Giáo trình Thực tập kỹ thuật viên 2 (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
lượt xem 1
download
Giáo trình "Thực tập kỹ thuật viên 2 (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Lập biện pháp thi công công tác đào, lấp đất hố móng (thuyết minh và bản vẽ); Lập biện pháp thi công công tác ván khuôn cột, dầm, sàn được giao (thuyết minh và bản vẽ); Lập tiến độ thi công phần thân (gồm phần thô, xây, trát)/ phần móng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập kỹ thuật viên 2 (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
- BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC TẬP KĨ THUẬT VIÊN 2 (VTVL1) NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội, năm 2021 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Để nâng cao tính thực hành trong giảng dạy, người học có thể bắt tay vào công việc ngay khi ra trường, để phù hợp với tình hình dịch bệnh phức tạp, nhóm tác giả biên soạn lại tài liệu hướng dẫn “Thực tập kĩ thuật viên 2” rất thiết cho quá trình thực tập. Với mong muốn trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc sau khi ra trường nên trong tài liệu này chúng tôi đã mạnh dạn đưa vào các công việc mà một cán bộ kỹ thuật cần phải thực hiện như lập biện pháp kỹ thuật thi công từ công tác ép cọc đến thi công công phần thân, công tác kiểm tra nghiệm thu công việc xây dựng và cách tổ chức tiến độ thi công trên công trường. Tuy vậy do thời gian eo hẹp nên không thể tránh được các sai sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, của sinh viên để tài liệu này ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Tài liệu hướng dẫn “Thực tập kĩ thuật viên 2” gồm 21 buổi, chia thành 4 phần với các nội dung: Phần 1: Nghiên cứu hồ sơ công trình Phần 2: Lập biện pháp thi công công tác đào, lấp đất hố móng (thuyết minh và bản vẽ) Phần 3: Lập biện pháp thi công công tác ván khuôn cột, dầm, sàn được giao (thuyết minh và bản vẽ) Phần 4: Lập tiến độ thi công phần thân (gồm phần thô, xây, trát)/ phần móng Trong quá trình biên soạn tài liệu hướng dẫn “Thực tập kĩ thuật viên 2” chúng tôi đã nhận được nhiều sự động viên, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ to lớn đó, cảm ơn các tác giả của các cuốn tài liệu mà chúng tôi tham khảo. Một lần nữa chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và các em sinh viên để cuốn bài giảng này càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của quý vị! Thay mặt nhóm tác giả Hà Nội, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn 1. Ths. Trần Thị Bình 2. Ths: Trần Văn Giang 3. Ths: Đỗ Hoàng Tùng 3
- MỤC LỤC PHẦN I: NGHIÊN CỨU HỒ SƠ CÔNG TRÌNH (BUỔI 01) ............................................. 8 1. Giao và nhận nhiệm vụ Đồ án................................................................................... 8 1.1. Giao nhiệm vụ ...................................................................................................... 8 1.2. Nhận nhiệm vụ Đồ án ......................................................................................... 8 PHẦN II: LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TÁC ĐÀO, LẤP ĐẤT HỐ MÓNG (THUYẾT MINH VÀ BẢN VẼ).............................................................................................. 9 1. Lập biện pháp kĩ thuật thi công đào đất .................................................................. 9 1.1. Lựa chọn biện pháp tiêu nước mặt, tiêu nước ngầm, chống sạt lở hố đào, định vị giác móng .............................................................................................................. 9 1.2. Xác định kích thước, vẽ mặt bằng đào đất và mặt cắt hố đào theo 2 phương vuông góc ......................................................................................................................... 11 1.3. Lựa chọn máy đào, xác định khoang đào và hướng di chuyển của máy ........ 13 1.4. Lập BPTC phần đào đất .................................................................................... 13 2. Thể hiện bản vẽ BPKTTC phần đào đất ............................................................... 14 PHẦN III: LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TÁC VÁN KHUÔN CỘT, DẦM, SÀN (THUYẾT MINH VÀ BẢN VẼ) .................................................................................. 18 1. Lập biện pháp kĩ thuật thi công ván khuôn cột .................................................... 18 1.1. Tổ hợp hệ ván khuôn cột ................................................................................... 18 1.2. Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ ván khuôn cột .......................................... 21 1.3. Thống kê khối lượng: Ván khuôn, gông, giằng, cột chống xiên cho 1 cấu kiện cột 22 2. Lập biện pháp kĩ thuật thi công công tác ván khuôn dầm, sàn ........................... 22 2.1. Bố trí giáo, cây chống đơn cho 1 mặt bằng thi công tầng được chỉ định, tổ hợp giáo và kiểm tra sự hợp lý ........................................................................................ 22 2.2. Tổ hợp hệ ván khuôn cho 1 cấu kiện dầm ....................................................... 23 2.3. Vẽ cấu tạo mặt cắt chi tiết hệ ván khuôn dầm ................................................. 24 2.4. Kiểm tra khả năng chịu lực của ván khuôn, xà gồ, giáo, chống đỡ dầm ....... 25 2.5. Tổ hợp hệ ván khuôn cho hệ ván khuôn sàn ................................................... 26 2.6. Vẽ cấu tạo hệ ván khuôn sàn ............................................................................ 27 2.7. Kiểm tra khả năng chịu lực của ván khuôn, xà gồ, giáo, chống đỡ sàn ......... 28 2.8. Lập BPKTTC công tác ván khuôn dầm, sàn BTCT toàn khối ........................ 29 3. Thể hiện bản vẽ BPKTTC cột, dầm, sàn BTCT toàn khối .................................. 29 PHẦN IV: LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG PHẦN THÂN (PHẦN THÔ, XÂY, TRÁT)/ PHẦN MÓNG ......................................................................................................................... 34 1. Đo bóc khối lượng các công tác phần ngầm .......................................................... 34 1.1. Lập danh mục các tổ hợp công nghệ; Xác định trình tự thi công các công tác thi công phần ngầm ......................................................................................................... 34 1.2. Đo bóc khối lượng công tác ép cọc ................................................................... 34 1.3. Đo bóc khối lượng công tác đào đất ................................................................. 38 1.4. Đo bóc khối lượng công tác bê tông lót móng .................................................. 39 4
- 1.5. Đo bóc khối lượng công tác bê tông móng ....................................................... 42 1.6. Đo bóc khối lượng công tác ván khuôn móng ................................................. 42 1.7. Đo bóc khối lượng công tác cốt thép móng ...................................................... 43 1.8. Đo bóc khối lượng công tác bê tông, ván khuôn, cốt thép cổ cột .................... 45 1.9. Đo bóc khối lượng công tác xây tường móng .................................................. 45 1.10. Đo bóc khối lượng công tác bê tông, ván khuôn, cốt thép giằng chân tường 46 1.11. Đo bóc khối lượng công tác lấp đất, tôn nền ................................................ 47 2. Đo bóc khối lượng các công tác phần thân ............................................................ 48 2.1. Liệt kê đầu mục các công việc cần đo bóc khối lượng công việc cho phần thân. 48 2.2. Đo bóc khối lượng công tác bê tông, ván khuôn, cốt thép cột ......................... 48 2.3. Đo bóc khối lượng công tác bê tông dầm ......................................................... 49 2.4. Đo bóc khối lượng công tác ván khuôn dầm .................................................... 49 2.5. Đo bóc khối lượng công tác cốt thép dầm ........................................................ 50 2.6. Đo bóc khối lượng công tác bê tông sàn .......................................................... 50 2.7. Đo bóc khối lượng công tác ván khuôn sàn ..................................................... 51 2.8. Đo bóc khối lượng công tác cốt thép sàn .......................................................... 51 2.9. Đo bóc khối lượng công tác xây tường ............................................................. 51 3. Tra định mức và tính thời gian thi công công tác. ................................................ 72 3.1. Tra định mức cho các công tác ......................................................................... 72 3.2. Xác định nhu cầu, ghép các công việc, bố trí nhân lực, máy thi công, tính thời gian thi công cho các công tác ........................................................................................ 73 3.3. Thể hiện tiến độ thi công (TĐTC) công trình đơn vị theo sơ đồ ngang .......... 75 3.4. Thể hiện biểu đồ tổng hợp nhân lực................................................................. 75 3.5. Đánh giá, điều chỉnh TĐTC đã lập .................................................................. 76 5
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: THỰC TẬP KỸ THUẬT VIÊN 2 (ONLINE) Mã môn học: MH 28.1 Thời gian thực hiện môn học: 270 giờ = 54 buổi thực hiện trong 7 tuần. Trong đó HD 21 buổi, SV thực hành 33 buổi; I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ IV + Môn học tiên quyết: Kỹ thuật thi công, Tổ chức thi công và An toàn lao động, Thực tập kỹ thuật viên 1. - Tính chất: Là môn học chuyên môn. II. Mục tiêu môn học Học xong môn học này người học sẽ có khả năng: II.1. Kiến thức Trình bày được: 1.1. Biện pháp kỹ thuật thi công, yêu cầu kỹ thuật với các công tác được giao; 1.2. Phương pháp lập tiến độ với các công tác được giao. II.2. Kỹ năng 2.1. Lập được biện pháp kỹ thuật thi công các công việc xây dựng thuộc công tác đất, công tác ván khuôn đảm bảo kỹ thuật, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường; 2.2. Lập, đánh giá kế hoạch tiến độ thi công. II.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 3.1. Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm khi thực hiện công việc được giao; 3.2. Chịu trách nhiệm với công việc của bản thân và nhóm làm ra; 3.3. Có tác phong nghề nghiệp: Nghiêm túc, cẩn thận, khoa học... 3.4. Cập nhật kiến thức và sáng tạo trong công việc. III. Nội dung môn học 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian Thời gian (giờ) TT NHIỆM VỤ CẦN THỰC HIỆN Tổng HD TH 1. Nghiên cứu hồ sơ công trình 3 1 2 Lập biện pháp thi công công tác đào, lấp đất hố móng 8 3 5 2. (thuyết minh và bản vẽ) Lập biện pháp thi công công tác ván khuôn cột, dầm, sàn 21 8 13 3. được giao (thuyết minh và bản vẽ) 6
- Thời gian (giờ) TT NHIỆM VỤ CẦN THỰC HIỆN Tổng HD TH Lập tiến độ thi công phần thân (gồm phần thô, xây, trát)/ 4. phần móng 22 9 13 Cộng 54 21 33 7
- PHẦN I: NGHIÊN CỨU HỒ SƠ CÔNG TRÌNH (BUỔI 01) Giới thiệu: Nghiên cứu hồ sơ công trình là việc đọc hồ sơ bản vẽ, sinh viên biết đặc điểm, thông số công trình giúp cho quá trình lập biện pháp kĩ thuật thi công được phù hợp và tránh thiếu đầu việc trong quá trình tổ chức thi công. Mục tiêu: - Xác định được các thông số của công trình - Xác định các yêu cầu cần thực hiện; Nội dung chính 1. Giao và nhận nhiệm vụ Đồ án 1.1. Giao nhiệm vụ Công cụ: - Bản vẽ trong ngân hàng Đề môn TTKTV2 - Phiếu giao nhiệm vụ Kiến thức: - Cấu tạo, các thông số của công trình; - Các nội dung yêu cầu của thực tập. Trình tự: - GV giao đề cho sinh viên trong nhóm (bản vẽ +phiếu giao đề); - Trình bày tổng quát các nội dung yêu cầu cần thực hiện của đồ án. 1.2. Nhận nhiệm vụ Đồ án Công cụ: - Bản vẽ trong ngân hàng Đề môn TTKTV2 - Phiếu giao nhiệm vụ Kiến thức: - Đọc và xác định cấu tạo, các thông số của công trình; Trình tự: - SV nhận đề đồ án (bản vẽ +phiếu giao đề); - Đọc yêu cầu nhiệm cụ đồ án; - Kiểm tra số lượng các bản vẽ; - Kiểm tra các chi tiết, cấu tạo các cấu kiện; - Phản hồi khi có những vấn đề chưa hiểu, thiếu hoặc không phù hợp…; - Lọc các bản vẽ thường xuyên sử dụng. Yêu cầu: - Sv đọc được các bản vẽ - Lọc được các bản vẽ hay sử dụng; - Tìm được thông số cần thiết theo yêu cầu. 8
- PHẦN II: LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TÁC ĐÀO, LẤP ĐẤT HỐ MÓNG (THUYẾT MINH VÀ BẢN VẼ) BUỔI 01-03 Giới thiệu: Lập BPTC là cách xác định, lựa chọn về phương pháp kĩ thuật thực hiện thi công các công tác, lựa chọn máy, thiết bị phù hợp để thực hiện thi công công trình. Bao gồm thuyết minh về BPKTTC lựa chọn và bản vẽ thể hiện công tác đào, lấp đất hố móng. Mục tiêu: - Lựa chọn BPTC cho công tác: Đào đất, lấp đất hố móng; - Thể hiện được bản vẽ BPTC; - Lựa chọn: Máy đào, máy đầm đất. Nội dung chính 1. Lập biện pháp kĩ thuật thi công đào đất 1.1. Lựa chọn biện pháp tiêu nước mặt, tiêu nước ngầm, chống sạt lở hố đào, định vị giác móng Công cụ: - Bản vẽ: Mặt bằng kết cấu móng, chi tiết đài, giằng móng, chi tiết cọc; - Giáo trình kĩ thuật thi công; - Bảng tra độ dốc của mái đất; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Biện pháp tiêu nước mặt, nước ngầm; - Biện pháp chống sạt lở hố đào; - Định vị, giác móng; Trình tự: - Đọc bản vẽ chi tiết đài, giằng móng, xác định: Chiều sâu đào đất móng (H); 9
- 10
- - Đọc bản vẽ chi tiết cọc, xác định: Loại đất, tính chất cơ lý của đất; - Đọc giáo trình KTTC, lựa chọn biện pháp tiêu nước mặt, tiêu nước ngầm phù hợp; - Căn cứ chiều sâu hố đào, loại đất, bảng tra độ dốc của mái đất xác định độ dốc mái đất của công trình (TCVN 4447:2012)-> lựa chọn biện pháp chống sạt lở theo mái dốc (1:m); - Đọc giáo trình KTTC viết tóm tắt công tác giác móng. Yêu cầu: - Sv lựa chọn biện pháp chống sạt lở hố đào móng phù hợp với đặc điểm công trình được giao; - Viết biện pháp tiêu nước mặt, tiêu nước ngầm, định vị giác móng. 1.2. Xác định kích thước, vẽ mặt bằng đào đất và mặt cắt hố đào theo 2 phương vuông góc 11
- Công cụ: - Bản vẽ: Mặt bằng kết cấu móng, chi tiết đài, giằng móng, chi tiết cọc; - Giáo trình kĩ thuật thi công; - Sổ tay chọn máy; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Cách xác định các kích thước hố đào; - Cách xác định khoang đào và hướng di chuyển của máy. Trình tự: - Xác định độ mở miệng hố đào: B=H*m (H, m xác định được ở phần trên); - Dự kiến khoảng hở thi công btc khoảng 200~300mm; - Dự kiến biện pháp đào đất thủ công: Vị trí, bề dày các lớp đào…; - Trên mặt bằng kết cấu móng, xóa bỏ định vị các đài, giằng và tên các cấu kiện; - Từ nét vẽ đài, giằng offset một khoảng bằng khoảng cách trên mặt bằng giữa BT móng và BTL móng (50mm hoặc 100mm theo bv thiết kế) được nét vẽ đào đất thủ công; - Từ nét BT đài góc hoặc đài biên offset một khoảng bằng b tc và nối liền các nét xác định được nét chân hố đào; - Từ nét chân hố đào offset một khoảng bằng độ mở miệng hố đào B được nét xác định miệng hố đào; - Định vị các kích thước trên mặt bằng đào đất để thi công và tính khối lượng công tác được; - Xác định vị trí vết cắt trên mặt bằng theo 2 phương vuông góc; - Thể hiện mặt cắt hố đào theo 2 phương vuông góc, mặt cắt thể hiện các kích thước, cao độ phù hợp với mặt bằng Yêu cầu: - Sv vẽ được mặt bằng đào đất và 2 mặt cắt theo 2 phương vuông góc đảm bảo đầy đủ các kích thước, cao độ để thi công được. 12
- 1.3. Lựa chọn máy đào, xác định khoang đào và hướng di chuyển của máy Công cụ: - Giáo trình kĩ thuật thi công; - Sổ tay chọn máy; - Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt đào đất vừa thể hiện; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Thông số máy đào; - Xác định khoang đào, hướng di chuyển của máy. Trình tự: - Lựa chọn dung tích gầu đào căn cứ theo chiều sâu hố đào; - Lựa chọn chiều dài tay cần máy đào (Rmax) tương quan theo bề rộng khoang đào dự kiến (Bkđ) Bkđ= (1,4~1,7)* Rmax , nếu bề rộng miệng hố đào >1,7* Rmax chia thành nhiều khoang đào; Số lượng khoang đào = bề rộng miệng hố/ bề rộng 1 khoang đào; - Lựa chọn chiều cao nâng cần căn cứ theo chiều cao phương tiện vận chuyển; - Xác định được các thông số cơ bản của máy đào, lựa chọn máy đào phù hợp; - Lựa chọn hướng di chuyển của máy đào thành từng dải để quãng đường di chuyển máy ngắn và phù hợp với mặt bằng thi công; - Lựa chọn ô tô vận chuyển đất; - Lựa chọn máy đầm đất và xac định chiều dày lớp đất đầm; Yêu cầu: - Sv căn cứ vào bv lựa chọn được thông số cơ bản của máy-> số hiệu máy; - Xác định được số lượng khoang đào. 1.4. Lập BPTC phần đào đất Công cụ: - Giáo trình kĩ thuật thi công; - Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt đào đất vừa thể hiện; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Biện pháp thi công đào đất. Trình tự: - Tham khảo giáo trình KTTC phần đào đất và các tài liệu, clip về công tác đào đất; - Liệt kê đầu mục các công việc khi tiến hành đào đất; - Triển khai các đầu mục công việc: Biện pháp thực hiện phù hợp với công trình, phương pháp thi công công việc đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật theo quy định hiện hành (công tác chuẩn bị, đào đất bằng máy, đào đất thủ công…); - Tiêu nước mặt, nước ngầm; 13
- - Định vị giác móng; - Đào đất; - Vận chuyển đất; - Đắp đất, đầm đất; Yêu cầu: - Sv bày các bước khi tiến hành thi công đào đất phù hợp với đặt điểm công trình và bản vẽ thể hiện. 2. Thể hiện bản vẽ BPKTTC phần đào đất Công cụ: - Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt hố đào đất (đã vẽ ở phần trước); - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Các quy định thể hiện bản vẽ; Trình tự: - Triển khai mặt bằng thi công đào đất từ mặt bằng đào đất: Thể hiện được 3 phân khu khi đào đất, phân khu đất nguyên thổ chưa đào, phân khu đào đất bằng máy chưa đào thủ công, phân khu đào đất bằng máy đã sửa thủ công. Những công tác nào đã triển khai thể hiện bằng nét thấy, công việc nào chưa triển khai thể hiện bằng nét khuất. Thể hiện vị trí đứng của máy đào và hướng di chuyển của máy. Thể hiện vị trí đứng của ô tô và hướng di chuyển của ô tô. Trên mặt bằng thi công có các cos, kích thước định vị để thi công được; 14
- 15
- 16
- - Từ vị trí vết cắt trên mặt bằng, mặt cắt hố đào, chỉnh sửa các nét vẽ cho phù hợp với mặt bằng thi công đào đất; - Thể hiện mặt cắt chi tiết đắp đất đầm đất: Vị trí cắt trích là móng biên, thể hiện được phần đắp đất trong, ngoài nhà, bề dày các lớp đất đắp cho mỗi lượt đầm; - Thể hiện thông số máy: Máy đào đất, ô tô vận chuyển, máy đầm đất…. Yêu cầu: - Sv vẽ bản vẽ thi công đào đất; - Xác định các cos và kích thước trong bản vẽ; - Xác định thông số và hướng di chuyển các loại máy trong bản vẽ. 17
- PHẦN III: LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TÁC VÁN KHUÔN CỘT, DẦM, SÀN (THUYẾT MINH VÀ BẢN VẼ) BUỔI 01-08 Giới thiệu: Lập BPTC là cách xác định, lựa chọn về phương pháp kĩ thuật thực hiện thi công các công tác, lựa chọn máy, thiết bị phù hợp để thực hiện thi công công trình. Bao gồm thuyết minh về BPKTTC lựa chọn và bản vẽ thể hiện công tác ván khuôn cột, dầm, sàn. Mục tiêu: - Lựa chọn BPTC cho công tác: Ván khuôn cột, dầm, sàn; - Thể hiện được bản vẽ BPTC; - Tổ hợp ván khuôn cột, dầm, sàn. Nội dung chính 1. Lập biện pháp kĩ thuật thi công ván khuôn cột 1.1. Tổ hợp hệ ván khuôn cột Công cụ: - Catalogue ván khuôn thép, giáo định hình; - Bản vẽ mặt bằng kết cấu tầng, chi tiết cột; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Thông số ván khuôn thép định hình; - Cấu tạo hệ ván khuôn cột. Trình tự: - Đọc bản vẽ mặt bằng kết cấu tầng, chi tiết cột: Xác định vị trí, kích thước, hình dạng của cột cần tổ hợp ván khuôn (b*h). Xác định chiều cao tầng (H tầng) và kích thước mặt cắt tiết diện của các dầm (b dầm*h dầm) trên đỉnh cột; VD: b = 0,22 m h = 0,35 m 18
- H tầng= 3,6 m - Xác định cao trình ngừng đổ bê tông H=H tầng-h dầm- Hmn Hmn : Khoảng cách từ vị trí mạch ngừng đến đáy dầm cao nhất tại vị trí đỉnh cột (khoảng 30~50mm); h dầm: Chiều cao của dầm cao nhất tại vị trí đỉnh cột; - Theo catalogue ván khuôn thép định hình các tấm VK dày 55mm Rộng: 150, 200, 220, 250, 300, 350, 400,450, 500, 550, 600mm; Dài: 600, 900, 1200, 1500mm; - Tấm ván khuôn chọn có kích thước rộng= kích thước cạnh cột (b, h) - Chiều dài ván khuôn được tổ hợp ≥ H (nhưng không quá 300mm); - Chọn loại gông cột và khoảng cách giữa các gông cột; - Chọn chống và giẳng để ổn định cho hệ ván khuôn cột (mặt ván khuôn cột ≤ 400mm nên chọn 1 chống, 1 giằng hoặc tương đương). 19
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình thực hành kỹ thuật số part 1
10 p | 426 | 145
-
Giáo trình thực hành kỹ thuật số part 2
10 p | 325 | 111
-
Giáo trình thực hành kỹ thuật số part 3
10 p | 237 | 94
-
Giáo trình thực hành kỹ thuật số part 4
10 p | 219 | 82
-
Giáo trình thực hành kỹ thuật số part 5
10 p | 234 | 82
-
Giáo trình thực hành kỹ thuật số part 6
10 p | 193 | 77
-
Giáo trình thực hành kỹ thuật số part 7
10 p | 176 | 76
-
Giáo trình thực hành kỹ thuật số part 8
10 p | 170 | 73
-
Giáo trình thực hành kỹ thuật số part 9
10 p | 156 | 67
-
Giáo trình Thực tập Kỹ thuật chẩn đoán và kiểm định ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
120 p | 164 | 40
-
Giáo trình Thực tập Kỹ thuật sửa chữa thân vỏ ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
53 p | 136 | 26
-
Giáo trình Thực tập Kỹ thuật bảo dưỡng ô tô theo định kỳ (Nghề: Công nghệ ô tô) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
109 p | 75 | 19
-
Giáo trình Thực tập Kỹ thuật sửa chữa ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
42 p | 82 | 14
-
Giáo trình Thực tập Kỹ thuật điện lạnh: Phần 1 - CĐ Giao thông Vận tải
96 p | 48 | 12
-
Giáo trình Thực tập kỹ thuật sửa chữa sơn ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
43 p | 59 | 12
-
Giáo trình Thực tập Kỹ thuật điện lạnh: Phần 2 - CĐ Giao thông Vận tải
130 p | 42 | 10
-
Giáo trình Thực tập kỹ thuật (Nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy - Hệ: Trung cấp nghề) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
56 p | 8 | 5
-
Giáo trình Thực tập kĩ thuật viên (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
11 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn