Giáo trình Thiết kế poster (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
lượt xem 7
download
Giáo trình "Thiết kế poster (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Khái niệm chung về Poster; Phương pháp và quy trình thiết kế Poster; Thực hành thể hiện Poster. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế poster (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
- BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THIẾT KẾ POSTER NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số 597/QĐ-CDXD1 ban hành ngày 29/12/2023 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội, 2023
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THIẾT KẾ POSTER NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 3
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 4
- LỜI GIỚI THIỆU Thiết kế Poster là học phần cung cấp kiến thức, kỹ năng về thiết kế Poster. Dành cho học sinh trình độ Trung cấp ngành Thiết kế Đồ họa. Để giải quyết các công việc phục vụ cho công tác thiết kế quảng cáo, tuyên truyền, cổ động. Nhằm đáp ứng nhu cầu tự học hỏi và thực hiện thiết kế Poster cho một số sản phẩm. Chúng tôi biên soạn cuốn bài giảng Thiết kế Poster, giúp học sinh chủ động tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng về thiết kế sản phẩm Poster. Cấu trúc giáo trình gồm 3 phần: Bài mở đầu: Khái niệm chung về Poster Chương 1: Phương pháp và quy trình thiết kế Poster Chương 2: Thực hành thể hiện Poster Mặc dù nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng biên soạn nhưng do khả năng vẫn còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy giáo, cô giáo, các độc giả đóng góp ý kiến để bài giảng Thiết kế Poster được hoàn thiện hơn. Hà nội, ngày 30 tháng 12 năm 2024 Nhóm biên soạn ThS. KTS. Nguyễn Thị Thu Hằng (Chủ biên) 5
- Mục lục BÀI MỞ ĐẦU: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ POSTER ........................................... 8 1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 8 1.2. Đặc điểm và vai trò ........................................................................................ 12 1.2.1 Đặc điểhnm ..................................................................................................................... 12 1.2.2. Vai trò ............................................................................................................................ 17 1.3. Phân loại ........................................................................................................ 25 1.3.1. Theo mục đích sử dụng .................................................................................................. 25 1.3.2. Theo phong cách thiết kế................................................................................................ 40 1.3.3. Theo kích thước .............................................................................................................. 47 CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ POSTER ............ 48 1.1. Nguyên tắc thiết kế Poster ............................................................................. 48 1.1.1. Gây chú ý ....................................................................................................................... 48 1.1.2. Bố cục chặt chẽ .............................................................................................................. 52 1.1.3. Tiêu đề linh hoạt ............................................................................................................ 61 1.1.4. Nội dung ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu .......................................................................... 64 1.1.5. Hình ảnh, màu sắc, phông chữ phù hợp......................................................................... 65 1.1.6. Màu sắc bắt mắt ............................................................................................................. 69 1.1.7. Sáng tạo, đột phá ........................................................................................................... 80 1.2. Quy trình thiết kế Poster ............................................................................... 86 1.2.1. Nghiên cứu đối tượng và mục tiêu cần thiết kế .............................................................. 86 1.2.2. Lên ý tưởng thiết kế ........................................................................................................ 89 1.2.3. Xác định kích thước và hình dáng .................................................................................. 91 1.2.4. Lựa chọn hình ảnh ......................................................................................................... 93 1.2.5. Lựa chọn phông chữ....................................................................................................... 94 1.2.6. Lựa chọn thông điệp....................................................................................................... 99 1.2.7. Hoàn thiện ...................................................................................................................... 99 CHƯƠNG 2: THỰC HÀNH THỂ HIỆN POSTER .......................................... 101 2.1. Bài tập thực hành số 1: Thể hiện Poster chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 ........................................................................................................... 101 2.1.1 Mẫu tham khảo.............................................................................................................. 101 2.1.2 Các bước thực hiện ....................................................................................................... 111 2.2. Bài tập thực hành số 2: Thể hiện Poster cổ động không hút thuốc lá ..... 115 2.2.1 Các mẫu tham khảo....................................................................................................... 115 2.2.2 Các bước thực hiện ....................................................................................................... 121 6
- 2.3. Bài tập thực hành số 3: Thể hiện Poster quảng cáo sản phẩm ................ 127 2.3.1 Các mẫu tham khảo ....................................................................................................... 127 2.3.2 Các bước thực hiện ........................................................................................................ 129 7
- BÀI MỞ ĐẦU: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ POSTER Mục tiêu: - Giới thiệu về Poster Nội dung 1.1. Khái niệm Poster là một hình thức truyền thông, là phương thức truyền đạt thông tin qua thị giác, bao gồm hai yếu tố chính là hình ảnh và thông điệp chữ. Poster được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như quảng bá cho sản phẩm, sự kiện, hoạt động hay dịch vụ hoặc có thể đơn thuần là truyền đạt một ý tưởng, một quan điểm tới cộng đồng. Poster còn có các tên gọi khác là áp phích, bích chương hay tranh cổ động. Khi mới ra đời, Poster chỉ là những tác phẩm hội họa thể hiện thông tin một cách đơn giản. Chúng được thể hiện trên các chất liệu thô, đường nét và màu sắc không quá thu hút, bắt mắt, không được đầu tư nhiều chất xám. Ngày nay, cùng với sự phát triển công nghệ, các poster được hoàn thiện hơn, sử dụng những phần mềm hỗ trợ để tạo ra một ấn phẩm tuyệt vời. Đồng thời, chúng cũng được đầu tư nhiều hơn để trở thành những tác phẩm độc đáo, thu hút. Dù nhu cầu truyền thông đã có từ rất lâu nhưng phải tới cuối thế kỷ thứ 19 thì Poster mới thực sự được sinh ra, nguyên nhân chính là do kỹ thuật in trước đó không thể đáp ứng nhu cầu in ấn hình ảnh phức tạp. Tới năm 1880 khi kỹ thuật in thạch bản được hoàn thiện thì việc in ấn hình ảnh mới trở nên dễ dàng, tạo điều kiện cho việc in với số lượng lớn. Bởi vào thời ấy chúng ta chưa có những phương tiện truyền thông như đài phát thanh hay truyền hình, vậy nên Poster là phương pháp tối ưu để thông báo, quảng bá thông tin. Các nhà buôn nắm bắt cơ hội này và bắt đầu tạo ra những hình ảnh khổ lớn để giới thiệu sản phẩm và dán tại những nơi công cộng nhằm thu hút khách hàng. Việc sử dụng Poster để quảng cáo, bán hàng hết sức phổ biến vào khoảng cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 và những giai đoạn như La Belle Epoque và Art Novueau được coi là thời hoàng kim của Poster. Ở giai đoạn này chưa có định nghĩa về Designer và những người thiết kế ra những tấm Poster đều là những họa sĩ, có thể kể đến những cái tên nổi bật như Pierre Bonnard và Henri de Toulouse Lautrec hay Alphonse Mucha. Bởi hội họa và thiết kế chưa được phân định rõ ràng nên những Poster của thời kỳ này mang đầy chất hội họa. Hình ảnh phụ nữ được khai thác rất nhiều, những cô gái trong gánh xiếc, các vũ công, các thiếu nữ với váy tóc bồng bềnh là những hình ảnh có mặt khắp trên các Poster. Ta có thể thấy những Poster này dù công phu về mặt thực hiện nhưng lại 8
- không tối ưu về mặt truyền thông, bởi là Poster quảng cáo với mục đích giới thiệu và bán hàng nhưng hình ảnh sản phẩm chỉ là yếu tố phụ của bố cục và nếu không có phần chữ thì sẽ không thể biết Poster đang nói về điều gì. Hình 1. Poster quảng cáo rượu Hình 2. Poster quảng cáo rượu Champagne của Pierre Bonnard Absinthe của Alphonse Mucha Thiếu tính tối ưu như vậy nên sau này vào khoảng những năm 1900 ở Đức sinh ra một phong cách gọi là Plakatstil - một phong cách vẽ Poster tối giản, sinh ra với tư tưởng và cách thể hiện trái ngược hoàn toàn với thời kỳ trước. Trên Poster của Plakatstil hình ảnh sản phẩm được phóng lớn và trở thành yếu tố chính của Poster. Hình thức thể hiện cũng được đơn giản hóa bằng cách vẽ tối giản, sử dụng hình phẳng (flat), không có khối, không có tính trang trí mà hầu hết là chỉ có hình ảnh sản phẩm và Typography. 9
- Và dù phong trào này không kéo dài nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử thiết kế đồ họa bởi nó là bước đầu để Graphic Design được tách ra khỏi hội họa và tạo ra ranh giới cho nghệ thuật và thiết kế. Hình 3. Quảng cáo giày của Lucian Bernhard Và bởi ảnh hưởng từ những trường phái hội họa của Modern Art như Constructivism, Neo Plasticism và đặc biệt là Bauhaus mà hình thức của Poster sau này được biến đổi theo hướng hiện đại và thú vị hơn. Nổi bật đó là Swiss Design (The International Typographic Style) của Thụy Sĩ vào những năm 1950. Thừa kế sự tối giản và đề cao công năng, Swiss Design mang đầy tính hiện đại cũng như sự tối ưu trong cách truyền đạt thông tin. Không chỉ tách ra khỏi hội họa mà Swiss Design còn có những tuyên ngôn và quy tắc riêng trong cách thể hiện như hệ thống lưới (Grid) hay sự ra đời của huyền thoại Helvetica, Graphic Design giờ đây đã được công nhận về vai trò và tầm quan trọng trong truyền thông, quảng cáo. 10
- Hình 4. Poster cho buổi hòa nhạc Hình 5. Poster cho một triển lãm Beethoven tại bảo tàng Gewerbe của Josef Müller-Brockmann của Armin Hofmann Song song với thiết kế quảng cáo thì cũng có một dạng thiết kế khác đó là thiết kế tuyên truyền, bước sang thế kỷ 20 chúng ta đón hai cuộc Thế Chiến và lúc này nhằm có được sự ủng hộ từ dân chúng, chính phủ các nước phát động các chiến dịch tuyên truyền kêu gọi sự tham gia, ủng hộ về mặt tinh thần lẫn vật chất. Bôi xấu hình ảnh các nước thù địch, kích động trong dân chúng, khuyến kích tham gia quân đội, khuyến khích ủng hộ tiền bạc là những nội dung được tuyên truyền phổ biến trong các cuộc chiến. Thế Chiến Thứ Nhất vào năm 1914 và Thế Chiến Thứ Hai vào năm 1939, là giai đoạn mà Poster quảng cáo đã tối ưu về hình thức thể hiện và dần bước sang thiết kế hiện đại, thế nhưng hình thức của Poster tuyên truyền lại khác hoàn toàn với thiết kế quảng cáo. Poster tuyên truyền luôn có hình thức thể hiện hết sức trực quan với nhân vật được xác định rõ ràng về vai trò qua trang phục và hành động. Có thể là quân đội kêu gọi nhập ngũ, là binh lính chiến đấu ngoài chiến trường hay hậu phương là phụ nữ và trẻ em, kèm theo là những cảm xúc rõ ràng, quyết liệt. Luôn là minh họa với lối vẽ tả thật, hình ảnh rõ ràng sắc nét với tính tương tác cao, kêu gọi, thúc giục hành động. 11
- Hình 6. Poster tuyển binh lính Hình 7. Poster uyên truyền ủng hộ cho quân đội Mỹ chiến tranh của Anh Sau chiến tranh thì chúng ta có những mục đích khác cho tuyên truyền như tăng gia sản xuất, trách nhiệm với xã hội, đề cao ý thức dân tộc và dù khác về nội dung, mục đích nhưng những thiết kế tuyên truyền này vẫn có cùng một hình thức thể hiện đơn giản và trực quan như vậy. Về bản chất, thiết kế quảng cáo và thiết kế tuyên truyền đều nhắm tới mục đích chung là truyền đạt một thông điệp và thúc đẩy một niềm tin hoặc hành động nào đó. Nhưng trong khi thiết kế quảng cáo ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về kỹ thuật và tư duy thẩm mỹ thì thiết kế tuyên truyền vẫn giữ phương thức thể hiện đơn giản và trực quan như cũ. 1.2. Đặc điểm và vai trò 1.2.1 Đặc điểm Thu hút được sự chú ý và thỏa mãn thị giác người xem. 12
- Hình 1. Poster phim Shelby Hình 1. Poster phim Robin Hood Hình 1. Poster phim The Lion King Hình 1. Poster phim Jungle Cruise 13
- Hình 1. Poster quảng cáo nước ép cam Hình 1. Poster quảng cáo khoai tây chiên McDonal Có điểm nhấn và yếu tố đặc sắc khiến người xem có ấn tượng, ghi nhớ về nội dung cần truyền tải khiến khách hàng muốn tìm hiểu về sản phẩm cũng như tìm mua sử dụng sản phẩm được quảng cáo. Hình 1. Poster quảng cáo giày Adidas Hình 1. Poster quảng cáo kem chống nắng 14
- Chú trọng nội dung và hình thức, lôi cuốn đầy đủ người xem từ đầu đến cuối để không bỏ sót thông tin. Hình 1. Poster quảng cáo phim Mắt biếc Hình 1. Poster live concert Lệ Quyên Hình 1. Poster quảng cáo kẹo Halls Hình 1. Poster quảng cáo sốt cà chua 15
- Được trình bày mạch lạc, dễ hiểu để người xem hiểu ngay được nội dung muốn truyền tải. Hình 1. Poster quảng cáo sốt cà chua Hình 1. Poster quảng cáo nước đóng chai Poster gần gũi, dễ nhớ có thể khiến người xem dễ dàng tham gia, chia sẻ thông điệp với người khác nhiều hơn, được xã hội công nhận và đọng lại trong tâm trí cộng đồng. Hình 1. Poster cổ động giảm rác thải nhựa và trồng cây xanh 16
- 1.2.2. Vai trò 1.2.2.1. Thông tin, tuyên truyền quảng cáo, quảng bá Hình 1. Poster chào mừng Đại hội Đảng Hình 1. Poster cổ động Giờ tắt điện Hình 1. Poster quảng cáo sản phẩm Samsung Pay và điện thoại Samsung Galaxy 1.2.2.2. Giáo dục tư tưởng, giáo dục hành vi 17
- Hình 1. Poster cổ động không chặt cây Hình 1. Poster cổ động bảo vệ trái đất Hình 1. Poster bảo vệ động vật của tổ chức bảo vệ động vật WWF 18
- Hình 1. Poster phòng chống AIDS Hình 1. Poster chống bắt nạt Hình 1. Poster cổ động khồn hút thuốc Hình 1. Poster bảo vệ môi trường 19
- 1.2.2.3. Giáo dục thẩm mỹ Hình 1. Poster giáo dục thẩm mỹ 20
- 1.2.2.4. Cạnh tranh thương mại Hình 1. Poster so sánh sản phẩm Hình 1. Poster quảng cáo giày Adiddas Hình 1. Poster quảng cáo nước uống Hình 1. Poster quảng cáo giày 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình môn học/mô đun: Công cụ thiết kế và vẽ đồ họa (Ngành/nghề: Thiết kế trang web) - Phần 1
81 p | 44 | 9
-
Giáo trình Thực tập thiết kế đồ họa 1 (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
13 p | 15 | 9
-
Giáo trình Thiết kế layout (Ngành: Thiết kế đồ hoạ - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
32 p | 4 | 1
-
Giáo trình Dự án - thiết kế bộ nhận diện (Ngành: Thiết kế đồ hoạ - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
51 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn