intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực hành nguội cơ bản (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực hành nguội cơ bản (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Sử dụng ê tô bàn; Vạch dấu kim loại; Đục kim loại; Dũa kim loại; Vận hành máy mài 2 đá và mài phẳng mặt đá;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực hành nguội cơ bản (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Nguội là công việc thường được sử dụng trong các quy trình công nghệ của các công đoạn sản xuất thuộc lĩnh vực chế tạo máy và gia công cơ khí. Với công cụ cầm tay và tay nghề người thợ, có thể dùng phương pháp gia công nguội để thực hiện từ những công việc đơn giản đến những công việc phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao mà các máy móc, thiết bị không thực hiện được như: Sửa nguội khuôn, chế tạo dụng cụ, lắp ráp… Giáo trình thực hành Nguội cơ bản được biên soạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, sinh viên của trường với môn học thực hành Nguội. Giáo trình giới thiệu những kiến thức cơ bản, phổ thông, dễ hiểu, để ứng dụng trong các xưởng cơ khí có các công đoạn gia công cơ Nguội. Mặc dù đã cố gắng trong khi biên soạn, những chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn độc và đồng nghiệp vào việc biên soạn và chỉnh lý để cuốn sách hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Ban biên soạn 2
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................. 3 BÀI 1: SỬ DỤNG Ê TÔ BÀN ........................................................................... 11 1. Khái niệm .................................................................................................... 11 2. Cấu tạo ê tô .................................................................................................. 11 2.1 Ê tô mỏ kẹp ........................................................................................... 11 2.2 Ê tô bàn.................................................................................................. 11 3. Sử dụng ê tô................................................................................................. 12 BÀI 2: ĐÁNH BÚA ............................................................................................ 14 1. Khái niệm búa nguội ................................................................................... 14 2. Phân loại búa ............................................................................................... 14 3. Kỹ thuật đánh búa ....................................................................................... 15 3.1 Chọn độ cao ê tô .................................................................................... 15 3.2 Vị trí đứng ............................................................................................. 15 3.3 Cách cầm búa và đánh búa .................................................................... 15 BÀI 3: DỤNG CỤ ĐO KIỂM ............................................................................. 16 1. Thước lá....................................................................................................... 16 1.1 Cấu tạo: ................................................................................................. 16 1.2 Cách đo .................................................................................................. 16 2. Thước cặp: .................................................................................................. 17 2.1. Cấu tạo.................................................................................................. 17 2.2. Phân loại thước cặp .............................................................................. 17 2.3. Thao tác đo bằng thước cặp ................................................................. 18 2.4. Đọc trị số của thước ............................................................................. 18 3.1 Cấu tạo................................................................................................... 19 3.2 Phương pháp đo.................................................................................... 19 3.3. Cách đọc trị số ...................................................................................... 19 4. Thước đo góc............................................................................................... 20 5. Thước kiểm tra góc vuông (ke vuông) ........................................................ 20 BÀI 4: VẠCH DẤU KIM LOẠI ........................................................................ 21 1. Khái niệm : .................................................................................................. 21 2. Các dụng cụ dùng trong vạch dấu ............................................................... 21 2.1. Dụng cụ kê đỡ ..................................................................................... 21 2.2. Các dụng cụ dùng để vạch dấu............................................................ 21 3. Các phương pháp vạch dấu ......................................................................... 22 3.1.Vạch dấu mặt phẳng: ............................................................................. 22 3.2. Vạch dấu trên khối ............................................................................... 23 3.3. Phương pháp vạch dấu khối ................................................................. 23 4. An toàn lao động ......................................................................................... 23 BÀI 5: VẬN HÀNH MÁY MÀI 2 ĐÁ VÀ MÀI PHẲNG MẶT ĐÁ .......................... 24 1. Cấu tạo, vận hành máy mài hai đá. ............................................................. 24 1.1. Cấu tạo.................................................................................................. 24 1.2. Vận hành máy mài hai đá ......................................................................... 24 3
  4. 2. Kỹ thuật mài dụng cụ trên máy mài 2 đá .................................................... 26 BÀI 6: ĐỤC KIM LOẠI ..................................................................................... 28 1. Tư thế thao tác Đục kim loại ....................................................................... 28 1.1. Khái niệm đục kim loại ........................................................................ 28 1.2. Cấu tạo của đục .................................................................................... 28 1.3. Hình dáng hình học lưỡi đục ................................................................ 28 1.4. Các loại đục và công dụng của chúng .................................................. 28 1.5. Tư thế và thao tác đục ......................................................................... 29 1.6. Dạng hỏng- nguyên nhân và biện pháp khắc phục .............................. 31 1.7 An toàn lao động .................................................................................. 31 2. Đục mặt phẳng............................................................................................. 31 2.1 Đọc bản vẽ ............................................................................................. 31 2.2 Chuẩn bị phôi và dụng cụ:..................................................................... 31 2.3 Trình tự tiến hành: ................................................................................. 32 3. Đục rãnh thẳng ............................................................................................ 33 3.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ. .................................................................. 33 3.2 Chuẩn bị phôi ........................................................................................ 33 3.3 Trình tự tiến hành .................................................................................. 33 3.4 Các dạng hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. ........................ 34 4. Mài và tôi đục .............................................................................................. 34 4.1 Chuẩn bị phôi và dụng cụ:..................................................................... 34 4.2 Phương pháp tiến hành. ......................................................................... 34 4. 3. Các dạng hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. ...................... 35 BÀI 7 : DŨA KIM LOẠI .................................................................................... 37 1. Tư thế thao tác dũa ...................................................................................... 37 1.1. Khái niệm và phạm vi gia công của dũa kim loại. ............................... 37 1. 2. Cấu tạo chung. ..................................................................................... 37 1.4. Các sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục ........ 40 1. 5. Câu hỏi luyện tập. ................................................................................ 40 2. Dũa mặt phẳng............................................................................................. 40 2.1. Cấu tạo răng dũa và phân loại dũa. ...................................................... 40 2.2. Bảo quản dũa. ....................................................................................... 41 2.4. Kiểm tra mặt phẳng sau khi dũa .......................................................... 42 2. 5. Dạng hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. ............................. 42 3. Dũa các bề mặt tạo thành góc vuông........................................................... 43 3.1. Đọc bản vẽ: ........................................................................................... 43 3.2. Chuẩn bị phôi và dụng cụ:.................................................................... 43 3.3. Trình tự tiến hành ................................................................................. 43 3.4. Phương pháp kiểm tra .......................................................................... 43 3.5. Dạng hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục: .............................. 44 4. Dũa các bề mặt song song ........................................................................... 44 4.1 Đọc bản vẽ ............................................................................................. 44 4.2 Chuẩn bị phôi và dụng cụ ...................................................................... 44 4.3. Trình tự tiến hành ................................................................................. 44 4.4 Dạng hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục ................................ 45 4
  5. 5. Dũa mặt cong lõm ....................................................................................... 45 5.1 Đọc bản vẽ:........................................................................................... 45 5.2 Chuẩn bị phôi và dụng cụ...................................................................... 45 5.3 Phương pháp tiến hành ......................................................................... 45 5.4 Các sai hỏng khi dũa mặt cong lõm ...................................................... 46 6. Dũa mặt cong lồi ......................................................................................... 46 6.1 Đọc bản vẽ ........................................................................................... 46 6.2 Phương pháp tiến hành:........................................................................ 46 6.3 Những sai hỏng khi dũa mặt cong lồi ................................................... 47 BÀI 8: KHOAN KIM LOẠI ............................................................................... 48 1. Khoan kim loại ............................................................................................ 48 1.1. Khái niệm và phạm vi ứng dụng .......................................................... 48 1.2. Các dạng máy khoan ............................................................................ 48 1.3. Mũi khoan ............................................................................................ 49 1.4. Thao tác khoan ..................................................................................... 50 1.5. Những sai hỏng khi khoan ................................................................... 52 2. Mài sắc mũi khoan ...................................................................................... 53 2.1. Thiét bị và đồ gá ................................................................................... 53 2.2 Dụng cụ và vật liệu ............................................................................... 53 2.3 Xác định dạng mòn của mũi khoan ....................................................... 53 2. 4. Thao tác mài ........................................................................................ 53 BÀI 9: CƯA KIM LOẠI ..................................................................................... 55 1. Khái niệm. ................................................................................................... 55 2. Cấu tạo cưa: ............................................................................................... 55 b) Lưỡi cưa: .................................................................................................... 55 3. Lắp lưỡi cưa vào khung cưa. ...................................................................... 56 4. Kỹ thuật cưa ................................................................................................ 56 4.1. Tư thế thao tác vị trí ............................................................................. 56 4.2. Gá kẹp phôi .......................................................................................... 57 4.3. Cách cầm cưa ....................................................................................... 57 4.4. Cách đẩy cưa ........................................................................................ 57 5. Phương pháp cưa ......................................................................................... 57 5.1 Cưa phôi thanh ...................................................................................... 57 5.2. Cưa ống ................................................................................................ 58 5.3. Cưa tôn mỏng ....................................................................................... 58 BÀI 10: CẮT REN TRONG VÀ REN NGOÀI BẰNG TAY............................ 59 1. Khái niệm chung ......................................................................................... 59 2. Các loại ren và các yếu tố cơ bản của ren: .................................................. 59 2.1. Phân loại ren ......................................................................................... 59 2.2. Các Yếu tố cơ bản của ren ................................................................... 60 3. Các phương pháp cắt ren ............................................................................. 60 3.1. Cắt ren ngoài bằng tay.......................................................................... 60 3.2. Cắt ren trong bằng tay .......................................................................... 61 4. Các dạng hỏng của ren,nguyên nhân và biện pháp khắc phục ................... 63 5. An toàn khi cắt ren ...................................................................................... 63 5
  6. BÀI 10: CẠO RÀ KIM LOẠI ............................................................................. 64 1. Mài mũi cạo ................................................................................................. 64 1.1. Khái niệm và phạm vi ứng dụng cạo kim loại. .................................... 64 1.2.Cấu tạo và phân loại mũi cạo ................................................................ 64 1. 3. Cách mài mũi cạo ................................................................................ 65 1. 4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục .................. 66 1.5. An toàn lao động .................................................................................. 67 2. Cạo mặt phẳng ............................................................................................. 67 2.1. Yêu cầu kỹ thuật .................................................................................. 67 2.2. Thiết bị dụng cụ và vật liệu dùng trong cạo mặt phẳng ....................... 67 2.3. Thao động tác cạo mặt phẳng ............................................................... 67 2.4. Những sai hỏng khi cạo mặt phẳng ...................................................... 69 2.5 An toàn lao động .................................................................................. 69 3. Cạo mặt cong ............................................................................................... 70 3.1 Yêu cầu kỹ thuật .................................................................................... 70 3.2 Phương pháp tiến hành .......................................................................... 70 3.3 Các sai hỏng khi cạo mặt cong .............................................................. 71 3.4 An toàn lao động ................................................................................... 71 Bài 11: GẬP – UỐN KIM LOẠI ........................................................................ 72 1. Quá trình biến dạng kim loại khi gập, uốn .................................................. 72 1.1 Khái niệm .............................................................................................. 72 1.2. Biến dạng của kim loại khi uốn ............................................................ 72 2. Cách tính phôi ............................................................................................. 73 2.1 Uốn góc vuông Không có có bán kính cong ......................................... 73 2.2 Uốn góc vuông có bán kính cong .......................................................... 73 2.3 Uốn góc không phải là góc vuông ......................................................... 74 3. Phương pháp uốn kim loại .......................................................................... 75 3.1. Uốn trong ê tô ....................................................................................... 75 3.2. Uốn bằng đồ gá uốn.............................................................................. 76 3.3. Uốn ống ................................................................................................ 77 BÀI 12: GÒ KIM LOẠI ...................................................................................... 78 1. Gấp mép theo đường thẳng ......................................................................... 78 1.1 Vạch dấu đường gấp .............................................................................. 78 1.2 Đặt phôi lên đe ...................................................................................... 78 1.3 Phương pháp cầm thanh gỗ ................................................................... 78 1.4 Gấp hai đầu của đường gấp ................................................................... 79 1.5 Gấp tôn .................................................................................................. 79 2. Gấp mép theo cung tròn .............................................................................. 81 2.1 Vạch dấu, cắt phôi ................................................................................. 81 2.2 Kẹp chặt đe tròn ( ống thép) bằng ê tô .................................................. 82 2.3 Tạo nếp nhăn quanh phôi ...................................................................... 82 2.4 Dát thẳng nếp nhăn ................................................................................ 83 2.5 Làm lại bước 3 và 4 ............................................................................... 83 2.6 Hoàn thiện sản phẩm ............................................................................. 83 3. Đánh mối ghép ............................................................................................ 84 6
  7. 3.1 Vạch dấu ................................................................................................ 84 3.2 Dùng đe phẳng để gấp phôi ................................................................... 85 3.3 Dùng tấm kê để hiệu chỉnh.................................................................... 85 3.4 Ghép hai nửa phôi với nhau .................................................................. 85 3.5 Đánh mối ghép ...................................................................................... 85 3.6 Dùng bàn sấn để tạo bậc........................................................................ 86 7
  8. NỘI QUY XƯỞNG THỰC TẬP Xưởng thực tập là một trong những cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của nhà trường. Nhằm đảm bảo tay nghề gắn liền lý thuyết với thực hành cho học sinh, sinh viên. Để đảm bảo thực hiện tốt chương trình thực tập, bảo vệ tài sản của nhà nước và an toàn lao động trong quá trình thực tập. Tất cả các cán bộ, giáo viên, sinh viên và học sinh phải chấp hành tốt các điều quy định dưới đây: Phần I: Nội quy chung đối với CBCNV và HS/SV: Điều 1: Không có trách nhiệm không được đi lại trong xưởng. Khách – HS/SV đến liên hệ công tác, tham quan, kiến tập v..v…Mời vào làm việc với văn phòng khoa, không được tự tiện vào xưởng. Điều 2: Nếu có việc cần vào xưởng, phải báo cáo và được sự đồng ý của trưởng khoa hoặc phó khoa. Điều 3: Không được sử dụng máy móc, thiết bị khi chưa được phân công. Muốn sử dụng máy thuộc khoa khác, phải liên hệ và được sự đồng ý của cán bộ phụ trách khoa đó. Khi sử dụng máy phải chấp hành đúng nội quy ban hành. Điều 4: Khi cần sử dụng máy móc, dụng cụ, phải làm đúng thủ tục bàn giao cả về số lượng và chất lượng. Nếu xảy ra hư hỏng, mất mát, người sử dụng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Điều 5: Không được tự ý nghỉ, hút thuốc lá, bỏ vị trí làm việc của mình, bỏ máy chạy không có người trong côi, đi lại nhiều lần làm ảnh hưởng trật tự chung. Điều 6: Không được sử dụng máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu công làm việc riêng. Điều 7: - Mọi người phải nêu cao tinh thần làm chủ, giữ gìn kỷ luật lao động, bảo vệ máy móc thiết bị dụng cụ. - Tiết kiệm nguyên vật liệu, chấp hành tốt chế độ bảo quản, bảo dưỡng định kỳ sửa chữa đột xuất. - Thường xuyên bảo đảm vệ sinh công nghiệp, trật tự nơi làm việc, có trách nhiệm phòng kẻ gian và phòng hỏa hoạn. Phần II: Nội quy đối với học sinh – sinh viên Điều 8: Hàng ngày vào xưởng phải có mặt trước xưởng trường từ 10 – 15 phút. Đến giờ củng cố tập trung điểm danh vào xưởng thực tập. 8
  9. - Nghe giáo viên truyền đạt kế hoạch thực tập trong ca và kiểm tra lại việc chuẩn bị, khi có lệnh mới được vào xưởng, trước khi vào xưởng, học sinh/ sinh viên phải quan triệt nội quy thực tập xưởng nhất là đối với học sinh/ sinh viên năm thứ nhất hoặc lần đầu. A. Chuẩn bị trước khi làm việc: Điều 9: - Trước khi tiến hành thực tập phải chuẩn bị các việc sau đây: - Nhận bàn giao máy móc, dụng cụ, vị trí làm việc. Nhận phôi liệu - Nghiêng cứu quy trình thao tác máy, quy trình gia công. - Chuẩn bị xong, báo cáo với giáo viên để kiểm tra lại rồi mới bắt đầu làm việc. Điều 10: Chỉ được sử dụng máy và dụng cụ được phân công và nhận bàn giao. Trong quá trình thực tập, muốn sử dụng máy khác phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. Điều 11: Chỉ được sử dụng thao tác máy sau khi đã được phổ biến kỹ về cấu tạo, tính năng, tác dụng, quy trình thao tác, nội quy chế độ sử dụng máy đó. Quá trình sử dụng phải tuân thủ các yêu cầu trên đối với từng máy. Không được tự tiện thao tác, các bộ phận trên máy nếu không được giao nhiệm vụ và không có sự hướng dẫn của giáo viên. Điều 12: - Trước khi sử dụng máy phải kiểm tra lại xem máy có làm việc được bình thường hay không như: - Chế độ dầu mỡ, hệ thống điệnm, truyền động cơ khí ( quay thử máy bằng tay đối với mâm cặp, các tay quay của các bàn trượt và ụ động). Nếu có vấn đề chưa tốt cần báo lại cho giáo viên để điều chỉnh rồi mới được sử dụng máy. B. Trong khi làm việc ở xưởng Điều 13: - Khi làm việc phải chấp hành tốt các quy trình công nghệm, chủ yếu là các thao tác, động tác theo hướng dẫn của giáo viên. - Trong quá trình làm việc, nếu máy có hiện tượng bất thường phải dừng ngay máy lại, tắt điện vào máy, báo lại cho giáo viên hướng dẫn hoặc cán bộ sửa chữa. Điều 14: Các dụng cụ lấy sử dụng phải để đúng nơi quy định như: các bu lông, ốc vít, chi tiết máy. Khi tháo ra phải để vào khay sạch. Điều 15: Phải tiết kiệm nguyên vật liệu, dùng phôi đúng loại theo kích thước quy định cho bài tập, tránh lãng phí. 9
  10. Điều 16: - Phải giữ gìn kỷ luật, trật tự, vệ sinh - Không được ca hát, tán chuyện, đùa nghịch, đi lại lộn xộn, hút thuốc lá.. - Khi cần dời khỏi vị trí làm việc, phải dừng máy tắt điện, đưa máy về vị trí an toàn ban đầu. - Nếu có việc cần sang phân xưởng khác phải báo cáo và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. Đến phân xưởng khác phải báo cáo với cán bộ phụ trách tại phân xưởng đó. Điều 17: Bài tập làm xong sớm, kiểm tra kỹ và nộp lại cho giáo viên. Sau khi nộp không được lấy lại để sửa chữa. Nếu còn thời gian, có thể làm tiếp bài khác do giáo viên chỉ định. Nghiêm cấp làm bài giúp nhau. Hết giờ phải nộp bài cho giáo viên mặc dù chưa làm xong. C. Sau khi làm việc xong ở xưởng Điều 18: - Khi nghe hiệu lệnh báo hết giờ thực tập, phải dừng máy, tắt điện vào máy, đưa máy về vị trí an toàn và làm các việc sau đây: - Lau chùi sạch sẽ máy, thiết bị, dụng cụ và để vào đúng nơi quy định - Bàn giao lại máy móc, dụng cụ, phôi liệu, nguyên vật liệu, cất gọn gàng, đúng vị trí. Cho người có trách nhiệm. Không tự ý mang về nhà bất cứ vật gì. - Quét sạch nền xưởng ghi vào sổ bàn giao ca. Làm xong các việc trên báo cho giáo viên kiểm tra lại. - Tập trung lớp để giáo viên nhận xét ưu khuyết điểm rút kinh nghiệm. Sau đó mới rời khỏi xưởng. 10
  11. BÀI 1: SỬ DỤNG Ê TÔ BÀN 1. Khái niệm Ê tô nguội là cơ cấu dùng để kẹp chi tiết gia công ở trị trí cần thiết trong quá trình nguội. 2. Cấu tạo ê tô 2.1 Ê tô mỏ kẹp Gồm: Má cố định 3; má động 4; trên ê tô có một tấm kim loại dùng để bắt với bàn. Phần 8 được gói lên tấm đỡ 10 bằng gỗ và được kẹp chặt bằng bu lông vòng 9; Khi quay tay quay 6 qua vít 5 và đai ốc 2 để kẹp chặt và tháo chi tiết. Lò xo lá 7 giúp ma ê tô tự mở khi quay tay quay ra để tháo chi tiết. Loại ê tô mỏ kẹp có ưu điểm: kết cấu đơn giản, kẹp chặt thường dùng cho các công việc nguội cần lực kẹp lớn (Đục, tán, uốn…). Chiều rộng má kẹp 100, 130, 150, 180 mm. Nhược điểm: bề mặt của phôi khó đảm bảo tiếp xúc đều, khi kẹp các chi tiết theo chiều dày mỏ kẹp chỉ tiếp xúc ở phía dưới, khi kẹp theo chiều rộng mỏ kẹp chỉ tiếp xúc ở phía trên, độc ứng vững khi kẹp không cao và dễ tạo vết trên bề mặt chi tiết. 2.2 Ê tô bàn Thường có 2 kiểu: Ê tô có bàn quay và ê tô không có bàn quay - Kiểu bàn quay: bao gồm bàn cố định được kẹp trên bàn nguội, phần thân 4 được lắp trên bàn cố định, có thể quay xung quanh và giữ chặt vị trí nhờ bu lông đưa vào rãnh vòng 12 dạng chữ T. Khi quay tay quay 5 cơ cấu vít me đai ốc làm má ddiingj 6 đi vào cùng má kẹp tĩnh 8 kẹo chặt chi tiết. Ê tô có bàn quay được chế tạo có chiều rộng má kẹp 80, 180 mm, độ mở lớn nhất của 2 má kẹp 95 – 180 mm. 11
  12. - Kiểu ê tô không có bàn quay, phần đế của ê tô có các lỗ để đưa bo lông vào lắp trực tiếp trên bàn nguội. Ê tô gồm thân đế 13, má tĩnh 17, má động 16, sống trượt dẫn hướng 19. Khi quay tay quay 15, thông qua cơ cấu vít me 18, đai ốc 20 và miếng lót 14 sẽ đưa má động ra, vào để tháo, kẹp chi tiết. Ê tô loại này được chế tạo có độ mở lớn nhất của hai má là 45; 65; 95; 180 mm; chiều rộng má ê tô là 60, 80, 100,140,200 mm. 3. Sử dụng ê tô - Trước khi thao tác kiểm tra xem ê tô đã kẹp chắc chắn trên bàn nguội. - Không sử dụng các ê tô làm các công việc như chặt, nắn, uốn, dùng búa với lực lớn vì có thể làm hỏng ê tô. - Kẹp chi tiết trên ê tô bằng tay quay của ê tô không dùng cán tay đòn kẹp lớn, dài, không dùng búa để đánh lên tay quay ê tô vì sẽ làm hỏng vít me hoặc đai ốc của ê tô. - Sau khi kết thúc công việc cần lau sạch phoi, vết bẩn trên ê tô, bôi dầu ở các phần trượt và phần ren vít. 12
  13. - Khi không làm việc, để giữa hai má kẹp ê tô có khe hở 4 -5 mm. Không nên vặn cho hai má kẹp chặt vào nhau vì dễ phát sinh ứng suất ảnh hưởng đến mối ghép vít me đai ốc. - Để tránh gây biến dạng, vết trên bề mặt chi tiết gia công, khi kẹp nên sử dụng miếng đệm kim loại mềm đặt lên má ê tô trước khi kẹp chi tiết. 13
  14. BÀI 2: ĐÁNH BÚA 1. Khái niệm búa nguội Búa nguội là dụng cụ được sử dụng rộng rãi trong các công việc như chấm, dấu, đục, gập uốn, nắn, tán… 2. Phân loại búa Búa nguội có nhiều loại kết cấu, thông thường gồm 2 loại: Búa có một đầu vuông hoặc một đầu tròn, phía đầu kia của búa được vát nghiêng. Búa được rèn từ thép 50, 60 hoặc từ thép các bon dụng cụ Y8A, ở giữa lỗ ô van dùng để tra cán gỗ vào. Búa được chia theo trọng lượng của chúng; Búa nặng 100, 150, 200, 300, 400, 500 gam thường dùng trong công việc nguội; búa nặng 600, 800 gam thường dùng trong sửa chữa; búa nặng 4 – 16 kg thường dùng búa rèn. Khi chọn búa cần căn cứ vào lượng kim loại lấy đi hoặc thao tác của công nhân. Cán búa được làm bằng gỗ cứng, không giòn, có độ đàn hồi, chiều dài cán búa được làm theo loại búa: Loại búa nặng chiều dài cán khoảng 400 mm; loại trung bình 320 – 350 mm; loại nhỏ từ 250 – 300 mm. Sau khi tra cán búa phải dùng chêm bằng gỗ, kim loại có khóa cạnh, chiều dày 1,5 – 2mm đóng vào cho chắc để đảm bảo an toàn khi thao tác. Bảng các số liệu khi chọn búa nguội Trọng lượng búa 50 100 200 300 400 500 600 800 1000 ( gam) Công việc thực Nhẹ Vừa Nặng hiện Chiều dài cán búa 250 – 300 320 – 350 400 (mm) 14
  15. 3. Kỹ thuật đánh búa 3.1 Chọn độ cao ê tô Người dùng đứng thẳng cạnh ê tô, để cánh tay trên và cánh tay dưới vuông góc với nhau, khoảng cách từ mặt hàn ê tô đến cánh tay dưới phải nằm trong khoảng từ 5  8 cm. 3.2 Vị trí đứng Chân trái bước tới trước cách tâm ngang ê tô 100 mm, chân phải lùi về phía sau, sao cho khoảng cách 2 chân rộng 200  300 mm ( rộng bằng vai). Góc giữa hai chân bằng 600 đến 700. 3.3 Cách cầm búa và đánh búa Tay phải cầm bán búa bằng 4 ngón tay, ngón cái tỳ lên ngón trỏ và cách đầu cán khoảng 20  30 mm. Đánh búa quanh bả vai bằng chuyển động cổ tay đối với lực nhỏ ( đục tinh) hoặc bằng cánh tay dưới kết hợp với cổ tay đối với lực đập lớn. 15
  16. BÀI 3: DỤNG CỤ ĐO KIỂM I. MỤC TIÊU.  Trình bày được cấu tạo, công dụng và phân loại các loại dụng cụ đo kiểm.  Sử dụng được các loại dụng cụ đo kiểm, biết cách đọc các trị số của thước .  Biết cách bảo quản các loại dụng cụ đo kiểm đúng kỹ thuật.  Đảm bảo thời gian và an toàn lao động. II. NỘI DUNG. CÁC DỤNG CỤ ĐO KIỂM DÙNG TRONG NGHỀ NGUỘI: 1. Thước lá: Dùng để đo các chi tiết có độ chính xác thấp như phôi, các chi tiết chưa gia công.... 1.1 Cấu tạo: Thước lá có chiều dầy từ 0,5 - 1,5 mm, r ộng từ 10 – 25 mm, chiều dài có các loại 100 mm, 150 mm, 200 mm, 300 mm, 500 mm, 700 mm và 1000 mm 1.2 Cách đo: 16
  17. Đặt thước lên mặt sản phẩm ở vị trí song song hoặc vuông góc với cạnh sản phẩm. Vạch 0 của thước phải trùng đúng vào chỗ đầu phần cần đo của chi tiết . Khi đọc kích thước mắt phải nhìn sao cho tia mắt vuông góc với mặt thước ở vị trí cần đo. 2. Thước cặp: Dùng để đo các chi tiết có độ chính xác cao và được sử dụng khá phổ biến trong ngành cơ khí. Thước cặp có thể đo được các kích thước bên trong, bên ngoài và độ sâu của chi tiết gia công. 2.1. Cấu tạo: - Thân thước chính (Phần tĩnh) gồm có 2 mỏ tĩnh và thân thước thẳng trên có khắc các vạch chia chỉ kích thước cơ bản của thước (mm). - Thân thước phụ (phần động) gồm có mỏ động và du tiêu. Trên du tiêu có khắc các vạch chỉ độ chính xác của thước khi đo (hay còn gọi là phần lẻ của kích thuớc khi đo). 2.2. Phân loại thước cặp: - Theo chiều dài: Thước cặp 0 -125 mm; 0 - 200 mm; 0 - 320 mm, 0 - 500 mm - Theo độ chính xác : Thước có độ chính xác 0,1; chính xác 0,02, chính xác 0,05 Thân thước chính Th©n th-íc phô 17
  18. 2.3. Thao tác đo bằng thước cặp: - Kiểm tra thước: Dùng ngón tay cái đẩy phần động sao cho mỏ tĩnh áp sát vào mỏ động, sau đó kiểm tra khe hở ánh sáng giửa hai mỏ đo. Khe hở ánh sáng giữa hai mỏ phải đều và hẹp đồng thời vạch 0 trên du tiêu và vạch 0 trên thân thước chính trùng nhau - Thao tác đo: Nới lỏng vít hãm, tay trái cầm chi tiết đo tay phải cầm lấy thước. Di chuyển du tiêu cho tới khi 2 mỏ tĩnh và mỏ động áp sát vào chi tiét đo. Siết chặt vít hãm lại, lấy thước ra và đọc trị số. 2.4. Đọc trị số của thước: Xét xem vạch 0 trên du tiêu trùng hoặc liền sau vạch thứ bao nhiêu trên thân thước chính. Kết quả đó chính là phần chẵn của kích thước đo được. Nhìn tiếp xem vạch nào trên du tiêu trùng với một vạch nào đó trên thân thước chính thì kết quả đọc được trên du tiêu chính là phần lẻ của kích thước đo được. Cộng kết quả của hai lần đọc lại ta được kích thước thực của chi tiết cần đo. Chú ý: Kích thước đo phụ thuộc vào lực ấn của tay và độ lệch của mắt khi nhìn vạch trùng thân thước chính và thân thước phụ. 18
  19. 3. Panme. Đây là loại dụng cụ đo được sử dụng khá phổ biến trong ngành cơ khí. 3.1 Cấu tạo: gồm hai phần: Phần cố định và phần di động. - Phần cố định: (phần thân thước chính): gồm mỏ cố định và phần thân thước. Trên đó có hai dãy vạch chia xen kẽ nhau tạo thành thân thước thẳng chỉ phần nguyên hoặc 1/2 của mm khi đo. - Phần động: gồm mỏ động và phần thân thước vòng (du ttiêu vòng) . Trên du tiêu vòng có 50 vạch chia chỉ phần lẻ của kích thước đo được. Khi du tiêu quay được 1 vòng thì tịnh tiến được 0,5mm. 3.2 Phương pháp đo: - Tay trái cầm vào thân thước cong để đỡ lấy thước, tay phải điều chỉnh mỏ động bằng vít điều chỉnh. - Khi quay vít điều chỉnh theo ngược chiều kim đồng hồ thì mỏ động di chuyển xa dần mỏ tĩnh - Đưa chi tiết vào giữa 2 mỏ đo của thước, xoay núm vặn theo cùng chiều kim đồng hồ cho tới khi mỏ động áp sát vào chi tiết đo. Khi nghe có tiếng kêu phát ra từ cơ cấu cóc thì dừng lại và lấy thước ra để đọc trị số. 3.3. Cách đọc trị số: - Phần nguyên của kích thước đo được đọc trên thân thước thẳng của thước. Giá trị đọc được là mm và 1/2 của mm. - Số % của mm được đọc trên thân thước vòng (du tiêu vòng) và được tính như sau: Xét vạch nào trên du tiêu vòng trùng vạch trên thân thước thẳng thì giá trị đọc được chính là phần lẻ của kích thước đo. - Cộng kết quả sau 2 lần đọc lại ta được kích thước thực của chi tiết cần đo. 19
  20. 4. Thước đo góc: Dùng để đo hoặc kiểm tra các góc của chi tiết. Có 2 loại: thước đo góc thông thường và thước đo góc vạn năng. Thước đo góc vạn năng dùng để đo giá trị thực của chi tiết.  Cấu tạo: gồm 2 phần: Phần thân thước cố định: là1/2 của đường tròn trên có khắc các vạch chia độ, mỗi vạch ứng với 1 độ. Phần thân thước phụ di động: là 1/4 đường tròn, trên có khắc các vạch chia chỉ độ chính xác của thước (phút).  Cách sử dụng: - Đưa chi tiết vào giữa thanh cố định và di động, điều chỉnh góc mở bằng núm điều chỉnh cho tới khi thanh đo áp sát vào chi tiết thì siết vít hãm lại, lấy thước ra đọc trị số.  Cách đọc trị số: Tương tự như thước cặp (đơn vị đo là độ và phút) 5. Thước kiểm tra góc vuông (ke vuông). Thước dùng để kiểm tra các góc vuông giữa 2 mặt phẳng. Cách kiểm tra: - Tay phải cầm chi tiết, tay trái cầm thước áp sát vào 2 mặt phẳng cần kiểm tra của chi tiết. - Kiểm tra khe hở sáng giữa cạnh của thước và mặt phẳng của chi tiết. Nếu khe sáng hở đều thì góc kiểm tra đảm bảo 90 độ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0