Giáo trình Sửa chữa máy tính (Ngành: Quản trị mạng máy tính – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
lượt xem 0
download
Giáo trình Sửa chữa máy tính (Ngành: Quản trị mạng máy tính – Trình độ Trung cấp) gồm có những nội dung chính sau: Bài mở đầu: Quá trình khởi động máy tính; Bài 1: Sơ lược về kiểm tra trước khi sửa chữa máy tính; Bài 2: ROM BIOS; Bài 3: Bộ xử lý trung tâm và các chipset; Bài 4: Bo mạch chính; Bài 5: Bộ nhớ trong; Bài 6: Thiết bị lưu trữ; Bài 7: Các phần mềm chẩn đoán. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa máy tính (Ngành: Quản trị mạng máy tính – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
- TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: SỬA CHỮA MÁY TÍNH NGÀNH: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐHBXL ngày .. tháng ..... năm… của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc) Đồng Nai, năm 2021 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, máy tính thâm nhập vào mọi lĩnh vực. Tự động hóa hiện đang là ngành chủ chốt điều hướng sự phát triển thế giới. Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải hiểu biết ít nhiều về Công nghệ Thông tin nhất là đối với thiết bị tin học. Cụ thể, là một máy tính để bàn hoặc máy tính cầm tay là một thiết bị mà mọi sinh viên nghề kỹ thuật sửa chữa cần phải nắm rõ tiêu chí kỹ thuật của một máy tính từ đơn giản đến phức tạp. Vì thế, trong giáo trình này, chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết về cấu trúc bên trong máy tính. Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn Giáo trình SỬA CHỮA MÁY TÍNH dành riêng cho người học trình độ trung cấp. Nội dung của giáo trình bao gồm các Bài sau: Bài mở đầu: Quá trình khởi động máy tính Bài 1: Sơ lược về kiểm tra trước khi sửa chữa máy tính Bài 2: ROM BIOS Bài 3: Bộ xử lý trung tâm và các chipset Bài 4: Bo mạch chính Bài 5: Bộ nhớ trong Bài 6: Thiết bị lưu trữ Bài 7: Các phần mềm chuẩn đoán Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Đồng Nai, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Kỹ sư Phạm Công Danh 2. ThS. Lê Thị Thu 3. ThS. Đoàn Minh Hoàng 4. ThS. Vũ Đức Tuấn 5. Kỹ sư Nguyễn Hùng Vĩ 2
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 2 MỤC LỤC....................................................................................................................... 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ............................................................................................ 4 BÀI MỞ ĐẦU: QUÁ TRÌNH KHỞI ĐỘNG MÁY TÍNH ......................................... 9 GIỚI THIỆU BÀI MỞ ĐẦU......................................................................................... 9 BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ KIỂM TRA TRƯỚC KHI SỬA CHỮA MÁY TÍNH ........ 33 BÀI 2. ROM BIOS ........................................................................................................ 42 BÀI 3. BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM VÀ CÁC CHIPSET ............................................... 53 BÀI 4: BO MẠCH CHÍNH ........................................................................................... 77 BÀI 5: BỘ NHỚ TRONG.............................................................................................. 96 BÀI 6: THIẾT BỊ LƯU TRỮ ...................................................................................... 111 BÀI 7: CÁC PHẦN MỀM CHUẨN ĐOÁN ............................................................... 151 3
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: SỬA CHỮA MÁY TÍNH 2. Mã môn học: MĐ33 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: - Vị trí: Môđun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học kiến trúc máy tính, kỹ thuật đo lường, kỹ thuật điện tử và môđun Lắp ráp và cài đặt máy tính. 3.2. Tính chất: Tính chất: Là môđun chuyên ngành bắt buộc. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: môn học này dành cho đối tượng là người học thuộc chuyên ngành Quản trị mạng máy tính. Môn học này đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc từ năm 2021 đến nay. Nội dung chủ yếu của môn học này nhằm cung cấp các kiến thức thuộc lĩnh vực Sửa Chữa Máy Tính: Sử dụng các công cụ chuẩn đoán và khắc phục các lỗi của PC; Xác định chính xác các linh kiện của PC; Hiểu được những hệ kiến trúc và bo mạch giao tiếp của các hệ thống PC; Xác định được hiệu năng của bộ xử lý; Giải quyết được các vấn đề về nâng cấp hệ thống như đĩa cứng, bộ nhớ, CPU.... 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Sử dụng các công cụ chuẩn đoán và khắc phục các lỗi của PC. A2. Xác định chính xác các linh kiện của PC A3. Hiểu được những hệ kiến trúc và bo mạch giao tiếp của các hệ thống PC. A4. Xác định được hiệu năng của bộ xử lý. A5. Giải quyết được các vấn đề về nâng cấp hệ thống như đĩa cứng, bộ nhớ, CPU.... 4.2. Về kỹ năng: B1. Khắc phục được các sự cố thường gặp trong những loại máy PC khác nhau. B2. Thành thạo các kỹ năng về nâng cấp hệ thống như đĩa cứng, bộ nhớ, CPU.. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Được đánh giá qua quá trình học tập, đạt các yêu cầu: C1. Bình tĩnh, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. C2. Tự tin, cẩn thận khi tiếp nhận máy tính để sửa chữa 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung 4
- Thời gian học tập (giờ) Mã Số Trong đó MH/ Tên môn học/mô đun tín Tổng Thực hành/ MĐ chỉ số Lý Thực tập/Thí Kiểm thuyết nghiệm/Bài tra tập/Thảo luận I Các môn học chung 13 255 106 134 15 MH 01 Giáo dục Chính trị 2 30 15 13 2 MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 2 45 21 21 3 MH 05 Tin học 2 45 15 29 1 MH 06 Tiếng Anh 5 90 42 42 6 Các môn học, mô đun chuyên II 58 1460 384 1009 67 môn II.1 Môn học, mô đun cơ sở 13 300 100 187 13 MĐ 07 Tin học văn phòng 4 90 20 67 3 MH 08 Cấu trúc máy tính 2 45 20 23 2 MH 09 Mạng máy tính 2 45 20 23 2 MĐ 10 Quản trị CSDL Microsoft Access 3 75 20 52 3 MH 11 Nguyên lý hệ điều hành 2 45 20 22 3 II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 35 950 200 711 39 MĐ 12 Quản trị CSDL SQL Server 4 90 25 61 4 MĐ 13 Xử lý sự cố phần mềm 2 60 10 46 4 MĐ 14 Sửa chữa máy tính 2 45 10 32 3 MĐ 15 Thiết kế, xây dựng mạng LAN 4 90 25 60 5 MĐ 16 Quản trị mạng 1 4 105 25 75 5 Quản trị hệ thống WebServer và MĐ 17 4 90 25 61 4 MailServer MĐ 18 Quản trị mạng 2 4 90 25 61 4 MĐ 19 Bảo trì hệ thống mạng 2 45 10 33 2 MĐ 20 Kỹ thuật điện - Điện tử 4 90 30 56 4 MĐ 21 Thực tập kỹ năng nghề nghiệp 5 245 15 226 4 II.3 Môn học, mô đun tự chọn 10 210 84 111 15 MĐ 22 Lắp ráp và cài đặt máy tính 2 45 10 33 2 MĐ 23 Hệ điều hành Linux 3 60 20 37 3 MH 24 Tiếng Anh chuyên ngành 2 45 20 23 2 MH 25 An toàn vệ sinh công nghiệp 2 30 20 8 2 MĐ 26 Kỹ năng nghề nghiệp 1 30 14 10 6 Tổng cộng 71 1715 490 1143 82 5
- 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Phòng máy tính. 6.2. Trang thiết bị dạy học: Phòng máy vi tính, bảng, phấn, tô vít. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá 6
- Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra A1, A2, A3, A4, Tự luận/ Viết/ A5, Thường xuyên Trắc nghiệm/ 1 Sau … giờ. Thuyết trình B1, B2, Báo cáo C1, C2 Tự luận/ Viết/ Định kỳ Trắc nghiệm/ A4, B2, C2 2 Sau… giờ Thuyết trình Báo cáo A1, A2, A3, A4, Kết thúc môn Tự luận và A5, Viết 1 Sau… giờ học trắc nghiệm B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo niên chế. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Quản trị mạng máy tính 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 7
- 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: (1) Lắp Ráp, Cài Đặt & Nâng Cấp Máy Tính, BILL ZOELLICK, Xuân Toại (Dịch), nhà xuất bản Thống Kê, xuất bản năm 2015. (2) Giáo trình Sửa chữa Máy tính, Lê Anh Tuấn, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, xuất bản năm 2016. (3) Sửa chữa Máy tính: Kỹ thuật và Ứng dụng, Nguyễn Thị Hương, nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản năm 2017. (4) Hướng dẫn Sửa chữa Máy tính và Phát triển Kỹ năng, Vũ Minh Tâm, nhà xuất bản Công nghệ thông tin, xuất bản năm 2018. (5) Sửa chữa Máy tính: Thiết lập và Bảo trì, Phạm Đức Bình, nhà xuất bản Kinh tế, xuất bản năm 2018. (6) Kỹ thuật Sửa chữa Máy tính và An ninh, Trần Thị Thu Hà, nhà xuất bản Bách Khoa, xuất bản năm 2019. (7) Cẩm nang Sửa chữa Máy tính: Hướng dẫn và Kỹ thuật, Nguyễn Văn Hoài, nhà xuất bản Khoa học Xã hội và Nhân văn, xuất bản năm 2019. (8) Sửa chữa Máy tính trong Doanh nghiệp, Hoàng Văn Phúc, nhà xuất bản An ninh Quốc gia, xuất bản năm 2020. (9) Tự Học Lắp Ráp Và Sửa Chữa Máy Tính, WaterPC, nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin, xuất bản năm 2020. 8
- BÀI MỞ ĐẦU: QUÁ TRÌNH KHỞI ĐỘNG MÁY TÍNH ❖ GIỚI THIỆU BÀI MỞ ĐẦU Để máy tính hoạt động được người sử dụng phải thực hiện đúng quy trình khởi động máy tính là cấp nguồn và nhấn công tắt nguồn. Với thao tác trên quá đơn đơn đối với mọi đối tượng sử dụng, Nhưng để hiểu rõ quy trình khởi động máy tính thì quả không đơn giản, vì thế người học bắt buộc phải hiểu rõ quá trình khởi động của từng hệ điều hành và sự phân cấp của máy tính. ❖ MỤC TIÊU BÀI MỞ ĐẦU Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng: ➢ Về kiến thức: - Hiểu sự phân cấp trong hệ thống máy tính - Hiểu được quá trình khởi động của từng hệ điều hành. ➢ Về kỹ năng: - Khởi động được máy tính đúng cách. ➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Tinh thần ham học hỏi, suy luận chính xác, hợp logic. ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI MỞ ĐẦU - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập BÀI MỞ ĐẦU (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (BÀI MỞ ĐẦU) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống BÀI MỞ ĐẦU theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. - ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI MỞ ĐẦU - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học theo tiêu chuẩn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI MỞ ĐẦU - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. 9
- ✓ Năng lực tực chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) ✓ Kiểm tra định kỳ: không có ❖ NỘI DUNG BÀI MỞ ĐẦU 1. Hệ thống bên trong máy tính Hình 30 Sơ đồ hệ thống máy tính Máy tính là một hệ thống gồm nhiều thiết bị được liên kết với nhau thông qua một bo mạch chủ, sự liên kết này được điều khiển bởi CPU và hệ thống phần mềm hướng dẫn, mỗi thiết bị trong hệ thống có một chức năng riêng biệt trong đó có ba thiết bị quan trọng nhất là CPU, Mainboard và bộ nhớ RAM 1.1. Bảng mạch chủ ( Maniboard) Đây là bảng mạch lớn nhất trong máy vi tính nó chịu trách nhiệm liên kết và điều khiển các thành phần được cắm vào nó. Đây là cầu nối trung gian cho quá trình giao tiếp của các thiết bị được cắm vào bảng mạch. Khi có một thiết bị yêu cầu được xử lý thì nó gửi tín hiệu qua Mainboard và 10
- ngược lại khi CPU cần đáp ứng lại cho thiết bị nó cũng phải thông qua Mainboard. Hệ thống làm công việc vận chuyển trong Mainboard gọi là Bus, được thiết kế theo nhiều chuẩn khác nhau. Một Mainboard cho phép nhiều loại thiết bị khác nhau với nhiều thế hệ khác nhau cắm trên nó. Ví dụ như CPU, một Mainboard cho phép nhiều thế hệ của CPU. Mainboard có rất nhiều loại do nhiều nhà sản xuất khác nhau như Intel, Compact v.v.. Mỗi nhà sản xuất có những đặc điểm riêng cho loại Mainboard của mình. Nhưng nhìn chung chúng có các thành phần và đặc điểm giống nhau về tính logic Hình 31 1.2 CPU (Central Processing Unit) a) Cấu tạo: CPU là đơn vị xử lý trung tâm. CPU có thể xem như bộ não, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính, nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn transistor trên một bảng mạch nhỏ, bộ xử lý trung tâm gồm bộ điều khiển, bộ làm tính và thanh ghi trong các bo mạch với hàng trăm con chip khác, CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu. - Bộ điều khiển (CU-Control Unit) là các vi xử lý có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lý, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ 11
- các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. Khoảng thời gian giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp, tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn theo tốc độ thời gian gọi là tốc độ xung nhịp - tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (MHz). Thanh ghi là phần tử nhớ tạm trong bộ vi xử lý dùng lưu dữ liệu và địa chỉ nhớ trong máy khi đang thực hiện tác vụ với chúng. - Bộ số học logic (ALU-Arithmetic Logic Unit) Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi, đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học (+,-,*,/) hay các phép toán logic (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, …) - Bộ nhớ Cache Cache: Vùng nhớ mà CPU dùng để lưu các phần của chương trình, các tài liệu sắp được sử dụng. Khi cần, CPU sẽ tìm thông tin trên cache trước khi tìm trên bộ nhớ chính. Cache L1: Integrated cache (cache tích hợp) – cache được hợp nhất ngay trên CPU. Cache tích hợp tăng tốc độ CPU do thông tin truyền đến và truyền đi từ cache nhanh hơn là phải chạy qua bus hệ thống. Các nhà chế tạo thường gọi cache này là on- die cache. Cache L1 – cache chính của CPU. CPU trước hết tìm thông tin cần thiết ở cache này. Cache L2: Cache thứ cấp. Thông tin tiếp tục được tìm trên cache L2 nếu không tìm thấy trên cache L1. Cache L2 có tốc độ thấp hơn cache L1 và cao hơn tốc độ của các chip nhớ (memory chip). Trong một số trường hợp (như Pentium Pro), cache L2 cũng là cache tích hợp. -Thanh ghi (Register): Thanh ghi có nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi xử lý b) Chức năng - Chức năng cơ bản của máy tính là thực thi chương trình, chương trình được thực thi gồm một dãy các chỉ thị được lưu trữ trong bộ nhớ, đơn vị xử lý trung tâm (CPU) đảm nhận việc thực thi này. Quá trình thực thi chương trình gồm hai bước: CPU đọc chỉ thị từ bộ nhớ và thực thi chỉ thị đó - CPU có nhiệm vụ xử lý các hoạt động của máy, quá trình xử lý của CPU là quá trình nạp và thực thi các chương trình phần mềm rồi đưa ra lệnh điều khiển. Các nhà sản xuất: Hai nhà sản xuất CPU lớn nhất hiện nay là Intel và AMD (Advanced Micro Devices) 12
- c) Tốc độ Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU và các thành phần khác như: RAM, bộ nhớ trong, bo mạch đồ họa). Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ công nghệ Core 2 Duo, tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng MHz, GHz, ...). Đối với các CPU cùng loại tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại thì điều này chưa chắc đúng, ví dụ: CPU Core 2 Duo có tần số 2.6 GHz xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 3.4 GHz một nhân. Tốc độ của CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, ví dụ Intel Core 2 Duo sử dụng cache L2 (shared cache) giúp tốc độ xử lý của hệ thống 2 nhân mới này nhanh hơn hệ thống hai nhân thế hệ 1 (Intel Core Duo và Intel Pentium D) với mỗi core từng cache L2 riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh hay dùng giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn). Hiện nay, công nghệ sản xuất CPU là công nghệ 65nm, hiện đã có CPU Quad-Core (4 nhân). Hãng AMD đã cho ra công nghệ gồm hai bộ xử lý , mỗi bộ có từ 2-4 nhân. d) Hình dạng Hình 32 e) Các thành phần giao tiếp với CPU 13
- Hình 33 - CPU trao đổi dữ liệu trực tiếp với Chip cầu bắc, mọi dữ liệu ra vào CPU đều được Chip cầu bắc điều khiển, trong quá trình hoạt động CPU sẽ thực thi các chương trình trên bộ nhớ RAM, chúng sẽ nạp từng phần dữ liệu từ RAM lên bộ nhớ Cache trong CPU rồi thực thi các dòng lệnh, kết quả xử lý sẽ được đưa trở lại RAM hoặc tạo ra các lệnh điều khiển, điều khiển các thiết bị phần cứng khác. - Các tín hiệu khác như tín hiệu báo nguồn tốt, tín hiệu ngắt thì CPU có thể trao đổi trực tiếp với Chip cầu nam. f) Các thông số kỹ thuật của CPU - Tốc độ BUS của CPU (FSB – Front Side Bus): FSB, Là tốc độ truyền tải dữ liệu ra vào CPU hay là tốc độ dữ liệu chạy qua chân của CPU. - Trong một hệ thống thì tốc độ Bus của CPU phải bằng với tốc độ Bus của Chipset bắc, tuy nhiên tốc độ Bus của CPU là duy nhất nhưng Chipset bắc có thể hỗ trợ từ hai đến ba tốc độ FSB - Ở dòng chip Pentium 2 và Pentium 3 thì FSB có các tốc độ 66MHz, 100MHz và 133MHz - Ở dòng chíp Pentium 4 FSB có các tốc độ là 400MHz, 533MHz, 800MHz, 1066MHz, 1333MHz và 1600MHz 1.3 ROM Bios a. Khái niệm: BIOS (Basic Input/Output System - hệ thống nhập/xuất cơ bản) Hệ thống xuất nhập cơ bản. BIOS nằm bên trong máy tính cá nhân, trên bo mạch chính. BIOS được xem như là chương trình được chạy đầu tiên khi máy tính khởi động. Chức năng chính của BIOS là chuẩn bị cho máy tính để các chương trình phần mềm được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ (chẳng hạn như ổ cứng, đĩa mềm và đĩa CD) có thể được nạp, thực thi và điều khiển máy tính.Quá trình này gọi là khởi động. b. Vai trò của BIOS: - Kiểm tra các thành phần của máy tính khi mới khởi động. Quá trình này gọi là POST-Power Of Selt Test. POST kiểm tra các thiết bị bộ nhớ, bo mạch chính, card màn hình, ổ mềm, ổ cứng, bàn phím, chuột... 14
- - Chuyển giao quyền điều khiển cho hệ điều hành. Sau quá trình POST, BIOS tìm thiết bị khởi động (lần lượt theo trình tự được quy định trong CMOS có thể là đĩa mềm, đĩa cứng, CD, card mạng...) Nếu thấy, nó sẽ nạp vào bộ nhớ, tìm hệ điều hành trên thiết bị nhớ để nạp và trao quyền điều khiển cho hệ điều hành. - Sau khi hệ điều hành được nạp, BIOS làm việc với bộ xử lý (command.com) để giúp các chương trình phần mềm truy xuất các thiết bị của máy tính. c. Hình dạng: Hình 34 1.4. RAM( Radom Access Memory ) - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên - Công dụng: Đây là phần chính mà CPU giao tiếp trong quá trình xử lý dữ liệu của mình, bởi loại này cho phép ghi và xóa dữ liệu nhiều lần giúp cho việc trao đổi dữ liệu trong quá trình xử lý của CPU thuận lợi hơn. - Đặc trưng: 15
- • Dung lượng tính bằng MB. • Tốc độ truyền dữ liệu (Bus) tính bằng Mhz. - Loại DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM) có 184 chân, Bus 200Mhz- 400Mhz Ðây là loại memory cải tiến từ SDRAM. Nó nhân đôi tốc độ truy cập của SDRAM bằng cách dùng cả hai quá trình đồng bộ khi clock chuyển từ 0 sang 1 và từ 1 sang 0. Ngay khi clock của memory chuyển từ 0 sang 1 hoặc từ 1 sang 0 thì thông tin trong memory được truy cập. Loại RAM này được CPU Intel và AMD hỗ trợ. (DDR- SDRAM đã ra đời trong năm 2000) Hình 35 1.5 Ổ Đĩa Cứng - HDD ( Hard Disk Drive ) Đĩa cứng cũng là một loại đĩa từ có cấu trúc và cách làm việc giống như đĩa mềm, nhưng nó gồm 1 hay nhiều lá đĩa được xếp đồng trục với nhau và được đặt trong một vỏ kim loại kết hợp với bộ điều khiển thành ổ đĩa cứng. Do mỗi lá đĩa có dung lượng lớn hơn đĩa mềm và gồm nhiều lá nên ổ cứng có dung lượng rất lớn và có tốc độ truy cập rất cao. Hiện nay có rất nhiều loại đĩa cứng có tốc độ cao và dung lượng hàng trăm GB như Seagate, Maxtor, Samsung, Hitachi v.v... Hình 16
- 36 Cách tổ chức vật lý của đĩa cứng Như đã giới thiệu đĩa cứng rất giống đĩa mềm do đó về cấu tạo và tổ chức của nó cũng rất giống nhau như Head, Track, Sector, Cluster, FAT. Tuy nhiên chúng cũng có thêm một số khác biệt như sau: Hình 37 Do có cấu trúc nhiều lá nên số đầu từ của ổ đĩa cứng cũng nhiều hơn so với ổ đĩa mềm và được đánh số từ 0 cho lớp trên cùng và cứ thế tăng dần xuống dưới. Cũng vì lý do như trên mà trong ổ đĩa cứng còn có khái niệm Cylinder là hình trụ tập hợp các Track có cùng chỉ số. - PARTITION (Phân khu): Là phần được chia bởi ổ đĩa cứng, nó làm việc như một ổ đĩa biệt lập và có cấu trúc giống hệt như ổ đĩa mềm. Thông tin về PARTITION được lưu giữ trong bảng PARTITION trên Master Boot Record. Đối với các hệ điều hành Dos và Windows chỉ cho phép khởi động ở PARTITION đầu tiên còn một số hệ điều hành cho phép khởi động từ các PARTITION khác. Để phân đĩa cứng thành các PARTITION ta dùng lệnh Fdisk của Dos, theo dõi các trình đơn của tiện ích này để chia đĩa cứng và tạo PARTITION khởi động. - Kiểu giao diện HDD Chuẩn IDE IDE/ATA(Parallel ATA), Cáp dữ liệu 40- pin chuẩn IDE, độ rộng 45,72 cm; cáp nguồn có 4-pin, 5V Ultra-ATA/33(66,100, 133) 17
- Tốc độ BUS 33MHz(66, 100, 133) thì Tốc độ truyền dữ liệu tương ứng là 33MB/s (66MB/s, 100MB/s, 133MB/s) 1Hình 38 Chuẩn SATA Xuất hiện vào khoảng 10/2002, Tốc cao hơn ATA 30 lần, Hot plug, Cáp dữ liệu 7-pin, chiều dài có thể 1m Cáp nguồn 15-pin, 250mV - Lắp ráp và khai báo sử dụng đĩa cứng: Fhình 40 18
- Hiện nay đa số đĩa cứng được thiết kế theo các chuẩn IDE (Intergrated Device Edvenced), SATA(Serial Advanced Technology Attachment) và SCSI (Small Computer System Interface). Song IDE được sử dụng rộng rãi hơn. Các loại đĩa IDE giao tiếp với hệ thống thông qua Bus cắm vào hai khe cắm IDE1 và IDE2 trên Mainboard. Mỗi khe cắm dùng chung hai thiết bị làm việc theo hế độ khách chủ. Như vậy trên toàn bộ máy tính sử dụng ổ đĩa IDE có thể sử dụng 4 ổ đĩa như sau: 1: Primary Master. 2: Primary Slave 3: Secondary Master. 4: Secondary Slave. Để thiết lập chế độ Master, Slave cho ổ đĩa cứng ta cắm lại Jump thiết lập, thường được chỉ dẫn trực tiếp trên đĩa cứng hoặc Catalog đi cùng. Tuy nhiên một số loại đĩa cứng tự động nhận Master khi cắm cùng với các ổ đĩa khác. Sau khi thiết lập xong phần cứng chúng ta phải khai báo sử dụng đĩa cứng trong mục Standard của CMOS. Hình 41 Đối với loại đĩa giao diện SATA thì mỗi sợi dây cáp ta chỉ gắn được một ổ đĩa duy nhất và chúng ta phải khai báo sử dụng đĩa cứng trong CMOS. Đối với loại đĩa giao diện SCSI thì cần phải có Card giao diện SCSI để điều khiển đĩa này. Card này được cắm vào khe cắm PCI hay ISA của Mainboard. Các loại đĩa này cho phép sử dụng tối đa 7 thiết bị và không qua kiểm tra của CMOS. - Định dạng ổ đĩa cứng: Để ổ đĩa cứng có thể làm việc được ta cần phải định dạng nó để tạo ra cấu trúc logic. Toàn bộ quá trình định dạng có thể chia thành các bước như sau: 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao - Nghề: Kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính - Trình độ: Cao đẳng nghề (Tổng cục Dạy nghề)
159 p | 182 | 54
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính xách tay (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính) - Trường TCN Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
158 p | 84 | 30
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính - Nghề: Kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính - Trình độ: Cao đẳng nghề (Tổng cục Dạy nghề)
113 p | 106 | 28
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
154 p | 71 | 25
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
80 p | 47 | 23
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
58 p | 41 | 22
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính - Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ
112 p | 54 | 20
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
136 p | 41 | 15
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
75 p | 58 | 15
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
79 p | 33 | 15
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
56 p | 43 | 14
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
73 p | 39 | 11
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
65 p | 36 | 11
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
52 p | 25 | 9
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề) - Trường Cao đẳng nghề Số 20
154 p | 3 | 2
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính (Ngành: Quản trị mạng máy tính - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
182 p | 2 | 0
-
Giáo trình Sửa chữa máy tính nâng cao (Ngành: Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
167 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn