YOMEDIA
ADSENSE
Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 10
232
lượt xem 100
download
lượt xem 100
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ergonomie (một số nước gọi là "Kỹ thuật học các yếu tố con người") có thể được xác định là "Sự thích hợp công việc với con người. Có nhiều cách định nghĩa thuật ngữ Ergonomie. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có thể định nghĩa Ergonomie là: "Sự áp dụng khoa học sinh học kết hợp với khoa học công nghệ vào người lao động và môi trường của họ để được sự thỏa mãn tối đa cho người lao động đồng thời tăng năng xuất lao động"....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 10
- VẤN ĐỂ TƯ THẾ VÀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG HỢP LÝ (Lao động học - ergonomie) MỤC TIÊU sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Nêu được đinh nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ lao động học (ergonomie) 2. Liệt kê được các nguyên tắc cơ bản của lao động học. 3. Trình bày được biện pháp làm giảm nhẹ gáng nặng lao động thể lực bằng lao động học. 4. Hiểu được tầm quan trọng của lao động học trong sản xuất. 1. Khái niệm Ergonomie (một số nước gọi là "Kỹ thuật học các yếu tố con người") có thể được xác định là "Sự thích hợp công việc với con người. Có nhiều cách định nghĩa thuật ngữ Ergonomie. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có thể định nghĩa Ergonomie là: "Sự áp dụng khoa học sinh học kết hợp với khoa học công nghệ vào người lao động và môi trường của họ để được sự thỏa mãn tối đa cho người lao động đồng thời tăng năng xuất lao động". Vì thế ngoài sức khỏe Ergonomie còn quan tâm đến năng xuất lao động, tiết kiệm giá thành sản phẩm và các mối quan tâm khác. Hơn thế nữa trong thực hành các hướng của Ergonomie còn tập trung vào thiết kế sắp đặt vị trí lao động, sự đáp ứng các yếu tố lý học trong môi trường lao động hơn là các yếu tố hóa học và vi sinh vật học. Ergonomie (Lao động học) là khoa học nghiên cứu về lao động và sự phù hợp với sức khỏe người lao động. Như vậy mỗi loại hình lao động cần có một sự phù hợp tương ứng về sức khỏe con người (cả về mặt thể chất lẫn tinh thần). Những lao động giản đơn yêu cầu đáp ứng của cơ thể không phức tạp song khoa học kỹ thuật phát triển, lao động càng phức tạp càng cần có những nghiên cứu về sức khỏe tốt hơn, tiến bộ hơn để có thể theo 150
- kịp với lao động mới. Lao động càng có kết quả khi nó đáp ứng tốt cho con người. Lao động không làm tổn hại sức khỏe mà làm cho sức khỏe người lao động tốt hơn. Vào thế kỷ XVII khi nền công nghiệp bước vào giai đoạn phát triển thì những nghiên cứu về lao động học cũng được đặt nền móng và những nghiên cứu đầu tiên ra đời, trong đó có công trình nghiên cứu của Martinpan, ông cho rằng tâm sinh lý, giải phẫu... phải phù hợp với lao động thì lao động mới có năng suất và an toàn thoải mái. Năm 1949 Murrel đã dùng từ Ergonomie để chỉ môn khoa học này vì nó có nguồn gốc từ chữ Hy lạp là Ergon (lao động) và nomos (quy luật, quy tắc). Thực ra "Cụm từ" này bao hàm ý nghĩa tập hợp những tri thức khoa học và kỹ thuật có liên quan với con người khi lao động, mặt khác cần sử dụng các kiến thức đó để thiết kế, thực hiện hợp lý hóa lao động với mục đích vừa kinh tế vừa mang tính chất nhân văn. Đối tượng của Ergonomie là người lao động do vậy khi nghiên cứu Ergonomie người ta cần nghiên cứu cả một hệ thống các vấn đề: công cụ lao động, môi trường lao động, đối tượng lao động... Trong thực hành Ergonomie người ta cần thực hiện một tam giác cơ bản: hiệu quả - thoải mái - sức khỏe. Vấn đề này đã được các nhà khoa học thống nhất trong hội nghị Stokhom nhìn 1961. Các nhà khoa học cho rằng Ergonomie đạt hiệu quả cao khi mà các ngành khoa học tham gia, cung cấp cho những hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về vấn đề lao động và con người, trong những điều kiện tiết kiệm nhất về sức khỏe người lao động mà năng suất lao động vẫn tăng không ngừng (các biểu đồ minh hoạ 1, 2, 3). 151
- Sơ đồ 2: Thành phần cơ bản của Ergonomie 152
- Sơ đồ 3: Các yếu tố hình thành Ergonomie 2. Phân loại Ergonomie Có nhiều cách phân loại theo cách thức nghiên cứu thực tiễn. 1) Phân loại theo mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu... 2) Phân loại theo ứng dụng: Bao gồm hai vấn đề: - Lý thuyết: thiết kế sáng tạo công cụ lao động. - Điều chỉnh hoạt động phù hợp. 3) Phân loại theo đối tượng sản xuất: - Sản xuất (Từ khâu chuẩn bị đến sản xuất và tiêu thụ). - Sản phẩm: máy đã đưa vào sử dụng. 4) Phân loại theo yếu tố. - Lao động học - lao động. - Lao động - điều kiện lao động. - Lao động - kích thước, tầm vóc. - Lao động - môi trường. - Lao động - phương tiện. 3. Những nguyên tắc chủ yếu của Ergonomie Với mục tiêu là nâng cao năng suất lao động và phòng chống mệt mỏi 153
- Ginbrest đưa ra 7 nguyên tắc sau: 1) Sự vận động của bàn tay và cánh tay cần được tiến hành cân xứng và đều đặn. 2) Các vận động cần được tiến hành theo cách dễ dàng nhất, tiết kiệm nhất, trong mức độ cho phép, tránh động tác thừa và cần thiết phải tránh hết sức, nằm trong phạm vi có thể được những thay đổi đột ngột, mạnh và những khởi động lặp đi lặp lại một chiều. (Theo bảng dưới đây người ta dựa vào vận động của từng nhóm cơ). Loại Trụ (khớp) Các phần vận động 1 Khớp các ngón Ngón tay 2 Khớp bàn tay Ngón tay và lòng bàn tay 3 Khuỷu Ngón, bàn, cẳng 4 Vai Ngón, bàn, cẳng, cánh 5 Ức đòn Ngón, bàn, cẳng, cánh và vai Lao động khu trú loại 1 tốt nhất vì nó tiết kiệm được vận động các cơ. Cùng một trọng lượng 1 kg nhưng làm với 1 góc 300 thì tiêu thụ O2 ít nhất như vậy trong mặt phẳng ngang với góc độ vận động càng giảm thì tiêu thụ O2 càng ít. (Mặt phẳng đứng cũng vậy). Trong thực tế phải là vị trí trong không gian chứ không phải là mặt phẳng đứng. 154
- 3) Sự vận động liên tục và hợp lý: Cố gắng tạo ra định hình hoạt động (Stereotype). 4) Chỗ đặt dụng cụ, phương tiện. Đối tượng lao động cần phải được cố định và thích hợp, trật tự khoa học trong sản xuất. 5) Sử dụng trọng lực phù hợp sẽ bớt tiêu hao năng lượng. Chống nâng lên hạ xuống một cách thái quá. 6) Các bộ phận sản xuất ít nhất phải sản xuất 2 cái 1 lần, trong kỹ thuật gọi là nguyên tắc nhóm để tránh đơn điệu. 7) An toàn lao động là điểm cơ bản của tiêu chuẩn hóa lao động, đơn giản hóa lao động. Ngoài ra còn những nguyên tắc phụ khác nữa, đang nghiên cứu. Bảng nguyên tắc trên đều phục vụ mục đích tăng năng suất và giảm tiêu hao năng lượng, chúng liên hệ với nhau khăng khít. 4. Giảm nhẹ gánh nặng thể lực bằng biện pháp lao động học Có nhiều biện pháp lao động học có thể làm giảm nhẹ gánh nặng lao động thể lực của người lao động. 4.1. Sự phù hệ với vị trí lao động Các vị trí lao động của một cá thể hay một tập thể người lao động cần đạt được sự thuận lợi cho công việc đồng thời phải phù hợp với tâm sinh lý, giải phẫu của nhóm người lao động đó, ví dụ: thoáng đãng, không cao hoặc thấp quá so với chiều cao của công nhân, vừa tầm nhìn, tầm tay của công nhân. Các máy móc dụng cụ cũng phải phù hợp với con người cả về mặt sinh học cũng như xã hội học. 4.2. Sự hợp lý hóa các thao tác lao động Sự hợp lý hóa là không có động tác thừa, các động tác thoải mái theo hoạt động thường nhật, tự nhiên của cơ thể. 155
- 4.3. Sự hợp lý hóa công cụ lao động Các công cụ lao động dễ cầm, nắm và sử dụng. Công cụ vừa tốt lại phải vừa sức của người lao động. 4.4. Quy định gánh nặng cho phép Điều này rất cần thiết vì nó sẽ giới hạn phù hợp với tiêu hao năng lượng có thể chịu được của người lao động. Nếu tiêu hao năng lượng nhiều thì phải chọn đối tượng đủ sức khỏe đáp ứng còn đa số mọi người chỉ chịu được lâu dài khi lao động tiêu hao khoảng dưới 3000kcal. 5. Phạm vi một số ngành tham gia vào lao động học Hiện nay người ta thống nhất là có ít nhất 6 ngành, tổ chức tham gia vào Ergonomie: 5.1. Sinh lý học: nghiên cứu về con người lao động. Họ là người tham gia đầu tiên bằng cách không tự giác vì thế nó chiếm vị trí hàng đầu không thể thiếu được. Sinh lý học lao động (sinh lý bệnh và sinh lý thường). 5.2. Tâm lý học và tâm lý y học Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến xã hội nhiều, cho nên những tín hiệu gây nên trong sản xuất hiện nay đã làm cho lao động học phải chú ý vì nó là thực thể cơ bản trong lao động học. 5.3. Tâm lý học xã hội (thuộc về những vấn đề chung của từng xã hội). 5.4. Y hạc lao động: môi trường lao động và môi trường sống đóng góp kinh nghiệm cho người kỹ sư lao động và các nhà nghiên cứu có liên quan. 5.5. An toàn lao động: có nhiệm vụ theo dõi phát hiện những vấn đề không an toàn trong sản xuất và kinh doanh nhằm dự kiến trước về tai nạn cũng 156
- như những vấn đề sức khỏe tức thời. 5.6. Người tố chức lao động (vai trò của người lãnh đạo quy trình sản xuất như các giám đốc, các nhà điều hành công việc). Các ngành trên phải liên hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau mỗi cán bộ trong chuyên khoa đều phải hiểu về lao động học: Trong thực tế với các xí nghiệp cũ cần cải tạo điều chỉnh thì lao động học mới đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao khả năng lao động phòng chống mệt mỏi và bảo vệ sức khỏe công nhân tốt. KÍCH THƯỚC TỔNG QUÁT TRUNG BÌNH (CỦA NGƯỜI CHÂU ÂU) (Theo P.Th.Kellermann) Nam Nữ TT Mô tả kích thước có thể (cm) Độ Độ T.bình T.bình lệch lệch 1 Chiều cao (đứng có đi giày) 1750 140 1645 122 2 Khoảng cách từ đỉnh đầu đến diện 900 70 850 70 tiếp xúc với ghế (ngồi lưng thẳng) 3 Khoảng cách từ lưng đùi đến trước 590 40 565 40 gối (ngồi) 4 Lưng đùi đến gan bàn chân (đi giày) 1065 90 1020 90 ngồi chân thẳng ra trước 5 Trên gối đến đất (ngồi đi dày) 545 30 525 30 6 Lưng đến ngón tay giữa (tay đưa 855 70 767 70 thẳng) 7 Khuỷu đến ngón giữa (cẳng cánh 460 30 365 30 tay) 8 Mắt đến mặt đất (đứng đi giày) 1625 140 1540 120 9 Giữa hai cùi tay, hai tay nâng lên hai 920 74 845 72 bên 157
- TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ tự lượng giá Phân biệt đúng sai các câu từ câu 1 đến câu 12 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai TT Nội dung câu hỏi A B 1 Lao động học là môn khoa học nghiên cứu về sự phù hợp giữa lao động và sức khỏe người lao động. 2 Lao động càng phức tạp thì vai trò của lao động học càng cao 3 Tam giác cơ bản của Ergonomie bao gồm 3 yếu tố Hiệu quả - Thoải mái - Sức khỏe. 4 Lao động học không thể làm giảm gánh nặng lao động thể lực của người lao động. 5 Vị trí lao động phù hợp tâm sinh lý, giải phẫu của người lao động sẽ làm tăng năng suất lao động. 6 Lao động học không quan tâm đến sự phù hợp giữa tiêu hao năng lượng và sức đáp ứng của người lao động. 7 Tâm lý học và tâm lý học y học không thuộc inh vực của Ergonomie 8 An toàn lao động là vấn đề tổn tại song song không thuộc phạm vi của Ergonomie. 9 Lao động học có vai trò nâng cao khả năng lao động và phòng chống mệt mỏi trong lao động 10 Ergonomie bao gồm nhiều ngành nghề tham gia. 11 vận động cơ liên tục và hợp lý là một trong 7 nguyên tắc của Ergonomie 12 Ergonomie không quan tâm đến trật tự các bước thao tác trong lao động 158
- Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ 13 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được lựa chọn: Câu hỏi A B C D 13.Trong khi thao tác lao động thực hiện ở đôi tay các phần vận động khu trú ở các ngón tay là tốt nhất bởi vì: A. Tiết kiệm được sự vận động các cơ. B. Chiếm ít diện tích khi vận động. C. Không lặp đi lặp lại. D. Không thay đổi động tác đột ngột mạnh. 14. Mục đích của nguyên tắc "vận động định hình hợp lý" trong Ergonomie là: A. Tăng năng suất lao động. B. Giảm tối đa năng lượng tiêu hao. C. Không tạo nên yếu tố nhàm chán. D. Tạo ra sự định hình hoạt động cho người lao động (Tạo được chu kỳ hoạt động hợp lý) 15. Bố trí phương tiện máy móc, dụng cụ và vị trí người lao động hợp lý khoa học sẽ đạt được các vấn đề sau, ngoại trừ: A. Nâng cao năng suất lao động. B. Giảm thiểu tai nạn lao động. C. Triệt tiêu các động tác thừa không cần thiết. D. Tạo tâm lý thoải mái cho người lao động. 2. Hường dẫn tự lượng giá - Nghiên cứu kỹ những khổ đầu của phần nội dung để trả lời các câu 1-3. - Phần "Nguyên tắc của Ergonomie" sẽ trả lời các câu 9; 11; 12. - Phần "Giảm nhẹ gánh nặng lao động thể lực bằng biện pháp lao động học" trả lời các câu 4 - 6. và 13-15 159
- - Phần "Một số ngành tham gia lao động học" trả lời các câu 7; 8; 10. Sau khi tự trả lời các câu hỏi tự lượng giá hãy đối chiếu so sánh với đáp án ở cuối cuốn sách. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Tự nghiên cứu tài liệu học tập trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện trường Đại học Y khoa. Lưu lại các vấn đề chưa hiểu trong bài để thảo luận với các bạn trong lớp, cuối cùng xin ý kiến giảng viên với những phần còn thắc mắc, chưa hiểu kỹ. 2. Vận dụng thực tế Mọi công việc nên bố trí theo xu thế phù hợp với tâm sinh lý, giải phẫu con người thì năng xuất sẽ tăng cao. Khi học tập cũng phải có tư thế phù hợp để không bị mệt mỏi, đạt hiệu quả cao. Ngồi học không đúng tư thế sẽ gây đau mỏi cơ khớp. Nhìn quá gần hoặc nhìn xa quá lâu sẽ bắt mắt phải điều tiết nhiều cũng dẫn tới chóng mỏi mắt. Ergonomie có thể được áp dụng ngay trong vấn đề lựa chọn chất liệu vải may quần áo cho phù hợp theo từng mùa ví dụ mùa hè nên chọn các loại vải mỏng thoáng và dễ thoát mồ hôi. Nói chung cần áp dụng Ergonomie trong các mặt của cuộc sống để tạo cho cơ thể một trạng thái luôn luôn thoải mái thì làm việc và sinh hoạt sẽ dễ chịu hơn. 160
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn