Giáo trình Thực tập rèn nghề chăn nuôi 2 (Nghề: Thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
lượt xem 5
download
Giáo trình Thực tập rèn nghề chăn nuôi 2 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học ở trường vào thực tiễn sản xuất; Hiểu rõ việc phân tích dữ liệu dịch tể để biết được tình hình chăn nuôi tại đại phương; Trình bày được cách chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh gia súc gia cầm; Tổng hợp lại các kiến thức đã học, kinh nghiệm có được trong chuyến đi thực tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập rèn nghề chăn nuôi 2 (Nghề: Thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC TẬP RÈN NGHỀ CHĂN NUÔI 2 NGÀNH, NGHỀ: THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
- LỜI GIỚI THIỆU Thực tập là một môn học bắt buộc trong mỗi chuyên ngành đào tạo. Môn học là những hoạt động nghề nghiệp thực tế có liên quan đến chuyên ngành lựa chọn của sinh viên, có sự thoả thuận bằng văn bản giữa nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên. Mỗi đợt thực tập được tổ chức vào học kỳ cuối của khóa học. Thực tập có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập mà còn với quá trình làm việc của sinh viên sau này. Thực tập là cơ hội để sinh viên tiếp cận và tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Qua đó, sinh viên có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học vào công việc thực tế, giải quyết các vấn đề cụ thể tại các doanh nghiệp, tổ chức. Hơn thế, sinh viên có dịp học hỏi và trau dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp ra trường. Đồng Tháp, ngày…..tháng... năm 2017 1. Chủ biên: Trần Thị Kiều Oanh 2. Nguyễn Thị Mỹ Linh ii
- MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii BÀI 1 ..................................................................................................................... 1 ĐIỀU TRA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VẬT NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI ....... 1 1. Điều tra .............................................................................................................. 1 2. Phân tích dữ liệu dịch tể .................................................................................... 2 BÀI 2 ..................................................................................................................... 2 THAM GIA CÔNG TÁC KỸ THUẬT TRẠI ...................................................... 2 1. Tham gia thực hiện chăm sóc vật nuôi.............................................................. 3 2. Tìm hiểu về việc thực hiện phòng và trị bệnh................................................... 4 BÀI 3 ..................................................................................................................... 4 BÁO CÁO CHUYẾN THỰC TẬP....................................................................... 4 1. Tổng hợp số liệu được ghi chép trong thời gian thực tập ................................. 5 2. Xử lý số liệu ...................................................................................................... 5 3. Viết báo cáo ....................................................................................................... 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 6 iii
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên MÔN HỌC: THỰC TẬP RÈN NGHỀ CHĂN NUÔI 2 Mã MÔN HỌC: TNN432 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của MÔN HỌC: - Vị trí cuả MÔN HỌC: MÔN HỌC được bố trí sau khi hoàn thành các MÔN HỌC chuyên môn trong chương trình đào tạo. - Tính chất của MÔN HỌC: Là MÔN HỌC bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng Chăn nuôi; nhằm giúp cho sinh viên có điều kiện thực hành thực tế tại các trại chăn nuôi gà, vịt, bò, heo về giống, thức ăn, chuồng trại, vệ sinh phòng bệnh và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. - Ý nghĩa và vai trò của MÔN HỌC: Giáo trình này rất có ý nghĩa trong giảng dạy và học tập, góp phần quan trọng trong chương trình môn học của ngành. Mục tiêu của MÔN HỌC: Sau khi học xong MÔN HỌC này sinh viên sẽ đạt được. - Về kiến thức: Vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học ở trường vào thực tiễn sản xuất; Hiểu rõ việc phân tích dữ liệu dịch tể để biết được tình hình chăn nuôi tại đại phương; Trình bày được cách chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh gia súc gia cầm; Tổng hợp lại các kiến thức đã học, kinh nghiệm có được trong chuyến đi thực tế. - Về kỹ năng: Thành thạo cách sử dụng thiết bị tại trại; thành thạo cách nhập dữ liệu; thành thạo việc sử dụng thuốc, ống chích, kỹ thuật tiêm, điều trị bệnh; viết báo cáo, tổng hợp, phản biện. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với công việc, có khả năng tự học, có khả năng phân tích; hòa nhập tốt cộng đồng. Nội dung MÔN HỌC: Thời gian (giờ) Kiểm Thực hành, tra Số TT Tên các bài trong MÔN HỌC Tổng Lý thí nghiệm, (định số thuyết thảo luận, bài kỳ),Ôn tập thi, Thi iv
- kết thúc MÔN HỌC 14 14 1 Bài 1: Điều tra phân tích dữ liệu vật nuôi tại trại chăn nuôi Bài 2: Tham gia công tác kỹ 2 thuật trại 60 60 Kiểm tra 2 2 Bài 3: Báo cáo chuyến đi thực 3 tập 14 14 Thi kết thúc MÔN HỌC: Bài Báo cáo Cộng 90 88 2 v
- BÀI 1 ĐIỀU TRA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VẬT NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI Mã MÔN HỌC: MĐ31-01 Giới thiệu: Mục đích của điều tra một dịch bệnh truyền nhiễm là để xác định nguyên nhân và biện pháp kiểm soát dịch có hiệu quả nhất. Công việc này đòi hỏi phải có những hoạt động nghiên cứu dịch tễ một cách có hệ thống và chi tiết, các bước cần tiến hành theo trật tự hoặc đồng thời như sau: - Điều tra sơ bộ ban đầu; - Xác định và thông báo các trường hợp bệnh; - Thu thập và phân tích số liệu; - Quản lý và kiểm soát số liệu; - Thông báo các phát hiện và theo dõi. Mục tiêu: - Kiến thức: Có kiến thức về phân tích dữ liệu dịch tể để biết được tình hình chăn nuôi tại địa phương, cách ghi nhận và đánh giá tình hình dịch tễ của thú y. - Kỹ năng: Thành thạo cách sử dụng thiết bị tại trại, Thành thạo cách nhập dữ liệu. Kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm qua công tác điều tra. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với công việc, có khả năng tự học, có khả năng phân tích; hòa nhập tốt cộng đồng. 1. Điều tra Bằng phương pháp điều tra dịch tễ học có thể tìm hiểu được tính chất lây lan của bệnh, các đặc điểm bệnh lý của bệnh, từ đó mà có hướng cho việc chẩn đoán và đề ra được những biện pháp phòng chống bệnh. Trong phương pháp điều tra, ngoài việc thăm hỏi quan sát con bệnh và các điều kiện ngoại cảnh, còn phải làm các nghiên cứu vi sinh vật học, thống kê học,… tùy từng loại bệnh, mà phương pháp này hay phương pháp kia là quan trọng. Các sinh viên có thể điều tra một ca bệnh, một nhóm ca bệnh, một ổ dịch, một vùng, trong một thời gian ngắn hay dài. Mục đích của điều tra dịch tễ học là thu thập tài liệu để cuối cùng: - Xác định được bệnh; 1
- - Phát hiện nguồn truyền nhiễm; - Quy định giới hạn vùng dịch; - Chọn biện pháp xử lý, rút ra quy luật. 2. Phân tích dữ liệu dịch tể - Phân tích dữ liệu dịch tễ được định nghĩa là tổng hợp thống kê của các số liệu từ các nghiên cứu (có thể so sánh được) khác nhau, đưa ra tổng hợp định lượng chung của toàn bộ các số liệu đã được tập hợp lại để xác định xu thế chung. - Các bước để tiến hành một phân tích dữ liệu dịch tễ như sau: + Hình thành vấn đề và thiết kế nghiên cứu; + Xác định các nghiên cứu phù hợp; + Loại bỏ các nghiên cứu không có giá trị hoặc những nghiên cứu có vấn đề về phương pháp; + Đo lường, tổng hợp và phiên giải kết quả. BÀI 2 THAM GIA CÔNG TÁC KỸ THUẬT TRẠI MĐ31-02 2
- Giới thiệu: Trong thời gian đào tạo của khóa học, các sinh viên được giao nhiệm vụ tham gia thực tập tại cơ sở (các địa phương: ấp, xã); trong đó có công tác tham gia thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại và công tác xử lý chất thải trong chăn nuôi nhằm đảm bảo cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định. Mục tiêu: - Kiến thức: Có kiến thức về quy trình tiêu độc khử trùng, phòng bệnh cho vật nuôi. Nắm vững cách xử lý chất thải của gia súc tại hộ gia đình. - Kỹ năng: Thành thạo việc sử dụng các thuốc tiêu độc, khử trùng. Thực hiện tốt các bước tiêu độc tại các hộ chăn nuôi ở địa phương. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với công việc, có khả năng tự học; hòa nhập tốt cộng đồng. 1. Tham gia thực hiện chăm sóc vật nuôi Chăm sóc nuôi dưỡng - Cung cấp đầy đủ thức ăn, đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi. Tuyệt đối không sử dụng những thức ăn đã ẩm, mốc, ôi thiu. Đối với lợn con tập ăn và gia cầm con ở giai đoạn nuôi úm tốt nhất nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Với trâu bò cần cân đối cho ăn thức ăn tinh kết hợp với thức ăn thô xanh, nên ủ chua thức ăn xanh hoặc ủ rơm với ure để dự trữ thức ăn vào mùa đông cho trâu bò. - Cho vật nuôi uống nước sạch, nếu trong ngày nhiệt độ xuống thấp cần cho vật nuôi uống nước ấm. Bổ sung thuốc bổ trợ sức như: chất điện giải, vitamin vào nước uống để nâng cao sức đề kháng. Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi. Khi phát hiện vật nuôi có biểu hiện không bình thường (bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiếng thở khò khè, con vật đi đứng không bình thường, thích nằm, biểu hiện mệt mỏi,...) cần tách con vật nhốt riêng để theo dõi. Cần giũ ấm cho con vật, có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc riêng và điều trị thích hợp. Sau khi con vật trở lại bình thường mới cho con vật nhập đàn trở lại. Trường hợp vật nuôi có triệu chứng nặng lên cần báo ngay cho cán bộ kỹ thuật trại để có biện pháp xử lý kịp thời. 3
- 2. Tìm hiểu về việc thực hiện phòng và trị bệnh Phòng bệnh - Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho gia súc gia cầm theo đúng lịch phòng để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Đối với đàn trâu bò tiêm phòng vaccine tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Đối với đàn lợn cần tiêm phòng 4 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, dịch tả, đóng dấu, phó thương hàn) và bệnh tai xanh, lở mồm long móng, lợn nái tiêm thêm vaccine leptospira, suyễn lợn, lợn con tiêm thêm vaccin phòng bệnh do E. coli. Đối với gia cầm tiêm vaccine tiêm đầy đủ các loại vaccine Newcastle, Gumboro, cúm gia cầm đối với đàn gà, tiêm các loại vaccine viêm gan siêu vi trùng, dịch tả, cúm gia cầm đối với đàn vịt,... - Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gia súc, gia cầm để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như: Hen suyễn, tụ huyết trùng, tiêu chảy,... Trị bệnh Chữa bệnh truyền nhiễm là một biện pháp tích cực vừa có tác dụng chống, vừa có tác dụng phòng, vì chữa bệnh vừa tiêu diệt nguồn bệnh, vừa tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế lây lan, hạn chế hiện tượng mang trùng vì ngăn ngừa được một số bệnh nội khoa mãn tính. Trong khi điều trị, phải vừa tiêu diệt mầm bệnh và độc tố, vừa nâng cao sức đề kháng, hồi phục tính phản ứng và những chức năng điều tiết của cơ thể, nguyên tắc điều trị là phải: - Điều trị sớm để dễ lành và hạn chế lây lan; - Điều trị mọi mặt, bằng nhiều biện pháp; - Điều trị căn nguyên cơ chế là chủ yếu, kết hợp điều trị triệu chứng; - Điều trị lành bệnh nhưng thú trở thành mang trùng thì không nên điều trị; - Điều trị phải có quan điểm kinh tế nên chữa lâu dài, tốn kém mà cuối cùng vẫn mất khả năng cày kéo, sinh sản thì không nên chữa. - Những bệnh rất nguy hiểm cho người thì không nên chữa. BÀI 3 BÁO CÁO CHUYẾN THỰC TẬP MĐ31-03 Giới thiệu: Báo cáo chuyến thực tập là một phương pháp rất hữu ích cho việc theo dõi, cập nhật các thông tin quan trọng đồng thời qua đó có thể nắm được, thống kê, 4
- kiểm tra rà soát các thông tin, công việc, hoạt động. Thông tin trong các báo cáo được sử dụng để đưa ra những quyết định rất quan trọng ảnh hưởng đến môi trường sống của vật nuôi. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp sinh viên tổng hợp lại các kiến thức, kinh nghiệm có được trong chuyến đi thực tế - Kỹ năng: Viết báo cáo, tổng hợp, phản biện. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với công việc, có khả năng tự học. 1. Tổng hợp số liệu được ghi chép trong thời gian thực tập Xác định rõ vấn đề nghiên cứu giúp việc thu thập, tổng hợp số liệu được nhanh chóng và chính xác hơn. Để có cơ sở phân tích số liệu tốt thì trong quá trình thu thập, tổng hợp số liệu phải xác định trước các yêu cầu của phân tích để có thể thu thập đủ và đúng số liệu như mong muốn. Điều cốt lõi của tổng hợp, phân tích số liệu là suy diễn thống kê, nghĩa là mở rộng những hiểu biết từ một mẫu ngẫu nhiên thành hiểu biết về tổng thể, hay còn gọi là suy diễn quy nạp. Muốn có được các suy diễn này phải phân tích số liệu dựa vào các test thống kê để đảm bảo độ tin cậy của các suy diễn. Bản thân số liệu chỉ là các số liệu thô, qua tổng hợp, xử lý phân tích trở thành thông tin và sau đó trở thành tri thức. Đây chính là điều mà tất cả các nghiên cứu đều mong muốn. Số liệu phải được ghi chép cẩn thận, khoa học, đầy đủ và chính xác,… thì việc tổng hợp sẽ thuận lợi và thể hiện kết quả khả quan hơn. 2. Xử lý số liệu Ngày nay, hầu hết các nghiên cứu đều xử lý số liệu trên các phần mềm máy tính. Do vậy, việc xử lý số liệu phải qua các bước sau: - Mã hóa số liệu: Các số liệu định tính (biến định tính) cần được chuyển đổi (mã hóa) thành các con số. Các số liệu định lượng thì không cần mã hóa. - Nhập liệu: Số liệu được nhập và lưu trữ vào file dữ liệu. Cần phải thiết kế khung file số liệu thuận tiện cho việc nhập liệu. - Hiệu chỉnh: Là kiểm tra và phát hiện những sai sót trong quá trình nhập số liệu từ bảng số liệu ghi tay vào file số liệu trên máy tính. 5
- * Lưu ý: tùy thuộc vào số nhóm, cỡ mẫu, bản chất của số liệu, loại biến số (định tính, định lượng),… mà chúng ta xử dụng các phần mềm xử lý số liệu tương ứng. 3. Viết báo cáo - Hình thức: trình bày theo đúng hướng dẫn. - Nội dung: nội dung chính của Báo cáo thực tập thể hiện một nghiên cứu ứng dụng, trong đó sinh viên vận dụng các lý thuyết đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể tại đơn vị thực tập. - Nội dung cơ bản của Báo cáo thực tập bao gồm: + Chủ đề tìm hiểu; + Phân tích hiện trạng; + Phân tích nguyên nhân, định hướng giải quyết; - Nội dung cơ bản của Báo cáo thực tập bao gồm: + Vấn đề giải quyết; + Lý thuyết vận dụng; + Phương pháp nghiên cứu; + Phân tích hiện trạng; + Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề. - Xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập: sinh viên thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp, sau khi hoàn thành Báo cáo thực tập phải lấy nhận xét của đơn vị thực tập về số liệu sử dụng trong báo cáo, cũng như thái độ trong thời gian thực tập ở đơn vị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Thanh Hoàn (2000), Bài Giảng chọn giống gia súc, Trường CĐCĐ Đồng Tháp. 6
- 2. Đỗ Trung Giả (2000), Giáo trình dịch tể- Đại học Cần Thơ. 3. Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (2009), Giáo trình Chẩn đoán và nội khoa thú y , Trường Đại học Nông nghiệp Hà nội. 4. Hồ Thị Việt Thu (2006), Giáo trình Bệnh Truyền Nhiễm gia súc, gia cầm, Đại Học Cần Thơ. 5. Lâm Kim Yến (2013), Bài giảng Chẩn đoán xét nghiệm, Trường CĐCĐ Đồng Tháp. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản lý dịch hại thanh long - MĐ04: Trồng thanh long
87 p | 172 | 53
-
Sổ giáo án thực hành_Chế biến cà phê
34 p | 154 | 29
-
Giáo trình Thực tập rèn nghề chăn nuôi 1 (Nghề: Thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
12 p | 26 | 8
-
Giáo trình Thực tập rèn nghề (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
18 p | 19 | 5
-
Giáo trình Thực tập rèn nghề (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
56 p | 15 | 5
-
Giáo trình Thực tập rèn nghề chăn nuôi 2 (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
13 p | 21 | 4
-
Giáo trình Thực tập rèn nghề chăn nuôi 1 (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
12 p | 16 | 3
-
Giáo trình Đào tạo cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện cao tốc (Nghề đào tạo: Điều khiển phương tiện thủy nội địa - Trình độ đào tạo: Dưới ba tháng) - Trường CĐ nghề Số 20
83 p | 45 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn