Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p10
lượt xem 13
download
Do vai trò như vậy, các đơn vị này đương nhiên có được các thông tin riêng, chi tiết về những ai đang làm chủ loại chứng khoán mà họ đang phục vụ. Đây không phải là lợi thế kinh doanh. Các thành viên liên quan bị cấm không được sử dụng các thông tin dạng này cho mục đích vụ lợi. Họ chỉ được sử dụng theo yêu cầu cụ thể hoặc sự cho phép của công ty phát hành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p10
- LỢI DỤNG CHỨC NĂNG ĐỂ THU VÉN CHO MÌNH Khi các công ty thành viên và cơ quan trong TCCK dám nhận các công đoạn trong hệ thống vận hành như đại diện chi trả, chuyển nhận, bảo lãnh phát hành chứng khoán,... là đã cam kết trong một quan hệ uỷ thác đối với các công ty phát hành. Do vai trò như vậy, các đơn vị này đương nhiên có được các thông tin riêng, chi tiết về những ai đang làm chủ loại chứng khoán mà họ đang phục vụ. Đây không phải là lợi thế kinh doanh. Các thành viên liên quan bị cấm không được sử dụng các thông tin dạng này cho mục đích vụ lợi. Họ chỉ được sử dụng theo yêu cầu cụ thể hoặc sự cho phép của công ty phát hành. Chẳng hạn, một đơn vị thành viên giữ nhiệm vụ chuyển nhuận transfer agent trong các giao dịch về cổ phần thường của một công ty không được liên hệ với các sở hữu chủ cổ phần đó để mồi chài hoặc thu vén riêng. CÁC HOẠT ĐỘNG MUA BÁN PHI ĐẠO ĐỨC GIAO DỊCH GIẢ TẠO Tương tự như việc đưa ra chào mua, chào bán ảo, việc dựng lên các giao dịch nguỵ tạo có thể được một sổ người sử dụng nhằm tạo các đột biến thị trường cho một loại chứng khoán nào đó ngõ hầu phục vụ cho dụng ý cá nhân. Các động tác giả artificial transactions này dù được vận dụng dưới bất cứ hình thức nào đều bị nghiêm cấm. GÀI THẾ Cũng nhằm nguỵ tạo cảm giác thị trường của một chứng khoán nào đó sôi động, cùng lúc có hai người đưa ra hai lệnh mua và bán giống hệt nhau thông qua cùng một công ty môi giới và được thực hiện. Kết quả mua bán được báo cáo trên các hệ thống thông tin nhưng kỳ thực đây chỉ là một một mánh khoé tạo xung động giá chứ không có mua bán theo cung cầu trung thực. Các cá nhân cũng có thể tự thực hiện thủ thuật này hoặc do các nhóm cùng cánh làm ăn bất chính tạo ra. Các công ty chứng khoán buộc phải lưu ý và phát hiện các lệnh đối ứng kiểu này và không được thực hiện nghiệp vụ khi biết rằng đó là một hoạt động gài thế matching. Ví dụ mua và bán cùng loại chứng khoán, cùng số lượng, gần như cùng giá tại cùng thời điểm,… MUA BÁN ĐỘT BIẾN
- Mua bán đột biến tăng lên được xác định khi một thành viên có thể cấu kết với khách hàng - thực hiện các lượng mua bán một lượng chứng khoán vượt trội, tại một thời điềm nào đó, khác xa với diễn biến bình thường, hoặc vượt quá sự cân đối nguồn tài chính của mình một cách lộ liễu. Hoạt động này có thể bị kết tội hoặc bị truy cứu đã gây nhiễu loạn thị trường. DÙNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐỂ GÂY ẢNH HƯỞNG THỊ TRƯỜNG Các công ty chứng khoán, hoặc các cá nhân, đơn vị liên quan, không được dùng tiền mua chuộc và tạo ra các bài viết, các nhận định thuận lợi theo ý mình hoặc các đề cập có dụng ý khác trên báo chí, các ấn phẩm tài chính,... Tất nhiên điều cấm kỵ này không bao gồm các quảng cáo bình thường trên các phương tiện truyền thông và được phân biệt rõ như vậy. PHAO TIN THẤT THIỆT HOẶC GÂY LẠC HƯỚNG Các nhà kinh doanh giao dịch chứng khoán bị cấm sử dụng vị thế của mình để tạo ra các trung tâm ảnh hưởng và nơi đưa ra ý kiến nhằm lung lạc khách hàng bằng việc truyền bá hoặc cung cấp các thông tin sai lạc hoặc thất thiệt phục vụ cho mục tiêu lôi kéo quần chúng mua hay bán một loại cố phiếu cụ thể nào đó. CHẠY TRƯỚC FRonT-RUNNING Hành động chạy trước liên quan tới những tình huống theo đó một nhà kinh doanh môi giới chứng khoán trong khi đang giữ một lệnh mua hay bán của khách hàng đặc biệt là các khối lượng lớn có chiều hướng làm biến đổi thị trường lại thực hiện mua hoặc bán cho mình cùng phía với lệnh của khách hàng, trước khi đưa lệnh đó ra thị trường. Nếu là lệnh mua, nhà kinh doanh môi giới không được mua riêng cho mình với giá bằng hay thấp hơn giá sau đó sẽ thực hiện cho khách hàng. Tương tự trường hợp khách hàng ra lệnh bán thì công ty đó không được bán chứng khoán cùng loại cho tài khoản công ty mình bằng hoặc cao hơn giá sau đó sẽ thực hiện cho khách hàng. ÉP GÍA CAPPING, TRỢ GÍA PEGGING, CHỐT GÍA FlXING
- Bất cứ nỗ lực chủ quan nào nhằm để tạo một áp lực làm cho giá một chứng khoán nào đó bị hãm lại ở mức thấp, hoặc đẩy giá xuống thấp hơn, được xem là hành động ép giá. Điều này bị lên án và cấm kỵ trong TTCK. Tương tự các tác động chủ ý nhằm để duy trì một giá cao giả tạo hoặc chốt giá ổn định một cách không bình thường đối với một chứng khoán đều là các hành vi sai phạm và bị cấm. Bên cạnh các biện pháp giám sát và duy trì sự tuân thủ các điều cấm cụ thể trên đây, có thể nói, toàn bộ TTCK được vận hành dựa vào một hệ thống nghiệp vụ, kỹ thuật, quy phạm,... được chuẩn hoá cao độ. Các hoạt động trong TTCK hầu như tất cả đều dựa trên những "đường ray" theo một trật tự ăn khớp nhau. Sự tinh tế và nhạy cảm phát đi từ hiệu lực của hệ thống. .. giúp cho người ta có thể đo được độ trung thực theo yêu cầu "fair play" cho cả những thương vụ cực kỳ ngắn dù phải tính bằng giây. Tính kỷ luật trong TTCK do được thể hiện từ các chuẩn mực chuyên sâu và cương kỷ như vậy, người đầu tư khi giao dịch trong thị trường này cần thiết phái nhờ đến chuyên viên tư vấn hoặc các broker. Các rủi ro trong đầu tư chứng khoán - Tự biết mình. - Nhu cầu nào mua loại đó. - Các rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Có lẽ cần phải nói thật sớm rằng khi mua cổ phần công ty hoặc tại thị trường chứng khoán TTCK là ta đã bỏ vốn ra làm ăn chứ không phải bỏ ống hay gởi tiết kiệm. Chuyện tưởng đơn giản như thế mà hiện nay - và biết đâu sẽ còn lâu nữa - làm nhiều công ty đã cổ phần hoá đang phải nhức đầu… Bối cảnh có thể là những người lao động, tay làm hàm nhai, ki cóp những đồng bạc dành dụm khó khăn đi mua cổ phần công ty. Cũng có thể đó là những người khá hơn, chỉ vì suy nghĩ quá đơn giản nên đã đinh ninh rằng sở hữu công ty rồi là bảnh lắm, cứ "tới kỳ là có bánh mì"... Nhưng có trường
- hợp đã tới mấy kỳ mà chẳng thấy "bánh mì"! Công ty vừa cổ phần hoá xong thì khủng hoảng khu vực ập đến. Kết quả cân đối âm, đành phải cắn vào đuôi mà tồn tại, lấy lời đâu để mà chia? Bức bách quá quý vị ấy đi bán cổ phần. Lại gặp ê chề: chấp nhận bán lỗ cũng không phải dễ tìm được người mua. Thế là tàn một giấc mơ?. . . Chưa chắc. Hãy đợi đấy... TỰ BIẾT MÌNH: Nếu ta tạm quên TTCK - hoặc giả sử cơ chế thị trường này còn lâu mới thành hiện thực - thì hành động mua cổ phần chẳng khác nào một quyết định hùn hạp kinh doanh. Do đó phải tính tới yếu tố lời ăn lỗ chịu. Liệu cơm gắp mắm hoặc lượng sức mình là điều cần thiết. Mua cổ phần là tham gia vào loại hình hoạt động kinh tế thứ ba của thị trường - Loại thứ nhất là tư doanh sole proprietorship; loại thứ hai là hợp danh partnership và loại thứ ba là công ty hợp vốn corporation. Đó là một loại hình làm ăn dài hơi và đầy biến động, có khi bất trắc không chừng. Quyền định đoạt của người tham gia sau khi bỏ đồng vốn vào đó có khi chỉ còn một phần triệu hay nhỏ hơn. Điều này gần đồng nghĩa với khả năng bị lệ thuộc hay mất quyền tự chủ - cho đến khi nào chưa có một TTCK hữu hiệu. Tự biết mình là khả năng nhận ra được mong đợi riêng của một cá nhân khi đặt mình vào cuộc chơi đó. Do vậy mà sẽ chẳng quá đáng nếu có thể nói mua cổ phần công ty là để mong khám phá hơn chứ không phải để kiếm sống. Vậy thì mình là ai? Làm buổi sáng đong gạo buổi chiều, nuôi con nhỏ mẹ già, chuẩn bị cho một phương trình đại học, sắp lập gia đình, xây nhà, về hưu, ... nay mai sẽ cần một khoản tiền nhất định, thì hãy cân nhắc trước khi mua cổ phần. Ngoại trừ trường hợp được ưu đãi nếu không việc giảm giá vài chục phần trăm cũng đừng nên vội, đừng vội ... Đôi khi hỏng chuyện ngay ở chỗ tiếc của rẻ này. Việc mua hàng giảm giá đó có thể không có ý nghĩa gì
- nếu chỉ vì do ta bị cuốn vào chứ không phải do một quá trình tính toán và quyết định. NHU CẦU NÀO MUA LOẠI ĐÓ Tiền đầu tư vào cổ phần phải là tiền dư của để. Đó là món tiền cần thiết phải được quản lý một cách hiệu quả để kiếm của sinh lời. Lượng tiền nào không dùng cho các nhu cầu sinh sống cơ bản và cũng không nằm trong kế hoạch sử dụng ngắn hạn. Thể trạng tâm lý vững vàng và một khả năng nhận thức tối thiểu về kinh tế là những yêu cầu cần thiết. Bởi vì không thể có chuyện "không biết đâu... bắt đền” khi có một sự trì trệ hoặc thậm chí mất trắng xảy ra. Nếu ta không được như vậy thì tốt nhất nên chọn một cách đầu tư khác dựa vào thế thủ - từ vừa vừa cho tới gần như chắc cú - đó là mua cổ phần ưu đãi, mua trái phiếu nhà nước, trái phiếu đô thị, trái phiếu công ty hoặc gởi tiết kiệm. Cách đầu tư sau an toàn hơn, bảo đảm tới kỳ là có lãi để chi dùng và tính được thời gian lấy vốn ra. Ngoại trừ cổ phần ưu đãi thì không được vì đây là dạng đã dấn thân vào sân chơi nhưng còn "thủ công", không chịu thắng thua mà chỉ muốn “lấy xâu”. Ở đây quy luật thị trường thể hiện rất rõ, rủi ro ít nhận được lợi ít và ngược lại. Rủi ro risk trong đầu tư không nên được hiểu theo nghĩa "liều" thông thường, mà phải được quan niệm là sự suy tính xa hoặc, dễ hiểu hơn, đó chính là sự mạo hiểm. Riêng trong TTCK, một nguyên tắc hành xử bắt buộc, mà các thành viên chuyên nghiệp phải tuân thủ, đó là phải điều tra thật kỹ lưỡng tình trạng nhân thân, tình hình tài chính, nhu cầu của người đầu tư trước khi mở tài khoản cho họ mua chứng khoán. Nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán
- nào không trưng ra được bằng chứng là mình đã thực hành tận tuỵ thủ tục nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật. THUỘC BÀI RỦI RO Gọi là đầu tư nghĩa là đã chơi trò chơi trí tuệ. Nhưng thói thường, khi say sưa nghĩ đến chiến thắng người ta dễ rơi vào trạng thái mất cảnh giác. Họ quên rằng tài thao lược của họ, hoặc ngay cả của các chuyên gia cố vấn cho họ, có thể bị "vô hiệu" bất cứ lúc nào tại hàng chục cửa ải, và nếu bất phước có ông kẹ rủi ro xuất hiện thì chí nguy. Do đó mà đừng quên nghĩ đến những thực tế phũ phàng, để thay vì “ngẫm lại mà đau” ta chấp nhận nó như là một “thứ đau thương”. Tốt hơn hết người đầu tư cần nằm lòng càng nhiều rủi ro sau đây càng tốt: Rủi ro lạm phát: Trước tiên là khả năng kiếm lời không đuổi kịp sự mất giá của đồng tiền đã bỏ ra đầu tư. Và khi sức mua của đồng bạc giảm sút do giá tiêu dùng tăng sẽ kéo theo lãi suất tăng. Tác động của lạm phát lên cổ phần và cổ phiếu, theo đó, thể hiện ở nhiều chừng mực khác nhau và rất phức tạp. Khái quát có thể nên biết rằng các trái phiếu càng dài hạn càng bị mất giá nhiều hơn loại ngắn hạn, các cổ phần thuộc về các công ty tiện ích có thể bất lợi vì không dễ tăng giá, cổ phần ưu đãi bị mất giá nhiều so với cổ phần thường, … Rủi ro bị cụt vốn: Nhà đầu tư – đặc biệt là trong TTCK- có thể bị mất một phần hoặc toàn bộ vốn đã bỏ ra do tiên đoán trật, hoặc do những hoàn cảnh bất lợi ập đến từ bên ngoài chứ không phải vì sức khoẻ công ty. Ví dụ một ảnh hưởng tâm lý xa lánh, tẩy chay đối với một sản phẩm hay ngành sản xuất, sự thay đổi tập quán tiêu dùng,..
- Rủi ro do chọn nhầm đối tượng: Người ta vẫn có thể bị lầm lẫn trước một quyết định tồi, ngay cả khi mọi thứ đã bày công khai ra trước mắt. Sự chủ quan hoặc hời hợt có thể cũng xui khiến ta làm sai mong đợi. Đó là lúc người đầu tư quyết định khi mua phải một loại chứng khoán không sinh lợi hoặc thậm chí lỗ. Rủi ro do bất phùng thời: Mua hoặc bán cổ phần hoặc chứng khoán sai thời điểm cũng được xem là một rủi ro vì nó có thể dẫn đến lỗ lã hoặc bị hớ giá mất ăn. Bán quá bèo hoặc mua quá cao ngay ở các ngưỡng biến động có khi là một thiệt hại đáng kể. Rủi ro về lãi suất: Người ta còn gọi đây là rủi ro mất khả năng tái đầu tư. Loại rủi ro này thường xảy ra đối với người đầu tư vào chứng khoán có thu nhập đều đặn, do họ không thể dùng tiền lãi hoặc tiền gốc để mua lại loại chứng khoán cùng mức cũ. Khi lãi suất thị trường tăng, giá thị trường của các chứng khoán có thu nhập ổn định sẽ giảm. Các trái phiếu dài hạn và cổ phiếu ưu đãi bị rủi ro cao nhất do bị mất giá. Ngược lại các chứng khoán ngắn hạn, do sẽ được đáo hạn trong một thời gian ngắn, khả năng tái tạo nhanh, nên không bị ảnh hưởng nhiều so với biến động của lãi suất cổ phần thường cũng sẽ có biến động mặc dù mối liên hệ không có gì là rõ ràng. Rủi ro do biến động thị trường market risk: Là do áp lực của thị trường TTCK - làm cho giá trị đầu tư bị biến động xấu, bị sụt giảm một phần. Rủi ro này gây thiệt hại nhiều với các loại chứng khoán có độ biến động ví dụ hệ số biến động beta của Mỹ cao hơn trung bình, và thấp nhất đối với các loại chứng khoán ổn định, ví dụ trái phiếu kho bạc Nhà Nước. Tuy nhiên các rủi ro do biến động không gây tác hại đáng kể đối với những người đầu tư có ý định cầm giữ lâu dài.
- Rủi ro về tài chính: Đây là rủi ro trực tiếp và đôi khi thảm hại do công ty phát hành làm ăn thất bại hoặc phá sản, đe doạ người đầu tư thiệt hại một phần hoặc mất trọn số tiền đã bỏ ra mua chứng khoán. Rủi ro về khả năng thanh khoản: Khi người đầu tư muốn bán một lượng chứng khoán đang sở hữu, .không phải ông ta luôn luôn có thể thực hiện theo một thời điểm như ý mình. Đối với các chứng khoán có thị trường lạnh nhạt dễ gây khó khăn cho người đầu tư khi họ muốn thanh lý vị thế của mình. Hiện tượng “dội chợ” này được xem là một rủi ro vì muốn thanh lý có khi phải chịu một khoản giảm giá đáng kể. Rủi ro pháp chế: Sự thay đổi của luật pháp hiện hành có thể tác động xấu đến một số hoạt động đầu tư đang tồn tại. Sự thay đổi về chính sách của chính phủ cũng có thể là rủi ro của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây lại chính là công cụ điều hành vĩ mô của Nhà nước. Ngoài ra còn phải kể đến loại rủi ro do ảnh hưởng dây chuyền hoặc lây lan, ví dụ như các cơn trào khủng hoảng. Một sự kém hiệu quả của bộ máy và thị trường cũng có thể gây nên thiệt hại cho người đầu tư. Một thực tế có tính đúc kết là mua cổ phiếu của công ty vào thời điểm TTCK chuẩn bị ra đời thường rất dễ thắng. Bởi vì trong giai đoạn này chứng khoán ít, trong khi lượng cầu chứng khoán thì sẽ gia tăng liên tục trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên người mua phải đủ sức cầm cự trong một thời gian có thể dài. Những biến động bất lợi đoản kỳ chưa phải là chiều hướng xác quyết của một loại cổ phiếu nào đó. Như ta đã phân tích loại rủi ro do chọn sai thời điểm - ví dụ cần tiền bán quá sớm - có thể gây thiệt hại đáng kể. Vậy ta tạm mượn "niệm khúc" của dân "xoè" để ví von minh hoạ: "cờ bạc ăn về sáng" là vậy.
- Một đặc điểm khác cũng cần nêu để người mua chứng khoán tham khảo, đó là mua cổ phiếu mà chỉ nghĩ tới cổ tức cao thấp thôi thì chưa phải là dân chơi! Làm chủ ai lại đi đòi hưởng "lương"!. Cổ tức chẳng qua chỉ là một dạng "sinh hoạt phí". Phần thưởng do đầu tư mang lại nằm chủ yếu ở giá trị gia tăng. Nhưng khoản này lại không thể nào có sớm được trong vài ba năm đầu đối với 1 doanh nghiệp mới được tạo lập hoặc tái cấu trúc. Cũng cần xác định bản lĩnh cho một chuyến về không hoặc may mắn hơn chỉ vớt vát "đủ trả tiền xe", chữ "ngờ" thật khó học, cho nên mới luôn có kẻ khóc người cười. Chẳng hạn vụ bò điên làm ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến thịt bò bên Anh điêu đứng, những tay kếch xù nhanh chóng bị mất trắng, thì ngược lại, một số ông chủ cà tàng nuôi đà điểu có thể bỗng chốc lên hương, đơn giản từ một nhận định có tính tình thế đăng trên báo: thịt đà điểu thay thịt bò! Mua cổ phần là một hoạt động đầu tư trực tiếp. Đó là kết quả của một chuỗi tìm hiểu, cân nhắc và suy tính, gồm cả động tác sờ lại túi mình. Không nên quyết định như đi mua trứng cút. Ai muốn "cho khoẻ" thì đi gởi tiết kiệm. Hoặc có máu đầu tư mà ghét suy nghĩ "rắc rối quá" thì nên nhờ đến các nhà phân tích và cố vấn đầu tư. Và hãy thử, ngay trong các đợt cổ phần hoá rầm rộ, quý vị tham khảo xem sẽ quyết định thế nào để có dịp sử dụng những đồng tiền còn ướt mồ hôi của mình một cách hiệu quả nhất. Môi trường đầu tư Định nghĩa: môi trường đầu tư là các điều kiện, các yếu tố về kinh tế, xã hội, pháp lý, tài chính, hạ tầng cơ sở và các yếu tố liên quan khác mà trong đó các quá trình hoạt động đầu tư được tiến hành. Vì sao lại phải tìm hiểu, xem xét đánh giá môi trường đầu tư?
- Trong cuốn "Những nguyên tắc vàng trong kinh doanh chứng khoán - Những bí quyết để thành công" Golden rules on Securities Business- Secret for Success André Kastolauy đã nói: Để có giá cổ phiếu tăng cần có các yếu tố tích cực sau: Mức lạm phát duy trì thấp o Mức lãi suất tiền gửi giảm o Nền kinh tế tăng trưởng một cách ổn định o Tỷ giá hối đoái USD ổn định o Cũng trong sách đã dẫn có viết: Thị giá cổ phiếu sẽ tăng trong giai đoạn thịnh vượng của chu kỳ thăng trầm kinh tế, cụ thể lúc đó: Các yếu tố sản xuất được tận dụng triệt để o Đầu tư tư nhân gia tăng o Gia tăng thu nhập của toàn nền kinh tế o Thu nhập quốc dân tăng o Mức tăng tiêu dùng bị khống chế, mức tích luỹ vốn được khuyến o khích. Thị giá cổ phiếu sẽ giảm trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ thăng trầm kinh tế, khi đó: Đầu tư tư nhân chững lại và bị giảm mạnh o Doanh lợi của doanh nghiệp bị suy giảm kéo theo o Số lượng doanh nghiệp phá sản ngày càng tăng o Lượng thất nghiệp cao, tiền tích luỹ giảm mạnh o Đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường cấp vốn, do đó o Mức lãi suất tiền gửi tăng, gây luồng vốn chuyển từTTCK sang TT o tiền tệ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển
100 p | 121 | 32
-
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p1
10 p | 108 | 12
-
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p8
10 p | 80 | 12
-
Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trình độ: Cao đẳng) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
261 p | 46 | 10
-
Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Nghiệp vụ bán hàng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Năm 2020)
71 p | 14 | 9
-
Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Kinh doanh thương mại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
71 p | 29 | 9
-
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p9
10 p | 85 | 8
-
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p7
10 p | 84 | 8
-
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p2
10 p | 59 | 8
-
Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
101 p | 21 | 7
-
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p4
10 p | 91 | 7
-
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p3
10 p | 61 | 7
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trình độ: Cao đẳng nghề) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
260 p | 21 | 6
-
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p5
10 p | 63 | 6
-
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p6
10 p | 91 | 6
-
Giáo trình Cơ sở hình thành giá cả: Phần 1
167 p | 11 | 4
-
Giáo trình Khởi sự doanh nghiệp (Ngành: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
202 p | 8 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn