Giáo trình Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
lượt xem 6
download
Giáo trình "Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng)" biên soạn với mục tiêu giúp người học nhận dạng được bộ chế hòa khí và tên gọi các chi tiết của bộ chế hòa khí; tháo bộ chế và bảo dưỡng bên ngoài được bộ chế đúng quy trình, quy phạm, đúng yêu cầu kỹ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
- GIÁO TRÌNH Tên mô đun 14 : SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ NGHỀ CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐ-KTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động kỹ thuật và hội nhập. Bộ Lao Động thương Binh và Xã Hội đã ban hành chương trình khung Cao Đẳng Nghề, Trung Cấp Nghề Công Nghệ Ô Tô. Là một Trường đã có bề dày hơn 55 năm đào tạo nghề của Tỉnh Bình Định, khu vực Miền trung và Tây nguyên, với quy mô trang thiết bị luôn được đầu tư mới; năng lực đội ngũ giáo viên ngày càng được tăng cường. Việc biên soạn giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo của nhà Trường, đáp ứng yêu cầu mục tiêu của chương trình khung do Bộ LĐTB và XH ban hành cũng nhằm đáp ứng các yêu cầu sau đây: ● Yêu cầu của người học. ● Nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực nghề Công nghệ ô tô. ● Cung cấp lao động kỹ thuật cho Doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường trong thời gian qua các giáo viên trong khoa Công nghệ ô tô đã dành thời gian tập trung biên soạn giáo trình, cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề. Nội dung giáo trình có thể đáp ứng để đào tạo cho từng cấp trình độ và có tính liên thông cho 3 cấp trình độ (Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng). Mặt khác nội dung của mô đun phải đạt được các tiêu chí quan trọng theo mục tiêu, hướng tới đạt chuẩn quốc tế cho nghề Công nghệ ô tô. Vì thế giáo trình mô đun đã bao gồm các nội dung như sau: ● Trình độ kiến thức ● Kỹ năng thực hành ● Tính quy trình trong công nghiệp ● Năng lực tự chủ và trách nhiệm ● Phẩm chất văn hóa nghề được đào tạo. Trong quá trình biên soạn giáo trình Khoa đã tham khảo ý kiến từ các doanh nghệp trong nước, chuyên gia các trường Đại học, Học viện... Nhóm tác giả đã hết sức cố gắng để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất. Do thời gian hoàn thành giáo trình khá gấp rút nên không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, các bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Bình Định, tháng 3 năm 2018 Tác giả Lý Xuân Đính 3
- Nội dung Trang Lời giới thiệu...................................................................................... 3 Bài 1: Nhận dạng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa 5 khí……………….……………………………………………...... Bài 2: Sửa chữa mạch phun chính và mạch làm đậm của bộ chế hòa khí hiện đại ………………………………………………………… 9 Bài 3: Sửa chữa mạch không tải của bộ chế hòa khí hiện 14 đại……….. Bài 4: Sửa chữa mạch tăng tốc của bộ chế hòa khí hiện đại 17 ………... Bài 5: Nhận dạng hệ thống phun xăng điện tử trên ô 19 tô………………... Bài 6: Nhận dạng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu 22 diesel………. Bài 7: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp tập trung PE 25 …………... Bài 8: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp phân phối VE…..……… 32 Bài 9: Sửa chữa và bảo dưỡng vòi phun cao áp 37 ………….…..……… Bài 10: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp và vòi phun kết hợp GM………………………………………………………………....... 40 Bài 11: Đặt bơm cao áp và vận hành động 48 cơ……………………...... Bài 12: Nhận dạng bơm cao áp điều khiển bằng điện tử 51 ……………. Bài 13: Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa bơm cao áp điều khiển bằng điện tử 57 ………………………………………………………..………. 4
- BÀI 1 : NHẬN DẠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ Mã bài: MĐ 14-01 GIỚI THIỆU: Để tiến hành bảo dưỡng hay sửa chữa động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí thì việc đầu tiên phải nhận dạng được động cơ đó. Khi đã nhận biết được xe thuộc động cơ gì và động cơ thuộc loại nào thì việc bảo dưỡng, sửa chữa mới chính xác và đạt hiệu quả. Bài nhận dạng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí sẽ trình bày những kiến thức liên quan về bộ chế hòa khí và quy trình tháo lắp bộ chế hòa khí. MỤC TIÊU - Nhận dạng được bộ chế hòa khí và tên gọi các chi tiết của bộ chế hòa khí. - Tháo bộ chế và bảo dưỡng bên ngoài được bộ chế đúng quy trình, quy phạm, đúng yêu cầu kỹ thuật. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận và có trách nhiệm trong công việc. NỘI DUNG 1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí. 1.1.1. Nhiệm vụ: Tạo hỗn hợp đốt cho động cơ, đảm bảo lượng và đúng tỷ lệ khí hỗn hợp phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. 1.1.2. Yêu cầu: - Xăng phải được lọc sạch nước và các tạp chất. - Lượng nhiên liệu phải thường xuyên, liên tục. - Tỷ lệ hỗn hợp phải phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. 5
- - Lượng hỗn hợp cung cấp cho các xi lanh phải đồng đều. 1.1.3. Phân loại: - Theo họng khuếch tán: + Bộ chế hòa khí một họng. + Bộ chế hòa khí hai họng. - Theo cấu tạo: + Bộ chế hòa khí đơn giản. + Bộ chế hòa khí hiện đại. 1.2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí: 1.2.1. Sơ đồ cấu tạo: Hình 1 .1. Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hoà khí 1. Thùng xăng 7. Vòi phun 2. Bộ lọc sơ cấp 8 Bầu lọc gió 3. Bơm xăng 9. Họng khuếch tán 4. Bộ lọc thứ cấp 10. Xi lanh 5. Phao xăng 11. Ống giảm thanh 6. Van kim 1.2.2. Nguyên tắc hoạt động: Khi động cơ làm việc, bơm xăng hút xăng từ thùng chứa, xăng qua bầu lọc đưa tới buồng phao của bộ chế hoà khí, ở kỳ hút Pít tông từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới tạo sự giảm áp trong xi lanh, hút không khí qua bầu lọc 6
- gió vào họng khuếch tán, tại đây vận tốc dòng không khí tăng cao và áp suất giảm, tạo sự chênh lệch áp suất giữa buồng phao và họng khuếch tán. Do sự chênh áp, xăng được hút lên qua vòi phun chính và được phun vào họng khuếch tán, xăng gặp dòng không khí có vận tốc lớn, bị xé tơi thành các hạt nhỏ, hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp khí, qua xupáp hút đi vào buồng đốt của động cơ . Khi bướm ga mở lớn hỗn hợp vào nhiều, động cơ quay nhanh và ngược lại. Cụm phao và van kim có nhiệm vụ duy trì mực xăng cố định trong buồng phao, đảm bảo tỷ lệ hỗn hợp nhiên liệu cung cấp cho động cơ. 1.3. Nhận dạng các bộ phận và chi tiết của hệ thống: Nhận dạng các chi tiết của hệ thống nhiên liệu: Thùng chứa, bơm xăng, lọc xăng, lọc gió, họng khuếch tán, phao xăng, van kim, vòi phun,… 1.4. Tháo lắp, nhận dạng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí: 1.4.1. Quy trình tháo các bộ phận ra khỏi động cơ: - Bước 1: Xả xăng ở thùng chứa. - Bước 2: Tháo thùng chứa xăng. - Bước 3: Tháo các đường ống dẫn xăng. - Bước 4: Tháo dẫn động ga, dây kéo bướm gió, ống hạn chế tốc độ vòng quay. - Bước 5: Tháo bộ chế hòa khí. - Bước 6: Vệ sinh các chi tiết. 1.4.2. Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài: - Sau khi tháo các bộ phận của hệ thống nhiên liệu liệu ta dùng giẻ lau và máy nén khí để làm sạch các chi tiết, các bộ phận - Quan sát tổng quát các bộ phận của hệ thống nhiên liệu liệu - Nhận biết các bộ phận, vị trí lắp ghép và mối liên hệ giữa các bộ phận trên hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí. - Nhận biết phần nắp, thân, đế bộ chế hòa khí - Tiến hành kiểm tra bên ngoài các bộ phận của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí) bằng mắt hoặc thiết bị kiểm tra. 1.4.3. Quy trình lắp các bộ phận lên động cơ: Sau khi tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thì ta lắp các chi tiết. Quá trình lắp ngược lại với quá trình tháo. * Thực hành: - Tháo bộ chế hòa khí trên xe Kia Concord 1992. - Vệ sinh các chi tiết. - Lắp lại bộ chế hòa khí. 7
- * Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Nhận dạng đúng bộ chế hòa khí và tên gọi các chi tiết của bộ chế hòa khí. - Tháo bộ chế và bảo dưỡng bên ngoài được bộ chế đúng quy trình, quy phạm, đúng yêu cầu kỹ thuật. * Ghi nhớ: - Đặc điểm cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ chế hòa khí - Quy trình kỹ thuật tháo lắp của bộ chê hòa khí * Câu hỏi bài tập: Câu 1: Bộ chế hòa khí sẽ nạp nhiên liệu vào động cơ thông qua cơ cấu nào? Câu 2: Nêu những bộ phận chính của bộ chế hòa khí? Câu 3: Lượng hỗn hợp nhiên liệu được cung cấp vào động cơ vào chế độ hoạt động nào của xe thì sẽ thay đổi? (Khi nào phun nhiều, khi nào phun ít?) 8
- BÀI 2: SỬA CHỮA MẠCH PHUN CHÍNH VÀ MẠCH LÀM ĐẬM CỦA BỘ CHẾ HÒA KHÍ HIỆN ĐẠI Mã bài: MĐ 14-02 GIỚI THIỆU: Mạch phun chính và mạch làm đậm là hai mạch quan trọng và chủ đạo của bộ chế hòa khí. Trong đó mạch phun chính là mạch làm việc nhiều nhất của bộ chế hòa khí trong suốt quá trình hoạt động. Nội dung của bài sửa chữa mạch phun chính và mạch làm đậm của bộ chế hòa khí hiện đại sẽ cung cấp những nội dung về cấu tạo, hoạt động, tháo lắp và sửa chữa các hư hỏng của hai mạch trên. MỤC TIÊU: - Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc làm việc của mạch phun chính, mạch làm đậm bộ chế hòa khí hiện đại. - Kiểm tra, sửa chữa được mạch phun chính, mạch làm đậm bộ chế hòa khí hiện đại đúng yêu cầu kỹ thuật. - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. NỘI DUNG: 2.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của mạch phun chính: 2.1.1 Cấu tạo: Trong mạch có thêm lỗ không khí thông từ phía trên họng khuếch tán tới phía sau giclơ xăng chính. 9
- Hình 2.1. Hệ thống phun chính. 2.1.2. Nguyên lý làm việc: Khi động cơ hoạt động có tải (bướm ga mở một phần), lưu lượng không khí qua họng tăng và độ chân không tại họng khuyếch tán tăng cao. Độ chân không lớn hút nhiên liệu qua gíclơ xăng chính, đồng thời cũng hút không khí qua đường không khí vào phía sau gíclơ chính xăng chính, làm giảm chênh lệch áp suất giữa phía trước và phía sau giclơ chính nên hạn chế lượng xăng phun ra qua gíclơ chính làm cho khí hỗn hợp loãng đi. Ngoài ra lượng không khí vào sau giclơ xăng chính hoà trộn với xăng trong vòi phun thành hỗn hợp thể bọt xăng (nhũ tương) khi được phun ra khỏi vòi phun chính sẽ hoà trộn tốt với không khí tạo khí hỗn hợp phù hợp với chế độ tải sử dụng. Chú ý: Để tạo nhiều bọt xăng, làm hỗn hợp hoà trộn tốt người ta làm ống không khí và ống xăng phía sau gíclơ xăng chính, ống không khí được nối thông với khoang không khí phía trên họng khuếch tán, ống không khí và ống xăng được nối thông với rãnh bọt xăng bằng những lỗ khoan nhỏ. 10
- Hình 2.2. Ống không khí phía sau giclơ xăng chính 2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của mạch làm đậm. 2.2.1. Cấu tạo: Mạch làm đậm dẫn động bằng cơ khí gồm có gíclơ làm đậm (giclơ tiết kiệm) và van làm đậm được dẫn động từ trục bướm ga qua hệ thống thanh kéo. Hình 2.3. Hệ thống làm đậm dẫn động cơ khí 2.2.2. Nguyên tắc hoạt động: Ở chế độ tải trung bình van làm đậm đóng, xăng chỉ được cấp vào vòi phun qua giclơ xăng chính. Khi bướm ga mở lớn từ 3/4 trở lên, qua dẫn động 11
- cần nối, cần kéo, cần đẩy làm van làm đậm mở, nhiên liệu qua van, qua giclơ làm đậm bổ xung cho vòi phun chính, làm hỗn hợp đậm đặc hơn để động cơ có công suất tối đa 2.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng mạch phun chính và mạch làm đậm: 2.3.1 Nguyên nhân làm đậm hỗn hợp khí: - Giclơ xăng chính bị mòn rộng. - Giclơ xăng chính lắp không chặt trên lỗ. - Điều chỉnh van làm đậm mở quá sớm (khi bướm ga mở chưa đến 85%) - Bướm gió mở không hết làm tăng độ chân không họng chế hoà khí. - Mức nhiên liệu quá cao, do nhiều nguyên nhân: + Điều chỉnh lưỡi gà trên phao xăng quá thấp. + Phao xăng bị thủng, bẹp. + Lò xo giảm chấn trên phao xăng bị mất, hỏng. + Kim van buồng phao và đế van bị mòn hoặc đóng không kín. 2.3.2 Nguyên nhân làm nhạt hỗn hợp khí: - Giclơ xăng chính bị tắc do bụi bẩn, keo xăng bám trên thành. - Giclơ không khí chính bị mòn rộng - Điều chỉnh van làm đậm quá muộn. - Hở các đệm giữa thân với đế bộ chế hoà khí, giữa đế chế hoà khí với cổ góp nạp, giữa đường nạp với nắp máy, đều làm không khí đi tắt qua bộ chế hoà khí đi vào động cơ, gây nhạt hỗn hợp khí. - Mức nhiên liệu trong buồng phao bị thấp nguyên nhân do điều chỉnh van kim quá cao hoặc kẹt van kim trong đế van. 2.4. Sửa chữa mạch phun chính: - Trước khi kiểm tra, sửa chữa cần phải làm sạch các chi tiết. - Các bề mặt lắp ghép nếu không phẳng thì đem rà hoặc mài phẳng hoặc thay đệm nếu không sử dụng lại được nữa 2.4.1. Trình tự tháo lắp mạch làm đậm: - Tháo nắp bộ chế hòa khí - Tháo goăng đệm giữa nắp và thân - Tháo dẫn động ga với bơm gia tốc - Tháo pittông bơm gia tốc - Tháo phao xăng - Tháo các giclơ xăng, giclơ không khí 12
- - Tháo ổ đặt van kim 3 cạnh - Tháo hệ thống phun chính - Tháo tách rời thân và đáy bộ chế hòa khí 2.4.2. Sửa chữa mạc phun chính, mạch làm đậm: 2.4.2.1 Sửa chữa mạch phun chính: - Tháo và kiểm tra chi tiết: Vòi phun, các gíclơ và các ống nhũ tương, xếp bậc. - Sửa chữa: Các gíc lơ và các ống nhũ tương, xếp bậc. - Lắp và điều chỉnh: Vòi phun chính. 2.4.2.2 Sửa chữa mạch làm đậm: - Tháo và kiểm tra chi tiết: Pít tông, xi lanh và các cần dẫn động - Sửa chữa: Các cần dẫn động, thay pít tông. - Lắp và điều chỉnh: Cơ cấu làm đậm. * Thực hành: - Tháo lắp phun chính, mạch làm đậm của bộ chế hòa khí xe UOAT, xe ZIL 130, xe Kia Concord 1992. - Kiểm tra, sửa chữa mạch phun chính, mạch làm đậm của bộ chế hòa khí xe xe UOAT, xe ZIL 130, xe Kia Concord 1992. * Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc làm việc của mạch phun chính, mạch làm đậm bộ chế hòa khí hiện đại. - Kiểm tra, sửa chữa được mạch phun chính, mạch làm đậm bộ chế hòa khí hiện đại đúng yêu cầu kỹ thuật. * Ghi nhớ: - Tháo lắp mạch phun chính và mạch làm đậm. - Những hư hỏng và cách kiểm tra, sửa chữa mạch phun chính và mạch làm đậm. * Câu hỏi bài tập: Đánh dấu đúng hoặc sai vào các câu hỏi sau: STT CÂU HỎI TRẢ LỜI 1 Khi mạnh làm đậm làm việc thì mạch phun chính không phun nữa. 2 Mạch phun chính làm việc phần lớn thời gian khi động cơ hoạt động. 13
- 3 Khi bướm ga mở ¾ trở lên thì mạch làm đậm mới làm việc. 4 Chỉ có xăng mới phun ra vòi phun chính còn không khí sẽ trộn với xăng tại họng khuếch tán BÀI 3: SỬA CHỮA MẠCH KHÔNG TẢI CỦA BỘ CHẾ HÒA KHÍ HIỆN ĐẠI Mã bài: MĐ 14-03 GIỚI THIỆU: Nội dung của bài sửa chữa mạch không tải của bộ chế hòa khí hiện đại sẽ cung cấp những nội dung về cấu tạo, hoạt động, tháo lắp và sửa chữa các hư hỏng của mạch không tải. Rèn luyện kỹ năng bảo dưỡng, và điều chỉnh chế độ garăngti cho động cơ chạy ổn định. MỤC TIÊU: - Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của mạch không tải. - Kiểm tra, sửa chữa được mạch không tải đúng yêu cầu kỹ thuật. 14
- - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận và có trách nhiệm trong công việc. NỘI DUNG: 3.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của mạch không tải. 3.1.1. Cấu tạo: Hình 3.1. Hệ thống không tải 3.1.2. Nguyên lý làm việc: - Khi chạy không tải bướm ga đóng gần kín. Độ chênh lệch áp suất ở họng khuyếch tán với buồng phao thấp (ΔP thấp), không đủ hút xăng qua vòi phun chính. Lúc này độ chân không dưới bướm ga lớn hút không khí qua gíclơ không khí vào đường khí không tải đồng thời hút xăng qua gíclơ chính, gíclơ không tải. Xăng gặp không khí và hoà trộn với không khí tạo thành bọt xăng (nhũ tương) trên đường không tải. Bọt xăng theo mạch phun vào lỗ phun không tải dưới bướm ga (O1). Lúc này lỗ trên bướm ga (O2) có tác dụng bổ sung không khí làm cho hỗn hợp không quá đậm. - Lỗ chậm (O2) nằm phía trên lỗ phun không tải (O1) là lỗ quá độ (chuyển tải), khi bướm ga mở lớn dần, chuyển sang chế độ chạy chậm cả hai lỗ phun đều nằm dưới bướm ga nên hỗn hợp được phun ra cả hai lỗ phun làm tăng hỗn hợp cung cấp giúp cho động cơ chuyển từ chế độ không tải sang chế độ chạy chậm ổn định. (Hình 3.1) - Vít điều chỉnh dùng để điều chỉnh tiết diện của lỗ phun không tải, qua đó điều chỉnh lượng hỗn hợp xăng ở chế độ không tải chuẩn.(chỉnh garăngti) 15
- Hình 3.2. Mạch nhiên liệu chạy tốc độ thấp 3.2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng mạch không tải: Chế độ chạy không tải không ổn định. Nguyên nhân: + Hiệu chỉnh vít xăng, vít gió của mạch không đạt yêu cầu. + Mạch xăng không tải bị tắc nghẽn. 3.3. Sửa chữa mạch không tải: 3.3.1. Trình tự tháo lắp hệ thống không tải: -Bước 1:Tháo nắp bộ chế hòa khí - Bước 2: Tháo goăng đệm giữa nắp và thân - Bước 3: Tháo dẫn động ga với bơm gia tốc - Bước 4: Tháo pit tông bơm gia tốc - Bước 5: Tháo phao xăng - Bước 5: Tháo các giclơ xăng, giclơ không khí - Bước 6: Tháo tách rời thân và đáy bộ chế hòa khí 3.3.2. Sửa chữa: - Tháo và kiểm tra chi tiết: giclơ, ống nhủ tương. - Sửa chữa: Các thanh dẫn động, giclơ và ống nhủ tương. - Lắp và điều chỉnh: Hệ thống không tải. * Thực hành: - Tháo lắp, nhận dạng mạch không tải xe UOAT, xe ZIL 130, xe Kia Concord 1992. - Kiểm tra, điều chỉnh chế độ garăngti không tải xe UOAT, xe ZIL 130, xe Kia Concord 1992. * Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của mạch không tải. - Kiểm tra, sửa chữa được mạch không tải đúng yêu cầu kỹ thuật. * Ghi nhớ: 16
- - Các đường đi của không khí, xăng mạch không tải. - Điều chỉnh được chế độ garăngti. * Câu hỏi bài tập: Đánh dấu đúng hoặc sai vào các câu hỏi sau: STT CÂU HỎI TRẢ LỜI 1 Chế độ không tải là xe đang chạy trên đường nhưng không chở nặng hay chạy nhanh. 2 Khi không tác dụng vào bàn đạp ga thì xe có hiện tượng tắt máy, ta điều chỉnh gíclơ để hỗn hợp xăng và không khí vào nhiều hơn. 3 Lỗ O2 có nhiệm vụ cung cấp thêm xăng cho hỗn hợp đậm đặc hơn BÀI 4: SỬA CHỮA MẠCH TĂNG TỐC CỦA BỘ CHẾ HÒA KHÍ HIỆN ĐẠI Mã bài: MĐ 14-04 GIỚI THIỆU: Mạch tăng tốc là một trong các mạch quan trọng và cần thiết của bộ chế hòa khí. Nội dung của bài sửa chữa mạch tăng tốc của bộ chế hòa khí hiện đại sẽ 17
- cung cấp những nội dung về cấu tạo, hoạt động, tháo lắp và sửa chữa các hư hỏng của mạch tăng tốc. MỤC TIÊU: - Trình bày được cấu tạo và hoạt động của mạch xăng tăng tốc. - Kiểm tra, sửa chữa được mạch tăng tốc đúng yêu cầu kỹ thuật. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm trong công việc. NỘI DUNG: 4.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của mạch tăng tốc: * Hệ thống dùng bơm Pít tông 4.1.1. Cấu tạo: Bơm thường được dẫn động bằng cơ khí từ trục bướm ga thông qua cần nối, cần kéo và tấm nối. Bơm gồm có Pít tông, xi lanh, lò xo bơm và các van xăng vào, xăng ra Hình 4.1. Hệ thống tăng tốc dùng Pít tông 4.1.2. Nguyên tắc hoạt động. Khi bướm ga mở đột ngột, tấm nối tỳ vào lò xo, ép Pít tông đi xuống, áp lực xăng phía dưới Pít tông tăng lên đẩy cho van xăng vào đóng lại, van xăng ra mở, xăng được phun vào họng khuếch tán, qua vòi phun tăng tốc.Van xăng vào thường mở và van xăng ra thường đóng do tự trọng của các van này. 4.2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng mạch tăng tốc: Khi tăng tốc bị thiếu xăng do mòn Pít tông và xi lanh bơm, khiến động cơ bị nghẹt, máy không bốc và có hiện tượng nổ trên đường nạp. 4.3. Sửa chữa mạch tăng tốc: 4.3.1. Quy trình: Tháo lắp cơ cấu tăng tốc: - Tháo nắp bộ chế hòa khí - Tháo goăng đệm giữa nắp và thân 18
- - Tháo dẫn động ga với bơm gia tốc - Tháo pittông bơm gia tốc - Tháo phao xăng - Tháo các giclơ xăng, giclơ không khí - Tháo cơ cấu tăng tốc - Tháo tách rời thân và đáy bộ chế hòa khí 4.3.2. Sửa chữa: - Tháo và kiểm tra chi tiết: Pít tông, xi lanh và các cần dẫn động - Sửa chữa: Các cần dẫn động, thay pít tông - Lắp và điều chỉnh: mạch xăng tăng tốc. * Thực hành: - Tháo lắp, nhận dạng mạch không tải xe ZIL 130, xe Kia Concord 1992, xe Toyata Corona 1993. - Kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa mạch không tải xe ZIL 130, xe Kia Concord 1992, xe Toyata Corona 1993. * Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Trình bày được cấu tạo và hoạt động của mạch xăng tăng tốc. - Các đường đi của xăng, không khí mạch tăng tốc. - Kiểm tra, sửa chữa được mạch tăng tốc đúng yêu cầu kỹ thuật. * Ghi nhớ: - Vệ sinh sạch sẽ các đường đi của xăng và không khí để tránh bị nghẹt. - Kiểm tra, sửa chữa được mạch tăng tốc đúng yêu cầu kỹ thuật. * Câu hỏi bài tập: Đánh dấu đúng hoặc sai vào các câu hỏi sau: STT CÂU HỎI TRẢ LỜI 1 Thực chất mạch tăng tốc chính là mạch làm đậm 2 Khi bướm ga mở ¾ trở lên thì mạch tăng tốc mới làm việc 3 Khi nhiệt độ thấp thì bơm tăng tốc kiểu màng làm việc còn khi nhiệt độ cao thì bơm tăng tốc kiểu pít tông mới làm việc. 4 Khi mạch tăng tốc làm việc thì mạch phun chính vẫn làm việc bình thường BÀI 5: NHẬN DẠNG HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ Mã bài: MĐ 14-06 19
- GIỚI THIỆU: Để đáp ứng nhu cầu hiện nay về việc khí thải phải sạch hơn, tiêu hao nhiên liệu ít hơn,… bộ chế hòa khí phải lắp đặt thêm các thiết bị hiệu chỉnh khác nhau, do đó làm cho nó trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì lý do đó mà hệ thống phun xăng điện tử được sử dụng thay thế cho bộ chế hòa khí. Bài học Nhận dạng hệ thống phun xăng điện tử sẽ cung cấp nội dung khái quát về các bộ phận chính của hệ thống phun xăng điện tử để người học phân biệt nhận dạng được các bộ phận trên hệ thống. MỤC TIÊU: - Trình bày được nhiệm vụ, phân loại của hệ thống phun xăng điện tử. - Nhận dạng, bảo dưỡng bên ngoài được hệ thống phun xăng điện tử đúng yêu cầu kỹ thuật. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm với công việc NỘI DUNG: 5.1. Khái niệm hệ thống phun xăng điện tử Hệ thống phun xăng điện tử, tên gọi tắt: EFi hoặc Fi (Electronic Fuel Injection hoặc Fuel Injection) là sử dụng một khối hệ thống tinh chỉnh và điều khiển điện tử để can thiệp vào các bước phun nhiên liệu vào buồng đốt thiết bị và động cơ nhằm tối ưu hóa việc dùng nhiên liệu. - Bộ phun xăng điện tử được hệ thống điều khiển điện tử trung tâm (gọi tắt là ECU) kiểm soát quá trình cung cấp nhiên liệu. Cụm ECU lần lượt đọc các tín hiệu của cảm biến khác nhau trên xe. Qua những thông tin thu thập được, ECU xác định bao nhiêu nhiên liệu cần thiết cho việc hoạt động tối ưu của xe. - ECU dựa trên các số liệu từ cảm biến của vòng tua, nhiệt độ động cơ, nhiệt độ không khí, vị trí trục khuỷu, vị trí bướm ga… để lập trình tính toán nhiên liệu, sau đó tiến hành đóng mở kim phun xăng. 5.2. Phân loại hệ thống phun xăng điện tử: - Hệ thống phun xăng đơn điểm (Single Point Injection - SPI): Hệ thống này chỉ dùng một vòi phun trung tâm duy nhất thay thế cho bộ chế hoà khí. Vòi phun nhiên liệu được đặt ngay trước bướm ga và tạo thành khí hỗn hợp trên đường nạp. Hệ tống có cấu tạo khá đơn giản, giá thành rẻ, thường dùng cho các xe nhỏ. - Hệ thống phun xăng hai điểm (BiPoint Injection - BPI) được nâng cấp từ hệ phun nhiên liệu đơn điểm. Hệ thống này sử dụng thêm một vòi phun đặt sau bướm ga nhằm tăng cường nhiên liệu cho hỗn hợp. Thông thường hệ thống BPI ít được dùng do không cải thiện nhiều so với SPI. - Hệ thống phun xăng đa điểm (MultiPoint Injection - MPI): Mỗi xi-lanh được trang bị một vòi phun riêng biệt đặt ngay trước xupap. Hệ thống vòi phun được lấy tín hiệu từ góc quay trục khuỷu để xác định thời điểm phun chính xác. 5.3. Cấu tạo và hoạt động: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống di chuyển (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
31 p | 42 | 8
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel tàu thủy (Nghề: Sửa chữa máy tàu thuỷ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
92 p | 27 | 8
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống thủy lực và khí nén (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
79 p | 35 | 8
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống thủy lực và khí nén (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ trung cấp): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
86 p | 27 | 8
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống điện điều hòa (Nghề Sửa chữa điện máy công trình – Trình độ trung cấp): Phần 2 – CĐ GTVT Trung ương I
97 p | 33 | 8
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống điện điều hòa (Nghề Sửa chữa điện máy công trình – Trình độ trung cấp): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
57 p | 56 | 8
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống phân phối khí tàu thủy (Nghề: Sửa chữa máy tàu thuỷ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
90 p | 12 | 7
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống di chuyển (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
69 p | 47 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (Nghề Sửa chữa điện máy công trình – Trình độ trung cấp) – CĐ GTVT Trung ương I
54 p | 31 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống gạt mưa (Nghề Sửa chữa điện máy công trình – Trình độ trung cấp) – CĐ GTVT Trung ương I
22 p | 29 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (Nghề Sửa chữa điện máy công trình - Trình độ cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
54 p | 29 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống điều khiển động cơ bằng bộ điều tốc điện tử (Nghề Sửa chữa điện máy công trình - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
56 p | 26 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống hiển thị - Tín hiệu - Cảnh báo (Nghề Sửa chữa điện máy công trình - Trình độ cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
76 p | 37 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống hiển thị - tín hiệu – cảnh báo (Nghề Sửa chữa điện máy công trình – Trình độ trung cấp) – CĐ GTVT Trung ương I
76 p | 31 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống điện (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ trung cấp): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
42 p | 21 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống gạt mưa (Nghề Sửa chữa điện máy công trình - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
22 p | 25 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống truyền động (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ cao đẳng): Phần 2 – CĐ GTVT Trung ương I
64 p | 30 | 3
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống truyền động (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ cao đẳng): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
94 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn