intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập thi công nội thất (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập thi công nội thất (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các yêu cầu kỹ thuật khi thi công sơn bả: tường, cột, dầm, trần; trình tự và phương pháp thi công sơn bả: tường, cột, dầm, trần; phân tích được một số sai hỏng thường gặp khi thi công sơn bả: tường, cột, dầm, trần;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập thi công nội thất (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THỰC TẬP THI CÔNG NỘI THẤT NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NỘI THẤT & ĐIỆN NƯỚC CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1, ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà nội, năm 2021 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển của các ngành kỹ thuật nói chung và ngành xây dựng nói riêng trong thời kỳ đổi mới và phát triển công nghệ trong xây dựng về vật liệu thi công và công nghệ thi công cũng ảnh hưởng và tác động rất nhiều trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề cho ngành xây dựng. Nó đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật và bổ sung các nội dung mới để đáp ứng với thực tiễn sản xuất. Trong lĩnh vực xây dựng, hiện nay đã được cơ giới hóa bằng các máy móc hiện đại ở rất nhiều các công đoạn thi công. Nhưng vẫn chưa có loại máy móc, thiết bị nào có thể làm hết được các công việc trong một công trình xây dựng. Do đó chương trình đào tạo hệ Trung cấp, cũng như để làm tài liệu cho các hệ Cao đẳng xây dựng tham khảo và làm cẩm nang trong quá trình học tập và chỉ đạo thi công sau này càng cần thiết. Người công nhân lành nghề, người cán bộ kỹ thuật cần phải có những hiểu biết cơ bản và sâu sắc các yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện, các tiêu chí đánh giá để kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm các công việc của nghề, để tự tin thực hiện các nhiệm vụ được giao. Từ đó có thể lựa chọn đúng các biện pháp thi công đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế của công trình xây dựng. Giáo trình “Thực tập thi công nội thất” do tập thể giáo viên Trung tâm Thực hành Công nghệ và Đào tạo nghề - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn gồm: KS. Cao Hải Lâm; KS. Phạm Văn Cửu và Cử nhân KH - Nguyễn Thiết Sơn – Giám đốc làm chủ biên, theo đề cương của chương trình đào tạo Trung cấp chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Nội thất và Điện nước do Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 ban hành năm 2019. Bài giảng giới thiệu những công việc cụ thể theo từng mô đun, được tích hợp cả lý thuyết và thực hành giúp cho người học tích lũy được những vấn đề cần thiết nhất trong từng công việc cụ thể. Bài giảng này chủ yếu dùng làm tài liệu học tập cho học sinh trung cấp Công nghệ kỹ thuật Nội thất và Điện nước, ngoài ra còn là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên hệ trung cấp và cao đẳng của các ngành có liên quan đến công tác xây dựng nói chung. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song bài giảng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót kể cả về nội dung lẫn hình thức, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và độc giả. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã tạo điều kiện và giúp đỡ để cuốn bài giảng sớm được hoàn thành. Trung tâm THCN & ĐTN - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Chủ biên: Nguyễn Thiết Sơn 2
  3. DANH MỤC CỦA MÔN HỌC THỰC TẬP NỘI THẤT STT Mã số Nội dung Trang 1 MĐ1 Thi công sơn bả. 4 2 MĐ 2 Thi công giấy dán tường. 21 3 MĐ 3 Thi công trần thạch cao thả. 35 4 MĐ 4 Thi công trần thạch cao liền. 48 5 MĐ 5 Thi công vách thạch cao. 61 6 MĐ 6 Thi công vách Alumin. 73 7 MĐ 7 Thi công lát sàn gỗ. 84 8 MĐ 8 Thi công ốp gạch đá trang trí. 96 3
  4. MĐ.1. THI CÔNG SƠN, BẢ * Mã số của mô đun: MĐ.1 * Thời gian của mô đun: - Tổng số: + Lý thuyết: 0 giờ + Thực hành: 31,5 giờ Tổng: 31,5 giờ 1. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: mô đun được bố trí sau khi học sinh đã hoàn thành các môn kiến thức cơ sở: Nội thất công trình. - Tính chất: mô đun nghề bắt buộc. 2. Mục tiêu của mô đun: Học xong mô đun này người học sẽ có khả năng: 2.1. Về kiến thức - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi thi công sơn bả: tường, cột, dầm, trần. - Trình bày được trình tự và phương pháp thi công sơn bả: tường, cột, dầm, trần. - Phân tích được một số sai hỏng thường gặp khi thi công sơn bả: tường, cột, dầm, trần. - Nêu được biện pháp an toàn lao động khi thi công sơn bả: tường, cột, dầm, trần. 2.2. Về kỹ năng - Bả được ma tít lên tường, cột, dầm, trần đúng kỹ thuật. - Sơn được tường, cột, dầm, trần đúng kỹ thuật và mỹ thuật. - Xử lý được một số các tình huống sảy ra trong quá trình thi công bả ma tít, sơn tường, cột, dầm, trần. - Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2.3.Về thái độ - Làm việc nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm. - Thực hiện đầy đủ công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 3. Nội dung: Loại Thời lượng Địa Mã MĐ Tên mô đun bài Tổng Lý Thực Kiểm điểm giảng số thuyết hành tra MĐ.1.1 Bả ma tít. TH Xưởng 16,0 0 14,5 1,5 MĐ.1.2 Lăn, quét sơn. TH Xưởng 15,5 0 14,0 1,5 TỔNG 31,5 0 28,5 3 4 . Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun 4.1. Điều kiện thực hiện mô đun 4
  5. 4.1.1. Vật liệu: + Bột bả, giấy nhám thô, mịn. + Sơn nước trắng, mầu. 4.1.2. Dụng cụ và trang thiết bị: + Máy chiếu, máy tính, đầu video. + Thước dây, bàn bả, dao bả, đá mài, ru lô lăn sơn, chổi sơn (nhỏ và to) + Máy khoan bê tông + cần trộn. + Bảo hộ lao động. 4.1.3. Học liệu: + 15 - 30 phút video (băng, đĩa) + Tài liệu phát tay. + Ảnh chụp; các Video clips. + Giáo trình kỹ thuật nề, giáo trình kỹ thuật thi công… 4.1.4. Nguồn lực khác: lớp học, thư viện, xưởng thực hành. 4.2. Kiểm tra đánh giá trước, trong và sau khi thực hiện mô đun 4.2.1. Về kiến thức: sau khi kết thúc đợt thực tập học sinh nêu được các yêu cầu sau: + Nêu và phân loại được các loại dụng cụ, phạm vi sử dụng và bảo quản. + Trình bày được trình tự và phương pháp bả ma tít, sơn: tường, cột, dầm trần. + Phân tích được các sai phạm, nguyên nhân và cách khắc phục. 4.2.2 Về kỹ năng: được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp qua quá trình thực hiện, qua chất lượng sản phẩm đạt các yêu cầu sau: - Sử dụng đúng dụng cụ, đúng chức năng và phạm vi sử dụng cho từng công việc cụ thể. - Bả được ma tít lên tường, cột, dầm, trần đúng kỹ thuật. - Sơn được tường, cột, dầm, trần đúng kỹ thuật và mỹ thuật. - Xử lý được một số các tình huống sẩy ra trong quá trình thi công bả ma tít, sơn tường, cột, dầm, trần. - Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 4.2.3 Về thái độ: đảm bảo đáp ứng các yêu cầu: + Kiên trì, gọn gàng, ngăn nắp, chính xác, cần cù, có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu và bảo vệ môi trường làm việc. + Có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập. 4.3. Hướng dẫn thực hiện chương trình mô đun 4.3.1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Nội thất và Điện nước.. 4.3.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: 5
  6. - Trước khi giảng dạy, giáo viên cần phải căn cứ vào mục tiêu và nội dung của từng bài học, chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, đặc biệt quan tâm phương pháp dạy học tích cực để người học có thể tham gia xây dựng bài học. Ngoài phương tiện giảng dạy truyền thống, nếu có điều kiện giáo viên nên sử dụng máy chiếu projector, laptop, và các phần mềm minh họa nhằm làm rõ và sinh động nội dung bài học. 4.3.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Phương pháp và trình tự bả ma tít tường, cột, dầm, trần. - Phương pháp và trình tự sơn tường, cột, dầm, trần. 4. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: - Phần học thực hành được tổ chức học tại xưởng trường. - Phương pháp dạy: + Thao tác mẫu kết hợp giảng giải + Làm mẫu lại kết hợp phân tích, tổng hợp. 5. Các tài liệu tham khảo: - Giáo trình vật liệu xây dựng – Nhà xuất bản xây dựng – 2004. - Giáo trình kỹ thuật thi công – Nhà xuất bản xây dựng – 2003. - Giáo trình tổ chức thi công – Nhà xuất bản xây dựng – 2003. - Giáo trình kỹ thuật nề – Nhà xuất bản xây dựng – 2000. 6. Ghi chú và giải thích: - Căn cứ vào nội dung và thời gian các mục đã phân phối trong chương trình môn học và tình hình thực tế của trường. Ban giám hiệu chỉ đạo Khoa chuyên môn tổ chức, phân bổ thời gian học lý thuyết, thực hành, thí nghiệm cụ thể cho từng tiêu đề của môn học sao cho có hiệu quả và đạt được mục tiêu của môn học. 6
  7. MĐ1.1: THI CÔNG BẢ MA TÍT Thời gian: 14 giờ (lý thuyết: 0 giờ; thực hành: 14 giờ; kiểm tra: 1,5 giờ) 1. Dụng cụ dùng trong công tác bả ma tít: - Dụng cụ, thiết bị lấy mực: + Thước cuộn. Hình 1.1.1: Thước cuộn + Dây bật mực. + Ni vô. Hình 1.1.2: Ni vô thước (1) Ống thủy đo độ thẳng đứng; (2) Ống thủy đo độ ngang bằng; (3) Ống thủy đo góc 45 độ. + Máy cân bằng laser: Hình 1.1.3: Máy cân bằng laser - Dụng cụ bả: Dao bả, bàn bả. Hình 1.1.4: Dao bả, bàn bả. - Máy trộn bột bả: 7
  8. Hình 1.1.5: Máy trộn bột bả chuyên dụng. - Dụng cụ hỗ trợ: thang nhôm, giàn giáo. Hình 1.1.6: Thang nhôm và giàn giáo. 2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bả ma tít: 2.1. Yêu cầu về bột bả ma tít: - Bột bả phải đúng chủng loại theo yêu cầu thiết kế. - Bột bả không bị vón cục, quá thời hạn sử dụng. - Được bảo quản nơi khô giáo, thoáng mát. - Bột bả khi pha trộn phải đều, có độ dẻo phù hợp với điều kiện thực tế khi thi công. - Dùng đến đâu pha trộn đến đó, tránh pha trộn quá nhiều gây lãng phí. 2.2. Yêu cầu về bề mặt bả ma tít: - Bề mặt trước khi bả phải khô, phẳng, nhẵn. - Chiều dày mỗi lớp bả < 2 mm, chiều dày lớp bả vào tường, trần sau khi xong < 3mm. - Mỗi lớp bả phải đều tay, phủ kín và đều diện tích cần bả. - Bề mặt lớp bả phải đều, phẳng, nhẵn. 3. Trình tự và phương pháp bả: 3.1. Trình tự bả ma tít: - Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, mặt bằng thi công: + Dụng cụ: dao bả, bàn bả, giấy nhám (loại thô và mịn), đá mài, máy nén khí, máy trộn bột bả, thùng trộn bột bả, thang nhôm, giàn giáo. + Vật tư: bột bả, sơn nước, nước sạch. 8
  9. + Mặt bằng: gọn, thoáng. - Chuẩn bị mặt bằng tường, dầm, trần trước khi bả: Bề mặt tường, dầm, trần phải sạch, khô và phẳng. - Chuẩn bị bột bả: trộn bột bả đúng tỉ lệ quy định (1 bột + 3 nước), đảm bảo độ dẻo và đều, trộn vừa đủ trong một thời gian nhất định, tránh trộn nhiều không bả hết gây lãng phí. - Bả lên tường hoặc trần: đúng thao tác cơ bản, đảm bảo chiều dầy mỗi lớp bả < 2 mm. - Xả nhám, xử lý giáp lai bề mặt bả matít: + Dùng giấy nhám thô để xả nhám tạo độ phẳng cho bề mặt bả. + Dùng giấy nhám mịn để tạo độ nhẵn và đều cho bề mặt bả. - Vệ sinh môi trường: gọn, sạch. 3.2. Phương pháp bả ma tít: - Thao tác: + Cầm dao bả, bàn bả: tay thuận cầm bàn bả, tay không thuận cầm dao bả. + Lấy bột bả lên bàn bả: dùng dao bả lấy một lượng bột bả vừa phải lên mặt bàn bả. + Cách cầm bàn bả để bả lên tường và trần: ngửa lòng bàn tay cầm tay nắm bàn bả với một lực vừa phải, không chặt cũng không lỏng quá để cơ động cổ tay đảo chiều hướng bả. - Phương pháp bả: + Bả lên tường: đứng cách tường một khoảng sao cho mỗi lần bả được một khoảng rộng nhất. Để mép bàn bả song song với bề mặt cần bả khoảng cách bằng chiều dầy lớp bả, kéo đều tay và khép dần bàn bả vào để bột bả bám đều vào bề mặt cần bả theo hình vòng cung hoặc thẳng theo chiều ngang từ phải qua trái hay ngược lại. Sau đó tiếp tục quay ngược lại theo hình rích rắc để bả các lần tiếp theo. Hình 1.1.7: Bả ma tít lên tường. + Bả lên trần: khoảng cách từ đỉnh đầu đến trần từ 10 ÷ 15 cm là khoảng cách để thực hiện hiệu quả nhất. Cách lấy bột bả và bả tương tự như bả tường. 9
  10. Hình 1.1.8: Bả ma tít lên trần. 4. Một số sai hỏng thường gặp: - Chiều dầy lớp bả dầy hoặc mỏng so với thiết kế. + Nguyên nhân: Xác định không đúng chiều dầy lớp bả, bột bả trộn khô quá hay loãng quá. - Bề mặt bả không đều: + Nguyên nhân: khi bả không đều tay, không khép dần bàn bả vào bề mặt trong quá trình kéo bàn bả. - Bề mặt bả không phẳng: + Nguyên nhân: các lần bả không đều nhau, khi gạt lại không quan sát kỹ. 5. An toàn lao động trong thi công bả ma tít: - Các loại dụng cụ như bàn bả, dao bả phải có độ dẻo tốt, máy phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn điện. - Trước và trong quá trình sử dụng các dụng cụ cầm tay phải kiểm tra thường xuyên, phải sử dụng đúng chức năng, nhiệm vụ và phạm vị sử dụng. - Trước khi sử dụng máy trộn bột bả phải kiểm tra an toàn và sự hoạt động của máy: an toàn điện, cơ khí: tình trạng của cần trộn, ổ cắm, cầu dao điện… - Trong quá trình bả ma tít cần lưu ý: + Khi bả trên cao phải kiểm tra thang nhôm hay giàn giáo đảm bảo chắc chắn và ổn định mới thi công. + Không được uống rươu, bia hay sử dụng chất kích thích trong quá trình làm việc. + Không được đùa nghịch trên giàn giáo. - Khi kết thúc công việc phải có biện pháp bảo dưỡng như lau chùi, làm sạch máy móc, dụng cụ và bảo quản dụng cụ, máy đúng yêu cầu kỹ thuật, để đúng nơi đúng chỗ. 10
  11. MĐ 1.2: THI CÔNG LĂN, QUÉT SƠN Thời gian: 14 giờ (lý thuyết: 0 giờ; thực hành: 14 giờ; kiểm tra: 0 giờ) 1. Các loại dụng cụ dùng trong công tác lăn, quét sơn: - Dụng cụ, thiết bị lấy mực: + Thước cuộn. Hình 1.2.1: Thước cuộn + Dây bật mực. + Ni vô. Hình 1.2.2: Ni vô thước (2) Ống thủy đo độ thẳng đứng; (2) Ống thủy đo độ ngang bằng; (3) Ống thủy đo góc 45 độ. + Máy cân bằng laser: Hình 1.2.3: Máy cân bằng laser - Dụng cụ sơn: chổi sơn, ru lô lăn sơn, thùng đựng sơn, khay lăn sơn. Hình 1.2.4: Dụng cụ lăn, quét sơn - Dụng cụ hỗ trợ: thang nhôm, giàn giáo. 11
  12. Hình 1.2.5: Thang nhôm và giàn giáo. 2. Yêu cầu kỹ thuật đối với lăn, quét sơn: 2.1. Yêu cầu về sơn: - Sơn phải đúng chủng loại theo yêu cầu thiết kế. - Sơn không bị vón cục, quá thời hạn sử dụng. - Được bảo quản nơi khô giáo, thoáng mát. - Sơn khi pha trộn phải đều, có tỉ lệ pha thêm nước không quá 5 ÷ 10 %. - Dùng đến đâu pha trộn đến đó, tránh pha trộn quá nhiều gây lãng phí. 2.2. Yêu cầu về bề mặt sơn: - Bề mặt trước khi sơn phải khô, phẳng, nhẵn. - Trước khi sơn phải làm sạch bề mặt để sơn bám dính tốt và đều. - Mỗi lớp sơn phải đều tay, phủ kín và đều diện tích cần sơn. - Lớp sơn trước khô mới được sơn lớp tiếp theo. - Bề mặt lớp sơn phải đều, đồng mầu, không bị chảy và đọng sơn. - Tại vị trí các góc tường, cổ trần dùng chổi sơn quét đều tay. 3. Trình tự và phương pháp lăn, quét sơn 3.1.Trình tự lăn, quét sơn: - Chuẩn bị dụng cụ lăn, quét sơn: + Con lăn (ru lô): Dùng để lăn sơn, dễ thao tác và năng suất cao. Ru lô (con lăn) loại ngắn: 10 cm dùng để sơn nơi diện tích hẹp. Ru lô (con lăn) vừa: 20 cm và Ru lô (con lăn) dài: để sơn bề mặt rộng. + Khay, xô đựng sơn có lưới + Dao bả. + Dao bả nhỏ dùng xúc ma tít và bả những vị trí nhỏ hẹp linh hoạt. + Chổi sơn. - Chuẩn bị bề mặt: làm sạch bề mặt cần sơn. - Chuẩn bị pha sơn theo tỉ lệ 5 ÷ 10 % nước sạch. 12
  13. - Lăn lớp sơn lót (1 ÷ 2 lớp): sơn lót có tác dụng chống tác động trực tiếp từ tường lên lớp sơn dẫn đến ẩm mốc và hư hỏng. - Lăn lớp sơn phủ (2 ÷ 3 lớp): là bước cuối cùng, sơn phủ có tác dụng bảo vệ và trang trí, cần sơn tỉ mỉ, đều tay tránh chỗ dày, chỗ mỏng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ. - Dùng chổi quét sơn tại các góc tường, cổ trần. - Vệ sinh môi trường. 3.2. Phương pháp lăn, quét sơn: - Đổ sơn vào khay chừng 2/3 khay. - Nhúng ru lô từ từ vào khay ngập khoảng 1/3 (không quá lõi trục hai đầu), kéo ru lô sát lưới đẩy đi đẩy lại sao cho vỏ ru lô thấm đều sơn, phần sơn thừa cũng được gạt vào lưới. Hình 1.2.6: Lăn sơn tường. - Đưa ru lô áp sát vào tường và đẩy cho ru lô quay từ dưới lên trên theo vệt thẳng đứng đến đường biên, rồi kéo ru lô xuống theo vệt cũ quá điểm ban đầu sâu tới điểm dừng (điểm dừng có thể là chân tường hoặc kết thúc một đợt sơn). Tiếp tục sơn đến hết bề mặt tường. Hình 1.2.7: Lăn sơn tường. - Để không bị sót nên đẩy 2 ÷ 3 lần một vệt, các vệt chồng lên nhau 4 ÷ 5 cm. - Thao tác lăn sơn trần cũng tương tự như sơn tường. 13
  14. Hình 1.2.8: Lăn sơn trần. - Thao tác quét sơn: + Khuấy đều và đổ sơn 2/3 ca. + Nhúng chổi từ từ vào sơn sâu khoảng 3 cm, gạt sơn vào miệng ca. + Đặt chổi sơn lên bề mặt, lúc đầu ấn nhẹ tay, sau càng di chuyển càng nặng tay. Hình 1.2.9: Quét sơn góc tường + Nếu quá nhẹ tay thì lớp sơn sẽ thành dải nhỏ và dày, còn quá mạnh thì sơn mỏng và rõ nét chổi. + Các vị trí tiếp giáp mảng mầu khác kéo từ từ theo vạch dấu. 4. Một số sai hỏng thường gặp: - Bề mặt sơn bị rỗ, mặt sơn không đều: + Nguyên nhân: không xử lý kỹ mặt tường bị lồi lõm, tường bị ẩm đã lăn sơn. - Có nếp nhăn và vệt sơn đọng lại trên tường: + Nguyên nhân: thao tác lăn sơn không đều, lấy sơn lên con lăn nhiều quá, hoặc khi quét dùng lực không đúng cách nên tạo vết. - Các đường chỉ ranh giới các mảng màu không thẳng và không đều: + Nguyên nhân: việc dán băng dính phân mảng không chính xác, việc dùng chổi quét sơn tại vị trí giao tuyến hai mảng màu thường đậm hơn phần dùng con lăn. 5. An toàn lao động và vệ sinh môi trường: 14
  15. - Phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. - Dụng cụ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Thang và giàn giáo phải chắc chắn và ổn định. - Không được đùa nghịch, sử dụng chất kích thích khi làm việc. - Dụng cụ, thiết bị làm xong phải vệ sinh và bảo quản. - Tuân thủ nghiêm các biện pháp an toàn lao động. KIẾN THỨC CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Câu 1: Nêu các dụng cụ dùng trong công tác bả ma tít, tác dụng và phạm vi sử dụng. Câu 2:Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi bả ma tít? Câu 3: Nêu trình tự và phương pháp bả ma tít. Câu 4: Nêu nguyên nhân và cách khắc phục một số sai hỏng thường gặp khi bả ma tít. Câu 5:Trình bày công tác an toàn lao động khi bả ma tít. Câu 6: Nêu các dụng cụ dùng trong công tác lăn, quét sơn, tác dụng và phạm vi sử dụng. Câu 7:Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi lăn, quét sơn? Câu 8: Nêu trình tự và phương pháp lăn, quét sơn. Câu 9: Nêu nguyên nhân và cách khắc phục một số sai hỏng thường gặp khi lăn, quét sơn. Câu 10:Trình bày công tác an toàn lao động khi lăn, quét sơn. BÀI TẬP THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH Bài thực hành số 1 Đề bài: Bả ma tít một lớp lót, một lớp mặt, diện tích mặt tường bả ma tít là 1.000 x 1.000 (hình MĐ 1.1); Trong thời gian 60 phút, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. 1. Mô tả kỹ thuật bài tập Nghiên cứu yêu cầu hoàn thiện công tác bả ma tít: chuẩn bị dụng cụ, mặt tường bả ma tít, tiến hành bả ma tít đúng trình tự. 2. Bố trí luyện tập - Phân công nhóm 1 học sinh thực hiện công việc. - Thời gian thực hiện 60 phút. - Số lần thực hiện 1 lần. - Khối lượng 1 sản phẩm/ 2 học sinh. 15
  16. - Địa điểm luyện tập; xưởng học thực hành nề. 3. Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện bài tập 3.1. Vật liệu Số Ghi TT Vật liệu Đơn vị Đặc tính lượng chú Dùng để lót bề mặt 1 Bột bả kg 3 tường. 2 Nước sạch lít 1 3.2. Dụng cụ Đơn Số lượng Ghi TT Dụng cụ Đặc tính vị /HS chú Loại to, có tính đàn hồi 1 Dao bả Cái 9/18 tốt. 2 Bàn bả Cái 9/18 Dẻo, có tính đàn hồi tốt. 3 Giấy nhám Tờ 4/18 2 thô, 2 mịn 4 Xô, thùng Cái 9/18 Dung tích 10 ÷ 20 lít 3.3. Trang thiết bị Đơn Số lượng Ghi TT Thiết bị Đặc tính vị /HS chú 1 Quần áo bảo hộ. Bộ 18/18 TCVN 2 Kính bảo hộ Cái 18/18 TCVN 3 Khẩu trang Cái 18/18 TCVN 4 Dây an toàn Cái 18/18 TCVN 4. Các tiêu chí, vị trí kiểm tra 4.1. Nội dung đánh giá 4.1.1. Công tác chuẩn bị: - Dụng cụ. - Vật liệu. - Kiểm tra và xử lý bề mặt. 4.1.2. Độ đồng đều, phẳng của bề mặt tường cần bả: - Màu sắc và tổng thể bề mặt. 4.1.3. Độ khô của bề mặt bả: - Khô trắng. 4.1.4. ATLĐ &vệ sinh công nghiệp: - An toàn lao động trong quá trình thi công. - Vệ sinh công nghiệp. 16
  17. 4.1.5. Thao tác cơ bản: - Các thao tác cơ bản. 4.1.6. Quy trình thực hiện: - Thực hiện đúng quy trình. 4.2. Hướng dẫn đánh giá 4.2.1. Công tác chuẩn bị: Quan sát, ghi mức độ - Dụng cụ. - Vật liệu. - Kiểm tra và xử lý bề mặt. 4.2.2. Độ đồng đều, phẳng của bề mặt tường cần bả: Quan sát, ghi mức độ - Màu sắc và tổng thể bề mặt. 4.2.3. Độ nhẵn của bề mặt bả: Quan sát, ghi mức độ - Đều, không có vết sước. 4.2.4. ATLĐ &vệ sinh công nghiệp: Quan sát quá trình thực hiện, ghi mức độ: - An toàn lao động trong quá trình thi công. - Vệ sinh công nghiệp. 4.2.5. Thao tác cơ bản: Quan sát quá trình thực hiện, ghi mức độ: - Các thao tác cơ bản. 4.2.6. Quy trình thực hiện: Quan sát quá trình thực hiện, ghi mức độ: - Thực hiện đúng quy trình. 5. Thang điểm các tiêu chí đánh giá Thang điểm 100 Mã tiêu chí Nội dung tiêu chí Điểm quy định Ghi chú A Công tác chuẩn bị 10 B Độ đồng đều của bề mặt bả 20 C Độ nhẵn, bóng 20 D Thao tác cơ bản 20 E ATLĐ &vệ sinh công nghiệp 10 F Quy trình thực hiện 20 Quy ra điểm 100 Tổng điểm đạt được/ số tiêu chí đánh giá Bài thực hành số 2 Đề bài: Sơn một nước lót hai nước màu vàng tranh, cổ trần sơn trắng (cao 20cm) diện tích mặt tường sơn là 3,2 x 5m (hình MĐ 5-1); Trong thời gian 3,5 giờ, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. 17
  18. 3200 Yª u c Çu: - T- ê ng s¬n 1 lí p lã t, 2 lí p m µ u vµ ng tra nh d iÖn tÝ h 3,2x5m c - C æ trÇn s¬n tr¾ng , c a o 20c m 5000 Hình MĐ 5.1: Sơn tường bằng sơn nước 1. Mô tả kỹ thuật bài tập Nghiên cứu yêu cầu hoàn thiện công tác sơn chuẩn bị dụng cụ, mặt tường lăn sơn, tiến hành lăn sơn đúng trình tự. 2. Bố trí luyện tập - Phân công nhóm 6 học sinh thực hiện công việc. - Thời gian thực hiện 3,5 giờ. - Số lần thực hiện 1 lần. - Khối lượng 1 sản phẩm/ 6 học sinh. - Địa điểm luyện tập; xưởng học thực hành nề. 3. Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện bài tập 3.1. Vật liệu Số Ghi TT Vật liệu Đơn vị Đặc tính lượng chú 1 Sơn lót lít 3 Sơn lót 1 lớp 2 Sơn màu lít 4 Sơn màu 2 lớp 3 Nước sạch lít 1 3.2. Dụng cụ Đơn Số lượng Ghi TT Dụng cụ Đặc tính vị /HS chú 1 Con lăn Cái 2/6 Loại dài 2 Thước rút 3 m Cái 1/6 3 Băng dính Cuộn 1/6 Cuộn 3cm 18
  19. 4 Ni vô ống nước m 8m/ 6 Ống ø10 mm màu trắng 5 Chổi sơn Cái 2/6 Loại 7,5 cm 6 Giáo tiệp Bộ 2/6 Loại cao 1,2 ÷ 1,5 m 7 Cán gậy trúc m 4/6 Cây 2 m 8 Xô, thùng Cái 3/6 3.3. Trang thiết bị Đơn Số lượng Ghi TT Thiết bị Đặc tính vị /HS chú 1 Quần áo bảo hộ. Bộ 5/5 TCVN 2 Kính bảo hộ Cái 5/5 TCVN 3 Khẩu trang Cái 5/5 TCVN 4 Dây an toàn Cái 5/5 TCVN 4. Các tiêu chí, vị trí kiểm tra 4.1. Nội dung đánh giá 4.1.1. Công tác chuẩn bị: - Dụng cụ. - Vật liệu. - Kiểm tra và xử lý bề mặt. 4.1.2. Độ đồng đều của bề mặt sơn: - Màu sắc trên tổng thể bề mặt. 4.1.3. Độ nhẵn, bóng : - Bóng, không bị chảy hoặc nhăn. 4.1.4. ATLĐ &vệ sinh công nghiệp: - An toàn lao động trong quá trình thi công. - Vệ sinh công nghiệp. 4.1.5. Thao tác cơ bản: - Các thao tác cơ bản. 4.1.6. Quy trình thực hiện: - Thực hiện đúng quy trình. 4.2. Hướng dẫn đánh giá 4.2.1. Công tác chuẩn bị: Quan sát, ghi mức độ - Dụng cụ. - Vật liệu. - Kiểm tra và xử lý bề mặt. 4.2.2. Độ đồng đều của bề mặt sơn: Quan sát, ghi mức độ - Màu sắc trên tổng thể bề mặt. 19
  20. 4.2.3. Độ nhẵn, bóng : Quan sát, ghi mức độ - Bóng, không bị chảy hoặc nhăn. 4.2.4. ATLĐ &vệ sinh công nghiệp: Quan sát quá trình thực hiện, ghi mức độ: - An toàn lao động trong quá trình thi công. - Vệ sinh công nghiệp. 4.2.5. Thao tác cơ bản: Quan sát quá trình thực hiện, ghi mức độ: - Các thao tác cơ bản. 4.2.6. Quy trình thực hiện: Quan sát quá trình thực hiện, ghi mức độ: - Thực hiện đúng quy trình. 5. Thang điểm các tiêu chí đánh giá Thang điểm 100 Mã tiêu chí Nội dung tiêu chí Điểm quy định Ghi chú A Công tác chuẩn bị 10 B Độ đồng đều của bề mặt sơn 20 C Độ nhẵn, bóng 20 D Thao tác cơ bản 20 E ATLĐ &vệ sinh công nghiệp 10 F Quy trình thực hiện 20 Quy ra điểm 100 Tổng điểm đạt được/ số tiêu chí đánh giá 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2