Giáo trình Thực hành bào chế 2 - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng)
lượt xem 20
download
Giáo trình Thực hành bào chế 2 gồm có những nội dung: Kỹ thuật nghiền tán – xát hạt, thuốc bột oresol, thuốc bột sát trùng ngoài da, thuốc cốm nghệ, thuốc cốm calci, cốm trợ tiêu hóa dùng cho trẻ em, thực hành sản xuất viên nang, gel lidocain 2%, thuốc mỡ methyl salicylat, thuốc mỡ benzo – sali, thuốc mỡ kẽm oxyd, thuốc mỡ sulfamid, thuốc mỡ dalibour, thuốc mỡ chloramphenicol.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực hành bào chế 2 - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng)
- BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CĐ KỸ NGHỆ II GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH BÀO CHẾ 2 NGHỀ: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo quyết định số / /QĐ-CĐKNII ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II) (LƯU HÀNH NỘI BỘ)
- BÀI 1: KỸ THUẬT NGHIỀN TÁN – XÁT HẠT I - MỤC TIÊU: Trình bày được ý nghĩa của việc nghiền tán, rây và xát hạt. Phân biệt được các loại cối chày. Biết lựa chọn đúng cối chày đề nghiền tán. Thực hiện đúng thao tác nghiền và trộn. Phân biệt được các rây có kích cỡ khác nhau. Trình bày được quá trình xát hạt khô và xát hạt ướt. II - NỘI DUNG: - Nghiên tán là làm giảm kích thước tiểu phân của dược chất rắn nhằm: + Giúp cho việc hòa tan được dễ dàng. + Giúp vệc trộn bột dễ đồng nhất. - Rây là biện pháp để lựa chọn các tiểu phân có kích thước mong muốn và đảm bảo độ đồng nhất của bột hạt. Rây còn được dùng để xát hạt và sửa hạt ở quy mô phòng thí nghiệm. - Xát hạt là quá trình sử dụng thiết bị cần thiết để chuyển khối bột (ẩm hoặc khô) thành hạt có kích thước theo yêu cầu. Hạt có thể được sử dụng như thành phẩm (cốm thuốc) hoặc bán thành phẩm đề điều chế viên nén, viên nang. Mục đích của việc xát hạt là tránh sự phân lớp, cải thiện độ trơn chảy và tăng khả năng kết dính của khối bột. l. Dụng cụ: 1.1. Cối chày: Ở phòng thí nghiệm, cối chày là dụng cụ được dùng chủ yếu để nghiền tán và trộn các chất rắn, đôi khi cối chày còn được dùng để nghiền, hòa tan các chất khó tan. Cối chày có nhiều cỡ và nhiều loại khác nhau. Chúng có thể được làm bằng sành, sứ, thủy tỉnh, kim loại, đá mã não, ... Khi nghiền tán phải chọn cối chày có dung tích và bản chất phù hợp với chất cần được nghiền, chẳng hạn, khi nghiền chất có tính oxy hóa mạnh (iod) và chất màu dễ gây bẩn (xanh methylen) nên chọn cối thủy tinh, nghiền chất kích ứng niêm mạc hô hấp, chất độc nên dùng cối có nắp đậy. Trước khi sử dụng cối chày cần tiệt khuẩn cối chày bằng 1 trong 2 cách sau:
- + Rửa sạch, sấy khô ở 100 oC/ 20 phút. + Dùng 3 - 5 ml cồn 90 cho vào đáy cối, đốt và dùng đầu chày trải đều quanh thành cối. Trong khi sử dụng cối chày phải lót đáy cối bằng khăn hay quyển tập đề cối vững chắc trong các thao tác và tránh va chạm đáy cối với mặt bàn có thể làm vỡ cối. 1.2. Rây: Dụng cụ dùng để rây chất rắn là rây, một rây gồm các phần sau: lưới rây, thân rây, đáy rây và nắp rây. Lưới rây có thể được dệt bằng sợi kim loại hoặc các vật liệu thích hợp và dệt thành mắt vuông. Khi không dùng vào mục đích phân tích, có thể dùng rây mắt tròn, có đường kính trong bằng 1,25 chiều rộng mắt vuông của rây có cỡ tương ứng. Rây được phân loại theo đường kính cỡ mắt rây. 2. Thao tác nghiền: Khi nghiền, cho chày di chuyển rộng trong lòng cối, có thể bắt đầu từ tâm của đáy cối rồi lan rộng ra thành cối hoặc từ thành cối đi vào đáy cối, đồng thời phải tạo một lực mạnh lên khối bột. 3. Thao tác trộn: Thao tác trộn được thực hiện tương tự như nghiền nhưng không cần tác động lực mạnh lên khối bột. Khi trộn bột phải lưu ý đến nguyên tắc trộn đồng lượng, nghĩa là lượng bột thêm vào tương đương lượng bột có sẵn trong cối. Trong quá trình nghiền và trộn, bột có thể bám dính vào thành cối, vì vậy, thỉnh thoảng phải vét bột ra khỏi thành cối. 4. Thao tác rây:
- Cho lượng bột thích hợp lên rây (tùy theo độ mịn của bột và kích cỡ của rây). Lắc rây theo chiều ngang quay tròn. 5. Quá trình xát hạt: Có hai phương pháp cơ bản để xát hạt là xát hạt ướt và xát hạt khô. - Xát hạt ướt là phương pháp xát hạt phô biến nhất: Tá dược dính dạng lỏng được thêm vào khối bột để tạo khối ẩm vừa đủ. Khối ẩm được xát qua rây với lực xát hạt vừa phải để tạo thành hạt hoặc sợi cốm ngắn. Hạt/cốm ướt được sấy khô đến độ ẩm thích hợp, sau đó, sửa hạt (nếu cần). - Xát hạt khô: Dùng máy dập viên để dập khối bột khô thành các viên tạm thời (đường kính khoảng 1,5 - 2 cm) hoặc dùng máy ép trục để cán ép thành tấm mỏng (dày khoảng 1 mm). Các viên tạm thời hoặc tắm mỏng được giã hoặc xay nhỏ ra thành hạt. Rây chọn hạt có kích thước quy định.
- Bài 2: THUỐC BỘT ORESOL I - MỤC TIÊU: Pha chế được một công thức thuốc bột đơn giản. II – NỘI DUNG: 1. Công thức: cho 1 gói 4,1 g Natri clorid 520 mg Trinatri citrat dihydrat 580 mg Kali clorid 300 mg Glucose 2700 mg. 2. Đặc điểm nguyên liệu: - Natri clorid: Dạng kết tinh, hạt nhỏ, không mùi, vị mặn, tan trong nước, glycerol, không tan trong cồn. - Kali clorid: Bột kết tinh rắng, dễ tan trong nước. - Trinatri citrat dihydrat: Bột kết tinh trắng, không mùi, vị mặn, tan trong nước, không tan trong cồn 95, dung dịch có phản ứng hơi kiềm. - Glucose: Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng, vị ngọt dịu. Tan tong l5 phần nước, khó tan trong cồn, không tan trong eter. 3. Pha chế: - Cân và nghiền mịn từng chất. - Tiến hành trộn đều các thành phần theo nguyên tắc trộn đồng lượng. - Đóng gói. 4. Nhãn - Bảo quản: - Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng, đóng gói chống ẩm. - Nhãn thành phẩm dùng trong thuốc thường. 5. Công dụng và cách dùng: Bù nước và chất điện giải cho bệnh nhân tiêu chảy. Hòa tan cả gói vào nước đun sôi để nguội, uống dần trong ngày.
- TRƯỜNG CAO ĐẰNG KỸ NGHỆ II Khoa Dược, 502 Đỗ Xuân Hợp, Phước Bình, Quận 9, TP.HCM THUỐC BỘT ORESOL 245 (Gói 4,1 g) Thành phần: Lô sản xuất: Chỉ định: Ngày sản xuất: Chống chỉ định: Số đăng ký: Bảo quản: Hạn dùng: + Chế phẩm là thuốc bột uống có chứa glucose hoặc glucose khan, natri clorid, kali clorid và natri citrat hoặc natri hydrocarbonat. + Thuốc được hòa tan vào một thể tích nước theo yêu cầu, dùng để uống nhằm phòng ngừa và điều trị chứng mất nước do tiêu chảy, kể cả điều trị duy trì. + Chế phẩm có thể chứa các chất tạo mùi thích hợp và khi cần thiết có thể chứa một lượng tối thiểu tá dược trơn để thu được sản phẩm mong muốn. + DĐVN V có 2 công thức ORESOL (331 mOsm/lít). ORS hydrocarbonat ORS citrat (không chứa NaHCO3 nên ổn định hơn trong môi trường nóng ẩm). + 245 mOsm/lít. + Glucose: Giúp tăng hấp thu Na+ theo tỷ lệ 1:1 ở ruột non; ngọt dịu. + Na+ và K+: Bù điện giải (Na+ và Cl- ở ngoại bào và gian bào; K+ chủ yếu trong nội bào).
- BÀI 3: THUỐC BỘT SÁT TRÙNG NGOÀI DA I – MỤC TIÊU: Điều chế được 1 công thức thuốc bột có chứa các thành phần lỏng. II – NỘI DUNG: 1. Công thức: Lưu huỳnh kết tủa 1,5 g Dầu parafin l,0 g Talc 5,0 g Kẽm oxyd 1,0 g Magnesi carbonat 1,5 g. Pha chế 3 gói (cối lớn) 2. Nguyên liệu: - Lưu huỳnh kết tủa: chất rắn, kết tinh, màu vàng chanh. Rất khó tan trong nước. Tác dụng sát trùng. - Talc: bột mịn, màu trăng. có tính trơn chảy tốt. Không tan trong nước, nhưng tan tốt trong dung dịch acid vô cơ. - Kẽm oxyd: bột trắng, không mùi vị, không tan trong nước, cồn và glycerin. Tạo khối vón khó nghiền mịn. Tác dụng làm săn se da, hút khô, sát trùng nhẹ. - Magnesi carbonat: bột trắng, không tan trong nước, tan trong acid loãng. Dùng ngoài để trung hòa mỗi trường acid của vết thương, hút khô vết thương. 3. Kỹ thuật điều chế: - Chuẩn bị dụng cụ và cân các chất. - Nghiền mịn talc trong cối. Vét ra giấy. - Nghiền mịn magnesi carbonat trong cối. Thêm dầu parafin vào, trộn đều cho dầu thấm đều magnesi carbonat. Vét ra mặt kính đồng hồ. (1) - Nghiền mịn lưu huỳnh trong cối. Vét ra giấy. - Nghiền mịn kẽm oxyd trong cối. Cho lưu huỳnh vào, trộn đêu với kẽm oxyd. (2) - Phối hợp (1) vào (2) theo nguyên tắc đồng lượng. - Thêm dần bột talc, trộn thành hỗn hợp đồng nhất.
- - Đóng gói. - Dán nhãn. 4. Công dụng - cách dùng - bảo quản: - Xoa ngoài da dùng để trị mẫn ngứa. - Trong chai, lọ nút kín, để nơi khô mát, tránh ánh sáng. Công thức 2 Long não 0,5 g Menthol 0,5 g Bột talc 10,0 g. Tại sao khi trộn bột kép, không trộn trực tiếp menthol và long não, mà lại trộn menthol với talc, rồi long não với talc, sau đó mới trộn 2 hỗn hợp bột lại? Hãy cho biết, bột talc ở đây có những vai trò gì?
- Bài 4: THUỐC CỐM NGHỆ I - MỤC TIÊU: Điều chế được dạng thuốc cốm có dược chất là bột dược liệu. II - NỘI DUNG: 1. Công thức: Bột nghệ 10,0 g Đường trắng tán mịn 50,0 g Siro đơn vđ. Pha ½ công thức 2. Tính chất nguyên liệu: Nghệ: Bột màu vàng được điều chế từ củ nghệ Tính cay, vị đắng, tác dụng vào 2 kinh can và tỳ. Trị đau dạ dày, vàng da, làm lành da, điều huyết. 3. Pha chế: Chuẩn bị: Chuẩn bị và xử lí dụng cụ thích hợp. Cân hóa chất. Tiến hành: Nghiền bột đơn: nghiền mịn từng chất. Trộn bột kép: trộn đều các chất thành bột kép (theo nguyên tắc đồng lượng). Cho siro vào từ từ nhồi thành khối ẩm (trộn bằng chày và dùng tay mang găng nhào trộn). Ép khối ẩm qua rây thành sợi cốm Sấy cốm ở nhiệt độ 40°C – 50°C cho đến khi đạt độ ẩm quy định. Loại bỏ cốm vụn và các sợi vón. Đóng vào túi nhựa, hàn kín. 4. Công dụng: Trị đau dạ dày, vàng da, điều huyết.
- 5. Cách dùng: Uống ngày 3 lần, lần 1 muỗng canh. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Viết quy trình pha chế thuốc cốm nghệ. Hãy cho biết, đường saccharose trong công thức cốm nghệ có vai trò gì? Hãy cho biết, trong quá trình bào chế cốm nghệ, nếu cho siro đơn vào quá nhiều hoặc quá ít thì sao? Vẽ nhãn thuốc cốm nghệ.
- BÀI 5: THUỐC CỐM CALCI I - MỤC TIÊU: Sử dụng cối chày, mica thành thạo. Điều chế được dạng thuốc cốm có dược chất hóa dược. II - NỘI DUNG 1. Công thức: Calci gluconat 2,4 g Calci glycerophosphat 8,8 g Calci phosphat 8,8 g Saccarose 80,0 g Sirô đơn vừa đủ. 2. Tính chất nguyên liệu: - Calci gluconat: bột kết tinh trắng hay hạt trắng, không mùi vị, bền vững trong khí, dễ tan trong nước sôi, tan được trong nước, không tan trong cồn. - Calci glycerophosphat: bột trắng vô định hình hay tinh thể, không mùi, gần như không vị, tan trong khoảng 25 phần nước, tan trong glycerin, không tan trong cồn. Bồi bổ calci cho cơ thể: suy nhược, lao phối, trẻ em chậm lớn, phụ nữ có thai. - Calci phosphat: bột trắng nhỏ, không mùi vị, bền vững trong không khí, gần như không tan trong nước, không tan trong cồn. - Sirô đơn: tá dựơc dính, làm ngọt. 3. Điều chế: Chuẩn bị: - Chuẩn bị và xử lý dụng cụ thích hợp. - Cân các nguyên liệu. Tiến hành: - Nghiền bột đơn: nghiền mịn từng chất, bột khối lượng lớn nghiền trước lần lượt đến bột có khối lượng nhỏ sau. - Trộn bột kép: trộn đều các chất thành bột kép đồng nhất (theo nguyên tắc đồng lượng).
- - Cho sirô vào từ từ và nhối thành khối ẩm. - Ép khối ẩm qua rây thành sợi cốm dài. - Sấy cốm ở nhiệt độ 40 – 50 oC cho tới khô (khoảng 2-3 giờ). - Loại bỏ cốm vụn và các sợi vón. - Đóng vào túi PE 2 lớp, hàn kín hoặc đóng vào chai rộng miệng 4. Công dụng - cách dùng: - Bồi bổ calci cho cơ thể. - Uống 1 muỗng cafe ngày 3 lần. Nhai nhỏ cốm uống với nước ấm. 5. Bảo quản – Nhãn: - Bảo quản: đóng trong chai lọ nút kín để chổ tránh ánh sáng. - Nhãn: thành phẩm uống, thuốc thường.
- BÀI 6: CỐM TRỢ TIÊU HÓA DÙNG CHO TRẺ EM I – MỤC TIÊU: Thực hành các thao tác để điều chế thuốc cốm và thuốc cốm sủi bọt. II – NỘI DUNG: 1. Công thức: Gồm 2 phần: 1.1. Cốm natri bicarbonat Natri bicarbonat 4,8 g Đường saccarose xay mịn 20,0 g Cồn PVP 5% vđ. Pha chế 3 gói 1.2. Cốm acid citric Acid citric 4,0 g Lactose 20,0 g Cồn PVP 5% vđ. Pha chế 3 gói 2. Điều chế: - Điều chế cốm natri bicarbonat. - Điều chế cốm acid citric. - Trộn 2 cốm để hoàn tất thành phẩm. 2.1. Điều chế cốm natri bicarbonat: - Nghiền mịn natri bicarbonat. - Trộn natri bicarbonat với đường saccarose theo nguyên tắc trộn bột kép. - Làm ẩm hôn hợp bột với lượng vừa đủ cồn PVP 5%. - Xát qua qua rây l mm. Đem sấy cốm trong tủ sấy ở nhiệt độ 50 oC. (Có thê rây qua rây 0,5 mm để loại bỏ những hạt vụn nát). 2.2. Điều chế cốm acid citric: Điều chế tương tự như trên. 2.3. Trộn đều nhẹ nhàng 2 cốm. Đóng vào lọ. 3. Bảo quản – Nhãn:
- - Bảo quản thuốc cốm trong chai lọ kín, chống ẩm. - Nhãn thành phẩm uống thuốc thường. 4. Công dụng: Giúp tiêu hóa sữa, giảm đầy hơi ở trẻ em. 5. Câu hỏi: - Cho 01 muỗng cà phê cốm vào khoảng 15 ml nước. + Ghi nhận hiện tượng gì xảy ra. + Cho biết hoạt chất của thuốc cốm. - Rút ra nhận xét tổng quát về thành phần của thuốc cốm. - Vẽ sơ đồ tổng quát điều chế một thuốc cốm.
- BÀI 7: THỰC HÀNH SẢN XUẤT VIÊN NANG I - MỤC TIÊU: Sau khi học xong học viên có khả năng: - Có khả năng tính toán lựa chọn cỡ nang phù hợp. - Vận hành máy đóng nang thủ công. II - NỘI DUNG: 1. Tính toán và lựa chọn cỡ nang: - Các loại cỡ nang: Cỡ nang Dung tích (ml) 00 0,95 0 0,67 1 0,48 2 0,38 3 0,28 4 0,21 5 0,13 - Tính toán lượng hoạt chất và tá dược: Công thức cho 1 viên: Paracetamol 500 mg Lactose vđ 1 nang. Talc 2% so với hỗn hợp bột. + Tạo cốm bằng phương pháp xát hạt ướt. + Xác định tỷ trọng biểu kiến của khối bột. + Xác định thể tích chiếm chỗ của khối bột trong 1 viên thuốc. + Lựa chọn cỡ nang phù hợp. + Thêm tá dược độn để làm đầy nang thuốc.
- BÀI 8: GEL LIDOCAIN 2% I – MỤC TIÊU: Thực hành bào chế thuốc mỡ có cấu trúc dung dịch. II – NỘI DUNG: 1. Công thức: Lidocain HCl 1,0 g Carbopol 934 1,0 g Triethanolamin vừa đủ Nipagin 0,05 g Glycerin 5,0 g Nước cất vừa đủ 50,0 g. 2. Điều chế: - Cân carbopol vào cốc có mỏ (1). - Hòa tan lidocain bằng khoảng 20 ml nước cất trong cốc có mỏ (2). - Cho cốc (2) vào (1). Ngâm cho trương nở. - Nhỏ vài giọt triethanolamin vào, trung hòa để tạo gel. - Hòa tan nipagin bằng 1 ml ethanol trong cốc có mỏ (3). Thêm glycerin vào. Khuấy đều. - Cho từ cốc (3) vào cốc (1) khuấy trộn kĩ. - Bổ sung nước cất cho đủ khối lượng tiếp tục khuấy trộn đến đồng nhất. - Đóng gói, ghi nhãn. 3. Công dụng: gây tê niêm mạc trong nội soi.
- BÀI 9: THUỐC MỠ METHYL SALICYLAT I – MỤC TIÊU: Thực hành bào chế thuốc mỡ có cấu trúc dung dịch. II – NỘI DUNG: 1. Công thức: Methyl salicylat 5,0 ml Long não 4,0 g Menthol 1,0 g Cloral hydrat 2,0 g Sáp ong 5,0 g Lanolin 5,0 g Vaselin vừa đủ 30,0 g. 2. Điều chế: - Cốc có mỏ A: Cân methyl salicylat + long não + menthol + cloral hydrat khuấy trộn cho tan. - Cốc có mỏ B: cân sáp ong + lanolin + khoảng 8,0 g vaselin đun cách thủy ở 70 o C. - Cho cốc A vào B trong bếp cách thủy khuấy trộn cho hòa tan vào nhau. - Lấy ra khỏi cách thủy, khuấy liên tục đến nguội. - Đóng gói, ghi nhãn. 3. Công dụng: Xoa bóp ngoài da giảm đau xương khớp, đau dây thần kinh. Methyl salicylat - Là sản phẩm tự nhiên của rất nhiều loại cây, là một chất lỏng có mùi mạnh và bền, tan trong dung môi dầu, chất béo, vaselin, ... - Công thức hóa học: C6H4(HO)COOCH3 - Methyl salicylat dễ thấm qua da, giúp giảm đau tại chỗ, chống tê thấp, đau cơ bắp, ... Nhưng nếu dùng nhiều, Metyl salicylat sẽ làm rộp da, khi gặp nước càng nóng ran mạnh (có thể gây rối loạn thân nhiệt khi xoa ở diện rộng, toàn thân). Được dùng làm thuốc giảm đau, chống viêm. Methyl salicylat có tác dụng gây xung huyết da, thường
- được phối hợp với các loại tinh dầu khác dùng làm thuốc bôi ngoài, thuốc xoa bóp, băng dính điều trị đau. Menthol - Công thức phân tử: C10H20O - Tên gọi khác: Hexa hydro thymol hoặc (1 - alpha, 2 - beta, 5 - alpha) -5- methyl -2- (1- methyl ethyl) cyclohexanol. - Menthol là một hợp chất hữu cơ được tổng hợp hoặc thu được từ bạc hà hoặc bạc hà dầu. Tồn tại ở dạng tinh thể, trong suốt không màu, không vị. Ở nhiệt độ phòng menthol là một chất rắn. - Ứng dụng: menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh (do kích thích bài tiết mồ hôi, làm hạ thân nhiệt) khi xoa vào da. Vì vậy, nó được dùng trong một số trường hợp đau dây thần kinh, trị ngứa, trị bệnh ngoài da. Tuy nhiên, nó có thể gây kích ứng cho trẻ nhỏ.
- Bài 10: THUỐC MỠ BENZO - SALI I. Mục tiêu Điều chế được dạng thuốc mỡ bằng phương pháp trộn đều đơn giản. II. Nội dung 1. Công thức Acid benzoic 10 g Acid salicylic 5g Vaselin vđ 100 g Pha chế 15 g công thức trên 2. Tính chất nguyên liệu - Acid benzoic: Tinh thể không màu hoặc bột hình vảy màu trắng, mùi đặc trưng, ít tan trong nước, tan trong cồn (1:3). Có tác dụng điều trị, kiểm soát, cải thiện các triệu chứng do nhiễm nấm da gây ra. - Acid salicylic: Tinh thể không màu, khó tan trong nước (1:500), trong cồn (1:4). Bào mòn lớp sừng dày trên bề mặt da, ngăn chặn nấm phát triển. Hoạt chất này còn có tác dụng làm sạch và kháng khuẩn trong lỗ chân lông. - Vaselin: Thể chất đặc như mỡ, màu trắng, trong mờ, không mùi vị. Nóng chảy ở 38 oC, trung tính không bị acid và kiềm tác dụng, không tan trong nước, glycerin, rất ít tan trong cồn, tan trong cloroform, ete, sulfur carbon. Thường dùng làm tá dược cho thuốc mỡ. Cân trên mặt kính đồng hồ. 3. Điều chế - Nghiền mịn acid benzoic, vét ra giấy. - Nghiền mịn acid salicylic. - Trộn đều acid salicylic với acid benzoic thành bột kép (theo nguyên tắc đồng lượng). Cho đồng lượng vaselin vào khối bột kép, nghiền trộn đều. - Thêm dần vaselin còn lại trộn thành khối thuốc mỡ đồng nhất. - Đóng lọ. Dán nhãn. 4. Công dụng – Cách dùng Bôi ngoài da, trị nấm, hắc lào, lang ben. 5. Nhãn Thành phẩm dùng ngoài, thuốc thường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thực hành bào chế 2
15 p | 2735 | 300
-
Bài thực hành bào chế 1
12 p | 1522 | 240
-
Giáo trình Thực hành bào chế 1 - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng)
42 p | 186 | 11
-
Giáo trình Dược học cổ truyền - Nghề: Dược (Trình độ: Cao đẳng)
52 p | 64 | 9
-
Giáo trình Thực hành bào chế - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
47 p | 18 | 7
-
Giáo trình Bào chế (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)
247 p | 5 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc-II (Ngành: Dược - CĐ) - Trường cao đẳng Bình Phước
233 p | 8 | 4
-
Giáo trình Bào chế 2 (Trung cấp Dược): Phần 2 - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
34 p | 47 | 3
-
Giáo trình Thực hành dược khoa (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
45 p | 24 | 2
-
Giáo trình Bảo quản thuốc (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
52 p | 2 | 1
-
Giáo trình Bào chế đông dược (Ngành: Y sĩ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
54 p | 3 | 1
-
Giáo trình Bào chế (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
261 p | 3 | 1
-
Giáo trình Dinh dưỡng - tiết chế (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
97 p | 1 | 1
-
Giáo trình Bào chế (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
251 p | 1 | 0
-
Giáo trình Bào chế (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng vừa học vừa làm) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
245 p | 1 | 0
-
Giáo trình Y học cổ truyền và dưỡng sinh (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
97 p | 1 | 0
-
Giáo trình Y học cổ truyền (Ngành: Điều dưỡng- Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
100 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn