intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sửa chữa màn hình (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

23
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Sửa chữa màn hình (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng)" biên soạn nhằm giúp người học phân biệt được các loại màn hình LCD; trình bày được các nguyên tắc hoạt động màn hình LCD; có kỹ năng sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của màn hình LCD; kiểm tra, thay thế các hư hỏng ở màn hình đúng yêu cầu kỹ thuật; điều chỉnh màn hình làm việc ở chế độ tốt nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa màn hình (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SỬA CHỮA MÀN HÌNH NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG - TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Kỹ thuật sữa chữa và lắp ráp máy tính ở trình độ Cao Đẳng và Trung Cấp, giáo trình “Sửa chữa màn hình” là một trong những giáo trình môn đun đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục Dạy Nghề phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logíc. 1
  3. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao. Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thề sử dụng cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao Đẳng KTCN Quy Nhơn, 172 An Dương Vương, TP. Quy Nhơn. Biên soạn Dư Vĩ Bằng 2
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 BÀI 1: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHỐI MÀN HÌNH LCD 4 1.1. Sơ đồ khối màn hình LCD. 5 1.2. Chức năng các khối màn hình LCD. 5 1.3. Phân tích các khối trên màn hình LCD 6 1.4. Thông số màn hình LCD. 8 1.5. Thực hành tháo mở nắp màn hình LCD. 9 BÀI 2: SỬA CHỮA MẠCH CAO ÁP VÀ BÓNG CAO ÁP 13 2.1. Chức năng mạch cao áp. 13 2.1.1. Sơ đồ khối và vị trí của mạch cao áp. 13 2.1.2. Các dạng mạch cao áp trong màn hình thực tế. 14 2.2. Sửa chữa hiện tượng ‘Máy có đèn báo nguồn xanh, nhưng không lên khung sáng’ 17 2.3. Sửa chữa hiện tượng ‘Khi bật nguồn, máy lên khung sáng rồi tắt ngay’.19 2.4. Bóng cao áp. 21 2.4.1. Chức năng bóng cao áp. 21 2.4.2. Các dạng bóng cao áp. 21 2.5. Sửa chữa lỗi “ Máy hoạt động có nguồn nhưng không có khung sáng” 21 3.1. Nhiệm vụ của khối xử lý tín hiệu Video. 25 3.1.1. Mạch ADC. 25 3.1.2. Mạch SCALER. 25 3.1.3. Mạch Encode LVDS 26 3.2. Nhận biết các IC trong khối xử lý tín hiệu Video. 26 3.2.1. Vị trí của các IC trong bo mạch thực tế. 26 3.2.2. Mô số hư hỏng thực tế của khối xử lý tín hiệu Video. 28 3.3. Sửa chữa máy bị lỗi “Màn ảnh có khung sáng nhưng nhiều lằn sáng dọc”29 3.4. Sửa chữa máy bị lỗi “Màn ảnh có khung sáng nhưng nhiều lằn sáng nằm ngang” 31 4.1. Mạch đảo pha và sửa chữa mạch đảo pha. (LCD Driver). 34 4.2. Mạch điều khiển và sửa chữa mạch điều khiển. 36 5.1. Sơ đồ khối mạch nguồn. 38 5.2. Vị trí, chức năng mạch nguồn. 38 5.3. Sửa chữa hư hỏng mạch nguồn “Màn hình LCD LG W1941S với triệu chứng không nguồn” 41 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔN ĐUN Tên mô đun: Sửa chữa màn hình Mã mô đun: MĐ 18 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí sau các môn học cơ sở chuyên ngành - Tính chất: Là mô đun chuyên ngành. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Giúp người học có một cách nhìn nhận mới về phương pháp sửa chữa màn hình LCD Người học biết cách sửa chữa được các thiết bị máy tính. Phán đoán được khi có sự cố xảy ra trong bo mạch. Khắc phục và sửa chữa các hiện tượng hư hỏng của LCD. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Phân biệt được các loại màn hình LCD + Trình bày được các nguyên tắc hoạt động màn hình LCD - Kỹ năng: + Sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của màn hình LCD + Kiểm tra, thay thế các hư hỏng ở màn hình đúng yêu cầu kỹ thuật. + Điều chỉnh màn hình làm việc ở chế độ tốt nhất - Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: + Cẩn thận, bình tĩnh, thực hiện đúng thao tác khi tiếp xúc với điện thế cao + Khéo léo, nhanh nhẹn khi thao tác trên linh kiện có kích thước nhỏ. Nội dung của mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Số Thời gian (giờ) Tên các bài trong mô đun TT TS LT TH KT 1 Bài 1: Phân tích sơ đồ khối màn hình LCD 15 6 9 2 Bài 2: Sửa chữa mạch cao áp và bóng cao áp 20 6 14 1 3 Bài 3: Sửa chữa khối xử lý tín hiệu Video 20 6 14 1 4 Bài 4: Sửa chữa mạch đảo pha và Mạch điều 20 6 14 khiển 5 Bài 5: Sửa chữa phần cung cấp nguồn 15 6 9 Cộng 90 30 58 2 4
  6. BÀI 1: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHỐI MÀN HÌNH LCD Mã bài: MĐ18-01 Giới thiệu: Bài học này giới thiệu về những khái niệm cơ bản về sơ đồ khối cần thiết nhất của một màn hình LCD trong thực tế cũng như nhận biết được vị trí và các linh kiện tương ứng của các khối trong một LCD. Mục tiêu: - Trình bày được sơ đồ khối, chức năng các khối trên màn hình LCD. - Nhận biết được vị trí và linh kiện tương ứng các khối. - Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1.1. Sơ đồ khối màn hình LCD. Hình 1.1 – Sơ đồ khối của Tivi LCD Màn hình LCD bao gồm các khối sau: - Khối nguồn (Power) - Khối vi xử lý (CPU) - Khối cao áp (Inverter) - Khối xử lý tín hiệu Video. - Khối đèn hình LCD 1.2. Chức năng các khối màn hình LCD. - Khối nguồn (Power). Khối nguồn của màn  hình Monitor LCD có nhiệm vụ cung cấp các điện áp một chiều cho các bộ phận khác của máy, điện áp đầu vào của khối nguồn là 220V AC. - .Khối vi xử lý (CPU). 5
  7. Khối vi xử lý có nhiệm vụ xử lý các dữ liệu nhập từ phím bấm rồi đưa ra các lệnh điều khiển. - Khối cao áp (INVERTER). Kích điện áp DC 12V (hoặc 18V) lên điện áp cao khoảng 1000V AC (hoặc 1500V AC) cấp cho các bóng cao áp trên màn hình để tạo ánh sáng nền để soi sáng hình ảnh. - Khối xử lý tín hiệu Video. Khối xử lý tín hiệu video bao gồm các mạch: * Mạch ADC (Analog Digital Converter) - Chuyển đổi tương tự sang số. * Mạch SCALER. * Mạch Encode LVDS (Mã hoá thành tín hiệu vi phân điện áp thấp). - Khối đèn hình LCD. Gồm có 3 phần chính: + Phần mạch gải mã tín hiệu LVDS. + Tấm LCD - là nơi tạo ra hình ảnh mầu. + Bộ phận tạo ra ánh sáng nền (Backligh) để soi sáng lớp hiển thị. 1.3. Phân tích các khối trên màn hình LCD Khối nguồn (Power). Điện áp đầu ra của khối nguồn thường bao gồm các điện áp sau: - 12V (hoặc 18V) cấp cho khối cao áp. - 5V cung cấp cho Vi xử lý, các IC nhớ và đèn hình. - 3,3V cung cấp cho mạch xử lý tín hiệu Video. - 2 ,5 cấp cho IC xử lý tín hiệu Video. - Nếu máy sử dụng nguồn DC từ Adapter thì điện áp đầu vào thường là 12 hoặc 18V và bên trong có các mạch hạ áp để lấy ra các mức điện áp thấp như 5V, 3,3V, 2,5V. Hình 1.2 - Chức năng của khối nguồn cung cấp điện cho các khối khác trên máy. Khối vi xử lý (CPU) có chức năng. - Lệnh ON/OFF tắt mở khối cao áp. - Lệnh Bright thay đổi độ sáng màn hình. - Lệnh Contras thay đổi độ tương phản. - Các lệnh thay đổi mầu sắc, kích thước hình ảnh. - Các tín hiệu điều khiển khối video như tín hiệu Reset khởi động khối video, các tín hiệu điều khiển, độ phân giải của màn hình. 6
  8. Hình 1.3: CPU và các tín hiệu điều khiển vào ra của CPU mạch cụ thể sẽ có mạch giải mã lệnh để giải mã lấy ra các lệnh điều khiển chi tiết. Khối cao áp (INVERTER) có chức năng. - Kích điện áp DC 12V (hoặc 18V) lên điện áp cao khoảng 1000V AC (hoặc 1500V AC) cấp cho các bóng cao áp trên màn hình để tạo ánh sáng nền để soi sáng hình ảnh. - Điều khiển tắt mở ánh sáng trên màn hình. - Điều khiển thay đổi độ sáng của hình ảnh. - Bóng cao áp có nhiệm vụ tạo ra ánh sáng nền để soi sáng lớp hiển thị trên hình. Hình 1.4- Sơ đồ khối cao áp Khối xử lý tín hiệu Video có chức năng. * Mạch ADC - Chuyển đổi tương tự sang số. - Mạch ADC có chức năng đổi tín hiệu video tương tự R,G,B sang tín hiệu video số R (8 bit), G(8 bit) và B (8 bit). - Đầu ra của mạch ADC ta thu được tín hiệu số 24 bit ứng với mỗi mầu là 8 bit. * Mạch SCALER.   Mạch Scaler thực hiện các chức năng sau đây:  - Chụp ảnh màn hình để đo độ phân giải của tín hiệu gửi đến.  - Dãn hình (nếu độ phân giải của tín hiệu thấp hơn của đèn hình) để cho hình ảnh vẫn phủ hết màn hình khi máy chạy với nguồn  tín hiệu có độ phân giải thấp hơn của đèn hình. 7
  9.  - Ghim tín hiệu ở giá trị trung bình, giúp cho tín hiệu ra ổn định.  - Chèn tín hiệu hiển thị vào phần cuối (là tín hiệu hiện trên màn hình khi ta điều chỉnh). Hình 1.5- Các tín hiệu ra của khối Video Scaler đưa tới mạch LVDS trên màn hình. * Mạch Encode LVDS  Mạch Encode LVDS có nhiệm vụ mã hoá các tín hiệu số R,G,B (24 bít) và 4 tín hiệu điều khiển thành tín hiệu LVDS có 8 đường là: TX0P, TX0N, TX1P, TX1N, TX2P, TX2N và CLKP, CLKN. Khối đèn hình LCD. LCD (Liquid crystal display) là loại thiết bị hiển thị cấu tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực. LCD có ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng lượng. 1.4. Thông số màn hình LCD. Màn hình LCD gồm hai phần: - Mạch LVDS (Low Voltage Differential Signal) - mạch xử lý tín hiệu vi phân điện áp thấp. - LCD Panel – Màn hình. Hình 1. 6 - Mạch LVDS và màn hình LCD Panel Mạch LVDS thường được gắn trực tiếp với màn hình, mạch có nhiệm vụ 8
  10. đổi tín hiệu video số sang tín hiệu analog (dạng điện áp DC) rồi kết hợp với các tín hiệu điều khiển điều khiển các điểm ảnh trên màn hình. Ở cạnh tấm LCD Panel là các IC - H.Drive và V.Drive , đây là các IC điều khiển trực tiếp các đường mạch hàng ngang và hàng dọc của màn hình. - Mỗi IC – V.Drive sẽ điều khiển khoảng 256 đường mạch ngang màn hình. - Mỗi IC- H.Drive điều khiển khoảng 384 đường mạch dọc màn hình. - Tại mỗi điểm giao nhau của đường mạch hàng ngang với đường mạch hàng dọc có một điểm mầu ở đó, và cứ 3 điểm mầu kế tiếp xếp theo chiều ngang lại tạo lên một điểm ảnh (1 pixel) cho màn hình, nếu màn hình có độ phân giải là 1024 x 768 thì sẽ có 1024 điểm ảnh theo chiều ngang tương đương với 3072 điểm mầu và có 768 điểm ảnh xếp theo chiều dọc. Hình 1.7- Vị trí các khối nằm trong mạch thực tế. 1.5. Thực hành tháo mở nắp màn hình LCD. 1.5.1. Lý thuyết liên quan. - Để mở màn hình LCD thành công mà không để lại vết cạy trên nắp nhựa, phải dùng kim loại mặt bằng, rộng và cứng. Đừng dùng tournevis để mở nắp bởi nhất định sẽ để lại vết cạy sâu trên nắp nhựa. Nắp nhựa thực sự không cứng và lúc tournevis để cạy nắp, nhựa mềm sẽ bị lõm. - Dụng cụ và đồ nghề tháo lắp. Hình 1.8- Dụng cụ và đồ nghề tháo lắp. 9
  11. Chú ý nhiều ốc màn hình LCD nằm phía sau đế, do đó cần biết điều này. Khi tháo xong nắp ở góc dưới, có thể bắt đầu mở nắp cạnh và cuối cùng là nắp ở góc trên và cạnh kia. Ở một số màn hình LCD, có thể dùng cả hai tay (với chút lực) để tháo nắp cạnh. 1.5.2. Trình tự thực hiện. Bước 1: Tháo nắp màn hình LCD từ dưới, tháo đế màn hình LCD trước khi mở nắp. Hình 1.9- Hình ảnh thực hiện bước 1. Bước 2: Tháo ốc ở đế trước khi mở nắp màn hình LCD sau đó bắt đầu mở máy từ dưới trước. Bước 3: Đẩy nhíp về giữa và cạy ra đến góc bên kia. Bước 4: Tiến hành mở cạnh trên và thực hiện thao tác như hình vẽ. 10
  12. Bước 5: Cạy nắp từ dưới trước rồi đến cạnh trên. Bước 6: Hoàn tấc công việc tháp lắp màn hình LCD. 1.5.3. Thực hành. - Chuẩn bị các dụng cụ và đồ dùng thực hành; 11
  13. - Từng sinh viên thực tháo lắp một màn hình LCD LG19 theo trình tự các bước thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Dùng VOM kiểm tra các nguồn cung cấp cho bo cao áp hoạt động tốt và ghi kết quả điện áp vào vở, thực hành theo nhóm 2 người; - Thời gian thực hiện 120 phút/lượt. - Nhận xét thao tác, kỹ năng cách ly, kiểm tra; - Nhận xét tác phong và vệ sinh, an toàn công nghiệp. - Ghi chép các điểm cần lưu ý vào sổ tay cá nhân hoặc sổ nhật ký riêng. 12
  14. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu hỏi: Sử dụng các bước đã tháo rời màn hình LCD LG19 thực hiện tháo rời các màn hình LCD khác có trong xưởng thực hành? 13
  15. BÀI 2: SỬA CHỮA MẠCH CAO ÁP VÀ BÓNG CAO ÁP Mã bài: MĐ18-02 Thời gian: 20 giờ (LT: 2; TH: 5; Tự học: 12, KT: 1) Giới thiệu: Bài học này giới thiệu về sơ đồ khối tổng quát của bo cao áp, vị trí của vĩ cao áp trong màn hình LCD thực tế và đèn cao áp thực tế. Phân tích nguyên lý hoạt động của khối cao áp, cách kiểm tra xác định nguyên nhân gây hư hỏng và tìm ra được biện pháp khắc phục hư hỏng tại khối cao áp. Trong khối này cao áp làm việc với điện áp rất lớn từ 1500V đến 3000V nên đòi hỏi người học phải tập trung và chú ý thao tác chính xác, an toàn cho người và thiết bị. Mục tiêu: - Phân tích được sơ đồ nguyên lý làm việc của cao áp. - Phân tích và xác định được các nguyên nhân gây ra hư hỏng ở mạch cao áp và bóng cao áp. - Đo đạc, kiểm tra, sửa chữa được các sự cố hư hỏng mạch cao áp. - Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 2.1. Chức năng mạch cao áp. 2.1.1. Sơ đồ khối và vị trí của mạch cao áp. a. Sơ đồ khối. Hình 2.1 – Sơ đồ khối tổng quát của bo cao áp Sơ đồ tổng quát của bo cao áp gồm: - Điện áp vào từ 24V đến 60V cấp cho tầng công suất. - Điện áp 12V cấp cho IC dao động và tầng đệm. - Lệnh Bright đưa đến điều khiển thay đổi độ sáng. - Lệnh Stanby điều khiển tắt mở khối cao áp. - Các đường điện áp cao thế HV cấp cho các bóng cao áp trên màn hình. Chức năng các mạch. - IC dao động có các chức năng: Tạo xung dao động điều khiển các đèn công suất hoạt động, nhận điện áp hồi tiếp để ổn định điện áp ra, thực hiện chức năng bảo vệ khi mạch có sự cố. - Các đèn công suất hoạt động ngắt mở để điều khiển dòng điện sơ cấp chạy qua các biến áp cao áp. - Các biến áp ghép giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp có số vòng dây chênh lệch 14
  16. để kích nguồn điện áp thấp vài chục vol lên hàng ngàn volt. - Mạch hồi tiếp trích một phần điện áp ra cho hồi tiếp về mạch dao động để mạch tự ổn định điện áp ra. b. Vị trí của mạch cao áp. Khối cao áp có chức năng tạo ra điện thế HV cung cấp cho các bóng cao áp trên màn hình để tạo ánh sáng nền soi sáng hình ảnh. Hình 2.2 – Vỉ cao áp trên máy SHARP Trên Tivi LCD bo cao áp thường được thiết kế trên một vỉ riêng, tuỳ theo thiết kế của từng dòng máy mà bo cao áp có thể điều khiển từ 4 đến 8 đèn cao áp. Hình 2.3 – Trên Tivi ALCD thường sử dụng kiểu chiếu sáng từ phía sau, với kiểu chiếu sáng này cho độ sáng mạnh hơn, hiệu xuất chiếu sáng tốt hơn. Các đèn cao áp trên Tivi thường được bố trí ở phía sau để tăng hiệu suất ánh sáng, tuy nhiên màn hình kiểu này sẽ có độ dầy hơn kiểu đèn thiết kế ở mép màn hình. Hình 2.4 – Các đèn cao áp của Tivi có điện áp cung cấp từ 1500V đến 3000V tuỳ theo kích thước màn hình Các đèn cao áp trên Tivi LCD được cung cấp điện áp cao từ 1500V đến 3000V AC tuỳ theo kích thước của màn hình. 2.1.2. Các dạng mạch cao áp trong màn hình thực tế. Có bốn dạng cao áp được dùng trong màn hình LCD. 15
  17. - Cao áp Buck Royer. - Cao áp đẩy kéo (lái trực tiếp) - Cao áp nửa cầu. (lái trực tiếp) - Cao áp toàn cầu. (lái trực tiếp) Hình 2.5- Bo cao áp nằm chung với bo nguồn. Hình 2.6- Mạch tạo ra điện áp rất cao từ 600V - 1000V Hình 2.7- Cao áp Buck Royer. 16
  18. Hình 2.8- Cao áp toàn cầu. Hình 2.9 - Bo cao áp nằm chung với bo nguồn. Hình 2.10 – Vỉ cao áp của Tivi SHARP 32” 17
  19. Hình 2.11 – Các linh kiện trên vỉ cao áp Hình 2.12 – Các linh kiện mặt sau của khối cao áp Các linh kiện trên vỉ cao áp (mặt sau): - IC dao động - IC khuếch đại thuật toán OP Amply - Các đèn khuếch đại đệm. - Các linh kiện trên mạch hồi tiếp. Hình 2.13 – IC dao động và Op-Amply khuếch đại áp hồi tiếp 18
  20. Hình 2.14 – Các đèn của mạch khuếch đại đệm 2.2. Sửa chữa hiện tượng ‘Máy có đèn báo nguồn xanh, nhưng không lên khung sáng’ 2.2.1. Lý thuyết liên quan. - Nhận biết hiện tượng hư hỏng. (máy có đèn báo nguồn xanh, nhưng không lên màn sáng), Máy có đèn báo nguồn mầu xanh: chứng tỏ khối nguồn và khối vi xử lý vẫn hoạt động tốt. - Không lên màn sáng => Là do khối cao áp không hoạt động. - Mất nguồn cấp cho tần công suất hoặc đèn công suất chập, bị hỏng. - Mất nguồn cấp cho IC dao động hoặc IC dao động hỏng. - Hỏng Diode zener phân cực cho các đèn Mosfet thuận. - Mất lệnh Stanby điều khiển cho phép mạch hoạt động. 2.2.2. Trình tự thực hiện. Bước 1: Tháo màn hình LCD. Bước 2: Phân tích nguyên nhân gây cho khối cao áp không hoạt động: Bước 3:  Dùng VOM kiểm tra điện áp cấp cho tầng công suất. Bước 4: Dùng VOM các đèn công suất và kiểm tra cầu chì bảo vệ. Bước 5: Kiểm tra điện áp cấp cho IC dao động. - Cần tra cứu IC để biết chân Vcc thông thường điện áp chân Vcc là 5V hoặc 12V, trong trường hợp không xác định được chân Vcc thì ta phải đo lần lượt các châ của IC; - It nhất IC có một chân Vcc phải có điện áp; - Trường hợp các chân IC mất điện áp ta cần đo điện áp ở rắc cắm từ vỉ máy lên, nếu rắc cắm vẫn có điện áp 5V hoặc 12V thì dò mạch từ vị trí điện áp đó để xác định điện trở hay cầu chì cấp nguồn vào IC để kiểm tra. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1