Giáo trình Bào chế (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 1
download
Giáo trình Bào chế được biên soạn với bố cục làm 14 bài lý thuyết và 15 bài thực hành, được sắp xếp theo hệ phân tán các dạng thuốc. Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận và kỹ thuật pha chế, sản xuất các dạng thuốc; về tiêu chuẩn chất lượng, đóng gói và bảo quản các dạng thuốc đó nhằm phát huy cao nhất hiệu lực điều trị của thuốc, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người dùng và đáp ứng được hiệu quả kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bào chế (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRUỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC : BÀO CHẾ NGÀNH/ NGHỀ : DƯỢC TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG CHÍNH QUY (Ban hành theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT, ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) Thanh Hóa, 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 1 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Bào chế được biên soạn dựa trên chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Giáo trình được các nhà giáo giàu kinh nghiệm và tâm huyết với công tác đào tạo biên soạn theo phương châm: Kiến thức cơ bản, hệ thống, nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn Việt Nam. Nội dung giáo trình căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu đào tạo, khối lượng thời gian của học phần Bào chế trong chương trình đào tạo dược sỹ cao đẳng hệ chính quy và chuẩn kiến thức, kỹ năng của chuẩn đầu ra của Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Tài liệu Bào chế được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và cập nhật thêm các kiến thức mới để giúp cho sinh viên thuận lợi trong học tập. Giáo trình được bố cục làm 14 bài lý thuyết và 15 bài thực hành, được sắp xếp theo hệ phân tán các dạng thuốc. Giáo trình cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận và kỹ thuật pha chế, sản xuất các dạng thuốc; về tiêu chuẩn chất lượng, đóng gói và bảo quản các dạng thuốc đó nhằm phát huy cao nhất hiệu lực điều trị của thuốc, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người dùng và đáp ứng được hiệu quả kinh tế. Thanh Hóa, ngày 01 tháng 7 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS. BS Mai Văn Bảy 2. Ths. DSCK1 Hoàng Linh 3. DS. Nguyễn Thị Huế 4. DS. Trần Thị Hằng 5. DS. Lê Thị Phương Liên
- 2 MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Mục lục 2 Phần 1: Lý thuyết Bài 1: Đại cương về bào chế 5 Bài 2: Dung dịch thuốc 13 Bài 3: Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền 31 Bài 4: Thuốc nhỏ mắt 51 Bài 5: Nhũ tương thuốc 62 Bài 6: Hỗn dịch thuốc 74 Bài 7: Thuốc mỡ 82 Bài 8: Thuốc đặt 94 Bài 9: Các dạng thuốc điều chế bằng phương pháp chiết xuất 112 Bài 10: Thuốc bột 145 Bài 11: Thuốc cốm – pellet 165 Bài 12: Thuốc viên tròn 172 Bài 13: Thuốc viên nén 185 Bài 14: Thuốc viên nang 216 Phần 2: Thực hành Bài 1: Bào chế dung dịch thuốc Dalibour 229 Bài 2: Bào chế cồn Iod 1% 231 Bài 3: Bào chế thuốc tiêm Novocain 1% 233 Bài 4: Bào chế thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4% 235 Bài 5: Bào chế cồn Cánh kiến trắng 238 Bài 6: Bào chế nhũ tương thuốc Bromoform 240 Bài 7: Bào chế hỗn dịch thuốc Bari sulfat 242 Bài 8: Bào chế thuốc mỡ Dalibour 244 Bài 9: Bào chế thuốc đặt Paracetamol 246 Bài 10: Bào chế thuốc bột dùng ngoài trị mẩn ngứa 248 Bài 11: Bào chế thuốc cốm Calci 250 Bài 12: Bào chế thuốc viên tròn Nghệ - mật ong 252 Bài 13: Bào chế thuốc viên nén Paracetamol 254 Bài 14: Bào chế thuốc viên nang Tetracyclin 256 Bài 15: Ôn tập và kiểm tra 258 Tài liệu tham khảo 259
- 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: BÀO CHẾ Mã môn học: MH 23 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học “Bào chế” thuộc khối kiến thức chuyên ngành, thực hiện sau môn Hóa dược. - Tính chất: Bào chế là môn học nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật thực hành về pha chế, sản xuất các dạng thuốc, tiêu chuẩn chất lượng, cách đóng gói và bảo quản các dạng thuốc đó nhằm phát huy cao nhất hiệu lực điều trị của thuốc, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người dùng và đáp ứng được hiệu quả kinh tế. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học Bào chế cung cấp các kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản trong bào chế (gồm kỹ thuật pha chế, xây dựng công thức, phương pháp, quy trình bào chế các dạng thuốc…) làm nền tảng giúp sinh viên ứng dụng tốt vào các môn chuyên ngành liên quan. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được ưu, nhược điểm, thành phần của các dạng thuốc. + Trình bày được phương pháp bào chế và tiêu chuẩn chất lượng các dạng thuốc. - Về kỹ năng: + Có kỹ năng thành thạo để thực hiện được kỹ thuật bào chế một số dạng thuốc thông thường ở quy mô phòng thí nghiệm. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được năng lực tư duy độc lập trong nghiên cứu, phân tích tổng hợp vấn đề, kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả nghiên cứu. + Chủ động ứng dụng kiến thức trong các tình huống thực tiễn. Nội dung của môn học:
- 4 PHẦN 1: LÝ THUYẾT
- 5 BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ GIỚI THIỆU: Bài 1 giới thiệu tổng quan về vị trí đối tượng môn học, một số khái niệm về dạng thuốc, dược chất, tá dược, chế phẩm, biệt dược, sinh dược học, sinh khả dụng. Và vận dụng được kiến thức đã học vào trong bào chế và trong sử dụng thuốc. MỤC TIÊU: - Trình bày được vị trí, mục tiêu của môn học Bào chế. - Nêu được các khái niệm thường dùng trong bào chế: dạng thuốc, dược chất, tá dược, chế phẩm, biệt dược. - Nêu được khái niệm sinh dược học và sinh khả dụng. NỘI DUNG: 1. Khái niệm về bào chế Từ thời nguyên thủy, con người đã biết dùng cây cỏ và khoáng vật quanh mình để chữa bệnh. Từ chỗ ban đầu dùng các nguyên liệu làm thuốc ở trạng thái tự nhiên, dần dần người ta đã biết chế biến, bào chế chúng thành các dạng thuốc đơn giản để tiện dùng và dự trữ hàng ngày. Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác, việc bào chế thuốc ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện và phát triển thành một môn học chính của Ngành Dược. Bào chế học là môn học nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật thực hành về pha chế, sản xuất các dạng thuốc; về tiêu chuẩn chất lượng, cách đóng gói và bảo quản các dạng thuốc đó nhằm phát huy cao nhất hiệu lực điều trị của thuốc, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người dùng và đáp ứng được hiệu quả kinh tế. 2. Vài nét về lịch sử phát triển của Bào chế học Lịch sử phát triển của bào chế học gắn liền với sự phát triển của Ngành Dược. Trên thế giới, trong các tài liệu cổ cách đây khoảng 3000 năm đã có những sách ghi chép về kỹ thuật bào chế các dạng thuốc. Thí dụ như trong kinh “Vedas” của Ấn Độ, trong “Bản thảo cương mục” của Trung Quốc đã mô tả các dạng thuốc bột, viên tròn, cao thuốc,…. Vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, các nhà triết học kiêm thấy thuốc nổi tiếng của La Mã – Hy Lạp như Platon, Socrat, Aristot… đã đi sâu nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh và bào chế thuốc. Năm 400 trước công nguyên, Hypocrat đã đưa khoa học vào thực hành y dược học dựa trên cơ sở thực nghiệm và đã biên soạn nhiều sách y dược học có giá trị. Tuy nhiên, bào chế chỉ được coi là bắt đầu với sự công hiến của Claudius Galenus (210 – 131 TCN). Ông là người gốc Trung Đông, sang La Mã bào chế thuốc cho Hoàng gia. Ông đã để lại 500 tác phẩm về y học, trong đó có tập sách dành cho việc phân loại thuốc có ghi chi tiết về cách pha chế một số dạng thuốc. Từ đó, ông được coi là người sáng lập ra môn Bào chế học và người ta đã lấy tên ông để đặt tên cho môn học (Pharmacie Galenique).
- 6 Từ thế kỷ thứ XIX, do sự phát triển của các ngành khoa học liên quan như vật lý, hóa lý, sinh học…Ngành dược nói chung và kỹ thuật bào chế nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ. Một loạt các dạng thuốc mới ra đời: thuốc tiêm, thuốc viên nén, nang mềm,…Lý thuyết về bào chế đã được xây dựng trên cơ sở khoa học do vận dụng thành tựu của các môn khoa học cơ bản và cơ sở. Ngành công nghiệp dược phẩm ra đời. Sau đại chiến thế giới lần thứ 2, do có sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên phạm vi toàn thế giới, ngành bào chế quy ước đã đạt được đỉnh cao. Hàng loạt biệt dược được sản xuất ở quy mô công nghiệp ra đời với máy móc hiện đại có năng suất cao (máy dập viên quay tròn, máy đóng nang, máy đóng hàn ống tiêm tự động…) có hình thức trình bày đẹp, hấp dẫn đã thay thế dần các chế phẩm pha chế theo đơn hoặc bào chế ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên cũng bắt đầu từ những năm 60, người ta nhận thấy rằng một dạng thuốc có hình thức đẹp, chưa chắc đã có tác dụng tốt. Những nghiên cứu bắt đầu từ Mỹ cho thấy một loạt biệt dược tuy cùng một dạng thuốc, có hàm lượng dược chất như nhau (tương đương về bào chế), nhưng đáp ứng sinh học lại không giống nhau (không tương đương về sinh học). Đi sâu nghiên cứu nguyên nhân của những hiện tượng không tương đương này đã hình thành nên môn sinh dược học (biopharmacy). Sinh dược học bào chế đã nhấn mạnh vai trò của tá dược, của kỹ thuật bào chế, của bao bì đối với sinh khả dụng của thuốc, từ đó đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp tá dược, công nghiệp bao bì. Hàng loạt tá dược mới và bao bì mới ra đời đã nâng cao chất lượng của các chế phẩm bào chế. Việc ra đời của sinh dược học (SDH) đã đánh dấu một giai đoạn chuyển tiếp từ bào chế quy ước sang bào chế hiện đại. Trong bào chế hiện đại, chất lượng của dạng thuốc không chỉ được đánh giá về mặt lý – hóa học mà còn được đánh giá về phương diện giải phóng và hấp thu dược chất (sinh khả dụng). Nhiều dạng thuốc có sinh khả dụng (SKD) cải tiến đã ra đời: thuốc tác dụng kéo dài, thuốc giải phóng có kiểm soát, thuốc giải phóng theo chương trình…Đây là những hệ điều trị có khả năng duy trì nồng độ thuốc trong máu trong vùng điều trị một khoảng thời gian khá dài nhằm nâng cao sinh khả dụng của thuốc. Trong những năm gần đây, bào chế hiện đại đang có xu hướng đi vào thế giới siêu nhỏ, chế ra các nanocapsule, nanosphere, liposome, noisome…có kích thước cỡ nanomet…trong những cố gắng nhằm đưa thuốc tới đích. Hiện nay, bên cạnh các biệt dược được sản xuất hàng loạt ở quy mô công nghiệp, hình thức pha chế theo đơn được duy trì để bù đắp cho sự thiếu hụt của sản xuất lớn và để giúp cho việc điều chỉnh thuốc phù hợp với từng cá thể người bệnh trong dược lâm sàng. Ở nước ta, từ lâu nền y dược học cổ truyền đã ra đời và phát triển. Nhiều dạng thuốc cao, đơn, hoàn, tán được dùng khá phổ biến trong nhân dân. Các danh y lớn như Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ XVII) đã có nhiều pho sách lớn mô tả các vị thuốc và các phương pháp chế biến, bào chế các dạng thuốc cổ truyền. Dưới thời Pháp thuộc, trường đại học Y- Dược Đông Dương được thành lập (1902), trong đó có bộ môn Bào chế (1935). Nhiều biệt dược được đưa vào nước
- 7 ta, một số cửa hàng pha chế theo đơn ra đời ở các thành phố lớn, pha chế các dạng thuốc thông thường: thuốc bột, thuốc nước, thuốc mỡ,… Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, “Viện khảo cứu và chế tạo dược phẩm” thuộc Cục Quân Y được thành lập để nghiên cứu và sản xuất thuốc bằng nguyên liệu ở trong nước. Ngành bào chế đã có những đóng góp đáng kể trong việc pha chế thuốc cung cấp cho bộ đội và nhân dân. Sau hòa bình lập lại, nhiều xí nghiệp dược phẩm (XNDP) trung ương được thành lập. Các khoa dược bệnh viện cũng pha chế nhiều loại thuốc, nhất là các loại dịch truyền. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng loạt các XNDP địa phương ra đời, tạo thành một mạng lưới pha chế, sản xuất thuốc rộng khắp, đảm bảo được việc tự túc nhu cầu thuốc phục vụ cho chiến đấu và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Sau khi thống nhất đất nước, nhất là từ ngày có chính sách đổi mới, nhiều XNDP đã tích cực đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ. Nhiều thiết bị và kỹ thuật mới được đưa vào nước ta: máy dập viên năng suất cao, máy đóng nang, máy ép vỉ, máy bao màng mỏng tự động, máy tạo hạt tầng sôi, máy đóng hàn ống tiêm tự động…Do vậy, dạng bào chế đã thực sự được đổi mới về hình thức. Tuy vậy, ngành bào chế nước ta vẫn chỉ là bào chế quy ước. Thuốc chỉ mới được đánh giá về mặt cơ, lý – hóa học chứ chưa có chỉ tiêu về SKD và tương đương sinh học. Các tá dược mới chưa được sử dụng một cách rộng rãi, còn khá nhiều XNDP chưa đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất (GMP). Việc pha chế theo đơn hầu như bị bỏ quên. 3. Mục tiêu học tập môn Bào chế học Trên thực tế, dược chất ít khi được dùng trực tiếp cho người bệnh, bào chế là quá trình chuyển dược chất thành dạng thuốc để người bệnh dễ dàng tiếp nhận thuốc. Môn Bào chế học, giúp người học đạt được các mục tiêu: - Trình bày được thành phần chính của dạng thuốc - Nêu được nguyên tắc bào chế và cấu tạo của dạng thuốc - Pha chế được các dạng thuốc thông thường - Nêu được tiêu chuẩn chất lượng của dạng thuốc và cách đánh giá - Đánh giá được độ ổn định của dạng thuốc - Giải thích được cách đóng gói, bảo quản dạng thuốc - Hướng dẫn đúng cách dùng - Giúp thầy thuốc và người bệnh lựa chọn được thuốc tốt Từ trước, trong bào chế, nhiệm vụ của người dược sỹ chủ yếu là pha chế theo đơn của thầy thuốc và cấp phát cho người bệnh, do đó họ thường đi sâu vào việc rèn luyện các thủ thuật pha chế và kỹ năng thao tác chuyên môn. Hiện nay trong công nghiệp bào chế, việc sản xuất đã được tự động hóa ở mức độ cao, vai trò của người dược sỹ trong sản xuất chủ yếu là: - Thiết kế dạng thuốc cho phù hợp với đối tượng điều trị - Xây dựng công thức bào chế thích hợp nhất cho dạng thuốc - Triển khai và kiểm soát quá trình sản xuất theo quan điểm sản xuất tốt để đảm bảo chất lượng của dạng thuốc, trong đó đặc biệt lưu ý đến chất lượng sinh dược học.
- 8 4. Vị trí của môn Bào chế Bào chế là môn học kỹ thuật, ứng dụng thành tựu của nhiều môn học cơ bản, cơ sở và nghiệp vụ ngành. Ví dụ: - Toán tối ưu được ứng dụng để thiết kế, thẩm định công thức và quy trinh bào chế các dạng thuốc, thẩm định quy trình phân tích dược chất trong dạng bào chế. - Vật lý, hóa học được vận dụng để đánh giá tiêu chuẩn nguyên liệu và chế phẩm bào chế, để nghiên cứu độ ổn định, tuổi thọ của thuốc, để đánh giá sinh khả dụng, tương đương sinh học của thuốc, lựa chọn đồ bao gói và điều kiện bảo quản. - Dược liệu, dược học cổ truyền được vận dụng trong việc chế biến, đánh giá chất lượng các chế phẩm bào chế đi từ dược liệu. - Sinh lý – giải phẫu, dược động học được vận dụng để nghiên cứu các giai đoạn sinh dược học của thuốc (vấn đề giải phóng, hòa tan và hấp thu dược chất từ dạng bào chế). - Dược lực, dược lâm sàng ứng dụng để phối hợp dược chất trong dạng bào chế, để hướng dẫn cho bệnh nhân sử dụng chế phẩm bào chế hợp lý, an toàn và hiệu quả. - Các quy chế, chế độ về hoạt động chuyên môn nghề nghiệp được vận dụng trong thiết kế, xin phép sản xuất và lưu hành chế phẩm bào chế. 5. Một số khái niệm hay dùng trong bào chế 5.1. Dạng thuốc (dạng bào chế) Dạng thuốc là hình thức trình bày của dược chất để đưa dược chất đó vào cơ thể với mục đích tiện dùng, dễ bảo quản và phát huy tối đa tác dụng điều trị của dược chất. Ví dụ: + Dạng thuốc lỏng: dung dịch uống (dung dịch thật, dung dịch keo, siro thuốc, potio, elixir…), dung dịch dùng ngoài, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi,… + Dạng thuốc rắn: viên nén, nang cứng, thuốc bột, thuốc cốm,… + Dạng thuốc bán rắn: mỡ, kem, gel để bôi xoa ngoài da, hệ điều trị qua da (dán ngoài da), thuốc đặt (trực tràng hoặc âm đạo),… + Một số dạng thuốc đặc biệt như thuốc phun mù, xông hít,… - Thành phần của một dạng bào chế thường bao gồm: + Dược chất: chất có hoạt tính, bao gồm các chất có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ, sinh học, thực vật, động vật. + Tá dược: chất không có hoạt tính, đóng vai trò hình thành dạng thuốc và góp phần làm ổn định, làm tăng sinh khả dụng của dược chất. + Bao bì đóng gói trực tiếp như: chai, lọ, ống, tuýp chế tạo bằng kim loại hoặc polymer; màng nhôm, màng polyvinyl clorid, vỏ nang,… Dạng thuốc có thể được phân loại theo nhiều cách: - Theo thể chất - Theo đường dùng và cách dùng - Theo nguồn gốc công thức - Theo cấu trúc hệ phân tán 5.2. Chế phẩm Là sản phẩm bào chế nói chung của một hay nhiều dược chất.
- 9 Ví dụ: Vitamin C có chế phẩm viên nén, thuốc tiêm. Trong viên nén lại có nhiều chế phẩm có hàm lượng và cách bào chế khác nhau (viên trần, viên bao, viên sủi bọt…). Trong nhiều trường hợp, chế phẩm bào chế chỉ là môt sản phẩm trung gian để bào chế các dạng thuốc khác (cao thuốc, vi nang, pellet…). 5.3. Biệt dược Là chế phẩm bào chế lưu hành trên thị trường với tên thương mại do nhà sản xuất đặt ra và giữ bản quyền nhãn hiệu hàng hóa. 5.4. Sinh dược học Sinh dược học là môn học nghiên cứu các yếu tố thuộc về lĩnh vực bào chế và thuộc về người dùng thuốc ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dược chất từ một chế phẩm bào chế trong cơ thể nhằm nâng cao hiệu quả điều trị của chế phẩm đó. 5.5. Sinh khả dụng Sinh khả dụng của thuốc là đại lượng biểu thị tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ một chế phẩm bào chế vào tuần hoàn chung một cách nguyên vẹn và đưa đến nơi tác dụng. GHI NHỚ: - Bào chế học là môn học nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật thực hành về pha chế, sản xuất các dạng thuốc; về tiêu chuẩn chất lượng, cách đóng gói và bảo quản các dạng thuốc đó nhằm phát huy cao nhất hiệu lực điều trị của thuốc, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người dùng và đáp ứng được hiệu quả kinh tế. - Vị trí của môn Bào chế: Bào chế là môn học kỹ thuật, ứng dụng thành tựu của nhiều môn học cơ bản, cơ sở và nghiệp vụ ngành. - Mục tiêu học tập môn Bào chế học + Trình bày được thành phần chính của dạng thuốc + Nêu được nguyên tắc bào chế và cấu tạo của dạng thuốc + Pha chế được các dạng thuốc thông thường + Nêu được tiêu chuẩn chất lượng của dạng thuốc và cách đánh giá + Đánh giá được độ ổn định của dạng thuốc + Giải thích được cách đóng gói, bảo quản dạng thuốc + Hướng dẫn đúng cách dùng + Giúp thầy thuốc và người bệnh lựa chọn được thuốc tốt - Một số khái niệm hay dùng trong bào chế: dạng thuốc, dược chất, tá dược, chế phẩm, biệt dược, sinh dược học, sinh khả dụng. LƯỢNG GIÁ Chọn phương án trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu cho các câu test từ câu 01 đến câu 07: Câu 1. Căn cứ vào nguồn gốc công thức, dạng thuốc được chia làm: A. Thuốc lỏng, thuốc rắn và thuốc bán rắn B. Thuốc để uống, thuốc dùng ngoài, thuốc tiêm C. Thuốc pha chế theo công thức, thuốc pha chế theo đơn D. Thuốc thuộc hệ phân tán đồng thể, thuốc thuộc hệ phân tán dị thể và thuốc thuộc hệ phân tán cơ học.
- 10 Câu 2. Sinh dược học là môn học nghiên cứu các yếu tố thuộc về lĩnh vực bào chế và thuộc về người dùng thuốc ảnh hưởng đến quá trình …….dược chất từ một chế phẩm bào chế trong cơ thể nhằm nâng cao hiệu quả điều trị của chế phẩm đó. A. Hấp thu B. Phân bố C. Thải trừ D. Chuyển hóa Câu 3. Sinh khả dụng của thuốc là đại lượng biểu thị tốc độ và mức độ ….dược chất từ một chế phẩm bào chế vào tuần hoàn chung một cách nguyên vẹn và đưa đến nơi tác dụng. A. Hấp thu B. Phân bố C. Thải trừ D. Chuyển hóa Câu 4. Cách phân loại theo cấu trúc hệ phân tán, các dạng bào chế được chia làm: A. Hệ cơ học, hệ đồng thể, hệ dị thể B. Dạng thuốc lỏng, thuốc rắn, thuốc bán rắn C. Thuốc uống, thuốc dùng ngoài, thuốc tiêm Câu 5. Cách phân loại theo thể chất, các dạng thuốc được chia làm: A. Hệ cơ học, hệ đồng thể, hệ dị thể B. Dạng thuốc lỏng, thuốc rắn, thuốc bán rắn C. Thuốc uống, thuốc dùng ngoài, thuốc tiêm Câu 6. Trong bào chế, dạng thuốc bán rắn gồm có: A. Thuốc đặt (trực tràng hoặc âm đạo) B. Thuốc mỡ C. Kem, gel D. Cả A, B và C Câu 7. Sau khi học xong môn bào chế, người học phải có khả năng: A. Pha chế được các dạng thuốc thông thường B. Đánh giá được độ ổn định của dạng thuốc C. Giải thích được cách đóng gói, bảo quản dạng thuốc D. Cả A, B và C Chọn phương án trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu (A: đúng; B: sai) cho các câu test từ câu 08 đến câu 14: Câu 8. Sau khi học xong môn bào chế, người học phải có khả năng giúp thầy thuốc và người bệnh lựa chọn được thuốc tốt. A. Đúng B. Sai Câu 9. Trong bào chế thuốc, dược chất là chất có hoạt tính, bao gồm các chất có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ, sinh học, thực vật, động vật. A. Đúng B. Sai Câu 10. Bào chế là môn học kỹ thuật, ứng dụng thành tựu của nhiều môn học cơ bản, cơ sở và nghiệp vụ ngành.
- 11 A. Đúng B. Sai Câu 11. Một trong những mục tiêu học tập môn bào chế học là nêu được nguyên tắc bào chế và cấu tạo của dạng thuốc. A. Đúng B. Sai Câu 12. Trong bào chế thuốc, tá dược là chất có hoạt tính, góp phần làm ổn định, làm tăng sinh khả dụng của dược chất. A. Đúng B. Sai Câu 13. Biệt dược là chế phẩm bào chế lưu hành trên thị trường với tên thương mại do cơ quan quản lý thuốc đặt ra và giữ bản quyền nhãn hiệu hàng hóa. A. Đúng B. Sai Câu 14. Trong bào chế thuốc, bao bì đóng gói trực tiếp như: chai, lọ, ống, tuýp chế tạo bằng kim loại hoặc polymer; màng nhôm, màng polyvinyl clorid, vỏ nang. A. Đúng B. Sai Chọn phương án trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu cho các câu test từ câu 15 đến câu 20: Câu 15. Sau khi học xong môn bào chế, người học phải có khả năng: A. Đánh giá được độ ổn định của dạng thuốc B. Giải thích được cách đóng gói, bảo quản dạng thuốc C. Hướng dẫn đúng cách dùng D. Giúp thầy thuốc và người bệnh lựa chọn được thuốc tốt E. Cả A, B, C và D Câu 16. Sau khi học xong môn bào chế, người học phải có khả năng: A. Trình bày được thành phần chính của dạng thuốc B. Nêu được nguyên tắc bào chế và cấu tạo của dạng thuốc C. Pha chế được các dạng thuốc thông thường D. Nêu được tiêu chuẩn chất lượng của dạng thuốc và cách đánh giá E. Cả A, B, C và D Câu 17. Trong bào chế, dạng thuốc lỏng gồm có: A. Dung dịch uống B. Dung dịch dùng ngoài C. Thuốc tiêm D. Thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi E. Cả A, B, C và D Câu 18. Trong bào chế, dung dịch uống gồm có: A. Dung dịch thật B. Dung dịch keo C. Siro thuốc D. Potio, elixir E. Cả A, B, C và D
- 12 Câu 19. Sinh khả dụng của thuốc tiêm tĩnh mạch được coi bằng: A. 0% B. 50% C. 80% D. 70% E. 100% Câu 20. Trong bào chế, dạng thuốc rắn gồm có: A. Viên nén, nang cứng, thuốc bột, thuốc đặt B. Viên nén, nang cứng, thuốc mỡ, thuốc cốm C. Viên nén, nang cứng, thuốc đặt, thuốc cốm D. Viên nén, thuốc mỡ, thuốc đặt, thuốc cốm E. Viên nén, nang cứng, thuốc bột, thuốc cốm TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ Y tế, Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc tập 1, Hà Nội, NXB Y học, 2016. 2. Bộ Y Tế, Dược điển Việt Nam 5, Hà Nội, NXB Y Học, 2018.
- 13 BÀI 2 DUNG DỊCH THUỐC GIỚI THIỆU: Bài 2 giới thiệu tổng quan về dung dịch thuốc, về khái niệm, ưu nhược điểm, thành phần, độ tan, dung môi, và kỹ thuật điều chế dung dịch thuốc. Và vận dụng được kiến thức đã học vào trong bào chế hướng dẫn sử dụng dung dịch thuốc hợp lý hiệu quả. MỤC TIÊU - Trình bày được khái niệm, ưu nhược điểm, phân loại của dung dịch thuốc. - Trình bày được đặc điểm các thành phần chính của dung dịch thuốc. - Trình bày được kỹ thuật pha chế - sản xuất dung dịch thuốc. - Trình bày được một số tiêu chuẩn chất lượng chính của dung dịch thuốc. - Mô tả được trình tự bào chế một số công thức dung dịch thuốc thường gặp. NỘI DUNG: 1. Đại cương về dung dịch thuốc 1.1. Khái niệm Dung dịch thuốc (DDT) là những chế phẩm lỏng, trong suốt, chứa một hay nhiều dược chất hòa tan trong một dung môi hoặc một hỗn hợp dung môi. 1.2. Ưu, nhược điểm 1.2.1. Ưu điểm - Dược chất được hấp thu nhanh hơn so với các dạng thuốc rắn. - Một số dược chất (Kali clorid, Natri bromid, Aspirin..) khi uống dưới dạng dung dịch ít gây kích ứng niêm mạc hơn khi dùng dưới dạng thuốc rắn, do thuốc được pha loãng ngay vào dịch tiêu hóa và dễ khuếch tán trên diện rộng bề mặt niêm mạc. - Dễ nuốt hơn khi uống viên nén hay viên nang cứng. - Dung dịch thuốc là một hệ thống đồng nhất nên việc chia liều chính xác hơn khi chia liều hỗn dịch thuốc. 1.2.2. Nhược điểm - Khi bào chế thành dung dịch, dược chất thường kém ổn định hơn khi bào chế ở dạng thuốc rắn (các phản ứng thủy phân, oxy hóa, phản ứng tạo phức, cũng như sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc,… có thể là nguyên nhân phân hủy dược chất). - Một số dung dịch thuốc có mùi vị khó chịu rất khó uống khi sử dụng. - Các dung dịch thuốc thường được đóng trong chai, lọ có thể tích cồng kềnh, dễ vỡ nên bảo quản và vận chuyển khó khăn hơn so với các dạng thuốc rắn. - Việc chia liều kém chính xác hơn so với các dạng thuốc đã phân liều. 1.3. Phân loại Có nhiều cách phân loại dựa vào các tiêu chí khác nhau 1.3.1. Theo đường dùng - Dung dịch dùng trong: dung dịch thuốc uống, thuốc tiêm - Dung dịch dùng ngoài: dung dịch bôi, xoa, đắp; súc miệng; nhỏ mắt, mũi, tai; thụt, rửa,... 1.3.2. Theo bản chất dung môi
- 14 - Dung dịch nước: dung môi là nước - Dung dịch dầu: dung môi là dầu - Dung dịch cồn: dung môi là cồn - Dung dịch glycerin: dung môi là glycerin 1.3.3. Theo cấu trúc hóa lý của dung dịch - Dung dịch thật (kích thước phân tử < 0,001µm, thấu quang): dễ phân bố, dễ lọc - Dung dịch cao phân tử (kích thước phân tử lớn): khó lọc - Dung dịch keo (siêu vi dị thể: kích thước phân tử từ 0,001µm đến 0,1µm) 1.3.4. Theo tên gọi quy ước - Potio chính tên - Elixir - Thuốc nước chanh - Siro thuốc Ngoài ra còn có thể phân loại dung dịch thuốc theo xuất xứ công thức pha chế (dung dịch dược dụng và dung dịch pha chế theo đơn); theo trạng thái tập hợp (rắn/lỏng, lỏng/lỏng, khí/lỏng),… 2. Thành phần của dung dịch thuốc Các DDT gồm có các thành phần: Dược chất, dung môi, các chất phụ và bao bì. 2.1. Dược chất (DC) - Rất đa dạng về nguồn gốc và tác dụng dược lý. - Yêu cầu: Đạt các chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu. Khi pha dung dịch thuốc, dược chất phải tan hoàn toàn trong dung môi. 2.2. Dung môi Dung môi là các chất lỏng thường chiếm tỉ lệ cao trong thành phần dung dịch thuốc. Các dung môi thường dùng là Nước, Ethanol, Glycerin, dầu thực vật, dầu Prafin,… 2.2.1. Nước tinh khiết Dung môi thông dụng, được sử dụng rộng rãi nhất: rẻ, không độc, hòa tan nhiều dược chất phân cực 2.2.2. Ethanol - Diện hòa tan rộng hơn nước (hòa tan cả DC ít phân cực: tinh dầu) - Tăng độ tan và hạn chế thủy phân DC - Trộn lẫn với nước, glycerin ở bất kỳ tỉ lệ nào - Có tác dụng dược lý riêng, dễ bay hơi, cháy nổ. 2.2.3. Glycerin - Hòa tan 1 số dược chất ít phân cực, là dung môi tốt cho tanin, cao mềm,.. - Trộn lẫn với cồn, nước ở bất kỳ tỉ lệ nào. - Độ nhớt cao, háo ẩm, dễ bắt dính da, niêm mạc - Có tác dụng sát khuẩn (25%) 2.2.4. Propylen glycol (PG) - Hòa tan các chất ít tan hoặc không tan trong nước (chất màu, tinh dầu, nhựa...). - Khan nước, trộn lẫn được với nước. - Tăng độ ổn định dược chất dễ bị thủy phân - PG cải thiện tính thấm qua màng sinh học của dược chất thấm kém
- 15 2.2.5. Dầu thực vật - Hòa tan DC không phân cực: chất béo, tinh dầu; Vitamin A, D, E; alcaloid dạng base, hormon,... - Cơ thể hấp thu được: dùng dầu lạc, dầu vừng, dầu dừa, dầu thầu dầu, dầu oliu, dầu hướng dương,… - Dễ bị ôi khét (phải thêm chất chống oxy hóa: BHA, BHT,...), bị nhiễm khuẩn. - Độ nhớt cao, khó lọc. 2.2.6. Dầu parafin - Hòa tan các chất không phân cực (tinh dầu, chất béo,...) - Độ nhớt cao, dễ bắt dính da và niêm mạc. - Không hấp thu - Rất bền về hóa học - Dùng để pha dầu xoa: hòa tan, giữ thuốc trên da, hạn chế kích ứng da,… 2.3. Các chất phụ 2.3.1. Chất chống oxy hoá - DD nước: dùng Acid ascorbic, Natri methabisulfit, Natri bisulfit, Natri sulfit, EDTA, Acid citric. - DD dầu: dùng Vitamin E, BHA, BHT 2.3.2. Chất bảo quản Nước Cloroform, Nipasol, Nipagin, Acid benzoic, Natri benzoat, Acid salicylic, Ethanol (>15%),... 2.3.3. Các chất màu, chất thơm Chỉ dùng những chất màu, chất thơm được phép dựng cho thuốc và thực phẩm 2.3.4. Các chất làm tăng độ tan Tạo dẫn chất dễ tan nhưng không làm thay đổi tác dụng dược lý của dược chất Ví dụ: KI làm tăng độ tan của Iod trong điều chế cồn Iod 2.3.5. Các chất điều chỉnh pH Dùng acid, base, hệ đệm 2.3.6. Các chất làm ngọt Thường dùng Glucose, Saccarose, Sorbitol, Aspartam.,... - Trộn lẫn với cồn, nước ở bất kỳ tỉ lệ nào. - Độ nhớt cao, háo ẩm, dễ bắt dính da, niêm mạc - Có tác dụng sát khuẩn (25%) 2.4. Bao bì Bao bì đựng các dung dịch thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thuốc đựng trong đó. Bao bì có thể là thủy tinh hoặc chất dẻo và phải đạt các yêu cầu chất lượng theo quy định. Các dung dịch, đặc biệt là các dung dịch chứa dung môi dễ bay hơi, phải bảo quản trong bao bì kín, để nơi mát. Cần xem xét để sử dụng các bao bì tránh ánh sáng khi sự biến đổi hóa học do ánh sáng có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc. 3. Kỹ thuật pha chế dung dịch thuốc 3.1. Chuẩn bị trước khi pha chế 3.1.1. Chuẩn bị cơ sở, dụng cụ, thiết bị pha chế
- 16 Phòng pha chế, bàn pha chế, các dụng cụ và thiết bị máy móc dùng trong pha chế phải được lau, rửa vệ sinh sạch trước và sau khi pha chế theo đúng quy trình thao tác chuẩn đã được quy định. 3.1.2. Chuẩn bị nguyên phụ liệu, bao bì Tất cả các nguyên phụ liệu đầu vào phải được kiểm nghiệm theo đúng tiêu chuẩn đã quy định và chỉ được sử dụng nếu có phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn đã công bố. Bao bì phải được rửa sạch, sấy hoặc làm khô bằng các phương pháp thích hợp. 3.2. Pha chế - sản xuất: 5 giai đoạn 3.2.1. Cân, đong hóa chất và dung môi Cân, đong, hóa chất và dung môi phải đúng khối lượng hay thể tích đã ghi trong công thức. 3.2.2. Hòa tan Chọn phương pháp hòa tan phù hợp với tính chất của từng dược chất, tá dược. Các phương pháp hòa tan được áp dụng: - Hòa tan ở nhiệt độ thường - Hòa tan nóng - Nghiền - Ngâm - Hòa tan chạy vòng (ngâm treo) - Sử dụng chất trung gian làm tăng độ tan - Cho hai chất phản ứng với nhau tạo chất mới dễ tan và có tác dụng dược lý Để hòa tan nhanh, hòa tan hoàn toàn cần chú ý áp dụng một số nguyên tắc hòa tan sau: - Hòa tan các chất ít tan trước rồi mới đến các chất dễ tan. - Với các dung dịch thuốc sử dụng hỗn hợp dung môi để hòa tan các chất khó tan thì phải pha hỗn hợp dung môi trước rồi mới hòa tan dược chất vào trong đó. - Với các dung dịch thuốc sử dụng chất làm tăng độ tan phải hòa tan các chất đó trước rồi mới hòa tan dược chất khó tan. - Với các dung dịch thuốc sử dụng các chất chống oxy hóa, hệ đệm, chất bảo quản thì cần hòa tan các chất nay trước khi hòa tan dược chất - Với các chất khó tan trong nước (như nipagin, nipason..) nhưng tan trong dung môi trung gian như ethanol, thì phải hòa tan các chất này vào dung môi trung gian rồi mới phối hợp vào dung dịch thuốc. - Các chất làm thơm, các chất dễ bay hơi thì nên hòa tan sau cùng. 3.2.3. Kiểm tra bán thành phẩm và điều chỉnh thể tích - Với các dung dịch thuốc có tiêu chuẩn chất lượng quy định về pH, tỷ trọng thì phải đo pH, tỷ trọng và điều chỉnh về giá trị quy định. - Thêm dung môi vừa đủ đến thể tích theo công thức pha chế. - Lấy mẫu đem kiểm nghiệm các tiêu chuẩn quy định. 3.2.4. Lọc - Tùy thuộc tính chất dung dịch thuốc, yêu cầu độ trong mà chọn vật liệu lọc, dụng cụ lọc, phương pháp lọc thích hợp. - Nguyên tắc lọc: nhanh, trong, vô khuẩn 3.2.5. Hoàn chỉnh đóng gói thành phẩm
- 17 - Dung dịch sau khi lọc và kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn sẽ được đóng vào bao bì đã được xử lý. Tùy theo quy mô pha chế và điều kiện về thiết bị, có thể đóng thuốc vào chai lọ bằng phương pháp đóng thủ công, đóng bằng máy đóng bán tự động hoặc máy đóng tự động. - Kiểm tra giới hạn cho phép về thể tích trong quá trình đóng chai - Đóng gói, dán nhãn. 4. Một số dung dịch thuốc uống và dùng ngoài 4.1. Siro thuốc 4.1.1. Định nghĩa, phân loại 4.1.1.1. Định nghĩa Siro là những chế phẩm lỏng, sánh, ngọt, dùng để uống, chứa tỉ lệ đường khá cao (khoảng 64% khối lượng chế phẩm) 4.1.1.2. Phân loại a, Theo thành phần: chia làm 2 loại - Siro đơn: là dung dịch đậm đặc của đường Saccarose trong nước - Siro thuốc: là dung dịch đậm đặc của đường Saccarose trong nước, trong đó có chứa các dược chất hoặc các dịch chiết từ dược liệu. b, Theo cách chế biến - Siro chế nóng - Siro chế nguội 4.1.2. Tính chất của siro 4.1.2.1. Thể chất: Lỏng, sánh, vị rất ngọt. 4.1.2.2. Tỷ trọng - Ở 200C : d = 1,32 hoặc 350 Bome. - Ở 1050C: d = 1,26 hoặc 260 Bome. - Một số trường hợp đặc biệt: Siro Gôm (d = 1,33), siro Iodotanic (d = 1,30) ở 200C. 4.1.2. Kỹ thuật điều chế siro thuốc 4.1.2.1. Phối hợp dược chất hoặc dung dịch dược chất vào siro đơn a, Áp dụng - Các siro thuốc có dược chất dễ tan trong siro đơn - Các dược chất độc cần phải hòa tan trong một dung môi thích hợp sau đó phối hợp vào siro đơn, đảm bảo đúng hàm lượng dược chất. b, Các giai đoạn tiến hành ● Điều chế siro đơn Có 2 phương pháp: Phương pháp hòa tan nóng: - Đun sôi đường với nước theo tỷ lệ: Rp: Saccarose 165 g Nước cất 100 ml - Ưu điểm + Nhanh + Tiết kiệm đường - Nhược điểm + Siro bị vàng
- 18 + Đường bị thủy phân 1 phần tạo ra đường đơn có tính khử (Glucose, Fructose). - Lưu ý: không nên đun sôi quá lâu Phương pháp hòa tan nguội - Hòa tan đường và nước theo tỷ lệ: Rp: Saccarose 180 g Nước cất 100 ml - Ưu điểm + Siro không bị vàng + Đường Saccarose không bị thủy phân - Nhược điểm + Chậm + Tốn nhiều đường hơn - Lưu ý: cần đong đường và nước thật chính xác vì sau khi điều chế không được cô đặc siro. ● Chuẩn bị dung dịch dược chất (nếu có): Đảm bảo các dược chất đã được hòa tan hoàn toàn, trộn đều đồng nhất trong siro thuốc. ● Hòa tan dược chất, phối hợp dung dịch dược chất vào siro đơn. ● Kiểm tra chất lượng, đóng lọ, dán nhãn 4.1.2.2. Hòa tan đường vào dung dịch thuốc a, Chuẩn bị dung dịch dược chất b, Hòa tan đường vào dung dịch dược chất: Đường có thể được hòa tan nóng hoặc ở nhiệt độ thường vào dung dịch dược chất c, Kiểm tra nồng độ đường và điều chỉnh đến nồng độ quy định Cách xác định nồng độ đường trong siro: Nồng độ đường trong siro có thể được xác định bằng cách đo tỷ trọng, do có bảng tương quan giữa nồng độ - tỷ trọng Tỷ trọng của siro đơn và nồng độ đường ở 150C Nồng độ đường (%) Tỷ trọng siro 65 1,3207 64 1,3146 60 1,2906 55 1,2614 - Để xác định tỷ trọng → dùng tỷ trọng kế hoặc phù kế (phù kế Bome) Điều chỉnh nồng độ đường của siro đến đúng độ quy định - Nếu siro có nồng độ thấp hơn so với quy định → tiếp tục cô đến nồng độ quy định (với siro chế nóng). - Nếu siro đậm đặc hơn quy định: pha loãng bằng nước. Cách tính lượng nước cần thêm vào siro có nồng độ cao quá quy định như sau (tính ra gam). + Nếu dùng phù kế Bome để đo, áp dụng công thức sau: E = 0,033 . S . D Trong đó: E là khối lượng nước cần thêm vào (gam) S là khối lượng siro đậm đặc cần pha loãng (gam) D là độ Bome chênh lệch (vượt quá 350) + Nếu dùng tỷ trọng kế để đo, áp dụng công thức sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Công nghệ bào chế dược phẩm (Dùng cho đào tạo dược sĩ đại học): Phần 1 - Hoàng Minh Châu (chủ biên)
168 p | 758 | 247
-
Giáo trình Pháp chế dược (Dành cho đào tạo Cao đẳng)
220 p | 232 | 31
-
Dược vị Y Học: THUỐC BÀO CHẾ MẪU
8 p | 118 | 16
-
Giáo trình Dược liệu (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
177 p | 27 | 11
-
Giáo trình Bào chế (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
171 p | 12 | 6
-
Giáo trình Bào chế (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
280 p | 14 | 6
-
Giáo trình Một số dạng bào chế đặc biệt - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
70 p | 26 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc-I (Ngành: Dược - CĐ) - Trường cao đẳng Bình Phước
191 p | 8 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc-II (Ngành: Dược - CĐ) - Trường cao đẳng Bình Phước
233 p | 8 | 4
-
Giáo trình Bảo quản thuốc - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
61 p | 6 | 3
-
Giáo trình Thực hành dược khoa (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
45 p | 24 | 2
-
Giáo trình Sinh học - di truyền (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
86 p | 1 | 1
-
Giáo trình Hóa đại cương - vô cơ (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
153 p | 1 | 1
-
Giáo trình Dược lý 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
273 p | 1 | 1
-
Giáo trình Dược lý (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
391 p | 3 | 1
-
*Giáo trình Sinh học - di truyền (Ngành: Phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
86 p | 0 | 0
-
Giáo trình Dược lý (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
378 p | 0 | 0
-
Giáo trình Dược lý (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
320 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn