Giáo trình Thể loại và phương pháp thể hiện bài hát mẫu giáo: Phần 2 - Lê Hồng Lĩnh
lượt xem 53
download
Tiếp nối phần 1, phần 2 của cuốn giáo trình có nội dung trình bày sơ lược về một số hình thức âm nhạc khác, giới thiệu một số thể loại thanh nhạc, giới thiệu số thể loại của khí nhạc. Tham khảo cuốn giáo trình Thể loại và phương pháp thể hiện bài hát mẫu giáo do Lê Hồng Lĩnh biên soạn đê nắm nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thể loại và phương pháp thể hiện bài hát mẫu giáo: Phần 2 - Lê Hồng Lĩnh
- Chương VI: SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ HÌNH THỨC ÂM NHẠC KHÁC (SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU ĐỂ MỞ RỘNG KIẾN THỨC) Mục đích, yêu cầu Giới thiệu một cách sơ lược cho học viên về các hình thức âm nhạc: ba đoạn phức, rondo (rông-đô), biến tấu, sonate (xô-nát) để mở rộng thêm kiến thức về âm nhạc. 1. Hình thức ba đoạn phức 1.1. Định nghĩa Hình thức ba đoạn phức là hình thức của tác phẩm âm nhạc được cấu tạo bằng ba phần: phần thứ nhất là phần trình bày, có hình thức nhỏ nhất là hai hoặc ba đoạn đơn; phần thứ hai là phần phát triển; phần thứ ba là phần tái hiện, phần thứ hai phải tương phản với phần thứ nhất và phần thứ ba. 1.2. Cấu trúc từng phần của hình thức ba đoạn phức 1.2.1. Phần Trình bày Phần thứ nhất (A) của hình thức ba đoạn phức giữ chức năng là phần trình bày của hình thức và cấu trúc ở hình thức ba đoạn đơn hoặc hai đoạn đơn. Cuối phần trình bày thường kết trọn về giọng chính ban đầu, tạo thành một điểm ngắt để phân biệt ranh giới với phần giữa (B). 1.2.2. Phần Trung gian Phần thứ hai (B) của hình thức ba đoạn phức giữ chức năng là phần giữa của hình thức và sự tương phản rõ rệt với phần trình bày. Sự tương phản giữa hai phần này thường được thể hiện bằng nhiều thủ pháp, như: xuất hiện chất liệu âm nhạc mới, chuyển sang giọng mới, thay đổi âm hình tiết tấu, thay đổi lối tiến hành giai điệu, thay đổi nhịp độ, nhịp điệu.v.v... Sự tương phản giữa hai phần trình bày và phần giữa là nguyên tắc cấu trúc của hình thức này. Phần giữa thường có cấu trúc ở hình thức hai đoạn đơn, ba đoạn đơn, hoặc đoạn nhạc được gọi là Trio (tri-ô). Đôi khi phần giữa là một đoạn chen phát triển không ổn định, dẫn tới không có cấu trúc rõ ràng. 1.2.3. Phần Tái hiện Phần thứ ba của hình thức ba đoạn phức giữ chức năng là phần tái hiện của hình thức. Phần tái hiện trong tác phẩm viết ở hình thức ba đoạn phức của các nhạc sĩ thuộc trường phái cổ điển thường họa lại nguyên dạng phần trình bày, thường kí hiệu là “Da capo” (đa-ca- 68
- pô). Phần tái hiện còn có thể nhắc lại phần trình bày có thay đổi như rút gọn mở rộng khuôn khổ hoặc biến đổi các phương pháp diễn tả âm nhạc.v.v... 1.3. Các phần phụ và ứng dụng của hình thức ba đoạn phức Cũng như các hình thức đã học, hình thức ba đoạn phức ngoài ba phần chính là phần trình bày, phần giữa và phần tái hiện còn có các phần phụ như: mở đầu, nối tiếp và cô-đa. Hình thức ba đoạn phức được sử dụng rộng rãi qua các thời kì lịch sử của âm nhạc từ lúc hình thành của hình thức này, đặc biệt đối với trường phái âm nhạc lãng mạn. Hình thức ba đoạn phức được dùng là một chương của bản giao hưởng, bản sonate (xô- nát)...; đồng thời còn sử dụng để cấu trúc một tác phẩm độc lập như một số bản valse (van-xơ), mazurka (ma-duyếch-ca) ... Hình thức ba đoạn phức có khả năng biểu hiện những hình tượng nội dung đa dạng, phức tạp. 2. Hình thức rondo (rông-đô) 2.1.Định nghĩa Rondo (rông-đô) là hình thức âm nhạc bao gồm nhiều thành phần, trong đó có một phần gọi là chủ đề được nhắc lại ít nhất ba lần. Xen kẽ chủ đề là những phần khác nhau về nội dung, gọi là các đoạn chen (episode = ê-pi-dốt). 2.2. Nguồn gốc và sự hình thành, phát triển 2.2.1. Rondo không chỉ là hình thức âm nhạc mà còn là thể loại âm nhạc Hình thức rondo bắt nguồn từ các bài ca, điệu múa dân gian. Rondo với nghĩa đen là vòng tròn. Trong các bài ca xưa thường có phiên khúc (couplet = cu-p’-lê) và điệp khúc (refrain = rơ- f’-ranh). Mỗi lần trình diễn, điệp khúc giữ nguyên, còn phiên khúc luôn thay đổi với lời ca mới và cả âm nhạc cũng thay đổi dẫn tới sự xuất hiện của hình thức rondo. Rondo còn là thể loại âm nhạc bởi tính sinh động và có đặc điểm nhảy múa, liên tưởng tới những cảnh sinh hoạt trong các ngày hội phong tục. Chủ đề âm nhạc (A) được coi là phần tham gia của đông đảo tập thể múa; các đoạn chen (B, C, D...) là những đoạn múa một người, hai người, ba người... 2.2.2. Hình thức rondo xuất hiện trong nền âm nhạc chuyên nghiệp Tây Âu vào cuối thế kỉ XVIII trong tác phẩm của các nhạc sĩ chơi đàn cla-vơ-xanh cổ Pháp và từ đó tên gọi cho hình thức này là rondo cổ Pháp. Trong quá trình phát triển của hình thức, rondo Pháp đã chuẩn bị cho sự xuất hiện của rondo cổ điển phong phú hơn bằng các thủ pháp mới đặt biệt qua tác phẩm của J.S.Bắc và G.F.Hen-đen. Rondo cổ điển ra đời đã mở ra một giai đoạn cho sự phát triển của hình thức này trong sáng tác của các nhạc sĩ thuộc trường phái cổ điển Viên (Vienne) như Mô-da, Hay-đơn và Bê- tô-ven. 69
- Rông-đô cổ điển trở thành hình thức, trong đó chủ đề âm nhạc phát triển mạnh và sự tương phản về chủ đề giữ vai trò quan trọng trong qua trình sáng tạo. Các đoạn chen ở rondo cổ điển mở rộng hiệu quả hình tượng chủ đề, phát triển độc lập so với chủ đề. Tuy nhiên, chủ đề và các đoạn chen vẫn có mối quan hệ tương hỗ nhất định. 3. Hình thức biến tấu 3.1. Định nghĩa Hình thức biến tấu bao gồm sự trình bày của chủ đề và sau đó là hàng loạt sự nhắc lại chủ đề nhưng có biến đổi, gọi là những biến khúc. 3.2. Nguồn gốc và sự hình thành, phát triển Hình thức biến tấu bắt nguồn từ nghệ thuật ca hát, nhảy múa dân gian. Các điệu múa và bài hát ấy luôn được lặp lại nhiều lần khi trình diễn. Mỗi lần nhắc lại người ta còn thêm vào những chi tiết mới về cao độ và cho sự xuất hiện hình thức biến tấu. Hình thức biến tấu xuất hiện trong nền âm nhạc chuyên nghiệp Tây Âu vào thế kỉ XVII và được sử dụng cho tới ngày nay. Hình thức biến tấu có các dạng chính là biến tấu nghiêm khắc và biến tấu tự do. 3.2.1. Biến tấu nghiêm khắc: luôn giữ lại những đường nét chính của chủ đề, khuôn khổ, dàn ý hòa âm, nhịp độ v.v... trong các biến khúc. 3.2.2. Biến tấu tự do: ngoài nguyên tắc nhắc lại có thay đổi còn dùng cả nguyên tắc phát triển. 4. Hình thức sonate (xô-nát) 4.1. Định nghĩa Hình thức sonate (xô-nát) là sự trình bày, phát triển và tái hiện những chủ đề tương phản trong mối tương quan về giọng có tính quy luật. Hình thức sonate có cấu trúc phức tạp và hoàn thiện nhất, là một hình thức có tính kịch sâu sắc, hình thành trên cơ sở đối chiếu tương phản của các hình tượng âm nhạc khác nhau biểu hiện những xung đột căng thẳng; phản ánh được nhiều nội dung đa dạng trong cuộc sống, từ những tình cảm nội tâm riêng tư đến những tư tưởng triết lí phức tạp. Ở hình thức này, các quá trình căng thẳng nội tại được tổng hợp trong tính thống nhất cao. Hình thức sonate nảy sinh từ đầu thế kỷ XVIII, nhưng hoàn thiện ở nửa cuối thế kỷ này trong các sáng tác của Hay-đơn, Mô-da và nhất là Bê-tô-ven. Cho tới nay, hình thức sonate vẫn được sử dụng và luôn được đổi mới, phong phú về cấu trúc cũng như các phương pháp diễn tả của âm nhạc để phản ánh thực tế sôi động và những suy tư của con người trong cuộc sống. Trong thực tế thường có sự lầm lẫn giữa hai khái niệm: hình thức sonate và bản sonate. Hình thức sonate là cấu trúc của một tác phẩm độc lập hoặc một chương nào đó của một bản sonate, bản giao hưởng... Bản sonate là liên khúc gồm nhiều chương nhạc khác nhau, trong đó có một chương cấu 70
- trúc ở hình thức sonate. 4.2. Cấu trúc của hình thức sonate (xô-nát) Hình thức sonate đầy đủ gồm có ba phần: phần trình bày, phần phát triển và phần tái hiện. Tùy vào từng phần có thể còn có thêm phần mở đầu và phần kết (Cô-đa). 4.2.1. Phần trình bày: có chức năng giới thiệu hai hay nhiều chủ đề âm nhạc khác nhau. 4.2.2. Phần phát triển của hình thức sonate luôn không ổn định, thể hiện sự xung đột, căng thẳng. 4.2.3. Phần tái hiện của hình thức sonate là họa lại các giai điệu của phần trình bày nhưng có biến đổi. 4.2.4. Coda (cô-đa) được tiếp sau phần tái hiện với chức năng khái quát toàn bộ hình thức. 71
- Chương VII: GIỚI THIỆU MỘT SỐ THỂ LOẠI THANH NHẠC Mục đích, yêu cầu Giúp cho học viên biết phân biệt một số thể loại âm nhạc khác nhau của thanh nhạc để phân tích các ca khúc ở cuốn Bài hát Mẫu giáo. Thanh nhạc là những tác phẩm được biểu diễn bằng giọng người, loại hình xuất hiện sớm nhất của nghệ thuật âm nhạc; ra đời cùng với tiếng nói khi con người biết dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao lưu tiếp xúc. Trải qua những chặng đường dài của lịch sử, nghệ thuật âm nhạc biến đổi ngày càng đa dạng, phức tạp và phong phú hơn. Nhiều loại hình thanh nhạc mới nảy sinh song song với việc bảo tồn nền thanh nhạc cổ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Tác phẩm thanh nhạc là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và ngôn từ. Âm điệu tiếng nói và giai điệu âm nhạc có những nét gần gũi và chứa đựng màu sắc sinh động riêng của từng dân tộc, có tính hoàn thiện nhất định về tư duy, nhưng giữa chúng có sự khác biệt cơ bản, bởi giai điệu âm nhạc là sự hình thành mối quan hệ cao thấp chính xác của các âm. Giai điệu âm nhạc, nhất là những tác phẩm thanh nhạc có quan hệ mật thiết với ngôn từ, và nếu lời ca từ thơ ca thì mối quan hệ ấy càng gần gũi. Bởi hình tượng thơ hình thành trong một hệ thống thanh điệu của ngôn ngữ, có vần luật, có nhịp điệu khác với ngôn ngữ bình thường. Vì vậy, mọi loại hình khác nhau của thanh nhạc, từ bài dân ca đến những tác phẩm lớn phức tạp, đều gắn chặt chẽ với ngữ điệu tiếng nói. 1. Ca khúc Ca khúc là danh từ dùng để gọi những tác phẩm thanh nhạc khác nhau: ca khúc dân ca và ca khúc của các nhạc sĩ chuyên nghiệp với vai trò thể hiện chủ yếu là giai diệu. Giai điệu của ca khúc là những giai điệu hoàn chỉnh, độc lập; thậm chí có thể dùng một nhạc cụ nào đó trình tấu vẫn chứa đựng một ý nghĩa hoàn thiện của một tư duy âm nhạc. Ca khúc được phân thành các loại khác nhau. Ca khúc dân ca cũng vậy, mỗi loại phục vụ cho một nhu cầu riêng của con người; có bài phản ánh sinh hoạt lao động thường nhật; có bài là tỏ tình; có bài là nghi lễ, chiến trận; có bài là hội hè, vui chơi; lại có bài gắn liền với các điệu múa.v.v... Ca khúc chuyên nghiệp cũng có thể chia thành nhiều loại khác nhau với nhiều tiêu chí phân loại như dựa vào nội dung, tính chất thể hiện của phương pháp diễn tả âm nhạc như giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu... đôi khi còn căn cứ vào cấu trúc của tác phẩm trong việc phân loại. 1.1. Hành khúc: là những bài ca có nhịp độ vừa phải, phù hợp với bước đi. Lối tiến hành giai điệu gồm có nhiều quãng 4, quãng 5... và trường độ các âm hay dùng các nốt có chấm dôi v.v... Âm nhạc vang lên với tính chất mạnh mẽ, khúc chiết như: Tiến quân ca (Văn Cao), Diệt phát xít (Nguyễn Đình Thi), Hành quân xa (Đỗ Nhuận), Tiểu đoàn Ba lẻ bảy (Nguyễn Hữu 72
- Trí), Anh vẫn hành quân (Huy Du), Năm anh em trên một chiếc xe tăng (Doãn Nho), Bác đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục), Giải phóng miền Nam (Huỳnh Minh Siêng) v.v... 38. Huỳnh Minh Siêng: Giải phóng miền Nam (trích) Nhịp đi – Hùng mạnh 1.2. Chính ca: là những bài hát dùng trong các nghi lễ như: quốc ca, những bài ca chính thức của một tổ chức nào đó như: của thanh niên, phụ nữ, thiếu niên, sinh viên, học sinh v.v... Những bài hát ấy thường có tính chất trang nghiêm, với nội dung ngợi ca truyền thống hoặc có tính chất kêu gọi, hiệu triệu. Đường nét giai điệu và tiết tấu gần gũi với ca khúc hành khúc nhưng thể hiện tính chất trang nghiêm nhiều hơn. 39. Quốc tế ca (trích) Nhịp đi 1.3. Ngợi ca: là những ca khúc có tính chất suy tưởng, triết lý như những bài ca ngợi đất nước, ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi anh hùng... Tình chất âm nhạc thường biểu hiện sự trang nghiêm, đồng thời còn có tính trữ tình, ngâm ngợi, tự sự, kể chuyện... Đó là các bài: Ca ngợi Hồ Chủ Tịch (Lưu Hữu Phước), Người là niềm tin tất thắng (Chu Minh), Lời anh vọng mãi ngàn năm (Vũ Thanh), Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương (Nguyễn Đức Toàn) v.v... 40. Chu Minh: Người là niềm tin tất thắng (trích) Trang trọng, sôi nổi, thiết tha 1.4. Trữ tình: là những ca khúc có giai điệu mềm mại, uyển chuyển. Nội dung của các bài ca ấy là những đề tài viết về phong cảnh thiên nhiên, làng quê, thôn xóm, vẻ đẹp trong lao động, về tình yêu nói chung hoặc tình yêu đôi lứa... Ở những bài hát này có lối tiến hành giai điệu ít những quãng nhảy xa, thường đi liền bậc hoặc lượn sóng; tiết tấu dàn trải, tự do để cùng với giai điệu tô đậm cho tính chất nhẹ nhàng, bay bổng trong cách biểu hiện. Đó là các bài như: Con kênh kênh xanh xanh (Ngô Huỳnh), Làng tôi (Văn Cao), Quê em (Nguyễn Đức Toàn), Đường lên Tây Bắc (Văn An), Tình em (Huy Du), Ngọn đèn đứng gác (Hoàng Hiệp), 73
- Tuổi đời mênh mông (Trịnh Công Sơn), Tiếng hát anh tìm em (Hoàng Dương) v.v... 41. Hoàng Dương: Tiếng hát anh tìm em (trích) Chậm vừa, tình cảm 1.5. Hát ru: là những ca khúc nhịp độ chậm, vừa phải; giai điệu thường được tiến hành liền bậc, không dùng những quãng nhảy xa liên tục, những biến âm đột ngột; tiết tấu nhịp nhàng, có tính chu kỳ hoặc tự do. Đó là các bài như: Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý), Từ trên đỉnh núi (Nguyên Nhung), Lời ngọt ngào (Nguyễn Quỳnh Hợp), Khúc hát ru (Vĩnh Cát) v.v... 42. Vĩnh Cát: Khúc hát ru (trích) Nhịp hơi tự do – Tâm tình – Sâu lắng 1.6. Hò vè: là những bài ca được phỏng theo âm điệu, hoặc tiết tấu của những bài hò, vè trong âm nhạc dân gian. Có bài còn kế thừa lối cấu trúc của điệu hò dân gian có vế xướng, vế xô để hình thành tác phẩm. Có thể điểm ra một số bài như: Mùa lúa chín (Hoàng Việt), Hò đắp đường thống nhất (Tạ Phước, Tô Vũ), Hò kéo gỗ (Lê Yên), Thanh Hóa anh hùng (Hoàng Đạm), Vè thắng giặc (Hoàng Vân) v.v... 43. Tạ Phước – Tô Vũ: Hò đắp đường thống nhất (trích) Mạnh 74
- 1.7. Ca khúc kết hợp với trò chơi: là những bài ca có nội dung cụ thể, vừa hát vừa có những động tác để biểu hiện nội dung. Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều nhạc sỹ đã sáng tác những ca khúc ở loại hình này để phục vụ cho tập thể bộ đội, dân công trong những phút nghỉ ngơi, sau những giờ luyện tập, lao động phục vụ chiến trường; đồng thời còn đáp ứng cho những sinh hoạt vui chơi của thanh thiếu niên. Những bài ca ấy thường có giai điệu dễ hát, dễ thuộc như các bài Lửa rừng (Đỗ Nhuận), Lỳ và Sáo (Văn Chung). 1.8. Ca khúc hài hước, dí dỏm, trào phúng: là những bài ca có lời ca và âm nhạc kết hợp rất chặt chẽ thông qua các phương pháp diễn tả của âm nhạc để biểu hiện được nội dung. Giai điệu thường xuất hiện những quãng nhảy xa, đột ngột hoặc nói sai với ngữ điệu bình thường và thường dùng đảo phách trong âm hình tiết tấu, tạo sự “hẫng, hụt” bất ngờ trong nhịp điệu v.v... Ta có thể kể một số bài như: Thằng Bờm (Nguyễn Xuân Khoát), Con mèo mà trèo cây cau (Lê Yên), Chiếc xe lu (Huy Du), Đế quốc Mỹ là thân con ruồi (Trọng Bằng) v.v... 44. Lê Yên: Con mèo mà trèo cây cau (Lời: Ca dao cổ) (trích) Dí dỏm Sự phân loại ca khúc như trên trình bày cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi lẽ một bài hát có thể vừa có tính chất của loại này, vừa có tính chất của loại kia. Người ta còn sử dụng các tiêu chí phân loại khác nhau như ca khúc viết cho thiếu nhi và cho người lớn. Loại viết cho các em nhỏ phụ thuộc vào âm vực (tầm cữ giọng) của lứa tuổi và 75
- nội dung cần phù hợp với tâm sinh lý của các em. Đồng thời, còn được phân loại theo cách sử dụng như ca khúc tập thể (viết cho đông đảo quần chúng) và ca khúc cho đơn ca. Ca khúc đơn ca đòi hỏi sự chuyên biệt cho từng loại giọng trình diễn khác nhau, phức tạp hơn về kỹ thuật sáng tác và luôn luôn phải có phần đệm của nhạc đàn. 2. Trường ca Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, giai đoạn từ 1946-1954 xuất hiện những bài ca có khuôn khổ dài, cầu trúc khá đặc biệt như: Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Tiếng chuông nhà thờ (Nguyễn Xuân Khoát), Trận Đoan Hùng (Lê Yên-Lưu Quang Thuận), Sông Lô (Văn Cao), Ngày Về (Lương Ngọc Trác – Chính Hữu), Bình ca (Nguyễn Đình Phúc), Bộ đội về làng (Lê Yên – Hoàng Trung Thông), Những gác chuông giáo đường (Huy Du - Hữu Loan) v.v... và ở giai đoạn sau, trong những năm 60 của thế kỷ XX, Hoàng Vân đã sáng tác một số bài cũng ở dạng đó như: Tôi là người thợ mỏ, Người chiến sĩ ấy v.v... Các bài ca ấy gồm nhiều phần tương phản nhưng giữa chúng vẫn có mối liên quan thống nhất chung trong tư duy âm nhạc. 3. Romance (rô-măng-xơ) Romance là tác phẩm viết cho giọng hát có phần đệm của nhạc đàn, thường có khuôn khổ vừa phải. Hầu hết các nhà soạn nhạc trên thế giới từ cổ điển tới lãng mạn và hiện đại đều viết cho thể loại thanh nhạc này. Các nhạc sĩ Việt Nam nhiều người đã viết cho thể loại romance. Tên gọi romance gốc từ tiếng Tây Ban Nha. Thoạt đầu có ý nghĩa là bài hát thế tục, đơn giản hát bằng tiếng roman, tức tiếng Tây Ban Nha, để phân biệt với loại bài hát bằng tiếng La- tinh. Ngoài tính trữ tình ca ngợi tình yêu, romance còn có thể mô tả sự suy nghĩ trầm ngâm, những tình cảm đau thương, ôn lại những kỉ niệm xa xưa hoặc tình yêu với thiên nhiên. Romance thường có cấu trúc ở hình thức ba đoạn đơn, hai đoạn đơn. Tuy nhiên cũng gặp những bài có cấu trúc phức tạp hơn. Vai trò phần đệm của nhạc đàn trong romance có vị trí quan trọng để góp phần diễn tả rõ hơn hình tượng của giai điệu, tạo màu sắc cho giai điệu. Tác phẩm Bài ca hi vọng của Văn Ký là một trong những romance tiêu biểu của Việt Nam. 4. Hợp ca Hợp ca là một trong những loại hình của thanh nhạc, gồm từ hai giọng hát trở lên, có tên gọi là : - Song ca - đuy-ô (duo): hợp ca 2 giọng hát. - Tam ca - t’ri-ô (trio): hợp ca 3 giọng hát. - Tứ ca - ca-chuy-ô (quatuor): hợp ca 4 giọng hát. Và có các loại hợp ca 5, 6, 7 giọng hát. Hợp ca là tiết mục nào đó trong nhạc kịch, đồng thời còn là tác phẩm độc lập. 76
- Khác với kịch nói, trong nhạc kịch một số nhân vật cùng trong một thời điểm có những ý nghĩ, tình cảm khác nhau nhưng trình diễn cùng lúc. Người nghe không những có khả năng cùng lúc tiếp thu nhiều giai điệu mà còn phân tích được mối quan hệ giữa các giai điệu ấy với nhau. Hợp ca luôn có phần đệm của nhạc đàn và các tác phẩm ấy được viết cho từng loại giọng nhất định. 5. Hợp xướng Hợp xướng là tác phẩm thanh nhạc có nhiều bè, mỗi bè do các ca sĩ cùng một loại giọng trình bày. Hợp xướng là tiết mục trong nhạc kịch, thanh xướng kịch, đồng thời còn là những tác phẩm độc lập. Hợp xướng được phân thành nhiều loại: hợp xướng nam, hợp xướng nữ, hợp xướng hỗn hợp (gồm cả giọng nam và giọng nữ) hợp xướng trẻ em, hợp xướng không nhạc đệm (a capella = a ca-pe-la). Hợp xướng nam với âm thanh đầy đặn tạo tính kịch mạnh mẽ, thường sử dụng trong những trường hợp gây không khí trang nghiêm, kiên nghị, hùng tráng. Hợp xướng nữ hay dùng để miêu tả những cảm xúc tươi mát, nhẹ nhàng, ấm cúng. Hợp xướng hỗn hợp gồm các loại giọng hát của nam và nữ tạo ra màu sắc phong phú để biểu hiện nhiều nội dung hình tượng âm nhạc đa dạng. Hợp xướng trẻ em thường thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ phù hợp với lứa tuổi góp phần tạo ra các màu sắc, tình huống trong cuộc sống hồn nhiên của các em nói riêng và của đời sống xã hội nói chung. Hợp xướng không nhạc đệm là một loại hình chỉ dùng giọng hát để thể hiện các hình tượng âm nhạc khác nhau. Thính giả sẽ thưởng thức sự hài hòa của các loại giọng mà không bị âm thanh của các nhạc khí che lấp. Cấu trúc của các bản hợp xướng hay các chương trong một bản hợp xướng thường viết ở các hình thức một đoạn đơn, hai đoạn đơn, ba đoạn đơn, rondo, biến tấu. Nhiều nhạc sĩ Việt Nam đã sáng tác hợp xướng để biểu hiện tâm tư, tình cảm của con người. Những ca khúc hợp xướng thành công như: Sóng Cửa Tùng (Doãn Nho), Đông Nam Á Châu (Lưu Hữu Phước), Dưới ánh sao vàng (Vân Đông), Ca ngợi Tổ quốc (Hồ Bắc) Thề quyết bảo vệ Tổ quốc (Huy Du), Biết mấy tự hào Việt Nam Tổ quốc ta (Phạm Đình Sáu) v.v... Những bản hợp xướng nhiều chương như: Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy (Tô Hải), Việt Nam muôn năm (Nhạc: Hoàng Vân, thơ: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Bùi Minh Quốc), Tiến lên toàn thắng ắt về ta (Đỗ Dũng - Trần Nhật Lam) v.v... Bản hợp xướng Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy của Tô Hải là một trong những bản hợp xướng nhiều chương được nhiều người yêu thích và luôn được trình diễn từ thập niên 60 của thế 77
- kỷ XX tới nay. Bản hợp xướng có bốn chương, mỗi chương có một tiêu đề riêng: Chương I : Núi rừng hùng vĩ của Tổ quốc. Chương II : Trên đường biên giới Chương III : Quê hương nhắn nhủ Chương IV : Bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hòa bình. Chương I : Núi rừng hùng vĩ của Tổ quốc Âm nhạc của chương một vang lên chậm rãi như gợi cảnh rừng chiều thanh vắng, hùng vĩ. Các bè của hợp xướng như họa lại âm thanh của tiếng cồng ngân vang thăm thẳm. Tóm tắt Thanh nhạc là những tác phẩm được biểu diễn bằng giọng người có quan hệ chặt chẽ với ngôn từ và có nhiều dạng khác nhau. 1. Ca khúc (kể cả ca khúc dân ca và ca khúc của các nhạc sĩ chuyên nghiệp) là một loại hình thanh nhạc đơn giản, dễ hiểu với vai trò thể hiện chủ yếu là giai điệu. Ca khúc được phân thành: hành khúc, chính ca, ngợi ca, trữ tình, ru, hò vè, kết hợp trò chơi, hài hước v.v... 2. Trường ca là những bài có khuôn khổ dài, gồm nhiều phần tương phản nhưng vẫn có mối liên quan chặt chẽ tạo tính thống nhất chung. 3. Romance (rô-măng-xơ) là những ca khúc trữ tình viết cho giọng hát có phần đệm của nhạc đàn. 4. Hợp ca là những tác phẩm thanh nhạc gồm từ hai giọng trở lên như song ca, tam ca, tứ ca v.v... 5. Hợp xướng là tác phẩm thanh nhạc có nhiều bè, mỗi bè do các ca sĩ cùng một loại giọng trình bày. Hợp xướng được phân thành nhiều loại: hợp xướng nam, hợp xướng nữ, hợp xướng hỗn hợp (gồm giọng nam và giọng nữ), hợp xướng trẻ em, hợp xướng không nhạc đệm. 78
- Câu hỏi 1. Nét đặc trưng của các tác phẩm thanh nhạc so với các tác phẩm khí nhạc là gì ? 2. Hãy trình bày quan niệm của mình trong việc phân loại ca khúc, đồng thời dùng các bài ca mà anh (chị) đã biết để dùng làm thí dụ cho sự phân loại của mình. 3. Hãy trình bày về các loại hợp xướng khác nhau. 79
- Chương VIII: GIỚI THIỆU SỐ THỂ LOẠI CỦA KHÍ NHẠC (SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU ĐỂ MỞ RỘNG KIẾN THỨC) Mục đích, yêu cầu Giới thiệu một cách sơ lược cho học viên về một vài thể loại của khí nhạc để mở rộng thêm kiến thức về âm nhạc. 1. Vài thể loại nhỏ của khí nhạc (nhạc đàn) Tác phẩm khí nhạc được thể hiện bằng các nhạc cụ, là âm nhạc thuần túy, hoàn toàn dựa trên các phương tiện diễn tả của âm nhạc như giai điệu, tiết tấu v.v... để biểu hiện các hình tượng âm nhạc khác nhau. Lịch sử phát triển của âm nhạc cho ta thấy khí nhạc được hình thành và phát triển muộn hơn thanh nhạc. Trong sinh hoạt cộng đồng, những nghệ sĩ dân gian thoạt đầu thích họa lại giai điệu các bài hát, bài hát múa trên cây đàn của mình và đó là dạng đầu tiên của khí nhạc. Trong các tác phẩm khí nhạc, giai điệu là linh hồn của tác phẩm và tiết tấu của các bài ca, điệu múa đã làm nổi bật cho hình tượng thể hiện. Trong quá trình phát triển, các tác phẩm nhạc đàn ngày càng mở rộng phạm vi diễn tả làm cho chúng có ý nghĩa độc lập, phong phú. Thế kỷ XIX là thời kì phát triển rực rỡ của nhiều thể loại nhạc đàn khác nhau, với xu hướng đi sâu khai thác thế giới tình cảm khác biệt của con người. 1.1. Bài ca không lời “Bài ca không lời” là những tác phẩm khí nhạc nhỏ, giai điệu có tính chất du dương, thường viết cho đàn pi-a-nô, vi-ô-lông hoặc vi-ô-lông xen-lô. Nhạc sĩ người Đức F. Men-đen-xơn là người sáng tạo ra thể loại này. Ông đã viết tập Bài ca không lời gồm 48 bản cho đàn pi-a-nô, trong đó mỗi bài có một hình tượng rõ ràng và còn biểu hiện tính chất độc đáo của nghệ thuật đàn phím. Các nhạc sĩ Việt Nam từ thập niên 60 của thế kỷ XX tới nay, nhiều người đã sáng tác cho thể loại này như: Hoàng Dương, Chu Minh, Nguyễn Đình Tấn v.v... 1.2. Vũ khúc Vũ khúc là khúc nhạc viết đệm cho múa hoặc là những tác phẩm khí nhạc có tên gọi của điệu múa này hay điệu múa khác như: menuet (mơ-nuy-ê), valse (van-xơ), polca (pôn-ka), mazurka (ma-dua-ca)... hay Múa Sạp, Múa Quạt, Múa Chàm Rông,... tác phẩm Vũ khúc Tây Nguyên (Hoàng Đạm)... của Việt nam. Tính chất nổi bật của nhạc múa là sự rõ ràng của tiết tấu, luôn lặp lại nhiều lần cùng một âm hình tiết tấu điển hình để có thể phân biệt được các loại múa khác nhau. Từ xa xưa, ca, múa, nhạc múa luôn gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người và thể 80
- hiện được nhiều tâm trạng: vui, buồn, hân hoan, trang trọng... Sau này, từ các điệu múa dân gian ấy, các nhạc sĩ chuyên nghiệp đã phát triển thành một thể loại múa không chỉ để múa mà biểu hiện các trạng thái tình cảm khác nhau của con người trong cuộc sống. Nhiều tác phẩm hoặc một chương trong tác phẩm nhiều chương như bản xô-nát, bản giao hưởng, các tiết mục trong nhạc kịch... được hình thành từ một điệu múa. 1.2.1. Menuet (mơ-nuy-ê) Menuet là điệu múa vòng dân gian ở phía Nam nước Pháp, sau trở thành một điệu múa được ưa thích trong cung đình và phổ biến ở thành thị của các nước Châu Âu. Menuet là điệu múa nhịp ba nhẹ nhàng, khoan thai; một điệu múa dạ hội hơi kiểu cách. 1.2.2. Valse (van-xơ) Valse là điệu múa quay tròn uyển chuyển, bắt nguồn từ sinh hoạt dân gian. Valse có các dạng khác nhau như valse Đức, valse Pháp và valse của thành Viên (Vienne). Valse đã trở thành một thể loại được các nhà soạn nhạc ưa thích bởi nó có khả năng biểu hiện các trạng thái tình cảm khác nhau của con người. Tuy nhiên, trong các tác phẩm valse của mình, các nhà soạn nhạc đã phát triển phức tạp hơn chứ không còn đơn thuần để múa, như: Weber (Vê-be), Chopin (Sô-panh), Liszt, Glinka v.v... 1.2.3. Mazurka (ma-dua-ca) Mazurka (ma-dua-ca) gắn liền với điệu múa dân gian Ba Lan vùng Madovie, là điệu mazur (ma-dua). Mazurka là điệu nhảy nhịp ba, tính chất sôi nổi, mạnh mẽ, trọng âm rơi vào phách thứ hai, thứ ba hoặc từng phách một. Mazurka không những được yêu thích ở Ba Lan mà trở thành một điệu múa phổ cập rộng rãi khắp cả nước Châu Âu thế kỷ XIX. Nhiều nhạc sĩ đã sáng tác mazurka, đặc biệt những tác phẩm mazurka của Chopin (Sô-panh) đã thể hiện được muôn vẻ khác nhau của tình cảm con người. 1.2.4. Polka (pôn-ka) Polka (pôn-ka)là điệu múa cổ nhịp hai của Tiệp và từ những năm 40 của thế kỷ XIX đã trở thành một trong những điệu múa được yêu thích ở Châu Âu. Nhiều nhạc sĩ đã sử dụng nhiều loại tiết tấu điển hình của điệu nhảy này để hình thành chủ đề trong tác phẩm của mình. Tác phẩm polka Ý do nhạc sĩ S.Rakhmaninov (Ra-khơ-ma-ni-nốp) ghi lại và sau đó được cải biên cho đàn pi-a-nô là một tác phẩm nổi tiếng. 1.3. Nocturne (nốc-tuyếc) Nocturne (nốc-tuyếc) được gọi là dạ khúc, nghĩa là khúc nhạc đêm. Ở thế kỷ XVIII, nốc- tuyếc là tên gọi của những bản hòa tấu nhỏ, gồm nhiều khúc nhạc ngắn liên tiếp do các nhạc khí dây và kèn gỗ trình diễn, có tính chất giải trí nhẹ nhàng, thường biểu diễn ở ngoài trời với mục đích chúc tụng. Đến thế kỷ XIX, trong sáng tác của nhạc sĩ lãng mạn, nốc-tuyếc là tên gọi của loại tác phẩm một chương không lớn lắm, có đặc điểm ca xướng trữ tình, thể hiện những ước mơ, gợi sự yên tĩnh, hình tượng cảnh đêm. 81
- Nốc-tuyếc thường viết ở nhịp độ vừa phài hoặc chậm rãi. Nhạc sĩ Sô-panh (Chopin) đã viết 19 bản nốc-tuyếc cho đàn pi-a-nô thường đượm vẻ u hoài, suy tư, trầm lặng. 2. Vài thể loại lớn của nhạc khí 2.1. Bản sonate (xô-nát) Bản sonate (xô-nát) là một liên khúc, gồm một số chương nhạc tương phản (ít nhất là hai chương) nhưng đồng thời lại thống nhất theo một nội dung chung. Mỗi chương là một cấu trúc hoàn chỉnh được biểu hiện liên tục hoặc có thể tách từng chương để trình diễn. Người ta gọi là “bản sonate” hoặc “liên khúc sonate”. Các chương trong liên khúc sonate được sắp xếp theo một trình tự cố định, trong đó ít nhất có một chương cấu trúc ở hình thức sonate. Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII xuất hiện các bản sonate gồm một số chương có nhịp độ khác nhau như sonate của A. Cô-rê-li (A.Corelli), G.X.Bắc (J.S.Bach), G.Hen-den (J.Haendel) v.v... nhưng thực chất chưa phải là khái niệm như trình bày ở trên, bởi vì trong các liên khúc ấy được gọi là sonate “tiền cổ điển”. Sonate cổ điển xuất hiện đầu tiên, trong sáng tác của P.E.Bach (P.E.Bắc - con của J.S.Bach), đó là một liên khúc ba chương, mỗi chương độc lập về cấu trúc. Những bản sonate của ông rất đa dạng, có chiều sâu và những tìm tòi về ngôn ngữ âm nhạc đáng để các nhạc sĩ thế hệ sau học tập. Tiếp theo, các nhạc sĩ trường phái cổ điển Vienne (Viên) như: Haydn (Hay-đơn), Mozart (Mô-da) và đặc biệt, Beethoven (Bê-tô-ven) đã hoàn thiện thể loại này. Các bản sonate của Hay-đơn, Mô-da là những đóng góp lớn cho nền âm nhạc cổ điển. Những bản sonate của Mô-da đòi hỏi người biểu diễn phải có kỹ thuật điêu luyện, phải hiểu nội dung tác phẩm một cách sâu sắc để thể hiện tinh tế. Song, phải chờ đến Beethoven (Bê-tô-ven), người nghệ sĩ lớn của nhân loại, thể loại sonate mới đạt tới đỉnh cao tuyệt vời. Bằng sonate và giao hưởng, nhạc sĩ đã thể hiện được tư tưởng lớn lao của thời đại, gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng của quần chúng. Và có thể nói rằng, qua các bản sonate , Bê-tô-ven đã biểu hiện một cách đầy đủ thế giới nội tâm của mình, thái độ của tác giả trước những vấn đề lớn lao của cuộc sống xã hội. Cuối thế kỷ XX, thể loại sonate cũng xuất hiện trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Việt Nam như sonate cho đàn vi-ô-lông và đàn pi-a-no của Nguyễn Xinh, sonate cho đàn pi-a-nô của Nguyễn Văn Nam v.v... 2.2. Bản giao hưởng Bản giao hưởng là những tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng, được biểu hiện trong một phòng hòa nhạc lớn, là một trong những thể loại âm nhạc thuộc đỉnh cao của loại hình nghệ thuật này. Khác với bản sonate ở chỗ, các bản sonate viết cho một, hai, ba hay một nhóm nhạc cụ biểu diễn, còn bản giao hưởng được viết cho một dàn nhạc gồm nhiều nhạc cụ cùng loại và khác loại trình bày. Trong dàn nhạc giao hưởng, người ta chia các nhạc cụ thành các bộ: bộ dây, bộ kèn gỗ, bộ kèn đồng, bộ gõ (đôi khi còn kết hợp với giọng hát). Mỗi bộ gồm nhiều nhạc cụ 82
- khác nhau, nhưng cùng họ... Toàn dàn nhạc được trình diễn dưới sự chỉ huy của một nhạc trưởng. Giao hưởng cũng như sonate là tác phẩm gồm một số chương tương phản với nhau về hình tượng, phần nhiều là bốn chương (đôi khi ba, năm hoặc hai chương). Mỗi chương của giao hưởng có thể sánh với màn của một vở nhạc kịch hay một chương của một cuốn tiểu thuyết. Nội dung của các bản giao hưởng rất đa dạng, biểu hiện màu vẻ khác nhau của tình cảm con người như: đấu tranh giữa sự sống và cái chết, giữa niềm khát khao hi vọng với định mệnh, giữa chiến tranh, những cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ... Tất cả những gì cảm xúc được, mường tượng được, các nhà soạn nhạc đều có thể biểu hiện trong tác phẩm giao hưởng. Các hình tượng trong giao hưởng lúc xung đột, căng thẳng, đối chọi, lúc quyện vào nhau, luân phiên trong sự chuyển động từ nhanh đến chậm, từ nhịp nhàng trong tiết tấu nhảy múa để rồi lại vút nhanh như điệu quần vũ của ngày hội tưng bừng náo nhiệt. Cũng như bản sonate, các chương trong bản giao hưởng đều có hình thức hoàn chỉnh nhưng chúng liên kết với nhau theo một ý đồ chung. Nhạc sĩ Beethoven (Bê-tô-ven) đã tạo nên một bước nhảy vọt vĩ đại cho nghệ thuật giao hưởng. Tác phẩm giao hưởng của ông có quy mô đồ sộ và sâu sắc về nội dung. Âm nhạc giao hưởng của ông thể hiện tầm cao tư tưởng thời đại, phản ánh trực tiếp những vấn đề xung đột lớn trong cuộc sống. Trong nền âm nhạc Việt Nam cuối thế kỷ XX đã xuất hiện những bản giao hưởng như Giao hưởng số 1 “Quê hương” của Hoàng Việt... Ngoài ra, còn có một số thể loại của nhạc khí như sau: - Tam tấu (trio = t’ri-ô): một tác phẩm âm nhạc viết cho ba nhạc cụ hòa tấu; - Tứ tấu (quatuor = ca-chuy-ô): một tác phẩm âm nhạc viết cho bốn nhạc cụ hòa tấu; - Ngũ tấu (quintette = canh-tét): một tác phẩm âm nhạc viết cho năm nhạc cụ hòa tấu; Và Concerto (công-xéc-tô) một tác phẩm âm nhạc viết cho một nhạc cụ hòa tấu cùng với dàn nhạc ... Tóm tắt 1. Tác phẩm khí nhạc được thể hiện bằng các nhạc cụ bao gồm nhiều thể loại khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp về quy mô và cấu trúc để có thể phản ánh những suy tư, tình cảm của con người. Lịch sử phát triển của âm nhạc đã chứng minh cho sự phong phú của thể loại khí nhạc qua từng thời đại, từng trường phái âm nhạc khác nhau. 2. Các thể loại vừa và nhỏ của khí nhạc thường viết cho một vài ba nhạc cụ độc tấu, hòa tấu; có khuôn khổ vừa phải, trình bày trong một phòng hòa nhạc nhỏ như: Bài ca không lời, Vũ khúc, Dạ khúc v.v... 3. Các thể loại lớn của khí nhạc như bản sonate (xô-nát), bản giao hưởng... là liên khúc sonate gồm một số chương nhạc tương phản (ít nhất là hai), nhưng thống nhất theo một ý đồ 83
- chung. Các chương có một cấu trúc hoàn chỉnh, được sắp xếp theo một trình tự nhất định, trong đó ít nhất có một chương viết ở hình thức sonate. Bản sonate viết cho một, hai, ba hay một nhóm nhạc cụ trình bày; còn bản giao hưởng được viết cho một dàn nhạc gồm nhiều nhạc cụ cùng loại và khác loại trình diễn. Các thể loại sonate, giao hưởng có nội dung đa dạng; có thể phản ánh những vấn đề triết lí phức tạp, những vấn đề có tầm tư tưởng lớn, có tính quần chúng đông đảo, sâu sắc. Câu hỏi 1. Hãy trình bày sự khác nhau giữa các thể loại của thanh nhạc và các thể loại của khí nhạc. 2. Hãy trình bày đặc điểm âm nhạc, cấu trúc và sự hình thành, phát triển của một số thể loại nhỏ của khí nhạc như: Bài ca không lời, Vũ khúc, Dạ khúc... 3. Hãy trình bày hiểu biết của mình về bản sonate, bản giao hưởng qua nội dung, cấu trúc cũng như đôi nét về sự hình thành và phát triển. 4. Theo anh chị, các thể loại nhỏ và các thể loại lớn của khí nhạc khác nhau như thế nào? 5. Thử so sánh sự gần gũi và khác biệt của bản sonate với bản giao hưởng. 84
- PHẦN THỨ HAI PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT CA HÁT Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CA HÁT 1. Bộ máy phát âm (bộ máy phát thanh) 1.1. Các bộ phận của bộ máy phát âm Con nguời từ khi sinh ra, vốn sẵn có bộ máy phát âm vô cùng tinh vi và hoàn chỉnh. Nhờ có bộ máy phát âm này con nguời mới có thể nói hoặc hát đuợc. Bộ máy phát âm được hoạt động theo sự điều khiển của hệ thần kinh trung uơng. Bộ máy phát âm bao gồm các bộ phận chính sau đây: 1.1.1. Phổi - hoành cách mô Phổi đuợc cấu tạo bởi một tổ chức những túi xốp có độ co giãn. Khi hít hơi vào, những túi xốp này giãn ra để tiếp nhận không khí. Khi đẩy hơi ra thì các túi xốp này lại co lại để đẩy khí CO2 ra ngoài. Phần trên những túi xốp là những ống nhỏ cũng có độ co giãn được gọi là phế quản. Hình 1: Phổi – Hoành cách mô 1. Khí quản Tất cả những ống phế quản 2. Phế quản lại đuợc nối vào một ống 3. Hoành cách mô lớn hơn cũng có độ co giãn, đuợc gọi là khí quản. Khi ta nói hoặc hát, luồng không khí từ phổi đẩy ra làm rung thanh đới, âm thanh đuợc phát ra từ đây. Phổi đuợc ngăn cách với bụng bởi một màng ngăn có độ co giãn đuợc gọi là hoành cách mô. Trong ca hát, phổi - hoành cách mô là những bộ phận gây áp lực khi phát âm. 1.1.2. Thanh quản Thanh quản là một ống nối tiếp phía trên khí quản. 85
- Thanh quản là một ống nối tiếp phía trên khí quản. Thanh quản như một hộp sụn, ở trước cổ, trước thực quản, bên trong có nhiều bộ phận. Phần giữa thanh quản, chỗ thắt lại như cổ chai, gọi là thanh đới. Thanh đới được cấu tạo bởi những dây cơ gọi là dây thanh. Dây thanh thực ra không phải là một sợi dây mà là một cơ (bắp thịt) vân cấu trúc rất tinh tế. Nam giới có dây thanh dài từ 18 – 25 mm, rộng từ 3 – 5mm; nữ giới có dây thanh dài từ 14 – 21mm, rộng từ 2 – 4mm; trẻ em có dây thanh dài từ 5 – 7mm, rộng từ 2 – 3mm. mỗi khi phát ra một âm, dây thanh phải rung động nhiều lần, chẳng hạn để nói được âm “la”, dây thanh phải rung động 440 lần/giây. Thanh đới là bộ phận rất quan trọng của thanh quản vì đó là nơi tạo ra âm thanh ban đầu. Khi ta không nói hoặc không hát, phần giữa của thanh đới tạo thành khe nhỏ để không khí qua lại gọi là khe thanh đới (khe thanh quản). Khe này thay đổi lúc đóng, lúc mở do thanh đới rung lên duới tác động của luồng hơi thở từ phổi đẩy ra. Phần trên thanh đới có hai khoảng trống song song với nhau gọi là buồng thanh quản. Phần trên cùng của thanh quản có một bộ phận nhỏ như cái nắp, gọi là nắp thanh thiệt (nắp thanh môn). Khi ta nói hoặc hát, nắp này mở ra và khi ta nuốt thức ăn vào thực quản (là ống nằm phía sau của thanh quản), nắp này sẽ đóng lại ngăn không cho thức ăn rơi vào ống thanh quản. Thanh quản còn được gọi là bộ phận phát ra âm thanh Hình 2: Các bộ phận của thanh quản 1 - Nắp thanh thiệt 2 - Đường vào thanh quản (ngưỡng cửa) 3 - Cơ sụn thanh đới 4 - Đường vào khí quản 5 - Khí quản 6 - Khe thanh quản 7 - Thanh đới thật 8 - Buồng thanh quản 9 - Khe vào thanh quản 10 - Thanh đới giả 86
- Hình 3: Thanh đới 1 – Khe thanh quản 2 – Cơ thanh đới 3 – Mép thanh đới 4 – Sụn phễu 5 – Cơ sụn 6 – Phần dưới cuống họng 7 – Thanh đới Hình 4: Vị trí và hoạt động của hai dây thanh A. Lúc hít thở: 1. Hai dây thanh 2. Sụn bọc thanh quản 3. Khí quản B. Lúc phát âm thanh cao C. Lúc phát âm thanh trầm 87
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
164 p | 37103 | 4572
-
Giáo trình: Triết học Mác Lênin - GS.TS. Nguyễn Ngọc Long, GS.TS. Nguyễn Hữu Vui
188 p | 2887 | 1023
-
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
156 p | 2301 | 417
-
Giáo trình học về Báo chí truyền hình
276 p | 600 | 229
-
giáo trình triết học Mác-Lênin - môn học đại cương
396 p | 391 | 127
-
Giáo trình Điều tra báo chí
44 p | 388 | 111
-
Giáo trình bài giảng: Cơ sở lý luận và các loại hình báo chí truyền thông
101 p | 991 | 99
-
Giáo trinh xã hội học giáo dục part 7
13 p | 259 | 94
-
Giáo trình Phân loại tài liệu (Tái bản có chỉnh sửa, bổ sung): Phần 2
170 p | 58 | 18
-
Giáo trình Văn bản Hán Nôm: Phần 2 - TS. Trịnh Ngọc Ánh (Chủ biên)
88 p | 36 | 17
-
Giáo trình Dân tộc học, tôn giáo học: Phần 1
47 p | 48 | 15
-
Tiểu mô đun 3: Vẽ tranh, tập nặn và tạo dáng
39 p | 100 | 9
-
Đánh giá thực trạng và kết quả môn học Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 55 | 5
-
Quan niệm về dạy viết trên thế giới và đề xuất phương pháp dạy viết trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam
6 p | 39 | 4
-
Đề xuất quy trình dạy học viết văn bản thông tin cho học sinh phổ thông dựa trên cách tiếp cận tiến trình - thể loại
6 p | 19 | 4
-
Giáo dục năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học tại Việt Nam nhìn từ góc độ lí thuyết về thể loại theo phương phap Sydney
8 p | 86 | 3
-
Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học đối với việc dạy học thể loại thơ
7 p | 79 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn