intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Y học cổ truyền - Phục hổi chức năng (Đối tượng cao đẳng điều dưỡng): Phần 2

Chia sẻ: Túcc Vânn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

36
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 cuốn giáo trình "Y học cổ truyền - Phục hổi chức năng" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Chăm sóc bệnh nhân đau vai gáy; chăm sóc bệnh nhân đau dây thần kinh toạ; chăm sóc bệnh nhân di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não; đại cương về y học phục hồi quá trình tàn tật và biện pháp phòng ngừa; các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng thường dùng; phục hồi chức năng cho người khó khăn về vận động. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Y học cổ truyền - Phục hổi chức năng (Đối tượng cao đẳng điều dưỡng): Phần 2

  1. Bài 9. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐAU VAI GÁY GIỚI THIỆU Bài này nói về nguyên nhân đau vai gáy, các thể lâm sàng, triệu chứng, cách nhận định và chăm sóc bệnh nhân đau vai gáy. Bên cạnh đó, bài học cũng trang bị cho người học những phương pháp căn bản để xây dựng kế hoạch chăm sóc và phòng tái phát cho người bệnh theo phương pháp cổ truyền. MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân, thể lâm sàng và phương pháp điều trị bệnh đau vai gáy 2. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau vai gáy theo phương pháp cổ truyền NỘI DUNG 1 ĐẠI CƯƠNG - Đau vai gáy là một hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hậu quả vai và gáy đau, thậm chí đau tê lan xuống cánh, cẳng, ngón tay. - Hoạt động cùa vai gáy rất nhiều và cơ động linh hoạt phục vụ cho vận động của đầu và cánh tay. Đốt sống cổ là nơi xuất lộ của thần kinh vai gáy, thần kinh cẳng tay, mỏm gai ngang có động mạch đốt sống chui lên não, tạo nên hệ thống động mạch sống nền. Do vậy đau vai gáy mạn tính thường gây chèn ép đám rối cổ, đau đám rối thần kinh cánh tay và thiểu năng tuần hoàn não. - Thường gặp 20 - 60 tuổi, ờ cả 2 giới. 2. NGUYÊN NHÂN - Theo Y học hiện đại: thường do lạnh, vận động cổ đột ngột trên động tác sinh lý, ví dụ: do khi ngủ, gôi đâu không thích hợp, năm nghiêng một bên quá lâu hoặc ngủ ờ nơi gió lùa bị lạnh, hoặc bị va chạm vào vùng cổ gáy, hoặc vận động đột ngột cổ, hộp sọ như ngoái ra sau quá mức, kéo xe bò... 104
  2. - Do vôi hoá cơ vai gáy, viêm sụn viền đốt cổ, viêm khớp bán nguyệt của cung sau đốt sống cổ, nhưng thường gặp nhất là do thoái hoá các đốt sống cồ, đặc biệt C5C6. - Theo Y học cổ truyền: đau vai gáy là do phong hàn, huyết ứ gây tắc mạch Đốc và 3 kinh Tiểu trường, Bàng quang và kinh Đỏm. - Cần chẩn đoán phân biệt đau vai gáy với ung thư đỉnh phổi, viêm tuỳ xám mạn tinh, lao đốt sống cổ, chấn thương đốt sống cổ. 3. LUẬN TRỊ THẺ BỆNH 3.1. Đau vai gáy cấp - Triệu chứng: + Vẹo cổ sau đêm ngủ dậy, ngoái sâu đột ngột, đau vùng sau cổ gáy và đau lan lên đầu, xuống vai, cơ thang và cơ ức đòn chũm, khiến cơ bi co rút cương cứng, có khi hít mạnh, thờ mạnh, hắt hơi, ho gây đều gây đau tăng làm bệnh nhân lo lăng. + Vận động đầu cổ khó khăn, xoay đầu phải quay cả nửa thân + Án các huyệt Phong trì, Kiên tỉnh, Đại trữ, Thiên tông thấy co cơ vai, đau có thể lan xuống huyệt Đốc du. - Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc 3.2. Đau vai gáy mạn tính - Triệu chứng: + Mỏi vai gáy kéo dài, xen kẽ đợt đau cấp có thể tê đau tay, đau đầu vùng chẩm, giảm trí nhớ. + Chụp Xquang đốt cổ thấy thoái hoá đốt sống cổ, viêm sụn viền đốt cổ, viêm khớp cổ sau, vôi hoá cơ vai gáy. - Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, bổ huyết, hoạt huyết. 4 ĐIÊU TRỊ BẢNG CHÂM cứu CHUNG CHO CẢ 2THÊ - Các huyệt tại chỗ: Phong trì, Đại truỳ, Kiên tỉnh, Đại trữ, Thiên tông, Đốc du. 105
  3. - Các huyệt ở xa: Dương lăng tuyền, Huyền chung. - Thù thuật: + Châm tả hoặc ôn châm nếu đau do lạnh + Châm binh bổ binh tả nếu đau mạn tính. + Khi có com đau cấp thì châm tả. - Liệu trinh điều trị: 3 - 7 ngày. 5. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐAU VAI GÁY 5.1. Nhận định chăm sóc - Người bệnh vẹo cổ sang một bên, mặt vênh do cơ vai gáy co cứng. - Đau, có thể mất ngủ do đau,lo lắng vì đau. - Hạn chế vận động các đốt sống cổ, các động tác cúi, ngừa, nghiêng, quay đều bị hạn chế. - Có thể sợ lạnh, gai rét nếu đau do lạnh. - Có thể sốt nếu đau do viêm nhiễm - Cần nhận định đau cơ năng hay do tổn thương thực thể.để tư vấn cho người bệnh 5.2. Chẩn đoán chăm sóc - Đau vai gáy cấp do gió lạnh (phong hàn) thi kèm theo sợ lạnh, sợ gió, mạch trì, rêu lưỡi trang. - Đau vai gáy cấp do sang chấn đốt sống cổ trước đó, do thực hiện động tác cổ mạnh đột ngột không sinh lý ( huyết ứ ) - Đau vai gáy mạn: gặp trong thoái hoá đốt sống cổ, viêm sụn, viêm đốt sống cổ, vôi hoá cơ vai gáy, viêm khớp bán nguyệt của cung sau đốt sống cổ. - Tinh trạng người bệnh lo lắng vi đau. 5.3. Ke hoạch chăm sóc - Giảm đau, giải phóng sự co cơ cho bệnh nhân băng phương pháp châm cứu, xoa bóp bâm h u y ệ t. 106
  4. - Hướng dẫn cho bệnh nhân phương pháp tự xoa bóp bấm huyệt. - Giải quyêt tinh trạng lo lăng băng phương pháp tư vấn cho bệnh nhân về bệnh và hướng dẫn cho bệnh nhân phương pháp tự xoa bóp chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh. 5.4. Thực hiện chăm sóc 5.4.1. Thực hiện y lệnh châm cứu điều trị của thầy thuốc - Lựa chọn tư thế bệnh nhân: ngồi dựa ghế, hoặc nằm nghiêng bộc lộ vùng vai gáy bên đau. - Lựa chọn tư thế thầy thuốc thuận lợi nhất khi tiến hành thù thuật châm cho bệnh nhân. - Tuỳ theo đau vai gáy bên phải hay bên trái mà bộc lộ rõ vùng huyệt châm. - Lựa chọn các huyệt tại chỗ: Phong tri, Đại truỳ, Kiên tỉnh, Thiên tông, Đốc du, Đại trữ. - Thực hiện thù thuật châm kim. + Châm tả nếu đau vai gáy cấp. + Châm bình bổ binh tả nếu đau vai gáy mạn. + Cứu hoặc ôn châm nếu đau vai gáy do lạnh . - Liệu trinh điều trị: + 3 - 5 ngày nếu đau vai gáy cấp. + 1 - 2 tuần nếu đau vai gáy mạn. - Trong quá trình châm cần theo dõi chặt chẽ, nếu có tai biến xảy ra cân xử trí kịp thời theo đúng nguyên tăc và thông báo cho bác sỹ. 5.4.2. Thực hiện y lệnh xoa hóp hấm huyệt điều trị của thầy thuốc - Lựa chọn tư thê bệnh nhân: ngồi là thuận lợi nhất. - Lựa chọn tư thế thầy thuốc thuận lơi nhât là đứng phía sau bệnh nhân khi tiến hành thủ thuật xoa bóp . 107
  5. - Bộc lộ rõ vùng vai gáy. - Trinh tự thao tác: + Day vùng cổ gáy, nếu đau một bên dùng một tay (dùng gốc ban tay để day) day bên đau. Nếu cả hai bên cùng đau, hai tay cùng day. Thực hiện động tác nhẹ dịu dàng. + Lăn vùng tam giác: Đại trùy, Phong trì, Kiên tỉnh vừa iàm vừa vận động nhẹ cổ người bệnh. +Tìm điểm đau nhất dọc cơ ức đòn chũm (chỗ đó thường cương cứng hon chỗ khác) day từ nhẹ đến nặng. + Ân các huyệt Phong phủ, Phế du, Đốc du, Cự cốt. Khi ấn huyệt Phong phủ phải đặt một tay ờ trán người bệnh và tay kia ấn huyệt. + Vận động cổ: Quay cổ, nghiêng cổ, ngửa cổ và tổng hợp các động tác. Chú ỷ. khi vận động cổ người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc, để tự nhiên không lên gân, không kháng cự lại, chỉ trong điều kiện này thủ thuật vận động mới đạt kết quả. + Bật gân: khi áp dụng các động tác day bấm huyệt kết quả còn hạn chế thì thực hiện động tác bật gân. Dùng đầu ngón tay trỏ sờ nhẹ vùng cơ thang cách mỏm gai khoảng 1 tấc rưỡi tương ứng với huyệt đốc du sẽ thấy một dây nhỏ nằm bắt chéo từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Đặt ngón tay cái vào sợi dây này nếu bệnh nhân cảm thấy đau nhức và xuyên lên vai thỉ bật mạnh nó về phía xương sống, rồi lại bật ra phía ngoài sau đó day tại chỗ 1 phút rồi cho bệnh nhân vận động cổ. Chú ý: thủ thuật phải dịu dàng, tránh tác động quá mạnh vào cơ b| co rút, vi làm như vậy đau sẽ tăng lên, có thể gây hoa mắt chóng mặt, thậm chí bệnh nhân bị ngất. Chi định chăm sóc này một lần chưa đạt yêu cẩu thì hôm sau làm lại một lần nữa. - Hướng dẫn bệnh nhân tránh gió lạnh, không để quạt chiếu vào vùng vai gáy khi ngủ, không gối đầu quá cao, nên dùng gối mỏng. Vận động cố nên bắt đầu nhẹ nhàng, không quay cúi cổ đột ngột. 108
  6. - Liệu trinh điêu trị: + 3 - 5 ngày nếu đau vai gáy câp. + 1 - 2 tuần nếu đau vai gáy mạn. - Trong quá trình châm cẩn theo dõi chặt chẽ, nếu có tai biển xảy ra cần xử trí kịp thời theo đúng nguyên tắc và thông báo cho bác sỹ. 5.4.3. Tư vẩn cho bệnh nhân - Cần tránh các loại hình lao động, gây xang chấn, vi xang chấn đốt sống cổ - Hướng dẫn bệnh nhân tự xoa bóp bấm huyệt vùng vai gáy và tập các động tác cúi, ngừa, nghiêng, quay. - Chườm muối nóng hoặc ngải cứu sao với rượu vào vùng vai gáy đau hàng ngày. - Không nằm ngủ gối đầu cao. - Khi mang vác nặng cần chuẩn bị tư thế đúng, khởi động cơ vai gáy trước khi mang vác nặng. - Đau vai gáy do lạnh không nên ăn đồ ăn lạnh, uống nước đá, giữ ấm khi thời tiết lạnh. - Thường xuyên luyện tập dưỡng sinh, khí công nâng cao sức khoẻ và phòng bệnh. 5.5. Đánh giá chăm sóc - Tinh trạng co cơ vai gáy giảm dần, đỡ đau, bệnh nhân thấy dễ chịu,khỏi dần sau mỗi lần châm. - Vận động các đốt sống cổ trờ lại bình thường. - Bệnh nhân ăn, ngủ bình thuờng. - Bệnh nhân thấy rõ lợi ích của việc luyện tập chăm sóc sức khoẻ nên tự luyện tập xoa bóp, dưỡng sinh theo hướng dẫn cùa bác sỹ để chữa bệnh và phòng bệnh. 109
  7. Bài 10. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐAU DÂY THẨN KINH TOẠ GIỚI T H IỆ U Bài này nói về nguyên nhân đau dây thần kinh tọa, các thể lâm sàng, triệu chứng, cách nhận định và chăm sóc bệnh nhân đau dây thẩn kinh tọa Bên cạnh đó, bài học cũng trang bị cho người học những kiến thức căn bản để xây dựng kế hoạch chăm sóc và phòng tái phát cho người bệnh theo phương pháp cổ truyền. MỤC TIÊU 1.Trình bày được nguyên nhân, thể lâm sàng và phương pháp điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa 2. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp y học cổ fruyen NỘI DUNG 1 ĐẠI CƯƠNG Đau thần kinh toạ là một hội chứng rất hay gặp ở cộng đồng, ảnh hường nhiều đến sinh hoạt và khả năng lao động, nhất là đối với những người lao động chân tay. Bệnh thường gặp ờ lứa tuổi 30 - 60, nam mắc nhiều hơn nữ (tỷ lệ 1/3). Y học cổ truyền gọi là “yêu cước thống” . 2. NGUYÊN NHẨN 2.1. Theo Y học hiện đại - Thoát vị đĩa đệm: chiếm 60 - 90%. - Các bất thường của cột sống thắt lưng - cùng (mắc phải hoặc bẩm sinh). Tuy nhiên, trước khi chẩn đoán nguyên nhân đau dây thần kinh toạ do các dị tật bẩm sinh, cần phải loại trừ thoát vị đĩa đệm và xem các dị tật chỉ là yếu tố thuận lợi. - Các nguyên nhân trong ông sông: u tuỷ và màng tuỷ, viêm màng nhện tuỷ khu trú; áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng. 110
  8. - Một số nguyên nhân ít gặp nhưng khó chẩn đoán, chỉ xác định được sau khi phẫu thuật như: giãn tĩnh mạch quanh rễ, giãn tĩnh mạch màng cứng, phì đại dây chằng vàng... 2.2. Theo Y học cổ truyền - Do trúng phong hàn ờ kinh lạc (đau thần kinh toạ do lạnh). - Do can, thận âm hư không nuôi dưỡng được cân cơ, cốt tuỳ - phong hàn thấp nhân cơ hội xâm nhập gây bệnh (viêm thoái hoá cột sống). - Do huyết ứ, khí trệ ờ kinh lạc (đau thần kinh toạ do chèn ép). 3 TRIỆU CHỨNG 3.1. Theo Y học hiện đại - Triệu chứng lâm sàng chung: thường bắt đầu bằng đau lung, sau đó đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông, từ thắt lưng xuống hông, ra mông, dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân, bàn chân, có thể lan ra ngón út hoặc ngón cái, tuỳ theo rễ thần kinh bị tổn thương ờ L5 hay SI Có khi đau âm ỉ, nhưng thường đau dữ dội như dao đâm, đau tăng lên khi vận động và giảm đau khi nằm yên trên giường cứng ở tư thế chân hơi co. Có rối loạn cảm giác như đau quá mẫn hoặc kèm theo tê da đùi, cẳng chân. Triệu chứng khác kèm theo + Tư thế vẹo người hoặc ngay lưng để chống đau + Cơ lưng co cứng do phản ứng, thường ở một bên. + Có các điểm đau dọc đường đi cùa dây thần kinh hông. + Đau lâu ngày có thể teo cơ mông và chi dưới. - Triệu chứng thực thể: + Cột sông mất đường cong sinh lý (do tư thê chống đau). Bệnh nhân có tư thế ngay lưng, vẹo người. + Cơ lưng phản ứng co cứng (thường gặp 1 bên). + Dâu hiệu: Lasègue, Bonnet, Néri dương tính. 111
  9. 3.2. Theo Y học cổ truyền 3.2.1. Thể phong hàn thấp phạm kinh lạc (do lạnh) - Đau dây thần kinh toạ thường xuất hiện một cách đột ngột sau khi đi mưa lạnh, trời trờ lạnh hoặc sau khi ngủ dậy buổi sáng sớm, chưa có teo cơ, gặp lạnh đau tăng, toàn thân có cảm giác sợ lạnh, rêu lưỡi trang, mạch phù tri. 3.2.2. Thể do can thận âm hư (viêm thoái hoá cột sống) - Đau dây thần kinh toạ thường đau vừa phải, âm ỉ, bệnh nhân chỉ có cảm giác mỏi nặng ở mông, kèm theo đau vùng thắt lưng, bệnh kéo dài hay tái phát, có teo cơ. Toàn thân mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, mạch trầm nhược. 3.2.3. Thế do huyết ứ khí trệ ở kinh lạc (do chèn ép) - Đau dây thần kinh toạ thường xảy ra sau một gang sức như cúi xuống để bốc vác một vật nặng hoặc sai tư thế. Đau tăng khi ho, khi hắt hơi, khi cúi hoặc gập cổ đột ngột. Bệnh nhân buộc phải nằm yên không dám trờ mình. 4. ĐIÊU TRỊ 4.1. Nguyên tắc điều trị theo Y học hiện đại 4.1.1. tìiều trị nội khoa * Giai đoạn cấp và đợt cấp cùa thể mạn. - Nằm yên trên giường cứng, kê một gối nhỏ ở dưới khoeo chân cho đầu gối hơi gập lại. Tránh hoặc hạn chế mọi di chuyển. - Dùng thuốc chống viêm, giảm đau. + Voltarene 25mg X 2 viên X 2 lần/ngày, uống lúc no. + Profenid 0,25g X 3 - 6 nang trụ/ ngày (đặt hậu môn). + Indomethacine 0,25g X 1 viên X 2 lần/ngày, u ố n g lúc no. Các loại thuôc này đêu chông chỉ định nêu có viêm, loét dạ dày, tá tràng. - Thuốc giãn cơ (thường dùng phoi hợp VỚI thuốc giảm đau) + Mydocal viên 0,05g X 1 - 2 viên X 2 - 3 lần/ngày. 112
  10. 4.1.2. Chuyển bệnh nhãn lên tuyến trên Các trường hợp không rõ nguyên nhân, nếu có liệt và teo cơ, rối loạn cơ tròn, đau tái phát nhiều lần ảnh hường nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động, đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa. 4.2. Điều trị theo Y học cố truyền bằng phirong pháp châm cứu - Pháp điều trị: + Neu do phong hàn thấp thi khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết. + Neu do huyết ứ thì hành khí hoạt huyết. + Nếu do can thận âm hư thì bổ can thận âm, khu phong, tán hàn,hành khí, hoạt huyết. - Công thức huyệt: Thận du, Đại trường du, Trật biên, Hoàn khiêu, Thừa phù, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn, Duơng lăng tuyền. - Thù thuật: + Châm tả hoặc ôn châm nếu đau do lạnh + Châm bình bổ binh tả, hoặc kết hợp châm và cứu nếuđau mạn tính + Khi có cơn đau cấp thì châm tả. - Liệu trinh điều trị: 3 - 7 ngày nếu đau cấp,1 0 - 2 0 ngày nếu đau mạn tính. 5. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐAU DÂY THÂN KINH TỌA 5.1. Nhận định chăm sóc - Nhận định triệu chứng đau cơ năng: + Đau vùng that lưng, lan xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh toạ. + Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. + Đau tăng khi vận động, giảm đau khi nghỉ ngơi. + Hạn chế vận động vì đau. 113
  11. + Có thể mất ngù do đau, lo lắng vì đau. - Nhận định triệu chứng đau thực thể: + Bệnh nhân có tư thế ngay lưng, vẹo người. Không đi được bằng gót chân hoặc không đi được bằng mũi chân. + Chân đi vạt tép không. + Cột sống mất đường cong sinh lý ( do tư thế chống đau) + Cơ lưng phản ứng co cứng + Thống điểm Valex (+), Lasegue (+), Neri (+). + Hạn chế vận động cúi, ngửa, nghiêng, quay. - Nhận định bệnh nhân có teo cơ hay chưa teo cơ. - Nhận định đau dây thần kinh toạ do lạnh (do phong hàn ): thường xuất hiện sau khi gặp lạnh đột ngột, đi mưa lạnh về, tắm lạnh, ngâm minh lâu trong nước, hoặc xuất hiện sau một đêm ngủ dậy. Đêm đau nhiều hơn ngày, thời tiết lạnh đau tăng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì. - Nếu đau dây thần kinh toạ do chèn ép (ứ huyết ờ kinh lạc): thường xảy ra sau một gắng sức như cúi xuống bốc vác một vật nặng tư thế không chuẩn bị, hoặc do sai tư thế khi làm việc gỉ đó. Thấy đau nhói hoặc giật đột ngột vùng thắt lưng, khi ho, hắt hơi hoặc cúi gập cổ thi đau tăng. - Nếu đau dây thần kinh toạ do thoái hoá cột sống (do can thận âm hư ), thường đau âm ỉ, mỏi nặng ờ mông, chân, hay tái phát. Khi gặp lạnh hoặc độ ẩm cao, vận động quá sức thường đau tăng, toàn thân mệt mỏi, ngù ít do đau, mạch trầm nhược, chụp X Quang cột sống có thoái hoá. 5.2. Chẩn đoán chăm sóc - Tinh trạng đau dây thẩn kinh toạ cấp: đau dọc theo dây thân kinh toạ xảy ra đột ngột, đau dữ dội, cơ vùng thắt lưng co cứng gây đau và hạn chê vận động, đau tăng khi vận động, thống điểm Valex (+), Lasegue (+), Neri (+). Thường gặp đau do nguyên nhân phong hàn, thấp, do sai tư thế,đáp ứng với các thuốc giảm đau, Có trường hợp đau rất nặng bệnh nhân không thể chịu được, không đáp ứng với các loại thuôc giảm đau, cân phải giải quyêt 1 14
  12. bằng phẫu thuật. - Tình trạng đau dây thân kinh toạ mạn tính: đau âm ỉ kéo dài, đau với tính chât mỏi, nặng vùng lưng, mông và chân, bệnh nhân thây rât khó chịu, hay tái phát, có thể teo cơ. Trên nền tảng đau âm ỉ, có từng đợt đau cấp xảy ra. Đau thường kéo dài, ít đáp ứng VỚI điều trị. Thường gặp đau dây thần kinh toạ do thoái hoá cột sông (can thận âm hư). 5.3. Ke hoạch chăm sóc - Cẩn chống đau và giải phóng sự co cơ bang phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. - Hướng dẫn cho bệnh nhân phương pháp tự xoa bóp bấm huyệt. - Giải quyết tỉnh trạng lo lắng bằng phương pháp tư vấn cho bệnh nhân về bệnh và hướng dẫn cho bệnh nhân phương pháp tự xoa bóp chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh. 5.4. Thực hiện chăm sóc 5.4.1. Thực hiện y lệnh châm cứu để giảm đau và giải phóng sự co cơ - Lựa chọn tư thế bệnh nhân khi thực hiện thủ thuật châm thích hợp, thường chọn tư thế nằm sấp co kê gối ở cổ chân hoặc tư thế nằm nghiêng co gối bộc lộ bên đau ở phía trên. - Lựa chọn tư thế thầy thuốc: phải thuận tiện khi tiến hành thủ thuật - Lựa chọn các huyệt tại chỗ: Đại trường du, Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa phù, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn, Dương lăng tuyền. - Bộc lộ rõ vùng huyệt châm. - Lựa chọn thù thuật châm cứu: + Neu đau do phong hàn thấp thì dùng thù thuật ôn châm hoặc cứu. + Nêu đau do chèn ép (huyêt ứ) dùng thù thuật châm tả. + Nếu đau do can thận âm hư dùng thù thuật châm binh bổ binh tả, hoặc kêt hợp thủ thuật châm và cứu. - Liệu trình điêu trị: 115
  13. + Đau dây thần kinh toạ cấp tính liệu trinh điều trị 5 - 15 ngày. + Đau dây thần kinh toạ mạn tính liệu trinh điều trị 1 tuần đến 1 tháng. - Trong quá trình điều trị bằng phương pháp châm cứu nếu bệnh không thuyên giảm cần báo cho bác sỹ để có biện pháp điều trị thích hợp hoặc can thiệp thêm bằng các phương pháp điều trị khác kết hợp như xoa bóp thuỳ châm, thuốc... 5.4.2. Thực hiện y lệnh xoa hóp bấm huyệt để giảm đau và giải phóng s ự co cơ - Lựa chọn tư thế bệnh nhân: người bệnh nằm sấp, hai tay xuôi theo chân. - Lựa chọn tư thế thầy thuốc: đứng bên phải hay bên trái bệnh nhân, khi tiến hành thù thuật xoa bóp. - Thù thuật chung: xoa, xát, đấm, day, lăn, bóp, ấn, vờn, phát, điểm, vận động. Mục tiêu cần đạt là giãn cơ giảm đau, khắc phục nguyên nhân (khu tà thư cân, thông kinh hoạt lạc) - Huyệt sử dụng: Đại trường du, Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa phù, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Giải khê. - Bộc lộ rõ vùng lưng và chi thể cần xoa bóp. - Trinh tự thao tác: xoa bóp vùng lưng: * Người bệnh nằm sấp, hai tay xuôi theo chân. + Day rồi đấm hai bên thắt lưng ra mông dọc theo đùi và chân3 lần. + Lăn hai bên thắt lưng và cột sống ra mông dọc theo đùi và chân 3 lần. + Tim điểm đau ờ lung, chân day từ nhẹ đến mạnh. + Bóp từ thắt lưng lan xuống cẳng chân 3 lần. + Vờn thắt lưng và chân. + Điểm huyệt Hoàn khiêu, ấn các huyệt Thừa phù, Uỷ trung, Thừa sơn,Phong long. Bóp Côn lôn, Giải khê. 116
  14. + Bain kết hợp vận động (uấn chân): ngón cái của một taybấm dọc theo các huyệt Hoa đà Giáp tích vùng đau, một tay đỡ chân bệnh nhân nâng dần lên. + Vặn lưng. + Phát huyệt Mệnh môn 3 cái. * Nằm ngửa: + Day đùi và cẳng chân mặt trước 3 lân. + Lăn đùi và cẳng chân mặt trước 3 lần. + Án huyệt Phục thỏ, Độc tỵ, Tất nhãn, Túc tam lý, Giải khê, Dương lăng tuyền. + Vận động khớp cổ chân. + Gấp duỗi cẳng chân, đùi vào ngực 3 lẩn, đến lẩn thứ 3 khi duỗi ra thi giật mạnh một cái. * Chú ý: trọng tâm là xoa bóp ờ tư thế nằm sấp, kết hợp với động tác làm giãn khớp gối. Thù thuật xoa bóp cần làm mạnh, nhanh, nếu thoát vị đĩa đệm cần xoa bóp kỹ vùng lưng. * Hướng dẫn tự luyện tập: + Đứng vịn tay vào thành ghế hoặc lan can, nhấc gót chân dời mặt đất( kiễng gót chân) từ từ ngồi xổm, làm chậm 5 lần. Biên độ vận động lớn hay nhỏ tuỳ theo mức chịu đựng cùa người bệnh. + Nằm ngửa duỗi hai chân, dùng sức vận đông bàn chân quay tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Làm 1 0 -1 5 lần. Chú ý dùng gót chân làm điểm tựa vận động bàn chân là chính. + Đứng hai tay để sau lưng, hai chân dạng bằng hai chiều rộng của vai, vận động nửa thân trên theo tư thế cúi, ưỡn, quay và nghiêng, làm 3 lẩn. - Theo dõi kết quả điều trị hàng ngày, báo cáo bác sĩ. 5.4.3. Tu vấn điều dưỡng, chăm sóc, dựphònỊỊ cho bệnh nhân - v ề ăn uống: không nên ăn thịt gà, cá chép, ba ba, tôm, cua, OC, ếch, 117
  15. cà muối, nếu đau dây thần kinh toạ do phong hàn thấp không uống nhiều rượu, bia lạnh hoặc đồ ăn uống lạnh. - về sinh hoạt: trong lao động cần chú ý các động tác khi phải cúi, mang vác vật nặng, cần chuẩn bị tư thế thích hợp. Thường xuyên xoa bóp tập vận động tăng độ mềm dẻo cùa vùng thắt lưng, độ linh hoạt cùa cơ, xương khớp và khả năng thích nghi cùa cột sống. Trời lạnh nên giữ ấm thân thể, không dầm mưa dãi nắng, không ngâm minh lâu trong nước. Sau lao động nặng cần chườm muối nóng, ngải cứu sao với rượu nóng để chườm vùng thẳt lưng, làm giãn cơ, lưu thông khí huyết, phục hồi cơ lưng và cột sống sau quá trình làm việc vất vả. - Khi có biểu hiện thoái hoá cột sống, cần điều trị kịp thời, tích cực luyện tập thể dục, khí công dưỡng sinh nâng cao sức khoẻ và tăng cường sự mềm dẻo, khả năng thích nghi của cột sống. - Hướng dẫn cho bệnh nhân phương pháp tự xoa bóp bấm huyệt để phòng bệnh và chữa bệnh. - Hướng dẫn cho bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm dinh dưỡng, hoạt chất sinh học nâng cao sức khoẻ, chống lão hoá. 5.5. Đánh giá chăm sóc - Bệnh nhân giảm đau dân, vận động đi lại, cúi, ngửa, nghiêng, quay dễ dàng hơn sau mỗi lần châm cứu và hồi phục chức năng vận động sau một liệu trinh điều trị. - Ăn ngủ được, cơ thể trở lại hoạt động binh thường. - Bệnh nhân chấp nhận những điều tư vấn cùa thầy thuốc. Tự tập luyện nâng cao sức khoẻ theo hướng dẫn của thầy thuốc và thấy rõ lợi ích của tự tập luyện trong quá trình chăm sóc sức khoẻ bản thân. 1 18
  16. Bài 11. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN DI CHỬNG LIỆT NỬA NGƯỜI DO TAI BIÉN MẠCH MÁU NÃO GIỚI THIỆU Bài này nói về nguyên nhân liệt nửa người, các thể lâm sàng, triệu chứng, cách nhận định và chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người. Bên cạnh đó, bài học cũng trang bị cho người học những kiến thức căn bản để xây dựng kế hoạch chăm sóc và phòng tái phát cho người bệnh theo phương pháp cổ truyền. MỤC TIÊU 1.Trình bày được nguyên nhân, thể lâm sàng và phương pháp điều tri di chứng liệt nửa người 2. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người bằng phương pháp y học cổ truyền. NỘI DUNG 1 ĐẠI CƯONG Tai biến mạch máu não (TBMMN) trên thế giới gây ra tỉ lệ tử vong cao sau tim mạch và ung thư. Theo Tổ chức Y tế thế giới TBMMN là “dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng của 1 rối loạn khu trú chức năng não, kéo dài trên 24 giờ do nguyên nhân mạch máu” . Nhờ 2 động mạch cảnh trong và 2 động mạch đốt sống cung cấp nên lượng máu nuôi não rất phong phú và linh hoạt. Nhánh sâu cùa động mạch não đi trong thung lũng Silvius, khi bị tổn thương gây chảy máu não, nhánh nông ờ mặt ngoài bán câu thường gây nhũn não. Tai biến mạch máu não theo Y học cố truyền (YHCT) được mô tả trong phạm vi chứng trúng phong 2. NGUYÊN NHÂN VÀ c ơ CHÉ BỆNH SINH - Do can thận âm hư, can phong nội động kết hợp với ngoại tà mà gây bệnh Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà YHCT phân loại thành trúng phong tạng phủ và trúng phong kinh lạc. 1 19
  17. - Nguyên lý điều trị của YHCT nhằm vào việc điều hoà hoạt động của tạng phù, chủ yếu là can thận, đồng thời với việc thông kinh hoạt lạc điều khí dẫn huyết tới nơi bị liệt. Phương huyệt được cấu tạo chù yếu là các huyệt thuộc kinh dương kết hợp với một số huyệt thuộc các kinh âm như: kinh tỳ, can, thận. 3. CÁC THẺ LÂM SÀNG VÀ ĐIẾU TRỊ DI CHỨNG TAI BIÉN MẠCH MÁU NÃO 3.1. Các thể lâm sàng theo Y học hiện đại 3.1.1. X uất huyết não Xảy ra đột ngột trên đối tượng có nguy cơ cao mà bản chất là sự vỡ mạch máu não gồm có: thể não - màng não, thể màng não - não và thể phối hợp 2 thể trên. 3.1.2. N h ũ n não Thể do bị lấp mạch tiến triển từ từ tăng dần, có thể đi vào hôn mê. Tẳc mạch não là thể mạch máu trong não bị tắc lấp do các nguyên nhân làm cho phần phụ thuộc mạch máu đó mất nuôi dưỡng. Trên lâm sàng sự phân biệt trên chỉ có tính chất tương đối, vì hai loại này đều có những biểu hiện lâm sàng chung. Mặt khác, có trường hợp lúc đầu là nhũn não, về sau tiến triển thành xuất huyết não. Bệnh thường gặp ờ những người trung niên và người cao tuổi. 3.1.3. Triệu chứng lâm sàng - Liệt nửa người cùng bên, nếu là nửa thân phải thường có kèm theo rốiloạn khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Giai đoạn đầu liệt mềm, giai đoạn sau dần dần trờ thành liệt cứng với tư thế đặc trưng tay gấp xoay vào trong, chân duỗi xoay ra ngoài. - Liệt 1/4 mặt dưới cùng bên bị bệnh. - Giai đoạn muộn xuât hiện teo cơ gốc chi, hạn chê biên độ khớp, loét do tỳ đè... - Ngay sau liệt phản xạ gân xương mất, sau đó phàn xạ gân xương 120
  18. tăng, dấu hiệu Babinsky (+). - Có thể nói ngọng, nói khó, không nói được (thất ngôn) - Có thể đái ia không tự chù. 3.2. Các thế lâm sàng theo Y học cổ truyền 3.2.1. Trúng photíỊỊ kinh lạc - Bệnh nhẹ với các triệu chứng đột nhiên mồm méo, mắt xếch, da tê dại, nói ngọng, miệng chảy rãi, có thể liệt nửa người, chân tay co lại, khớp xương đau nhức, rêu lưỡi trắng, mạch huyền tế hoặc phù xác. 3.2.2. Trúng p h ong tạng phủ Tai biến mạch máu não nặng hon thể trúng phong kinh lạc, với các triệu chứng: Đột nhiên hôn mê bất tỉnh, răng cắn chặt, miệng mím không mở, hai tay nam chặt, bí đái, chân tay co giật,liệt nửa người. 4. ĐIỀU TRỊ BẰNG CHÂM c ú u - Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện, được cộng đồng chấp nhận. - Nhóm huyệt đầu mặt: Bách hội, Tứ thẩn thông, Phong tri, Phong phù, Giáp xa, Địa thương, Hạ quan. - Nhóm huyệt ờ tay: Kiên tỉnh, Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Bát tà . - Nhóm huyệt ờ chân: Hoàn khiêu, Thừa phù, Phong thị, Huyết hải, Lương khâu Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Huyền chung, Giải khê, Bát phong. - Nhóm huyệt điều trị các triệu chứng khác: + Rôi loạn khả năng giao tiêp bằng ngôn ngữ: Liêm tuyên, Á môn, Thống lý. + RÒI loạn tâm thân: Thập tuyên, Nội quan, Thần môn. + Rối loạn cơ tròn: Thận du, Thái khê, Tam âm giao, Bát liêu. - Thủ thuật: châm bình bổ bình tả. 121
  19. - Phương pháp: có thể dùng phương pháp xuyên huyệt. - Liệu trình điều trị: 3 tuần đến 1 tháng. Sau đó cho bệnh nhân nghỉ I - 2 tuần, rồi điều trị tiếp liệu trinh 2. 5. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN DI CHỨNG MẠCH MÁU NÃO 5.1. Nhận đinh chăm sóc - Nhận định bệnh nhân có liệt hoặc giảm vận động một nửa người cùng bên: + Liệt tay hoặc giảm vận động tay.. + Liệt chân hoặc giảm vận động chân. + Liệt dây VII trung ương: nhân trung lệch sang bên lành, rãnh mũi má mờ hoặc mất, miệng méo sang bên lành, dấu hiệu Charte-Bell (-), nếp nhăn trán còn. + Rối loạn giao tiếp bằng ngôn ngữ, nói ngọng, nói khó hoặc không nói được. + Rối loạn cơ tròn: tiểu tiện, đại tiện không tự chủ. - Nhận định tỉnh trạng tim mạch, huyết áp , hô hấp của bệnh nhân hàng ngày, hàng giờ tuỳ theo từng bệnh nhân cụ thể. - Nhận định về tinh thần, sắc da,cùa bệnh nhân. - Nhận định về ăn ngủ, tiểu tiện, đại tiện và vệ sinh cá nhân của bệnh nhân. - Nhận định về tình trạng lo lắng của bệnh nhân khi bị liệt. - Nhận định về tiến triển cùa bệnh, khả năng phục hồi di trứng nhanh hay chậm, có hiệu quả hay không có hiệu quà trong quá trình điều trị. 5.2. Chẩn đoán chăm sóc - Tỉnh trạng liệt nửa người nặng hay nhẹ: Người bệnh chỉ giảm vận động hay mất vận động hoàn toàn, liệt mềm hay liệt cứng. - Tình trạng liệt cứng hay liệt mêm. 122
  20. - Có liệt cơ tròn hay không: tiểu tiện, đại tiện mất tự chủ hoàn toàn hay vẫn thông tin được bằng ngôn ngữ hoặc cử chỉ khi muốn tiều tiện, đại tiện. - Bệnh nhân không nói được hay nói ngọng - Tình trạng tim mạch, huyết áp ổn định hay chưa ổn đinh. - Vệ sinh cá nhân có được sạch sẽ hay không. 5.3. Kế hoạch chăm sóc - Phục hồi di chứng liệt cho bệnh nhân theo y lệnh của bác sỹ. - Lên kế hoạch theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ và các chỉ số sống khác theo chỉ định. - Kế hoạch chăm sóc, điều dưỡng cho bệnh nhân tại giường. - Tư vấn cho bệnh nhân về chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt hàng ngày, dùng thuốc phòng bệnh và hướng dẫn kiểm tra sức khoẻ định kỳ. 5.4. Thực hiện chăm sóc 5.4.1. Thực hiện y lệnh châm cửu điều trị phục hồi cho bệnh nhân theo y lệnh - Lựa chọn tư thế bệnh nhân khi thực hiện thủ thuật châm thích hợp, thường chọn tư thế nằm sấp có kê gối ờ cổ chân hoặc tư thế nằm nghiêng co gối bộc lộ bên liệt ở phía trên. - Lựa chọn tư thế thầy thuốc: phải thuận tiện khi tiến hành thủ thuật - Lựa chọn các huyệt tại chỗ: + Lựa chọn các huyệt phục hồi di chứng liệt dây VII trung ương: Địa thương, Giáp xa, Hạ quan, Nghinh hương. + Lựa chọn các huyệt phục hôi di chứng liệt tay: Kiên tỉnh, Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Họp cốc, Bát tà. + Lựa chọn các huyệt phục hồi di chứng liệt chân: Đại trường du, Hoàn khiêu, Thừa phù, Phong thị, Dương lăng tuyên, Túc tam lý, Huyêt hải, Lương khâu, Giải khê, Bát phong. 123
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2