intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập cốp pha - giàn giáo (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập cốp pha - giàn giáo (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các yêu cầu kỹ thuật, trình tự các bước tiến hành và phương pháp thực hiện các công việc; phương pháp kiểm tra, đánh giá các công việc trên theo yêu cầu kỹ thuật; một số các sai hỏng thường gặp trong quá trình thi công các công việc nêu trên và đưa ra được biện pháp khắc phục. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập cốp pha - giàn giáo (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THỰC TẬP CỐP PHA - GIÀN GIÁO NGÀNH/NGHỀ: XÂY DỰNG DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trườngg Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình môn học MH 18.1. Thực tập cốp pha, giàn giáo được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ trung cấp nghề xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. MH 18.1. Thực tập cốp pha, giàn giáo là môn học chuyên môn ngành nhằm cung cấp các kiến thức về về kiến thức và kỹ năng về Lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo. Giáo trình môn học MH 18.1. Thực tập cốp pha, giàn giáo do bộ môn cốp pha giàn giáo gồm: Th.S. Hà Duy Tân; KS. Phạm Văn Cửu; KS Nguyễn Văn Quyết; KS Nguyễn Văn Tuấn; KS Nguyễn Đình Dương cùng tham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học MH 18.1. Thực tập cốp pha, giàn giáo đã được Trường CĐXD1 ban hành. Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn cốp pha giàn giáo thuộc Trung tâm thực hành công nghệ và đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song giáo trình vẫn không tránh khỏi những thiếu sót kể cả về nội dung lẫn hình thức, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và độc giả. Xin chân thành cảm ơn thầy giáo nguyễn Thiết Sơn; Cao Hải Lâm cùng các thầy cô trong Trung tâm đã tham gia đóng góp ý kiến và chỉ đạo để hoàn thiện nội dung của giáo trình. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã tạo điều kiện và giúp đỡ để cuốn giáo trình sớm được hoàn thành. Bộ môn cốp pha giàn giáo; Trung tâm THCN & ĐT nghề - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Tham gia biên soạn Ks. Hà Duy Tân - Chủ biên KS Phạm Văn Cửu KS Nguyễn Đình Dương KS Nguyễn Văn Tuấn KS Nguyễn Văn Quyết 3
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .............................................................................. 2 LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 3 MỤC LỤC ..........................................................................................................4 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC THỰC TẬP CỐP PHA - GIÀN GIÁO .......... 5 MÔ ĐUN 1. LẮP DỰNG VÀ THÁO DỠ GIÀN GIÁO TIỆP. ................. 9 MÔ ĐUN 2. LẮP DỰNG VÀ THÁO DỠ GIÀN GIÁO NÊM ................ 23 MÔ ĐUN 3. LẮP DỰNG VÀ THÁO DỠ GIÀN GIÁO TUÝP. ............. 36 MÔ ĐUN 4. LẮP DỰNG & THÁO DỠ CỐP PHA CỘT ĐỊNH HÌNH 51 MÔ ĐUN 5. LẮP DỰNG & THÁO DỠ CỐP PHA ĐỊNH HÌNH DẦM 69 MÔ ĐUN 6. LẮP DỰNG CỐP PHA ĐỊNH HÌNH DẦM SÀN .............. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 111 4
  5. Mã môn học: MH 18.1 THỰC TẬP CỐP PHA - GIÀN GIÁO Tên môn học: THỰC TẬP CỐP PHA – GIÀN GIÁO Mã môn học: MH 18.1 Thời gian thực hiện mô học: 225 giờ. Trong đó: - Lý thuyết: 0 giờ; - Thực hành: 220 giờ; - Kiểm tra: 5 giờ I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 2 + Môn học tiên quyết: Kỹ thuật thi công - Tính chất: Là môn học chuyên môn bắt buộc II. Mục tiêu môn học Học xong môn học này người học sẽ có khả năng: 1. Kiến thức - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật, trình tự các bước tiến hành và phương pháp thực hiện các công việc: lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo; lắp dựng và tháo dỡ cốp pha. - Trình bày được phương pháp kiểm tra, đánh giá các công việc trên theo yêu cầu kỹ thuật. - Nêu được một số các sai hỏng thường gặp trong quá trình thi công các công việc nêu trên và đưa ra được biện pháp khắc phục. 2. Kỹ năng - Thực hiện được các thao tác cơ bản; - Làm được các công việc: lắp dựng và tháo dỡ cốp pha cột, dầm, sàn toàn khối; lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo Tiệp, giáo nêm và giáo tuýp đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và đúng thời gian quy định. - Lựa chọn và sử dụng linh hoạt các dụng cụ, phương tiện để kiểm tra, đánh giá sản phẩmđã thực hiện. - Phát hiện và khắc phục được một số sai hỏng thường gặp trong quá trình thực hiện các công việc trên. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 5
  6. - Hình thành thái độ khách quan, nghiêm túc trong công việc. - Nâng cao tinh thần tự lực, lòng yêu nghề, có sức khỏe tốt để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Phát triển tư duy nghề nghiệp (khả năng làm việc theo nhóm, xử lý một số tình huống trong quá trình thi công…) III. Nội dung môn học: Nội dung tổng quát và phân bố thời gian Thời gian (giờ) Số TT Tên các mô đun trong môn học Tổng Lý TH,TN, Kiểm số thuyết TL,BT tra 1 Nhập môn 3,5 3,5 2 Mô đun 1: Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo 24,5 24,0 0,5 Tiệp. 3 Mô đun 2: Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo 24,5 24,0 0,5 nêm. 4 Mô đun 3: Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo 35,0 34.5 0,5 tuýp. 5 Mô đun 4: Lắp dựng và tháo dỡ cốp pha 35,0 34,0 1,0 định hình cột. 6 Mô đun 5: Lắp dựng và tháo dỡ cốp pha 31,5 31,0 0,5 định hình dầm độc lập. 7 Mô đun 6: Lắp dựng và tháo dỡ cốp pha 70,0 69,0 2,0 định hình dầm, sàn toàn khối. 8 Tổng kết môn học 1 1 Tổng cộng: 225 220 5 IV. Điều kiện thực hiện môn học: - Dụng cụ và trang bị: Bộ dụng cụ nghề cốp pha, giàn giáo: Búa đinh; xà cậy; cưa tay; cờ lê… - Vật tư: cốp pha định hình cột, dầm, sàn; giàn giáo pan, nêm; đinh; gỗ cốp pha; xà gồ, nẹp gỗ… - Học liệu: bảng trình tự tiến hành công việc và sai hỏng thường gặp… - Nguồn lực khác: Nhà xưởng và các thiết bị, máy phụ trợ… V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: 1. Đánh giá điểm từng mô đun 1.1. Kiểm tra thường xuyên: - Số lượng đầu điểm: 1 - Hệ số: 1 - Nội dung kiểm tra: đánh giá ý thức, thao tác của học sinh trong quá trình thực tập tại xưởng. 6
  7. 1.2. Kiểm tra định kỳ: - Số lượng đầu điểm: 1 - Hệ số: 2 - Nội dung kiểm tra: đánh giá kết quả thực hiện giữa mô đun. 1.3. Kiểm tra kết thúc từng mô đun: - Điều kiện dự thi kết thúc mô đun: Tham dự 100% thời gian mô đun. - Nội dung kiểm tra: Đánh giá kỹ năng. - Cách tính điểm mô đun: Quy định STT Điểm thành phần Hình thức Thời gian Trọng số 1 Trung bình chung kiểm tra (≥ 5) 0,4 60 ÷ 120 2 Điểm kiểm tra kết thúc mô đun. Thực hành 0,6 phút/bài 2. Đánh giá điểm môn học: - Trung bình chung điểm của 6 mô đun. - Điểm từng mô đun ≥ 4 VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng: Dùng cho trung cấp chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp. Thực hành bắt buộc tại xưởng trường. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học - Đối với giảng viên/ giáo viên: + Phân nhóm thực tập, + Hướng dẫn ban đầu: làm mẫu, giải thích; hướng dẫn thường xuyên: quan sát, nhắc nhở, làm mẫu lại; hướng dẫn kết thúc; tổng hợp, phân tích. - Đối với người học: + Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ. + Làm theo các thao tác cơ bản. + Điều chỉnh các sai sót trong quá trình luyện tập. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: 7
  8. - Lắp dựng giàn giáo Tiệp. - Lắp dựng giàn giáo nêm. - Lắp dựng giàn giáo tuýp. - Lắp dựng cốp pha định hình cột. - Lắp dựng cốp pha định hình dầm độc lập. - Lắp dựng cốp pha định hình dầm, sàn toàn khối. 4. Tài liệu cần tham khảo: - Tài liệu chính: [1]. Khoa đào tạo nghề (2014), Giáo trình Nề - Hoàn thiện theo phương pháp mô đun. - Tài liệu tham khảo [2]. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia - Năm 2010 [3]. Giáo trình Kỹ thuật nề, NXB Xây dựng 1993 [4]. Giáo trình Kỹ thuật thi công, NXB Xây dựng 2003 8
  9. MĐ 1: LẮP DỰNG VÀ THÁO DỠ GIÀN GIÁO TIỆP Thời gian: 24.5 giờ (lý thuyết: 0 giờ; thực hành: 24.5 giờ) Mục tiêu của bài học: * Kiến thức: - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật khi lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo Tiệp. - Trình bày các bước tiến hành lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo tiệp bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. - Xác định được phương pháp kiểm tra đánh giá sản phẩm. - Phân tích được sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh. * Về kỹ năng: - Thực hiện đúng thao tác cơ bản, - Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo theo đúng trình tự và bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra, đánh giá được sản phẩm. * Về thái độ: - Chấp hành đúng giờ giấc, nội quy xưởng thực tập. - Làm việc nghiêm túc. - Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung của mô đun MĐ1: 1. Yêu cầu kỹ thuật khi lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo Tiệp - Giàn giáo phải đảm bảo tính ổn định, bền vững - Chịu được tác dụng tải trọng do người, các vật liệu gạch, vữa và di chuyển trên giáo - Chịu được tác động của thời tiết : gió, bão. - Lắp dựng đúng vị trí, kích thước, cao độ theo yêu cầu thiết kế - Các liên kết phải đúng kỹ thuật, đảm bảo chắc chắn và ổn định - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường 2. Công tác chuẩn bị 2.1. Chuẩn bị dụng cụ lắp dựng: - Búa: 9
  10. Hình 1.1: Búa đinh - Cờ lê: Hình 1.2: Cờ lê - Thước mét Hình 1.3: Thước mét - Li vô thước Hình 1.4: Li vô thước - Dây căng (dây gai hoặc dây cước). - Trang thiết bị bảo hộ lao động (Dây đai an toàn, quần áo, găng tay, giầy bảo hộ). 10
  11. 2.2. Chuẩn bị giàn giáo: - Đọc bản vẽ biện pháp thi công: + Xác định vị trí, kích thước, cao độ cần lắp dựng + Xác định cấu tạo, các vị trí liên kết giàn giáo với công trình + Xác định số lượng các cấu kiện giàn giáo cần lắp dựng + Căn cứ váo tiến độ, xác định số lượng công nhân cần thiết + Xác định biện pháp thi công, và ATLĐ - Căn cứ vào yêu cầu của biện pháp thi công để chuẩn bị đủ số lượng giáo cần thiết. - Kiểm tra các bộ phận chi tiết của giàn giáo, nếu bộ phận nào không đảm bảo kỹ thuật, an toàn thì loại ra. - Bố trí và tập kết các bộ phận giàn giáo hợp lý. Ví dụ: Bộ giàn giáo Tiệp (4 khoang, 3 đợt giáo) Hình 1.5: Hệ khung giàn giáo Chân kích: 10 chiếc; Chân giáo: 15 chân; Giằng chéo: 24 cặp; Tấm sàn (mâm giáo): 16 chiếc; Cùm khóa: 02 bộ; Khóa C: 16 chiếc 2.3. Chuẩn bị mặt bằng: - Đối với giàn giáo lắp dựng trên nền cứng, ổn định: dọn dẹp mặt bằng. 11
  12. - Đối với giàn giáo lắp dựng trên nền đất yếu: + San mặt bằng để lắp dựng giàn giáo. + Đầm kỹ. + Lót ván chống lún cục bộ. 2.4. Chuẩn bị các biện pháp An toàn: - Căng dây báo hiệu khu vực thực tập - Lắp đặt biển báo khu vực thực tập - Bố trí người cảnh giới khi thực tập - Lập lối đi an toàn 3. Trình tự lắp dựng: Bước 1. Đặt các chân kích giáo vào vị trí: - Đặt các chân kích giáo vào vị trí đặt chân giáo (dùng thước đo xác định vị trí giữa các chân giáo trước khi đặt). (Hình 1.6) Hình 1.6: Lắp đặt chân kích Bước 2. Lắp chân giáo: - Lắp chân giáo thứ nhất vào chân kích (phải có người giữ chân giáo). - Tiếp tục lắp chân giáo thứ 2 vào chân kích. Bước 3. Lắp thanh giằng: 12
  13. - Lắp thanh giằng liên kết chân giáo 1 và 2: hai thanh giằng. (để thuận tiện ta lắp giằng phía trong trước lắp giằng phía ngoài sau) (Hình 1.7) Hình 1.7: Liên kết thanh giằng chéo - Cứ tiếp tục lắp các chân giáo tiếp theo như vậy cho đến hết khẩu độ cần lắp dựng. (Hình 1.8) Hình 1.8: Lắp các chên giáo cho toàn tuyến + Chân giáo được lắp cách mép công trình 15 đến 20 cm. + Chỉ lắp dựng theo một chiều nhất định, không lắp từ 2 đầu vào giữa. Bước 4. Điều chỉnh tuyến, lắp tấm sàn: 13
  14. - Sau khi lắp hết tuyến giàn giáo đợt 1: + Điều chỉnh tuyến cho thẳng hàng. + Điều chỉnh độ thẳng đứng của chân giáo. + Điều chỉnh độ ngang bằng trên toàn tuyến. - Lắp tấm sàn công tác: để 2 đầu móc của tấm sàn công tác móc vào các thanh ngang của chân giáo. (Hình 1.9) Hình 1.9: Điều chỉnh tuyến, lắp tấm sàn Bước 5. Lắp các đợt giáo trên: - Lắp đợt giáo thứ 2 trở đi: (Hình 1.10) + Có thể lắp từ giữa ra 2 bên. + Lắp chân giáo đợt trên vào đầu cốt của chân giáo đợt dưới. + Lắp thanh giằng. + Lắp khóa chống lật giữa 2 đợt giáo. + Lắp tấm sàn. 14
  15. Hình 1.10: Lắp các tầng giáo phía trên - Cứ lần lượt như vậy lắp các đợt giáo tiếp theo. - Ở mỗi đợt giáo phải tiến hành liên kết với công trình: + Liên kết cứng: dùng các thanh thép hoặc ống thép cố định với hệ khung công trình bằng các khóa giáo. (Hình 1.11) Hình 1.11: Liên kết giàn giáo với công trình bằng cùm khóa + Liên kết bằng dây thép + chống bằng gỗ. - Việc lên xuống giàn giáo phải có thang: + Đối với giàn giáo cao: có thang máy đặt ở 2 đầu. + Đối với giàn giáo thấp: dùng thang gỗ hoặc tre đặt phía trong sàn công tác. + Thang được bố trí cách nhau 30n đến 50 m 1 cái. - Xung quanh giàn giáo có lưới bảo vệ. 15
  16. - Kiểm tra lần cuối về độ chắc chắn, ổn định để bàn giao. 4. Trình tự tháo dỡ: - Giàn giáo định hình được tháo dỡ từ trên xuống, ngược lại với quy trình lắp dựng cho từng đợt. - Chú ý những dây neo buộc tháo đến đâu thì dỡ giáo đến đó tuyệt đối không được tháo trước. - Các bộ phận của giàn giáo được đưa xuống bằng dòng dọc hoặc buộc dây dần xuống. Tuyệt đối không được ném bất cứ vật gì từ trên xuống. 5. Một số sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục:  Chân giáo không ổn định: Nguyên nhân: - Do lắp không đúng trình tự; - Hệ thống giàn giáo không ngang bằng Biên pháp phòng tránh: - Thực hiện lắp giàn giáo đúng trình tự; - Kiểm tra hệ thống giàn giáo đảm bảo độ thẳng hàng, ngang bằng trên toàn tuyến  Lắp sàn thao tác bị kênh: Nguyên nhân: - Do lắp không đúng trình tự; - Do tấm sàn bị cong vênh. Biện pháp phòng tránh: - Lắp đúng trình tự: Khi lắp phải kiểm tra độ vuông góc, ngang bằng của khung giáo - Trước khi lắp dựng phải kiểm tra vật tư, thiết bị đảm bảo kỹ thuật.  Lắp giằn chéo không vào chốt: Nguyên nhân: - Do lắp không đúng trình tự; - Hệ thống giàn giáo không ngang bằng Biên pháp phòng tránh: 16
  17. - Thực hiện lắp giàn giáo đúng trình tự; - Kiểm tra hệ thống giàn giáo đảm bảo độ thẳng hàng, ngang bằng trên toàn tuyến.  Ngoài ra còn một số sai hỏng: - Giàn giáo lắp dựng không đúng theo yêu cầu của biện pháp thi công. - Giàn giáo không chắc chắn, ổn định. - Giàn giáo bị lún, nghiêng. - Các bộ phận giàn giáo lắp không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Khẩu độ và khoảng cách giàn giáo không phù hợp với các công việc cụ thể. 6. Kiểm tra đánh giá sản phẩm: - Kiểm tra vị trí, khoảng cách lắp dựng giàn giáo với bề mặt công trình: Dùng thước mét đo, ghi sai số + Vị trí lắp dựng: Phải đảm bảo đúng vị trí theo hồ sơ bản vẽ. + Khoảng cách: Đảm bảo khoảng cách lắp dựng từ mép công trình đến trân giáo . - Kiểm tra độ thẳng đứng của các chân giáo: Dùng quả dọi đo kiểm tra theo hai chiều của chân giáo. - Kiểm tra độ ngang bằng, vuông góc của hệ giàn giáo: Dùng ni vô kiểm tra giữa các thanh chịu lực ngang của các chân giáo. - Kiểm tra liên kết giữa các bộ phận giáo: Quan sát tổng thể các liên kết giữa chân giáo và giằng; Liên kết giữa các đợt giáo. - Kiểm tra độ chắc chắn, ổn định của hệ giàn giáo: Dùng tay lay thử liên kết giữa giàn giáo và công trình. - Kiểm tra ATLĐ &vệ sinh công nghiệp: Quan sát quá trình thực hiện phải đảm bảo An toàn lao động trong quá trình thi công, và khi kết thúc phải tiến hành vệ sinh công nghiệp. - Quy trình, thao tác: Thực hiện đúng các thao tác cơ bản và trình tự thực hiện. 7. An toàn lao động trong công tác lắp dựng và tháo dỡ giàn Tiệp - Công nhân phải có đủ sức khỏe khi làm việc trên cao. - Lắp dựng và tháo dỡ phải tuân thủ trình tự đã quy định. - Trong lúc làm việc không được đùa nghịch, dùng các chất kích thích. 17
  18. - Phải sử dụng các phương tiện, dụng cụ bảo hộ. - Đối với tất cả các loại giáo khi lắp các đợt trước vững chắc mới được sử dụng đi lại để lắp các đợt tiếp theo. - Không được neo, tỳ giáo vào những bộ phận công trình không vững chắc. - Khi lắp dựng và tháo dỡ phải có biển báo cấm người không nhiệm vụ qua lại. - Tháo dỡ xong phải thu dọn và bảo quản cho lần sau. - Khi tháo dỡ dùng dây hoặc dòng dọc để thả các bộ phận. Tuyệt đối không được ném, vứt bất cứ thứ gì xuống dưới. - Chân giáo phải đứng trên nền vững chắc, được lót ván chống lún. - Các khớp nối, chốt, khóa phải đảm bảo liên kết tốt. - Không dùng những ống thép hoen rỉ, hư hỏng. Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc Câu 1: Nêu các yêu cầu kỹ thuật khi lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo tiệp? Câu 2: Nêu trình tự lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo tiệp? Câu 3: Trình bày các sai hỏng thường gặp trong công tác lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo tiệp? Câu 4: Nêu các biện pháp an toàn lao động trong công tác lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo? 18
  19. Bài tập thực hành của học sinh Bài thực hành MĐ1 Đề bài: Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo tiệp theo sơ đồ (hình MĐ1); Trong thời gian 20 phút, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động. Hình MĐ1: Mặt bằng, mặt đứng lắp dựng giàn giáo Tiệp 1. Mô tả kỹ thuật bài thực hành Lắp đặt hệ thống giáo tiệp gồm 4 khoang cao 3 tầng tại xưởng thực tập. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị tại vị trí định sẵn. Lắp đặt và tháo dỡ theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ, an toàn. 2. Bố trí luyện tập - Phân công nhóm 6 học sinh thực hiện công việc - Thời gian thực hiện 20 phút. - Số lần thực hiện 4 lần - Địa điểm luyện tập; xưởng học thực hành cốp pha giàn giáo 3. Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện bài tập 19
  20. 3.1. Vật liệu TT Vật liệu Đơn vị Số lượng Đặc tính Ghi chú 1 Kích chân giáo Cái 10 2 Chân giáo Cái 15 3 Giằng giáo Cái 24 4 Sàn thao tác Cái 12 5 Khóa chống lật Cái 20 6 Khóa giáo Cái 04 3.2. Dụng cụ Số lượng TT Dụng cụ Đơn vị Đặc tính Ghi chú /HS 1 Cờ lê 17 Cái 2/6 2 Xe cải tiến Cái 1/6 Xe chuyên dụng 3 Ni vô Cái 1/6 0,5 1 m 4 Dây căng Cuộn 1/6 Nilon 5 Thước mét Cái 2/6 Loại 5 m 6 Quả dọi Quả 2/6 7 Búa đinh Cái 2/6 Loại 1 kg 3.3. Trang thiết bị Số lượng TT Thiết bị Đơn vị Đặc tính Ghi chú /HS 1 Quần áo bảo hộ Bộ 1/1 TCVN 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2