intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Một số dạng bào chế đặc biệt - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Một số dạng bào chế đặc biệt được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được ưu – nhược điểm và thành phần của một số dạng thuốc đặc biệt; Trình bày được phương pháp bào chế và tiêu chuẩn chất lượng của một số dạng bào chế đặc biệt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Một số dạng bào chế đặc biệt - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

  1. TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ SƠN LA BỘ MÔN DƯỢC MỘT SỐ DẠNG BÀO CHẾ ĐẶC BIỆT Ban hành kèm theo Quyết định số QĐ-CĐYT ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Sơn La Năm 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm./. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nhằm từng bước xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lượng học tập 45 giờ (14 giờ lý thuyết; 28 giờ thực hành; thí nghiệm, thảo luận, bài tập; 03 giờ kiểm tra). Môn Một số dạng bào chế đặc biệt giảng dạy cho sinh viên với mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên về khái niệm, ưu nhược điểm, của các dạng bào chế đặc biệt Cung cấp cho sinh viên kiến thức về kỹ thuật bào chế, tiêu chuẩn các dạng bào chế đặc biệt Với những mục đích trên, bộ môn Dược – Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã biên soạn giáo trình Một số dạng bào chế đặc biệt dựa trên chương trình chi tiết đã được ban hành. Nội dung môn gồm các phần sau: Cơ sở lý thuyết: Trình bày các vấn đề liên quan đến các dạng bào chế đặc biệt như, thuốc đặt, thuốc nang, thuốc cốm, kỹ thuật bao viên, nghiên cứu các nội dung như - Khái niệm, ưu nhược điểm - Thành phần của các dạng bào chế - Kỹ thuật và phương pháp bào chế Nội dung của giáo trình bao gồm các chương/bài sau: Lý thuyết Bài 1. Thuốc đặt Bài 2. Thuốc nang Bài 3. Thuốc cốm và pellet Bài 4. Kỹ thuật bao thuốc Thực hành Bài 1. Thuốc đặt Bài 2. Thuốc nang 3
  4. Bài 3. Thuốc phun mù Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Sơn La, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Thạc sĩ Bùi Thành Dương 2. Thành viên: Thạc sĩ Đồng Văn Thành 4
  5. MỤC LỤC PHẦN LÝ THUYỂT ...........................................................................................14 BÀI 1. THUỐC ĐẶT ...........................................................................................15 BÀI 2. THUỐC NANG ......................................................................................30 BÀI 3. THUỐC CỐM VÀ PELLET ...................................................................40 BÀI 4. KỸ THUẬT BAO THUỐC .....................................................................47 PHẦN THỰC HÀNH ..........................................................................................51 BÀI 1. THUỐC ĐẶT ...........................................................................................52 BÀI 2. THUỐC NANG CỨNG ..........................................................................59 BÀI 3. THUỐC PHUN MÙ.................................................................................64 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Một số dạng bào chế đặc biệt 2. Mã môn học: 420132 Thời gian thực hiện: 30 giờ (15 giờ lý thuyết; 30 giờ thực hành) 3. Vị trí, tính chất môn học 3.1. Vị trí: Một số dạng bào chế đặc biệt nằm trong khối kiến thức chuyên ngành dược 3.2. Tính chất: Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm cho người học liên quan đến các kỹ thuật bào chế một số dạng thuốc đặc biệt. Qua đó, người học đang học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và thực hành nghề nghiệp. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các dạng bào chế về: khái niệm, ưu - nhược điểm, thành phần, phương pháp bào chế, tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật bào chế các dạng thuốc cơ bản được ứng dụng nhiều trong học tập chuyên ngành và hoạt động nghề nghiệp 4. Mục tiêu môn học 4.1. Về kiến thức A1. Trình bày được ưu – nhược điểm và thành phần của một số dạng thuốc đặc biệt A2. Trình bày được phương pháp bào chế và tiêu chuẩn chất lượng của một số dạng bào chế đặc biệt 4.2. Về kỹ năng B1. Hướng dẫn đúng cách bảo quản và cách dùng một số dạng thuốc đặc biệt B2. Thực hành bào chế được một số dạng thuốc đặc biệt ở quy mô phòng thí nghiệm 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm C1. Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực hành nghề nghiệp C2. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, thận trọng, trung thực, chính xác trong thực hành nghề nghiệp sau này. 5. Nội dung môn học 5.1. Chƣơng trình khung 6
  7. Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số Thực Mã Tên môn học, tín Tổng hành/thực MH chỉ số Lý tập/thí Kiểm thuyết nghiệm/bài tra tập/thảo luận Các môn học chung/đại I 22 435 156 256 23 cƣơng 420101 Chính trị 4 75 41 29 5 420102 Tiếng anh 6 120 42 72 6 420103 Tin học 3 75 15 58 2 420104 Giáo dục thể chất 2 60 4 52 4 Giáo dục quốc phòng - an 420105 5 75 36 35 4 ninh 420106 Pháp luật 2 30 18 10 2 Các môn học chuyên II 101 2370 796 1453 121 môn ngành, nghề II.1 Môn học cơ sở 24 495 199 269 27 420107 Sinh học 2 45 14 29 2 420108 Xác suất thống kê 2 45 14 29 2 420109 Giải phẫu – Sinh lý 4 75 43 26 6 420110 Hóa sinh 2 30 28 0 2 420111 Hóa đại cương vô cơ 4 90 23 63 4 420112 Hóa hữu cơ 3 60 20 36 4 7
  8. 420113 Vi sinh – Ký sinh trùng 3 60 29 28 3 420114 Hóa phân tích 4 90 28 58 4 Môn học chuyên môn, II.2 59 1500 441 992 67 ngành nghề 420115 Pháp chế Dược 3 60 28 26 6 420116 Thực vật dược 4 75 43 28 4 420117 Bào chế 5 105 44 88 4 420118 Hóa dược 5 105 43 58 4 420119 Dược liệu 5 105 43 58 4 420120 Kiểm nghiệm 5 105 43 58 4 420121 Dược lý I 2 30 28 0 2 420122 Dược lý II 5 105 43 58 4 420123 Tổ chức quản lý dược 3 60 28 26 6 420124 Quản lý tồn trữ thuốc 2 30 28 0 2 420125 Dược học cổ truyền 4 90 28 58 4 420126 Dược lâm sàng 6 180 43 130 7 420127 Thực hành nghề nghiệp 1 5 225 217 8 420128 Thực hành nghề nghiệp 2 5 225 217 8 II.3 Môn học tự chọn 18 375 156 192 27 Nhóm 1 18 375 156 192 27 420129 Bệnh học 4 75 43 28 4 420130 Anh văn chuyên ngành 2 45 15 28 2 8
  9. 420131 Marketing Dược 2 45 14 26 5 420132 Kinh tế dược 2 45 14 26 5 Kỹ năng giao tiếp bán 420133 4 90 28 58 4 hàng 420134 Quản trị kinh doanh dược 2 45 14 26 5 420135 Đảm bảo chất lượng thuốc 2 30 28 0 2 Nhóm 2 18 375 156 192 27 420129 Bệnh học 4 75 43 28 4 420130 Anh văn chuyên ngành 2 45 15 28 2 420131 Đạo đức hành nghề Dược 2 30 28 0 2 Một số dạng bào chế đặc 420132 2 45 14 28 3 biệt Kỹ năng giao tiếp bán 420133 4 90 28 55 7 hàng 420134 Thực hành Dược khoa 2 60 0 55 5 420135 Đảm bảo chất lượng thuốc 2 30 28 0 2 Tổng cộng chung 123 2805 952 1709 144 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Thảo luận, Số Tên chƣơng, mục Tổng Lý bài tập Kiểm TT Thực số thuyết tra hành, thí nghiệm 9
  10. Lý thuyết 1 Bài 1. Thuốc Đặt 4 4 2 Bài 2. Thuốc nang 4 4 3 Bài 4. Thuốc cốm và Pellet 4 4 4 Bài 5. Kỹ thuật bao thuốc 2 2 Thực hành 1 Bài 1. Thuốc đặt 9 9 2 Bài 2. Thuốc nang cứng 9 9 3 Bài 3. Thuốc phun mù 10 10 Tổng 45 14 28 3 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/ Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn Các giảng đường, phòng thực hành, thư viện tại trường CĐYT Sơn La 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn bảng 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phƣơng tiện: Giáo trình, dụng cụ, hóa chất, máy móc 6.4. Các điều kiện khác: Mạng Internet 7. Nội dung và phƣơng pháp, đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả các nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. - Kỹ năng: Đánh giá tất cả các nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập người học cần + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập 10
  11. 7. 2. Phƣơng pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Sơn La như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng pháp Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột điểm kiểm tra Thường Viết/ Tự luận/ A1, A2, B1, B2, 1 Sau 8 giờ. xuyên Thuyết trình C1, C2 (sau khi học xong bài 2) Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3 2 Sau 15 Thuyết trình Bài tập B1, B2, giờ (sau khi học xong bài 4) Kết thúc môn Viết Tự luận A1, A2, A3 1 Sau 45 học B1, B2, C1, C2 giờ 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. 11
  12. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học: 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng sinh viên Cao đẳng Dược hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Sơn La. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, thực hiện kỹ thuật thực hành. + Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết, 100% giờ thực hành. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2018), Thông tư số 54/2018/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội. 12
  13. 2. Bộ Y Tế (2016), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, Nhà xuất bản Y học 3. Đại học Dƣợc Hà Nội (2004), Kỹ thuật bào chế các dạng thuốc tập 1, 2, Nhà xuất bản Y học 13
  14. PHẦN LÝ THUYẾT 14
  15. BÀI 1. THUỐC ĐẶT  GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 giới thiệu tổng quan thuốc đặt, về định nghĩa, thành phần, các tá dược thường dùng, kỹ thuật bào chế thuốc đặt. Và vận dụng được kiến thức đã học vào trong bào chế hướng dẫn sử dụng thuốc đặt hợp lý hiệu quả.  MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Phân biệt được các dạng thuốc đặt, thuốc đạn, thuốc trứng và thuốc bút chì. - Trình bày thành phần, ưu nhược điểm của các tá dược thường dùng để điều chế thuốc đặt. - Trình bày được kỹ thuật điều chế thuốc đặt bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn.  Về kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để bào chế được thuốc đặt. - Hướng dẫn sử dụng thuốc đặt hợp lý hiệu quả  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân và trong công tác chuyên môn sau này.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bai 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. 15
  16. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 16
  17. NỘI DUNG BÀI 1 1. Định nghĩa Thuốc đặt là những thuốc phân liều, có thể rắn ở nhiệt độ thường, khi đặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể thì chảy lỏng hoặc hòa tan trong niêm dịch để giải phóng dược chất, nhằm gây tác dụng điều trị tại chỗ hoặc tác dụng toàn thân. Thuốc đặt là tên gọi chung cho các dạng thuốc đạn, thuốc trứng và thuốc bút chì. 2. Phân loại thuốc đặt Căn cứ vào nơi đặt thuốc người ta chia thuốc đặt ra làm 3 loại như sau: - Đặt trực tràng – có tên gọi là thuốc đạn. - Đặt âm đạo – có tên gọi là thuốc trứng. - Đặt niệu đạo hoặc các hốc nhỏ hơn hoặc các lỗ rò gọi là thuốc bút chì. 3. Đặc điểm 3.1. Hình thù, kích thƣớc và khối lƣợng Thuốc đạn: thường có dạng hình trụ, hình nón và hình thủy lôi, có đường kính từ 10 – 15mm, chiều dài 30 – 40mm, khối lượng từ 1- 3 gam, trung bình 2 gam, loại dùng cho trẻ em, thường có khối lượng 1 gam. Thuốc trứng: thường có dạng hình cầu trứng và hình lưỡi, có khối lượng từ 2 – 10 gam, trung bình 5 gam. Thuốc bút chì: thường có hình lõi bút chì chỉ một đầu nhọn, đường kính từ 1 – 4mm, chiều dài từ 6 – 20cm, khối lượng từ 0,5 đến 4 gam. 3.2. Tác dụng Các dạng thuốc trứng, thuốc bút chì chỉ được dùng chủ yếu để gây tác dụng điều trị tại chỗ như: sát trùng, giảm đau, cầm máu, làm dịu, làm săn se chống nấm… riêng dạng thuốc đạn, ngoài ra các tác dụng tại chỗ như trên, còn được dùng phổ biến để gây tác dụng điều trị toàn thân. Trong thực tế thường gặp các thuốc đạn hạ sốt giảm đau, an thần gây ngủ, chữa hen phế quản, thấp khớp… 4. Sự hấp thu dƣợc chất từ thuốc đạn Do đặc điểm sinh lý riêng, trực tràng có hệ tĩnh mạch dày đặc được chia thành ba vùng: tĩnh mạch trực tràng dưới, tĩnh mạch trực tràng giữa và tĩnh mạch trực tràng trên. 17
  18. Hình 7.1. Sơ đồ tuần hoàn tĩnh mạch trực tràng 1. Tĩnh mạch trực tràng dưới 4. Tinh mạch cửa 2. Tĩnh mạch trực tràng giữa 5. Tĩnh mạch chủ dưới 3. Tĩnh mạch trực tràng trên Đường thứ nhất: theo tĩnh mạch trực tràng dưới (1) và tĩnh mạch trực tràng giữa (2) qua tĩnh mạch chủ dưới (5) rồi vào hệ tuần hoàn chung không phải qua gan. Đường thứ hai: theo tĩnh mạch trực tràng trên (3) vào tĩnh mạch cửa (4), qua gan rồi vào hệ tuần hoàn chung. Đường thứ ba: theo hệ lympho rồi vào hệ tuần hoàn. Trên thực tế lượng dược chất được hấp thu theo hệ lympho là không đáng kể, có thể xem như từ dạng thuốc đạn dược chất được hấp thu vào cơ thể theo 2 đường trên là chủ yếu. 5. Thành phần của thuốc đặt 5.1. Dƣợc chất Dược chất cho thuốc đặt rất đa dạng và phong phú, để bào chế thuốc đặt phải đạt tiêu chuẩn dược dụng. Dược chất phải được hòa tan phân tán đồng nhất trong toàn viên thuốc. 5.2. Tá dƣợc Tá dược trong bào chế thuốc đạn có nhiều loại, dựa vào khả năng hòa tan và cơ chế giải phóng dược chất người ta chia tá dược thuốc đặt làm 3 nhóm: 5.2.1. Các tá dược béo chảy lỏng ở thân nhiệt để giải phóng dược chất Bơ ca cao: thu được bằng cách ép từ hạt của cây ca cao. Là chất thể rắn, màu vàng ngà, có mùi dễ chịu, tỷ trọng ở 200C là 0,94 – 0,96 nhiệt độ nóng chảy 34 – 350C, nhiệt độ đông rắn 250C, không tan trong nước, ít tan trong ethanol. Cấu tạo là 18
  19. este của glycerin với các acid béo cao no và chưa no như: acid palmitic, stearic, oleic, linoleic. Ưu điểm: Có khả năng phối hợp với nhiều loại dược chất để điều chế thuốc đặt. Thích hợp với nhiều phương pháp điều chế: đổ khuân, nặn, ép khuôn. Chảy lỏng ở thân nhiệt để giải phóng dược chất, dịu với niêm mạc nơi đặt. Nhược điểm: Nhiệt độ nóng chảy hơi thấp nên không thích hợp làm tá dược thuốc đặt ở các nước nhiệt đới nhất là về mùa hè. Khả năng nhũ hóa kém nên khó phối hợp với các dược chất ở thể lỏng phân cực hoặc dung dịch dược chất trong nước. Nhược điểm lớn nhất của bơ ca cao là hiện tượng đa hình. Bơ ca cao tồn tại dưới 4 dạng kết tinh có độ chảy và độ đông rắn khác nhau. Trong đó chỉ có dạng  là ổn định có nhiệt độ nóng chảy 34 – 350C. Cách sử dụng: Để khắc phục nhược điểm của bơ ca cao khi dùng làm tá dược thuốc đặt. Người ta thường phối hợp bơ ca cao với một tỷ lệ thích hợp các tá dược béo có nhiệt độ nóng chảy cao hơn như sáp ong với tỷ lệ 3 – 6% hay parafin với tỷ lệ 1 – 3% để tăng nhiệt độ nóng chảy của bơ ca cao. Để tăng khả năng nhũ hóa của bơ ca cao người ta thường phối hợp với một tỷ lệ nhất định các chất nhũ hóa thích hợp như lanolin khan nước với tỷ lệ 5 – 10% hay cholesterol với tỷ lệ 3 – 5%. Để tránh hiện tượng chậm đông người ta chỉ đun chảy cách thủy 2/3 lượng bơ ca cao ở nhiệt độ < 360C, giữ lại 1/3 lượng bơ ca cao đã làm vụn, trộn vào sau cùng nhằm làm mồi cho bơ cacao đông rắn dạng  bền vững và ổn định. 5.2.2. Các tá dược thân nước - Các keo thân nước có nguồn gốc tự nhiên Thường dùng tá dược gelatin – glycerin theo DĐVN, tá dược có thành phần: Gelatin 10g Glycerin 60g Nước 30g Pha chế: 19
  20. Làm nhỏ gelatin, ngâm vào nước cho trương nở hoàn toàn. Đung nóng glycerin lên 600C, cho gelatin đã ngâm ở trên vào khuấy cho tới khi tan hoàn toàn. Khi điều chế tá dược gelatin cần chú ý: - Không đun nóng hỗn hợp quá 600C vì ảnh hưởng tới khả năng tạo gel của gelatin. - Chỉ điều chế tá dược này khi sử dụng, nếu để lâu phải cho thêm chất bảo quản chống nấm mốc thích hợp như nipagin, nipasol với tỷ lệ 0,1 – 0,2%. - Tỷ lệ gelatin, glycerin và nước có thể thay đổi chút ít cho phù hợp với điều kiện khí hậu vào thời tiết. - Các keo thân nước có nguồn gốc tổng hợp. Polyethylenglycol (PEG). Để làm tá dược thuốc đặt người ta sử dụng các hỗn hợp PEG ở thể lỏng, mềm và rắn để hỗn hợp thu được có nhiệt độ nóng chảy từ 45 – 550C. Ưu điểm: Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn thân nhiệt nên viên thuốc có độ bền cơ học cao hơn viên thuốc bào chế từ tá dược béo, vì vậy PEG là tá dược thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới. Thích hợp để làm tá dược chế thuốc đặt có chứa các dược chất ít tan trong nước. Nhược điểm: Do độ cứng của viên thuốc lớn nên có thể gây đau nếu nơi đặt bị tổn thương (trĩ hậu môn). Có tính háo ẩm nên khi đặt, viên thuốc hút niêm dịch mạnh, kích thích nhu động làm cho viên thuốc bị đẩy ra ngoài. Có thể sử dụng các hỗn hợp tá dược PEG sau đây làm tá dược thuốc đặt. Hỗn hợp 1: PEG 400 25% PEG 4000 75% Hỗn hợp 2: PEG 1000 75% PEG 4000 25% Hỗn hợp 3: PEG 1540 96% PEG 4000 4% 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2