intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết kế mô hình 3D (Ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

Chia sẻ: Solua999 Solua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thiết kế mô hình 3D có vai trò là ứng dụng Thiết kế mô hình 3D trong việc thiết kế, tạo mô hình 3D của chi tiết để làm các công việc tiết theo như lập trình gia công, thiết kế khuôn, lắp ráp cụm chi tiết hoặc xuất ra bản vẽ 2D theo tiêu chuẩn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế mô hình 3D (Ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THIẾT KẾ MÔ HÌNH 3D NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THIẾT KẾ MÔ HÌNH 3D NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Lê Thành Nhân Học vị: Thạc sĩ Khoa: Công Nghệ Cơ Khí Email: lethanhnhan@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
  3. BM31/QT02/NCKH&HTQT TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 1
  4. BM31/QT02/NCKH&HTQT LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, thị trường phần mềm đồ họa trên thế giới rất đa dạng, việc lựa chọn phần mềm nào để phục vụ tốt cho công việc thực sự là một điều khó khăn. Tuy nhiên, có năm chỉ tiêu cần biết khi chọn phần mềm là: - Tính linh hoạt - Tính khả thi - Tính đơn giản - Tính biểu diễn được - Tính kinh tế. Creo là phần mềm của hãng Parametric Technology Corporation. Một phần mềm thiết kế theo tham số, được đánh giá là rất mạnh và rất nổi tiếng trong lĩnh vực CAD/CAM/CAE Creo phục vụ rất tốt cho ngành cơ khí khuôn mẫu (thiết kế và gia công) như khuôn dập, khuôn rèn, khuôn nhựa…. Với ứng dụng trong cơ khí Creo Parametric có 5 modul cơ bản sau 1. Sketch : Môi trường làm việc tạo ra các đối tượng 2D 2. Part: Môi trường mô hình hóa hình học (xây dựng trong không gian 3 chiều) 3. Assembly : Tạo mô hình lắp ráp các phần tử 3D 4. Manufacturing: Hổ trợ lập trình gia công CNC,MOLD. 5. Drawing: Tạo bản vẽ kỹ thuật 6. Format: Xây dựng tiêu chuẩn trong bản vẽ, hổ trợ Drawing. Phương thức làm việc trong Creo Parametric Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 06 năm 2017 Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 2
  5. BM31/QT02/NCKH&HTQT MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TẠO KHỐI ĐẶC VỚI LỆNH PROTRUSION SOLID 1.1 Tạo khối với lệnh Extrude ............................................................................................. 6 1.2 Tạo khối với lệnh Revolve ............................................................................................ 9 1.3 Tạo khối với lệnh Sweep ............................................................................................... 9 1.4 Tạo khối với lệnh Blend .............................................................................................. 12 CHƯƠNG 2: LẮP GHÉP CÁC CHI TIẾT 2.1 Truy xuất các chi tiết đã thiết kế ................................................................................. 15 2.2 Tạo sự ràng buộc ......................................................................................................... 16 2.3 Mô phỏng chuyển động phân rã .................................................................................. 16 CHƯƠNG 3: XUẤT BẢN VẼ 3.1 Tạo bản vẽ 2D.............................................................................................................. 17 3.2 Ghi kích thước ............................................................................................................. 20 3.3 Gạch mặt cắt ................................................................................................................ 20 3.4 Ghi dung sai ................................................................................................................. 23 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 25 Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 3
  6. BM31/QT02/NCKH&HTQT GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Thiết kế mô hình 3D Mã môn học: MH3103429 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học Thiết kế mô hình 3D là môn học chuyên ngành, được bố trí sau khi học xong môn học AutoCad và được học trong học kỳ 3 (học kỳ I năm thứ hai). - Tính chất: là môn học lý thuyết ngành, thuộc môn học bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Ứng dụng Thiết kế mô hình 3D trong việc thiết kế, tạo mô hình 3D của chi tiết để làm các công việc tiết theo như lập trình gia công, thiết kế khuôn, lắp ráp cụm chi tiết hoặc xuất ra bản vẽ 2D theo tiêu chuẩn Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: - Trình bày quy trình trình thiết kế, lắp ráp, xuất bản vẻ trên phần mềm Creo - Về kỹ năng: - Thiết kế, xuất bản vẽ được trên phần mềm Creo - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. - Tự giác trong học tập. - Tuân thủ các quy định của nhà trường, nội qui của xưởng. Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 4
  7. CHƯƠNG 1: TẠO KHỐI ĐẶC VỚI LỆNH PROTRUSION SOLID CHƯƠNG 1: TẠO KHỐI ĐẶC VỚI LỆNH PROTRUSION SOLID Creo là một phần mềm CAD/CAM mạnh mẽ, bao gồm nhiều modun phục vụ cho công việc thiết kế, chỉnh sửa, xuất bản vẽ 2D - 3D, lắp ráp mô phỏng, lập trình gia công chi tiết và xuất code NC. Hình 1.1 Giao diện chính của Creo Parametric Tìm hiểu các công cụ tại cửa sổ chính. Hình 1.2 Menu Home - New: tạo đối tượng thiết kế mới. - Open: mở một đối tượng sẵn có. - Select Working Directory: thiết lập thư mục làm việc, nhằm tránh việc các đối tượng thiết kế khác nhau được lưu lẫn lộn trong cùng một thư mục, gây khó khăn trong việc quản lý. - Erase Not Displayed: xóa bộ nhớ tạm của mỗi phiên làm việc, Creo sẽ tự động ghi nhớ các file tại ổ đĩa hệ thống gây chậm máy. - Model Display và System Colors: thiết lập các hiển thị (nếu cần) Hình 1.3 Hộp thoại New Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 5
  8. CHƯƠNG 1: TẠO KHỐI ĐẶC VỚI LỆNH PROTRUSION SOLID 1.1 Tạo khối với lệnh Extrude 1.1.1 Các lệnh của Sketch File\New: Hộp thoại sau xuất hiện, ta cần lưu ý như sau: Hình 1.4 Hộp thoại New – Tạo chi tiết Hình 1.5 Menu Sketch - Grid: Bật tắt chế độ lưới. - Select: + Lựa chọn từng đối tượng + Lựa chọn nhiều đối tượng + Chọn tất cả đối tượng + Thoát lệnh vẽ - Centerline: Vẽ đường tâm - Point: Tạo điểm - Coordinate System: tạo gốc tọa độ - Sketching: các lênh vẽ đối tượng. Hình 1.6 Hộp thoại Sketching - Line:Vẽ đường thẳng Các lệnh mở rộng (Click vào hình tam giác nhỏ): + Line Chain: Vẽ các đường thẳng liên tiếp. + Line Tangent: Vẽ tiếp tuyến. - Rectangle: Vẽ hình chữ nhật Các lệnh mở rộng (Click vào hình tam giác nhỏ): Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 6
  9. CHƯƠNG 1: TẠO KHỐI ĐẶC VỚI LỆNH PROTRUSION SOLID + Conner Rectangle: Vẽ hình chữ nhật nằm ngang. + Slanted Rectangle; Vẽ hình chữ nhật nằm nghiêng + Center Rectangle: vẽ hình chữ nhật với một điểm tâm và một điểm gốc + Parallelogram: Vẽ hình bình hành. - Circle: Vẽ đường tròn. Các lệnh mở rộng (Click vào hình tam giác nhỏ): + Center and Point: Vẽ đường tròn từ một tâm và một điểm có trước. + Concentric: Vẽ đường tròn đồng tâm với đường tròn cho trước. + 3 Point: Vẽ đường tròn qua 3 điểm. + 3 Tangent: Vẽ đường tròn tiếp xúc với 3 đường thẳng. - Arc: Vẽ cung tròn Các lệnh mở rộng (Click vào hình tam giác nhỏ): + 3 Point/ Tangent End: Vẽ cung tròn qua 3 điểm. + Center and Ends: Vẽ cung tròn thông qua tâm và 2 điểm. + 3 Tangent: Vẽ cung tròn tiếp xúc với 3 đường thẳng. + Concentric: Vẽ cung tròn đồng tâm. + Conic: Vẽ đường conic. - Ellipse: Vẽ đường elip Các lệnh mở rộng (Click vào hình tam giác nhỏ): + Axis Ends Ellipse: Vẽ elip qua 2 điểm trên elip. + Center and Axis Ellipse: Vẽ elip bằng cách chọn tâm và 1 điểm. - Spline: Vẽ một đường cong bất kỳ - Fillet: Tạo đường bo góc Các lệnh mở rộng (Click vào hình tam giác nhỏ): + Circular: Bo góc bằng cung tròn nhưng vẫn để lại góc dạng nét đứt. + Circular Trim: Bo góc bằng cung tròn. + Elliptical: bo góc bằng elip nhưng vẫn để lại góc dạng nét đứt. + Elliptical Trim: Bo góc bằng elip. - Chamfer:Vát góc. Các lệnh mở rộng (Click vào hình tam giác nhỏ): + Chamfer: Vát góc nhưng vẫn để lại góc dạng nét đứt. + Chamfer Trim: Vát góc. - Text: Tạo ký tự. - Offset: Tạo đối tượng đồng dạng với đối tượng cũ. - Thicken: Tạo ra nhiều đối tượng mới đồng dạng. - Palette: Chèn thư viện. Hình 1.7 Hộp thoại Editing, Constrain, Dimension, Inspect - Editing: Các lệnh chỉnh sửa. + Modify: Chỉnh sửa kích thước. + Mirror: Tạo đối xứng. Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 7
  10. CHƯƠNG 1: TẠO KHỐI ĐẶC VỚI LỆNH PROTRUSION SOLID + Divide: Tạo điểm tách đối tượng + Delete Segment: Xóa nhiều đối tượng. + Corner: Kéo dài cho 2 đối tượng giao nhau. + Rotate Resize: Xoay, lấy tỉ lệ. - Constrain: Các lệnh ràng buộc các đối tượng. + Ràng buộc thẳng đứng + Ràng buộc nằm ngang. + Ràng buộc vuông góc. + Tiếp tuyến. + Trung điểm. + Trùng nhau. + Đối xứng. + Bằng nhau. + Song song. - Dimension: Các lệnh về kích thước. + Normal: Ghi kích thước. + Kích thước giới hạn bởi chu vi. + Gốc kích thước. + Kích thước tham khảo. - Inspect: Hiển thị + Hiển thị đối tượng chồng lên nhau. + Làm nổi bật những điểm đầu mút hở. + Tô màu những hình kín. 1.1.2 Lệnh Extrude Tạo thể tích bằng cách kéo dài tiết diện kín và không tự giao nhau theo phương vuông góc. Sau đây là các bước thực hiện: 1) Chọn Insert\Extrude…: hộp thoại Extrude xuất hiện 2) Định nghĩa biên dạng Sketch (2D): chọn chức năng Placement 3) Định nghĩa cách kéo dài thể tích: chọn chức năng Options 4) Đặt tên cho feature đang tạo: chọn chức năng Properties 5) Kết thúc lệnh Placement: Xác định vị trí bắt đầu tạo thể tích (vị trí này chính là mặt phẳng vẽ Sketch). Click Define…và tiến hành vẽ Sketch. Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 8
  11. CHƯƠNG 1: TẠO KHỐI ĐẶC VỚI LỆNH PROTRUSION SOLID Options: Định nghĩa cách kéo dài thể tích. Side 1: Kéo dài thể tích theo hướng thứ nhất Side 2: Kéo dài thể tích theo hương thứ hai. Nếu như ta chọn None thì thể tích chỉ được kéo về một phía của Side 1. Blind: Kéo dài thể theo giá trị được chỉ ra. Symmetric: Kéo dài thể tích đều về 2 phía của tiết diện (Section) với tổng chiều dài của thể tích bằng giá trị được chỉ ra. To Next: Kéo dài thể tích đến mặt đầu tiện tìm thấy, với điều kiện bề mặt đó chứa toàn bộ tiết diện (Section) Through All: Kéo dài thể tích đến hết chiều dài của một thể tích có trước. Through Until: Kéo dài thể tích đến bề mặt được chỉ ra, với điều kiện bề mặt đó phải chứa toàn bộ tiết diện (Section) To Selected: Kéo dài thể tích đến bề mặt, plane, plane đi qua một trục, cạnh, điểm được chỉ ra. Lưu ý: - Lệnh EXTRUDE có thể tạo ra chi dạng Solid hay Surface bằng cách lựa chọn chức năng: Extrude as Solid hay Extrude as Surface - Lệnh EXTRUDE có thể vừa add thêm thể tích hay Sub đi bớt thể tích. Để trừ di bớt thể tích ta chọn chức năng Remove material. Khi chọn chức năng này ta cần chọn thêm hướng vật liệu sẽ bị bỏ đi. - Để đổi chiều tạo thể tích ta có thể dùng chức năng Flip - Tạo thành mỏng bằng cách sử dụng chức năng Thichness. Nhập kích thước thành mỏng và chọn hướng tạo võ mỏng. 1.2 Tạo khối với lệnh Revolve Tạo thể tích bằng cách xoay tiết diện quanh một trục. Sau đây là các bước thực hiện lệnh 1) Chọn Insert\Revolve…Hộp thoại Revolve xuất hiện. 2) Định nghĩa biên dạng Sketch (2D): Placement\Define…\Chọn mặt phẳng vẽ Sketch\ Sketch\Môi trường vẽ Sketch xuất hiện\Vẽ Sketch. 3) Định nghĩa cách tạo thể tích: chọn chức năng Option 4) Đặt tên cho feature đang tạo: chọn chức năng Properties 5) Kết thúc lệnh Lưu ý: - Trục quay phải thỏa điều kiện để cho thể tích được tạo ra không được tự cắt nhau. - Để tạo được mô hình Solid thì tiết diện phải kín 1.3 Tạo khối với lệnh Sweep 1.3.1 Sweep Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 9
  12. CHƯƠNG 1: TẠO KHỐI ĐẶC VỚI LỆNH PROTRUSION SOLID 1) Chọn đường dẫn và chọn môi trường sketch 2) Vẽ section sweep 3) Kết quả 1.3.2 Helical Sweep Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 10
  13. CHƯƠNG 1: TẠO KHỐI ĐẶC VỚI LỆNH PROTRUSION SOLID 1. Lệnh Helical Sweep từ menu Sweep 2. References" click "Define..." 3. Chọn mặt phẳng vẽ và vẽ chiều dài ren và chọn hướng cắt ren 4. Click "Create or edit sweep section" vẽ biên dạng ren Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 11
  14. CHƯƠNG 1: TẠO KHỐI ĐẶC VỚI LỆNH PROTRUSION SOLID 5. Click bước ren, chiều ren… 6. Kết quà 1.4 Tạo khối với lệnh Blend 1. Lệnh Blend 2. Chọn mặt phẳng vẽ phác 3. Vẽ section thứ nhất Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 12
  15. CHƯƠNG 1: TẠO KHỐI ĐẶC VỚI LỆNH PROTRUSION SOLID 4. Nhập khoảng cách giữa hai section và vào môi trường sketch tiếp tục vẽ section thứ hai 5. Vẽ section thứ hai 6. Nhập khoảng các giữa section thứ hai và section thứ 1, add new section để vẽ section thứ ba 7. Nhập khoảng cách giữa section thứ hai và section thứ ba và tiếp tục vẽ sectin thứ ba Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 13
  16. CHƯƠNG 1: TẠO KHỐI ĐẶC VỚI LỆNH PROTRUSION SOLID 8. Vẽ section thứ ba 9. Chọn kiểu kết nối giữa các section là đường thẳng 10. Chọn kiểu kết nối giữa các section là một đường cong 11. Kết quả Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 14
  17. CHƯƠNG 2: LẮP GHÉP CÁC CHI TIẾT CHƯƠNG 2: LẮP GHÉP CÁC CHI TIẾT Assembly là môi trường lắp ráp, cho phép chúng ta tạo ra các cụm chi tiết từ các chi tiết riêng lẽ thông qua các mối lắp. Trình tự lắp một chi tiết 1. Đặt chi tiết vào môi trường ASSEMBLY 2. Xác định sơ bộ các mối lắp cần thực hiện giữa chi tiết mới đặt vào môi trường ASSEMBLY và các chi đã được lắp vào cụm lắp ráp 3. Tiến hành lắp(Hộp thoại Placement) - b1: Chỉ ra loại ràng buộc của chi tiết với cụm (loại “constraint”) - b2: Xác định references tương ứng - Làm lại b1 và b2 đến lúc thông báo “Fully constraint” xuất hiện 2.1 Truy xuất các chi tiết đã thiết kế Click vào biểu tượng \ Browse tới đối tượng cần chọn Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 15
  18. CHƯƠNG 2: LẮP GHÉP CÁC CHI TIẾT 2.2 Tạo sự ràng buộc - Default: Là loại lắp ráp mà hệ trục toạ độ của chi tiết được đặt vào môi trường Assembly và hệ toạ độ mặc định trong môi trường này trùng nhau. Hạn chế 6 bậc tự do, được dùng trong việc lắp ráp chi tiết đầu tiên vào Assembly - Mate và Align: Là kiểu lắp mà các references được dùng phải giống nhau: plane- plane. Hạn chế 3 bậc tự do - Insert: Dùng trong việc lắp ráp những bề mặt tròn xoay như: trục với với lỗ, bạc lót với trục, ổ lăn với trục,… loại lắp này hạn chế 4 bậc tự do. - Tangent: Lắp 2 bề mặt tiếp tuyến nhau, ràng buộc này hạn chế 2 bậc tự do. - Coordinate System: Ràng buộc hệ toạ độ của chi tiết trùng với hệ toạ độ của môi trường Assembly. Ràng buộc này hạn chế 6 bậc tự do - Pnt On Line: Lắp điểm nằm trên một trục, một đường hay một curve. Điểm này có thể là điểm cuối của một cạnh hay 1 datum curve - Pnt On Srf: Lắp một điểm trên một bề mặt, mặt này có thể là mặt phẳng, cong hay datum plane - Edge On Srf: Lắp một cạnh trên một bề mặt, mặt này có thể là mặt phẳng, cong hay datum plane. 2.3 Mô phỏng chuyển động phân rã Các bước thực hiện: 1. View\View Manager 2. Chọn Explode\New\Đăt_tên 3. Chọn properties\Chọn chức năng di chuyển các chi tiết + Move with children: di chuyển đối tượng con. + Explode Lines: đường kết nối giữa các đối tượng 4. Right click lên tên của Explode view\Save Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 16
  19. CHƯƠNG 3: XUẤT BẢN VẼ CHƯƠNG 3: XUẤT BẢN VẼ 3.1 Tạo bản vẽ 2D 3.1.1 Tạo khung tên bản vẽ Bước 1: New\Format\khung tên bản vẽ Bước 2: Chọn kích cở khung bản vẽ: A0,A1,A2,A3,A4,… Bước 3: Thiết kế khung tên - Click Table\Table - Chọn kiểu tạo bảng\click chuột giữa đề chấp nhận - Nhập lần lượt khoảng cách giữa các cột\Done Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 17
  20. CHƯƠNG 3: XUẤT BẢN VẼ Bước 4: Tạo text 3.1.2 Đưa các hình chiếu vào bản vẽ File\new\drawing Khoa Công nghệ Cơ Khí Trang 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
39=>0