ảnh hưởng đến kết quả trận đấu. Đó là các điều kiện đảm bảo của trận đấu như thời tiết (mưa, nắng, gió, áp 159
  7. suất không khí...). Quần vợt là môn thể thao có đặc điểm kéo dài về thời gian thi đấu của một trận đấu và các trận đấu được sắp xếp ở các giờ khác nhau. Vận động viên có thể phải thi đấu ở điều kiện thời tiết nóng bức (giải Úc Mở rộng, Mỹ Mở rộng…), gió mạnh, mưa, mặt trời, ở các cao độ khác nhau so với mực nước biển… Các yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực của vận động viên, làm giảm hiệu suất thi đấu. 4.3.4. Những điều kiện khác Để lựa chọn được chiến thuật thi đấu hợp lý và hiệu quả, ngoài các yếu tố nêu trên, VĐV cũng cần phải tìm hiểu thêm một số yếu tố khách quan khác có thể làm ảnh hưởng đến kết quả trận đấu. Đó là: Lực lượng trọng tài và trình độ chuyên môn của họ; Tình hình văn hóa, thái độ của khán giả; Điều kiện ăn, nghỉ và tập luyện, đi lại ở nơi diễn ra các trận đấu của giải ..., cũng gây ra những xáo trộn, ức chế về mặt tâm lý cho vận động viên và ảnh hưởng đến kết quả thi đấu. Đặc điểm thi đấu của quần vợt là trong một giải, VĐV phải tham gia rất nhiều trận đấu khác nhau trong một khoảng thời gian dài (từ vài ngày đến 2 tuần) tùy theo tính chất và quy mô của giải. Số lượng và mật độ các trận đấu sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thi đấu trong toàn giải, bởi vậy việc nắm vững lịch thi đấu và các đối tượng thi đấu của mình sẽ giúp cho VĐV đặt ra chiến thuật thi đấu cho toàn giải và cho từng trận đấu một cách hợp lý, đảm bảo kết hợp tốt giữa thi đấu và nghỉ ngơi, tiết kiệm năng lượng trong những trận gặp đối thủ có trình độ thấp hơn để tập trung cho những trận đấu mang tính quyết định của giải. Tóm lại, chiến thuật thi đấu quần vợt luôn thay đổi liên tục dựa theo lối đánh (chiến thuật cá nhân) của VĐV được xây dựng trong suốt quá trình huấn luyện và tình hình diễn biến trên sân đấu. Việc áp dụng linh hoạt các kiểu chơi trong từng tình huống thi đấu và trong từng trận đấu cụ thể là yêu cầu quan trọng đối với VĐV quần vợt. 4.4. Phân loại chiến thuật 4.4.1. Chiến thuật đánh đơn 4.4.1.1. Chiến thuật tấn công Thành công của chiến thuật tấn công phụ thuộc vào sự lựa chọn đúng 160
  8. thời điểm để lên lưới, vào chất lượng chuẩn bị các quả đánh, vào hướng và tốc độ di chuyển lên phía trước, vào việc lựa chọn vị trí thích hợp ở lưới và sự sắc sảo của quả đánh vô lê. Mỗi quả đánh ngắn của đối phương đều là cơ hội để nhanh chóng tấn công và lên lưới. Có thể “giết” quả bóng ngắn đó bằng quả đánh thẳng nếu điểm nảy của bóng cao, hoặc sử dụng quả đánh sâu rồi nhanh chóng lên phía trước để đánh quả tiếp sau bằng quả vô lê. Thông thường quả đánh xoáy và đánh cắt được sử dụng để đánh chuẩn bị. Sử dụng quả đánh xoáy là lúc đấu thủ đang ở cuối sân đi lên lưới, bóng bay tương đối chậm và nảy cao tạo cho đấu thủ có thời gian chiếm vị trí thuận lợi ở lưới. Quả đánh này gài sâu xuống cuối sân và thường đưa về bên trái tay của đối phương vì đánh mạnh, chính xác từ bên trái tay vào bóng nảy cao không phải đấu thủ nào cũng đánh được tốt. Quả đánh cắt dài cũng thuận tiện cho việc lên lưới vì sau quả cắt bóng có độ nảy thấp và buộc đối phương đánh quả phòng ngự từ dưới lên trên. Quả đánh này dùng chống lại đấu thủ có tầm vóc cao, khó đánh bóng ở điểm nảy thấp, nhất là khi thi đấu trên sân cỏ và ẩm ướt. Quả đánh vô lê cần phải sắc sảo và đặt nhiệm vụ thắng điểm. Ở lưới, người ta sử dụng chủ yếu quả đánh cắt dài với độ nảy thấp. Nếu chưa thắng điểm ngay thì quả đánh đó cũng làm cho đối phương khó khăn ở những quả đánh sau. Phát bóng là phương tiện mạnh trong tấn công, quả phát bóng mạnh, bất ngờ với trình độ đặt đâu đúng đó và độ xoáy khác nhau của bóng có thể tạo điều kiện tốt để đánh vô lê ở lưới. Quả phát bóng thứ nhất có ưu thế lớn hơn, các đấu thủ nhà nghề giao tốt quả phát bóng thứ nhất khoảng 70%. Quả phát bóng đi thẳng dọc theo đường giữa sân là quả đánh để di chuyển lên lưới có hiệu quả hơn cả. 4.4.1.2. Chiến thuật phòng thủ Chiến thuật phòng thủ thông thường là bắt buộc và bị động, chủ yếu tùy thuộc vào những đặc điểm của các quả đánh tấn công của đối phương. Phòng thủ phải kiên quyết, chủ yếu mang tính chất phản công và phải hướng vào mục tiêu thắng điểm. 161
  9. Nếu đối phương có mặt ở lưới, điều quan trọng là không cho đối phương đánh vô lê ở điểm cao thuận lợi nhất. Có thể đánh tránh bằng cách sử dụng các quả đánh tránh thấp khác nhau hoặc các quả lốp phụ thuộc vào vị trí của đối phương ở lưới. Việc lựa chọn quả đánh tránh dựa trên việc lên lưới nhanh hay chậm của đối phương sau các quả đánh như thế nào thì đối phương sẽ lên phía trước và sở trường đánh vô lê của anh ta như thế nào. Thích hợp nhất có lẽ là quả đánh xoáy không cao lắm (50 cm trên mép lưới). Có thể hướng quả đánh tránh đó gần với đường biên dọc với tốc độ lớn. Đôi khi thực hiện quả đánh tránh chậm lại một chút hoặc bất ngờ sử dụng quả lốp. Quả lốp xoáy sẽ có hiệu quả hơn cả khi đánh tránh đối phương chạy lên lưới. Nếu đối phương không đánh được quả lốp đó bằng quả đập bóng (smash) thì phải bị động theo quả bóng đó vì bóng đã đi xa và nẩy ra xa. Một số quả lốp được che giấu tốt và thực hiện chính xác có thể làm mất niềm tin của đối phương khi lên sát lưới và đánh vô lê cũng sẽ ít tin tưởng và kém sắc sảo. Đỡ phát bóng cần phản công ngay từ đầu, đặc biệt khi đỡ quả phát bóng thứ hai thường là quả giao không mạnh. Kết quả chiến thuật phòng thủ và phản công phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, điều quan trọng là cần tuân thủ những quy tắc thích hợp nhất để xây dựng lối chơi: - Thường xuyên thay đổi nhịp độ thi đấu, luân phiên các quả đánh mạnh và thấp với các quả đánh mềm (lỏng) và cao, sử dụng các độ xoáy khác nhau của bóng và bất ngờ thay đổi hướng của quả đánh. - Chơi không mạnh, không dài vào bên tay mạnh của đối phương và ngược lại, cố gắng đánh mạnh và sắc sảo về bên tay yếu của đối phương. - Luôn áp dụng các lối chơi ưa thích của mình (ví dụ: lên lưới, lốp, những quả đánh ngắn kín đáo, bất ngờ v.v...) nhưng đừng quên làm cho lối chơi được đa dạng bằng những thủ pháp bất ngờ chưa áp dụng trước đó. - Đặc biệt tập trung chú ý khi tranh điểm thứ ba trong bàn (game) và bàn thứ tư trong ván (Set). Đó là thời điểm then chốt của cuộc đấu. 162
  10. Thắng dễ dàng ván (Set) thứ nhất không nên quên là đối phương có khả năng tấn công ồ ạt ở đầu ván (Set) thứ hai. Đứng vững rồi có thể bẻ gẫy hoàn toàn niềm tin vào thắng lợi của đối phương. - Không thay đổi kế hoạch chiến thuật chung khi không có lý do chính đáng. Không nên từ bỏ những thủ pháp ưa thích nếu như trước đó thực hiện nó có xảy ra sai sót ngẫu nhiên. Trong bất cứ tình huống nào đấu thủ không được tước bỏ vũ khí tinh thần của mình “tính kiên trì”. - Không nên bộc lộ sự bực bội hoặc sự mệt mỏi của mình vì điều đó chỉ tăng thêm niềm tin cho đối phương. - Cần nhớ rằng người có được ưu thế trong trận đấu là người biết đưa vào cuộc đấu những yếu tố khó khăn bên ngoài nhất định thành đồng minh của mình trong thi đấu (gió, mặt trời, mặt sân v.v...). - Điều quan trọng là phải thường xuyên tập trung vào việc tiến hành sớm kế hoạch chiến thuật đã vạch ra để trước hết tạo ra sự bình tĩnh trong trận đấu, tiết kiệm năng lượng thần kinh. 4.4.1.3. Chiến thuật phát bóng trong đánh đơn Trong thi đấu, giao được quả bóng chắc chắn có tốc độ vừa với khả năng của mình, đặt vào đúng chỗ nhằm tấn công vào điểm yếu của đối phương sẽ buộc đối phương hoặc đánh hỏng bóng hoặc đánh trả một cách bị động. Phát bóng phải có sự biến đổi lực xoáy để làm rối loạn nhịp độ đỡ bóng và buộc đối phương phải đối phó bị động. Động tác phát bóng phải kín, có thể sử dụng quả giao xoáy, quả giao cắt, giao xoáy ngang, thậm chí có khi phát bóng hướng thẳng vào người đối phương. Vì vậy các quả phát bóng phải sâu và chính xác, đặt đúng được ở mọi chỗ, có đủ lực và độ xoáy nhất định. Sự kết hợp đầy đủ các yếu tố nói trên, phần lớn buộc đối phương phải bị động và chơi phòng thủ. Trong hai quả phát bóng thì quả giao thứ nhất có ý nghĩa quan trọng cần được khai thác. Quả phát bóng thứ hai cần phải đạt yêu cầu an toàn, vì nếu hỏng sẽ mất điểm, song dù sao cũng phải đủ lực, đưa bóng dài, tốt hơn cả là đưa bóng về bên yếu của đối thủ đỡ phát bóng để hạn chế khả năng tấn công của đối phương. 163
  11. a. Vị trí đứng phát bóng ở bên trái và bên phải sân Về lý thuyết, có thể đứng cách vạch mốc giữa khoảng từ 0,80 m - l,0 m để phát bóng vào ô phát bóng bên phải hay ô phát bóng bên trái trong thi đấu đơn. Nhưng trong thực tế cần vận dụng linh hoạt hơn. Nếu đứng ở bên phải phát bóng có thể đứng sát vạch mốc giữa sân và đến với người đỡ phát bóng sẽ là quả đánh trái tay (thường là quả đánh yếu của đấu thủ chơi tay phải). Khi phát bóng sang ô phát bóng bên trái, đứng cách vạch mốc giữa 0,30 m – 0,60 m bóng sẽ đến với người đỡ phát bóng chơi tay phải theo đường chéo góc về bên quả đánh trái tay của đấu thủ trả phát bóng. b. Che giấu ý định phát bóng Bất ngờ là yếu tố quan trọng của phát bóng trong quần vợt, người chơi phải nghiên cứu cách che giấu ý định thực hiện quả phát bóng. Ví dụ khi điều chỉnh vị trí đứng để phát bóng về bên tay phải từ sân bên phải, cần không để diễn ra một cách rõ ràng sự di chuyển từ chỗ đứng ban đầu rất gần với vạch mốc giữa. Nếu làm được như vậy đối phương sẽ vẫn đinh ninh là quả bóng hầu như đi về bên tay trái nhiều hơn mà chú ý đến hướng đó để đón bóng nhưng thực tế bóng đã được đổi hướng làm cho đối phương bị động đối phó. Tầm quan trọng của phát bóng sâu sẽ bảo đảm chắc chắn là người đỡ phát bóng vẫn tiếp tục ở lại đường cuối sân và vẫn ở vị trí phòng thủ. Nếu phát bóng ngắn, người chơi đã tạo lợi thế cho đấu thủ đỡ phát bóng đánh trả bóng ở bên trong đường cuối sân. Tầm quan trọng của độ sâu đòi hỏi cả hai quả giao thứ nhất và quả giao thứ hai gần giống nhau. Cả hai quả giao cần phải sâu, chính xác, đặt đúng chỗ. c. Thay đổi lực xoáy trong phát bóng Thay đổi lực xoáy trong phát bóng rất quan trọng, nó làm cho đối phương khó xác định lực và hướng bay của bóng giao mà dẫn đến phạm sai lầm. 164
  12. Quả phát bóng xoáy (topspin) về bên góc trái của ô phát bóng bên trái sẽ làm tăng thêm góc bay chếch sang trái sau khi nảy lên so với phát bóng thẳng không xoáy. Cũng tương tự như vậy, quả giao cắt về phía góc bên tay phải và ô phát bóng bên phải, sẽ bẻ hướng bay của bóng ra xa hơn về bên quả đánh phải của đấu thủ đỡ phát bóng (người cầm vợt tay phải). d. Phát bóng về bên trái tay đối phương Căn cứ vào khả năng, sở trường, điểm mạnh, điểm yếu về đỡ phát bóng của đối phương mà người chơi có ý định phát bóng để giành lợi thế. Theo quy luật thì bên trái tay vẫn là bên yếu của người đỡ phát bóng, do đó 80% quả phát bóng là được hướng về bên trái tay của đối phương.  e. Phát bóng về bên tay phải đối phương Phát bóng về bên tay phải là bên thuận của đối phương, cần tạo được yếu tố bất ngờ, cần chọn lựa thời cơ và cẩn trọng che giấu ý định của quả phát bóng. Đây cũng là biện pháp mạo hiểm tấn công bên thuận tay của đối phương khi người chơi đã có ít nhất một điểm dẫn trước. Nếu thấy đối phương đã chấp nhận tiếp tục ở vị trí đỡ bóng sát gần vạch mốc giữa để đón quả phát bóng dọc theo đường giữa sân về bên trái tay thì vẫn ở vị trí đó người chơi phát bóng đổi hướng sang bên phải xa tầm với của đối phương buộc đối phương phải di chuyển khá xa để đánh trả chéo sân và bỏ trống phần sân đối với quả tấn công tay phải của mình. Từ bên trái sân người chơi có thể thay đổi quả tấn công trái tay mà đối phương đang chờ đợi bằng quả phát bóng sâu về bền phải dọc theo đường giữa sân làm cho đối phương bị bất ngờ và người chơi có thể lấy lại thế chủ động tấn công. f. Phát bóng vào người của đối phương Một chiến thuật tấn công nữa của phát bóng là giao trực tiếp vào người của đối phương. Chiến thuật này đôi khi ép buộc đối phương đánh trả yếu, đặc biệt nếu đối phương xoay sở chân hơi chậm, cố gắng buộc đối phương phải đánh trả trái tay, khi đó sẽ là một quả đánh trả ít có hiệu quả, đặc biệt khi người đỡ phát bóng không chắc, bóng bay sang phải hoặc trái. Cùng với sự lựa chọn quả phát bóng tấn công khác, người chơi có thể sử 165
  13. dụng tốc độ của quả phát bóng thẳng hoặc sự chuyển hướng của quả giao xoáy cho mục đích của mình. Quả phát bóng cắt là rất hiệu quả để đổi hướng bóng về phía thân người đỡ phát bóng ở tư thế bất ngờ. Phát bóng vào người đỡ phát bóng sẽ có hiệu quả như nhau ở hai bên sân trái và sân phải và ý định của mình có thể dễ được che giấu khi người chơi không thay đổi vị trí đứng. 4.4.1.4. Chiến thuật phát bóng lên lưới đánh vô lê Phát bóng và lên lưới với ý định thắng điểm bằng cách đánh vô lê các quả đánh qua lại từ một vị trí sân lưới là chiến thuật hiện đại của quần vợt hiện nay. Quả phát bóng và mục tiêu lên lưới đánh vô lê để khống chế và từ đó có thể đánh vô lê dứt điểm (ngoài tầm với của đối phương). Chiến thuật tấn công này bổ sung cho lợi thế phát bóng. Kết quả của chiến thuật phát bóng lên lưới đánh vô lê tùy thuộc vào sự lựa chọn các loại phát bóng chuẩn xác, di chuyển mau lẹ đủ để với tới hoặc vượt qua vạch phát bóng của bên mình để đánh quả vô lê thứ nhất và từ đó di chuyển về trước một lần nữa để đánh quả vô lê thứ hai nếu thấy cần thiết. a. Phát bóng và lên lưới Chất lượng công kích của quả phát bóng và chơi vô lê thường buộc đấu thủ phát bóng phải tấn công ở lưới sau quả phát bóng nhanh thứ nhất. Tuy nhiên nếu đối phương đánh trả quả phát bóng thành thạo, các quả phát bóng nhanh sẽ được trả lại nhanh hơn và sẽ gây khó khăn và bất ngờ khi ta lên lưới. Để giúp người chơi có đủ thời gian di chuyển tới vị trí có hiệu quả trên sân để thực hiện quả vô lê thứ nhất có hiệu lực, cần sử dụng quả phát bóng thứ hai (xoáy hoặc cắt) để có thể vô lê sau đó. Đường bóng cao và chìm của quả phát bóng sẽ giúp người chơi có nhiều thời gian để chiếm lĩnh vị trí thuận lợi. Lúc đầu cần chạy nhanh về phía trước, đến gần lưới thì chậm lại cách lưới khoảng 2,5m vào lúc đối phương đưa vợt đến để đánh bóng. Khi di chuyển lên lưới phải chăm chú theo dõi đối phương, cố gắng xác định sớm xem đối phương sẽ đưa bóng 166
  14. về hướng nào. Xác định hướng đánh tránh, đấu thủ di chuyển tắt đến đón bóng bằng quả vô lê. Đứng ở lưới, đấu thủ phải chọn vị trí ở điểm giữa (đường phân giác) của các quả đánh trả có thể xảy ra để che kín phần cần thiết của sân. Chân sau của người chơi chuyển động sang qua đường cuối sân khi quả phát bóng đã hoàn tất sẽ tạo nền bước thứ nhất của người chơi khi chạy về phía lưới, điều đó chứng tỏ động tác phát bóng là chính xác. Hướng chạy lên lưới lúc nào cũng phải chính xác dọc theo hướng bay của quả bóng đã giao. Tiếp tục theo đường này người chơi sẽ ở vị trí giữa góc thích hợp với quả đánh trả của đối phương và ở vị trí sẵn sàng ban đầu tốt nhất để di chuyển về các bên khác nhau. Sau khoảng 7 bước băng qua ngang vạch phát bóng người chơi sẽ cách lưới một khoảng cách lý tưởng để thực hiện quả vô lê thứ nhất. Chính xác khoảng cách bao xa tùy thuộc không chỉ vào tốc độ, độ sâu và sự chính xác của quả phát bóng của mình mà còn vào tốc độ và sự chính xác của quả đánh trả của đối phương. Khi mặt vợt của đối phương còn tiếp xúc với bóng, người chơi có thể thoải mái chạy về phía trước và trong thời gian rất ngắn đưa chân ngay về vị trí sẵn sàng. Từ vị trí này người chơi có thể di chuyển về nơi cần thiết để đón bóng đến và chơi quả vô lê trong tư thế ổn định. b. Đánh quả vô lê thứ nhất Hướng và độ dài của quả vô lê thứ nhất phụ thuộc vào chắi lượng quả đánh trả phát bóng của đối phương. Nếu quả đánh trả của đối phương chậm và cao trên lưới, người chơi có thể cảm nhận được và nhanh nhẹn di chuyển, kiên quyết đánh quả đánh thắng điểm chéo sân hoặc dọc theo đường biên dọc ngoài tầm với của đối phương. Nếu quả đánh trả của đối phương chất lượng tốt, đi qua lưới và nhanh thì mục tiêu của người chơi là đưa quả vô lê thứ nhất sâu về góc đường cuối sân đối phương. c. Đánh quả vô lê thứ hai Sau khi đánh quả vô lê thứ nhất, cần di chuyển nhanh lên phía trước 167
  15. một lần nữa cách lưới khoảng 3 m để thực hiện quả vô lê thứ hai. Từ đó người chơi có thể đánh bóng thẳng xuống từ trên độ cao lưới. Tuy nhiên nếu người chơi chưa kết thúc được một loạt đường bóng qua lại ở đó và đối phương đã có cơ hội chơi bóng, sự tiếp cận của mình với lưới có thể trở thành bất lợi và người chơi phải đối phó với quả lốp hoặc quả đánh tránh của đối phương. Khi chạy về hướng vị trí quả vô lê thứ nhất, cần di chuyển hướng vào giữa góc có thể của quả đánh trả để tự tạo cho mình cơ hội tốt đánh vô lê. Với điều kiện quả vô lê thứ nhất của mình có độ sâu, thì quả vô lê thứ hai xiên góc cách xa đối phương thường là thắng điểm. 4.4.1.5. Chiến thuật đỡ phát bóng trong đánh đơn Tiếp sau quả phát bóng, quả đỡ phát bóng cũng là quả đánh quan trọng. Trung bình các đấu thủ của các câu lạc bộ quần vợt thực hiện xấp xỉ 10 sai sót khi đỡ phát bóng trong mỗi ván (Set) của trận đấu. Giữ được bóng trong cuộc là nền tảng của toàn bộ chiến thuật đỡ phát bóng. Những người chơi chưa có kinh nghiệm trong thi đấu thường hay mắc sai sót là sử dụng quả đánh trả phát bóng quá mạnh ngay từ quả giao thứ nhất để hy vọng thắng điểm ngay. Trong đánh trả quả phát bóng yêu cầu đầu tiên là phải đánh được bóng về bên yếu của đối phương và duy trì các quả đánh qua lại để tạo thời cơ giành điểm. Đánh trả phát bóng để ăn điểm ngay là sự mạo hiểm. Quả đánh trả phát bóng bắt đầu bằng việc chiếm vị trí đỡ tốt nhất tùy theo lực (sức mạnh) phát bóng của đối phương và khả năng đánh bóng nảy của chính mình. Người chơi nên sử dụng các kiểu cầm vợt khác nhau đối với quả đánh phải hoặc quả đánh trái bóng nảy và phải quyết định sớm vị trí đứng để sẵn sàng đánh. Chú ý khi đánh trả quả phát bóng đối với quả thứ nhất và quả giao thứ hai, thì từ vị trí đứng đến biên độ vung đà, sử dụng lực đánh đều có sự khác nhau. Các vị trí đỡ phát bóng chủ yếu là ở vào khoảng giữa hai cạnh phải và trái của góc mà quả phát bóng có thể diễn ra (trên đường phân giác của góc phát bóng). 168
  16. Cần có sự di chuyển nhẹ nhàng trong vị trí đỡ phát bóng vì người phát bóng tay phải có thể phát bóng chéo góc từ bên sân phải về bên tay phải trong khi người phát bóng tay trái có thể phát bóng từ bên sân trái về bên quả đánh trái. Khi đánh trả quả phát bóng nhanh, người chơi nên đứng cách khoảng 1 m hoặc hơn ở sau đường cuối sân, như vậy người chơi có thể đánh trả mạnh vì bóng đã rơi nhẹ xuống sân. Đối với quả phát bóng xoáy, nên đứng bên trong đường cuối sân như vậy người chơi có thể đón quả bóng sớm trước khi lực xoáy đưa bóng ra xa. Ở vị trí sẵn sàng, người chơi phải cảnh giác, không đứng thẳng người mà phải hạ thấp trọng tâm, hai đầu gối hơi gập, hông ở phía sau, thân trên hướng về trước để mắt gần với tầm đến của bóng hơn. 4.4.1.6. Chiến thuật chơi khi có đối phương ở lưới Vũ khí tốt nhất để chống lại đấu thủ ở lưới là quả đánh tránh, quả chặt bóng và quả lốp bóng. Nếu tỉnh táo, người chơi có thể thực hiện quả đánh tránh chống lại quả phát bóng không đủ dài để sau đó đi lên lưới. Nếu quả giao bóng yếu, người chơi có thể bước về phía trước và đánh quả đánh tránh chéo sân trước khi đối phương chiếm lĩnh được vị trí tốt để đánh qua vô lê thứ nhất. a. Quả đánh tránh (đánh qua mặt) Khi là người đỡ phát bóng, người chơi có thể di chuyển về trước để thực hiện quả đánh trả đúng vào lúc người phát bóng bắt đầu di chuyển về trước để lên lưới. Tiếp xúc bóng trước khi người phát bóng lên tới vạch phát bóng, người chơi có thể chọn một trong hai quả đánh trả, hoặc đánh tránh dọc theo đường biên dọc, hoặc thậm chí chơi quả đánh chéo sân.  b. Quả đánh trả bằng chặt bóng Để hạn chế cú phát bóng và đánh vô lê ở quả tiếp theo khi bóng ở cao trên lưới trong phần sân phải, người chơi có thể chọn cách chặt quả đánh trả thấp xuống về phía chân của đối phương hoặc chặt thấp xuống về hai bên đường biên dọc (mang cá). Nếu đối phương buộc phải đánh trả bằng quả nửa nảy yếu, người chơi có thể chạy về phía trước đánh quả đánh tránh thắng điểm. 169
  17. 4.4.1.7. Chiến thuật chơi cuối sân Nếu người chơi phát bóng và đứng lại ở phía sau hoặc đánh trả phát bóng và đứng lại ở sau tức là người chơi đã chọn lối chơi từ đường cuối sân hoặc ở sân sau. Trong thi đấu, người chơi cuối sân phải biết cách ráp nối và giữ bóng trong cuộc và thông thường họ giành được nhiều điểm thông qua những quả đánh sở trường, chủ yếu là các quả đánh bóng nảy chính xác, chắc chắn, sắc sảo, bền bỉ biết tận dụng độ dài, bề rộng của sân, giữ bóng lâu trong cuộc làm cho đối phương mệt mỏi và ép đối phương phạm sai lầm. Quả phát bóng cũng phải sâu, chính xác và tin cậy và quả đánh trả phát bóng cũng phải dứt khoát và hiệu quả. Trong mọi lúc, người chơi luôn phải ghi nhớ về lý thuyết điểm giữa của quả đánh. a. Quả đáp lại trực diện Quả đáp lại chéo sân dùng để chống lại quả bạt chéo sân của đối phương là cách bảo đảm nhất để giữ bóng trong cuộc khi chơi các loạt bóng qua lại ở đường cuối sân. Bằng cách đánh quả đáp lại trực diện, người chơi không thay đổi đường bay của bóng và bằng quả đánh chéo về sau người chơi sử dụng độ dài nhất của sân để đánh an toàn qua chỗ thấp nhất của lưới. Nếu đối phương tìm cách thay đổi đường bóng bằng quả đánh tiếp sau dọc đường biên, người chơi sẽ có sự lựa chọn đánh chéo sân hoặc dọc theo đường biên. Cả hai ý định này đều có độ tin cậy khi đối phương chơi thay đổi từ chéo sân sang đánh dọc đường biên. Chiến thuật này không giành lại thế chủ động tấn công từ đối phương nhưng nó sẽ thường xuyên duy trì được vị trí đánh của mình. b. Thay đổi đường bay của bóng Hai mục tiêu chính khi chơi ở cuối sân là buộc cho đối phương phải chạy và bộc lộ ra điểm yếu nào đó trong lối chơi của họ. Người chơi sẽ nhằm vào việc hoàn thành hai mục tiêu đó bất cứ lúc nào khi đối phương đánh quả bạt chéo sân hơi ngắn, sâu, dài. Trong tình huống này, người chơi 170
  18. có thể di chuyển an toàn vòng qua bóng và đánh quả đánh sở trường của mình và nếu cần thay đổi đường bay để đưa quả bạt sắc sảo, xa về hướng bên yếu của đối phương, thông thường là bên trái tay.  Nếu người chơi đã thay đổi đường bay bằng quả bạt có hiệu quả, đối phương sẽ chạy chéo theo bề rộng của đường cuối sân để thực hiện quả đánh trả. Phối hợp các quả đánh theo cách này sẽ dẫn đến thành công của lối chơi ở cuối sân. c. Đánh lừa đối phương Các loạt đánh qua lại ở đường cuối sân mà người chơi cố gắng thực hiện để điều đối phương di chuyển từ góc bên này sang góc bên kia sân sẽ tạo cơ hội để thực hiện việc đánh lừa đối phương. Kết quả đánh lừa phụ thuộc vào việc đưa đối phương di chuyển theo một hành trình dài để mình đạt tới điểm trung tâm giữa góc của quả đánh tiếp theo. 4.4.1.8. Chiến thuật chống lại lối chơi cuối sân Đánh với người đứng ở cuối sân, từ chính đường cuối sân của mình sẽ dẫn tới một loạt dài các quả đánh qua lại khi mà cả hai bên tung ra cho nhau những quả bạt sâu và chính xác từ các vị trí phòng thủ chắc chắn. Để chống lại cách chơi ở đường cuối sân có hiệu quả, người chơi phải học cách làm thế nào để phá vỡ nhịp điệu của đối phương và làm thế nào để lợi dụng vị trí cố thủ ở đường cuối sân của đối phương để tạo lợi thế cho mình. Nếu biết được đối phương ngang tài với mình hoặc mình trội hơn về chơi quả đánh bóng nảy, cần kết hợp các quả bạt cơ bản kết hợp với quả nửa lốp sâu hoặc quả bóng lỏng (mềm) làm cho đối phương đánh quả thật mạnh dẫn đến phát sinh tốc độ bay xa ra ngoài sân. Lồng vào các quả đánh phải xoáy ngang hoặc quả cắt trái tay, các quả bạt làm cho rối loạn nhịp độ và sự phân phối thời gian của đối phương. a. Sử dụng quả bóng lỏng (mềm) Quả bóng được lốp hơi cao với tốc độ vừa phải sâu về phía sát đường cuối sân, bóng nay cao ở mức trên vai đối phương là quả đánh tương đối khó, nhất là nó lại ở bên trên vai trái của đối phương lại càng khó đánh hơn. 171
  19. Sử dụng quả nửa lốp này có tác dụng phá vỡ nhịp độ thi đấu của đấu thủ chơi ở đường cuối sân, buộc đối phương phải thay đổi sự phân phối thời gian và làm giảm đi sức mạnh của quả đánh. b. Sử dụng quả đánh cắt và quả xoáy ngang Đưa vào sử đụng quả đánh cắt trái tay hoặc quả bạt phải xoáy ngang có thể phá vỡ có hiệu quả chiến thuật, làm chậm lại nhịp độ chơi của đấu thủ chơi ở cuối sân. Cố gắng chơi các quả bạt như thế theo tỷ lệ 1/4 hoặc 1/5 các quả đánh, đôi khi đưa bóng về góc phía bên của ô phát bóng của đối phương sâu hơn một chút ở góc đường cuối sân. Sự biến đổi trong tốc độ, độ sâu, lực xoáy, độ dài có thể phá vỡ sự tập trung tư tưởng và sự tính toán thời gian bất kể đối phương đánh bóng tốt như thế nào. Sử dụng quả đánh phải xoáy ngang để trả lại quả đánh xiên góc tạo cho người chơi có hai lợi thế trong đó đối phương sẽ không chỉ phải đối phó với lực xoáy làm bóng bay ra xa phía bên trái anh ta trước và sau khi chạm đất mà còn phải bao quát cả chiều rộng của đường cuối sân để đỡ bóng. Nếu chiến thuật này thành công, cần thay đổi loạt quả bạt liên tiếp để đối phương không thể bố trí nhịp độ mới thông qua việc lường trước chu kỳ các quả đánh của mình. c. Sử dụng quả bỏ nhỏ (cắt ngắn và vô lê ngắn) Nếu người chơi thực hiện tốt quả bỏ nhỏ và vô lê ngắn có thể đặt đấu thủ chơi ở đường cuối sân bị kẹt lại ở sân sau và không có cơ hội với được tới quả bóng nảy thấp ở sát gần lưới.  Quả bỏ nhỏ có thể cố gắng thực hiện trong khoảng thời gian một loạt quả đánh ở cuối sân, khi người chơi tiếp nhận một quả đánh không đủ dài của đối phương từ một vị trí cách xa dọc theo đường biên. Khi đó người chơi có thể đánh quả chéo sân vượt qua vị trí thấp nhất của lưới và rơi trong ô phát bóng ở mức xa nhất so với đối phương. Đánh quả vô lê ngắn đòi hỏi lối chơi tiếp cận lưới một cách kiên quyết làm cho người chơi có thể giữ đối phương ở lại phía sau đường cuối 172
  20. sân, trong khi đó người chơi lại ở gần với lưới hơn để đánh quả thắng điểm. 4.4.1.8. Chiến thuật chơi tiếp cận trong đánh đơn Quả đánh tiếp cận là quả đánh bóng nhanh, ngay lập tức khi bóng chưa kịp đạt độ cao tối đa sau đó người chơi khẩn trương tiến về phía lưới, chiếm lĩnh vị trí thuận lợi để chuẩn bị cho cú đánh vô lê tiếp theo. a. Thay đổi quả đánh Người chơi có thể đánh quả đánh tiếp cận bằng quả đánh thẳng, quả chéo, quả cắt hoặc quả đánh xoáy ngang, tất cả đều phù hợp với độ cao mà người chơi có khả năng đánh bóng và đúng với vị trí trên sân của mình. Thay đổi quả đánh thường là bằng cách rút ngắn động tác đưa vợt ra sau một cách đơn giản. Nếu quả đánh tiếp cận được lặp đi lặp lại bay ra ngoài đường cuối sân của đối phương hoặc là chạm lưới, hãy xem xét về động tác đưa vợt ra sau, góc của mặt vợt và độ xoáy mà người chơi sử dụng. Không nên hình thành thói quen lúc nào cũng đánh quả cắt trái tiếp cận hoặc quả đánh phải xoáy, đôi khi cần cố gắng thay đổi quả đánh. Rút ngắn quả đánh cắt cơ bản tiếp xúc bóng sớm hơn so với bình thường và cắt qua phía dưới bóng. Quả cắt ngắn không chỉ đòi hỏi sự chính xác của động tác chân như quả đánh dài đồng thời thoải mái di chuyển về phía trước. b. Tiếp cận từ ở gần đường giữa sân Người chơi có thể đánh phần lớn quả tiếp cận có hiệu quả vào bóng khi nó rơi xuống bên trong vạch phát bóng của mình ở gần đường giữa sân. Độ nảy cao của bóng giúp người chơi có thể thoải mái tấn công. Mặc dù việc đánh về góc gần với quả đánh tiếp cận (điểm giữa của góc đánh trả thích hợp của đối phương sẽ hơi gần với người chơi) có độ an toàn mong manh, cho phép người chơi đánh sâu về hai bên góc. Nếu đã di chuyển nhanh về trước và di chuyển lên lưới, người chơi có thể tấn công chéo sân, có thể đánh lừa đối phương đang chờ để đỡ quả tiếp cận dọc theo đường biên dọc. Nếu bóng ở độ cao thấp, đó là lúc để đánh về bên trái tay của đối phương, theo đó di chuyển về trước, để đánh vô lê vào quả đánh trả trái tay không mạnh lắm. 173
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2