Giáo trình Thiết bị xưởng và an toàn lao động (Nghề: Công nghệ ô tô; Kỹ thuật máy nông nghiệp - Cao đẳng, Trung cấp) - Trường Cao đẳng Gia Lai
lượt xem 4
download
Giáo trình "Thiết bị xưởng và an toàn lao động (Nghề: Công nghệ ô tô; Kỹ thuật máy nông nghiệp - Cao đẳng, Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh lao động; Vận hành, sử dụng an toàn thiết bị xướng sửa chữa ô tô-máy kéo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thiết bị xưởng và an toàn lao động (Nghề: Công nghệ ô tô; Kỹ thuật máy nông nghiệp - Cao đẳng, Trung cấp) - Trường Cao đẳng Gia Lai
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIA LAI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN : THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ, KỸ THUẬT MÁY NÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP-CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 943/QĐ-TCĐGL ngày 25 tháng 10 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai) Gia Lai, năm 2023 Trang 1
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIA LAI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ - KỸ THUẬT MÁY NÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ:TRUNG CẤP-CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:943/QĐTCĐGL, ngày25 tháng10 năm2022. . của Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Gia Lai Gia Lai., năm 2023 Trang 2
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Trang 3
- LỜI GIỚI THIỆU Cùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhu cầu sử dụng phương tiên giao thông là ô tô cũng gia tăng đáng kể về số lượng và chủng loại. Đi cùng với sự phát triển về trang thiết bị máy móc tiện nghi thì nhu cầu về sửa chữa bảo trì xe cũng đang dần được đặc biệt quan tâm và chú trọng . Để phục vụ cho đào tạo môđun Thiết bị xường và An toàn lao động , nghề Công nghệ ô tô, Kỹ thuật máy nông nghiệp những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành về sử dụng thiết bị an toàn, thực hiện các biện pháp an toàn trong công việc , với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung bao gồm 2 bài: Bài 1 Kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh lao động. Bài 2 Vận hành, sử dụng an toàn thiết bị xướng sửa chữa ô tô-máy kéo. Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo quy định của thông tư số 03 /2017/TT-BLĐTBXH ngày 1/3/2017 của Bộ lao động Thương binh xã hội, sắp xếp logic từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cụm chi tiết đến cách phân tích các hư hỏng, phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Xin trân trọng cảm ơn các phòng ban chức năng trường Cao đẳng Gia Lai, khoa Động Lực-Máy nông nghiệp, trường Cao đẳng Gia Lai cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Pleiku, ngày tháng năm 2023 Tác giả Đỗ Đức Kiên Trang 4
- MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU MỤC LỤC Bài 1 KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG 1. Khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động và an toàn lao động 9 1.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động 10 1.2. Tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động 11 1.3. Điều kiện lao động và tai nạn lao động 1.4. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động 13 1.5. Công tác tổ chức bảo hộ lao động 2. Công tác vệ sinh lao động nơi làm việc theo tiêu chuẩn 5S và phòng chống cháy nổ. 16 2.1. Nội dung tiêu chuẩn 5S 2.2. Các nội dung quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực cơ khí ôtô. 17 2.3. Nội dung phòng chống cháy nổ. 23 2.4. Thực hành vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ. 3. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất. 3.1 Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất 32 3.2 Các nguyên nhân gây chấn thương trong sản xuất. 3.3 .Các biện pháp và phương tiện kỹ thuật an toàn cơ bản 33 4. Kỹ thuật phòng chống và sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động. 37 4.1. Xác định các thông tin cấp cứu. 4.2 Thực hành sơ cứu nạn nhân Bài 2: VẬN HÀNH, SỬ DỤNG AN TOÀN THIẾT BỊ, DỤNG CỤ XƯỚNG SỬA CHỮA Ô TÔ-MÁY KÉO 1. Vận hành, sử dụng an toàn các thiết bị nâng hạ 50 1.1 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động 1.2. Các nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra khi vận hành, sử dụng các thiết bị nâng hạ 56 1.3. Quy trình thực hiện công việc: vận hành, sử dụng các thiết bị nâng hạ. 2. Vận hành, sử dụng an toàn các thiết bị hỗ trợ . 57 2.1. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động 60 2.2 Các nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra khi vận hành, sử dụng các thiết bị hỗ trợ 66 Trang 5
- 2.3. Quy trình thực hiện công việc: vận hành, sử dụng các thiết bị hỗ trợ 68 3. Vận hành, sử dụng an toàn các thiết bị chuyên dụng khác 3.1 Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động 69 3.2. Các nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra khi vận hành, sử dụng các thiết bị chuyên 82 dụng 3.3. Quy trình thực hiện công việc: vận hành, sử dụng các thiết bị chuyên dụng 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 Trang 6
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thiết bị xưởng và An toàn lao động Mã mô đun: MĐ 10 Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Sau khi học xong các môn lý thuyết cơ sở và MĐ 14 - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: +Kiến thức: - Trình bày được mục đích, ý nghĩa, tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động - Phân tích được tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp và quy định bắt buộc nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn của bản thân và mọi người. - Giải thích đúng các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và các biện pháp an toàn lao động trong lĩnh vực ô tô-máy nông nghiệp, phân tích và phát hiện được một số tình huống không an toàn trong lao động - Trình bày được các nội dung của bộ tiêu chuẩn 5S, các tiêu chuẩn về môi trường đối với nghề sửa chữa ô tô-máy nông nghiệp - Trình bày được công dụng , nguyên tắc hoạt động, và các quy định an toàn khi vận hành các thiết bị xưởng sửa chữa, cơ khí + Kỹ năng: -Thực hiện được các phương pháp sơ cấp cứu nạn nhân bị tai nạn lao động. - Nhận dạng được các dụng cụ, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo hộ lao động thông dụng. - Thực hiện được công việc vận hành các trang thiết bị xưởng đúng kỹ thuật an toàn. +Năng lực tự chủ và trách nhiệm: -Vận dụng được các kiến thức chuyên môn đã học vào thực tế công việc - Có khả năng thực hiện công việc độc lập hoặc thực hiện theo hướng dẫn - Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về kỹ thuật an toàn lao động khi sử dụng các thiết bị, dụng cụ chuyên dụng trong sửa chữa ô tô – máy kéo. Trang 7
- - Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN Thời gian (giờ) Thực Số hành, Tên chương, mục Tổng Lý Kiểm TT thảo số thuyết tra* luận, bài tập Bài 1 Kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh 1 16 11 4 1 lao động. 1.Khái niệm cơ bản về bảo hộ và an toàn lao 4 3 1 động, vệ sinh lao động. 2.Thực hành công tác vệ sinh lao động nơi làm việc theo tiêu chuẩn 5S và phòng chống cháy 4 3 1 nổ. 3.Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương 4 3 1 trong sản xuất. 4.Kỹ thuật phòng chống và sơ cứu nạn nhân 4 2 1 1 bị tai nạn lao động. Bài 2 Vận hành, sử dụng an toàn thiết bị 2 27 9 17 1 xướng sửa chữa ô tô-máy kéo. 1.Vận hành, sử dụng an toàn thiết bị nâng hạ 9 3 6 2.Vận hành, sử dụng các thiết bị hỗ trợ 9 3 6 3.Vận hành, sử dụng an toàn các thiết bị 9 3 5 1 chuyên dụng khác 3 Thi kết thúc môdun 2 2 Tổng cộng 45 20 21 4 Trang 8
- Bài 1 KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG. Mã bài: 10-01 Giới thiệu Trong lao động sản xuất, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động là một yếu tố được coi trọng hàng đầu. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. Đó là nội dung cơ bản mà bài học này cung cấp cho người học. Để nắm vững về các kiến thức kỹ năng xử lý các sự cố mất an toàn lao động, các kiến thức, kỹ năng về vệ sinh công nghiệp, đòi hỏi người học tư duy và tích cực trong học tập. 1. Khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động và an toàn lao động 1.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động 1.1.1. Mục đích Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất. Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho người lao động. Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của người lao động. Đây cũng là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.1.2. Ý nghĩa Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của lao động sản xuất, do yêu cầu của sản xuất và gắn liền với quá trình sản xuất. Bảo hộ lao động mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Mặt khác, nhờ chăm lo sức khoẻ của người lao động mà công tác BHLĐ mang lại hiệu quả xã hội và nhân đạo rất cao. 1.2. Tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động Trang 9
- 1.2.1 Tính chất Tính chất pháp lý: Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Tính khoa học kỹ thuật: Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp... đều xuất phát từ những cơ sở của khoa học kỹ thuật. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật. Tính quần chúng: Đối tượng BHLĐ là tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến người lao động, là những chủ thể tham gia công tác BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác. BHLĐ liên quan tới quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội, 1.2.2 Nhiệm vụ: Phòng ngừa các mối nguy hiểm; tạo ra môi trường làm việc an toàn; bảo vệ sức khỏe cho người lao động; hạn chế tai nạn lao động; bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động 1.3. Điều kiện lao động và tai nạn lao động 1.3.1. Điều kiện lao động Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong một điệu kiện nhất định, gọi chung là điều kiện lao động. Các yếu tố của lao động: Máy, thiết bị, công cụ; nhà xưởng; năng lượng, nguyên nhiên vật liệu; đối tượng lao động; người lao động. Các yếu tố liên quan đến lao động: Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc; các yếu tố kinh tế, xã hội; quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý người lao động. Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất. 1.3.2 Tai nạn lao động : Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm Trang 10
- phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể ( nhiễm độc cấp tính) cũng được coi là tai nạn lao động. Tai nạn lao động được chia làm 3 loại : Tai nạn lao động chết người, Tai nạn lao động nặng, Tai nạn lao động nhẹ. 1.3.3. Các yếu tố nguy hiểm trong lao động Là những yếu tố có nguy cơ gây chấn thương hoặc chết người đối với người lao động, bao gồm: - Các bộ phận truyền động, chuyển động: Trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động; sự chuyển động của bản thân máy móc như: ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goòng có nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt; Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết; - Nguồn nhiệt: ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn... tạo nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ; - Nguồn điện: Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện; làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch. -Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hoá trong sắp xếp kho tàng.... - Vật văng bắn: Thường gặp là phoi của các máy gia công như: máy mài, máy tiện, đục kim loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn.... - Nổ 1.4. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động 1.4.1 Điều kiện môi trường lao động xấu: Điều kiện lao động kém an toàn và môi trường sản xuất bị ô nhiễm sẽ đưa đến tai nạn lao động, có thể làm tổn thương bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể con người, và ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Nguyên nhân chính của tình trạng trên xuất phát từ việc không phát hiện các nguy hiểm và ô nhiễm tại nơi làm việc, thiếu kiểm tra và xử lý triệt để những trường hợp Trang 11
- nguy hiểm và ô nhiễm đang tồn tại trong môi trường lao động, chưa xử lý nghiêm hoặc mức xử phạt quá thấp không đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm qui trình, quy phạm đối với người lao động cố tình làm bừa, làm ẩu. Để đảm bảo cho người lao động hoạt động trong điều kiện lao động tốt, cần phải cải thiện điều kiện làm việc bằng cách tổ chức đo đạc và kiểm tra môi trường lao động định kỳ, kiểm tra, phát hiện các mối nguy hiểm tại nơi làm việc, và phải xử lý triệt để nhằm tạo điều kiện môi trường lao động thật tốt cho người lao động 1.4.2. Không huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động: Người lao động mới trước khi làm việc tại những nơi mà môi trường lao động có các yếu tố độc hại hoặc làm việc với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động mà không được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động họ sẽ không nhận biết được các yếu tố nguy hiểm khi họ tiếp cận vận hành với máy móc, thiết bị do đó nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp rất cao. Khi thay đổi nơi làm việc, thay đổi máy móc và thiết bị (công nghệ mới) …… người lao động phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện vận hành an toàn thiết bị, máy móc mới. 1.4.3. Không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động: Mục đích khám sức khỏe định kỳ là để cảnh báo tình trạng sức khỏe của người lao động, để từ đó họ thực hiện tốt các phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình lao động sản xuất hoặc doanh nghiệp cải thiện môi trường lao động không ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Nếu người lao động không được khám sức khỏe định kỳ thì không phát hiện được tình trạng sức khỏe, từ đó có thể họ phải làm việc trong điều kiện quá sức (hay kiệt sức do có bệnh nghề nghiệp mà không phát hiện để chữa trị) sẽ gây mỏi mệt, thiếu quan sát, mất bìn mất bình tĩnh, vận hành máy móc không chính xác, khả năng xảy ra tai nạn lao động rất cao. 1.4.4. Ý thức chấp hành qui trình, quy phạm của người lao động kém: Các trường hợp lao động làm việc ở điều kiện có mối nguy hiểm trong quá trình lao động sản xuất đều phải có qui trình, quy phạm hướng dẫn khi làm việc để đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động. Trang 12
- Tuy nhiên, người lao động chưa nghiêm túc chấp hành qui trình, quy phạm trong quá trình lao động sản xuất, từ đó xuất hiện các hiện tượng làm bừa, làm ẩu, không tuân thủ qui trình, không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, không chấp hành mệnh lệnh, làm việc không có sự phân công…. Từ đó đã đưa đến nhiều tai nạn lao động cho người lao động.Việc không chấp hành quy trình, quy định, quy phạm thường thấy ở những lao động trẻ, họ chủ quan, lơ là với các mối nguy hiểm, với những lời cảnh báo an toàn trong lao động, họ lại thiếu kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Vì vậy tất yếu những mối nguy hiểm và tai nạn luôn ở bên cạnh họ. 1.4.5. Thiếu kiểm tra, xử lý từ người làm công tác an toàn lao động: Để đảm bảo an toàn lao động tại công trường, các cơ sở sản xuất, phải tổ chức bộ phận làm công tác kỹ thuật an toàn- bảo hộ lao động. Nhiệm vụ của những người làm công tác này nhằm phát hiện các điều kiện lao động xấu nơi làm việc, phát hiện việc làm bừa, làm ẩu của người lao động, đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên nếu người làm công tác an toàn vệ sinh lao động không thường xuyên kiểm tra hiện trường lao động sản xuất để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp làm bừa, làm ẩu của người lao động, không kiểm tra môi trường lao động nhằm phát hiện điều kiện lao động xấu để đế xuất biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, không xử lý nghiêm các trường hợp người lao động cố tình vi phạm qui trình qui định, thì tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp sẽ phát sinh trong quá trình lao dộng sản xuất. 1.5. Công tác tổ chức bảo hộ lao động 1.5.1. Các biện pháp bảo hộ lao động bằng các văn bản pháp luật Hệ thống các văn bản pháp luật bao gồm: Tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn; tiêu chuẩn vệ sinh lao động; quy phạm quản lý và các chế độ cụ thể. Các quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động: Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh là tiêu chuẩn bắt buộc thực hiện. Người sử dụng lao động phải căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động để xây dựng nội quy, quy trình quản lý đối với từng loại máy, thiết bị, công trình, kho tàng, hoá chất nơi làm việc. Các máy móc có yêu Trang 13
- cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động đều phải được đăng ký, kiểm định và được cấp giấy phép trước khi đưa và sử dụng. 1.5.2. Biện pháp tổ chức Quyền và nghĩa vụ của người lao động: Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Người lao động có quyền và nghĩa vụ như sau: +Quyền của người lao động bao gồm: (Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019) - Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; - Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể; - Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động; - Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc; - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; đình công; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. +Nghĩa vụ của người lao động bao gồm: (Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019) - Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; - Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động; Trang 14
- - Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động . Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động mới nhất bao gồm: +Quyền của người sử dụng lao động bao gồm: (Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019) - Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động; - Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; - Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; - Đóng cửa tạm thời nơi làm việc; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. +Nghĩa vụ của người sử dụng lao động bao gồm: - Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; - Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; - Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; - Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Trang 15
- - Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động. 2. Công tác vệ sinh lao động nơi làm việc theo tiêu chuẩn 5S và phòng chống cháy nổ. 2.1. Nội dung tiêu chuẩn 5S 5S là một phương pháp có hệ thống nhằm tổ chức, bố trí khu vực làm việc một cách hợp lý; giữ gìn vệ sinh nơi làm việc; làm việc theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn. Nguyên tắc thực hiện 5S là giảm thiểu lãng phí và sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức. 2.1.1. SEIRI (Sifting - Sàng lọc, chọn lọc.): Đây là một công đoạn để xác định những vật dụng cần thiết và không cần thiết, xem xét, phân loại, chọn và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc nhằm sử dụng không gian hiệu quả. 2.1.2. SEITON (Sorting – Sắp xếp, ngăn nắp): Hình 1.1 Sàng lọc-sắp xếp Đây là một công đoạn để sắp xếp dụng cụ và phụ tùng theo trật tự. Tổ chức, sắp xếp lại các vật dụng theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại. Mọi thứ cần được đặt đúng chỗ để tiện lợi khi cần sử dụng: Đặt những vật hay ít dụng ở một nơi riêng biệt; đặt những vật hay sử dụng ở vị trí làm việc; đặt những vật thường xuyên sử dụng ở gần người sử dụng. 2.1.3. SEISO (Sweeping and Washing - Sạch sẽ) Đây là một công đoạn để giữ cho mọi thứ ở vị trí làm việc được sạch sẽ. Luôn giữ các thiết bị theo trật tự làm việc so cho chúng có thể sử dụng mọi lúc. Trang 16
- Hình 1.2 Sạch sẽ- săn sóc 2.1.4. SEIKETSU (Spick and Span - Săn sóc) Đây là một công đoạn để duy trì trạng thái SEIRI, SEITON, và SEISO với nỗ lực ngăn mọi vấn đề không xảy ra. Nó cũng là một công đoạn giữ sạch vị trí làm việc của bạn bằng cách phân loại mọi thứ và loại bỏ những thứ không cần thiết. 2.1.5. SHITSUKE (Self-Discipline- Sẵn sàng ) Hình 1.3 Sẵn sàng SHITSUKE là một yếu tố căn bản về văn hoá và là một yêu cầu tối thiểu nhằm rèn luyện, tạo ra thói quen tự giác, duy trì nề nếp, tác phong. 5S còn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc để luôn sẵn sàng sản xuất. 2.2. Các nội dung quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực cơ khí sửa chữa 2.2.1 Các dạng ô nhiễm do động cơ (trực tiếp hoặc gián tiếp). Khí thải động cơ ô tô là các khí thoát ra từ chiếc xe ô tô như khí lọt, khí nhiên liệu bay hơi và khí xả. Khí thải ô tô chứa những chất độc như CO, NOx, HC,… không Trang 17
- những có hại cho môi trường mà còn có hại đến sức khỏe con người. Ngoài những chất khí độc này, thì đối với động cơ diesel còn có những hạt cacbon siêu mịn, có thể thẩm thấu sâu vào trong phổi nếu như chúng ta hít vào Khí lọt: Là khí thoát ra giữa xilanh vào buồng trục khuỷu, chủ yếu là khí chưa cháy. Nhiên liệu bay hơi: Hiện nay nhiên liệu sử dụng chủ yếu cho ô tô là xăng, chất này rất dễ bay hơi vì vậy nó có thể thoát ra từ bình chứa nhiên liệu do các khe hở. Khí xả: Là khí thoát ra từ ống xả của ô tô, như chúng ta đã biết thì khi đốt cháy xăng và diesel thì sẽ sinh ra CO2 và H2O nhưng trong thực tế ngoài 2 chất này còn có HC,NOx nguyên nhân là do xăng hoặc diesel không cháy hết, trong khí nạp còn có Nitơ nên sẽ tạo ra NOx, do nhiệt độ buồng đốt quá cao. Khí CO: Trong quá trình đốt cháy do oxi không đủ sẽ tạo ra muội than-một dạng cacbon vô định, chính cacbon này tác dụng với O2 thiếu tạo ra CO. Khi một người hít phải khí CO vào phổi, khí CO sẽ vào máu kết hợp với sắc tố hồng cầu (hemoglobin), tạo ra chất carboxyhemoglobin (HbCO), đẩy dưỡng khí là khí oxi ra khỏi hồng cầu. Do khí CO có ái lực mạnh gấp 200 lần so với O2 trong sắc tố hồng cầu, nên khí O2 bị loại hết ra ngoài, dẫn tới cơ thể bị thiếu O2 gây chết ngạt rất nhanh. Khí HC: HC được sinh ra trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn, cũng như CO. Ngoài ra HC còn sinh ra trong các trường hợp sau: khi nhiệt độ ở khu vực dập lửa thấp, chưa đạt tới nhiệt độ bốc cháy; khí nạp thổi qua trong thời gian lặp của xupap. Hỗn hợp không khí-nhiên liệu càng giàu, càng sinh ra nhiều HC. Hỗn hợp càng nghèo, càng ít sinh ra HC. Lượng HC sinh ra càng trở nên lớn hơn khi hỗn hợp không khí-nhiên liệu quá nghèo, vì nó không cháy được. Các loại động cơ xăng sẽ sản sinh ra lượng khí hydrocarbons lớn hơn so với các loại động cơ diesel tương đương. Trong HC có chứa benzen, benzen được phát hiện gây cản trở quá trình sản xuất máu và gây ra bệnh thiếu máu. Ngoài ra, benzen còn được coi là một trong những nguyên nhân gây ung thư và còn có thể gây ra bệnh bạch cầu. Một số loại khí trong Trang 18
- hỗn hợp hydrocarbons còn có thể kết hợp với khí NOx để tạo ra khí ozone, gây ra các bệnh về đường hô hấp, phổi… Khí NOx: NOx được sinh ra do nitơ và oxi trong hỗn hợp không khí-nhiên liệu, khi nhiệt độ của buồng đốt tăng cao trên 18000C. Nhiệt độ của buồng đốt càng cao, lượng NOx sản ra càng nhiều. Khi hỗn hợp không khí-nhiên liệu nghèo, NOx sinh ra nhiều hơn vì tỷ lệ oxi trong hỗn hợp không khí-nhiên liệu cao hơn. Như vậy, lượng NOx được sinh ra tuỳ theo hai yếu tố: nhiệt độ cháy và hàm lượng O2. Hỗn hợp khí NOx có tác hại xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là những người có tiền sử về bệnh hô hấp.Ngoài ra, hỗn hợp khí NOx cũng kết hợp với một số chất khác trong không khí tạo ra khí ozone và các loại tạp chất dạng hạt. Khí NOx cũng được biết đến với nguyên nhân gây ra mưa axit gây hại cho cây cối và đất đai. 2.2.2 Tác hại của chất hóa học đối với môi trường. Hầu hết các loại rác thải hay hóa chất công nghiệp đều rất khó phân hủy và có hại cho sức khỏe con người. Thậm chí tác động gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh. Cũng chính điều này gây nên những hậu quả nghiêm trọng như tăng lượng khí độc CO2, SO2… và làm giảm oxy, nguồn nước sạch. Ngoài ra, hóa chất, rác thải ra trong công nghiệp là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ozon và biến đổi thời tiết khí hậu. Gần đây, hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến các lớp băng ở cực trái đất tan nhanh và trở thành nỗi lo của toàn dân, chính quyền nhà nước Có thể nói, ảnh hưởng của hóa chất tới môi trường, cuộc sống con người là rất lớn. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là tìm ra giải pháp khắc phục, giảm thiểu những ảnh hưởng này. 2.2.3 Nguyên tắc cơ bản không làm ô nhiễm môi trường. + Biện pháp tổ chức - chính trị Chính trị được coi là một trong những biện pháp quan trọng của bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, vấn đề môi trường thể hiện trong Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã Trang 19
- nhấn mạnh: “ Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sổng của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển lành tế-xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kỉnh tể quốc tế của nước ta”. Ý nghĩa của các biện pháp chính trị trong bảo vệ môi trường đó là vấn đề về bảo vệ môi trường trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các tổ chức chính trị, đảng phái đưa chúng vào các cương lĩnh hoạt động của mình; bằng vận động chính trị, vấn đề bào vệ môi trường sẽ được thể chế hoá thành các chính sách, pháp luật + Biện pháp kinh tế. Các biện pháp kinh tế được thực hiện trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm: - Thành lập các quỹ bảo vệ môi trường; - Áp dụng các ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, những dự án có các giải pháp tốt về bảo vệ môi trường; áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sản xuất chúng có tác động xấu đến môi trường; - Gắn hạn chế hoặc khuyến khích thương mại với việc bảo vệ môi trường. Các hiệp định của GATT trước đây (Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch, tiếng Anh: General Agreement on Tariffs and Trade, viết tắt là GATT, là một hiệp ước được ký kết vào ngày 30 tháng 10 năm 1947, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết ) và WTO hiện nay đã tích cực áp dụng biện pháp này. Các biện pháp kinh tế rất phong phú và đa dạng. Việc sử dụng chúng trong bảo vệ môi trường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, các biện pháp kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn trong bảo vệ môi trường so với các biện pháp khác. +. Biện pháp khoa học - công nghệ Môi trường được tạo bởi nhiều yếu tố vật chất phức tạp. Việc tìm hiểu cấu trúc, quy luật hoạt động và các ảnh hưởng của môi trường nói chung và các yếu tố cấu thành nó nói riêng không thể thực hiện được một cách đầy đủ nếu thiếu các biện pháp khoa học và Công nghệ. Tương tự, việc bảo vệ môi trường cũng không thể Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy - GS.TS. Trần Văn Địch (2005)
206 p | 2213 | 1042
-
Giáo trình Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy - GS.TS Trần Văn Địch (2007)
413 p | 935 | 288
-
GIÁO TRÌNH THIẾT BỊ CƠ KHÍ XƯỞNG LUYỆN THÉP LÒ ĐIỆN
145 p | 349 | 162
-
Giáo trình Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy - GS.TS. Trần Văn Địch
190 p | 798 | 137
-
giáo trình chuyên đề thuyết bị điện, chương 2
7 p | 203 | 75
-
Giáo trình Thiết bị và thiết kế xưởng nhiệt luyện: Phần 1 - Nguyễn Chung Cảng
217 p | 252 | 75
-
Giáo trình Thiết bị và thiết kế xưởng nhiệt luyện: Phần 2 - Nguyễn Chung Cảng
223 p | 196 | 65
-
Giáo trình Kỹ thuật hàn và cắt cơ bản (Nghề: Lặn thi công - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
127 p | 30 | 9
-
Giáo trình Vận hành phân xưởng chế biến dầu 1 (Nghề: Vận hành thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
141 p | 25 | 9
-
Giáo trình thiết kế thiết bị bán dẫn chứa các mạch logic điện tử có khả năng xử lý dữ liệu p5
11 p | 75 | 8
-
Giáo trình Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy: Phần 2 - Trần Văn Địch
95 p | 21 | 7
-
Giáo trình Vận hành phân xưởng chưng cất dầu thô (Nghề: Vận hành thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
86 p | 31 | 7
-
Giáo trình Thực hành rèn cơ bản (Nghề: Cắt gọt kim loại) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
24 p | 37 | 6
-
Giáo trình Vận hành phân xưởng chưng cất dầu thô (Nghề: Vận hành thiết bị chế biến dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
87 p | 18 | 6
-
Giáo trình Vận hành phân xưởng chưng cất dầu thô (Nghề: Vận hành thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
88 p | 14 | 6
-
Giáo trình Thiết bị cơ khí đại cương (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ khí) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
90 p | 38 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật cơ khí (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai
134 p | 3 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn