Giáo trình Thực hành hóa học đại cương (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Thực hành hóa học đại cương (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng)" cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, động hóa học, nhiệt động hóa học, dung dịch, điện hóa học, một số hợp chất vô cơ được ứng dụng trong ngành Dược. Từ kiến thức về hóa học vi mô đến vĩ mô áp dụng thực tiễn vào quá trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quá trình nhiệt động học, động hóa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực hành hóa học đại cương (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC HÀNH HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG NGÀNH: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 /QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau LƯU HÀNH NỘI BỘ Cà Mau, 2022
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Thực hành hóa đại cương – vô cơ là một trong những môn khoa học cơ sở quan trọng trong Bài trình đào tạo Dược sỹ cao đẳng. Môn Thực hành hóa đại cương - vô cơ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hóa đại cương như một số khái niệm và định luật cơ bản trong hóa học, cấu tạo chất, phản ứng hóa học, dung dịch chất điện ly và các kiến thức về hóa học vô cơ như trạng thái tự nhiên, cấu tạo, tính chất, vai trò, độc tính và ứng dụng của các nguyên tố, hợp chất vô cơ quan trọng trong Y – Dược, từ đó vận dụng được kiến thức để làm bài tập, giải quyết được những vấn đề thực tế liên quan về chuyên môn và vận dụng vào các môn học chuyên ngành như Hóa sinh, Hóa dược, Kiểm nghiệm, Dược liệu, Bào chế,… Môn Thực hành hóa đại cương – vô cơ gồm 1 đơn vị học trình (33 giờ trong đó có 0 giờ lý thuyết và 33 giờ thực hành), được học trong kỳ 1 của năm thứ nhất. Nội dung của giáo trình bao gồm các Bài/bài sau: Bài 1. Giới thiệu về cách sử dụng một số dụng cụ Bài 2. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học Bài 3. Phương pháp chuẩn độ acid – base Bài 4. Chuẩn độ theo phương pháp oxy hóa – khử Bài 5. Phương pháp chuẩn độ phức chất (Complexon) Bài 6. Các nguyên tố nhóm IA, IIA Bài 7. Các nguyên tố nhóm IIIA, IVA, VA Bài 8. Các nguyên tố nhóm VIA, VIIA Bài 9. Các nguyên tố nhóm VIB, VIIB Bài 10. Các nguyên tố nhóm VIIIB Bài 11. Các nguyên tố nhóm IB, IIB Trong quá trình biên soạn, chúng tôi lấy giáo trình Hóa đại cương - vô cơ, tập 1, 2 (Sách đào tạo dược sĩ ĐH, 2017), chủ biên PGS.TSKH. Lê Thành 3
- Phước, Giáo trình Thực tập Hóa đại cương – vô cơ (Đại học Dược Hà Nội), giáo trình hoá học đại cương – vô cơ (Cao đẳng Y tế Sơn La), chủ biên Phan Thị Thanh tâm, làm tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, lần đầu biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được góp ý từ các nhà giáo, các nhà khoa học, các bạn đọc và các sinh viên để cuốn sách được sửa chữa, bổ sung hoàn thiện hơn. Cà Mau, ngày tháng năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Ths. Đinh Thuý Lan 2. Ths. Huỳnh Công Đoàn 4
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU.............................................................................................. 3 MỤC LỤC...........................................................................................................5 NỘI QUI..............................................................................................................5 BÀI 1 GIỚI THIỆU VÀ CÁCH SỬ DỤNG.....................................................6 MỘT SỐ DỤNG CỤ...........................................................................................6 BÀI 2 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC........................ 12 BÀI 3 PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ACID - BAZE...................................18 BÀI 4 CHUẨN ĐỘ THEO PHƯƠNG PHÁP OXY HOÁ KHỬ..................22 BÀI 5 PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ PHỨC CHẤT (COMPLEXON).....26 BÀI 6 CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IA, IIA....................................................32 BÀI 7 CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IIIA, IVA, VA........................................36 BÀI 8 CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM VIA, VIIA..............................................41 BÀI 9 CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM VIB, VIIB.............................................. 45 BÀI 10 CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM VIIIB (Fe, Co, Ni)............................... 49 BÀI 11 CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IB, IIB.................................................. 53 2. Môn học: MH16 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học 3.1. Vị trí: Thực hiện Bài trình Môn học Thực hành hóa học đại cương – Vô cơ ở học kỳ I năm nhất. 3.2. Tính chất: Môn học Thực hành hóa học đại cương – Vô cơ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, động hóa học, nhiệt động hóa học, dung dịch, điện hóa học, một số hợp chất vô cơ được ứng dụng trong ngành Dược. Từ kiến thức về hóa học vi mô đến vĩ mô áp dụng thực tiễn vào quá trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quá trình nhiệt động học, động hóa học. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn Thực hành Hóa đại cương - vô cơ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hóa đại cương như một số khái niệm và định luật cơ bản trong hóa học, cấu tạo chất, phản ứng hóa học, dung 5
- dịch chất điện ly và các kiến thức về hóa học vô cơ như trạng thái tự nhiên, cấu tạo, tính chất, vai trò, độc tính và ứng dụng của các nguyên tố, hợp chất vô cơ quan trọng trong Y – Dược, từ đó vận dụng được kiến thức để làm bài tập, giải thích được một số vấn đề thực tế liên quan về chuyên môn và vận dụng vào các môn học chuyên ngành như: Hóa sinh, Hóa dược, Kiểm nghiệm, Dược liệu, Bào chế,… 4. Mục tiêu Môn học: 4.1.Về kiến thức: + Hoá đại cương: Cung cấp cho sinh viên các khái niệm và định luật cơ bản về hoá học, cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học; các nguyên lí nhiệt động hoá học; cấu tạo chất; các loại phản ứng hoá học; điện hoá học; các hệ keo; + Hoá vô cơ: Một số loại hợp chất vô cơ quan trọng, tính chất hóa học của các chất vô cơ liên quan đến ngành Dược. 4.2. Về kỹ năng: + Phân tích chiều hướng, giới hạn, tốc độ và các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình hóa học; Vận dụng hiểu biết một số chất vô cơ ứng dụng trong Dược học. 4.3. Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Có tinh thần yêu thích và nghiên cứu, học tập một cách nghiêm túc, có trách nhiệm nghiên cứu các quá trình động học, nhiệt động hóa học, các hợp chất vô cơ ứng dụng trong ngành Dược. 5. Nội dung chương trình môn học SỐ GIỜ CÁN BỘ GIẢNG GHI STT TÊN BÀI GIẢNG CHÚ LT TH TS 1 Bài 1: Giới thiệu và cách sử 0 3 3 dụng một số dụng cụ 2 Bài 2: Tốc độ phản ứng và 0 3 3 cân bằng hóa học 6
- SỐ GIỜ CÁN BỘ GIẢNG GHI STT TÊN BÀI GIẢNG CHÚ LT TH TS 3 Bài 3: Phương pháp chuẩn 0 3 3 độ acid – baze 4 Bài 4: Chuẩn độ theo 0 3 3 phương pháp oxy hóa khử. 5 Bài 5: Phương pháp chuẩn 0 3 3 độ phức chất (complexon) Kiểm tra thường xuyên 6 Bài 6: Các nguyên tố nhóm 0 3 3 IA, IIA 7 Bài 7: Các nguyên tố nhóm 0 3 3 IIIA, IVA, VA 8 Bài 8: Các nguyên tố nhóm 0 3 3 VIA, VIIA Kiểm tra định kỳ 9 Bài 9: Các nguyên tố nhóm 0 3 3 VIB, VIIB 10 Bài 10: nguyên tố nhóm VIII 0 3 3 B(Fe, Co, Ni) 11 Bài 11: Các nguyên tố nhóm 0 3 3 IB và IIB Thi kết thúc môn học TỔNG 0 33 33 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn. 6.2. Trang thiết bị dạy học: Bảng , phấn, hoá chất, dụng cụ. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình. 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. 7
- + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. + Đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm. 7.2. Phương pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương Phương Hình Chuẩn đầu Số pháp pháp tổ thức Thời điểm kiểm tra ra đánh giá cột đánh giá chức kiểm tra Thường Viết Tự luận A1, A2, 1 xuyên cải tiến B1, Sau 15 giờ. B2, (sau khi học xong bài 5) C1, C2 Định kỳ Viết Tự luận A1, A2, 1 Sau 24 giờ cải B1, B2, tiến C1, C2 (sau khi học xong bài 8) Kết thúc Viết Tự luận A1, A2, 1 Sau 33 giờ môn học cải tiến B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm 8
- - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng sinh viên Cao đẳng Dược hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Cà Mau. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm. Thao tác. + Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học - Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: + Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) + Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng thực hành. Nếu người học vắng >30% số tiết thực hành phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. + Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. + Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. 9
- + Tham dự thi kết thúc môn học. + Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2018), Thông tư số 54/2018/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội. [2]. Chủ biên PGS.TSKH. Lê Thành Phước (2017). Hoá đại cương - vô cơ, tập I, tập II, NXB Y học. [3]. Trường ĐH Dược HN (2016). Thực tập Hóa đại cương – vô cơ. [4]. Chủ biên PGS.TSKH Phan An (2007). Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục. [5]. Chủ biên Lê Mậu Quyền (2009). Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. [6]. Chủ biên Nguyễn Đức Chung (2003). Bài tập Hóa học đại cương, Nhà xuất bản Đại học QG TPHCM. 10
- NỘI QUI - Điều 1: SV có nhiệm vụ làm đầy đủ các bài thí nghiệm theo Bài trình của bộ môn.Trước khi làm thí nghiệm phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất theo yêu cầu. - Điều 2: Trước buổi thực tập một bài SV phải đọc kĩ lý thuyết bài thực tập đó để nắm vững nội dung và cách tiến hành làm thí nghiệm. - Điều 3: SV phải đến phòng TT đúng giờ qui định, trong giờ thực hành SV muốn ra ngoài phòng TT phải xin phép GV . - Điều 4: SV phải đi thực tập đúng nhóm, đúng buổi. Nếu vắng có lý do chính đáng thì phải làm đơn xin thực tập bù đúng bài qui định. Đơn gửi trước một tuần, SV vắng 2 buổi thực tập thì không được thi . - Điều 5: SV phải mặc áo blouse. Khi làm thí nghiệm không được tự động mở tắt máy trong phòng TT khi chưa được sự đồng ý của GV . - Điều 6: Khi thực hành phải giữ yên lặng, trật tự, chỗ làm thực nghiệm phải sạch sẽ và ngăn nắp . - Điều 7: Cần tiết kiệm hóa chất thí nghiệm, lưu ý tránh đổ vỡ dụng cụ , hóa chất. Khi đổ vỡ dụng cụ phải báo ngay cho GV hướng dẫn và bồi hoàn đầy đủ . - Điều 8: Không được di chuyển hóa chất dùng chung từ chổ này sang chổ khác. Không được mang hóa chất ra khỏi phòng, không làm thí nghiệm khác ngoài bài thực tập. - Điều 9: Phải cẩn thận khi làm thí nghiệm trung thực và khách quan khi theo dõi kết quả và khi viết bài báo cáo. - Điều 10: Không được ăn và hút thuốc trong phòng thí nghiệm. Sau mỗi bữa thực hành phải rửa dụng cụ, lau bàn dọn dẹp ngăn nắp chổ làm việc và bàn giao đầy đủ hoá chất cho người phụ trách phòng thực hành . Mỗi ngày thực hành cần bố trí, trực nhật để phụ trách vệ sinh và trật tự trong phòng thí nghiệm. - Điều 11: Phải thực hiện đúng qui định về phòng cháy chữa cháy. Phải sử dụng các hoá chất cũng như các phản ứng dễ cháy dễ nổ theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Điều 12: Trước khi ra về phải kiểm tra tất cả các vòi nước, vòi khí đã khố chưa, các dụng cụ điện đã tắt chưa? Tắt đèn, tắt quạt, ngắt cầu dao điện. 5
- BÀI 1 GIỚI THIỆU VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là Bài giới thiệu và cách sử dụng một số dụng cụ, để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào trong nghiên cứu Y – Dược. MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được các dụng cụ và cách sử dụng một số dụng cụ. Về kỹ năng: - Vận dụng được kiến sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. - Vận dụng được kiến thức để thực hành các môn chuyên ngành như Hóa dược, Kiểm nghiệm, Bào chế. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn thao tác mẫu của giảng viên. - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu thảo luận Bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác, dụng cụ, hoá chất. 6
- - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp kiểm tra đánh giá: Điểm kiểm tra thường xuyên: không có. Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có. 7
- NỘI DUNG BÀI 1 A. GIỚI THIỆU 1. DỤNG CỤ THỦY TINH ĐỂ ĐO THỂ TÍCH 1.1. Dụng cụ có độ chính xác thấp a. Ống đong Hình trụ có chân đế rộng, trên có khắc độ theo thể tích gồm các cỡ 5, 10, 15, 20, 25, ……100, 200ml. Dùng để lấy thể tích không cần độ chính xác cao, lấy chất lỏng nguy hiểm, chất lỏng độc . Cách sử dụng: Một tay cầm lấy ống đong, một tay cầm lấy lọ chất lỏng, nghiêng ống đong cho chất lỏng chảy từ từ theo thành ống cho đến thể tích cần lấy, cầm thẳng ống đong lại đưa mực chất lỏng lên ngang tầm mắt và đọc thể tích. b. Dụng cụ khác Ly có chân khắc độ: dùng pha chế hoá chất có độ chính xác thấp. Ly có mỏ khắc độ (becher): dùng pha chế hoặc thực hiện phản ứng với lượng hoá chất lớn. 1.2. Dụng cụ có độ chính xác cao a. Pipet Hình trụ giữa phình to, có 2 vạch ở 2 đầu hoặc 1 vạch ở đầu trên. Thường có nhiều cỡ:1, 2, 3, 5, 10, 20, 25ml, dùng để lấy thể tích nhất định chính xác được ghi trên pipet. Cách sử dụng : Trước khi rút một dung dịch phải lưu ý số thể tích ghi trên pipet, loại mấy vạch, quan sát các vạch chia độ, lưu ý loại pipet yêu cầu thổi giọt cuối cùng. Nhúng đầu pipet vào dung dịch ngập khoảng 2/3 dung dịch, nếu dung dịch không độc thì có thể dùng miệng khô để hút, nếu dung dịch độc thì phải dùng qủa bơm cao su. Khi hút mực chất lỏng dâng lên khỏi vạch thể tích cần lấy dùng ngón trỏ khô để bịt miệng pipet lại, rồi nới thật nhẹ ngón tay để điều chỉnh mực chất lỏng đúng thể tích cần lấy, rối ấn chặt ngón trỏ lại. 8
- Vị trí mặt thoáng phải đặt ngang tầm mắt, mực chất lỏng được xác định tùy loại dung dịch: nếu mặt thoáng chất lỏng không màu, đọc thể tích là tiếp tuyến với mặt cong lõm, chất lỏng có màu sậm thì đọc thể tích ở mặt thoáng trên. Cách cho dung dịch chảy ra khỏi pipet: Để pipet thẳng đứng đầu dưới tựu vào thành bình, nhẹ tay ấn để dung dịch chảy ra từ từ nếu muốn ngưng ở vạch nào thì lại ấn chặt ngón trỏ lại. b. Bình định mức Loại bình có cổ dài, đáy bằng trên có khắc vạch ứng với một thể tích nhất định, thể tích ghi trên mỗi bình thường là: 25, 50, 200, 250, 500, 1000, 2000ml. Bình định mức dùng để pha chế một dung dịch có nồng độ biết trước và một thể tích xác định, hoặc nó dùng để lấy một thể tích lớn có độ chính xác cao. Cách sử dụng: Pha chất rắn khó tan: Hòa tan chất rắn với lượng tối thiểu dung môi trong becher khuấy cho tan, sau đó cho dần vào bình định mức, tráng becher với một ít dung môi (nhiều lần) để lôi kéo hết các hóa chất vào bình định mức, rồi thêm dung môi gần đến vạch ngang, dùng pipet thêm từng giọt để dung môi đến vạch qui định, đậy nút kín, dốc ngược xuôi nhiều lần để hóa chất tan dần. Pha hóa chất dễ tan: cho ngay hóa chất vào bình định mức rồi thêm dung môi (không quá nửa bình) lắc cẩn thận cho tan, sau đó thêm dung môi đến vạch qui định. Pha loãng dung dịch có nồng độ biết trước bằng cách cho lượng chính xác dung dịch vào bình rồi thêm dung môi cho đúng vạch qui định. Cách rót chất lỏng vào bình và đổ ra khỏi bình giống như ống đong. c. Ống chuẩn độ (buret) Là hình trụ, nhỏ dài, thường có thể tích 25ml, đầu dưới nhọn có khóa, trên thân có khắc độ gồm các cỡ 10, 25, 50ml. Buret được dùng trong chuẩn độ thể tích để xác định một dung dịch chưa biết nồng độ. Cách sử dụng: Gắn buret lên giá đỡ, xoay mặt số ra ngoài để có thể đọc được thể tích, khóa phải được điều chỉnh bằng tay trái, dùng hai ngón cái và trỏ cầm khóa, các ngón còn lại phân bố xung quanh để kéo khoá vào trong, tránh đẩy khóa tuột ra ngoài. Cách đọc thể tích giống như đã trình bày trong dụng cụ ống đong. 9
- 2. DỤNG CỤ THỦY TINH DÙNG TRONG PHA CHẾ 2.1. Ly có mỏ, ly có chân không khắc độ 2.2. Lọ hình nón (bình tam giác, erlen mayer) 2.3. Bình cầu các loại 2.4. Phễu lọc các loại 2.5. Đũa khuấy 3. CÁC LOẠI DỤNG CỤ KHÁC 3.1. Chén nung, bát, chày, cối 3.2. Bình đo tỷ trọng, tỷ trọng kế 3.3. Nhiệt kế 3.4. Bình lóng (bình chiết) 3.5. Bình hút ẩm (bình làm khô) 3.6. Bình kip 3.7. Bình rửa khí (bình wolff) 4. MÁY ĐO pH Máy đo pH là một thiết bị giúp chúng ta đo chính xác pH (tức nồng độ H +) của các dung dịch, kết qủa được hiển thị trên màn hình hoặc được nối kết với máy vi tính và máy in. 4.1. Lý thuyết pH là đại lượng đặc trưng cho môi trường của một dung dịch, nó được tính: pH = -lg aH+ với dung dịch đủ loãng thì pH = -lg [H+]. Khi xác định pH dung dịch bằng máy đo, điện cực nhúng vào dung dịch thông thường là một điện cực kép thủy tinh. Mỗi điện cực thủy tinh gồm ba bộ phận: a. Điện cực đo là dây platin phủ Ag – AgCl nhúng trong dung dịch HCl, màng thủy tinh cho phép ion qua lại: Pt Ag (r), AgCl (r) H+, Cl- dd (ao) H+ thủy tinh H+ ddX (aH+) Điện cực này là anod: Ag (r) + Cl- (ao) + H+ (ao) – e = AgCl (r) + H+ (aH+) b. Điện cực so sánh là điện cực calomen: Kim loại thủy ngân (Hg) trộn với calomen Hg2Cl2 trong dung dịch KCl, điện cực này là catod: ½ Hg2Cl2 (r) + e = Hg + Cl- (dd) 10
- c. Bộ cảm ứng nhiệt, nhờ bộ phận này mà ta biết được nhiệt độ dung dịch cần đo. Sức điện động của mạch được xác định qua biểu thức. E = Eo – ln aH+ = Eo + (2.303RT/F)pH 4.2. Ráp và bảo quản điện cực - Tháo bao bảo vệ điện cực, trong lần đầu tiên dùng điện cực, cần ngâm qua đêm điện cực trong dung dịch KCl. - Cắm một đầu điện cực thủy tinh vào nối input thuộc ổ nối. - Súc tráng điện cực bằng nước cất hoặc bằng một mẫu dung dịch cần đo.- Đặt điện cực vào dung dịch KCl. 4.3. Chuẩn hóa điện cực - Nhúng điện cực vào dung dịch đệm số 1, khuấy dung dịch. - Nhấn rồi nhả nút pH/mV cho tới khi màn hình xuất hiện mode đo pH. - Nhấn nút Setup, màn hình xuất hiện Clear Buffer (nhấp nháy). Nhấn nút Enter để xóa toàn bộ đệm cũ và chọn đệm mới. - Nhấn nút Standardize, máy nhận ra đệm và làm cho biểu tượng đệm nhấp nháy. Khi tín hiệu ổn định hoặc khi nhấn nút Enter là đệm đã được nạp. - Màn hình biểu thị % “độ dốc” của điện cực. - Để nạp đệm thứ hai, nhúng điện cực vào dung dịch đệm thứ 2 và nhấn nút Standardize lần nữa. Máy nhận ra đệm và hiển thị biểu tượng đệm 1 và đệm 2. - Máy thực hiện kiểm tra điện cực. Màn hình hiển thị Good Electrode (độ dốc từ 90% đến 100%) hay Electrode Error cho biết điện cực không làm việc chính xác. - Đặt điện cực vào đệm số 3 và nhấn nút Standardize. Màn hình hiển thị 3 biểu tượng đệm. - Sau khi nạp từng đệm, biểu tượng Standardize biến mất và xuất hiện biểu tượng Measuring. 4.4. Đo pH - Súc, tráng điện cực. Nhúng điện cực vào dung dịch mẫu, khuấy đều. - Nhấn nút pH/mV cho đến khi màn hình hiện mode đo pH. - Khi tín hiệu ổn định, biểu tượng S xuất hiện. Ghi kết qủa. - Chú ý điện cực phải được ngâm trong dung dịch, nếu không biểu tượng Electrod Error xuất hiện. 11
- BÀI 2 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC GIỚI THIỆU BÀI 2 Bài 2 là Bài giới thiệu về tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học, để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào trong nghiên cứu phản ứng các chất hoá học có nhiều ứng dụng trong Y – Dược. MỤC TIÊU BÀI 2 Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được về tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. - Giải thích được về tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. Về kỹ năng: - Vận dụng được kiến thức lý thuyết để làm thực hành về tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. - Vận dụng được kiến thức thực hành để học tập các môn chuyên ngành như Hóa dược, Kiểm nghiệm, Bào chế. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập, tự thực hiện thao tác thí nghiệm. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, thao tác mẫu); yêu cầu người học thực hiện thí nghiệm Bài 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu thảo luận Bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành. 12
- - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác, dụng cụ, hoá chất. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp kiểm tra đánh giá: Điểm kiểm tra thường xuyên: không có. Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có. 13
- NỘI DUNG BÀI 2 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tốc độ phản ứng Tốc độ phản ứng được đo bằng biến đổi nồng độ các chất tác dụng , hoặc các chất sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. mA + nB pC + qD Nồng độ của A ở thời điểm t1 là C1 Nồng độ của A ở thời điểm t2 là C2 Khi đó tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian t = t2 – t1 là: C2 C1 C V t2 t1 t Và tốc độ thực V của phản ứng (khi t 0) là: dC V dt t : thời gian (s) C : nồng độ mol/l Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bản chất các chất tác dụng, nồng độ của chúng, điều kiện thực hiện phản ứng (nhiệt độ, áp suất, ánh sáng, xúc tác…). a. Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ các chất tác dụng: V = k.CAm.CBn CA: nồng độ chất A CB: nồng độ chất A k: hằng số tốc độ phản ứng phụ thuộc to (ở mỗi to sẽ có 1 hằng số k xác định) Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ các chất tác dụng với lũy thừa bằng hệ số hợp thức. b. Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nhiệt độ được xác định theo phương trình Arrhénius: d ln k E dT RT 2 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn