intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực hành dược liệu 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:34

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực hành dược liệu 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng)" trình bày những nội dung chính như sau: Nguồn gốc, thành phần hoá học, vi phẫu, tác dụng và công dụng của dược liệu; cách nhận biết một số dược liệu thường dùng trong ngành dược; các bước chiết xuất dược liệu theo đúng phương pháp, định tính dược liệu;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực hành dược liệu 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC HÀNH DƯỢC LIỆU -2 NGÀNH/NGHỀ: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 ( Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “ Thực hành Dược liệu” nhằm giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng, thao tác trong thực hành chiết xuất, định tính, định lượng dược liệu. Giáo trình được xây dựng dựa trên nền tài liệu trình độ cao đẳng của các trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, Cao đẳng Y tế Hải Dương, Đại học Y dược Cần Thơ, Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn Giáo trình thực hành dược liệu dành riêng cho người học trình độ Cao đẳng. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1. Dược liệu chứa carbohydrat – acid hữu cơ Bài 2. Dược liệu chứa flavonoid Bài 3. Dược liệu chứa alcaloid Bài 4. Dược liệu chứa saponin Bài 5. Dược liệu chứa anthranoid Bài 6. Dược liệu chứa tanin Bài 7. Dược liệu chứa glycosid tim Bài 8. Dược liệu chứa coumarin Bài 9. Dược liệu chứa tinh dầu Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Cà Mau, ngày tháng năm 2022 Chủ biên: Hà Thanh Quang Tham gia biên soạn: Dương Thị Ánh Phượng Phạm Diễm An 3
  4. MỤC LỤC 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: THỰC HÀNH DƯỢC LIỆU-2 2. Mã môn học: MH 48 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau 3.2. Tính chất: Dược liệu là bộ môn khoa học nghiên cứu các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật hoặc các nguồn tự nhiên khác. Dược liệu học là bộ môn "nghiên cứu về tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thuốc, tìm ra các dược chất mới có nguồn gốc từ tự nhiên và ứng dụng trong điều trị. Nhiều nghiên cứu về Dược liệu học thường tập trung vào thực vật và các loại thuốc có nguồn gốc thực vật, nhiều loại sinh vật khác cũng được cân nhắc để sử dụng làm dược liệu, như các loại vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, vv), và gần đây là nhiều sinh vật biển khác nhau. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Dược liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợp một số hoá dược. Chỉ riêng nhu cầu bán tổng hợp các thuốc steroid hàng năm thế giới cần khoảng 100.000 tấn củ mài có chứa diosgenin. Nhiều hoạt chất quan trọng như: Quinin, morphin, emetin, strychnin... đều phải chiết ra từ dược liệu mà chưa thể đi bằng con đường tổng hợp. Dược liệu còn mở đường cho hoá dược phát triển. Ví dụ: Ephedrin là hoạt chất có trong cây ma hoàng. Dược liệu này đã được sử dụng cách đây 4000 năm, y học hiện đại mới biết cách đây vài thế kỷ, bắt chước thiên nhiên, hoá dược đi bằng con đường tổng hợp để có ephedrin. Hiện nay người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu các chất có cấu trúc mới từ dược liệu rồi từ đó bán tổng hợp các dẫn chất có tác dụng điều trị hiệu quả hơn. Ví dụ: Từ năm 1950 đến 1980, sau khi thử tác dụng chống ung thư của 40.000 loài thảo mộc người ta đã phân lập được một số hoạt chất có tác dụng chữa ung thư 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: 5
  6. A1. Trình bày được về nguồn gốc, thành phần hoá học, vi phẫu, tác dụng và công dụng của dược liệu. A 2. Trình bày được cách nhận biết một số dược liệu thường dùng trong ngành dược. A 3. Tự thực hiện được các bước chiết xuất dược liệu theo đúng phương pháp, định tính dược liệu A 4. Hướng dẫn sử dược liệu đảm bảo an toàn, hợp lý. 4.2. Về kỹ năng: B1. Sinh viên có được kỹ năng đọc, nghiên cứu tài liệu, thuyết trình và phân tích vấn đề B2. Nhận biết được nguồn gốc, đặc điểm thực vật, công dụng, cách dùng và liều lượng các dược liệu . B3. Trung thực, khách quan, có tinh thần học tập vươn lên; 4.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Nghiêm túc trong việc nhận biết, hướng dẫn sử dụng và chế biến một số dược liệu thường dùng trong ngành dược. C2. Thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong quá trình kiểm nghiệm dược liệu theo phương pháp vi phẫu và hóa học C3. Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. 5. Nội dung của môn học Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Tên các bài Thực hành, thí Số TT Lý Thi, Kiểm trong môn học Tổng số nghiệm, thảo thuyết tra luận 1 Bài 1: Dược liệu chứa Carbohydrat 4 4 2 Bài 2. Dược liệu chứa Glycosid Tim 8 8 3. Bài 3. Dược liệu chứa Saponin 4 4 Bài 4. Dược liệu chứa những hợp chất 4. 4 4 Anthanoid Bài 5. Dược liệu chứa những hợp chất 5 4 4 Flavonoid 6 Bài 6. Dược liệu chứa Coumarin 4 4 7 Bài 7. Dược liệu chứa Tanin 4 4 8 Bài 8. Dược liệu chứa Alkaloid 4 4 9 Bài 9. Tinh dầu và Dược liệu chứa tinh dầu 4 4 10 Bài 10. Dược liệu có nguồn gốc từ động vật 4 4 11 Ôn tập, thảo luận 1 1 Tổng cộng 45 0 45 3 6
  7. 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột 7
  8. kiểm tra Tự luận/ Viết/ Thường xuyên Trắc nghiệm/ Đạt 5/10 1 Sau 27 giờ. Thuyết trình Báo cáo Tự luận/ Viết/ Định kỳ Trắc nghiệm/ Đạt 5/10 1 Sau 36 giờ Thuyết trình Báo cáo Kết thúc môn Tự luận và Viết Đạt 5/10 1 Sau 45 giờ học trắc nghiệm 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Dược. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) 8
  9. - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình Dược liệu, Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương. 2. Giáo trình Dược liệu, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ. 3. Giáo trình Dược liệu Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Dược liệu học,Trường Đại học Y dược Hà Nội. 5. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2006. 6. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, PGS.TS. Đỗ Tất Lợi, nhà xuất bản y học Hà Nội, 2006. 7. Dược liệu học, Bộ Y Tế, nhà xuất bản Y học, 2007. 8. Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam, tập III, nhà xuất bản y học. BÀI 1. DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT I. MỤC TIÊU: Sau thực tâp xong sinh viên có khả năng: 1. Chiết xuất được đường, các acid hữu cơ trong Dược liệu 2. Thực hiện các phản ứng định tính chung của đường, acid hữu cơ trong dược liệu. II. NỘI DUNG: A. Khái niệm: 9
  10. 1. Dược liệu chứa đường: Đường (ose) là chất được hình thành đầu tiên trong quá trình quang hợp từ đó sẽ tạo ra các chất. Có 2 loại đường: - Đường đơn: Tập trung nhiều ở hoa, quả - Đường kép: Tập trung nhiều ở thân cây như Mía, ở củ như củ cải đường. 2. Dược liệu chứa acid hữu cơ: Là những chất hữu cơ chứa nhóm định chức carboxyl và có công thức chung là R – COOH, nếu dược liệu có hàm lượng acid hữu cơ cao thường có vị chua ( quả chanh, me…) B. Tiến hành định tính: 1. Dược liệu chứa đường: - Dụng cụ, hóa chất: Dao, 3 ống nghiệm 10ml, đèn cồn, cân kỹ thuật, hộp quả cân, giấy lót cân, ống đong 10ml 1 cái, bình tia, kẹp ống nghiệm, thuốc thử Fehling A,B dung dịch AgNO3 / NH4OH. Mía (khoảng 1 gióng). - Tiến hành thí nghiệm: o Cân 5g mía bằng cân kỹ thuật. o Dùng dao cắt nhỏ mía cho vào ống nghiệm. o Đong 10ml nước cất cho vào ống nghiệm trên rồi đun sôi trong 5 phút trên đèn cồn. o Gạn dịch chiết ra 2 ống nghiệm 10ml có đánh số ( 1,2 ) o Nhỏ vào 2 giọt Fehling A và 2 giọt B vào ống nghiệm số 1, rồi đun trên ngọn đèn cồn sẽ xuất hiện tủa đỏ gạch. o Nhỏ 4 giọt AgNO3 / NH4OH vào ống nghiệm số 2, rồi đun trên đèn cồn đến cạn sẽ có tủa Ago trắng bóng. o Rửa sạch dụng cụ và vệ sinh phòng thực tập. 2. Dược liệu chứa acid hữu cơ: - Dụng cụ, hóa chất: Chuẩn bị 4 ống nghiệm 10ml, kẹp ống nghiệm, dao nhỏ thuốc thử NaHCO3 , quả Chanh tươi, quả Khế tươi - Tiến hành thí nghiệm: o Nhỏ 10 giọt dung dịch NaHCO3 vào ống nghiệm số 1. 10
  11. o Cắt 1 miếng Chanh vắt 1-2 giọt vào ống nghiệm trên quan sát thấy sủi bọt. o Nhỏ 10 giọt dung dịch NaHCO3 vào ống nghiệm số . o Cắt 1 miếng Khế vắt 1-2 giọt vào ống nghiệm trên quan sát thấy sủi bọt o Quan sát hiện tượng sủi bọt giữa 2 ống nghiệm và kết luận hàm lượng acid hữu cơ có trong Chanh và Khế. 3. Rửa sạch dụng cụ và vệ sinh phòng thực tập. III. BÁO CÁO PHÚC TRÌNH. BÀI 2. DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID I. MỤC TIÊU Sau thực tâp xong sinh viên có khả năng: 11
  12. 1. Chiết xuất được flavonoid trong Dược liệu 2. Thực hiện các phản ứng định tính chung của flavonoid trong dược liệu. II. NỘI DUNG: A. Khái niệm: - Là những sắc tố màu vàng trong thực vật, anthoxyanoid là những sắc tố cùng loại có thể có màu tím, xanh, đỏ, hoặc không màu. B. Tiến hành định tính: 1. Dụng cụ, hóa chất: Ống nghiệm 10ml, đèn cồn, cân kỹ thuật, hộp quả cân, giấy lót cân, ống đong 10ml 1 cái, giấy lọc, kẹp ống nghiệm, cồn 90 o , bột Mg, HClđđ, NaOH 0,1N, FeCl 3 5%, bột Hoa hòe.- 2. Tiến hành thí nghiệm:  Phản ứng với nhóm OH - phenol - Cân 0,5g bột hoa hòe bằng cân kỹ thuật cho vào ống nghiệm số 1. - Đong 5 ml cồn 90o cho vào ống nghiệm trên rồi đun sôi trong 1 phút trên đèn cồn rồi để nguội. - Lọc dịch chiết bằng giấy lọc hứng vào ống nghiệm. - Chia dịch lọc vào 3 ống nghiệm đánh số (2,3,4) - Nhỏ 3 giọt NaOH 0,1N vào ống nghiệm số 2 sẽ thấy màu vàng đậm hơn. - Nhỏ 3 giọt FeCl 3 5%, vào ống nghiệm số 3 sẽ thấy xuất hiện màu xanh đen. - Cho một ít bột Magnesi vào ống nghiệm số 4, thêm từ từ vao hỗn hợp 0,5ml HClđđ sẽ cho màu hồng tới đỏ.  Phản ứng với nhóm anthoxyanoid - Chuẩn bị 4 ống nghiệm 10ml, đèn cồn, ống đong 10ml 1 cái, kẹp ống nghiệm, dung dịch NaOH 0,1N, HCl 0,1N, hạt đậu đen. - Lấy 5 hạt đậu đen cho vào ống nghiệm số 1. - Đong 5 ml nước cất cho vào ống nghiệm trên rồi đun sôi trong 2 phút trên đèn cồn để nguội. - Gạn dịch chiết ra 3 ống nghiệm đánh số ( 2,3,4 ) 12
  13. - Nhỏ 3 giọt NaOH 0,1N vào ống nghiệm số 2 sẽ thấy xuất hiện màu xanh lam. - Nhỏ 3 giọt HCl 0,1N vào ống nghiệm số 3 sẽ thấy xuất hiện màu đỏ tươi. - ống nghiệm sô 4 để nguyên. - So sánh màu của 2 ống nghiệm số 2,3 với ống nghiệm số 4. - Rửa sạch dụng cụ và vệ sinh phòng thực tập. III. BÁO CÁO PHÚC TRÌNH BÀI 3. DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID I. MỤC TIÊU: 13
  14. Sau thực tâp xong sinh viên có khả năng: 1. Chiết xuất được alcaloid trong Dược liệu 2. Thực hiện các phản ứng định tính sơ bộ của alcaloid trong dược liệu. II. NỘI DUNG: A. Khái niệm: - Alcaloid là những hợp chất hữu cơ, đa số có nhân dị vòng - Có chứa Nitơ, nguồn gốc thực vật - Ít tan trong nước, tan trong cồn, benzene, CHCl3 … - Tạo màu hay tủa với thuốc thử chung. - Có tác dụng dược lý mạnh. B. Tiến hành định tính: 1. Dụng cụ, hóa chất: Cân kỹ thuật, cốc có mỏ, đũa thủy tinh, phễu thủy tinh, bông gòn. - Bình lắng gạn, giá lọc, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, pipet. 1.2. Hóa chất: - Nước cất, H2SO4 10%, H2SO4 đậm đặc, NH4OH đậm đặc, Chloroform, K2Cr2O7, HNO3 đậm đặc, giấy thử pH. - TT Bouchardat, TT Mayer, TT Dragendorff 1.3. Dược liệu: - Bột lá dừa cạn: Catharanthus roseus (Apocynaceae) - Bột hạt mã tiều: Strychnos nux – vomica (Loganiaceae) bột Tâm sen. 2. Tiến hành thí nghiệm: Nguyên tắc: Một nhóm thuốc thử chung (Bouchardat, Mayer, Dragendorff) cho với alkaloid trong môi trường acid một loại tủa đặc biệt. - Chiết xuất alkaloid dạng muối: Lấy 5g bột lá dừa cạn cho vào cốc có mỏ, cho 15ml H2SO4 10% khuấy đều 15 phút, lọc qua bông. Dịch lọc được kiềm hóa bằng NH4OH đậm đặc tới khi có phản ứng kiềm (pH=9). Cho dịch lọc vào bình lắng gạn có chứa sẵn 10ml chloroform, lắc đều nhẹ nhàng trong 10 phút. Để yên đến khi hỗn hợp tách thành 2 lớp rõ ràng. Chiết lấy lớp chloroform (ở phía dưới), dịch chloroform thu được tiếp tục chiết với 5ml H2SO4 10%. Chiết lấy lớp acid (ở phía trên), dùng làm dung dịch định tính 14
  15. - Các phản ứng định tính: Cho vào 3 ống nghiệm - Ống nghiệm 1: Cho 1ml dịch chiết và 2 giọt thuốc thử Bouchardat (dung dịch iod- iodid) cho tủa màu đỏ nâu. - Ống nghiệm 2: Cho 1ml dịch chiết và 2 giọt thuốc thử Mayer (kali iodomercurat) cho tủa trắng hay vàng nhạt. - Ống nghiệm 3: Cho 1ml dịch chiết và 2 giọt thuốc thử Dragendorff (ioduabusmuthit kali) cho tủa màu cam. Nếu có từ 2 phản ứng dương tính, kết luận có alkaloid.  Phản ứng chuyên biệt của strychnin và brucin: Nguyên tắc: Trong môi trường acid H2SO4 đậm đặc, strychnin bị oxy hóa bởi K2Cr2O7 thành một phức chất có màu tím. Brucin bị oxy hóa bởi HNO3 đậm đặc tạo thành phức chất có màu đỏ tươi. - Chiết xuất alkaloid dạng base: Lấy 5g bột hạt mã tiền, kiềm hóa bằng cách tẩm ướt bột dược liệu bởi NH4OH đậm đặc trong một cốc có mỏ, trộn đều, đậy kín, để yên 10 phút. Thêm 10ml chloroform, lắc nhẹ, ngâm 5 phút, thỉnh thoảng khuấy đều. Gạn lấy dịch chloroform và chia thành 2 phần trong 2 cốc có mỏ, làm bay hơi tới khô trên bếp cách thủy. Làm phản ứng chuyên biệt: - Cốc 1: Nhỏ vài giọt H2SO4 đậm đặc để hòa tan cắn. Sau đó cho vài tinh thể K2Cr2O7 thấy xuất hiện màu tím, chuyển dần sang vàng. Kết luận: có strychnin. - Cốc 2: Nhỏ vài giọt HNO3 đậm đặc thấy xuất hiện màu đỏ tươi. Kết luận có brucin. - Chiết alkaloid trong Tâm sen. - Cân 10g Tâm sen cho vào bình nón. - Đong 5 ml cồn 90o cho vào bình nón trên, đun nhẹ trong 3 phút trên đèn cồn, lọc qua giấy lọc hứng vào ống nghiệm. - Cô bốc hơi dịch lọc cho đến cắn khô. - Cho HCl 0,1N vào cắn để hòa tan sau đó chia thành 4 ống nghiệm. - Ống 1: Ống chứng 15
  16. - Ống 2: Cho TT Mayer, cho kết tủa trắng hay vàng ngà. - Ống 3: Cho TT Dragendroff cho tủa đỏ cam. - Ống 4: cho TT Bouchardar cho tủa nâu hay nâu đỏ. 3. Rửa sạch dụng cụ và vệ sinh phòng thực tập. III. BÁO CÁO PHÚC TRÌNH 16
  17. BÀI 4. DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN I. MỤC TIÊU: Sau thực tâp xong sinh viên có khả năng: 1. Chiết xuất được Tanin trong Dược liệu 2. Thực hiện các phản ứng định tính sơ bộ Tanin trong dược liệu. II. NỘI DUNG: A. Khái niệm: - Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt bền trong 15’ khi hoà tan vào nước - Phá vỡ hồng cầu. - Độc đối với động vật máu lạnh nhất là đối với cá - Tạo thành phức với cholesterol. B. Tiến hành định tính: 1. Quả bồ kết 3 quả, Bình nón có nút mài dung tích 250ml. 1cái Nồi đun cách thủy 1 Giá , Phểu Lọc (bông), 1 Cốc có mỏ dung tích 50ml, 3 cái Ống nghiệm, 3 Chén sứ, Nước cất , cồn 70 % Anhydrid acetic Acid sulfuric đậm đặc Chloroform. 2. Các bước tiến hành chiết xuất. - Chọn 3 quả bồ kết bẻ nhỏ bỏ hạt cho vào một bình nón dung tích 250ml. - Thêm 30ml cồn 70% rồi đun cách thủy 5 phút Lọc nóng qua bông lấy dịch chiết chia đôi - 1 phần cho vào cốc có mỏ dung tích 100ml rồi đem bốc hơi dung môi trên nồi cách thủy cho đến khi còn khoảng 3ml (phần 1) - 1 phần còn lại cho vào chén sứ đem đun cách thủy đến cắn thật khô, để nguội (phần 2) 3. Phản ứng định tính. Tính tạo bọt: - Lấy 10 giọt dịch chiết đậm đặc (phần 1) cho vào một ống nghiệm 1,6 x 16 cm đã có sẳn 10ml nước cất (nên thực hiện trên 2 ống nghiệm) 17
  18. - Dùng ngón tay bịt chặt đầu ống nghiệm lắc mạnh liên tục theo chiều thẳng đứng của ống nghiệm trong 1 phút (khoảng 30 lần) - Để yên, quan sát có tạo bọt không Đo độ cao của bọt : dùng thước đo độ cao Trường hợp 1 nếu: cột bọt cao hơn hoặc bằng 1cm thì sơ bộ xác định có saponin Trường hợp 2 nếu : nhỏ hơn 1 cm thì nghi ngờ có saponin Trường hợp 3 nếu: không bọt bền thì không có saponin Đo độ bền của bọt Trường hợp 1 , đo độ bền của bọt sau 15 phút, 30 phút và 60 phút (dung thước đo xác định cột bọt còn cao bao nhiêu ứng với các thời gian trên) Tính tạo màu: - Lấy 1ml nước cất cho vào ống nghiệm đã có sẳn 3 giọt dịch chiết đậm đặc (phần 1), lắc đều Cho Acid sulfuric đậm đặc nghiêng theo thành ống nghiệm lắc đều: có màu xanh lơ sau đó cho tiếp tục Acid sulfuric sẽ có màu đỏ rượu vang - Kết luận có saponin . Phản ứng phân biệt Phản ứng Liebermann – Burchardt: - Cho vào chén sứ (phần 2 đã được cô cắn) 1ml Anhydrid acetic + 2ml CHCL3 khuấy kỹ cho tan hoàn toàn, lọc bằng bông cho vào ống nghiệm khô, nghiêng ống nghiệm 450 cho từ từ Acid sulfuric đậm đặc trên thành ống nghiệm (khoảng 1ml) Quan sát: - mặt ngăn cách 2 lớp chất lỏng màu xanh lá cây : saponin steroid - mặt ngăn cách 2 lớp chất lỏng màu nâu đỏ : saponin triterpen. 4. Vệ sinh dụng cụ- phòng thực hành Tất cả dụng cụ đều được rữa bằng xà phòng và rữa lại thật sạch úp cho ráo nước Riêng đối với các ống nghiệm có chứa acid sau phản ứng phải rữa đúng qui trình Vệ sinh quét lau chùi kệ, bàn thí nghiệm, lavabo, sàn nhà sạch sẽ, trả dụng cụ đúng vị trí. Tắt đèn quạt , đóng tất cả các cửa sổ và khóa cửa ra vào. III. BÁO CÁO PHÚC TRÌNH. 18
  19. BÀI 5. DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRANOID I. MỤC TIÊU: Sau thực tâp xong sinh viên có khả năng: 1. Chiết xuất được Anthranoid trong dược liệu trong Dược liệu 2. Thực hiện các phản ứng định tính sơ bộ Anthranoid trong dược liệu. II. NỘI DUNG: 1. Khái niệm: - Là glycoside có cấu trúc C6-C3 - Có tác dụng nhận tràng – tẩy 2. Tiến hành định tính:  Chuẩn bị dụng cụ- hóa chất- dược liệu: Cân kỹ thuật, cốc có mỏ, đũa thủy tinh, phễu thủy tinh, bông gòn. Bình lắng gạn, giá lọc, ống nghiệm, ống hút, pipet. Nước cất, HCl đậm đặc, NH4OH 10%, Chloroform, dung dịch NaOH 10%, dung dịch H2SO4 25%.. Dược liệu: Bột lá muồng trâu: Senna alata (L.), Fabaceae.  Quy trình thực hành: Định tính anthranoid bằng phản ứng Borntrager: - Định tính anthranoid tự do dạng oxy hóa (=dạng aglycon, anthraquinon) Lấy khoảng 5g bột dược liệu, cho vào cốc có mỏ, thêm chloroform cho thấm đều và ngập mặt dược liệu khoảng 1cm, lắc nhẹ, đậy kín, ngâm khoảng 2 phút, thỉnh thoảng khuấy đều. Gạn và lọc dịch chiết qua bông vào bình lắng gạn. Chiết như trên cho đến khi hết anthranoid dạng tự do (dịch chiết không còn cho màu hồng ở lớp kiềm khi lắc với NaOH 10%). Bã dược liệu được giữ lại để định tính anthranoid dạng kết hợp. 19
  20. Gộp tất cả các dịch chiết chloroform lại. Lấy 2ml cho vào bình lắng gạn, thêm 1- 2ml dung dịch NaOH 10%, lắc kỹ. Nếu lớp kiềm có màu đỏ: phản ứng dương tính. Phần dịch chiết chloroform còn lại được dùng để định tính tiếp acid chrysophanic.(1) - Định tính anthranoid dạng kết hợp (=dạng glycoside, anthraglycosid) Cho bã dược liệu (ở phần 1) đã để khô dung môi vào 1 cốc có mỏ, thêm 1 lượng H2SO4 25% đủ để thấm và ngập mặt dược liệu khoảng 0,5cm. Đặt cốc có mỏ trên bếp cách thủy trong 10-15 phút để thủy phân. Để nguội, thêm 10ml chloroform, lắc kỹ, lọc qua bông. Tách lấy lớp chloroform, lấy 2ml cho vào bình lắng gạn có chứa sẵn 2-4ml dung dịch NaOH 10%, lắc. Nếu lớp kiềm có màu đỏ: phản ứng dương tính. Phần dịch chiết chloroform còn lại được dùng để định tính tiếp acid chrysophanic.(2) - Định tính acid chrysophanic (=chrysophanol) Gộp các dịch chiết chloroform (ở mục 1 và 2) vào 1 bình lắng gạn, lắc với dung dịch NH 4OH 10% nhiều lần, mỗi lần 10ml và gạn bỏ lớp NH4OH sau mỗi lần lắc. Chiết cho đến khi lớp NH4OH không màu hồng nữa thì ngưng. Lớp chloroform được lắc tiếp với 1-2ml dung dịch NaOH 10%. Nếu lớp NaOH có màu hồng tới đỏ thì dược liệu có chứa acid chrysophanic. 3. Rửa sạch dụng cụ và vệ sinh phòng thực tập. III. BÁO CÁO PHÚC TRÌNH 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2