YOMEDIA
ADSENSE
Giáo trình Thiết kế trên manơcanh (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
23
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giáo trình Thiết kế trên manơcanh được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nêu lên được các bước cơ bản để tạo mẫu trang phục trên manocanh; Trình bày được các nguyên tắc tạo mẫu và làm được các dạng mẫu theo ý đồ có trước. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế trên manơcanh (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT KẾ TRÊN MANOCANH NGÀNH, NGHỀ: THIẾT KẾ THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Thiết kế trên manơcanh là mô đun chuyên ngành thuộc chương trình đào tạo nghề Thiết kế thời trang. Học phần cung cấp các kiến thức cho sinh viên như thiết kế mẫu sản phẩm trên manơcanh, phát triển mẫu mới, khai triển mẫu 2D – 3D cho phù hợp xu hướng thời trang hiện đại. Thiết kế trên manơcanh (còn gọi là Draping) là kỹ thuật dựng mẫu 3D trên manơcanh, đây là phương pháp dựng mẫu trực tiếp trên cơ thể thông qua mô hình cơ thể người để có thể ghim, đính tạo hình trang phục trên đó. Draping là kỹ thuật không thể thiếu đối với các nhà thiết kế thời trang. Kỹ thuật này giúp nhà thiết kế thực hiện mẫu theo đúng ý tưởng ban đầu, đặc biệt là các kiểu dáng thiết kế mà phương pháp thiết kế 2D gặp nhiều khó khăn khi thực hiện. Chân thành cảm ơn Tổ bộ môn May – Thiết kế trời trang của Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp; giảng viên Khoa Du lịch – Công nghệ thời trang, Trường Cao đẳng nghề An Giang; các anh/chị nhân viên Ban kỹ thuật của Xí nghiệp May 6, Công ty cổ phần may Hữu Nghị đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành giáo trình này. Đồng Tháp, ngày 12 tháng 06 năm 2017 Biên soạn Đàm Thị Thanh Dân 1
- MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Mục lục 2 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun 7 Mục tiêu của mô đun 7 Bài 1: Thiết kế mẫu cơ bản 8 Giới thiệu 8 Mục tiêu 8 1. Vật liệu, dụng cụ 8 1.1. Dụng cụ tạo mẫu 8 1.2. Vật liệu tạo mẫu 10 2. Thuật ngữ chuyên môn 11 2.1. Thuật ngữ tạo mẫu 11 2.2. Thuật ngữ đường cân đối 12 2.3. Thuật ngữ về vải 12 2.4. Thuật ngữ mẫu - sản xuất 13 3. Đo Ma nơ canh 13 3.1. Dụng cụ đo 13 3.2. Chuẩn bị Manocanh 14 3.3. Đo chu vi 15 3.4. Đo đường cân đối ngang 15 2
- 3.5. Đo vòng đai (vòng cung) 16 3.6. Đo dọc 16 3.7. Đo ngang 17 3.7.1. Thân trước 17 3.7.2. Thân sau 18 3.8. Đo quần 19 4. Thiết kế mẫu cơ bản 20 4.1. Thiết kế thân áo 21 4.1.1. Phương pháp thiết kế 21 4.1.1.1. Thiết kế thân trước 21 4.1.1.2. Thiết kế thân sau 24 4.1.2. Các sai hỏng thường gặp, biện pháp khắc phục 29 4.1.3. Thực hành thiết kế thân áo 29 4.2. Thiết kế tay áo 29 4.2.1. Phương pháp thiết kế 30 4.2.2. Các sai hỏng thường gặp, biện pháp khắc phục 32 4.2.3. Thực hành thiết kế tay áo 32 4.3. Thiết kế váy 33 4.3.1. Phương pháp thiết kế 33 4.3.1.1. Thiết kế thân sau 33 4.3.1.2. Thiết kế thân trước 35 4.3.2. Các sai hỏng thường gặp, biện pháp khắc phục 36 4.3.3. Thực hành thiết kế váy 36 3
- Bài 2: Các nguyên tắc tạo mẫu 38 Giới thiệu 38 Mục tiêu 38 1. Thao tác chiết 38 1.1. Nguyên tắc 39 1.2. Phương pháp tạo chiết 39 1.2.1. Chiết đơn 40 1.2.1.1. Kỹ thuật cắt nới rộng 40 1.2.1.2. Kỹ thuật xoay – chuyển 42 1.2. 2. Chiết đôi 45 1.3. Sai hỏng thường gặp, biện pháp khắc phục 46 1.4. Thực hành tạo các kiểu chiết trên áo, váy 46 2. Xếp pli, nếp gấp 47 2.1. Nguyên tắc 47 2.2. Phương pháp xếp pli, nếp gấp 48 2.2.1. Xếp pli sống 48 2.2.2. Chùm pli sống 49 2.2.3. Sai hỏng thường gặp, biện pháp khắc phục 51 2.2.4. Thực hành tạo pli, nếp gấp trên áo, váy 51 3. Decoup (Đường tạo kiểu) 52 3.1. Nguyên tắc 52 3.2. Phương pháp vẽ đường tạo kiểu 52 3.2.1. Đường tạo kiểu quí tộc 52 4
- 3.2.2. Đường tạo kiểu vòng nách 56 3.2.3. Đường kiểu tạo mảng 58 3.3. Sai hỏng thường gặp, biện pháp khắc phục 60 3.4. Thực hành tạo decoup trên áo, váy 55 4. Bạ vải thêm (tạo độ phồng) 61 4.1. Nguyên tắc 61 4.2. Phương pháp bạ vải 61 4.2.1. Bạ vải ở chân đường pen 62 4.2.2. Bạ vải phần trên ngực 63 4.2.3. Bạ vải quanh nẹp cổ 64 4.2.4. Bạ vải dọc theo mảnh nối rời 65 4.3. Sai hỏng thường gặp, biện pháp khắc phục 66 4.4. Thực hành bạ thêm vải 67 Bài 3: Thiết kế một số sản phẩm thông dụng 68 Giới thiệu 68 Mục tiêu 68 1. Phương pháp xử lý bộ mẫu cơ bản 68 1.1. Xử lý kiểu dáng 68 1.1.1. Phương pháp thay đổi ly, chiết 68 1.1.2. Tạo thêm các yếu tố tạo dáng cần thiết 68 1.2. Xử lý thông số kích thước 70 1.3. Xử lý nguyên phụ liệu 73 2. Thiết kế một số sản phẩm thông dụng 74 5
- 2.1. Phương pháp thiết kế 74 2.1.1. Thiết kế áo sơ mi 74 2.1.2. Thiết kế áo đầm 77 2.2. Sai hỏng thường gặp, biện pháp khắc phục 81 2.3. Thực hành thiết kế áo sơ mi 82 2.4. Thực hành thiết kế áo đầm 82 Tài liệu tham khảo 84 6
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: THIẾT KẾ TRÊN MANOCANH Mã mô đun: MĐ23 I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: + Thiết kế trên Manocanh là mô đun đào tạo chuyên môn bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề Thiết kế thời trang; + Mô đun được bố trí học ở gần cuối khóa học sau khi học xong các môn học/mô đun Thiết kế công nghệ và Công nghệ sản xuất. - Tính chất: + Mô đun Thiết kế trên Manocanh mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành; + Mô đun đem lại kiến thức và kỹ năng thiết kế các dạng sản phẩm thời trang trên manocanh. I. Mục tiêu mô đun - Về kiến thức: + Nêu lên được các bước cơ bản để tạo mẫu trang phục trên manocanh; + Trình bày được các nguyên tắc tạo mẫu và làm được các dạng mẫu theo ý đồ có trước; - Về kỹ năng: Thiết kế được các sản phẩm thời trang đơn giản trên mẫu bìa và đưa ra được phương pháp gia công cho từng sản phẩm; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác và tác phong công nghiệp. III. Nội dung mô đun 7
- Bài 1: THIẾT KẾ MẪU CƠ BẢN Mã bài: MĐ23 - 01 Giới thiệu: Bộ mẫu cơ bản là một phần không thể thiếu khi thực hiện thiết kế thời trang trên manocanh. Bởi nó chính là nền tảng để phát triển mọi kiểu mẫu của quần áo. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được phương pháp đo kích thước trên Ma nơ canh; + Trình bày được các bước thiết kế bộ mẫu cơ bản trên Ma nơ canh. - Kỹ năng: + Vận dụng các thông số đã đo trên Ma nơ canh vào quá trình thiết kế mẫu; + Thiết kế hoàn thiện bộ mẫu cơ bản. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Phân tích được các nguyên nhân sai hỏng và phương pháp sửa chữa; + Có trách nhiệm thực hiện an toàn cho thiết bị, dụng cụ; thực hiện an toàn vệ sinh công nghiệp. Nội dung: 1. Vật liệu, dụng cụ 1.1. Dụng cụ tạo mẫu * Nhóm 1 - Dùi đục lỗ: sử dụng khi cần đục lỗ các đầu pen, vị trí túi, vị trí khuy, vị trí gắn cá tay,… - Bút chì 2H, 4H: sử dụng cho việc vẽ thiết kế mẫu. - Dụng cụ chuốt bút chì. - Các loại bút mực khác: bút màu đỏ để xác định sự sửa đổi trên mẫu; bút lông để ghi thông tin trên mẫu. - Dụng cụ bấm dấu: dung để bấm dấu đường may, dấu xếp ply, đường tâm, rộng pen. * Nhóm 2 - Bánh xe lăn lấy dấu. 8
- - Thước thẳng bẻ cong được bằng kim loại có kích thước 1,3 x 30.48cm, dung để đo đường thẳng và đường cong. - Thước cong có hình dạng thay đổi: sử dụng để vẽ vòng nách, vòng cổ. - Thước cong để vẽ đường cong ở mông, lai áo, khuỷu tay và ve áo. - Thước thẳng bằng kim loại hoặc bằng gỗ để vẽ đường thẳng. - Băng keo đen để đặt các đường tạo kiểu. - Giá kim loại để treo mẫu. - Kẹp để giữ cố định mẫu lên giấy không dịch chuyển. - Dụng cụ bấm lỗ. - Giấy để sang dấu mẫu. - Kim găm để xoay và dịch chuyển các đường tạo kiểu. * Nhóm 3 - Thước ê ke chuyên ngành may, kích thước 60 x 35cm - Thước nhựa trong 5 x 50cm dùng để vẽ - Thước dây dùng để đo. - Dây phụ trợ, dùng để định vị eo, vòng nách. Hình 1.1: Các dụng cụ tạo mẫu * Nhóm 4 - Hình nhân (manocanh): hiện nay trên thị trường hình nhân rất đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ, nhiều hình nhân sử dụng cho các quần áo đặc biệt như áo đầm, áo dạ hội, … - Hình nhân để vẽ mẫu, phủ vải lên tạo mẫu. 9
- - Hình nhân để tham khảo kích thước, số đo. - Hình nhân để hoàn thiện áo quần mẫu và tạo đường lai. Hình 1.2: Manocanh trong thiết kế 1.2. Vật liệu tạo mẫu * Giấy làm mẫu Giấy dùng để làm mẫu có nhiều loại khác nhau, tuỳ thuộc vào trọng lượng và màu sắc. Có thể chia làm hai loại: - Giấy nặng: có nhiều màu khác nhau. Giấy nặng được sử dụng để làm mẫu đầu tiên (mẫu gốc), mẫu dùng cho sản xuất, nhày mẫu. - Giấy nhẹ: được sử dụng để tạo ra mẫu đầu tiên (mẫu chế thử) và đường bao mẫu, trên mặt giấy có lưới để canh hướng sợi. * Vải tạo mẫu Chất liệu sử dụng trong thiết kế trên manơcanh thường là vải mộc để dễ dàng giải quyết các vấn đề phom dáng và kết cấu trang phục. Vải mộc dùng để Draping cần phải có độ nặng và độ dày tương đương so với loại vải chính dùng để may lên mẫu thật. Ngoài ra, nhà thiết kế vẫn có thể sử dụng các loại vải như: satin, chiffon, lycra, linen,… để Draping nhưng khuyến khích ưu tiên sử dụng vải mộc trắng; bởi trong quá trình thực hiện, nhà thiết kế có thể dễ dàng vẽ, viết trực tiếp lên vải mộc. Bên cạnh đó, với giá thành thấp, 10
- chất liệu vải mộc giúp giảm thiểu chi phí trong quá trình thiết kế. 2. Thuật ngữ chuyên môn 2.1. Thuật ngữ tạo mẫu - Mẫu vẽ (Pattern drafting): dựa vào các số đo đo được trên hình nhân để vẽ ra mẫu giấy. - Mẫu phủ (Pattern draping): vải được phủ lên hình nhân, tuỳ theo mẫu thiết kế đặc biệt có thể có nếp gấp, tạo ra một mẫu vải ba chiều. Sau đó mẫu này được chuyển qua giấy để chỉnh sửa và tạo ra mẫu cuối cùng. - Bộ mẫu cơ bản (Basic pattern set): một bộ mẫu cơ bản có 5 chi tiết gồm thân trước, thân sau của áo, thân trước và thân sau của váy và một tay dài. Bộ mẫu này được vẽ lại và dùng kỹ thuật cắt/ trải để tạo mẫu. - Mẫu thao tác (Working pattern): là mẫu được sử dụng để thao tác và tạo ra mẫu thiết kế. - Điểm thiết kế (Landmarks): là các điểm được sử dụng để đo các phần cơ thể khi tạo mẫu vẽ hoặc mẫu phủ, ví dụ như điểm cổ, điểm vai, điểm ngực,… - Dấu chấm (Dot mark): dấu chấm bằng bút chì để cho biết điểm đặc biệt trên mẫu. Một loạt dấu chấm kế tiếp nhau thể hiện một đường hoặc một dạng nào đó trên mẫu. - Dấu găm kim: một loạt kim găm nối tiếp nhau để thể hiện đường tạp kiểu. - Dấu keo dán: để tạo đường tạo kiểu hoặc để hướng dẫn khi phủ vải, tạo mẫu thiết kế. - Đường may đúng: là những đường bút chì đánh cong, thẳng, mục đích tạo ra đường may cho sản phẩm. Ví dụ: đường may đúng khi có một pen sườn. - Đỉnh ngực (Bust point): vị trí cao nhất của gò ngực. Ở mẫu phẳng, đỉnh ngực chính là điểm xoay mẫu. - Pen ngực: pen được gấp trên sườn áo, còn gọi là pen ngang. - Pen dọc (pen đứng, pen eo): là pen có đường giữa pen song song với giữa thân trước hoặc giữa thân sau. - Mẫu đã gấp pen (Cắt mẫu thành hình chén - Cupping the pattern): gấp hai chân pen trùng lên nhau, việc này sẽ làm cho mẫu phồng lên. Mục đích của việc gấp pen là để định lại chân pen và dạng đường may ở chân pen tại mép mẫu. - Độ tăng thêm (Ease): là việc phân phối đều độ phồng và không cần tạo dún. 11
- - Thử sự vừa vặn (kiểm tra độ cân đối - Test fit): từ mẫu thiết kế đầu tiên, cắt vải và may ra sản phẩm (may mẫu thử hoặc chế thử mẫu). dựa vào mẫu này để điều chỉnh sự vừa vặn của sản phẩm. 2.2. Thuật ngữ đường cân đối - Plumb line: Đường vuông góc với sàn nhà, mặt đất được sử dụng để quyết định sự cân đối của hình dáng người. - Pespendialar line: Đường thẳng vuông góc với đường khác. - Horirontal line: Đường thẳng song song với sàn nhà. - Right angle: Góc 900 được tạo thành bởi 2 đường cắt nhau, như là đường vuông góc. - Asymmetric line: Đường dọc giữa với các tỉ lệ không cân đối của phía này đối với phía kia. - Symmetric line: Đường dọc giữa với các tỉ lệ cân đối của phía này đối với phía kia. - Balance (cân đối): mối quan hệ hoàn hảo giữa các bộ phận của y phục, khi phối hợp lại tạo thành một thể thống nhất, trong đó mỗi phần có tỉ lệ thích đáng và hoà hợp với các phần khác. - Balancing a pattern (thăng bằng mẫu): tìm kiếm và chỉnh sửa sự sai lệch giữa các phần mẫu phối hợp, để quần áo khi mặc được vừa vặn và thoải mái. - Horircortal balance lines (đường thăng bằng ngang): Qui về những đường gạch ngang xung quanh manocanh song song với sàn nhà. Đường đánh dấu này được thể hiện lên mẫu. Khi cắt vải, liên hệ đến sớ ngang của quần áo, mà vị trí tương ứng với đường đánh dấu ở hình nhân. Chồng khớp lên đường thăng bằng ngang của hình nhân, điều này giúp chỉnh sửa cho sự thăng bằng của quần áo, cho các vóc dáng chuẩn và với những dạng bất đối xứng ở vai và ở mông. 2.3. Thuật ngữ về vải - Grain (sự sắp xếp của vải): sợi chỉ được dệt hay đan theo chiều dọc hoặc chiều ngang. - Length – wise grain (chiều dọc của vải): các sợi chỉ song song với mép biên vải và vuông góc với sợi chỉ ngang. - Gross – wise grain (chiều ngang của vải): các sợi chỉ được dệt chạy ngang qua từ mép biên này đến mép biên kia có giới hạn theo khổ vải. - Seloage (mép vải được vắt sổ): được dệt chắc chắn và sát nhau. 12
- - Bias (chéo): Cắt may xéo so với sợi dọc và sợi ngang. - True Bias (chéo thật sự): vải chéo đúng 450. - Muslin (Vải mut-xơ-lin): vải được dệt thẳng từ sợi chỉ có nền sọc được tẩy trẳng hoặc chưa tẩy trắng, vải rất đa dạng về trọng lượng. + Dệt sợi thô: được sử dụng để trang trí và kiểm tra các mẫu cơ bản. + Dệt sợi nhẹ: dùng cho các y phục mặc vào nhẹ nhàng. + Dệt sợi nặng: dệt sát nhau được dùng may các trang phục như áo khoác, Veston. 2.4. Thuật ngữ mẫu - sản xuất - First patterns (mẫu phác thảo): là mẫu nguyên thuỷ được phát triển cho mỗi mẫu thiết kế, mẫu này được thực hiện trên giấy tạo mẫu (giấy roky). - Production patterns (mẫu sản xuất): là bộ mẫu đã được sửa sai và hoàn hảo. Mẫu gồm tất cả các mảnh cần thiết để hoàn tất y phục. Mẫu này được sử dụng để lấy kích cỡ nhảy mẫu. - Pattern grading (nhảy mẫu): là làm tăng hay giảm một cách cân xứng kích cỡ và hình dáng của mẫu phác thảo giới hạn trong một loạt kích cỡ đưa ra. Nhảy mẫu thực hiện cả chiều dài, chiều rộng, chu vi. - Pattern marker (mẫu chuẩn): mẫu chứa đựng đầy đủ thông tin của y phục. - Pattern cutter (máy cắt mẫu): máy cắt mẫu thành từng bán thành phẩm. - Hệ thống ghim vải: giữ vải chính xác không bị lệch sọc. Sau khi vải được ghim vào vị trí, các ghim sẽ quay trở lại vị trí cũ. - Các hệ thống phát triển mẫu: ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phác thảo, thiết kế, điều chỉnh mẫu, lưu trữ mẫu. 3. Đo Ma nơ canh 3.1. Dụng cụ đo - Thước đo. - Dụng cụ viết: bút phớt để làm dấu trên mẫu (giặt sẽ bay dấu viết). Bút đỏ để làm dấu trên manocanh. Bút chì đen để ghi và tạo mẫu. - Ghim thẳng. - Sơ đồ số đo manocanh. - Thước nhựa hay thước mềm có thể co giãn được. 13
- - Thước dài. 3.2. Chuẩn bị Manocanh - Vòng eo: nếu không có dây nịt ở eo ta có thể buộc bằng sợi dây vải để xác định điểm eo. - Cầu ngực: cắt 1 băng vải gấp đôi có kích thước 3,5 cm x 58cm. Đặt ngang qua 2 điểm đầu ngực và ghim lại ở cuối đường may hông. Đặt ghim xuyên vào các đỉnh ngực. Đánh dấu chéo ở hai điểm đầu ngực và làm dấu ở đường dọc giữa thân trước trên cầu ngực. Hình 1.3: Ghim vải cầu ngực - Làm dấu vị trí gắn ghim vào vòng nách của manocanh + Giữa vòng nách: ghim vào trong lỗ tròn của vòng nách thân trước và vòng nách thân sau trên đường nách. + Đỉnh vai: ghim để đánh dấu đỉnh vai tại lỗ tròn. + Độ sâu của vòng nách: chọn kích cỡ thích hợp từ các số đo. Đo từ đỉnh vai trên miếng kim loại đến đường may hông, ghim để làm dấu. Hình 1.4: Làm dấu vị trí gắn kim 14
- 3.3. Đo chu vi - Vòng ngực (1): đo quanh qua 2 đỉnh ngực và sau lưng. - Vòng eo (2): đo quanh vòng eo. - Vòng bụng (3): đo dưới eo 7cm. - Vòng mông (4): đo vùng rộng nhất, thước dây phải song song với sàn nhà. Ghim làm dấu vị trí mức hông thân trước tại đường dọc giữa (điểm đó đánh dấu X). 3.4. Đo đường cân đối ngang (đường thăng bằng ngang) - Đo từ sàn nhà hay chân quay của manocanh đến dấu ghim X tại mức hông ở đường dọc dọc giữa manocanh. - Sử dụng số đo này hãy đo từ sàn nhà hay chân quay và đánh dấu điểm nằm ở đường dọc giữa lưng phía trước và phía sau. Hình 1.5: Đo chu vi - Vẽ một đường chạy ngang qua các điểm đánh dấu ở vùng hông. * Chú ý: thông thường độ sâu chuẩn của hông đối với kích cỡ tại vị trí dưới eo là 18 20cm. Ở người có chiều cao thấp, con số này dao động từ 16 18cm. Người ngoại cỡ từ 22cm trở lên. 15 Hình 1.6: Đo đường cân đối ngang
- 3.5. Đo vòng đai (vòng cung) - Đo vòng cung ở thân trước: đặt mép của thước đo ở vai hay cổ, đo xuống đến dấu đầu của ghim dưới miếng kim loại ở vòng nách - Đo vòng cung ở thân sau: lặp lại cách đo vòng thân trước khi đo thân sau. Hình 1.7: Đo quai (trước, sau) 3.6. Đo dọc - Chiều dài bên hông (11): đánh dấu ghim dưới miếng kim loại của tay tại đường may hông đến đường may eo. - Độ dài vai (13): đo từ đỉnh vai đến cổ. - Đo độ sâu bên hông (26): đo từ phần eo ở hông đến đường cân đối ngang, đo trên hông của manocanh. - Đo bán kính cầu ngực (9): đo từ điểm đầu ngực đến cuối bầu ngực. Hình 1.8: Đo kích thước dọc 16
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn