intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sửa chữa trang bị điện ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Sửa chữa trang bị điện ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp)" biên soạn với mục tiêu giúp người học vẽ được sơ đồ đấu lắp các mạch điện cơ bản trên ô tô; trình bày và giải thích được hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp của các mạch điện cơ bản trên ô tô;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa trang bị điện ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH Môđun 15: SỬA CHỮA TRANG BỊ ĐIỆN Ô TÔ NGHỀ:CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP/CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐ-KTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
  2. 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔĐUN Tên môđun : SỬA CHỮA TRANG BỊ ĐIỆN ÔTÔ Mã môđun : MĐ 15 I. Vị trí, tính chất của môđun : - Vị trí: Môđun được bố trí dạy sau các môn học/ môđun sau: Môđun được bố trí dạy sau các môn học/ môđun sau: Vẽ kỹ thuật, Anh văn chuyên ngành, An toàn lao động, Bảo dưỡng trang bị điện ôtô. - Tính chất: Môđun này nhằm trang bị cho học viên nghề công nghệ ôtô những kiến thức cơ bản về các dạng hư hỏng thường gặp trong hệ thống điện động cơ ôtô, hệ thống điện thân xe và các nguyên tắc, quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa thông thường đối với các hệ thống, thiết bị điện trên ôtô. II. Mục tiêu môđun : - Kiến thức: + Vẽ được sơ đồ đấu lắp các mạch điện cơ bản trên ôtô + Trình bày và giải thích được hiện tượng và nguyên nhân hư hỏ 1ng thường gặp của các mạch điện cơ bản trên ôtô + Trình bày và giải thích được quy trình sửa chữa các hư hỏng thường gặp của các mạch điện, thiết bị, hệ thống điện cơ bản trên ôtô đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật. - Kỹ năng: + Tháo lắp được các hệ thống, thiết bị điện cơ bản trên ôtô + Đấu lắp, kiểm tra xác định được hư hỏng của các mạch điện cơ bản trên ôtô + Sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của các chi tiết, hệ thống, mạch điện cơ bản trên ôtô . + Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Học viên có khả năng thực hiện sửa chữa kỹ thuật hệ thống điện cơ bản trên ôtô tại các hãng hoặc các cơ sở sửa chữa ôtô + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ôtô, rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. III. Nội dung môđun : Số Thời gian (giờ) Tên các bài trong môđun TT TS LT TH KT 1 Bài 1: Nhận dạng mạch điện ô tô 8 3 5 2 Bài 2: Đấu dây điện ôtô 8 3 5 3 Bài 3: Sửa chữa máy phát điện xoay chiều 3 pha 8 3 5 4 Bài 4: Kiểm tra, thay thế bộ điều chỉnh điện áp 8 3 5 (Tiết chế) 5 Bài 5: Sửa chữa hệ thống khởi động điện 14 3 10 1 6 Bài 6: Sửa chữa hệ thống đánh lửa thường bằng ắc 8 3 5 quy 7 Bài 7: Sửa chữa hệ thống đánh lửa bán dẫn có đầu 8 3 5 chia điện 4
  5. Số Thời gian (giờ) Tên các bài trong môđun TT TS LT TH KT 8 Bài 8: Sửa chữa hệ thống đánh lửa bán dẫn không 8 3 5 đầu chia điện 9 Bài 9: Sửa chữa mạch điện chiếu sáng 14 3 10 1 10 Bài 10: Sửa chữa các mạch điện tín hiệu 13 3 10 11 Bài 11: Sửa chữa các mạch điện thông tin 14 3 11 12 Bài 12: Sửa chữa mạch điện điều khiển gạt nước 8 3 5 mưa và rửa kính 13 Bài 13: Sửa chữa mạch điện điều khiển nâng hạ cửa 8 3 5 kính 14 Bài 14: Sửa chữa mạch điện điều khiển gương 8 3 4 1 chiếu hậu Cộng: 135 42 90 3 5
  6. MỤC LỤC TRANG Tuyên bố bản quyền 2 Chương trình môđun 4 Lời giới thiệu 6 Bài 1: Nhận dạng mạch điện ô tô 7 Bài 2: Đấu dây điện ôtô 16 Bài 3: Sửa chữa máy phát điện xoay chiều 3 pha 20 Bài 4: Kiểm tra, thay thế bộ điều chỉnh điện áp (Tiết chế) 35 Bài 5: Sửa chữa hệ thống khởi động điện 42 Bài 6: Sửa chữa hệ thống đánh lửa thường bằng ắc quy 53 Bài 7: Sửa chữa hệ thống đánh lửa bán dẫn có đầu chia điện 70 Bài 8: Sửa chữa hệ thống đánh lửa bán dẫn không đầu chia điện 77 Bài 9: Sửa chữa mạch điện chiếu sáng 87 Bài 10: Sửa chữa các mạch điện tín hiệu 97 Bài 11: Sửa chữa các mạch điện thông tin 110 Bài 12: Sửa chữa mạch điện điều khiển gạt nước mưa và rửa kính 117 Bài 13: Sửa chữa mạch điện điều khiển nâng hạ cửa kính 128 Bài 14: Sửa chữa mạch điện điều khiển gương chiếu hậu 135 Tài liệu tham khảo 141 6
  7. LỜI GIỚI THIỆU Cuốn giáo trình “Sửa chữa trang bị điện ô-tô” được biên soạn dựa theo chương trình đào tạo của nghề Công nghệ ô tô của Trường cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn ban hành năm 2017. Giáo trình này được biên soạn bám sát nội dung chương trình đào tạo và các trang thiết bị thực tế được trang bị tại khoa Công nghệ ô-tô Trường cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn. Giáo trình này gồm có 14 bài học với hình thức trình bày một cách có hệ thống và cô đọng. Bài 1: Nhận dạng mạch điện ô-tô Bài 2: Đấu dây điện Ô-tô Bài 3: Sửa chữa máy phát điện xoay chiều 3 pha Bài 4: Kiểm tra, thay thế bộ điều chỉnh điện áp (Bộ điều chỉnh điện áp) Bài 5: Sửa chữa hệ thống khởi động điện Bài 6: Sửa chữa hệ thống đánh lửa thường bằng ắc-quy Bài 7: Sửa chữa hệ thống đánh lửa bán dẫn có đầu chia điện Bài 8: Sửa chữa hệ thống đánh lửa bán dẫn không đầu chia điện Bài 9: Sửa chữa mạch điện chiếu sáng Bài 10: Sửa chữa mạch điện tín hiệu Bài 11: Sửa chữa các mạch điện thông tin (Mạch đồng hồ và đèn báo ) Bài 12: Sửa chữa mạch điện điều khiển gạt nước mưa và rửa kính Bài 13: Sửa chữa mạch điện điều khiển nâng hạ cửa kính Bài 14: Sửa chữa mạch điện điều khiển gương chiếu hậu Nội dung của từng bài trong giáo trình tập trung vào công tác sửa chữa các thiết bị điện ô-tô. Qua đó cung cấp các kiến thức liên quan và hướng dẫn thực hành phù hợp với trình độ cao đẳng và trung cấp đang học tập chính quy tại Trường. Người biên soạn Đỗ Ngọc Hùng 7
  8. BÀI 1: NHẬN DẠNG MẠCH ĐIỆN Ô-TÔ Mã bài: MĐ15.01 Giới thiệu: Hiện nay, việc sửa chữa các hệ thống điện ô-tô của các hãng xe hầu hết đều dựa vào tài liệu hướng dẫn sửa chữa, kiểm tra, chuẩn đoán của các hãng(gọi là cẩm nang sửa chữa điện ô-tô). Vì vậy việc đọc hiểu các mạch điện ô-tô là một nội dung không thể thiếu đối với mỗi kỹ thuật viên sửa chữa điện. Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian, giáo trình tập trung vào đọc hiểu mạch điện của hãng Toyota, ngoài ra còn tham khảo một số tài liệu hướng dẫn sửa chữa điện ô-tô của các hãng xe phổ biến tại Việc Nam như: Ford, Volswagen, BMW, Mercedes…. Mục tiêu của bài - Vẽ được các mạch điện cơ bản trên ô-tô - Trình bày được các quy định về dây dẫn, giắc cắm, đầu nối, đặc điểm của các mạch điện cơ bản trên ô-tô - Nhận dạng được các ký hiệu dùng trong mạch điện và đấu dây được các mạch điện cơ bản trên ô-tô Nội dung bài: 1.1. Nhận dạng các ký hiệu của mạch điện Ô-tô Lý thuyết liên quan 1.1.1.Các ký hiệu cơ bản trên mạch điện ô-tô Nguồn ắc-quy Bóng đèn Bộ ngắt mạch Bóng đèn 2 tim (CB) Bô-bin Còi Cảm biến điện Cầu chì từ trong bộ chia điện Dây chảy (cầu Nối mát (thân xe) chì chính) 8
  9. Rờ-le thường Rờ-le thường hở (NO – đóng (NC – normally open) normally closed) Rờ-le kép Công tắc thường mở (NO – (Changeover normally open) relay) Công tắc thường Công tắc kép (changeover) đóng (NC – normally closed) Đoạn dây nối Không nối Solenoid Nối Bảng 1. 1: Các ký hiệu cơ bản của mạch điện 1.1.2. Quy định về dây dẫn, đầu nối, giắc cắm - Dây dẫn điện ô-tô + Nhiệm vụ: Truyền dòng điện từ nguồn cung cấp đến các thuyết bị điện và ngược lại Hình 1.1. Truyền dẫn điện trên ô-tô + Các loại dây dẫn điện Hình 1.2. Các loại dây dẫn điện trên ô-tô 9
  10. + Ký hiệu dây điện: Dây điện trên ô-tô được ký hiệu theo màu và số như sau: * Theo số 1 Âm bô-bin 54 Đèn thắng 4 Dây cao áp 55 Đèn sương mù 15 Dương công tắc máy 56 Đèn đầu 30 Dương ắc-quy 56a Đèn pha 31 Mát 56b Đèn cốt 49 Ngõ vào cục chớp 58 Đèn kích thước 49a Ngõ ra cục chớp 61 Báo sạc 50 Điều khiển đề 85, 86 Cuộn dây rờ-le 53 Gạt nước 87 Tiếp điểm rờ-le Bảng 1. 2: Ký hiệu dây điện hệ châu Âu + Theo màu dây Ký hiệu Màu Ký hiệu Màu Ký hiệu Màu B Đen L Xanh da trời R Đỏ Br Nâu LG Xanh Nhạt V Tím G Xanh lá cây O Cam Y Vàng Gr Xám P Hồng W Trắng Bảng 1.3.Ký hiệu màu dây điện trong ô-tô - Đầu nối và giắc cắm + Nhiệm vụ: tạo thuận lợi cho việc kiểm tra sửa chữa và thay thế các thiết bị cũng như truyền dẫn điện đến những nơi tiêu thụ trên xe + Các dạng đầu nối và giắc cắm 10
  11. Hình 1.3. Các dạng đầu nối và giắc cắm + Cấu tạo một rắc nối dây: Gồm có giắc cái, giắc đực và phần khóa ở giữa Hình 1.4. Cấu tạo giắc nối dây Trình tự thực hiện Ví dụ: Đọc hiểu mạch điện mô-tơ gạt nước mưa và rửa kính(hãng Toyota) 11
  12. Hình 1.5. Sơ đồ mạch điện mô-tơ gạt nước mưa và rửa kính(hãng Toyota) Ký Nội dung hiệu A Tên hệ thống B Chỉ ra hộp rờ-le. Nó không được tô xám để phân biệt nó với hộp nối (được tô xám). Ví dụ: Hộp rờ-le số 1 C Chỉ ra giắc nối mà được nối với chi tiết (các chữ số chỉ ra số chân) D Màu của giắc nối (Giắc nối mà không chỉ rõ màu thì có màu trắng sữa. F Được dùng để chỉ dây và giắc nối khác nhau…theo thông số tiêu chuẩn khác nhau. G Chỉ ra các hệ thống có liên quan 12
  13. H Chỉ ra dây dẫn và giắc nối dây dẫn. Dây dẫn có chân đực được ký hiệu bằng các mũi tên. Các số bên ngoài là số chân - Chữ số đầu tiên của ký hiệu dây dẫn hay giắc nối dây dẫn chỉ ra vị trí của chi tiết, có nghĩa là “E” là trong khoang động cơ, “I” là hộp nối số 1 và khu vực xung quanh còn “B” là thân xe và khu vực xung quanh. - Khi có hai hay nhiều giắc mà có chữ cái đầu và thứ hai giống nhau thì chúng được phân biệt bằng các số (ví dụ: IH1, IH2), điều đó có nghĩa là dây dẫn hay giắc nối dây dẫn là cùng một loại. I Tượng trưng cho chi tiết (tất cả các chi tiết có màu xám trắng). Nó được ký hiệu giống như ký hiệu dùng trong phần “Vị trí của các chi tiết”. J Hộp nối. Số được đặt trong hình ôvan là số của hộp nối (J/B) và ký hiệu của giắc nối được chỉ ra bên cạnh nó. Hộp nối được tô xám để tách chúng ra khỏi các chi tiết khác. Ví dụ: 3B chỉ ra rằng nó nằm bên trong hộp nối số 3 K Màu của dây dẫn được chỉ ra bằng các chữ cái latinh. Chữ cái đầu tiên chỉ màu nền và chữ cái thứ hai chỉ màu sọc. Ví dụ: L- Y L Chỉ ra các điểm chia của dây dẫn (ký hiệu “E” là trong khoang động cơ, “I” là hộp nối số 1 và khu vực xung quanh còn “B” là thân xe và khu vực xunh quanh M Số trang N Chỉ ra rằng đây là dây cáp có bọc O Chỉ ra điểm nối mát: Chữ số đầu tiên của ký hiệu điểm nối chỉ ra vị trí của chi tiết, có nghĩa là “E” là trong khoang động cơ, “I” là hộp nối số 1 và khu vực xung quanh còn “B” là thân xe và khu vực xung quanh. 13
  14. P Chỉ ra số chân của giắc nối. Giắc đực và giắc cái được đánh số khác nhau. Khi cả hai chi tiết cùng chung một giắc nối, tên của giắc nối chi tiết dùng trong phần đấu dây được đặt trong dấu [ ] Thực hành - Nội dung: Đọc hiểu các sơ đồ mạch điện chiếu sáng, tín hiệu, gạt nước mưa và rửa kính, nâng hạ cửa sổ điện, điều khiển gương của xe Camry và Lexus - Hình thức thực hiện: + Mỗi sơ đồ/2 SV + Thời gian 30 phút/SV + Hỏi, vấn đáp về kiến thức liên quan - Đánh giá: + Nhận dạng được các ký hiệu trên sơ đồ, xác định được vị trí của các chi tiết trên ô-tô + Có kiến thức liên quan về ký hiệu mạch điện, đầu nối, giắc cắm và dây dẫn trên ô-tô + Tổ chức bố trí, sắp xếp tài liệu, ghi chép rõ ràng các nội dung, đúng thời gian 1.2. Đấu dây các mạch điện thường gặp trong Ô-tô 1.2.1. Đấu dây mạch điện cơ bản Lý thuyết liên quan - Một mạch điện cơ bản trên ô-tô gồm: Nguồn điện, thiết bị bảo vệ, thiết bị tiêu thụ điện, thiết bị điều khiển và dây nối. - Sơ đồ mạch điện Hình 1.6. Mạch điện cơ bản trên ô-tô Trình tự thực hiện - Bước 1: Nhận dạng sơ đồ đấu dây - Bước 2: Tiến hành đấu dây theo trình tự từ nguồn đến tải điện - Bước 3: Đo tổng trở của mạch - Bước 4: Cấp nguồn và vận hành mạch - Bước 5: Đo cường độ và điện áp qua tải Thực hành - Nội dung: Thực hiện đấu dây mạch điện cơ bản trên sa bàn điện 14
  15. - Hình thức thực hiện: + Mỗi sa bàn/4 SV + Thời gian 15 phút/SV + Hỏi, vấn đáp về kiến thức liên quan - Đánh giá: + Đấu nối đúng trình tự, mạch vận hành được, đo kiểm được điện áp, cường độ trong mạch + Có kiến thức liên quan về nguyên lý làm việc của mạch điện + Tổ chức bố trí, sắp xếp thiết bị, dụng cụ hợp lý: Đảm bảo an toàn, đúng thời gian và vệ sinh công nghiệp. 1.2.2. Đấu dây mạch song song Lý thuyết liên quan - Một mạch điện song song trên ô-tô gồm: Nguồn điện, thiết bị bảo vệ, có ít nhất hai thiết bị tiêu thụ điện được mắc hình, thiết bị điều khiển và dây nối. - Sơ đồ mạch điện Hình 1.7. Mạch điện song song - Đặc điểm của mạch song song + Điện áp đặt trên các tải điện bằng nhau + Dòng điện đi qua các tải điện sẽ khác nhau tùy thuộc vào điện trở của mỗi tải + Tổng trờ của mạch điện nhỏ hơn điện trở của tải điện + Dòng điện qua mạch bằng tổng các dòng điện chạt trong mạch nhánh Trình tự thực hiện - Bước 1: Nhận dạng sơ đồ đấu dây - Bước 2: Tiến hành đấu dây theo trình tự từ nguồn đến tải điện - Bước 3: Đo tổng trở của mạch và điện trở của các tải - Bước 4: Cấp nguồn và vận hành mạch - Bước 5: Đo cường độ, điện áp mạch chính và mạch nhánh Thực hành - Nội dung: Thực hiện đấu dây mạch điện song song trên sa bàn điện - Hình thức thực hiện: + Mỗi sa bàn/4 SV + Thời gian 15 phút/SV + Hỏi, vấn đáp về kiến thức liên quan - Đánh giá: + Đấu nối đúng trình tự, mạch vận hành được, đo kiểm được điện áp, cường độ trong mạch + Có kiến thức liên quan về nguyên lý làm việc của mạch điện 15
  16. + Tổ chức bố trí, sắp xếp thiết bị, dụng cụ hợp lý: Đảm bảo an toàn, đúng thời gian và vệ sinh công nghiệp. 1.2.3. Đấu dây mạch điện nối tiếp Lý thuyết liên quan - Một mạch điện nối tiếp trên ô-tô gồm: Nguồn điện, thiết bị bảo vệ, có ít nhất hai thiết bị tiêu thụ điện được mắc hình, thiết bị điều khiển và dây nối. Hình 1.8. Mạch điện nối tiếp - Đặc điểm của mạch nối tiếp + Dòng điện qua các tải điện bằng nhau + Tổng trở của mạch điện bằng tổng các điện trở của tải + Tổng điện áp đặt trên các tải bằng điện áp nguồn Trình tự thực hiện - Bước 1: Nhận dạng sơ đồ đấu dây - Bước 2: Tiến hành đấu dây theo trình tự từ nguồn đến tải điện - Bước 3: Đo tổng trở của mạch và điện trở của các tải - Bước 4: Cấp nguồn và vận hành mạch - Bước 5: Đo cường độ, điện áp mạch chính và mạch nhánh Thực hành - Nội dung: Thực hiện đấu dây mạch điện nối tiếp trên sa bàn điện - Hình thức thực hiện: + Mỗi sa bàn/4 SV + Thời gian 15 phút/SV + Hỏi, vấn đáp về kiến thức liên quan - Đánh giá: + Đấu nối đúng trình tự, mạch vận hành được, đo kiểm được điện áp, cường độ trong mạch + Có kiến thức liên quan về nguyên lý làm việc của mạch điện + Tổ chức bố trí, sắp xếp thiết bị, dụng cụ hợp lý: Đảm bảo an toàn, đúng thời gian và vệ sinh công nghiệp. 1.2.4. Đấu dây mạch điện hỗn hợp Lý thuyết liên quan - Một mạch điện ổn hợp trên ô-tô gồm: Nguồn điện, thiết bị bảo vệ, có ít nhất ba thiết bị tiêu thụ điện được mắc hình, thiết bị điều khiển và dây nối. 16
  17. Hình 1.9. Mạch điện hỗn hợp - Đặc điểm của mạch hỗn hợp + Dòng điện trong mạch nối tiếp bằng tổng các dòng điện của mạch nhánh + Điện trở tổng của mạch điện bằng tổng trở của mạch song song công với điện trở của mạch nối tiếp Trình tự thực hiện - Bước 1: Nhận dạng sơ đồ đấu dây - Bước 2: Tiến hành đấu dây theo trình tự từ nguồn đến tải điện - Bước 3: Đo tổng trở của mạch và điện trở của các tải mắc song song và nối tiếp - Bước 4: Cấp nguồn và vận hành mạch - Bước 5: Đo cường độ, điện áp mạch chính và mạch nhánh Thực hành - Nội dung: Thực hiện đấu dây mạch điện hỗn hợp trên sa bàn điện - Hình thức thực hiện: + Mỗi sa bàn/4 SV + Thời gian 15 phút/SV + Hỏi, vấn đáp về kiến thức liên quan - Đánh giá: + Đấu nối đúng trình tự, mạch vận hành được, đo kiểm được điện áp, cường độ trong mạch + Có kiến thức liên quan về nguyên lý làm việc của mạch điện + Tổ chức bố trí, sắp xếp thiết bị, dụng cụ hợp lý: Đảm bảo an toàn, đúng thời gian và vệ sinh công nghiệp. Ghi nhớ: Tài liệu hướng dẫn sửa chữa phần điện ô-tô của mỗi hãng xe có cách trình bày và hình thức khác nhau. Nên cần đọc kỹ các trang hướng dẫn sử dụng trước khi khai thác các mạch điện và thông tin trong tài liệu. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày các quy định về dây dẫn, giắc cắm, đầu nối trên ô-tô Câu 2: Trình bày đặc điểm của các mạch điện cơ bản trên ô-tô 17
  18. BÀI 2: ĐẤU DÂY ĐIỆN Ô-TÔ Mã bài: MĐ15.02 Giới thiệu Các hư hỏng trong hệ thống điện Ô-tô ngày nay chủ yếu bắt nguồn từ dây dẫn vì đa số các linh kiện bán dẫn đã được chế tạo với độ bền khá cao. Ô-tô càng hiện đại, số dây dẫn càng nhiều thì xác suất hư hỏng càng lớn. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít người chú ý đến đặc điểm này, kết quả là trục trặc của nhiều hệ thống điện Ô-tô xuất phát từ những sai lầm trong đấu dây. Mục tiêu của bài - Trình bày được các đặc điểm của dây dẫn điện, kỹ thuật đấu dây và bó dây trên ô-tô. - Tính toán chọn được dây dẫn phù hợp - Đấu được dây theo kiểu đấu thẳng và rẽ đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật Nội dung bài: 2.1. Chọn dây dẫn Lý thuyết liên quan - Dây dẫn trong Ô-tô: Thường là dây đồng có bọc chất cách điện là nhựa PVC. So với dây điện dùng trong nhà, dây điện trong Ô-tô dẫn điện và được cách điện tốt hơn. Chất cách điện bọc ngoài dây đồng không những có điện trở rất lớn (1012 Ω/mm) mà còn phải chịu được xăng dầu, nhớt, nước và nhiệt độ cao, nhất là đối với các dây dẫn chạy ngang qua nắp máy (của hệ thống phun xăng và đánh lửa). - Độ sụt áp: Dây dẫn có kích thước càng lớn thì độ sụt áp trên đường dây càng nhỏ, nhưng dây cũng sẽ nặng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc tăng chi phí do phải mua thêm đồng. Vì vậy mà nhà sản xuất cần phải có sự tính toán giữa hai yếu tố vừa nêu. Ở bảng 2.1 sẽ cho ta thấy độ sụt áp của dây dẫn trên một số hệ thống điện Ô-tô và mức độ cho phép. Hệ thống (12V) Độ sụt áp (V) Sụt áp tối đa (V) Hệ thống chiếu sáng 0,1 0,6 Hệ thống cung cấp điện 0,3 0,6 Hệ thống khởi động 1,5 1,9 Hệ thống đánh lửa 0,4 0,7 Các hệ thống khác 0,5 1,0 Bảng 2.1.Độ sụt áp tối đa trên dây dẫn kể cả mối nối + Độ sụt áp cho phép trên đường dây thường nhỏ hơn 10% điện áp định mức. Đối với hệ thống 24V thì các giá trị trong bảng 2.1 phải nhân đôi. + Tiết diện dây được tính bởi công thức: 18
  19. Trong đó: ∆U - Độ sụt áp cho phép trên đường dây (theo bảng 2.1) I - Cường độ dòng điện chạy trong dây tính bằng Ampere là tỷ số giữa công suất của phụ tải điện và hiệu điện thế định mức. ρ - 0.0178Ω.mm2/ m: điện trở suất của đồng l- Chiều dài dây dẫn. Trình tự thực hiện: Tính toán tiết diện dây dẫn khởi động. Ứng dụng Dòng điện liên Chiều dài tục dây (A) (m) 0 0 Dây khởi động 700 1,2 Bước 1: Xác định thông số của công thức I=700A, ρ - 0.0178Ω.mm2/ m, ∆U = 1.5V, l=1,2m Bước 2: Thay các thông vào công thức và tính toán S=700*0.0178*1,2/1.5= 10 mm2 Thực hành - Nội dung: Thực hiện tính toán chọn tiết diện dây dẫn của hệ thống chiếu sáng, hệ thống cung cấp điện, hệ thống đánh lửa, các hệ thống khác. - Hình thức thực hiện: + Các hệ thống/SV + Thời gian 15 phút/SV + Hỏi, vấn đáp về kiến thức liên quan - Đánh giá: + Tính toán, chọn được tiết diện của dây dẫn điện đúng yêu cầu + Có kiến thức liên quan về các đặc điểm dây dẫn điện trên ô-tô + Tổ chức bố trí hợp lý, đúng thời gian 19
  20. 2.2. Đấu dây điện ô-tô Lý thuyết liên quan - Khuyên dây: được sử dụng trong các trường hợp dây điện được bắt vào các loại vít, buông nhằm bắt chặt vị trí tiếp xuc. Nếu cần có thể tháo ra dễ dàng. Hình 2.1. Làm khuyên dây - Bối dây: Dây điện trong xe được gộp lại thành bối dây. Các bối dây được quấn nhiều lớp bảo vệ, cuối cùng là lớp băng keo. Trên nhiều loại xe, bối dây có thể được đặt trong ống nhựa PVC. Ở những xe đời cũ, bối dây điện trong xe chỉ gồm vài chục sợi. Ngày nay, do sự phát triển của hệ thống điện và điện tử Ô-tô, bối dây có thể có hơn 100 sợi. - Khi đấu dây điện ô tô cần tuân theo các quy tắc sau đây: + Chiều dài dây giữa các điểm nối càng ngắn càng tốt. + Các mối nối giữa các đầu dây cần phải hàn. + Số mối nối càng ít càng tốt. + Dây ở vùng động cơ phải được cách nhiệt. + Bảo vệ bằng cao su những chỗ băng qua khung xe. Trình tự thực hiện Công việc 1: Đấu thẳng - Bước 1: Tuốc nhựa ở hai đầu dây điện và toe các sợi dây nhỏ ra như hình Hình 2.2. Toe đầu dây - Bước 2: Liên kết xen kẽ các sợi dây đồng với nhau Hình 2.3. Liên kết các sợi dây đồng - Bước 3: Xoe dây đồng về 2 phía như hình Hình 2.4. Xoe dây về hai phía - Bước 4: Hàn chì liên mối nối - Bước 5: Quấn băng keo cách điện 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2