intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Y học cổ truyền và dưỡng sinh (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Y học cổ truyền và dưỡng sinh (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày kiến thức cơ bản những học thuyết cơ bản của Y học cổ truyền; nắm được kiến thức cơ bản về châm, cứu, xoa bóp, dưỡng sinh và cách dùng các loại thuốc Y học cổ truyền; biết được những kiến thức cơ bản về các bệnh: đau lưng, đau thần kinh tọa, liệt mặt ngoại biên, đau đầu và phương pháp điều trị các bệnh trên bằng xoa bóp bấm huyệt;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Y học cổ truyền và dưỡng sinh (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ DƯỠNG SINH NGÀNH/NGHỀ: KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 549 /QĐ –CĐYT, ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá) Thanh Hoá, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Y học cổ truyền được các giảng viên Bộ môn Phục hồi chức năng – Y học cổ truyền biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng điều dưỡng, dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn học Y học cổ truyền giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất, một số khái niệm về ứng dụng những học thuyết cơ bản của triết học cổ đại phương đông trong khám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh cho con người. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về châm, cứu ,xoa bóp, dưỡng sinh và cách dùng các loại thuốc Y học cổ truyền cho hệ Cao Đẳng điều dưỡng Đa khoa. Môn học “Y học cổ truyền” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về các kỹ năng thực hiện được các kỹ thuật châm, cứu, xoa bóp, dưỡng sinh trên người bệnh, biết nhận thức đúng về một số vị thuốc YHCT thường sử dụng để chữa bệnh tại cộng đồng đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn Thanh Hóa, năm 2021
  4. 2 Tham gia biên soạn Chủ biên: ThS.BS MAI VĂN BẢY Những người biên soạn Th.S TÔ ÁNH NGUYỆT Th.S DOÃN HỒNG HÀ VÂN BS. LÊ AN GIANG
  5. 3 MỤC LỤC GIÁO TRÌNH .......................................................................................................... 1 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1 MỤC LỤC ................................................................................................................ 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ..................................................................................... 4 BÀI 1: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH ............................................ 5 BÀI 2: TẠNG PHỦ - TỨ CHẨN - BÁT CƯƠNG - BÁT PHÁP .................... 14 BÀI 3: ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC VÀ CHÂM CỨU ......................................... 24 BÀI 4: VỊ TRÍ VÀ TÁC DỤNG 60 HUYỆT THEO PHÂN VÙNG................. 33 BÀI 5: XOA BÓP- DƯỠNG SINH ...................................................................... 45 BÀI 6: THUỐC NAM ........................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 95
  6. 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ DƯỠNG SINH Mã môn học MH 39 1.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC - Vị trí: Thuộc khối kiến thức chuyên ngành học sau các môn cơ sở ngành - Tính chất: Môn học này cung cấp cho sinh viên một số khái niệm về ứng dụng những học thuyết cơ bản của triết học cổ đại phương đông trong khám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh cho con người. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về châm, cứu ,xoa bóp, dưỡng sinh và cách dùng các loại thuốc Y học cổ truyền. Môn học này còn giúp cho sinh viên có các kỹ năng thực hiện được các kỹ thuật châm, cứu, xoa bóp, dưỡng sinh trên người bệnh, biết nhận thức đúng về một số vị thuốc YHCT thường sử dụng để chữa bệnh tại cộng đồng. 2.MỤC TIÊU MÔN HỌC -Về kiến thức +Trình bày kiến thức cơ bản những học thuyết cơ bản của Y học cổ truyền +Trình bày kiến thức cơ bản về châm, cứu ,xoa bóp, dưỡng sinh và cách dùng các loại thuốc Y học cổ truyền. +Trình bày những kiến thức cơ bản về các bệnh : đau lưng, đau thần kinh tọa, liệt mặt ngoại biên, đau đầu và phương pháp điều trị các bệnh trên bằng xoa bóp bấm huyệt. +Trình bày kiến thức đại cương về sử dụng thuốc Y học cổ truyền trong cộng đồng. -Về kỹ năng. +Thực hiện được các kỹ thuật châm, cứu, xoa bóp, dưỡng sinh trên người bệnh. Sử dụng xoa bóp và dưỡng sinh để chữa một số bệnh thông thường. +Sử dụng thuốc Nam để chữa các bệnh thông thường. +Hướng dẫn cho người dân trong cộng đồng biết sử dụng xoa bóp, dưỡng sinh, trồng và sử dụng thuốc Nam tại gia đình. -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm +Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công tác. +Có thái độ yêu thích, coi trọng và say mê nghiêm túc trong việc tìm hiểu về lý luận cơ bản của YHCT và cách áp dụng lý luận về các học thuyết của YHCT vào công tác khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh . +Chủ động ứng dụng kiến thức trong các tình huống thực tiễn và có khả năng tự nghiên cứu, tự đọc tài liệu 3. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC
  7. 5 BÀI 1: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH Giới thiệu Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành là học thuyết cơ bản của triết học cổ đại Phương Đông. Học thuyết này nghiên cứu sự vận động biến hoá không ngừng của vật chất, giải thích nguyên nhân của sự phát sinh, phát triển và tiêu vong của vạn vật, nghiên cứu mối liên quan giữa các vật chất trong quá trình vận động.Là nền tảng tư duy của các ngành học thuật phương Đông đặc biệt là Y học. Mục tiêu: - Trình bày khái quát nội dung của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành. - Trình bày 4 ứng dụng của học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành trong Y học. Nội dung 1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 1.1 Định nghĩa: - Học thuyết Âm Dương là triết học cổ đại Phương Đông, nghiên cứu sự mâu thuẫn, thống nhất, quá trình vận động, tiến hóa không ngừng của vật chất. - Học thuyết Âm Dương giải thích nguyên nhân của sự phát sinh, phát triển và tiêu vong của vạn vật do hai yếu tố cơ bản ( âm, dương) trong sự vật phát triển. - Học thuyết Âm Dương là nền tảng tư duy của các ngành học thuật phương Đông đặc biệt là Y học từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán ,phòng bệnh, chữa bệnh, bào chế và sử dụng thuốc đều dựa vào các học thuyết này. 1.2 Phân định âm dương Âm Dương Âm Dương Đất Trời Vị đắng Vị cay Nước Lửa Chua Ngọt Đêm Ngày Mặn Nhạt Nghỉ ngơi Hoạt động Mùa đông Mùa hạ Đồng hóa Dị hóa Nữ giới Nam giới Ức chế Hưng phấn Hữu hình Vô hình Lạnh mát Nóng, ấm Ngủ Thức
  8. 6 1.3 Nội dung của học thuyết: Có 4 quy luật: 1.3.1 Âm Dương đối lập: Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào đều có hai mặt Âm và Dương, hai mặt này mâu thuẫn và đối lập nhau như đen và trắng, trong và ngoài, trên và dưới, nóng và lạnh, nước và lửa, hợp và tan… . 1.3.2 Âm Dương hỗ căn: Hai mặt Âm và Dương có cùng nguồn gốc và nương tựa vào nhau cùng tồn tại và phát triển trong một sự vật, hiện tượng. Có âm phải có dương và ngược lại mới tồn tại sự vật hiện tượng đó. Hai mặt âm và dương phải xét cùng một nguồn gốc sinh ra. 1.3.3 Âm Dương tiêu trưởng: Là quá trình vận động có tính chất chu kỳ, sự biến hóa không ngừng của hai mặt đối lập Âm và Dương. Hai mặt âm và dương trong cùng một sự vật hiện tượng luôn vận động và biến hóa không ngừng có tính chất chu kỳ, âm tiêu dương trưởng và ngược lại để duy trì sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Khi sinh trưởng đến mức cực đại sẽ sinh ra mặt đối lập của nó ( Cực âm sinh dương, cực dương sinh âm) 1.3.4 Âm Dương bình hành: Là cân bằng động của hai mặt Âm và Dương trong cùng một sự vật hiện tượng để duy trì sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Xét về tổng thể hai mặt âm và dương phải cân bằng nhau. Biểu tượng của học thuyết Âm Dương:
  9. 7 1.4 Học thuyết Âm Dương có 4 ứng dụng trong Y học: 1.4.1 Ứng dụng để phân định tính Âm Dương trong cơ thể con người. Cơ thể con người ra đời, tồn tại và phát triển được bao gồm 2 mặt âm và dương với đầy đủ những quy luật của nó. Phân định tính âm dương trong cơ thể người như sau: Dương Phủ Khí Trên Ngoài Nóng Hưng phấn Kinh dương Âm Tạng Huyết Dưới Trong Lạnh Ức chế Kinh âm 1.4.2 Quan niệm về bệnh tật và phương pháp chữa. Bệnh là sự mất cân bằng hai mặt âm và dương trong cơ thể con người và chữa bệnh là lập lại cân bằng đó. Mất cân bằng có hai dạng : Mất cân bằng dạng thừa ( Thịnh) bao gồm Âm thịnh và Dương thịnh .Để chữa trường hợp này dùng phương pháp lấy bớt đi gọi là phương pháp Tả. Mất cân bằng dạng thiếu ( Hư) bao gồm Âm hư và Dương hư .Để chữa trường hợp này dùng phương pháp bổ sung vào gọi là phương pháp Bổ. 1.4.3 Bào chế thuốc. Thuốc YHCT được phân làm hai loại dựa trên tính của vị thuốc. Âm dược là thuốc có tính Hàn, Lương để chữa chứng Nhiệt. Dương dược là thuốc có tính Nhiệt , Ôn để chữa chứng Hàn. Để làm giảm bớt tính của các vị thuốc nhằm mục đích điều trị phù hợp có thể bào chế sao tẩm với thuốc có tính đối lập như sử dụng Sa nhân, Gừng và Rượu để bào chế Thục địa từ Sinh địa… 1.4.4 Phòng bệnh. Để phòng bệnh YHCT áp dụng triệt để học thuyết Âm Dương trong ăn uống, sinh hoạt , tập thể dục, khí công dưỡng sinh bao giờ cũng phải kết hợp âm dương nhuần nhuyễn . 2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH Ngũ hành là năm loại thuộc tính của vật chất, là năm dạng vận động phổ biến của vật chất. Mỗi nhóm có những thuộc tính chung và mang tên của một loại vật
  10. 8 chất thuộc nhóm đó: Mộc( Cây, gỗ); Hỏa( Lửa); Thổ( Đất); Kim( Kim loại);Thủy( Nước). 2.1 Quan hệ tương sinh, tương khắc: 2.1.1 Ngũ hành tương sinh: Là sự giúp đỡ ,tạo điều kiện cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Hành sinh được gọi là Hành Mẹ, Hành được sinh là Hành Con. 2.1.2 Ngũ Hành tương khắc: Là sự giám sát, kiềm chế để không phát triển quá mức bình thường: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. 2.2 Quan hệ tương thừa, tương vũ: 2.2.1 Ngũ Hành tương thừa: Là Hành nọ khắc Hành kia quá mạnh làm Hành bị khắc tê liệt không phát triển được. 2.2.2 Ngũ Hành tương vũ: Là Hành nọ không khắc nổi Hành kia, để Hành bị khắc chống đối lại. 2.3 Ứng dụng trong Y học: Y học cổ truyền coi con người là tiểu vũ trụ thu nhỏ và vận hành theo các quy luật của vũ trụ như trên. Để con người được ra đời , phát triển và tồn tại đều không nằm ngoài các quy luật đó vì thế ứng dụng của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong Y học cổ truyền là xuyên suốt toàn bộ quá trình nhận thức về cấu tạo cơ thể, sinh lý và bệnh lý, chẩn đoán và phương pháp chữa bệnh, phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe, bào chế và sử dụng thuốc YHCT. 2.3.1 Ứng dụng trong chẩn đoán. Dựa vào qui loại ngũ hành trong cơ thể để chẩn đoán bệnh tật ở tạng phủ tương ứng.
  11. 9 Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy Màu sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai Tinh thần Giận Vui Lo Buồn Sợ Ngũ vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn Ngũ tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận 2.3.2 Ứng dụng để tìm nguyên nhân gây bệnh, cơ chế phát sinh bệnh tật. Học thuyết ngũ hành được ứng dụng để xác định nguyên nhân bệnh tật thuộc tạng phủ nào để điều trị . Cơ chế bệnh tật là do sự thiên thắng( Thực) hay thiên suy( Hư) của tạng phủ nào đó và đặt tạng phủ đó trong quan hệ qui luật của ngũ hành mà tìm ra nguyên nhân đích thực của nó. Ví dụ bệnh ở tạng Can nhưng có thể từ chính tạng Can mắc bệnh hoặc liên quan tới các tạng khác trong quan hệ tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ với tạng Can gây ra. Từ chỗ xác định đúng nguyên nhân mới có phương án điều trị thích hợp và đạt hiệu quả. 2.3.3 Ứng dụng để tìm phương pháp chữa. Tùy theo nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh tật để có phương pháp chữa thích hợp. Theo học thuyết Âm Dương : Hư thì bổ, thực thì tả còn học thuyết Ngũ Hành bổ sung đầy đủ như sau: Con hư thì bổ mẹ, Mẹ thực thì tả con. 2.3.4 Ứng dụng trong bào chế thuốc. Dựa vào ngũ vị của ngũ hành liên quan tới ngũ tạng để ứng dụng trong việc điều trị để đưa thuốc vào những tạng phủ thích hợp. Các thuốc có vị chua sẽ theo kinh Can vào chữa bệnh ở tạng Can, Các thuốc có vị đắng sẽ theo kinh Tâm vào chữa bệnh ở tạng Tâm, Các thuốc có vị ngọt sẽ theo kinh Tỳ vào chữa bệnh ở tạng Tỳ, Các thuốc có vị cay sẽ theo kinh Phế vào chữa bệnh ở tạng Phế, Các thuốc có vị mặn sẽ theo kinh Thận vào chữa bệnh ở tạng Thận, Muốn thuốc chữa bệnh ở Can thì sao với Giấm. Muốn thuốc chữa bệnh ở Tỳ thì sao với Mật ngọt. Muốn thuốc chữa bệnh ở Tâm thì sao với Mật đắng. Muốn thuốc chữa bệnh ở Phế thì sao với Rượu.
  12. 10 Muốn thuốc chữa bệnh ở Thận thì sao với Nước muối . Ghi nhớ: - Bốn tính chất cơ bản của học thuyết Âm dương - Ứng dụng của học thuyết Âm dương, Ngũ hành - Bảng quy loại, mối quan hệ trong Ngũ hành - Biểu tượng của học thuyết Âm dương LƯỢNG GIÁ: Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: Câu 1: Bốn quy luật của học thuyết Âm dương là: Âm dương đối lập, âm dương tiêu trưởng, âm dương hỗ căn và âm dương…………… A. Thống nhất B. Mâu thuẫn. C. Bình hành Câu 2: Âm dương đối lập là hai mặt âm dương luôn………lẫn nhau A. Thống nhất B. Mâu thuẫn. C. Bình hành Câu 3: Quy luật tương sinh của học thuyết Ngũ hành là: Tâm hỏa sinh…………… A. Thận thủy B. Can mộc C. Tỳ thổ Câu 4: Quy luật tương khắc của học thuyết Ngũ hành là :Can mộc khắc tỳ thổ, tỳ thổ khắc thận thủy, thận thủy khắc tâm hỏa, phế kim khắc can mộc,…………… A. Tâm hỏa khắc phế kim. B. Can mộc khắc tâm hỏa. C. Phế kim khắc thận thủy Câu 5: Quy luật tương thừa của học thuyết Ngũ hành là hành nọ hoặc tạng nọ khắc hành kia hoặc tạng kia…………… D. Quá mạnh. E. Quá yếu.
  13. 11 F. Trung bình Anh chị hãy chọn phương án A cho câu đúng hoặc B cho câu sai: Câu 6: Theo học thuyết âm dương: Tạng thuộc âm, phủ thuộc dương. A. Đúng B. Sai. Câu 7: Theo học thuyết âm dương: Biểu thuộc âm, Lý thuộc dương. A.Đúng B.Sai. Câu 8: Theo học thuyết âm dương: Hưng phấn thuộc âm, ức chế thuộc dương. A.Đúng B.Sai. Câu 9: Ứng dụng của học thuyêt Âm dương : Bệnh nhiệt thì dùng dương dược, bệnh hàn thì dùng âm dược. A. Đúng B. Sai. Câu 10: Qui luật tương vũ là hành nọ hoặc tạng nọ không khắc nổi hành kia hoặc tạng kia. A. Đúng B. Sai. Câu 11: Qui luật tương thừa là hành nọ hoặc tạng nọ không khắc nổi hành kia hoặc tạng kia. A. Đúng B. Sai. Câu 12: Có thể dùng các thuốc bổ âm cho người dương hư và ngược lại. A. Đúng B. Sai. Câu 13: Chọn phương án đúng nhất trong hai qui luật tương sinh và tương khắc của ngũ hành dưới đây: A. Mộc khắc hỏa B. Hỏa khắc mộc
  14. 12 C. Thủy sinh mộc D. Kim sinh thổ. E. Mộc khắc thủy Câu 14: Chọn phương án đúng nhất trong sự tương sinh tương khắc của các tạng phủ trong cơ thể con người theo qui luật ngũ hành : A. Can mộc khắc tâm hỏa B. Thận thủy khắc phế kim C. Can mộc sinh thận thủy D. Can mộc khắc tỳ thổ E. Phế kim sinh tỳ thổ Câu 15: Chọn phương án đúng nhất trong các qui luật của học thuyết âm dương A. Âm dương đối lập là nói hai mặt âm dương luôn vận động và biến hóa không ngừng B. Âm dương hỗ căn là nói hai mặt âm dương luôn nương tựa vào nhau và có cùng căn nguyên (nguồn gốc) C. Âm dương tiêu trưởng là nói hai mặt âm dương luôn trong trạng thái cân bằng D. Âm dương bình hành là nói hai mặt âm dương luôn mâu thuẫn, đấu tranh lẫn nhau E. Trong tự nhiên cũng như trong cơ thể con người, hai mặt âm dương luôn cân bằng một cách tuyệt đối. Câu 16: Chọn phương án đúng nhất trong các ứng dụng của học thuyết âm dương về việc sử dụng thuốc: A. Dương bệnh dùng âm dược B. Âm bệnh dùng âm dược. C. Sốt cao dùng dương dược. D. Sốt cao dùng thuốc có tính nóng ấm. E. Bệnh hàn dùng âm dược Câu 17: Một bệnh nhân đau bụng, đi ngoài phân lỏng do ăn thức ăn lạnh đến khám bệnh. Thầy thuốc sau khi khám xét và nghiên cứu đã dùng thuốc Nhân sâm cho bệnh nhân uống. 1 giờ sau bệnh nhân tử vong. Bằng những kiến thức đã học về học thuyết
  15. 13 âm dương trong khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, bạn hãy chọn phương án đúng cho nguyên nhân tử vong của bệnh nhân trên trong các phương án sau đây: A. Do thầy thuốc học chưa đầy đủ B. Do thầy thuôc khám bệnh chưa đúng. C. Do bệnh nhân nặng quá không chữa được. D. Do dùng sai thuốc. E. Cả A,B và D Câu 18: Một bệnh nhân nam 50 tuổi, cao 1m65. Nặng 72 kg, tính tình nóng nảy bị va cham giao thông trên đường khi đang đi bộ. Người này gân cổ cãi lộn, chửi mắng người mắc lỗi rồi đột nhiên lăn ra bất tỉnh. Đưa vào bệnh viện đo huyết áp: 200/100mm hg. Mạch 120l/phút. Bác sỹ trực xử lý thuốc hạ áp, an thần và lợi niệu. Sau 1 giờ bệnh nhân tỉnh táo, mạch 80l/phut, huyết áp 120/80 mmhg. Bằng những kiến thức đã học về nguyên tắc chữa bệnh theo y học cổ truyền, bạn hãy chọn phương án đúng nhất cho nguyên nhân thành công của ca bệnh trên A. Do thầy thuốc khám bệnh đúng. B. Do thầy thuốc chẩn đoán đúng. C. Bệnh nhân bị bệnh do can dương thịnh D. Phác đồ chữa bệnh liên quan tới cả 3 tạng là tâm,can, thận E. Tất cả những phương án trên
  16. 14 BÀI 2: TẠNG PHỦ - TỨ CHẨN - BÁT CƯƠNG - BÁT PHÁP Giới thiệu Y học cổ truyền căn cứ vào hoạt động của cơ thể con người lúc bình thường và khi có bệnh để quy nạp thành những nhóm chức năng khác nhau rồi đặt tên gọi là tạng phủ.Nhóm chức năng có nhiệm vụ chuyển hoá gọi là các tạng.Nhóm chức năng có nhiệm vụ thu nạp, chứa đựng và chuyển vận gọi là các phủ. Mục tiêu: - Trình bày chức năng sinh lý của 5 tạng và 6 phủ. - Trình bày được 4 phương pháp khám bệnh theo y học cổ truyền. - Trình bày được 8 hội chứng bệnh theo y học cổ truyền. - Trình bày được 8 phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền. Nội dung 1. Quan niệm Tạng- Phủ trong YHCT: Tạng- Phủ là một cặp phạm trù có quan hệ đối lập trong cơ thể người có những chức năng nhất định, có những nhiệm vụ khác nhau và có liên quan mật thiết với nhau trong quá trình duy trì và phát triển sự sống, tạo cho cơ thể thành một khối thống nhất về cấu tạo và chức năng. 1.1 Ngũ tạng: 1.1.1 Tâm : - Là Tạng đứng đầu cơ thể có Tâm bào lạc bảo vệ bên ngoài, - Tâm chủ thần chí là chủ mọi hoạt động tinh thần của con người, - Tâm chủ huyết mạch là chủ hoạt động đưa huyết đi nuôi cơ thể , - Tâm khai khiếu ra lưỡi. 1.1.2 Can - Can chủ tàng huyết: Huyết được sinh ra và tàng trữ tại Can, - Can chủ sơ tiết: Là hoạt động lưu thông khí huyết trong cơ thể, - Can chủ cân : Cân mạch trong cơ thể là do huyết của Can nuôi dưỡng, - Can khai khiếu ra mắt. 1.1.3 Tỳ
  17. 15 - Tỳ chủ vận hóa Thủy Cốc: Là sự vận chuyển và tiêu hóa đồ ăn thức uống trong cơ thể. - Tỳ thống nhiếp huyết: là sự cai quản huyết buộc huyết phải đi đúng đường của nó là trong lòng mạch, nếu huyết đi sai đường do chức năng này của Tỳ bị ảnh hưởng sẽ dẫn tới chứng xuất huyết. - Tỳ chủ cơ nhục tứ chi : hoạt động và chất lượng của cơ nhục trong cơ thể là do Tỳ chủ đạo. - Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi. 1.1.4 Phế - Phế chủ khí : Là chủ mọi hoạt động đưa khí thanh vào cơ thể và thải khí trọc ra ngoài môi trường. - Phế chủ tuyên phát và túc giáng thông điều thủy đạo : là chủ hoạt động điều tiết nước lên trên hoặc xuống dưới cơ thể, - Phế chủ bì mao: Là chủ mọi hoạt động của hệ da lông trong cơ thể , - Phế khai khiếu ra mũi, thông với họng, chủ về tiếng nói; 1.1.5 Thận - Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể: Thận là nơi chứa đựng phần tinh túy nhất của cơ thể được gọi là Tinh bao gồm Tinh tiên thiên và Tinh hậu thiên, là nơi chủ về hoạt động sinh dục của cơ thể, là nơi quyết định quá trình sinh trưởng và trưởng thành của cơ thể con người. - Thận chủ khí hóa nước: Mọi hoạt động đưa nước vào cơ thể, chuyển hóa nước và thải nước ra ngoài là chức năng của Thận, - Thận chủ xương tủy, thông với não vinh nhuận ra tóc, - Thận nạp khí, khai khiếu ra tai, tiền âm và hậu âm. 1.2 Lục phủ: 1.2.1 Đởm: Chứa mật, chủ về tinh thần, quyết đoán; 1.2.2 Vị: Chứa đựng và làm nhừ đồ ăn đưa xuống tiểu trường; 1.2.3 Tiểu trường: Tiêu hóa thức ăn , các chất thanh được hấp thu vào cơ thể , các chất trọc được đưa xuống Đại trường để đưa ra ngoài ( Phân thanh, giáng trọc); 1.2.4 Đại trường: Chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã;
  18. 16 1.2.5 Bàng quang: Chứa đựng và bài tiết nước tiểu; 1.2.6 Tam tiêu : Gồm thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu, chủ bảo vệ các tạng phủ trong cơ thể . 2. Tứ chẩn :( Phương pháp khám chữa bệnh theo y học cổ truyền). Là bốn phương pháp chẩn đoán của YHCT bao gồm: Vọng chẩn ( Nhìn); Văn chẩn( Nghe và ngửi); Vấn chẩn( Hỏi); Thiết chẩn( Sờ nắn và bắt mạch). 2.1 Vọng chẩn: là quan sát và nhận định những vấn đề sau: - Hình thái cơ thể : Cao, thấp, béo, gầy, khả năng vận động… - Thần: là hoạt động tinh thần như tỉnh táo, hôn mê, khả năng giao tiếp…. - Sắc : Là sắc thái da và niêm mạc của người bệnh, chú ý dựa vào ngũ sắc của ngũ hành: Xanh là bệnh tại Can, đỏ là bệnh tại Tâm, vàng là bệnh tại Tỳ, trắng là bệnh tại Phế, đen là bệnh tại Thận. - Lưỡi: gồm chất lưỡi và rêu lưỡi. + Chất lưỡi là toàn bộ tổ chức cơ và niêm mạc lưỡi : đánh giá tình trạng chất lưỡi chắc hay bệu, mềm hay cứng , có lệch, vẹo hay không. + Rêu lưỡi là phần phủ lên bề mặt lưỡi : đánh giá tình trạng rêu lưỡi khô hay ướt, màu sắc, độ dày, dính, nhớt. 2.2 Văn chẩn: là nghe và ngửi. - Nghe : là nghe tiếng nói, tiếng thở của bệnh nhân và đánh giá tình trạng thực tế tại lúc khám bệnh. - Ngửi : là đánh giá tình trạng mùi của cơ thể, mùi mồ hôi, chất thải của người bệnh. 2.3 Vấn chẩn : là hỏi người bệnh về những vấn đề liên quan đến bệnh tật bao gồm : - Hoàn cảnh xảy ra bệnh tật. - Đau : hỏi rõ vị trí, tính chất và hướng lan của đau. - Ăn uống : Tình trạng cụ thể, tính chất, sở thích… - Đại tiểu tiện : Hỏi rõ tình trạng và tính chất của hoạt động này. - Ngủ : thời gian, điều kiện, tính chất. - Mồ hôi : Số lượng, tính chất…( Ra mồ hôi trộm là đạo hãn do âm hư, tự ra mồ hôi là tự hãn do dương hư). - Khả năng hoạt động sinh lý ( Nam) và kinh nguyệt ( Nữ)
  19. 17 2.4 Thiết chẩn : là sờ nắn và bắt mạch. - Sờ nắn : để đánh giá tình trạng da ( Khô, ướt, nóng, lạnh…), tình trạng cơ ( Trương lực, cơ lực…) , mức độ vận động của cơ, xương, khớp. Tình trạng đau thiện án hay cự án… - Bắt mạch : Tìm hiểu : Vị trí : nông sâu. Cường độ : mạnh yếu. Tốc độ : Nhanh chậm. Nhịp độ : đều và không đều. Thể tích : lớn nhỏ. Hình thái : tròn dẹp. - Nơi Xem Mạch Tại vị trí thường dùng nhất là động mạch tay quay, ở Thốn khẩu.Mạch được chia làm 3 bộ : Thốn - Quan - Xích. BỘ MẠCH TAY TRÁI (HUYẾT) TAY PHẢI (KHÍ) THỐN Tâm – Tiểu trường Phế - Đại trường QUAN Can – Đởm Tỳ - Vị XÍCH Thận âm - Bàng quang Thận dương (Mệnh môn) - Tam tiêu - Cách Xem Mạch: Để người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, người bệnh để ngửa cổ tay và bàn tay, thầy thuốc dùng 3 ngón tay đặt vào 3 bộ vị : Thốn, Quan, Xích. Đầu ngón tay giữa đặt lên trên động mạch tay quay ở cổ tay người bệnh, tại vị trí phía trong lồi xương quay, đó là bộ Quan, đặt tiếp lên động mạch quay 2 đầu ngón tay kề ngay bên ngón giữa. 1 đầu ngón tay tại vị trí ở ngay trên bộ Quan nhìn về phía
  20. 18 lòng bàn tay gọi là bộ Thốn, ngón tay khác đặt tại vị trí ở bên dưới bộ Quan, nhìn về phía khuỷu tay, gọi là bộ Xích. Tay phải của thầy thuốc thì xem tay trái người bệnh và ngược lại, tay trái thầy thuốc xem tay phải người bệnh.Tùy theo hình thể người bệnh mà đặt các ngón tay vào các bộ vị cho thích hợp : người cao, béo đặt các ngón tay khít vào nhau, người ốm, lùn, các ngón tay thầy thuốc đặt thưa.Sau đó, ấn nhẹ, ấn trung bình hoặc ấn mạnh để tìm hiểu sự rối loạn bệnh lý, biểu hiện qua mạch mà chẩn đoán.Người bệnh nên nghỉ ngơi 10-15 phút trước khi xem mạch, nằm hay ngồi thoải mái, xem mạch vào buổi sáng sớm, lúc mạch chưa bị thay đổi thì tốt nhất, tuy nhiên không nên câu nệ, tiện lúc nào, xem lúc đó cũng được.Xem mạch có 2 loại : xem chung cả 3 bộ (tổng khán), để nhận định tình hình chung (thường được dùng nhất) và xem riêng từng bộ phận (đơn khán) để đánh giá riêng từng cơ quan tạng phủ. 3. Bát cương:( Tám hội chứng bệnh theo y học cổ truyền) Là những hội chứng bệnh điển hình sau khi đã khám bệnh bằng 4 phương pháp trên bao gồm: 3.1 Biểu chứng: Gặp khi bệnh mới vào phần ngoài của cơ thể : Da, cơ, gân, khớp, kinh lạc. Bệnh mới mắc còn ở nông chưa ảnh hưởng tới chức năng của tạng phủ - Triệu chứng: Phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. 3.2 Lý chứng: - Gặp khi bệnh đã vào sâu trong tạng phủ khí huyết.Các bệnh nội thương như bệnh dạ dày, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, một số bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát. - Triệu chứng: Sốt cao, khát nước, nôn, đau bụng, táo bón hoặc ỉa lỏng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch trầm sác. 3.3 Hàn chứng : - Do hàn tà hoặc dương hư gây nên. - Triệu chứng: Sợ lạnh, thích nóng ấm, không khát, chân tay lạnh, sắc mặt trắng xanh, đại tiện nhão, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhạt màu, rêu lưỡi mỏng, mạch trì. 3.4 Nhiệt chứng:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2