Giáo trình Thiết bị công trình (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
lượt xem 3
download
Giáo trình "Thiết bị công trình (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Hệ thống thông gió trong công trình; Hệ thống điện chiếu sáng và thông tin liên lạc; Hệ thống phòng cháy chữa cháy và quản lý chất thải rắn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thiết bị công trình (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
- BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG Ban hành theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1, ngày 10 tháng 8 năm 2021; Của Hiệu trưởng Trường CĐXD số 1 Hà Nội, Năm 2021
- LỜI MỞ ĐẦU Môn học thiết bị công trình là môn học nghiên cứu về các trang thiết bị kỹ thuật trong công trình. Trang thiết bị là một bộ phận quan trọng ảnh hưởng lớn đến cấu trúc, chất lượng, tiện nghi và giá thành xây dựng công trình. Việc xác định và lựa chọn các trang thiết bị kỹ thuật hợp lý ban đầu cho kết quả tiện lợi, mỹ quan và hiệu quả khi sử dụng và sửa chữa công trình về sau. Trong các công trình kiến trúc các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật chiếm phần quan trọng nhằm phục vụ nhu cầu của công trình. Môn học thiết bị công trình giới thiệu sơ bộ về hình dáng, cấu tạo, tính năng, nguyên lý vận hành và chủ yếu là vị trí lắp đặt, hình thức lắp thiết bị của các hệ thống, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thông gió, hoạt động của thang máy, hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống quản lý chất lượng môi trường. Trong các công trình kiến trúc hiện đại các trang thiết bị kỹ thuật chiếm một vị trí quan trọng. Tính chất, chất lượng và mức độ sử dụng các trang thiết bị này cũng là một phần để đánh giá giá trị của công trình. Cách bố trí, lựa chọn các trang thiết bị kỹ thuật phù hợp, chắc chắn, an toàn và tiện lợi cũng phần nào xác định cấp bậc của công trình và có tác dụng nâng cao giá trị công trình về tiện nghi sử dụng. Các trang thiết bị kỹ thuật chiếm một phần lớn giá thành xây dựng công trình, đồng thời mức độ an toàn tin cậy khi sử dụng công trình cũng phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn các trang thiết kỹ thuật này. Từ đó cho thấy rằng việc tìm hiểu về cấu tạo, kích thước, công trình, công dụng và việc bố trí của các trang thiết bị kỹ thuật trong công trình là một việc hết sức cần thiết trong việc thiết kế kiến trúc công trình. 2
- MỤC LỤC CHƯƠNG I: HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TRONG CÔNH TRÌNH ..................... 5 I. Hệ thống thông gió. ........................................................................................ 5 I.1 Hệ thống thông gió chung ......................................................................... 5 I.2. Hệ thống thông gió tự nhiên .................................................................... 6 I.3. Thông gió cơ khí ...................................................................................... 7 II. Hệ thống điều hòa không khí. ..................................................................... 25 II.1. Khái niệm- Phân loại ............................................................................ 25 II.2. Các loại máy điều hòa không khí ......................................................... 25 III. Giới thiệu các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành về hệ thống thông gió. ... 35 IV.Giới thiệu các ký hiệu trên bản vẽ của hệ thống thông gió. ....................... 35 CHƯƠNG II: HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC ..................................................................................................................... 36 I. Hệ thống điện chiếu sáng. ............................................................................ 36 I.1. Các loại đèn chiếu sáng .......................................................................... 36 I.2. Các hình thức chiếu sáng và hệ thống chiếu sáng ................................. 39 II. Hệ thống thông tin liên lạc. ......................................................................... 42 II.1 Hệ thống anten ....................................................................................... 42 II.2. Hệ thống điện thoại ............................................................................... 44 II.3. Hệ thống camera ................................................................................... 45 IV.4.Hệ thống cáp truyền số liệu.................................................................. 46 III. Giới thiệu các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành về hệ thống chiếu sáng và thông tin liên lạc trong công trình. .................................................................. 47 IV.Giới thiệu các ký hiệu trên bản vẽ của hệ thống chiếu sáng và thông tin liên lạc trong công trình. ........................................................................................ 47 CHƯƠNG III: HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN .............................................................................................. 48 I. Hệ thống phòng cháy- chữa cháy. ................................................................ 48 I.1. Phòng cháy bên trong công trình ........................................................... 48 I.2. Hệ thống chữa cháy................................................................................ 51 II. Hệ thống quản lý chất thải rắn (CTR) trong công trình. ............................ 52 II.1. Lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh .................................................... 52 II.2. Hệ thống gom chất thải rắn................................................................... 54 III. Giới thiệu các tiêu chuẩn quy định hiện hành về hệ thống phòng cháy chữa cháy trong công trình. ............................................................................. 55 3
- IV. Giới thiệu các ký hiệu trên bản vẽ của hệ thống phòng cháy chữa cháy và thu gom chất thải rắn trong công trình. .......................................................... 55 CHƯƠNG IV: CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT KHÁC ..................................... 56 I. Hệ thống thang máy...................................................................................... 56 I.1. Khái niệm về thang máy ........................................................................ 56 I.2. Cấu tạo chung, nguyên lý hoạt động của thang máy ............................. 56 I.3. Công suất, tốc độ, sức nâng của thang máy ........................................... 60 I.4. Xử lý sự cố kỹ thuật trong vận hành thang máy .................................... 62 II. Hệ thống chống sét. ..................................................................................... 65 II.1. Các loại hệ thống thu sét ....................................................................... 66 II.2.Các hệ thống chống sét lan truyền ......................................................... 67 III. Hệ thống ga trung tâm. .............................................................................. 67 III.1. Nguyên tắc khi thiết kế hệ thống ga trung tâm ................................... 67 III.2. Các thành phần chính trong hệ thống cung cấp ga trung tâm ............. 67 IV.Giới thiệu các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành về hệ thống thang máy và chống sét. ......................................................................................................... 69 V.Giới thiệu các ký hiệu trên bản vẽ của hệ thống thang máy, hệ thống ga ... 69 trung tâm .......................................................................................................... 69 4
- CHƯƠNG I: HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TRONG CÔNH TRÌNH I. Hệ thống thông gió. I.1 Hệ thống thông gió chung. 1.Khái niệm về hệ thống thông gió. Thông gió là quá trình trao đổi không khí giữa bên trong và ngoài nhà để thải nhiệt thừa, ẩm thừa và các chất độc hại, nhằm giữ cho các thông số vật lý, khí hậu không vượt quá giới hạn cho phép. Khi tiến hành thông gió thường phải làm sạch không khí trước khi thải ra môi trường bên ngoài, còn không khí đưa vào thì có thể không cần xử lý trước. 2. Phân loại hệ thống thông gió và các sơ đồ thông gió cơ bản. a. Phân loại hệ thống thông gió: - Phân loại theo phạm vi tác dụng: +Thông gió tổng thể (thông gió chung): có tác dụng trên toàn bộ không gian của phòng + Thông gió cục bộ: có tác dụng trong phạm vi hẹp - Phân theo phương thức thực hiện gồm: + Thông gió cơ khí: dùng quạt, các thiết bị cơ khí. + Thông gió tự nhiên: sử dụng động lực gió và nhiệt b. Các sơ đồ thông gió cơ bản: - Sơ đồ thông gió chung. - Sơ đồ thông gió khống chế. - Thông gió cục bộ (thông gió tại chỗ). - Thông gió phối hợp. - Thông gió sự cố. 3. Nhiệm vụ của hệ thống thông gió. Như ta đã biết, cảm giác và sức khoẻ của con người phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường không khí. Chất lượng môi trường không khí cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và điều kiện làm việc của công nhân. Nhiệm vụ kỹ thuật thông gió giải quyết những vấn đề cụ thể sau: + Đảm bảo thành phần và trạng thái không khí bên trong công trình thích hợp với điều kiện vệ sinh (bao gồn nhiệt độ t, độ ẩm j, tốc độ chuyển động của không khí v, nhiệt độ bề mặt kết cấu trong phòng tbm). Ngoài ra còn phải đảm 5
- bảo các yêu cầu nảy sinh từ đặc điểm công nghệ sản xuất, điều kiện bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm. + Đảm bảo cung cấp đủ lượng O2 cần thiết cho con người theo tiêu chuẩn môi trường + Đảm bảo điều kiện khí hậu và độ trong sạch của không khí theo tiêu chuẩn môi trường. Biện pháp tổ chức thông gió cho công trình là: Hút không khí bị ô nhiễm do nhiệt, do hơi nước, do khí- hơi độc hại và bụi ra khỏi phòng, đồng thời thay chúng bằng không khí sạch có các thông số t, j và v thích hợp được thổi vào phòng. + Thông gió hút và thổi được thực hiện: - Nhờ động lực của máy quạt gọi là thông gió cơ khí. - Do sự chệnh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài nhà gọi là thông gió tự nhiên. Thông gió còn có thể được thực hiện bằng biện pháp thông gió cục bộ và thông gió chung. - Hút cục bộ, tức hút phần lớn các yếu tố có hại như nhiệt, khí, hơi độc, bụi v.v. ngay tại nguồn phát sinh ra chúng. Nó hạn chế sự lan toả các yếu tố có hại trong phòng. - Thổi cục bộ dạng hoa sen không khí thường được sử dụng trong phân xưởng nóng, có tác dụng tạo môi trường không khí thích hợp cho công nhân tại các vị trí làm việc nặng nhọc. - Thông gió thổi và hút chung được áp dụng chủ yếu với nhà dân dụng. - Đối với phân xưởng sản xuất thường sử dụng biện pháp thông gió phối hợp giữa thông gió cục bộ với thông gió chung, giữa thông gió tự nhiên với thông gió cơ khí. Có thể áp dụng các biện pháp thông gió phối hợp như sau: - Thổi cơ khí, hút cơ khí kết hợp với tự nhiên. - Thổi cơ khí kết hợp với tự nhiên, hút cơ khí kết hợp với thổi tự nhiên hay hút tự nhiên. - Thổi cơ khí và hút vơ khí. I.2. Hệ thống thông gió tự nhiên. 1.Khái niệm chung a. Khái niệm: Thông gió tự nhiên là hiện tượng trao đổi không gkhí giữa bên trong và bên ngoàicông trình một cách có “tổ chức” dưới tác dụng của những yếu tố tự nhiên như gió, nhiệt thừa hoặc tổng hợp hai yếu tố gió và nhiệt thừa. 6
- Việc khai thác và hạn chế gió tự nhiên tuỳ theo mùa, đảm bảo điều kiện tiện nghi vi khí hậu cho con người sống và làm việc trong nhà hay tiểu hu xây dựng là một vấn đề rất quan trọng. Các biện pháp kiến trúc, xây dựng để đạt được mục đích trên gọi là tổ chức thông gió tự nhiên. b. Ý nghĩa của việc thông gió tự nhiên là cho phép thực hiện được quá trình trao đổi nhiệt, không khí với lưu lượng rất lớn mà không đòi hỏi chi phí năng lượng. 2. Các giải pháp kiến trúc để thông gió tự nhiên. a. Quy hoạch mặt bằng hợp lý đảm bảo gió chủ đạo vào mùa hè: Với nhà độc lập (cách nhà chắn phía trước phụ thuộc vào chiều cao của nó). Hướng gió tốt nhất 00 300 (với pháp tuyến mặt cửa). Với nhóm nhà nên chọn phương án tối ưu có hiệu quả thông gió và kinh tế đầu tư xây dựng: bố trí nhà song song (cách 1,3 1,5 H, với H chiều cao xây dựng nhà) hướng gió 300 600 so với pháp tuyến mặt cửa. Trường hợp này thực nghiệm với 4 dãy nhà tốc độ gió xuyên qua phòng ở dãy thứ 3 (xấu nhất) cũng đạt 17 25% Vn. ở vùng có Vn= 1,5 2m/s, cách bố trí này vẫn đảm bảo tốc độ gió xuyên phòng 0,3 -0,5m/s. b.Tổ chức không gian trong tiểu khu hợp lý: để hướng gió mát chủ đạo mùa hè thổi đến mọi mọi công trình. Bằng cách sử dụng khoảng trống trong các nhóm công trình, giữa công trình cao (hình tháp) và công trình thấp. Bố trí mạng đường giao thông chính trong tiểu khu song song hướng gió chủ đạo mùa hè. Vuông góc (hoặc lệch góc) với hướng gió lạnh mùa đông (đối với kiến trúc miền Bắc). c. Thiết kế mặt bằng, mặt cắt trong công trình hợp lý: sử dụng các giải pháp kiến trúc trong công trình như: thiết kế cầu thang,cầu thang, bố trí sân trong, bố trí lệch tầng…..để tổ chức thông gió tự nhiên trong công trình. d. Thiết kế cửa trong công trình hợp lý: Vị trí, cấu tạo và diện tích cửa có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thông gió trong công trình. Cần lựa chọn vị trí cửa hợp lý để hướng gió luồn qua vùng hoạt động. Cửa nên chọn tiết diện hình chữ nhật. Diện tích cửa gió ra nên lấy bằng diện tích cửa gió vào. I.3. Thông gió cơ khí. 1. Khái niệm thông gió cơ khí. Thông gió cưỡng bức là hiện tượng thông gió có sử dụng các thiết bị cơ khí để hút không khí bị ô nhiễm ở trong phòng và lấy không khí sạch ở bên ngoài vào, sau khi xử lý: làm nóng, làm lạnh, lọc sạch … thì được đưa vào phòng để đảm bảo moi trường không khí trong phòng có một chế độ nhiệt ẩm và độ trong sạch cần thiết. 7
- 2. Các bộ phận chính của hệ thống thông gió cơ khí. Với mục đích của thông gió là tạo ra sự trao đổi không khí nhằm đảm bảo điều kiện vi khí hậu và vệ sinh tốt trong phòng. - Trao đổi không khí được thực hiện bằng cách thổi không khí sạch vào phòng và hút không khí ô nhiễm trong phòng ra bên ngoài. Từ đó có hệ thống thổi không khí vào và hệ thống hút không khí ra khỏi công trình. * Hệ thống thổi không khí vào gồm những bộ phận chính sau: - Bộ phận thu khí( miêng hut) - Buồng máy thông gió - Hệ thống ống dẫn không khí - Bộ phận phân phối không khí - Các bộ phận dùng để điều chỉnh lưu lượng không khí * Hệ thống hút không khí ra khỏi công trình thường gồm các bộ phận sau đây: - Miệng hút - Hệ thống ống dẫn - Buồng máy hút - Hệ thống lọc không khí trước khi thải ra khí quyển - Bộ phận thải không khí ra ngoài - Bộ phận điều chỉnh lưu lượng, lá chắn… 3. Cách bố trí hệ thống hút thải khí có hại từ các nhà dân dụng và công cộng. Trong nhà dân dụng, công cộng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề hút và thải hơi khí có hại tỏa ra từ khu phụ, bếp. Lưu lượng khí độc hại chó thể xác định được. Hệ thống đường ống có thể bố trí ngầm trong tường bằng ống tôn hoặc bằng cách chế tạo khối xây có chừa lỗ bên trong. Để đảm bảo cho hơi khí có hại từ tầng này không xâm nhập vào các tầng khác thì người ta bố trí hệ thống hút theo cách sau đây (hình 1.1). 8
- Hình 1.1: Hệ thống hút hơi khí độc hại trong công trình. 4. Những hệ thống thông gió trong nhà chung cư cao tầng. 4.1. Hệ thống thông gió cho bếp và WC. a. Sơ đồ cấu tạo Trong các công trình công cộng, đặc biệt là nhà cao tầng cần phải tổ chức hút thải khí ở các khu vệ sinh bằng hệ thống thông gió cơ khí. Cũng có thể áp dụng hệ thống hút thải tự nhiên theo chiều đứng với chụp thoát gió trên mái (xem hình 2-1), nhưng phải có cơ sở tính toán chuẩn xác. Thực tế xây dựng ở Việt Nam trước đây và ngay cả hiện nay cho thấy phần lớn các công trình kiến trúc công cộng đều không lắp đặt hệ thống hút thải khí bằng cơ khí hoặc tự nhiên theo chiều đứng cho khu vệ sinh mà chỉ trông chờ vào thông gió tự nhiên theo chiều ngang, kết quả là mùi hôi hám lan toả khắp nơi, gây ô nhiễm và rất mất vệ sinh, mất văn hoá. Vì vậy việc lắp đặt các hệ thống hút cơ khí cho các khu vệ sinh là hết sức cần thiết và quan trọng. Về tiêu chuẩn lưu lượng gió thải thì nói chung là: 1 chậu xí - 50 m3/h, 1 chậu tiểu - 25m3/h. Riêng với một số công trình công cộng đông người như thể thao, câu lạc bộ, nhà hát, rạp chiếu bóng, … cần phải hút thải khí ở khu vệ sinh với lưu lượng 100 m3/h cho một bệ xí hoặc một chậu tiểu. 9
- 2 1 a) b) ÷ Hình 2-1: Hệ thống hút thải khí khu phụ theo chiều đứng với sức hút tự nhiên: 1: Miệng hút; 2: Các chụp thoát gió. Ngoài ra, nếu gian phòng được điều hoà không khí nhưng không khí tươi thâm nhập vào phòng một cách không tổ chức qua khe cửa nhờ sức hút của hệ thống thải khí ở khu phụ, thì lưu lượng hút phải được tính toán sao cho đảm bảo được bội số trao đổi không khí cần thiết đối với gian phòng, ví dụ đối với phòng ở bội số trao đổi không khí không khí phải bằng 1÷1,5 tức lưu lượng không khí hút trong mỗi giờ phải bằng từ 1÷ 1,5 lần thể tích của gian phòng. Với sơ đồ hệ thống hút khu vệ sinh có thể thực hiện theo các dạng sau đây: a) Bố trí một ống đứng chung, miệng hút của khu vệ sinh ở mỗi tầng được nối vào ống đứng chung bằng một đường ống nhánh riêng biệt, chỗ nối vào ống đứng chung phải cách một tầng bên trên tầng xem xét. Mỗi ống đứng chung chỉ phục vụ tối đa cho 10 tầng. Số tầng lẻ còn lại bên trên phải có ống hút riêng (Hình 2-1a). b) Nối miệng hút của khu vệ sinh ở 4 ÷ 5 tầng liền nhau vào một ống góp nằm ngang rồi từ ống góp nằm ngang nối vào ống đứng riêng biệt dẫn lên mái (Hình 2-1b). c) Trường hợp hút cơ khí thì cũng theo nguyên tắc tương tự như trên, nhưng tất cả các ống đứng được nối vào một ống góp ngang để đấu vào miệng hút của quạt (Hình 2-2). 10
- d) Trường hợp ở các tầng dưới của nhà cao tầng thường trải rộng trên mặt bằng, các khu vệ sinh có thể nằm rất sâu trong lòng nhà và không phải lúc nào cũng được bố trí cùng trên một trục đứng, lúc đó có thể bố trí hệ thống hút cơ khí riêng biệt cho từng khu vệ sinh theo chiềug ngang của từng tầng và thải khí bẩn ra ngoài qua cửa thải gió trên tường ngoài của nhà. Cần đặc biệt chú ý cửa thải gió của khu vệ sinh phải bố trí xa cửa lấy gió tươi của các hệ thống thông gió cơ khí hoặc điều hoà không khí ít nhất là 5m. e) Cũng có thể bố trí hệ thống hút khu vệ sinh theo nguyên tắc sau: Từng khu vệ sinh có ống hút ngang riêng biệt nối vào quạt (Thường là quạt trục) và xả khí ra một ống đứng chung như kiểu giếng trời thông lên mái (Hình 2-3). Trong trường hợp này, ở sau mỗi quạt thải khí phải có van đóng mở tự động: Van mở khi hoạt động và van đóng khi quạt ngừng hoạt động. f) Dùng hộp kỹ thuật làm ống dẫn không khí, quạt gió đặt trên tầng mái (hình 2-4). h) Ống dẫn không khí đặt trong hộp kỹ thuật, quạt gió đặt trên tầng mái (hình 2-5, 2-6) 11
- 5 6 5 6 1 1 4 3 3 X II X II 4 XI XI X X IX IX VIII VIII V II V II 2 VI VI V V 2 IV IV III III II II I I Hình 2-2: Hệ thống hút thải khí khu phụ theo chiều đứng chạy bằng máy quạt: 1: Máy quạt; 2: Miệng hút; 3: Ống đứng; 4: Ống góp ngang; 5: Van; 6: Phòng đặt máy quạt. 12
- 5 1 2 3 4 4 3 2 1 Hình 2-3: Hệ thống hút thải khu phụ thông ra giếng trời: 1: Các miệng hút; 2: Quạt trục hoặc li tâm; 3: Van tự động; 4: Cửa thải khí; 5: Ống đứng theo kiểu giếng trời. 13
- BÕp WC BÕp WC BÕp WC BÕp WC BÕp WC BÕp WC Hình 2-4: Sơ đồ hút WC và Bếp dùng hộp kỹ thuật làm ống dẫn không khí. 14
- Hình 2-5a: Sơ đồ hút WC dùng ống dẫn không khí đi trong hộp kỹ thuật. 15
- 5 3 2 dÉnkh«ng 1 WC khÝ 4 è n g 3 2 1 WC 3 2 1 WC Hình 2-5b: Sơ đồ hút WC dùng ống dẫn không khí đi trong hộp kỹ thuật. 1 - Miệng hút gió; 2 - Ống dẫn không khí ; 3 - Van điều chỉnh lưu lượng 4 - Ống dẫn không khí (trục đứng); 5 - Quạt hút 16
- BÝch cã n¾p bÞ Qu¹t cña thiÕ bÞhót bÕp BÕp BÝch cã n¾p bÞ Qu¹t cña thiÕ bÞhót bÕp BÕp BÝch cã n¾p bÞ Hình 2-6: Sơ đồ hệ thống hút Bếp gia đình (Dùng ống dẫn không khí đi trong hộp kỹ thuật). 17
- Hình 2-7: Sơ đồ hệ thống hút Bếp b. Nguyên lý làm việc. Tất cả các hệ thống thông gió cho khu bếp và WC bắt buộc phải được thiết kế theo phương pháp thông gió áp suất âm để tránh khí bẩn bị ô nhiễm lan tỏa vào các phòng lân cận. Nhờ động lực máy quạt, khi quạt gió hoạt động, áp xuất không khí bên trong ống dẫn nhỏ hơn áp suất khí quyển, vì thế không khí ô nhiễm trong khu WC, bếp được hút vào miệng hút theo ống dẫn vào quạt gió và được thải ra ngoài. Khi không khí vào miệng hút, áp suất không khí trong phòng bếp, khu WC giảm xuống nhỏ hơn áp xuất khu vực xung quanh, vì vậy không khí sạch từ ngoài tràn vào pàm cho nồng độ những chất ô nhiễm, mùi trong khu được thông gió nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Sự cân bằng áp suất tại các nút và đảm bảo hệ thống làm việc ổn định nhờ các van khóa đặt trên ống dẫn không khí và tại các miệng hút. 4.2. Hệ thống thông gió cho Gara. Nhà chung cư cao tầng luôn được thết kế tầng hầm làm gara để đỗ xe ô tô và xe máy, vì vậy nhất thiết phải thiết kế, lắp đặt hệ thống thông gió cho gara. a. Sơ đồ cấu tạo hệ thống thông gió Gara. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống thông gió cho Gara được thể hiện ở hình 2-8, 2-9. 18
- 6 + 0.0 2 3 2 3 2 3 5 4 4 4 1 1 1 TÇNG HÇM 1 500 5 0 0 5 0 0 Hình 2-8a. Sơ đồ hệ thống thông gió khu gara một tầng hầm (Sử dụng quạt hút) Hình 2-8b. Sơ đồ hệ thống thông gió khu gara một tầng hầm. 19
- 10 6 2 3 2 3 2 5 9 4 4 4 1 1 1 TÇNG HÇM 1 500 5 0 0 5 0 0 7 8 8 3 2 3 5 4 4 1 1 TÇNG HÇM 2 500 50 0 Hình 2-9. Sơ đồ hệ thống thông gió khu gara hai tầng hầm. (Sử dụng quạt hút kết hợp quạt cấp gió tươi) 1 - Miệng hút sát cột 4 - Van điều chỉnh lưu 7 - Quạt cấp gió tươi 2 - Miệng hút trên thành lượng 8 - Miệng thổi không khí ống 5 - Quạt hút 9 - Ống dẫn không khí tươi 3 - Ống dẫn khí thải 6 - Miệng thải không khí 10- Cửa lấy gió ngoài b. Nguyên lý hoạt động Hệ thống thông gió cho Gara phải được thiết kế theo phương pháp thông gió áp suất âm để tránh khí bẩn bị ô nhiễm lan tỏa vào các phòng lân cận. * Trường hợp chỉ có một tầng hầm. Khi quạt gió 5 hoạt động, áp xuất không khí bên trong ống dẫn nhỏ hơn áp suất khí quyển, vì thế không khí ô nhiễm trong Gara được hút vào miệng hút số 1, số 2 theo ống dẫn 3 vào quạt gió 4 và được thải ra ngoài qua miệng thải 6. Khi không khí vào miệng hút, áp suất không khí trong Gara giảm xuống nhỏ hơn áp xuất khu vực xung quanh, vì vậy không khí sạch từ ngoài trời tràn vào qua đường lên xuống của Gara tràn vào làm cho nồng độ những chất ô nhiễm Gara nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Sự cân bằng áp suất tại các nút và đảm bảo hệ thống làm việc ổn định nhờ các van khóa 4 đặt trên ống dẫn không khí và tại các miệng hút. * Trường hợp có nhiều tầng hầm. Trong trường hợp tòa nhà có từ 2 tầng hầm trở lên, ngoài hệ thống hút ta còn phải thiết kế, lắp đặt hệ thống thổi không khí vào Gara nhằm mục đích cấp ôxy vào Gara. Tuy nhiên để đảm bảo áp suất không khí trong Gara nhỏ hơn áp suất 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thiết bị trong công nghiệp may - Nguyễn Trọng Hùng, Nguyễn Phương Nga
249 p | 837 | 262
-
Giáo trình Thiết bị may công nghiệp và bảo trì (dùng cho trình độ cao đẳng nghề): Phần 1 - Tạ Thị Ngọc Dung
114 p | 1116 | 252
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
104 p | 68 | 15
-
Giáo trình Thiết bị gia dụng (Ngành: Điện công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
200 p | 45 | 14
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
147 p | 14 | 7
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)
104 p | 16 | 7
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
147 p | 19 | 7
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề Điện Công nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
48 p | 23 | 7
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp): Phần 1 - Trường TC nghề Đông Sài Gòn
78 p | 32 | 6
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2020)
41 p | 14 | 5
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
147 p | 11 | 5
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2020)
41 p | 17 | 5
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề Điện Công nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
56 p | 24 | 5
-
Giáo trình Thiết bị cơ khí đại cương (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ khí) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
90 p | 38 | 5
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2021)
30 p | 12 | 4
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường TC nghề Đông Sài Gòn
28 p | 25 | 4
-
Giáo trình Thiết bị và công nghệ hàn cơ bản: Phần 2
207 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn