intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thi công điện (Ngành: Kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thi công điện (Ngành: Kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Khái niệm kỹ thuật lắp đặt điện; cách tổ chức công việc lắp đặt điện cho công trình dân dụng; một số loại sơ đồ phục vụ công tác lắp đặt điện;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thi công điện (Ngành: Kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THI CÔNG ĐIỆN NGÀNH/NGHỀ: KỸ THUẬT NỘI THẤT & ĐIỆN NƯỚC CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1; ngày 10 tháng 8 năm 2021 Của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà nội, năm 2021 0
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình THI CÔNG ĐIỆN được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ trung cấp nội thất, điện nước ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. THI CÔNG ĐIỆN là môn học chuyên môn ngành nhằm cung cấp các kiến thức về thì công lắp đặt điện trong công trình dân dụng cấp III. Giáo trình THI CÔNG ĐIỆN do bộ môn Máy điện xây dựng gồm: KS. Nguyễn Văn Tiến làm chủ biên và các thầy cô đã và đang giảng dạy trực tiếp trong bộ môn cùng tham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Thi công điện đã được Trường CĐXD1 ban hành. Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 03 chương sau: Chương 1. Các kiến thức cơ bản về lắp đặt điện. Chương 2. Lắp đặt hệ thống điện trong nhà. Chương 3. Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét. Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Máy điện của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các góp ý, ý kiến phê bình, nhận xét của người đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm 2019 Tham gia biên soạn 1. KS. Nguyễn Văn Tiến – Chủ biên 2. ThS. Nguyễn Trường Sinh 2
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: THI CÔNG ĐIỆN Mã môn học: MH 17.1 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ. Trong đó: - Lý thuyết: 28 giờ; - Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bải tập: 0 giờ; - Kiểm tra: 2 giờ 1. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 2 + Môn học tiên quyết: Cấu tạo kiến trúc, Kỹ thuật điện công trình - Tính chất: Là môn học chuyên môn 2. Mục tiêu môn học Học xong môn học này người học sẽ có khả năng: 2.1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm về kỹ thuật lắp đặt điện. - Trình bày được cách tổ chức công việc lắp đặt điện cho công trình dân dụng. - Trình bày được một số loại sơ đồ phục vụ công tác lắp đặt điện. - Trình bày được các phương thức đi dây trong công trình dân dụng. - Trình bày được các bước thi công ống ghen luồn dây, kéo dây, lắp đặt thiết bị điện, tủ điện, các bước kiểm tra nghiệm thu điện trong công trình xây dựng dân dụng cấp III. - Trình bày được công tác lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét cho công trình dân dụng. 2.2. Kỹ năng - Tổ chức thực hiện được công việc lắp đặt ống ghen luồn dây, kéo dây, lắp đặt thiết bị điện, tủ điện trong công trình dân dụng cấp III. - Tổ chức thực hiện được công tác lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét cho công trình dân dụng cấp III. 2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Rèn luyện tính nghiêm túc trong học tập và trong thực hiện công việc. - Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và theo nhóm. 3
  5. 3. Nội dung môn học Môn học/ mô đun bao gồm: 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý TH,TN, Kiểm số thuyết TL,BT tra 1. Bài 1: Các kiến thức cơ bản về lắp đặt điện 6 6 2. Bài 2: Lắp đặt hệ thống điện trong nhà 17 17 3. Bài 3: Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét 5 5 2 4. Kiểm tra 2 Cộng 30 28 0 2 4
  6. BÀI 1. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LẮP ĐẶT ĐIỆN Mục tiêu - Trình bày được khái niệm cơ bản về kỹ thuật lắp điện; - Trình bày được công tác tổ chức thi công điện; - Trình bày được một số loại sơ đồ phục vụ công tác lắp đặt điện. 1.1. Khái niệm chung về kỹ thuật lắp đặt điện. Khi xây dựng, lắp đặt các công trình điện, hợp lý nhất là tổ chức các đội, tổ, nhóm lắp đặt theo từng lĩnh vực chuyên môn. Việc chuyên môn hóa các cán bộ và công nhân lắp đặt điện theo từng lĩnh vực công việc có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, công việc được tiến hành nhịp nhàng không bị ngưng trệ. Các đội nhóm lắp đặt có thể tổ chức theo cơ cấu sau: + Bộ phận chuẩn bị tuyến công tác: Khảo sát tuyến, chia khoảng cột, vị trí móng cột theo địa hình cụ thể, đánh dấu, đục lỗ các hộp, tủ điện phân phối, đục rãnh đi dây trên tường, sẻ rãnh đi dây trên nền. + Bộ phận lắp đặt đường trục và các trang thiết bị điện, tủ điện, bảng điện. + Bộ phận điện lắp đặt trong nhà, ngoài trời. + Bộ phận lắp đặt các trang thiết bị điện và mạng điện cho các thiết bị, máy móc cũng như các công trình chuyên dụng… Thành phần, số lượng các đội, tổ, nhóm được phân chia phụ thuộc vào khối lượng và thời hạn hoàn thành công việc. 1.2. Tổ chức công việc lắp đặt điện. 1.2.1. Nội dung tổ chức công việc lắp đặt điện: - Kiểm tra và thống kê chính xác các hạng mục công việc cần làm theo thiết kế và bản vẽ thi công. lập bảng thống kê tổng hợp các trang thiết bị,vật tư, vật liệu cần thiết cho việc lắp đặt. - Lập biểu đồ tiến độ lắp đặt, bố trí nhân lực phù hợp với trình độ, tay nghề, bậc thợ, trình độ chuyên môn theo từng hạng mục, khối lượng và đối tượng công việc. Lập biểu đồ luân chuyển nhân lực, cung cấp vật tư và các trang thiết bị theo tiến độ lắp đặt. - Soạn thảo các phiếu công nghệ trong đó miêu tả chi tiết công nghệ, công đoạn cho tất cả các công việc lắp đặt được đề ra theo thiết kế. - Chọn và dự tính số lượng các máy móc thi công, các dụng cụ phục vụ cho lắp đặt cũng như các dụng cụ cần thiết để tiến hành công việc lắp đặt. - Xác định số lượng các phương tiện vận chuyển cần thiết. - Soạn thảo hình thức thi công mẫu để thực hiện các công việc lắp đặt điện cho các trạm mẫu hoặc các công trình mẫu. - Soạn thảo các biện pháp về kỹ thuật an toàn. 5
  7. Việc áp dụng thiết kế tổ chức công việc lắp đặt điện cho phép tiến hành các hạng mục công việc theo biểu đồ và tiến độ thi công, cho phép rút ngắn được thời gian lắp đặt, nhanh chóng đưa công trình vào vận hành. Biểu đồ tiến độ lắp đặt điện được thành lập trên cơ sở biểu đồ tiến độ của các công việc lắp đặt và hoàn thiện. Khi biết được khối lượng, thời hạn hoàn thành các công việc lắp đặt và hoàn thiện giúp ta xác định được cường độ công việc theo số giờ – người. Từ đó ta xác định được số đội, số tổ,số nhóm cần thiết để thực hiện công việc. Tất cả các công việc này được tiến hành theo biểu đồ công nghệ, việc tổ chức được xem xét dựa vào các biện pháp thực hiện công việc lắp đặt. Việc vận chuyển vật tư, vật liệu phải được tiến hành theo đúng biểu đồ và cần phải được đặt hàng chế tạo trước các chi tiết về điện đảm bảo sẵn sàng cho việc lắp đặt. Các trang thiết bị, vật tư, vật liệu phải được tập kết gần công trình cách nơi làm việc không quá 100m. Ở mỗi đối tượng công trình ngoài các trang thiết bị chuyên dùng cần có thêm máy mài, êtô, hòm dụng cụ và máy hàn cần thiết cho công việc lắp đặt điện. Nguồn điện phục vụ cho các máy móc thi công lấy từ lưới điện tạm thời hoặc các máy phát cấp điện tại chỗ. 1.2.2. Tổ chức các đội, tổ, nhóm chuyên môn. Kinh nghiệm chỉ ra rằng khi xây dựng lắp đặt các công trình điện có tầm cỡ quốc gia, đặc biệt là khi khối lượng lắp đặt điện lớn, hợp lý nhất là tổ chức các đội, tổ, nhóm lắp đặt theo từng lĩnh vực chuyên môn. Việc chuyên môn hóa các cán bộ và công nhân lắp đặt điện theo từng công việc có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, khả năng hoàn thành công việc và công việc được tiến hành nhịp nhàng không bị ngừng trệ. Các đội, tổ, nhóm lắp đặt có thể tổ chức theo cơ cấu sau: - Bộ phận chuẩn bị tuyến công tác: khảo sát tuyến, chia khoảng cột, vị trí móng cột theo địa hình cụ thể, dánh dấu, đục lỗ các hộp, tủ điện phân phối, đục rãnh đi dây trên tường, xẻ rãnh đi dây trên nền( rãnh cáp, mương cáp, hào cáp…). - Bộ phận lắp đặt các đường trục và các trang thiết bị điện, tủ điện, bảng điện. - Bộ phận lắp đặt điện trong nhà, ngoài trời… - Bộ phận lắp đặt các trang thiết bị điện và mạng điện cho các thiết bị máy móc cũng như các công trình chuyên dụng…. Thành phần, số lượng các đội, tổ, nhóm được phân chia phụ thuộc vào khối lượng và thời hạn hoàn thành công việc. 1.3. Các loại sơ đồ cho việc tiến hành lắp đặt một hệ thống điện. 1.3.1. Sơ đồ mặt bằng: - Khái niệm: Là sơ đồ biễu diễn kích thước của công trình (nhà xưởng, phòng ốc…) theo hướng nhìn từ trên xuống. 6
  8. Hình 1 - 1. Sơ đồ mặt bằng nội thất 3D Hình 1 - 2. Sơ đồ mặt bằng căn hộ 1.3.2. Sơ đồ chi tiết. Dựa vào sơ đồ mặt bằng, người ta bố trí vị trí của các thiết bị có đầy đủ kích thước gọi là sơ đồ vị trí (chi tiết). Ký hiệu điện dùng trong sơ đồ vị trí là ký hiệu điện dùng trong sơ đồ mặt bằng. 7
  9. Hình 1 - 3. Sơ đồ chi tiết mặt bằng căn hộ 1.2.3 Sơ đồ đơn tuyến * Khái niệm: Để mạch điện vận hành đúng nguyên lý thì phải đấu dây chính xác theo sơ đồ nguyên lý. Còn muốn thể hiện phương án đi dây cụ thể thì phải dùng sơ đồ đấu dây kết hợp trên sơ đồ vị trí. Như các ví dụ đã xét: Sơ đồ nối dây thể hiện chi tiết phương án đi dây, cách đấu nối cũng như thể hiện rõ số dây dẫn trong từng tuyến... Nhưng nhược điểm lớn nhất của dạng sơ đồ này là quá rườm rà, số lượng dây dẫn chiếm diện tích lớn trong bản vẽ (không còn chổ để thể hiện đầy đủ các thiết bị) và sự chi tiết này đôi khi cũng không cần thiết. Để đơn giản hoá sơ đồ nối dây, người ta chỉ dùng 1 dây dẫn để biểu diễn mạng điện, mạch điện gọi là sơ đồ đơn tuyến. * Ưu điểm: Là dạng sơ đồ thể hiện số dây dẫn được giảm thiểu đến mức tối đa nhưng vẫn thể hiện được nguyên lý cũng như phương án đi dây của hệ thống. Mặt khác, sơ đồ đơn tuyến rất thuận tiện biểu diễn trên sơ đồ mặt bằng, sơ đồ vị trí... Phần lớn các bản vẽ thiết kế hệ thống điện, mạng điện, mạch điện đều được thể hiện bằng sơ đồ đơn tuyến kết hợp với sự giải thích, minh họa bằng văn bản hoặc các sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây chi tiết (nếu cần). 8
  10. Hình 1 - 4. Sơ đồ đơn tuyến 1 Hình 1 - 5. Sơ đồ đơn tuyến 2. 1.2.4. Sơ đồ nguyên lý Sơ đồ nguyên lý là loại sơ đồ trình bày nguyên lý vận hành của mạch điện, mạng điện. Nó giải thích, giúp người thợ hiểu biết sự vận hành của mạch điện, mạng điện. Nói cách khác, sơ đồ nguyên lý là dùng các ký hiệu điện để biểu thị các mối liên quan trong việc kết nối, vận hành một hệ thống điện hay một phần nào đó của hệ thống điện. Sơ đồ nguyên lý được phép bố trí theo một phương cách nào đó để có thể dể dàng vẽ mạch, dể đọc, dể phân tích nhất. Sơ đồ nguyên lý sẽ được vẽ đầu tiên khi tiến hành thiết kế một mạch điện, mạng điện. Từ sơ đồ này sẽ tiếp tục vẽ thêm các sơ đồ khác (sơ đồ nối dây, sơ đồ đơn tuyến...) nếu cần. Sơ đồ nguyên lý có thể được biểu diễn theo hàng ngang hoặc cột dọc. Khi biểu diễn theo hàng ngang thì các thành phần liên tiếp của mạch sẽ được vẽ theo thứ tự từ trên xuống dưới. Còn nếu biểu diễn theo cột dọc thì theo thứ tự từ trái sang phải. 9
  11. Hình 1 - 6. Sơ đồ nguyên lý mạch điện chiếu sáng, ổ cắm CT Ð1 L C 1 1 2 N CC Ð2 1 2 Hình 1 - 7. Sơ đồ nguyên lý mạch 2 đèn mắc song song 1.2.5. Sơ đồ nối dây. Sơ đồ nối dây Là loại sơ đồ diễn tả phương án đi dây cụ thể của mạch điện, mạng điện được suy ra từ sơ đồ nguyên lý. Sơ đồ nối dây có thể vẽ độc lập hoặc kết hợp trên sơ đồ vị trí. Người thi công sẽ đọc sơ đồ này để lắp ráp đúng với tinh thần của người thiết kế. Khi thiết kế sơ đồ nối dây cần chú ý những điểm sau đây: + Bảng điều khiển phải đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, thuận tiện thao tác, phù hợp qui trình công nghệ (chú ý vị trí cửa sổ, cửa cái, hướng mở cửa cái, cửa lùa, hướng gió thổi…). + Dây dẫn phải được đi tập trung thành từng cụm, cặp theo tường hoặc trần, không được kéo ngang dọc tuỳ ý. + Trên sơ đồ các điểm nối nhau về điện phải được đánh số giống nhau. + Trên bảng vẽ các đường dây phải được vẽ bằng nét cơ bản, chỉ vẽ những đường dây song song hoặc vuông góc nhau. + Cầu dao chính và công tơ tổng nên đặt ở một nơi dễ nhìn thấy nhất. + Phải lựa chọn phương án đi dây sao cho chiều dài dây dẫn là ngắn nhất. Hình 1 - 8. Sơ đồ nối dây trong mạch điện chiếu sáng, ổ cắm 10
  12. Hình 1 - 9. Sơ đồ nối dây mạch 2 đèn sợi đốt điều khiển chung Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày các khái niệm cơ bản về kỹ thuật lắp điện? 2. Trình bày công tác tổ chức thi công điện? 3. Trình bày ý nghĩa sơ đồ mặt bằng trong công tác lắp đặt điện? 4. Trình bày ý nghĩa sơ đồ đơn tuyến trong công tác lắp đặt điện? 5. Trình bày ý nghĩa sơ đồ nguyên lý trong công tác lắp đặt điện? BÀI 2. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ Mục tiêu - Trình bày được các phương thức đi dây trong công trình; - Trình bày được một số mạch điện cơ bản trong công trình dân dụng; - Trình bày được công tác thi công điện một số công việc như lắp đặt ống ghen luồn dây, kéo dây, lắp đặt thiết bị điện, tủ điện trong công trình dân dụng; 11
  13. Hình 2 - 1. Sơ đồ hệ thống điện trong nhà Công việc lắp đặt mạng điện sẽ trở nên dễ dàng hơn, kinh tế hơn và hiệu quả hơn khi thiết kế mạng điện trước khi lắp đặt. Thiết kế và lắp đặt mạng điện sinh hoạt phải đảm bảo cho việc sử dụng điện an toàn. Thuận tiện, bền chắc và đẹp. Để đạt được những điều kiện đó, mạng điện trong nhà phải bảo đảm những yêu cầu sau: - Đạt tiêu chuẩn an toàn điện. - Sử dụng thuận tiện, dễ kiểm tra và sửa chữa. - Không ảnh hưởng giữa mạch chiếu sáng và các mạch điện cung cấp điện cho các thiết bị và đồ dùng điện khác. - Đạt các yêu cầu kỹ thuật và mĩ thuật. Tùy theo nhu cầu dùng điện, đặc điểm ngôi nhà và điều kiện kinh tế mà ta có thể thiết kế mạng điện trong nhà theo các phương thức sau: 2.1. Các phương thức đi dây. 2.1.1. Phương pháp phân tải từ đường dây chính (trục chính). 2.1.1.1. Đặc điểm Mỗi căn hộ chỉ có một đường dây điện dẫn vào nhà được lắp công tơ, cầu dao hoặc áptomát có dòng điện và điện áp định mức phù hợp với cấp điện áp và dòng điện sử dụng trong căn hộ. Đường dây chính này đi suốt qua các khu vực cần cung cấp điện. Đến từng phòng hoặc khu vực cần sử dụng điện thì rẽ nhánh vào bảng điện nhánh để cấp điện cho phòng hoặc khu vực đó và lần lượt như vậy cho đến cuối nguồn. Những đồ dùng điện quan trọng hoặc có công suất cao như máy giặt, máy bơm nước… có thể đi một đường dây riêng. Mỗi nhánh đều có khí cụ, thiết bị bảo vệ và điều khiển riêng cho nhánh đó. 12
  14. Hình 2 - 2. Sơ đồ phân tải từ đường dây trục chính. 2.1.1.2. Ưu, nhược điểm Ưu điểm: - Đi dây theo phương thức này mạch đơn giản, dễ thi công, ít tốn dây và thiết bị bảo vệ nên khá thông dụng trang bị điện cho nhà ở Việt Nam. - Sử dụng chung đường dây trung tính nên ít tốn kém dây. - Việc điều khiển, kiểm soát đèn trong nhà nếu thiết kế đúng dễ điều khiển. Nhược điểm: - Không có sự bảo vệ đoạn đường dây từ hộp nối rẽ dây đến bảng điện ở khu vực. Nếu có sự cố chập mạch sẽ có sự cố toàn bộ hệ thống. - Việc sửa chữa không thuận tiện. - Nếu mạch ba pha khó phân tải đều các pha. - Do phân tán bảng điện đến từng khu vực, nên ảnh đến trang trí mỹ thuật. Hình 2 - 3. Mô phỏng thực tế phương pháp phân tải từ đường dây chính. 2.1.2. Phương pháp phân tải từ tủ điện chính (tập trung). 2.1.2.1. Đặc điểm 13
  15. Theo phương thức này, đường điện chính sau công tơ và áptomát sẽ được phân ra nhiều nhánh khác nhau, mỗi nhánh dẫn đến từng tầng hay từng buồng trong căn hộ. Trên mỗi đường dây nhánh đều phải đặt áptomát riêng cho từng nhánh phù hợp với dòng điện chạy qua. Hình 2 - 4. Sơ đồ phân tải từ tủ điện chính. 2.1.2.2. Ưu, nhược điểm Ưu điểm: - Bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải, tránh hỏa họan. - Không làm ảnh hưởng đến mạch khác khi đang sửa chữa. - Dễ phân tải đều các pha. - Dễ điều khiển, kiểm tra và an toàn điện - Có tính kỹ thuật, mỹ thuật. Nhược điểm - Đi dây tốn kém, sử dụng nhiều thiết bị bảo vệ. - Thời gian thi công lâu, phức tạp. 2.2. Một số loại mạch điện cơ bản trong công trình. 2.2.1. Mạch đèn đơn giản: Mạch điện gồm một cầu chì, một công tắc điều khiển một bóng đèn 14
  16. Hình 2 - 5. Sơ đồ đấu lắp mạch điện chiếu sáng, ổ cắm. 2.2.2. Mạch đèn mắc song song: Sơ đồ mắc một cầu chì, một ổ điện, một công tắc điều khiển bốn bóng đèn. Hình 2 - 6. Sơ đồ đấu lắp mạch điện chiếu sáng song song. 2.2.3. Mạch đèn sáng tỏ, mờ: Mạch này dùng để chuyển đổi trạng thái thắp sáng hai cụm đèn. Nếu công tắc S2 ở vị trí 1 thì đèn 1 sáng; nếu công tắc ở vị trí 2 thì đèn 2 sáng. Để đóng ngắt toàn bộ mạch điện, dùng một công tắc 2 cực S1. 15
  17. Hình 2 - 7. Sơ đồ nguyên lý mạch đèn sáng tỏ, mờ 2.2.4. Mạch đèn cầu thang: Hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn. Mạch điện này dùng chiếu sáng cho hành lang, cầu thang, buồng ngủ. Hai công tắc được bố trí hai nơi điều khiển một đèn. Hình 2 - 8. Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang. 2.2.5. Mạch điện đèn huỳnh quang Mạch đèn huỳnh quang sử dụng chấn lưu điện từ. Hình 2 - 9. Sơ đồ đấu lắp mạch điện đèn huỳnh quang. 16
  18. 2.2.6. Mạch quạt trần Hình 2 - 10. Sơ đồ nguyên lý mạch điện quạt trần. 2.3. Công tác thi công điện trong công trình. Khi thiết kế và lắp đặt mạng điện trong nhà, tùy theo yêu cầu sử dụng và đặc điểm môi trường của nơi đặt dây dẫn mà người ta áp dụng phương pháp lắp đặt dây và thiết bị điện cho phù hợp. Về cơ bản, lắp đặt mạng điện trong nhà có 2 kiểu: lắp đặt nổi và lắp đặt ngầm. Mạng điện được lắp đặt nổi là dây dẫn được đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm xà... trên các vật dẫn như puli sứ, sứ kẹp, khuôn gỗ, đường ống bằng chất cách điện. Mạng điện được lắp đặt ngầm là đường dây được đặt bên trong tường, dưới sàn bê tông. Phương pháp đặt dây ngầm thường phải tiến hành song song khi xây dựng công trình kiến trúc. 2.3.1. Thi công ống ghen luồn dây Hiện nay, phương pháp lắp đặt dây dẫn trong ống được dùng nhiều trong mạng điện gia đình. Cách lắp đặt này đảm bảo yêu cầu mĩ thuật và cũng tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện. Đường ống được đặt nổi song song với vật kiến trúc (tường nhà, trần nhà hoặc cột nhà...) Hình 2 - 11. Kích thước khi lắp đặt đường điện . 17
  19. Hình 2 - 12. Mạng điện lắp nổi. 2.3.1.1. Công tác chuẩn bị: - Vật tư: + Các ống luồn dây thông dụng hiện nay thường là ống PVC hoặc ống bọc tôn, kễm bên trong lót cách điện. Ống được sản xuất với đường kính 7 ; 9 ; 11 ; 13,5 ; 16 ; 23 ; 29 ; 36 và 48mm, chiều dài 2-3m. + Loại ống vuông có nắp đậy cũng được sử dụng nhiều trong mạng điện sinh hoạt. + Các phụ kiện đi với ống gồm có: Ống nối T: được dùng để phân nhánh dây đẫn mà không sử dụng mối nối rẽ. Các ống được nối với nhau bằng đoạn nối măng sông dài từ 6-8mm. Ống nối chữ L: được sử dụng khi nối hai ống vuông góc với nhau. Ống cách điện được đặt ở miệng ống luồn dây để tránh cho dây dẫn bị thủng lớp cách điện. Hình 2 - 13. Ống ghen và phụ kiện ống ghen. 1. Ống ghen tròn; 2. Kẹp C giữ ống; 3. Óng ghen mềm; 4. Ống nối chữ T; 5. Đầu và khớp nối ren; 6. Box nối dây; 7. Lò xo uốn ống 18
  20. Hình 2 - 14. Phụ kiện lắp đặt thang máng cáp. - Dụng cụ: TT TÊN DỤNG CỤ, THIẾT BỊ HÌNH ẢNH 1 Thước cuộn 2 Bút vạch dấu (bút xóa) 3 Dây bật mực 4 Máy cân bằng laser 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2