Giáo trình Y học cổ truyền (Y sỹ đa khoa): Phần 2 - Trường CĐ Y tế Ninh Bình
lượt xem 5
download
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Y học cổ truyền (Y sỹ đa khoa): Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Đại cương kỹ thuật trồng cây thuốc; Bệnh học y học cổ truyền. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Y học cổ truyền (Y sỹ đa khoa): Phần 2 - Trường CĐ Y tế Ninh Bình
- Ch÷a c¶m m¹o theo d©n gian MỤC TIÊU 1. Nêu được những chỉ định và chống chỉ định chữa cảm theo phương pháp xông và đánh cảm. 2. Hướng dẫn thực hiện chữa cảm bằng phương pháp xông, đánh cảm. NỘI DUNG 1. PHƯƠNG PHÁP XÔNG Xông là phương pháp sử dụng hơi nóng của các vị thuốc đun sôi để làm mở lỗ chân lông, làm ra mồ hôi để giải cảm. 1.1. Chỉ định: Chữa cảm phát sốt (sốt nhẹ) sợ lạnh, đau đầu, đau người, chảy nước mũi, hắt hơi, ho khan hoặc có đờm trắng loãng, không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, thể trạng còn tương đối tốt. 1.2. Chống chỉ định: Không dùng phương pháp xông cho các trường hợp sốt cao, ra nhiều mồ hôi, cơ thể suy yếu, mới ốm khỏi, người già yếu, người thiếu máu nặng, phụ nữ có thai hoặc mới đẻ, người ỉa chảy nhiều. 1.3. Công thức: Tùy theo từng điều kiện của từng nơi mà có thể dùng các loại cành lá có 3 tính chất sau đây: + Có tính hạ sốt như lá tre, lá duối… + Có tính kháng sinh như lá gừng, tỏi, hành, sả… + Có chứa tinh dầu, mùi thơm như kinh giới, tía tô, bạc hà, hương như, cúc tần, lá chanh, lá bưởi, bạch đàn… Mỗi nồi có thể chọn từ 5-10 loại cành lá. Tổng cộng khoảng từ 500-800g. 1.4. Cách nấu Tất cả các loại cành lá sau khi lấy về phải rửa sạch, đầu tiên cho cành lá có tính hạ sốt và tính kháng sinh vào nồi (xoong) đổ ngập nước (khoảng 3-4l nước) đậy kín đem đun sôi, khi nước sôi thi cho cành lá có tinh dầu, có mùi thơm vào nồi rồi bắc ra để xông ngay. 1.5. Cách xông: Đặt nồi nước xông ở giữa giường, người ốm cởi quần áo, ngồi cạnh nồi, khom lưng, chống 2 tay 2 bên nồi sao cho đầu, cổ, ngực ở ngay trên nồi xông để tiếp xúc với hơi nước nóng. Người nhà dùng chăn hoặc chiếu phủ lên toàn bộ người ốm và nồi nước xông. Người ốm từ từ hé mở nắp nồi để cho hơi nước trong nồi thoát ra từ từ, không được mở toàn bộ nồi ngay, hơi nước nóng ra nhiều gây bỏng cho người ốm. 68
- Thời gian xông khoảng 10-15’, khi lấy ra mồ hôi ra nhiều thì ngừng xông, lấy khăn khô lau người, thay quần áo và uống 1 bát nước xông, có thể đắp chăn để cho mồ hôi ra nhiều. Sau khi xông không được ra gió ngay hoặc cần tránh nơi gió lùa. Sau 8-10h có thể xông lại nếu ra ít mồ hôi, người không mệt mỏi. 1.6. Phân tích tác dụng: Bài thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi để đẩy tà khí phong hàn ra ngoài cơ thể, bài thuốc đã giải quyết được nguyên nhân gây ra bệnh. Khi tà khí phong hàn xâm nhập vào cơ thể, trước hết làm cản trở lưu thông của huyết mạch, gây nên triệu chứng đau đầu, đau mình mẩy. Cơ thể phản ứng lại tác nhân gây bệnh bằng triệu chứng sốt, tà khí đã làm cho âm dương của cơ thể mất cân bằng. Hàn là lạnh đã đóng kín lỗ chân lông làm cho mồ hôi không thoát ra được. Các cây thuốc đã dùng: + Lá tre, lá duối có tính mát, vị ngọt, có tác dụng hạ sốt, giảm đau, điều hòa âm dương. + Lá gừng, lá tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, có tính kháng sinh, có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời chống bội nhiễm. + Các lá có mùi thơm, có tinh dầu, có tác dụng làm mở lỗ chân lông, làm cho mồ hôi thoát ra ngoài, có tác dụng đẩy tà khí ra ngoài. 2. ĐÁNH CẢM 2.1. Chỉ định: Tất cả môi trường bị cảm đều dùng được phương pháp đánh gió giải cảm, nhất là những người không dùng được phương pháp xông. 2.2. Cách làm: * Nguyên liệu: Khoảng 100g cám gạo; Hoặc 1 củ gừng già khoảng 10g, hoặc 1 nắm lá ngải cứu tươi, khoảng 20g. 2.3. Đường chà xát lên da: - Xát từ giữa trán sang 2 bên Thái dương 3-5 lần. - Xát từ giữa trán dọc xuống 2 bên sống mũi 3-5 lần. - Xát từ 2 bên Thái dương dọc xuống 2 bên má, cổ 3-5 lần. - Xát từ gáy dọc xuống 2 bên cổ, 2 bên cột sống lưng trên 2-3 lần. - Xát từ gáy tỏa xuống vai theo hình quạt 2-3 lần. - Xát lòng bàn tay, lòng bàn chân 3-5 lần. Nếu dược liệu nguội thì đem rang lại rồi chà xát tiếp. Có thể xát 1-2 lượt, ngày 1-2 lần. 2.4. Phân tích tác dụng Cám gạo vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ phế, mạnh tỳ, thông khí, sao nóng làm giãn mạch, lưu thông khí huyết, kết hợp với gừng làm tăng tác dụng ra mồ hôi. Gừng có vị cay, tính ấm, sao nóng làm tăng tác dụng ra mồ hôi, ngải cứu vị thơm tính ấm sao nóng làm ra mồ hôi, giải cảm. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu 1. Trình bày phương pháp xông? Câu 2. Trình bày phương pháp đánh cảm? 69
- PHẦN III ĐẠI CƯƠNG KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THUỐC MỤC TIÊU 1. Học sinh biết được cách trồng và chăm sóc cây thuốc tại vườn thuốc. 2. Học sinh biết được các nhóm thuốc nam tại y tế cơ sở và qui trình trồng vườn thuốc mẫu. 3. Học sinh biết được cách sưu tầm, thu hái, bảo quản thuốc phiến tại cơ sở. NỘI DUNG 1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRỒNG CÂY THUỐC Ánh sáng: Thiếu ánh sáng cay sinh trưởng kém, năng suất thấp hoặc không phát triển được. Nhiệt độ: Nhiệt độ thấp cây phát triển chậm, thời gian sinh trưởng kéo dài. Nhiệt độ cao cây phát triển nhanh. Sau đó chóng suy tàn…cần chống lạnh và chông nóng cho cây - Chống lạnh: phủ tro, phủ rơm, tưới nước cho cây khi có sương muối. - Chống nóng: che nắng cho cây, tưới nước mát… Độ ẩm: đa số các cây ưa độ ẩm trong đất, ta tưới nước thường xuyên, phủ rơm dạ để giữ độ ẩm. Bất kỳ ở đâu và thời gian nào, ánh sáng mặt trời và độ ẩm thích hợp của đất, có ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống của cây. 2. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THUỐC: 2.1 Chọn đất, làm đất: - Phần nhiều cây thuốc ưa đất thịt pha cát, tơi xốp, nhiều mùn và cần luân canh như vậy cây thuốc mới mọc tốt và cho năng suất cao. - Cày ải, phơi ải, làm sạch cỏ, làm nhỏ đất, đánh luống to hoặc nhỏ tùy loại cây trồng,trung bình mặt luống rộng 1-1,2m, cao 15-20cm dễ thoát nước. 2.2. Phân bón: thường dùng cả phân hữu cơ, vô cơ và các loại phân khác. - Phân hữu cơ: Phân chuồng, phân bắc ủ mục, phân xanh ủ mục. - Phân vô cơ: Đạm, lân, kali,vôi… 2.3. Giống: lấy giống ở nhưng loại cây tốt không có sâu bệnh. Hạt giống cần được phơi khô, sàng, xẩy sạch, và cho vào lọ nút kín. 2.4 Phòng trừ sâu bệnh: - Làm đất kỹ - Sử lý phân tốt, giống tốt - Phun thuốc trừ sâu 70
- 3. XÂY DỰNG VƯỜN THUỐC MẪU 3.1.Vị trí: Nơi đất dễ thoát nước, dễ chăm sóc, nơi cảnh đẹp của trạm y tế và trường học, diện tích trung bình khoảng 200-400m2. 3.2. Số lượng cây: Trung bình từ 80-100 loại cây thuốc. Phải đủ 35 loại cây thuốc tuyến xã 3.3. Có người chăm sóc bảo vệ, có hàng rào, có cổng cửa khóa. DANH MỤC 35 CÂY THUỐC NAM TRỒNG Ở XÃ ĐỂ CHỮA 7 CHỨNG BỆNH THÔNG THƯỜNG. - Nhóm 1: Cảm sốt + Bạc hà - Hương nhu -Tía tô - Gừng - Kinh giới + Sắn dây - sả - Địa liền - Cúc hoa - Cối xay - Nhóm 2: Ỉa chảy Hoắc hương - Khổ sâm - Mã đề - Nhóm 3: Chữa lỵ Mơ tam thể - Cỏ nhọ nồi - Mức hoa trắng - Cỏ sữa - Nhót - Nhóm 4: Chữa phong thấp: Hy thiêm - Lá lốt - Cỏ xước - Cà gai leo. - Nhóm 5: Thuốc điều kinh: Ích mẫu - Ngải cứu - Nhóm 6: Thuốc chữa ho Húng chanh - Sâm đại hành - Rẻ quạt - Cây dâu - Mạch môn - thiên môn - Nhóm 7: Chữa mụn nhọt,mẩn ngứa Sài đất - Kim ngân - Ké đầu ngựa - Bồ công anh. 4. SƯU TẦM THU HÁI DƯỢC LIỆU 4.1. Sưu tầm - Sơ bộ điều tra số cây thuốc và sô lượng các cây thuốc tự nhiên có ở địa phương. - Dụng cụ: dao cuốc, dây buộc, phương tiện vận chuyển, dao cầu, sân phơi, dụng cụ đựng thuốc khô. - Hướng dẫn cho học sinh nhận dạng được các cây thuốc ở địa phương để thu hái. - Hướng dẫn cách thu hái từng cây thuốc, vị thuốc: lấy lá, hoa, cành, thân cây, vỏ cây, rễ cây, quả…. - Hướng dẫn làm sạch thuốc và bảo quản thuốc khi vận chuyển, và mang về nơi bảo quản 4.2.Tổ chức thu hái: - Chia theo tổ, nhóm, có người quản lý và phân việc. - Phân rõ tổ nhóm thu hái loại thuốc gì. - Giao chỉ tiêu thu-khoán về thời gian và số lượng thuốc tươi (kg), hoặc thuốc khô tính theo đầu người - Kiểm tra và hướng dẫn kịp thời việc lấy cây thuốc,làm sạch và làm khô 71
- - Nhà trường nghiệm thu số thuốc, đánh giá kết quả, và đưa sang phòng dược để bào chế sử dụng. 5. THU HÁI, BÀO CHẾ, BẢO QUẢN THUỐC NAM Ở TUYẾN CƠ SỞ 5.1.Thu hái: cần xác định đúng thời kỳ thu hái.Với số cây lấy củ, thu hái vào lúc cây bắt đầu vàng úa, lá đã già.Với cây lấy lá thu hái vào lúc cây ra nụ. Nên chọn ngày nắng giáo để thu hái. - Nếu có vườn thuốc có thu hoạch thì việc thu hái thuốc được thực hiện với sự hướng của cơ sở. 5.2.Bào chế: - Bào chế là công việc biến đổi tính thiên nhiên của dược liệu thành những vị thuốc để phòng và chữa bệnh. - Mục đích của bào chế: Bỏ tạp chất làm dược liệu dễ thái, dễ tán, dễ nấu cao, dễ bảo quản.Bỏ bộ phận không cần thiết, giảm bớt độc tính, thay đổi tính năng của thuốc. 5.3.Phương pháp bào chế thuốc phiến: Sau khi đã làm sạch và chọn được dược liệu thì làm như sau(tùy từng loại thuốc): - Thái: Dùng dao cầu, dao bàn, dao thái để thái thành Lát (phiến) mỏng hoặc từng đoạn ngắn. - Sao: Cho vị thuốc đã thái và đã phân loại to nhỏ vào chảo đun nóng, đảo đều đến khô và thơm. - Sao vàng: Sao nhỏ lửa, đảo đều đến khi phần ngoài vị thuốc có màu vàng, mùi thơm, trong ruột màu vẫn như cũ để làm bớt tính mát lạnh của vị thuốc (ví dụ hoài sơn sao vàng,hoa hòe sao vàng…) - Sao vàng sém cạnh: Dùng lửa to khi chảo đã thật nóng mới bỏ thuốc vào sao đến khi nào mặt ngoài của vị thuốc bị sém cạnh, màu trong ruột vẫn như cũ để tăng tính ẩm và bớt chua, chát của vị thuốc.Ví dụ: Hạt cau, Hà thủ ô trắng, Chỉ thực…. - Sao tồn tính: đốt lửa to, đợi chảo thật nóng, mới cho dược liệu vào đảo đều đến khi bên ngoài cháy đen, bẻ ra bên trong còn màu vàng cũ là được. Để tăng tác dụng tiêu thực tả lỵ, huyết,khái huyết hoặc làm thay đổi tính chất của thuốc(ví dụ: hương phụ,hắc kinh giới). - Sao cháy: Đốt lửa to, để chảo thật nóng mới cho dược liệu vào đảo đều đến khi bên ngoài cháy đen, trong vàng sẫm(cháy đến 7/10 là được) để tăng tính ấm và tác dụng cầm máu của vị thuốc, ví dụ: Thán khương 5.4. Bảo quản: - Dược liệu được phơi nắng, âm can hay sấy khô (sấy ở 40-600C) - Dược liệu đựng trong thùng kín hoặc bao bì. - Để ở nơi khô giáo và thoáng gió, thường xuyên kiêm tra, phơi sấy kịp thời để tránh mốc mọt biến chất. - Dược liệu quý như Thục địa, Sinh địa, Xuyên quy, Ngưu tất, Cam thảo, Đẳng sâm, Kỷ tử…phải được để trong hòm kín và thường xuyên xông diêm sinh để chống mốc, chống mọt, mối. 72
- - Những dược liệu có tinh dầu thơm phải phơi ở nơi mát thoáng gió, không phơi ở ngoài nắng to và không sấy ở nhiệt độ cao. - Khi thuốc đã mốc thì phải rửa lại cho sạch, phơi hoặc sấy khô, nếu mốc mọt nhiều mất chất thuốc thì nên hủy bỏ. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu 1: Yếu tố ánh sáng,nhiệt độ, độ ẩm: Yếu tố nào quan trọng nhất cho cây trồng, hãy phân tích và chứng minh. Câu 2: Trình bày kỹ thuật: Chọn đất, làm đất và bón phân Câu 3: Trình bày kỹ thuật làm vườn thuốc mẫu và kể tên các nhóm thuốc nam tại tuyến y tế cơ sở. Câu 4: Trình bày phương pháp và bảo quản dược liệu và xử lý khi thuốc mốc, mối, mọt. 73
- THUèC GI¶I BIÓU MỤC TIÊU 1. Trình bày được tác dụng cách dùng của thuốc giải biểu 2. Trình bày được các vị thuốc giải biểu. 3. Tư vấn được cho cộng đồng sử dụng đúng các vị thuốc vào điều trị cảm mạo phong hàn, phong nhiệt. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG: 1.1. Định nghĩa: Thuốc giải biểu là những vị thuốc có tác dụng đưa bệnh tà ra ngoài cơ thể bằng đường mồ hôi. Dùng chữa các bệnh khi còn ở biểu. 1.2. Phân loại: Được chia làm 2 nhóm: - Thuốc phát tán phong hàn (Tân ôn giải biểu) - Thuốc phát tán phong nhiệt (tân lương giải biểu) 2. CÁC NHÓM THUỐC 2.1.Thuốc phát tán phong hàn (tân ôn giải biểu) 2.1.1. Định nghĩa: Là thuốc cay ấm, điều trị các trường hợp phong hàn xâm nhập vào phần biểu. 2.1.2. Tác dụng chung Điều trị cảm mạo do lạnh, ho hen do lạnh, đau cơ xương khớp, đau thần kinh do lạnh, dị ứng do lạnh. 2.1.3. Cách sử dụng Chỉ dùng khi bệnh ở biểu mà do phong hàn. Mùa hè dùng lượng ít, mùa đông dùng lượng cao hơn. Phụ nữ sau đẻ, người già, trẻ em dùng lượng ít và phối hợp với thuốc bổ. Thuốc sắc xong phải uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn. Không nên dùng kéo dài. Không dùng trường hợp tự hãn, đạo hãn, thiếu máu, mất máu, mụn nhọt đã vỡ, ban chẩn đã mọc hết, sốt do âm hư. 2.1.4. Các vị thuốc: 2.1.4.1. Quế chi (Rumulus cinamoni) - Bộ phận dùng: cành nhỏ của nhiều loại quế - Tính vị: Cay ngọt - Tác dụng điều trị: Cảm mạo phong hàn có mồ hôi, ôn thông kinh mạch, trừ phong thấp, điều trị chứng co cứng cơ do lạnh, đau khớp, đau dây thần kinh do hàn tà xâm nhập. Ho, long đờm, hoá khí lợi tiểu. 74
- * Chống chỉ định: Không dùng cho trường hợp âm hư hoả vượng, phụ nữ có thai Liều lượng: 6 - 16 g/ngày Bài thuốc có Quế chi: Quế chi 08g Cam thảo 06g Bạch thược 06g Đại táo 12g Gừng sống 06g Sắc uống lúc nóng Tác dụng: Chữa cảm mạo phng hàn có mồ hôi. 2.1.4.2. Sinh khương (Rhizoma zingiberis) - Bộ phận dùng: củ cây gừng - Tính vị: Cay, ấm - Tác dụng điều trị: Cảm mạo do lạnh, nôn mửa do lạnh, ho do lạnh, kích thích tiêu hoá chống đầy hơi, hạn chế độc tính của nam tinh, phụ tử, bán hạ. - Chống chỉ định: Ho do phế nhiệt, vị nhiệt gây nôn mửa. - Liều lượng: 5 - 12 g/ngày. Bài thuốc có cây gừng + Gừng sống giã nhỏ tẩm rượu xào nóng xoa khắp người chữa Cảm mạo phong hàn và đau mỏi xương khớp do phong hàn. + Chữa nôn mửa, đau bụng,đầy bụng do lạnh: Gừng khô 10g sắc uống. 2.1.4.3. Tía tô (Hebra perillae) - Bộ phận dùng: toàn cây trên mặt đất - Tính vị: Cay, ấm - Tác dụng điều trị: Cảm mạo do lạnh giảm ho, long đờm, giải uất; chữa tức ngực khó thở, ngực bụng đầy chướng, tim hồi hộp do thiếu Vitamin B1, nôn mửa, an thai, viêm tuyến vú, ngộ độc thức ăn do cua cá. - Liều lượng: 6 - 12 g/ngày Bài thuốc có Tía tô: + Hương tô tán: Hương phụ 08g Cam thảo 02g Tô diệp 08g Trần bì 04g Tán bột dùng ngày 12g chia 2-3 lần Tác dụng: Chữa cảm phong hàn, đau tức bụng, ngực, nôn mửa 2.1.4.4. Kinh giới: (Hebra elsholiziae) - Bộ phận dùng: thân và lá cây Kinh giới - Tính vị: Cay, ấm 75
- - Tác dụng điều trị: Cảm mạo do lạnh, đau dây thần kinh do lạnh, kích thích mọc ban chẩn điều trị dị ứng, chảy máu cam, xuất huyết. Liều lượng: 4 - 12 g/ngày Bài thuốc: Chữa cảm phong hàn: Kinh giới, Tía tô, Hương nhu, Hoắc hương, các vị bằng nhau (15 – 20g) sắc uống nóng đắp chăn cho ra mồ hôi. 2.1.4.5. Thông bạch(cây hành) - Tính vị: Cay, đắng - Tác dụng điều trị: Cảm mạo do lạnh, thống kinh do lạnh, mụn nhọt khi mới bị viêm. - Liều lượng: 3 - 6 g/ngày 2.1.4.6. Bạch chỉ: (Radix angelieae) - Bộ phận dùng: Rễ phơi khô của cây bạch chỉ - Tính vị: Cay, ấm - Tác dụng điều trị: Phát tán phong hàn, cắt cơn đa, tiêu viêm - Ứng dụng: chữa cảm mạo do lạnh, các chứng đau đầu, trán, răng, chảy nước mắt do phong hàn. Liều lượng: 4 - 12 g/ngày Bài thuốc Bột khung chỉ Chữa cảm mạo phong hàn, hạ sốt, giảm đau, ngậm chữa hôi miệng gồm có: Bạch chỉ 30g Xuyên khung 30g Tán nhỏ thành bột ngày dùng 10 – 20g 2.1.4.7. Ma hoàng: (Ephedraceae) - Tính vị: Cay, ấm - Tác dụng điều trị: làm cho ra mồ hôi, bình suyễn, lợi niệu - Ứng dụng: Cảm mạo do lạnh, hen suyễn khó thở, lợi niệu chữa phù thũng do viêm cần thận cấp, hoàng đản do viêm gan. - Liều lượng: 4 - 12 g/ngày để làm ra mồ hôi 2 - 3 g/ngày để chữa hen suyễn Bài thuốc: Ma hạnh thạch cam thang Ma hoàng 12g Hạnh nhân 12g Thạch cao 40g Cam thảo 04g sắc uống ngày một thang có tác dụng tuyên phế bình suyễn, thanh nhiệt, chỉ ho. 76
- 2.1.4.8. Tế tân:(Aristolochiaceae) - Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây tế tân - Tính vị: Cay, ấm - Tác dụng điều trị: Phát tán phong hàn, thông kinh hoạt lạc, chữa ho long đờm - Ứng dụng: Cảm mạo phong hàn, ho đờm nhiều do cảm mạo, đau khớp, đau thần kinh do lạnh, điều trị đau răng, sâu răng. - Liều lượng: 2 - 8 g/ngày 2.2. Thuốc phát tán phong nhiệt (tân lương giải biểu) 2.2.1. Định nghĩa: Là thuốc cay mát điều trị bệnh ở phần biểu do phong nhiệt gây ra. 2.2.2. Tác dụng chung: Điều trị cảm mạo phong nhiệt, thời kỳ khởi phát của bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm, làm mọc các nốt ban chẩn, ho, viêm phế quản thể hen, chống dị ứng, lợi niệu, hạ sốt. 2.2.3. Cách sử dụng - Chỉ dùng khi bị cảm mạo phong nhiệt. - Khi sắc xong nên uống hơi nguội. - Không dùng kéo dài. 2.2.4. Các vị thuốc 2.2.4.1. Cát căn (Pueraia thrompsoni Benth) - Bộ phận dùng: rễ củ cây sắn dây - Tính vị: Ngọt bình. - Tác dụng điều trị: Thăng dương khí tán nhiệt chữa co cứng các cơ do sốt sinh tân chỉ khát - Ứng dụng: Cảm mạo có sốt, ỉa chảy nhiễm khuẩn, sinh tân chỉ khát điều trị khát nước, dãn cơ điều trị co cứng các cơ do cảm mạo phong nhiệt, làm mọc các nốt ban chẩn điều trị: sởi, thuỷ đậu... - Liều lượng: 4 - 8 g/ngày 2.2.4.2. Bạc hà:(Herba Menthae) - Bộ phận dùng: Toàn cây bỏ rễ - Tính vị: Cay, mát - Tác dụng điều trị: Phát tán phong nhiệt 77
- - Ứng dụng Cảm mạo có sốt, viêm màng tiếp hợp cấp, viêm họng, đau bụng, ho, sốt, làm mọc ban chẩn điều trị sốt mọc ban. - Liều lượng: 4 - 12 g/ngày Bài thuốc: Chữa cảm mạo đau nhức đầu Bạc hà 06g Kinh giới 06g Phòng phong 06g Bạch chỉ 06g Hành hoa 06g Sắc uống 2.2.4.3. Tang diệp (FoliumMori) - Tính vị: Ngọt, đắng lạnh - Tác dụng điều trị: Phát tán phong nhiệt, lương huyết nhuận phế - Ứng dụng: Cảm mạo có sốt, viêm màng tiếp hợp cấp, viêm họng, ho, cầm máu. - Liều lượng: 8 - 16 g/ngày 2.2.4.4. Cúc hoa (Flos chranthemi) - Bộ phận dùng: Hoa phơi khô của cây cúc - Tính vị: Ngọt đắng lạnh - Tác dụng điều trị: phát tán phong nhiệt giải độc giáng áp - Ứng dụng: Cảm mạo phong nhiệt, bệnh truyền nhiễm giai đoạn khởi phát, mụn nhọt, viêm màng tiếp hợp, cao huyết áp, đau đầu. - Liều lượng: 8 - 12 g/ngày. 2.2.4.5. Mạn kinh tử (Pructus Vitisis) - Bộ phận dùng: quả phơi khô cây quan âm - Tính vị: Đắng cay bình - Tác dụng điều trị: phát tán phong nhiệt, lợi niệu, thông kinh hoạt lạc - Ứng dụng: Cảm mạo phong nhiệt gây hoa mắt chóng mặt nhức đầu, viêm màng tiếp hợp cấp, đau khớp, đau gân cơ, phù thũng do viêm thận, phù dị ứng. - Liều lượng: 5 - 12 g/ngày 2.2.4.6. Phù bình: (Pistia stratiotes lin) - Bộ phận dùng: toàn cây bỏ rễ phơi khô của cây bèo cái - Tính vị: cay lạnh 78
- - Tác dụng điều trị: Phát tán phong nhiệt, giải độc giải dị ứng - Ứng dụng: Cảm mạo phong nhiệt, phù thũng, dị ứng, mụn nhọt, làm mọc ban chẩn. - Liều lượng: 4 - 12 g/ngày 2.2.4.7. Sài hồ(Radix bpleuri) - Bộ phận dùng: Rễ cây bắc sài hồ - Tính vị: Đắng, lạnh - Tác dụng điều trị: Hoà giải thiếu dương, sơ can giải uất, thăng dương - Ứng dụng: Cảm mạo ở giai đoạn bán biểu, bán lý, sốt rét, sơ can giải uất: Điều trị đau dạ dày, ỉa chảy do thần kinh, viêm màng tiếp hợp cấp, thăng dương: Điều trị các chứng sa dãn tạng phủ. - Liều lượng: 3 - 6 g/ngày. 2.2.4.8 Thăng ma:(Ranunculaceae) - Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô - Tính vị: Ngọt, cay, hơi lạnh - Tác dụng điều trị: Phát tán phong nhiệt, giải độc thăng dương - Ứng dụng: Cảm mạo phong nhiệt. Các chứng sa hạ hãm, sa trực tràng, trĩ, sa sinh dục. Đau răng lợi, loét miệng, đau họng, thúc đẩy ban chẩn, điều trị sởi, dị ứng. - Liều lượng: 4 - 8 g/ngày 2.2.4.9. Ngưu bàng tử: (Pructus Arctii) - Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô - Tính vị: Cay, đắng lạnh. - Tác dụng điều trị: Phát tán phong nhiệt, chữa hen suyễn, lợi niệu - Ứng dụng: Cảm mạo có sốt, làm mọc các nốt ban, dị ứng, ho, hen suyễn, viêm họng, phù thũng. - Liều lượng: 4 - 12g / ngày. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu 1. Trình bày định nghĩa, tác dụng, cách dùng thuốc Phát tán phong hàn và bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, ứng dụng, liều dùng của Quế chi, tía tô. Câu 2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, ứng dụng, liều dùng của Bạch chỉ, ma hoàng, tế tân. Câu 3. Trình bày định nghĩa, tác dụng, cách dùng thuốc Phát tán phong hàn và bộ phận dùng,tính vị, tác dụng, ứng dụng, liều dùng của Cát căn, cúc hoa. 79
- THUèC THANH NHIÖT MỤC TIÊU 1. Nhận biết được tên,bộ phận dùng của các vị thuốc 2. Trình bày được tính vị, công dụng, liều dùng, cách dùng của các vị thuốc đã học. NỘI DUNG 1. ĐỊNH NGHĨA Thuốc thanh nhiệt là các vị thuốc có tính mát, lạnh dùng để chữa các chứng bệnh do nhiệt gây nên. 2. TÁC DỤNG CHUNG - Hạ sốt,an thần: Do sốt cao gây vật vã, phiền muộn, mê sảng.. - Giải độc: Chữa các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng - Dưỡng âm sinh tân: Chữa, làm giảm các hiện tượng khát do mất nước do sốt cao kéo dài, táo bón … - Chống co giật do sốt cao - Cầm máu do sốt cao nhiễm độc gây rối loạn thành mạch làm chảy máu 3. MỘT SỐ THUỐC THƯỜNG DÙNG CÂY TRE (Trúc diệp) - Bộ phận dùng: lá. - Tính vị: cay, ngọt, mát. - Công dụng: tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, an thần. - Chữa trẻ em sốt cao vật vã, nôn do sốt cao, ho có đờm, viêm phế quản. - Cách dùng: 20-30g/ngày, sắc uống. CẢI TRỜI (Hạ khô thảo) - Bộ phận dùng: toàn cây. - Tính vị: đắng, cay, tính mát. - Công dụng: + Thanh can hỏa, chữa đau mắt đỏ, chảy nước mắt, viêm gan cấp tính. + Chữa lao hạch, viêm tuyến vú. + Chữa tê thấp, phù thũng. + Chữa cao HA. - Cách dùng: 12-20g/ngày, sắc uống. KIM NGÂN - Bộ phận dùng: cành, lá, hoa, chủ yếu là dùng hoa. - Tính vị: đắng, ngọt, mát. 80
- - Công dụng: + Thanh nhiệt giải độc, chữa mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng. + Giải độc, sát trùng, chữa viêm họng, viêm amidan, đau mắt đỏ. - Cách dùng: 8-12g/ngày. BỒ CÔNG ANH - Bộ phận dùng: toàn cây, chủ yếu là lá. - Tính vị: đắng, ngọt, mát. - Công dụng: + Giải độc, chữa mụn nhọt, đinh độc, viêm cơ, lở ngứa, viêm tuyến vú. + Cầm máu, giảm đau, làm hết nôn, kích thích tiêu hóa. - Cách dùng: 10-20g/ngày. CỎ SỮA NHỎ LÁ - Bộ phận dùng: toàn cây. - Tính vị: Chua sáp, mát. - Công dụng: chữa lỵ, trẻ em ỉa phân xanh, chữa mụn nhọt, tăng sữa cho phụ nữ sau đẻ ít sữa. - Cách dùng: 10-20g/ngày. MƠ TAM THỂ - Bộ phận dùng: lá. - Tính vị: đắng, chát, mát. - Công dụng: chữa lỵ, viêm ruột, viêm dạ dày, sôi bụng, ăn uống kém, kích thích tiêu hóa. - Cách dùng: 10-20g/ngày. SINH ĐỊA - Bộ phận dùng: rễ (củ). - Tính vị: đắng, ngọt, mát. - Công dụng: + Thanh nhiệt lương huyết, chữa sốt cao tâm phiền, huyết nhiệt dẫn đến xuất huyết. + Chữa âm hư phát nóng, nôn ra máu, chảy máu mũi, băng huyết, kinh nguyệt không đều, sốt xuất huyết, viêm họng, bổ huyết, an thai. + Chữa đái tháo đường. - Cách dùng: 8-16g/ngày. 81
- HUYỀN SÂM - Bộ phận dùng: rễ (củ). - Tính vị: đắng, mặn, mát. - Công dụng: + Thanh nhiệt lương huyết, chữa sốt cao, mê sảng, phát cuồng. + Giải độc, chữa sốt phát ban, mẩn ngứa, viêm họng, viêm amidan, viêm hạch, mụn nhọt. - Cách dùng: 8-12g/ngày. HƯƠNG NHU - Bộ phận dùng: cành, lá, hoa. - Tính vị: cay, ấm. - Công dụng: + Giải cảm lạnh, sốt cao, đau người, mồ hôi không ra được. + Chữa cảm nắng, phòng cảm nắng. + Hóa thấp kiện vị chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy do thấp nhiệt + Sát trùng, sắc lấy nước rửa vết thương lở loét.. - Cách dùng: 8-16g/ngày. ĐẬU VÁN TRẮNG (bạch biển đậu) - Bộ phận dùng: hạt. - Tính vị: ngọt, tính ấm. - Công dụng: + Tác dụng hòa vị hóa thấp, chữa cảm nắng. + Chữa ỉa chảy, kiết lỵ, đau bụng, nôn mửa. + Chữa ngộ độc rượu, nhân ngôn, cá nóc. - Cách dùng: 8-16g/ngày, sắc uống. XẠ CAN (cây rẻ quạt) - Bộ phận dùng: Thân, rễ - Tính vị: Vị cay, tính hàn, hơi độc - Công dụng: Chữa viêm họng, viêm amidan, Mụn nhọt, viêm hạch. - Liều dùng: 3-6g sắc uống hoặc viên ngậm. 82
- RIẾP CÁ (ngư tinh thảo) - Bộ phận dùng: Toàn cây trên mặt đất - Tính vị: Vị chua mùi tanh tính mát - Công dụng; Chữa lòi dom, trẻ em lên sởi. + Áp xe phổi + Chữa kiết lỵ, trĩ chảy máu + Viêm đường tiết niệu - Liều dùng: 6-12g khô, 20-40g sắc uống. RAU SAM (mã xỉ hiện) - Bộ phận dùng: Toàn cây phơi khô, hoặc tươi - Tính vị Vị chua, tính lạnh - Công dụng: - Chữa viêm bàng quang, tiểu tiện đục, đái đỏ. + Kiết lỵ,đi ngoài ra máu + Giã tươi đắp vào chỗ sưng đau - Liều dùng: 6-12g sắc uống hoặc 50-60g tươi luộc ăn. KHỔ SÂM - Bộ phận dùng: lá phơi khô, - Tính vị: Vị đắng tính lạnh. - Công dụng: Chữa lỵ, nhiễm trùng, + Chữa viêm bàng quang: Đái rắt đái ra máu. + Chữa đau dạ dầy. - Liều dùng: 5-10g SÀI ĐẤT - Bộ phận dùng: Toàn cây - Tính vị: Vị đắng tính mát - Công dụng: Chữa mụn nhọt, đinh độc + Sốt phát ban, sốt do viêm nhiễm, viêm tuyến vú + Tắm cho trẻ em đỡ rôm sẩy, + Đắp tươi chống viêm giảm đau trong trường hợp mụn nhọt - Liều dùng: 10-15g,sắc uống, có thể uống tươi. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu 1. Trình bày định nghĩa, tác dụng, cách dùng thuốc Thanh nhiệt và bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, ứng dụng, liều dùng của Kim ngân, bồ công anh. 83
- Câu 2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, ứng dụng, liều dùng của Sinh địa, huyền sâm, bạch biển đậu. Câu 3. Trình bày bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, ứng dụng, liều dùng của Sài đất, khổ sâm, xạ can. 84
- THUèC Trõ HµN MỤC TIÊU 2. Nhận biết được tên,bộ phận dùng của các vị thuốc 1. Trình bày được tính vị, công dụng, liều dùng, cách dùng của các vị thuốc đã học. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG: 1.1. Định nghĩa Thuốc trừ hàn là những vị thuốc có tính nóng, ấm, để chữa các chứng bệnh do hàn tà vào lý gây ra. 1.2. Tác dụng chung - Chữa các cơn đau bụng do lạnh, đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, chậm tiêu, nôn mửa ỉa chảy ….. - Các chứng dương hư thậm chí vong dương, thoát dương (chân tay quyết lạnh mồ hôi tự vã ra mệt mỏi nặng nề, huyết áp hạ, trụy mạch, hôn mê …) 1.3. Cấm kỵ chung Không được dùng thuốc trừ hàn trong các bệnh thực nhiệt hoặc do âm hư. 2. MỘT SỐ THUỐC THƯỜNG DÙNG ĐẠI HỒI - Bộ phận dùng: quả khô. - Tính, vị: cay, ấm. - Công dụng: chữa đau bụng, bụng đầy chướng, nôn mửa, ỉa chảy, kích thích tiêu hóa, dùng trong trường hợp ăn chậm tiêu, kén ăn, giải độc của tôm cá, đau nhức xương khớp. - Cách dùng: 6-8g/ngày. CÂY QUẾ - Bộ phận dùng: vỏ thân cây. - Tính, vị: ngọt, cay, nóng. - Công dụng: + Trợ dương cứu nghịch chữa choáng, trụy tim mạch, thận dương hư, hoạt tinh, liệt dương. + Chữa tiêu hóa kém, đau bụng, đầy bụng, ỉa chảy, chữa người lạnh, tay chân lạnh, hạ huyết áp. + Viêm thận mãn tính, thận dương hư. + Cầm máu, chữa nôn ra máu, đại tiện ra máu, băng huyết. - Cách dùng: 2-4g/ngày. 85
- CÂY GỪNG - Bộ phận dùng: thân rễ. - Tính, vị: cay, ấm. - Công dụng: + Chữa bụng đầy, chướng, sôi bụng, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy. + Chữa đau bụng do lạnh, đau dạ dày, co thắt đại tràng. + Chữa ho do lạnh, cầm máu, chữa ho ra máu kéo dài. - Cách dùng: 6-12g/ngày. THẢO QUẢ - Bộ phận dùng: hạt. - Tính, vị: cay, ấm. - Công dụng: chữa cơn đau do lạnh như dạ dày, co thắt đại tràng, nôn mửa do lạnh, kích thích tiêu hóa, chữa ho có đờm, sốt rét - Cách dùng: 4-6g/ngày, sắc uống. NGẢI CỨU - Bộ phận dùng: Lá cành non - Tính vị: Vị đắng, thơm tính ấm - Công dụng: + Chữa đau bụng do lạnh, động thai + Kinh nguyệt không đều, + Cầm máu: Rong kinh, băng huyết, chảy máu cam - Liều dùng: Sao đen cầm máu dùng 10-15g một ngày Lá tươi giã uống chữa đau bụng 20g một ngày RIỀNG - Bộ phận dùng: Rễ củ - Tính vị: Vị cay, mùi thơm, tính ấm - Công dụng: + Ôn trung tán hàn giảm đau. + Chữa các cơn đau bụng, đi ngoài lỏng do lạnh + Chữa cảm lạnh và sốt rét - Cách dùng: 6-12g sắc uống CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 86
- Câu 1. Trình bày định nghĩa, tác dụng, cách dùng thuốc Trừ hàn và bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, ứng dụng, liều dùng của Quế nhục, thảo quả. Câu 2. Trình bày bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, ứng dụng, liều dùng của Sinh khương, ngải cứu, đại hồi. 87
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Y học cổ truyền - NXB Hà Nội
112 p | 1617 | 584
-
Giáo trình Y học cổ truyền: Phần 2
142 p | 181 | 64
-
Giáo trình Y học cổ truyền: Phần 1
41 p | 181 | 55
-
Giáo trình Y học cổ truyền - Phục hổi chức năng (Đối tượng cao đẳng điều dưỡng): Phần 2
148 p | 35 | 17
-
Giáo trình Y học cổ truyền - Phục hổi chức năng (Đối tượng cao đẳng điều dưỡng): Phần 1
105 p | 24 | 14
-
Giáo trình Y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
98 p | 47 | 10
-
Giáo trình Y học cổ truyền-phục hồi chức năng (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
228 p | 22 | 7
-
Giáo trình Y học cổ truyền (Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
85 p | 27 | 7
-
Giáo trình Y học cổ truyền (Y sỹ đa khoa): Phần 1 - Trường CĐ Y tế Ninh Bình
69 p | 49 | 7
-
Giáo trình Y học cổ truyền (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
174 p | 11 | 6
-
Giáo trình Dược học cổ truyền (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
188 p | 23 | 5
-
Giáo trình Y học cổ truyền - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
127 p | 14 | 4
-
Giáo trình Y học cổ truyền (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
126 p | 0 | 0
-
Giáo trình Y học cổ truyền (Ngành: Y sĩ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
99 p | 1 | 0
-
Giáo trình Y học cổ truyền (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
99 p | 0 | 0
-
Giáo trình Y học cổ truyền và dưỡng sinh (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
97 p | 1 | 0
-
Giáo trình Y học cổ truyền (Ngành: Điều dưỡng- Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
100 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn