intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc-II (Ngành: Dược - CĐ) - Trường cao đẳng Bình Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:233

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc-II với mục tiêu giúp các bạn sinh viên nghiên cứu dạng bào chế bảo đảm tính hiệu nghiệm, tính không độc hại, và độ bền vững của thuốc; Thực hành được các dạng bào chế cơ bản, các quy trình cụ thể ngay tại phòng thực hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc-II (Ngành: Dược - CĐ) - Trường cao đẳng Bình Phước

  1. UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÌNH PHƯỚC GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT BÀO CHẾ VÀ SINH DƯỢC HỌC CÁC DẠNG THUỐC - II NGÀNH: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… .... của …………………………………..) Bình Phước, năm 2020 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Bào chế học là môn học nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và kỹ thuật thực hành về pha chế, sản xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản các dạng thuốc và các chế phẩm bào chế để có hoạt tính trị liệu tốt nhất và ít tác dụng không mong muốn nhất. Giáo trình được biên soạn căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu đào tạo, khối lượng thời gian của môn Bào chế trong chương trình đào tạo Dược sĩ cao đẳng hệ chính quy. Cấu trúc trong từng bài gồm 2 phần: mục tiêu, nội dung, cuối mỗi chương là các câu hỏi tự lượng giá. Phần mục tiêu xác định rõ các vấn đề sinh viên phải thực hiện được sau khi học, phần nội dung cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đến dạng thuốc, kỹ thuật bào chế, tiêu chuẩn chất lượng cũng như các thông tin về sinh dược học của dạng thuốc đó. Để học tập có kết quả, sinh viên phải: - Xác định rõ mục tiêu từng chương, từng bài. - Thực hiện được các yêu cầu mà mục tiêu đã đề ra. - Sau khi học, cần tự kiểm tra kiến thức bằng cách trả lời các câu hỏi tự lượng giá. - Liên kết với phần thực hành để ứng dụng các kiến thức đã học trong bào chế các dạng thuốc. Để dễ dàng tiếp thu bài học cũng như để hiểu biết toàn diện và chi tiết hơn, sinh viên phải dự giờ giảng và đọc thêm tài liệu có liên quan được giới thiệu trong tài liệu tham khảo của môn học. CHỦ BIÊN Ths. Ds. Đinh Vũ Yến 2
  3. MỤC LỤC CHƯƠNG 7. THUỐC KHÍ DUNG ...................................................................... 6 CHƯƠNG 8. THUỐC MỠ ................................................................................. 26 CHƯƠNG 9. KỸ THUẬT BÀO CHẾ CÁC DẠNG THUỐC ĐẶT.................. 58 CHƯƠNG 10. THUỐC BỘT – THUỐC CỐM.................................................. 81 Bài 1. Kỹ thuật bào chế thuốc bột ...................................................................... 81 Bài 2. Thuốc cốm ............................................................................................... 92 CHƯƠNG 11. THUỐC VIÊN ............................................................................ 97 Bài 1. Kỹ thuật bào chế thuốc viên nén ............................................................. 97 Bài 2. Kỹ thuật bào chế thuốc viên tròn ........................................................... 133 Bài 3. Kỹ thuật điều chế viên bao .................................................................... 146 CHƯƠNG 12. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC NANG ................................ 167 CHƯƠNG 13. TƯƠNG KỴ TRONG BÀO CHẾ ............................................ 188 CHƯƠNG 14. CÁC DẠNG THUỐC ĐẶC BIỆT ........................................... 200 CHƯƠNG 15. GMP – THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC GOOD MANUFACTURING PRACTICE – GMP....................................................... 208 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 233 3
  4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KỸ THUẬT BÀO CHẾ VÀ SINH DƯỢC HỌC CÁC DẠNG THUỐC - II Mã môn học: BCP.C.33.31 Số tín chỉ: 3/ 3 Thời gian thực hiện môn học: 135 giờ Trong đó: Lý thuyết: 43 giờ; Thực hành: 80 giờ; Kiểm tra: 12 giờ I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Bào chế là môn học cơ sở trong chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng. - Tính chất: Cung cấp cho sinh viên thuộc đối tượng cao đẳng dược các kiến thức cơ bản về ý nghĩa của sinh dược học trong bào chế các dạng thuốc, các đặc điểm, các yêu cầu và các yếu tố sinh dược học ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trị liệu của từng dạng thuốc, cách sử dụng các tá dược thông dụng, các thiết bị chủ yếu, tính toán, lựa chọn nguyên liệu bào chế các dạng thuốc.… Từ đó sinh viên có được các phương pháp và kỹ thuật điều chế các dạng thuốc, đánh giá chất lượng từng dạng thuốc. Giúp sinh viên rèn luyện được các kỹ năng và tác phong nghề như thận trọng, tỷ mỉ chính xác, khách quan, trung thực và vệ sinh. 4
  5. II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Nghiên cứu quy trình chế biến, bào chế các dạng thuốc để tìm cho mỗi hoạt chất một dạng thuốc thích hợp nhất cho việc điều trị một bệnh xác định. + Hiểu và biết sử dụng tá dược phù hợp cần thiết cho dạng thuốc. + Sử dụng và đổi mới trang thiết bị phục vụ chế biến, bào chế, … + Nghiên cứu dạng bào chế bảo đảm tính hiệu nghiệm, tính không độc hại, và độ bền vững của thuốc. + Thực hành được các dạng bào chế cơ bản, các quy trình cụ thể ngay tại phòng thực hành. Về kỹ năng: + Vận dụng những kiến thức về bào chế áp dụng vào việc thực hiện những kỹ thuật pha chế cơ bản. + Sử dụng thuần thục và đúng kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị trong pha chế Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Hình thành và rèn luyện tác phong thận trọng, tỷ mỉ, chính xác và khách quan trong pha chế. 5
  6. CHƯƠNG 7. THUỐC KHÍ DUNG MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được nguyên tắc hoạt động, phân loại và ưu nhược điểm của thuốc khí dung. 2. Nêu được 5 thành phần cấu tạo chung của thuốc khí dung. 3. Trình bày được nguyên tắc sản xuất thuốc khí dung. 4. Nêu được yêu cầu chất lượng chính của thuốc khí dung. 5. Hướng dẫn sử dụng đúng các loại thuốc khí dung trên cơ sở hiểu biết về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của dạng thuốc. NỘI DUNG 1. Đại cương 1.1. Định nghĩa và đặc điểm 1.1.1. Định nghĩa: Thuốc khí dung (Pharmaceutical Aerosols) là dạng bào chế mà trong quá trình sử dụng dược chất được phun thành những hạt nhỏ với kích thước thích hợp, do thuốc được nén qua đầu phun bởi một luồng khí đẩy ở áp suất cao để tới nơi tác dụng, như trên da, tóc, niêm mạc mũi họng, phổi,... 1.1.2. Đặc điểm và tên gọi: Đặc điểm nổi bật của thuốc khí dung là khi sử dụng, hoạt chất được phân tán đều dưới dạng hạt mịn ở thể lỏng, keo hoặc bột với kích thước phù hợp trong khí đẩy. Kiểu phân tán hạt treo lơ lửng trong khí gọi là trạng thái khí dung hay sol - khí. Hạt thuốc có thể là dung dịch, bột mịn, hoặc những tập hợp phức tạp khác, nên thuốc còn có những tên tương ứng để phân biệt như: - Thuốc phun mù: Hạt thuốc ở thể rắn như hạt bụi trong khí (smog), ví dụ 6
  7. thuốc khí dung chứa oxytetracyclin, hydrocortison, fusafungin,... - Thuốc phun sương: Hạt thuốc ở thể lỏng hay dung dịch, tương tự kiểu hạt sương trong không khí (mist). Ví dụ: thuốc phun sương chứa oxymetazolin, adrenalin, theophyllin, lidocain,... - Thuốc phun keo: Hạt thuốc ở thể keo, lỏng, có độ nhớt cao, ví dụ: thuốc phun keo collagen, chitosan, povidon,... dùng ngoài da hoặc trên da đầu, tóc hoặc dạng dược - mỹ phẩm keo phun (xịt) làm bóng tóc, dưỡng tóc. Thực tế còn gặp 2 dạng thuốc khác có đặc điểm tương đồng với thuốc khí dung nhưng không đáp ứng với định nghĩa trên, đó là thuốc ống hít và thuốc bọt. Thuốc ống hít là dạng thuốc hoạt chất cũng phân tán trong khí nhưng đạt mức kích thước phân tử, thường dùng qua đường mũi, miệng,… nhờ hoạt chất dễ bay hơi hoặc thăng hoa. Thuốc bọt là dạng thuốc hoạt chất ở thể lỏng, thường là nhũ tương dùng khí đẩy, song thuốc không được phân tán thành hạt nhỏ mà chính khí đẩy lại phân tán trong thuốc thành các bọt khí và tự vỡ nhanh ngay sau khi được đẩy ra khỏi bình chứa, thuốc còn lại ở thể mềm, dễ bám dính, nên thuốc bọt thường dùng ngoài da. 1.2. Phân loại 1.2.1. Theo đường dùng Thuốc dùng ngoài: dùng phun xịt trên da, trên tóc… Thuốc dùng theo đường miệng: chữa bệnh răng miệng, hoặc tác dụng toàn thân: trị hen suyễn, đau nửa đầu. Thuốc dùng theo đường hô hấp: để trị bệnh ở mũi, họng, phổi để gây tê, kháng khuẩn, kháng viêm… Các vị trí khác: thuốc khí dung dùng cho tai, phụ khoa, hậu môn, vệ sinh môi trường… 7
  8. 1.2.2. Theo loại khí đẩy và trạng thái tập hợp của thuốc Theo khí đẩy: thuốc khí dung dùng khí nén là không khí, là khí trơ (khí carbonic, khí nitơ…) hay hỗn hợp khí (n-butan, chloro fluorocarbon – CFC,…). Theo trạng thái tập hợp: với thuốc khí dung hoàn chỉnh, đóng trong bình kín nén khi ở trạng thái bảo quản, thuốc có thể tập hợp thành 2 pha, 3 pha hoặc dạng phức tạp. − Trạng thái 2 pha: gồm pha khí nén và pha lỏng (thuốc dạng dung dịch, hỗn dịch). Pha lỏng gồm các dung môi – chất dẫn thông thường nhưng đặc biệt có thể là chất khí hóa lỏng (khí nén) hoặc hỗn hợp dung môi và khí hóa lỏng. − Trạng thái 3 pha: hình thành khi dùng khí nén hóa lỏng (2 pha). Nếu thuốc không hỗn hòa trong pha khí hóa lỏng, mà nổi lên trên, hoặc chìm xuống dưới sẽ hình thành hệ tập hợp 3 pha. − Trạng thái bọt: hình thành bởi sự phân tán khí đẩy trong thuốc ở thể lỏng hay môi trường liên tục lỏng. Thuốc dạng bọt được bào chế kiểu nhũ tương Dầu trong nước sau đó phân tán vào tướng khí nén, khí sẽ đảo pha hình thành các bọt khí trong tướng dầu, tạo bọt. Bọt được nén trong bình áp suất cao, khi mở van bọt sẽ phun ra và nhanh chóng vỡ để khí thoát ra, để lại nhũ tương thuốc. Loại này thường dùng khí hóa lỏng. 1.2.3. Theo kích thước hạt − Thuốc khí dung thật: hoạt chất phân tán trong các hạt có kích thước rất mịn từ 0,1 – 5m. Loại này sau khi được đẩy khỏi bình chứa, hạt có tốc độ sa lắng chậm, thời gian khuếch tán trong khí của hạt đủ để thuốc tới những vị trí cần thiết trong đường hô hấp và phổi. − Thuốc khí dung thô: hạt thuốc có kích thước từ 5 – 100 m, các hạt thuốc này ngay sau khi được đẩy ra khỏi đầu phun sẽ sa lắng nhanh, nên chủ yếu để trị bệnh ở đường hô hấp trên và những vị trí khác. − Ngoài ra, tùy sự hiện diện của nước hay dung môi còn phân biệt: 8
  9. − Khí dung khô: các hạt thuốc ở trạng thái rắn khô như oxytetracyclin, hydrocortison, streptomycin… − Khí dung ướt: nếu các hạt ở trạng thái ướt hoặc lỏng như adrenalin, ipratropium, theophylin… − Nếu hoạt chất được phân tán siêu mịn từ 0,001 – 0,1 m hay đến gần kích thước phân tử, lúc này thuốc không còn tồn tại hệ dị thể của các hạt trong khí, mà hình thành hệ đồng thể khí hay hơi và được chi phối bởi các quy luật của chất khí, không thuộc hệ khí dung hay khí quy ước. 1.2.4. Theo kỹ thuật tạo khí dung − Thuốc khí dung tạo bằng máy nén khí: dùng cho bệnh viện, tập thể nhiều người bệnh. Được coi như dạng pha chế theo đơn, người bệnh đến cơ sở điều trị để dùng thuốc theo chỉ dẫn. − Thuốc khí dung dùng khí nén đóng sẵn: thuốc được đóng trong chai/ lọ/ bình có gắn van, nén khí trơ hoặc hỗn hợp khí hóa lỏng. Còn gọi là khí dung tự động vì chỉ bấm nút là thuốc được phun ra theo yêu cầu. − Thuốc khí dung dùng piston: đóng chai, bình có gắn van đồng thời với piston, người dùng tự bơm không khí trước khi thuốc được đẩy ra. Tương tự có loại thuốc khí dung đóng trong bơm tiêm với đầu phun thích hợp, tiện dùng cho thuốc phân liều nhỏ dùng một lần như thuốc gây tê, giảm đau, sát trùng vết thương. − Các dạng khác: hộp chứa bột thuốc để hít; thuốc hít có bộ phận nghiền thuốc tạo bột mịn để hít, thuốc khí dung tạo bởi xung động (siêu âm hoặc điện cao tần); khí dung dùng quả bóp hoặc dùng bao bì dẻo xếp nếp để nén bóp. Ngoài ra những kiểu trị liệu cổ truyền như nồi xông, phòng, lều xông hơi thuốc hoặc máy xông hơi, thuốc hút…có thể coi như kiểu khí dung dùng nhiệt độ cao. 9
  10. Hình 7.1. Các trạng thái tập hợp của thuốc khí dung đóng khí nén (1) Trạng thái 2 pha. (2) và (3) Trạng thái 3 pha. (4) Thuốc phun ra khỏi bình. 1.3. Ưu, nhược điểm 1.3.1. Ưu điểm − Sử dụng thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng tạo ra một liều thuốc không cần dùng một dụng cụ trung gian nào khác, đảm bảo vệ sinh. − Thuốc được đóng trong bình kín, không có sự xâm nhập của hơi ẩm, không khí và các vi sinh vật vì vậy thuốc khí dung có độ ổn định cao, tránh được sự phân hủy do các tác nhân hóa học hay tác nhân vi sinh vật. − Với thuốc khí dung có van định liều, đảm bảo sự phân liều chính xác. − Thuốc được phun ra phủ nhẹ lên da hay niêm mạc, hạn chế tối đa các tác động gây kích ứng nơi dùng thuốc. − Thuốc khí dung có thể được dùng thay cho dạng thuốc tiêm đối với một số loại thuốc như hormon (ví dụ insulin), thuốc chống virus…bằng cách xông hít qua đường hô hấp rất thuận tiện cho bệnh nhân. − Thuốc phun có hiệu lực điều trị cao: khi dùng tại chỗ, dược chất được tiếp xúc tốt trên da hay niêm mạc. Khi dùng xông hít qua miệng, mũi vào phổi, thuốc có thể phát huy tác dụng toàn thân do dược chất được hấp thu qua mao mạch dưới lưỡi hay mao mạch phế nang vào máu, tránh được sự 10
  11. phân hủy dược chất ở đường tiêu hóa và ở vòng tuần hoàn qua gan vì thuốc không đi qua đường này. − Nói chung thuốc khí dung sử dụng liều lượng thấp, có thể hạn chế được tác dụng không mong muốn. 1.3.2. Nhược điểm − Kỹ thuật sản xuất tương đối phức tạp, đòi hỏi đồ bao gói bao gồm bình chứa, hệ van, đầu phun…Quá trình đóng nạp chất đẩy đồng thời với quá trình đóng gói hoàn chỉnh tạo bình thuốc kín đòi hỏi thiết bị phức tạp. − Thuốc khí dung sử dụng chất đẩy loại dẫn chất fluorocarbon là chất phá hủy tầng ozon của khí quyển trái đất. Loại chất đẩy là hydrocarbon không có nhược điểm này nhưng lại là các chất dễ gây cháy nổ khi tiếp xúc với nhiệt. − Một số thuốc khí dung dùng tại chỗ khi dùng nhầm vào đường hô hấp có thể gây nguy hiểm chết người. − Thuốc khí dung dùng xông hít vào phổi nếu không có sự phối hợp nhịp hít thở theo đúng yêu cầu sử dụng, liều thuốc sẽ không được hấp thu đầy đủ, không đạt được hiệu lực điều trị mong muốn. 2. Thành phần cấu tạo thuốc khí dung Thuốc khí dung có thể chứa một hay nhiều loại dược chất cùng với chất đẩy, dung môi, chất độn, chất bảo quản, chất làm tăng độ tan, chất ổn định… Các thành phần đặc trưng và quan trọng của thuốc khí dung là chất đẩy, bình chứa, van, đầu phun (nút bấm) và thuốc. 2.1.Chất đẩy Chất đẩy trong thuốc khí dung là các khí nén hoặc khí hóa lỏng, tạo ra áp suất cao trong bình để phun thuốc ra khỏi bình khi bấm mở van. Khí hóa lỏng gồm 2 nhóm là các dẫn xuất của fluorocarbon và các hydrocarbon. Khí nén thường dùng cho thuốc khí dung là nitơ, carbon dioxyd và nitơ oxyd. 11
  12. Các khí hóa lỏng dùng làm chất đẩy cho thuốc khí dung − Khí hóa lỏng có nhiều ưu điểm hơn khí nén về nhiều mặt nên thường được dùng trong các thuốc khí dung yêu cầu chất lượng cao. Bình thuốc khí dung chứa khí hóa lỏng có thể tích gọn nhỏ do khí lỏng có thể giữ được áp suất hằng định trong quá trình sử dụng, đảm bảo độ chính xác phân liều và độ mịn của các tiểu phân. − Khí hóa lỏng còn đóng vai trò tác nhân gây phân tán, là thành phần trong tiểu phân thuốc phun ra từ bình chứa, hơi khí lỏng hóa thoát ra khỏi tiểu phân, làm cho các tiểu phân thuốc tiếp tục bị phân chia nhỏ hơn, trong một số trường hợp riêng có thể tạo bọt xốp. 2.1.1. Các fluorocarbon − Các chất đẩy nhóm fluorocarbon thường được gọi tắt là freon hoặc propellant kèm số ký hiệu để có thể tìm ra công thức hóa học của chúng. Số ký hiệu được quy ước như sau: số ở hàng đơn vị tương ứng với số nguyên tử fluor trong phân tử, số ở hàng chục tương ứng với số nguyên tử hydro cộng 1, số ở hàng trăm tương ứng với số nguyên tử carbon trừ 1, số nguyên tử clo được suy từ hiệu số có trị số trên đảm bảo bão hòa hóa trị của carbon, nếu hợp chất đóng vòng thì thêm chữ C trước các con số, nếu có nhiều đồng phân thì thêm chữ a, b, c đứng sau các con số. Dichloro difluoro methan CCl2F2 (Propellant 12, Freon 12). Dichloro tetrafluoro ethan C2Cl2F4 (Propellant 114, Freon 114). Trichloro monofluoro methan CCl3F (Propellant 11, Freon 11). Chloro difluoro ethan C2H3ClF2 (Propellant 142b). Heptafluoro propan C3HF7 (Propellant 227). Difluoro ethan C2H4F2 (Propellant 152a). Tetrafluoro ethan C2H4F4 (Propellant 134a) 12
  13. − Các dẫn chất fluorocarbon nói chung tương đối trơ về hóa học, ít độc hại và không dễ cháy. Do có những ưu điểm như đã nêu trên chúng được dùng cho các thuốc khí dung xông hít qua mũi hoặc miệng tạo ra các tiểu phân có độ mịn cao để thuốc dễ hấp thu, phát huy hiệu lực điều trị tốt. Tuy nhiên chúng phá hủy tầng ozon của khí quyển trái đất nến bị cấm sử dụng cho các thuốc khí dung thông thường. thuốc khí dung dùng để xông hít qua mũi, qua đường miệng, tạo bọt xốp dùng cho âm đạo chứa các chất sát khuẩn, thuốc khí dung chứa kháng sinh cho phép không áp dụng quy chế này. − Các chất đẩy fluorocarbon thường được dùng phối hợp theo tỷ lệ sao cho đạt được một áp suất hơi thích hợp cho từng chế phẩm thuốc khí dung. 2.1.2. Các chất đẩy là hydrocarbon − Các hydrocarbon được dùng làm chất đẩy có ưu điểm so với các flurocarbon là giá thành rẻ và không gây tác hại đến khí quyển. Tuy nhiên, chúng dễ cháy nổ. Các chất hay dùng là propan, butan và isobutan. Để hạn chế khả năng cháy nổ có thể trộn lẫn với các fluorocarbon hoặc sử dụng bình khí dung có lắp van thích hợp. 2.1.3. Các khí nén dùng làm chất dẩy − Các khí nitơ, dinitơ dioxyd, carbon dioxyd được dùng làm chất đẩy trong thuốc khí dung. Tùy theo bản chất của công thức thuốc và cấu tạo của van, thuốc được phân tán ra khỏi bình tạo thành mù, bọt xốp hoặc thể mềm như thuốc mỡ. − Các khí nén còn có ưu điểm là trơ về mặt hóa học, không phản ứng tương tác với các dược chất trong hệ. Khí nitơ và carbon dioxyd còn có vai trò đẩy loại không khí trong hệ bình thuốc khí dung, làm tăng độ ổn định của thuốc. − Khác với khí hóa lỏng, thuốc khí dung sử dụng khí nén có nhược điểm là khi sử dụng áp lực trong bình sẽ giảm dần nên phân liều không ổn định. 13
  14. 2.2.Bình chứa − Bình chứa thuốc khí dung được làm bằng các vật liệu có khả năng chịu áp suất cao (12,5 – 13,5 atm ở 550C) và không bị chất đẩy hay các thành phần khác của thuốc ăn mòn như kim loại (nhôm, thép không rỉ, thép mạ thiếc), thủy tinh. − Tùy vào loại thuốc khí dung mà bình chứa có dung tích và hình thể khác nhau. 2.3.Van Van làm nhiệm vụ bịt kín bình chứa và phân phối thuốc phun ra khỏi bình tới nơi điều trị nhờ áp suất cao trong bình. Có hai loại van: − Van phun liên tục: là loại khi bấm nút mở van, thuốc được phun ra liên tục, chỉ ngừng khi bỏ tay, nút bấm trở về vị trí van đầu đóng van lại. (a) (b) Hình 7.2. Cấu tạo hình sol – khí dùng khí nén đóng sẵn a-Cấu tạo bình khí dung ở trạng thái van đóng b-Trạng thái van mở 1. Vỏ bình 2. Vòng đệm và lò xo 3. Đầu phun 4. Ống nhúng (mao quản) nhúng trong thuốc 5. Khí nén − Van định liều: là loại van khi bấm nút mở van, thuốc chỉ được phun ra một liều lượng xác định. Cơ sở của việc tạo ra một liều thuốc chính xác là nhờ 14
  15. nguyên tắc van có một khoang trống. kích thước của khoang trống này quyết định lượng thuốc đẩy ra. Van định liều có 2 kiểu cơ bản: kiểu van sử dụng ở thế thẳng đứng và kiểu quay đầu ngược xuống. kiểu van dùng thẳng đứng với ống nhúng nhỏ thường dùng cho thuốc hệ dung dịch. Kiểu van quay ngược thường không có ống nhúng dùng cho hệ thuốc khí dung chứa hỗn dịch, nhũ tương. Hình 7.3. Sơ đồ cấu tạo van định kiểu khóa kép 1. Bình thuốc 2. Khóa 1 3. Buồng định thuốc 4. Khóa 2 5. Đầu nhấn 5a. Trạng thái van đóng: định liều thuốc 5b. trạng thái van mở: phun thuốc 2.4.Đầu phun và nút bấm Đầu phun đồng thời là nút bấm, miệng phun làm nhiệm vụ giải phóng thuốc ra khỏi bình chứa, hướng thuốc phun vào nơi cần điều trị. Đầu phun được gắn liền với hệ van để khi bấm, van sẽ mở ra và cũng nhanh chóng đóng lại khi thôi không bấm nút nhờ lò xo trong van. Có một số loại đầu phun cơ bản như sau: − Đầu khí dung: được sử dụng rộng rãi, có khả năng tạo ra các tiểu phân tương đối nhỏ bằng cách cho hơi đẩy qua các lỗ hở. đầu phun có thể có từ 1 đến 3 lỗ mở có đường kính từ 0,4 đến 1 mm. 15
  16. − Đầu phun tạo bọt xốp: có lỗ thoát tương đối rộng, từ 1,78 đến 3,81 mm và có thể rộng hơn. Các lỗ thoát cho thuốc đi vào một khoang khá rộng sau đó tiếp tục được đẩy ra ngoài qua một miệng phun. − Đầu phun tạo các thuốc thể mềm: phân tán thuốc tạo ra có thể chất mềm như thuốc mỡ, bột nhão, cấu tạo tương tự loại đầu phun bọt xốp. − Các đầu phun đặc biệt: nhiều thuốc khí dung có mục đích sử dụng riêng đòi hỏi các đầu phun có thiết kế hình dáng cấu tạo đặc biệt sao cho thuốc được đưa đến nơi điều trị cần thiết như ở miệng, ở yết hầu, ở mũi, mắt, âm đạo… 2.5.Thuốc Tùy theo đường dùng thuốc, nơi cần điều trị, bản chất của dược chất và chất đẩy sử dụng trong hệ mà cho thêm các tá dược cần thiết vào thuốc và bào chế thuốc thành dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương…để đóng nạp vào bình thuốc. 3. Nguyên tắc sản xuất thuốc khí dung Sản xuất thuốc khí dung gồm hai giai đoạn chủ yếu là: điều chế thuốc để đóng nạp vào bình và đóng nạp chất đẩy vào bình thuốc (đồng thời hoàn chỉnh đóng kín bình thuốc). − Giai đoạn điều chế thuốc đòi hòi kỹ thuật và dụng cụ thiết bị như đối với việc sản xuất các dạng bào chế thông thường thuộc hệ dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, bột thuốc… − Giai đoạn nạp chất đẩy có thể thực hiện bằng phương pháp đóng áp suất hoặc đông lạnh. Quy trình sản xuất của cả 2 cách đều có 7 giai đoạn (xem sơ đồ). Pha chế thuốc − Thuốc chứa trong bình khí dung có thể bào chế dưới dạng dung dịch, hỗn dịch và nhũ tương như các dạng thuốc khác. Song với sự tham gia của khí đẩy sẽ xuất hiện những vấn đề mới như độ tan của hoạt chất trong dung 16
  17. dịch, khả năng phân tán và kết tinh trở lại trong hỗn dịch…chắc chắn có ảnh hưởng bởi áp suất bề mặt do khí nén gây ra. Đặc biệt với nhũ tương bọt mà khí đẩy tham gia vào tướng nội của nhũ tương D/N sẽ có sự phối hợp của khí đẩy ngay trong quá trình pha chế tức trong công thức. Những vấn đề khác như độ mịn của hạt phân tán trong sử dụng, khả năng phân liều, tính sinh khả dụng của thuốc…là những vấn đề rất phức tạp, không trình bày ở tài liệu này. − Quy trình nhiệt độ lạnh: chỉ áp dụng cho khí hóa lỏng CFC, phải có thiết bị làm lạnh không khí xuống -35 → -400C (thường dùng tuyết carbonic hoặc tuyết khô aceton…ở nhiệt độ này hóa khí hoàn toàn). Không dùng cho khí hóa lỏng hydrocarbon vì dễ thoát khí khỏi thiết bị, gây cháy nổ, và thận trọng với loại fluorocarbon vì dễ thoát khí gây ngạt. Lượng khí lỏng đóng vào từng chai/ lọ/ bình được xác định bằng phép cân. − Quy trình dùng áp suất cao nén khí: phải có thiết bị nén khí ở áp suất cao 80 – 150 PSI, trong một chu trình kín, có thể áp dụng cho cả khí nén và khí hóa lỏng. − Cả 2 quy trình đều có thao tác đuổi không khí ra khỏi bình trước khi đóng khí đẩy. Có thể thực hiện bằng cách hút chân không liên kết với nén khí trong quy trình dùng áp suất cao hoặc đơn giản đặt vào bình một ít khí hóa lỏng, khí hóa hơi sẽ ở lại bình và đuổi không khí ra khỏi bình. − Ở quy mô công nghiệp, quy trình dùng áp suất cao được ưa chuộng hơn vì ít bị ô nhiễm môi trường, ít thoát khí đẩy, năng suất cao (đóng trong lồng kín nhiều bình, đóng bằng máy xoay tròn nhiều đầu bơm tự động). Phương pháp lạnh năng suất không cao…song được dùng ở quy mô nhỏ và dạng đóng van phân liều do áp suất ổn định khi dùng khí hóa lỏng. 17
  18. Hình 7.4. Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc khí dung đóng sẵn khí đẩy ở áp suất cao Thao tác kiểm tra độ kín Rất đơn giản, nhúng bình đã hoàn chỉnh trong nồi cách thủy ở 54 – 550C, phát hiện bình hở để loại bỏ nếu thấy xuất hiện bọt khí. Thao tác dán nhãn và hoàn chỉnh bao bì Tương tự như các dạng thuốc khác, do bình khí dung bằng các vật liệu kim loại hoặc phủ nhựa nên thường in sẵn nhãn hiệu khí dung trong khâu sản xuất bao bì, nên không phải dán nhãn. 18
  19. Bảo quản Các bình khí dung luôn ở trạng thái áp suất cao nên không được đè nén bình, chọc vật cứng, nhất là khống chế nhiệt độ nơi tồn trữ < 500C…để tránh nổ bình hoặc nổ cháy với những chất khí dễ cháy. 4. Sơ lược về bào chế một số dạng khí dung khác 4.1.Dụng cụ tạo khí dung khô 4.1.1. Kiểu thuốc ống hút có vít xoay: gồm 2 phần Phần miệng để hút đồng thời mang một vít có cánh quạt ở trong để xoay làm mịn hạt thuốc. Phần thân là một ống để giữ hạt thuốc được phân tán và có cơ cấu khớp với phần miệng để làm xoay cánh quạt khi ấn lên xuống. 4.1.2. Kiểu thuốc đĩa hút Gồm một hộp có đầu để hút, trong hộp đựng một đĩa tròn, có đục lỗ xung quanh. Mỗi lỗ trên đĩa chứa một liều thuốc bột mịn, khi lỗ chứa thuốc tới đầu hút, người bệnh hút thuốc qua miệng. Hết liều thuốc, đến lần sau, quay đĩa cho liều thuốc mới tới đầu hút và sử dụng. Mỗi hộp có thể có đến 60 liều thuốc dùng 20 – 30 ngày, rất thích hợp cho bệnh nhân bị hen suyễn, dị ứng đường hô hấp mãn tính. 4.1.3. Kiểu hộp thuốc hít chạy điện Cấu tạo tương tự kiểu vít xoay nhưng cơ cấu lớn hơn để có thể hút, hít qua đường mũi, miệng và đĩa xoay hình xoắn ốc thẳng đứng trong hộp được chạy bằng một motor điện để phân tán thuốc tốt hơn. Thuốc được phân liều dùng cho máy có thể là viên nén, nang thuốc, thuốc bột. 4.2.Thuốc ống hít Kiểu phân tán hoạt chất ở trạng thái khí, dùng cho các chất dễ bay hơi, thăng hoa, tinh dầu bạc hà, long não, menthol, eucalyptol…Hoạt chất được trộn trong tá dược dầu sáp và ép thành khối xốp bằng vật liệu thích hợp, đặt trong ống. 19
  20. 4.3.Máy xông hơi − Nồi xông hoặc lều xông, phòng xông hơi để giải cảm, trị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tắm hơi như một liệu pháp vật lý chữa bệnh, giảm stress được dùng rất lâu trong dân gian hay y học cổ truyền đông tây. − Trong liệu pháp trên tác dụng của hơi nước ở nhiệt độ cao vừa phải có tác dụng trị bệnh và hiệu quả hơn nếu phối hợp với các dược liệu cây cỏ hoặc hoạt chất dễ cuốn theo hơi nước: các tinh dầu (bạc hà, bạch đàn, ngũ trảo, sả, hương nhu…), menthol, long não, cineol, các mùi thơm thích hợp… − Máy xông hơi dựa trên cơ sở trên, dùng điện và thường điều chỉnh tự động cung cấp hơi nóng ẩm ổn định ở nhiệt độ 430C. Khi dùng có thể phối hợp với các thuốc sát khuẩn loại tinh dầu hoặc không. Rất hiệu quả để xông mũi – họng trong trường hợp viêm xoang, sổ mũi, cảm lạnh. Sử dụng đơn giản, gọn nhẹ. 4.4.Máy tạo khí dung bằng siêu âm Máy tạo khí dung có rung động siêu âm khoảng 1 MHz, tác động lên một lá kim loại mỏng, trên đó các giọt dung dịch thuốc được nhỏ vào đều đặn. Các giọt thuốc được phân chia thành dạng hạt rất mịn khoảng 5 m, phân tán trong không khí của lồng kín, có các ống dẫn cho bệnh nhân hút – hít. Máy thường dùng cho điều trị ở bệnh viện và giá thành đắt. 4.5.Bình thuốc khí dung kiểu piston − Bình phun thuốc dạng lỏng, chủ yếu là dung dịch thuốc theo cơ chế lực đẩy cơ học, bằng piston nén không khí có sẵn trong bình, đẩy thuốc qua đầu phun. − Thích hợp với dạng dung dịch hoặc nhũ tương, hỗn dịch thật loãng vì áp suất nén không cao. Có thể tận dụng được bình chứa bằng cách làm sạch và thêm thuốc. − Khó áp dụng cho thuốc đậm đặc hoặc phải ấn bằng tay, không phải đối tượng nào cũng ưa sử dụng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2